TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
NGUYỄN CHÍ LINH
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG BỘT GỪNG
VÀ KẾT HỢP BỘT TỎI LÊN KHẢ NĂNG SINH
TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG THÂN THỊT
Ở GÀ THỊT COBB 500
Luận văn tốt nghiệp
Ngành : CHĂN NUÔI – THÚ Y
Cần Thơ, 2013
www.thepigpage.com
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
Luận văn tốt nghiệp
Ngành : CHĂN NUÔI – THÚ Y
Tên đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG BỘT GỪNG
VÀ KẾT HỢP BỘT TỎI LÊN KHẢ NĂNG SINH
TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG THÂN THỊT
Ở GÀ THỊT COBB 500
Giáo viên hướng dẫn:
TS. Nguyễn Thị Kim Khang
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Chí Linh
MSSV: LT11004
LỚP: CNTY – Liên thông K37
Cần Thơ, 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI - THÚ Y
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG BỘT GỪNG
VÀ KẾT HỢP BỘT TỎI LÊN KHẢ NĂNG SINH
TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG THÂN THỊT
Ở GÀ THỊT COBB 500
Cần Thơ, ngày…tháng …năm 2012
Cần Thơ, ngày…tháng …năm 2012
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
DUYỆT CỦA BỘ MÔN
……………………………
………………………………
Cần Thơ, ngày…tháng …năm 2012
DUYỆT CỦA KHOA
……………………………………
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công
trình luận văn nào trước đây.
Tác giả luận văn
Nguyễn Chí Linh
i
LỜI CẢM TẠ
Trải qua thời gian học tập tại trường Đại học Cần Thơ, tôi đã nhận được sự quan
tâm rất nhiều từ nhà trường, gia đình, thầy cô và bạn bè giúp cho tôi có được kiến
thức trong học tập cũng như trong cuộc sống, cùng với sự nỗ lực của bản thân hôm
nay tôi đã hoàn thành luận văn tốt nhiệp, tôi xin chân thành gửi lời cảm tạ đến:
Cha mẹ kính yêu, người đã sinh ra, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho việc học tập, luôn
luôn động viên tinh thần và giúp tôi vượt qua mọi khó khăn để được kết quả như
ngày hôm nay.
Quý Thầy cô Bộ môn Chăn nuôi, quý Thầy cô giảng dạy Trường Đại Học Cần Thơ
đã giúp tôi trang bị hành trang kiến thức trong suốt 4 năm học tại trường.
Cô Nguyễn Thị Kim Khang người đã tận tình hướng dẫn, giải đáp thắc mắc, động
viên và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp.
Cô Nguyễn Thị Thủy - cố vấn học tập lớp Chăn nuôi - Thú y K37A1 đã dạy dỗ,
giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Anh Lê Thanh Phương GĐ công ty Emivest đã tạo điều kiện và hỗ trợ kinh phí để
tôi thực hiện đề tài.
Tất cả các anh chị em công nhân và các cô chú trong trại gà Kim Ngân đã giúp đỡ
tôi trong quá trình thực hiện đề tài ở trại.
Các bạn nhóm liên thông K37 và các bạn lớp Chăn Nuôi K37 đã luôn bên cạnh,
giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày…tháng …năm 2013
Tác giả luận văn
Nguyễn Chí Linh
ii
TÓM LƯỢC
Nhằm xác định ảnh hưởng của việc bổ sung bột gừng và bột gừng kết hợp bột tỏi vào khẩu
phần lên năng suất sinh trưởng và chất lượng thân thịt ở giống gà Cobb 500, thí nghiệm (TN)
được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức (NT) tương ứng với ba khẩu
phần lần lượt như sau NT ĐC gồm khẩu phần cơ sở (KPCS), NT 0,5G gồm KPCS+0,5% bột
gừng và NT 0,5G+0,5T gồm KPCS+0,5% bột gừng+0,5% bột tỏi. Thí nghiệm được lặp lại 3
lần và mỗi lần lặp lại là 50 con gà. Như vậy, tổng số gà thí nghiệm là 450 con gà Cobb 500 ở
15 ngày tuổi. Thí nghiệm được thực hiện trong bốn tuần, bắt đầu từ đầu tuần thứ 3 lúc gà được
15 ngày tuổi.
Kết quả thu nhận được như sau: Khối lượng (KL) của gà giữa các NT khác biệt không có ý
nghĩa thống kê từ tuần 3,4 đến tuần 5 (P>0,05). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các NT
về KL của gà ở tuần 6 và tăng trọng bình quân (TTBQ) (P<0,05), cao nhất là ở NT 0,5G
(2930,4 g và 85,3 g), kế đến là NT 0,5G+0,5T (2896,3 g và 84,3 g) và thấp nhất là NT ĐC
(2805,2 g và 80,8 g). Tiêu tốn thức ăn (TTTA) và hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTA) của gà
giữa các NT khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Kết quả mổ khảo sát trên gà cho thấy có sự khác biệt giữa các NT về KL sau nhổ lông, KL sau
bỏ lòng, KL thân thịt, KL thịt đùi và KL tim (P<0,05), trong đó cao nhất ở NT 0,5G (3080,8g;
2575,5 g; 2945,0 g; 530,0 g và 17,1g), kế đến là NT 0,5G+0,5T (2930,0 g; 2462,5 g; 2750,0 g;
446,8 g và 15,4 g) và thấp nhất ở ĐC (2625,0 g, 2200g, 2437,5 g, 308,4 g và 12,1 g). Ngoài
ra, NT 0,5G+0,5T có KL mỡ bụng cao nhất (77,1 g) và %KL mỡ bụng (2,8%), tiếp theo là NT
ĐC (64,5 g và 2,7%) và thấp nhất là NT 0,5G (59,3 g và 2,0%). Bên cạnh đó, có sự sai khác có
ý nghĩa thống kê (P<0,05) về KL sống, KL sau cắt tiết, KL sau nhổ lông, KL thân thịt, KL ức,
KL đùi, KL thịt đùi, KL tim và và KL mỡ bụng ở con trống (3426,7 g, 3356,7 g, 3253,3 g,
2741,7 g, 3046,7 g, 850 g, 716,7 g, 511,3 g, 18,3 g, 69,8 g) cao hơn so với con mái là (2703,3
g, 2653,3 g, 2083,3 g, 2375,0 g, 650,0 g, 516,7 g, 345,9 g, 11,4 g, 64,1 g) (P<0,05), về %KL
mỡ bụng ở gà mái cao hơn của gà trống, trong đó gà mái (2,7%) và gà trống là (2,3%).
Kết quả TN cho thấy NT 0,5G và NT 0,5G+0,5T có thể áp dụng vào thực tế để giảm chi phí
thức ăn. Qua đó, dựa vào hiệu quả kinh tế ở NT 0,5G cho hiệu quả cao nhất nên áp dụng vào
thực tế sản xuất.
iii
MỤC LỤC
CAM ĐOAN ................................................................................................ i
CẢM TẠ ..................................................................................................... ii
TÓM LƯỢC .............................................................................................. iii
MỤC LỤC ................................................................................................. iv
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. vi
DANH SÁCH BẢNG ................................................................................ vii
DANH SÁCH HÌNH .................................................................................. ix
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................. 1
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN .......................................................................... 2
2.1 Giới thiệu giống gà thịt Cobb 500 .................................................................... 2
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất của gà.............................. 4
2.2.1 Chuồng trại .................................................................................................. 4
2.2.2 Nhiệt độ ....................................................................................................... 5
2.2.3 Ẩm độ .......................................................................................................... 7
2.2.4 Sự thông thoáng ............................................................................................ 7
2.2.5 Ánh sáng...................................................................................................... 7
2.2.6 Mật độ nuôi ................................................................................................. 8
2.3 Nhu cầu dinh dưỡng của gà thịt ....................................................................... 8
2.3.1 Nhu cầu và vai trò của protein10.................................................................. 9
2.3.2 Nhu cầu và vai trò năng lượng .................................................................... 11
2.3.3 Nhu cầu và vai trò của chất béo ................................................................. 13
2.3.4 Nhu cầu và vai trò của chất khoáng............................................................ 14
2.3.5 Nhu cầu và vai trò của vitamin.................................................................... 15
2.3.6 Nhu cầu nước uống .................................................................................... 19
2.4 Vai trò của gừng đối với động ....................................................................... 20
2.4.1 Sơ lược về cây gừng và những nghiên cứu .................................................. 20
2.4.2 Thành phần hóa học của cây gừng .............................................................. 22
2.4.3 Một số ứng dụng của gừng trong chăn nuôi ................................................ 25
2.5 Vai trò của tỏi đối với động vật...................................................................... 26
2.5.1 Sơ lược về cây tỏi và những nghiên cứu...................................................... 27
2.5.2 Thành phần hóa học của tỏi ........................................................................ 26
2.5.3 Ứng dụng của tỏi trong chăn nuôi ............................................................... 29
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ............. 31
3.1 Phương tiện thí nghiệm ................................................................................. 31
3.1.1 Địa điểm và thời gian thí nghiêm ................................................................ 31
3.1.2 Đối tượng thí nghiệm .................................................................................. 31
3.1.3 Chuồng trại thí nghiệm ............................................................................... 31
3.1.4 Dụng cụ thí nghiệm ................................................................................... 32
3.2 Phương pháp thí nghiệm ............................................................................... 32
3.2.1 Bố trí thí nghiệm ........................................................................................ 32
3.2.2 Chăm sóc nuôi dưỡng ................................................................................. 33
3.2.2.1 Vệ sinh chuồng trại ........................................................................... 33
3.2.2.2 Thức ăn thí nghiệm .......................................................................... 33
3.2.2.3 Nước uống ....................................................................................... 34
iv
3.2.2.4 Chế độ chiếu sáng ........................................................................... 34
3.2.2.5 Quy trình phòng bệnh...................................................................... 34
3.2.3 Ghi nhận số liệu và các chỉ tiêu theo dõi .................................................... 35
3.2.3.1 Điều kiện tiểu khí hậu của chuồng nuôi.................................................. 35
3.2.3.2 Tỷ lệ hao hụt và tỷ lệ loại thải ......................................................... 36
3.2.3.3 Khối lượng và tăng trọng ................................................................. 36
3.2.3.4 Tiêu tốn thức ăn (TTTA) ................................................................... 37
3.2.3.5 Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTA).............................................. 37
3.2.3.6 Các chỉ tiêu đánh giá thân thịt ........................................................... 37
3.2.4 Xử lý số liệu .............................................................................................. 37
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ-THẢO LUẬN ............................................................ 38
4.1 Nhiệt độ và ẩm độ của chuồng nuôi ............................................................... 38
4.2 Ghi nhận về tình hình sức khỏe của gà........................................................... 39
4.3 Tỷ lệ hao hụt và tỷ lệ loại thải ....................................................................... 40
4.4 Ảnh hưởng của việc bổ sung bột gừng và bột tỏi lên khối lượng của gà ......... 42
4.5 Ảnh hưởng của việc bổ sung bột gừng và bột tỏi lên tăng trọng của gà .......... 43
4.6 Ảnh hưởng của việc bổ sung bột gừng và bột tỏi lên tiêu tốn thức ăn của
gà
44
4.7 Ảnh hưởng của việc bổ sung bột gừng và bột tỏi lên hệ số chuyển hóa thức ăn
của gà .................................................................................................................. 46
4.8 Ảnh hưởng của việc bổ sung bột gừng và bột tỏi đến chất lượng thân thịt của gà
............................................................................................................................ 47
4.9 Ảnh hưởng của giới tính đến chất lượng thân thịt của gà ............................... 49
4.10 Hiệu quả kinh tế........................................................................................... 50
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................... 52
5.1 Kết luận ......................................................................................................... 52
5.2 Đề nghị .......................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 53
PHỤ CHƯƠNG ................................................................................................. 58
v
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ
Ý nghĩa
CF
Crude fiber
Xơ thô
CP
Crude protein
Đạm thô
DM
Dry matter
Vật chất khô
ĐC
Đối chứng
EE
Ether extract
Béo thô
FCR
Feed conversion ratio
Hệ số chuyển hóa thức ăn
KL
Khối lượng
KLBĐ
Khối lượng ban đầu
ME
Metabolizable energy
NT
Nghiệm thức
TN
Thí nghiệm
TTTA
Tiêu tốn thức ăn
TTTĐ
Tăng trọng tuyệt đối
TTBQ
Tăng trọng bình quân
Năng lượng trao đổi
vi
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Chỉ tiêu sản xuất của gà trống Coob 500 ............................................... 3
Bảng 2.2: Chỉ tiêu sản xuất của gà mái Coob 500 ................................................. 3
Bảng 2.3: Nhiệt độ tương quan giữa môi trường và thân nhiệt của gà ................... 6
Bảng 2.4: Chương trình chiếu ............................................................................... 8
Bảng 2.5: Nhu cầu dinh dưỡng trong khẩu phần thức ăn của gà thịt...................... 13
Bảng 2.6 : Nhu cầu các chất khoáng, mg/kg thức ăn ............................................. 14
Bảng 2.7 : Các chất khoáng thiết yếu và nồng độ trong cơ thể gia súc .................. 15
Bảng 2.8: Nhu cầu các vitamin/kg thức ăn ............................................................ 16
Bảng 2.9 : Nhu cầu nước uống của gà thịt với số lượng 1000 con ......................... 19
Bảng 2.10: Thành phần hóa học của tinh dầu gừng ............................................... 23
Bảng 2.11: Thành phần dinh dưỡng của 100 (g) gừng khô .................................... 24
Bảng 2.12: Hoạt tính kháng vi sinh vật của tinh dầu gừng .................................... 25
Bảng 2.13: Thành phần hóa học của tỏi ................................................................ 28
Bảng 2.14: Thành phần hóa học của bột tỏi .......................................................... 29
Bảng 3.1: Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn theo từng giai đoạn ......... 34
Bảng 3.2: Quy trình tiêm phòng trên gà ................................................................ 35
Bảng 4.1: Nhiệt độ và ẩm độ của chuồng nuôi ...................................................... 38
Bảng 4.2: Tỷ lệ nhiễm bệnh grumboro và bệnh hô hấp trên gà thí nghiệm ............ 40
Bảng 4.3: Tỷ lệ hao hụt và tỷ lệ loại thải (%) ........................................................ 41
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của gừng và tỏi lên khối lượng của gà qua các tuần tuổi
(g/con) .................................................................................................................. 42
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của gừng và tỏi lên lên tăng trọng tuyệt đối của gà
(g/con/ngày) ......................................................................................................... 44
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của gừng và tỏi lên lên tiêu tốn thức ăn của gà (g/con/ngày)
............................................................................................................................. 45
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của gừng và tỏi lên HSCHTA của gà (kg thức ăn/kg tăng
trọng) ................................................................................................................... 46
vii
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của việc bổ sung bột gừng và tỏi đến chất lượng thịt của gà
............................................................................................................................. 47
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của giới tính đến chất lượng thịt qua các chỉ tiêu mổ khảo sát
............................................................................................................................. 49
Bảng 4.10: Lợi nhuận kinh tế................................................................................ 51
viii
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 1.1 Gà Cobb 500 .......................................................................................... 2
Hình 3.1 Gà thí nghiệm ........................................................................................ 31
Hình 3.2 (a) Cổng phía trước và (b) hệ thống làm mát của chuồng nuôi gà thí
nghiệm ................................................................................................................. 32
ix
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong chăn nuôi gà thịt công nghiệp việc sử dụng các chất bổ sung hóa học hoặc
các chất kích thích tăng trưởng, hầu hết là các kháng sinh, vào khẩu phần được sử
dụng rất nhiều nhằm cải thiện năng suất của chúng, ngăn ngừa bệnh và cải thiện
hiệu quả sử dụng thức ăn. Ngày nay việc sử dụng các chất này có xu hướng giảm
dần do chúng có tác động xấu đến sức khỏe của người tiêu dùng bởi sự tồn dư của
chúng hầu hết ở trong sản phẩm thịt. Chính vì vậy, nghiên cứu về tiềm năng của các
chất bổ sung tự nhiên để thay thế các chất hóa học có ý nghĩa rất quan trọng
(Herawati and Marjuki, 2011).
Một trong những chất bổ sung tự nhiên là gừng và tỏi. Gừng (Zingiber officiale
roscoe) được xem như một chất dinh dưỡng do sự hiện diện rất lớn của các hợp chất
tích cực. Theo cẩm nang sử dụng thảo dược (2011) cho rằng gừng chứa các loại dầu
dễ bay hơi như borneol, camphene, citral, eucalyptol, linalool, phenlandrene,
zingberine, zingiberol (gingerol, zingirone và shogaol) và nhựa. Các đặc tính chữa
bệnh của gừng là do các chất hóa học gây ra tác dụng lên vị giác, đáng chú ý là
thành phần gingerol và shogaol của gừng, ngoài ra gừng còn xúc tiến quá trình tiêu
hóa và làm tăng sự tiêu hóa bởi sự hiện diện của zingibaine là enzyme tiêu hóa
protein ở gừng. Hoạt tính kháng khuẩn và kháng viêm và làm giảm hàm lượng
cholesterol ở máu của người cũng được ghi nhận, thân rễ gừng cũng được sử dụng
như một gia vị (Larsen et al. 1999).
Tỏi (Allium sativum L.) cũng có các ảnh hưởng tích cực đến người và vật nuôi, với
các kết quả tốt về đặc tính kháng khuẩn, kháng oxy hóa và chứng tăng huyết áp
(Prasad và Saharma, 1981; Konjufca et al., 1997; Sivam 2001). Các ảnh hưởng tích
cực này có thể là do các thành phần có hoạt tính sinh học của tỏi trong đó quan
trọng nhất là các hợp chất sulphuric, allin, diallylsulphide, allylsulphide và allicin
(Kumar and Berwal, 1998). Ngoài ra, tỏi còn có tác dụng chữa bệnh đối với bệnh
rối loạn đường ruột, sự phồng lên ở ruột, điều trị giun sán và các bệnh nhiễm về hô
hấp (Amagase et al., 2001) và cholesterol ở gà.
Cho đến nay có rất ít nghiên cứu về việc bổ sung gừng và tỏi vào khẩu phần của gà
thịt với các mức hợp lí để có hiệu quả kinh tế tối ưu.
Chính vì vậy, đề tài “Ảnh hưởng của việc bổ sung bột gừng và kết hợp với bột tỏi
lên khả năng sinh trưởng và chất lượng thân thịt ở gà thịt Cobb 500” được thực
hiện.
Mục tiêu của đề tài nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung bột gừng và bột tỏi
như chất bổ sung lên năng suất sinh trưởng và chất lượng thân thịt của gà thịt.
1
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 GIỚI THIỆU GIỐNG GÀ THỊT COBB 500
Giống gà Cobb 500 được nhập vào Việt Nam năm 1997 có nguồn gốc từ Mỹ, được
công ty Emivest nhập gà bố, mẹ về để lai tạo để sản xuất gà con. Gà con sản xuất ra
để cung cấp cho các trang trại nuôi gia công cho công ty và một số bán ra thị
trường.
Đây là giống gà thịt cao sản, về ngoại hình lông có màu trắng bóng, thân hình bầu,
dẹp (hình 1.1), có các ưu điểm tăng trọng nhanh, hệ số chuyển hóa thức ăn thấp,sức
đề kháng và việc thích nghi tốt, dễ nuôi, mau lớn. Con trống nuôi 42 ngày tuổi nặng
2,8-2,9 kg/con, gà mái nặng 2,4-2,5 kg/con. Bảng 2.1 và Bảng 2.2 thể hiện chỉ tiêu
về năng suất sản xuất của gà Cobb 500.
Hình 1.1 Gà Cobb 500
(Nguồn:thepoultrysite.com/focus/cob/59/cob-500)
2
Bảng 2.1: Chỉ tiêu sản xuất của gà trống Cobb 500
Tuần tuổi
Ngày tuổi
Khối lượng bình
quân (g)
HSCHTA
1
7
170
0,836
2
14
449
1,047
3
21
885
1,243
4
28
1.478
1,417
5
35
2.155
1,596
6
42
2.839
1,700
7
49
3.486
1,847
(Nguồn: Trần Văn Đạt, 2009)
Bảng 2.2: Chỉ tiêu sản xuất của gà mái Cobb 500
Tuần tuổi
Ngày tuổi
Khối lượng bình
quân (g)
HSCHTA
1
7
158
0,876
2
14
411
1,071
3
21
801
1,280
4
28
1.316
1,475
5
35
1.879
1,653
6
42
2.412
1,820
7
49
2.867
1.988
(Nguồn: Trần Văn Đạt, 2009)
3
2.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
CỦA GÀ
2.2.1 Chuồng trại
Nhìn chung nước ta nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nhưng do sự chênh lệch về
vĩ độ và có những đặc điểm khác nhau về địa lý nên từng vùng có những đặc trưng
riêng. Hơn nữa do đặc điểm của nền kinh tế chưa phát triển tới mức có thể hạn chế
được những điều kiện khắc nghiệt của khí hậu nên ở nhiều vùng, nhất là các vùng ở
miền núi ngành chăn nuôi chỉ là một ngành rất phụ. Ở nước ta hầu hết các giống gia
cầm đều được tạo ra từ lâu từ những vùng có khí hậu tương đối ổn định như vùng
đồng bằng hoặc ở vùng thấp ở trung du (Đào Đức Long, 2004).
Môi trường sống ảnh hưởng đến sự sinh tồn và phát triển của vật nuôi. Trong điều
kiện hoang dã động vật tự thích nghi với môi trường xung quanh để tồn tại, những
cá thể không thích nghi không chịu đựng được sẽ không tồn tại và tử số khá cao.
Theo Lê Viết Ly (1995) độ ẩm trong chuồng có khoảng 75% được sản sinh từ cơ
thể gia súc, 20-25% từ mặt đất (thức ăn, nước uống, chất độn chuồng, tường ẩm bốc
ra…), 10-15% do không khí ở bên ngoài chuồng đưa vào. Đồng thời độ ẩm tương
đối 55-85%, mức độ ảnh hưởng đến chưa rõ rệt nhưng khi độ ẩm lớn hơn 90% sẽ
gây ảnh hưởng rất lớn. bất kỳ nhiệt độ không khí cao hay thấp, chuồng trại ẩm ướt
đều không tốt. khi nhiệt độ thấp, độ ẩm cao làm tăng sự tỏa nhiệt, gia súc bị lanh.
Khi nhiệt cao, ẩm độ cao sẽ gây trở ngại sự tỏa nhiệt, nhiệt lượng thừa ở lại trong cơ
thể gây rối loạn chức năng sinh lý cơ thể.
Sự biến đổi của độ ẩm và nhiệt độ không khí chuồng nuôi tương đối thích ứng với
nhau. Ban đêm ẩm độ tuyệt đối tăng, buổi sáng và ban ngày giảm. Càng gần mái
chuồng, độ ẩm tuyệt đói càng lớn hơi nước tích tụ ở trên cao, nơi có nhiệt độ cao.
Mặt khác lại thêm hơi thở của gia súc cũng góp phần đẩy không khí nóng lên cao.
Do vậy, dễ xuất hiện các giọt nước động ở mái chuồng gây mất vệ sinh, ảnh hưởng
đến sức khỏe gia súc.
Độ ẩm không khí cao kết hợp nhiệt độ cao là điều kiện thuận lợi cho các nấm mốc
độc sinh trưởng, phát triển trên thực phẩm, nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi, sản sinh
độc tốt gây ngộ độc cho gia súc, gia cầm khi sử dụng. Ngoài ra, độ ẩm không khí
cao còn ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển của các của các vi sinh vật gây
bệnh. Nói chung, chuồng nuôi gia súc ẩm thấp là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh
phát sinh.
Trong chăn nuôi hiện đại, vật nuôi bị giam giữ hoàn toàn nên kỹ thuật chuồng trại
đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng năng suất vật nuôi. Chính chuồng trại
4
quyết định điều kiện vi khí hậu và vệ sinh môi trường xung quanh vật nuôi. Một
chuồng nuôi thỏa mãn tiêu chuẩn sẽ tạo điều kiện tốt cho vật nuôi và cho năng suất
tối đa. Ngược lại, sự hạn chế về kỹ thuật của chuồng nuôi sẽ tạo điều kiện vệ sinh,
vi khí hậu không phù hợp và từ đó làm giảm năng suất vật nuôi.
Ngoài vật nuôi, người chăn nuôi cũng làm việc trong môi trường chăn nuôi và
chuồng nuôi chính là phương tiện quyết định điều kiện làm việc của người lao
động. Do đó, ngoài việc thỏa mãn điều kiện sống của vật nuôi, chuồng nuôi còn
thỏa mãn các điều kiện làm việc và quyết định năng suất lao động của con người.
Các thiết kế khác nhau của chuồng nuôi sẽ quyết định năng suất lao động của người
chăn nuôi (Võ Văn Sơn, 2002).
2.2.2 Nhiệt độ
Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sống của cơ thể sinh vật, sự
thay đổi ít, diễn biến từ từ thường không gây tác hại mà có khi có tác dụng như một
kích thích có lợi. Trường hợp nhiệt độ biến đổi đột ngột, biên đạo dao động lớn,
vượt xa giới hạn bình thường sẽ gây tác hại trực tiếp và gián tiếp đến gà (Võ Bá
Thọ, 1996).
Gà phải được đi lại tự do ở nhiệt độ 280C trong chuồng và 32-350C trong giai đoạn
úm (Nguyễn Duy Hoan et al., 1999). Gà con chưa mọc lông rất nhạy cảm với biến
động của nhiệt độ, vì chúng chưa điều tiết được thân nhiệt, thân nhiệt sẽ bị hạ rất
nhanh. Khỏang giữa 22 và 28 ngày điều chỉnh nhiệt độ theo tốc độ mọc lông. Đo
nhiệt độ ở ngang tầm lưng gà, ẩm độ trong chuồng phải đảm bảo 65-70%.
Gà thích nghi rất tốt môi trường lạnh, gà trưởng thành có thể sống trong nhiệt độ
thấp đến mức -14 0C trong vòng 1 giờ, lông được dựng thẳng lên để bảo vệ duy trì
nhiệt hoặc rùng mình để phản ứng với cái lạnh làm tăng tốc độ trao đổi của cơ thể
để sinh thêm nhiệt (Bùi Xuân Mến, 2008).
Theo Vũ Đình Vượng et al. (2007) động vật có thể tỏa nhiệt trên khắp bề mặt của
cơ thể ra ngoài môi trường tự nhiên. Nếu có thêm gió đối lưu hoặc khi gia súc chạy,
vận động, sự tỏa nhiệt sẽ tăng lên. Ngoài ra, thông qua quá trình hô hấp, ăn uống,
tiêu hóa, bài tiết, hoạt động giao phối, tiết sữa… cơ thể gia súc cũng bị tiêu hao
nhiệt lượng đáng kể.
Theo Đỗ Ngọc Hòe et al. (2005) nhiệt độ không khí nhất định, cơ thể sản sinh nhiệt
lượng nhỏ nhất (trao đổi vật chất thấp nhất), tỏa nhiệt ít nhất (tiêu hao nhiệt lượng ít
nhất) nhưng vẫn giữ được sự thăng bằng nhiệt (S = 0). Phạm vi nhiệt độ không khí
như vậy gọi là khu nhiệt điều hòa. Trong khu nhiệt điều hòa , động vật cảm thấy dễ
5
chịu, khỏe mạnh, sự sinh trưởng, phát triển, nhịp điệu sống và khả năng sản xuất
đều đạt ở mức cao nhất.
Theo Bùi Hữu Đoàn (2009) tiểu khí hậu trong chuồng nuôi có liên quan mật thiết
với sức sản xuất của gia cầm. Trong điều kiện nóng ẩm, sức sản xuất của gà bị ảnh
hưởng nghiêm trọng. Gia cầm không có tuyến mồ hôi, lại có bộ lông vũ bao phủ
nên độ pH và áp suất thẩm thấu khi không thể hạ nhiệt bằng cách xòe cánh, uống
nhiều nước, vùi mình trong lớp chất độn chuồng ẩm, mát và dồn mạch máu từ cơ
quan nội tạng ra mạch máu ngoại vi thì cách tỏa nhiệt hiệu quả nhất là bốc hơi nước
qua đường hô hấp.
Gia cầm há mỏ ra để thở làm tăng tần số hô hấp, thải một lượng lớn khí CO2, làm
giảm lượng H2CO3 làm kiềm hóa máu, thay đổi độ pH và áp suất thẩm thấu. Những
biến đổi sẽ làm gia cầm không thể thực hiện các chức năng sinh lý một cách bình
thường. Điều kiện nóng ẩm sẽ làm gia cầm giảm lượng thức ăn thu nhận hằng ngày,
giảm hiệu quả sử dụng thức ăn, giảm tốc độ sinh trưởng và chất lượng thịt, giảm
sức đề kháng, giảm khả năng đáp ứng miễn dịch. Tăng hiện tượng cắn mổ nhau,
tăng nhu cầu về diện tích chuồng nuôi, nhu cầu về không khí sạch và chi phí làm
mát. Tất cả những vấn đề trên sẽ làm giảm sức sản xuất và chăn hiệu quả chăn nuôi.
Nói chung, động vật có thể sống trong nhiệt độ thích hợp nhất ở gia súc trưởng
thành chỉ trong khoảng từ 21-260C. Trong nhiệt độ cực đoan động vật phải tăng
cường hoạt động sinh lý và hành vi bảo vệ để sinh tồn. Vượt ra ngoài phạm vi của
giới hạn nóng lớn 600C và lạnh âm 600C, động vật sẽ bị tiêu diệt (Lê Viết Ly,
1995).
Bảng 2.3: Nhiệt độ tương quan giữa môi trường và thân nhiệt của gà
Nhiệt độ môi trường (oC)
Thân nhiệt gà (oC)
29
39-39,5
26
31-32
12
20
10
15 (chết)
(Nguồn: Võ Văn Sơn, 2002)
6
2.2.3 Ẩm độ
Theo Võ Văn Sơn (2002) ẩm độ cao làm tăng khả năng truyền nhiệt của không khí.
Khi kết hợp với nhiệt độ môi trường cao vật nuôi sẽ bị nóng, khó giải nhiệt do nóng
trong hơi thở ít và lượng mồ hôi bốc hơi ít. Đồng thời, nhiệt độ và ẩm độ không khí
cao sẽ là điều kiện tốt cho vi sinh vật phát triển. Khi kết hợp với môi trường nhiệt
độ thấp, vật nuôi bị lạnh và làm tăng sự mất nhiệt của cơ thể.
Khi ẩm độ môi trường thấp sẽ làm tăng nhanh sự mất hơi nước trong hơi thở và trên
da làm niêm mạc khô, nức nẻ và gia súc dễ nhiễm bệnh đặc biệt là bệnh đường hô
hấp. Ẩm độ tối hảo cho các loài là 60-80%, trung bình là 70%, dưới 60% là thấp,
dưới 50% gây bệnh đường hô hấp. Trên 80% là cao, trên 90% gây khó khăn trong
việc giải nhiệt và dễ bị nóng.
2.2.4 Sự thông thoáng
Theo Bùi Hữu Đoàn et al (2009) thì sự thông thoáng chuồng nuôi là yêu cầu đối với
tất cả các loại gà. Đối với gà thịt, nhu cầu về thông thoáng của chuồng nuôi cao hơn
vì gà thịt thương phẩm có tốc độ sinh trưởng nhanh, điều đó có nghĩa là cường độ
trao đổi chất của gà thịt rất mạnh. Nhu cầu về oxy là rất cao, hay nói cách khác là
yêu cầu về lượng không khí rất lớn. Cần đảm bảo nhu cầu thông thoáng cho gà thịt
mới có thể đạt năng suất cao. Trong điều kiện nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp, nhu
cầu về lượng không khí mới của gà thịt từ 4-5 m3/kg khối lượng cơ thể/giờ. Tốc độ
gió trong chuồng nuôi ở 2 tuần tuổi đầu là 0,2-0,3 m/s. Các tuần sau tăng dần 0,30,6 m/s.
2.2.5 Ánh sáng
Theo Võ Văn Sơn (2002) tác dụng của ánh sáng bức xạ lên sự hình thành vitamin
D: tia UV biến ergosterol thành vitamin D2 và 7-dehydrocholesterol thành D3. Tia
UV với độ dài sóng cao kìm hãm hoạt động của enzyme, gây mất nước và làm vi
khuẩn chết. Ánh sáng kích thích trao đổi chất, làm tăng vận động và kích thích tính
thèm ăn. Ngoài ra ánh sáng tác dụng đến võng mạc mắt kích thích thần kinh truyền
về vùng dưới đồi thị giác, lên võ não rồi đến cơ quan. Ảnh hưởng gián tiếp đến
tuyến giáp trạng, tuyến sinh dục từ đó ảnh hưởng đến sinh sản và sinh trưởng.
Nuôi gà thịt nên sử dụng ánh sáng nhẹ, trời nắng sáng cần che bớt để tránh gà hoạt
động nhiều, tăng trọng kém. Chế độ ánh sáng: tuần đầu 24 giờ/ngày đêm, tuần thứ
2: 23 giờ/ngày đêm, tuần 3 trở đi: 22 giờ/ngày đêm. Công suất chiếu sáng: 1-3 tuần
tuổi: 3,5-4 W/m2, sau 5 tuần tuổi: 0,2-0,5 W/m2 (Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận,
1999).
7
Cường độ chiếu sáng trong 2 tuần đầu cao (4 W/m2) mới đủ sáng cho gà con nhìn rõ
thức ăn và nước uống vì trong 2 tuần đầu mắt gà con còn yếu, sau đó giảm dần theo
độ tăng của tuổi. Gà sau 5 tuần tuổi chỉ thấp đèn công suất nhỏ hoặc có nút điều
chỉnh cường độ điện, đảm bảo chỉ 0,2-0,5 m2 là đủ. Sáng quá gà thịt sẽ bị stress ánh
sáng, chạy nhảy nhiều làm giảm tăng trọng (Hội chăn nuôi Việt Nam, 2002).
Chương trình chiếu sáng để khuyến khích tiêu thụ thức ăn và tăng trưởng do hướng
dẫn của công ty Emivest được thể hiện qua bảng 2.4.
Bảng 2.4: Chương trình chiếu
Nuôi chuồng kín
Tuổi
(ngày)
Nuôi chuồng hở
Thời gian chiếu
sáng (giờ)
Cường độ ánh
sáng (lux)
Thời gian chiếu
sáng (giờ)
Cường độ ánh
sáng (lux)
1-3
23
20 – 24
23
40
4-7
22
15 – 30
22
40
8 -14
20
10 – 20
20
40
15-21
18
5 – 10
19
40
22-28
16
5 – 10
18
40
29-35
14
5 – 10
17
40
(Nguồn: công ty TNHH Emivest Việt Nam, 2010)
2.2.6 Mật độ nuôi
Đối với gà thịt, mật độ nuôi có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng. Mật độ
này phụ thuộc vào độ tuổi của lứa gà và phương thức chăn nuôi. Từ giai đoạn 1-5
tuần tuổi: 10-15 con/m2, sáu tuần tuổi đến kết thúc: 6-10 con/m2 (Bùi Hữu Đoàn et
al., 2009).
2.3 NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA GÀ THỊT
Các chất dinh dưỡng chủ yếu đối với động vật: năng lượng, protein, khoáng và
vitamin.
Đối với gà, tốc độ tăng trưởng nhanh ở tuần đầu. Vì vậy trong giai đoạn này cần
phải chú ý đến thành phần của khẩu phần và chất lượng của từng thành phần trong
khẩu phần thức ăn (Nguyễn Chí Bảo, 1978).
8
Ở giai đoạn đầu phải đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng protein cần thiết để gà phát
triển. Giai đoạn sau thì nhu cầu năng lượng cao hơn. Chúng ta cần chú ý thay đổi
khẩu phần hợp lý để vừa đảm bảo cho gà phát triển bình thường vừa tiết kiệm chi
phí trong chăn nuôi.
2.3.1 Nhu cầu và vai trò của protein
Theo Dương Thành liêm (2003), protein tham gia cấu trúc tế bào, đơn vị quan trọng
của sự sống. ở gia cầm tế bào lông vũ chủ yếu do protein tạo nên,vì vậy nếu trong
thức ăn thiếu ptotein gia cầm sẽ mọc lông chậm. Cấu tạo các xúc tác sinh học, chất
điều khiển sinh học như: enzyme, hormone, tế bào thần kinh để điều khiển mọi hoạt
động sống trong cơ thể. Cấu tạo nên hệ thống đệm giữ pH ổn định, hệ thống vận
chuyển, dịch gian bào. Cấu tạo nên chất kháng thể đặc hiệu và không đặc hiệu. Chất
kháng thể trong máu chủ yếu là các γ- globulin. Một khẩu phần nếu thiếu protein sẽ
làm cho cơ thể gia cầm chống đỡ bệnh tật kém, đáp ứng miễn dịch sau khi chủng
ngừa yếu.
Protein tham gia cấu tạo tế bào là thành phần quan trọng của sự sống, chiếm đến 1/5
khối lượng cơ thể của gia cầm và 1/7 khối lượng trứng. Protein tham gia cấu tạo tế
bào và những hoạt động của cơ thể như thần kinh, tuần hoàn hô hấp, tiết sữa sinh
sản và tạo kháng thể chống lại bệnh (Trịnh Quang Khuê và Nguyễn Văn Vinh,
2003).
Theo Bùi Đức Lũng (2003) nhu cầu protein đối với gà là: từ 0-28 ngày tuổi là 2122% CP, từ 28-70 ngày tuổi là 17-18% CP, từ 70 này đến xuất bán: 16-17% CP.
Tỷ lệ Protein thô trong khẩu phần thức ăn gà con 0-3 tuần tuổi là 21-22 % CP, gà
từ 4-7 tuần tuổi là 19% CP, từ 8 tuần tuổi đến giết thịt là 17% CP (Trịnh Công
Xuân, 2002). Còn Lã Thị Thu Minh (2000) cho rằng nhu cầu protein thô trong khẩu
phần gà con là 18-20% CP, gà lớn 16-17% CP.
Protein được tạo thành từ acid amin. Acid amin gồm 2 nhóm là acid amin không
thay thế và acid amin thay thế.
Theo Lê Hồng Mận (2002) thì nhóm acid amin không thay thế hay là thiết yếu:
nhóm acid amin này cơ thể không tự tổng hợp được mà phải cung cấp từ nguồn
thức ăn, gồm 10 loại acid amin thiết yếu là: lysin, methionin, tryptophan, threonin,
phenylanin, histidin, leusin, isoleusin, arginin, valin.
Lysin: đây là acid amin quan trọng nhất. Nó làm tăng sinh trưởng, tăng đẻ trứng,
cần cho tổng hợp nucleoproteid, hồng cầu, trao đổi azot, tạo sắc tố melanin của
lông, gia. Thiếu lysin gà chậm lớn, giảm năng xuất thịt, trứng, hồng cầu, giảm tốc
độ chuyển hoá Ca và P, gây còi xương, rối loạn sinh dục, cơ thoái hoá.
9
Methionin: rất quan trọng, có chứa lưu huỳnh, ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ
thể, chức năng gan và tuỵ, điều hoà trao đổi chất béo, chống mỡ hoá gan, cần thiết
cho sự sản sinh tế bào, tham gia quá trình đồng hoá và dị hoá trong cơ thể.
Thiếu methionin làm mất tính thèm ăn của gà, cơ thoái hoá, thiếu máu, gan nhiễm
mỡ, giảm sự phân huỷ chất độc thải ra, hạn chế tổng hợp hemoglobin.
Tryptophan: cần cho sự phát triển của gia cầm non, duy trì sức sống cho gia cầm
lớn, điều hoà các chức năng các tuyến nội tiết, tham gia tổng hợp hemoglobin của
hồng cầu, cần cho sự phát triển của tế bào tinh trùng, của phôi…
Thiếu tryptophan sẽ giảm tỉ lệ ấp nở, phá huỷ tuyến nội tiết, giảm khối lượng cơ
thể…
Arginin: cần cho sự phát triển của gia cầm non, tạo sụn, xương, lông. Thiếu arginin
thì tỷ lệ chết phôi cao, giảm sức phát triển của gà.
Histidin: cần cho sự tổng hợp acidnucleotid và hemoglobin, điều chỉnh quá trình
trao đổi chất, nhất là sự phát triển của gia cầm non. Thiếu histidin làm thiếu máu,
giảm tính thèm ăn, chậm lớn.
Isoleucin: cần cho sử dụng và trao đổi các acid amin trong thức ăn. Thiếu isoleucin
giảm tính ngon miệng, cản trở sự phân huỷ của vật chất chứa azot thừa trong thức
ăn thải qua nước tiểu, giảm tăng trọng. Trong thức ăn thường có đủ isoleucin.
Leucin: tham gia tổng hợp protid của plasma, duy trì hoạt động của tuyến nội tiết.
Thiếu leucin sẽ phá huỷ sự cân bằng azot, giảm tính thèm ăn, chậm lớn.
Phenylalanin: duy trì hoạt động bình thường của tuyến giáp và tuyến thượng thận,
tham gia tạo sắc tố và tốc độ thành thục của tinh trùng, sự phát triển của phôi trứng.
Valin: cần cho sự hoạt động của hệ thần kinh, tham gia tạo glycogen từ glucose.
Thức ăn gia cầm thường đủ valin.
Threonin: cần cho việc trao đổi chất và sử dụng đầy đủ các acid amin trong thức
ăn, kích thích sự phát triển của gà non. Thiếu threonin gây sự thải azot (từ nguồn
thức ăn nhận được) theo nước tiểu làm giảm khối lượng sống. Thức ăn nguồn gốc
động vật có đủ threonin cho gia cầm.
Nhóm acid amin thay thế hay là acid amin không thiết yếu: cơ thể gia cầm có thể
thay thế được 13 acid amin từ sản phẩm trung gian trong quá trình tổng hợp acid
amin, acid béo và từ hợp chất chứa amino… đó là các acid amin thay thế gồm:
alanin, aspaginin, aspartic, cystein, acidglutamid, glycin, hydroprolin, prolin, serin
và hydroxylisin.
10
Chúng ta không chỉ cung cấp cho gà đủ lượng protein thô và còn phải đủ và cân đối
các acid amin thiết yếu. Việc cân đối các acid amin trong khẩu phần đối với gà
không chỉ làm cho cơ thể gà phát triển tăng trọng tốt mà còn nâng cao sự sử dụng
thức ăn. Đã có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh rằng không chỉ thiếu hụt
mà cả dư thừa các acid amin cũng có hại, rõ nhất là đối với gà con. Định mức
protein thô và các acid amin đối với gà tuỳ thuộc vào dòng, giống, tính năng sản
xuất, giai đoạn phát triển và sinh sản của gà. Định mức đó cũng tuỳ thuộc vào nhiều
yếu tố khác như mức năng lượng, khẩu phần, nhiệt độ môi trường nuôi, sự liên quan
chặt chẽ của sự trao đổi các acid amin với sự trao đổi năng lượng, lipid, chất khoáng
và vitamin (Võ Bá Thọ, 1996)
Vấn đề cơ bản trong khi cung cấp protein cho gà là phải đảm bảo tính chất đầy đủ
và cân đối về acid amin thiết yếu. Một khẩu phần không cân đối về acid amin sẽ
làm tiêu tốn nhiều protein tổng số. Trong khi đó khẩu phần cân đối về acid amin sẽ
tiết kiệm được protein mà vẫn đảm bảo cơ thể phát triển bình thường.
Ngày nay việc cân đối các acid amin có sẵn trong các loại nguyên liệu thức ăn cung
cấp protein, ngưới ta đã dùng các loại acid amin tổng hợp kết tinh để bổ sung vào
thức ăn cho gà nói riêng và gia súc gia cầm nói chung.
Mối tương quan giữa năng lượng và protein là 2 yếu tố hàng đầu duy trì hoạt động
sống và cấu thành phát triển của mô cơ.
Số lượng thức ăn hàng ngày gà thu nhận có tỷ lệ nghịch với hàm lượng năng lượng
trong khẩu phần. Năng lượng cao gà ít ăn thức ăn hơn, năng lượng thấp gà ăn nhiều
hơn ( Lê Hồng Mận, 2002).
Trong cơ thể gà, chất bột đường có vai trò cung cấp phần lớn năng lượng cần thiết
cho mọi hoạt động sống, duy trì thân nhiệt cho cơ thể, tích lũy năng lượng dưới
dạng glycogen trong gan, trong cơ và mỡ. do đó, năng lượng có ảnh hưởng quyết
định đến việc tiêu thụ thức ăn hay nói cách khác lượng thức ăn gà ăn hàng ngày có
liên quan nghịch với hàm lượng năng lượng trong khẩu phần thức ăn, gà sẽ ăn nhiều
thức ăn với mức năng lượng trong khẩu phần thấp, ngược lại ăn ít thức ăn với mức
năng lượng cao (Võ Bá Thọ, 1996).
2.3.2 Nhu cầu và vai trò năng lượng
Các chất hữu cơ trong thức ăn: hydratcacbon, mỡ, protein...cung cấp năng lượng
cho cơ thể gà phát triển, duy trì các hạt động sống bình thường, duy trì nhiệt độ, sản
xuất thịt, trứng... Khi năng lượng dư thừa thì được cơ thể tích lũy thành mỡ mà
không bị thải ra ngoài.
11
Nguồn năng lượng trong thức ăn không được cơ thể đồng hóa hoàn toàn, thường chỉ
70-90 % giá trị năng lượng toàn phần, phần còn lại bị mất đi cùng với phân, nước
tiểu và thải nhiệt.
Nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho gà chủ yếu là glucid (chất bột đường) và
lipid (chất béo) trong thức ăn (Võ Bá Thọ, 1996).
Glucid là chất chủ yếu sản sinh năng lượng cho mọi hoạt dộng của cơ thể như: đi
lại, ăn uống. Trong khẩu phần thức ăn, tỷ lệ bột đường là lớn nhất. Thừa glucid sẽ
chuyển hóa thành mỡ dự trữ (lipid), lúc cần cơ thể huy động dùng cung cấp năng
lượng cho cơ thể. Ngoài chức năng năng lượng, glucid cũng tham gia cấu tạo các tế
bào và một số mô trong cơ thể (Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận, 1999).
Lipid cung cấp năng lượng cho vật nuôi . Năng lượng đốt cháy chất béo trong cơ
thể động vật cao gấp 2-2,5 lần so với tinh bột và protein.
Tuy chất béo có chứa nhiều năng lượng, nhưng nhiệt lượng tỏa nhiệt khi chuyển
hóa chất béo ít hơn chuyển hóa chất đạm và chất bột đường nên trong mùa hè giải
quyết năng lượng cho gà bằng chất béo tốt hơn, giúp cho gà chống lại streess nhiệt
tốt hơn (Dương Thanh Liêm, 2003).
Năng lượng trong khẩu phần không được thấp dưới 1.500 Kcal/kg thức ăn (Nguyễn
Chí Bảo,1978).
Nhu cầu năng lượng của gà trong năm tuần đầu khoảng 2.900 Kcal/kg thức ăn
(Lương Đức Phẩm, 1981).
Yêu cầu năng lượng cho gà con tương đối cao, nhất là nuôi gà thịt 3000-3300
Kcal/Kg thức ăn hỗn hợp, đồng thời phải có tỷ lệ protein và vitamin thích hợp.
Năng lượng thấp gà chậm lớn, gầy còm (Lê Hồng Mận, 2001).
Tuỳ theo giống gà, dòng gà, lứa tuổi, nhiệt độ môi trường… mà định mức nhu cầu
năng lượng có khác nhau. Nhìn chung gà con, gà thịt, nhất là gà thịt trong giai đoạn
thúc mập cần mức năng lượng rất cao (Võ Bá Thọ, 1996). Bảng 2.5 Thể hiện nhu
cầu dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của gà thịt.
12
Bảng 2.5: Nhu cầu dinh dưỡng trong khẩu phần thức ăn của gà thịt
Thành phần dinh
dưỡng
Đơn vị
Khởi động
0-2 tuần tuổi
Tăng trưởng
3-5 tuần tuổi
Vỗ béo
6 tuần tuổi
ME
kcal/kg
2.950-3.050
3.100 -3.150
3.100 -3.150
CP thô
%
23-24
21-22
18-19
Mỡ thô
%
3,5-4
4-5
4-5
Xơ thô
%
4
4
4
Calci
%
1,0-1,1
1,0-1,1
1,0-1,1
Phospho
%
0,45-0,47
0,42-0,45
0,4-0,42
Lysin
%
1,1-1,25
1,0-1,15
0,95-1,0
Methionin
%
0,46-0,48
0,45-0,47
0,4-0,42
Tryptophan
%
0,22-0,24
0,20-0,21
0,17-0,19
Xantophin
%
18
18
18
Coccidiosat
%
0,05
0,05
0,05
(Nguồn: Lê Hồng Mận, 2003)
2.3.3 Nhu cầu và vai trò của chất béo
Chất béo bổ sung vào khẩu phần sẽ cân đối nhu cầu năng lượng một cách tốt hơn,
năng lượng cung cấp béo cao gấp 2-2,5 lần so với chất bột đường và chất đạm.
Chất béo bổ sung vào khẩu phần ăn chủ yếu có nguồn gốc từ thật vật. Theo Bùi
Thanh Hà (2005), dầu thực vật chứa năng lượng trao đổi cao, dầu nành chứa 9300
Kcal/kg. Do đó dầu là nguyên liệu bổ sung vào thức ăn cho gia cầm nhằm cân bằng
mức năng lượng trong thức ăn.
Để giảm stress nhiệt cho gà đẻ, cần bổ sung thêm 2-3% mỡ vào thức ăn, do nguồn
năng lượng từ mỡ dễ hấp thu hơn. Nếu thay đổi năng lượng đột ngột, sự tiêu thụ
thức ăn bị ảnh hưởng, gà mái phải mất 12 ngày để điều chỉnh sự tiêu thụ thức ăn
nhằm phù hợp với năng lượng bị thay đổi (Dương Thành Liêm, 2003).
Đối với gà hậu bị, bổ sung dầu vào khẩu phần sẽ cải thiện về khối lượng cơ thể. Bổ
sung dầu kết hợp 2% trong khẩu phần của gà hậu bị Isa Brown giai đoạn 6-10 tuần
13