Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

KHẢO sát mức độ BIẾN ĐỘNG về THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG của bã TRÀ (camellia sinensis) GIỮA các KHU vực TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (785.81 KB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

LÊ THỊ DIỄM KIỀU

KHẢO SÁT MỨC ĐỘ BIẾN ĐỘNG VỀ THÀNH PHẦN
DINH DƯỠNG CỦA BÃ TRÀ (Camellia sinensis) GIỮA CÁC
KHU VỰC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI THÚ Y

Cần Thơ, 05/2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI THÚ Y

Tên đề tài:

KHẢO SÁT MỨC ĐỘ BIẾN ĐỘNG VỀ THÀNH PHẦN
DINH DƯỠNG CỦA BÃ TRÀ (Camellia sinensis) GIỮA CÁC
KHU VỰC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:


TS. Nguyễn Thị Hồng Nhân

Lê Thị Diễm Kiều
MSSV: 3077073
Lớp: CNTY K33

Cần Thơ, 05/2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

KHẢO SÁT MỨC ĐỘ BIẾN ĐỘNG VỀ THÀNH PHẦN
DINH DƯỠNG CỦA BÃ TRÀ (Camellia sinensis) GIỮA CÁC
KHU VỰC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI – THÚ Y

Cần thơ, ngày … tháng … năm …

Cần thơ, ngày… tháng… năm …

Cán bộ hướng dẫn

Duyệt bộ môn

Ts. Nguyễn Thị Hồng Nhân

……………………………….


Cần thơ, ngày … tháng … năm 2011
Duyệt khoa nông nghiệp và sinh học ứng dụng

Trưởng khoa
…………………………………………………..


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những số liệu trong đề tài này là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào. Nếu có gì sai trái tôi xin
chịu hoàn toàn trách nhiệm trước bộ môn và khoa.
Sinh viên thực hiện

Lê Thị Diễm Kiều

i


LỜI CẢM TẠ
Từ tận trong sâu thẳm con tim, tôi luôn khắc ghi công ơn nuôi nấng, dạy dỗ của hai
đấng sinh thành. Cha mẹ tôi là người sẵn lòng đánh đổi tất cả để có thể đem đến cho
tôi mọi điều tốt đẹp hơn bất kì người nào khác.
Cô Nguyễn Thị Hồng Nhân vừa là cô giáo vừa là người mẹ hiền thứ hai mà tôi luôn
tôn trọng và kính yêu. Cô đã hết lòng quan tâm, dạy bảo và giúp đỡ chúng con mỗi
khi chúng con gặp khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Các Thầy Cô trong Bộ môn cũng như tất cả các thầy cô khác đã truyền đạt cho tôi
những kiến thức vô cùng quý báu.
Anh Nguyễn Thiết, chị Vũ Thị Kim Anh là những người anh người chị mà tôi vô
cùng quý mến và yêu thương, anh chị luôn giúp đỡ, tận tình dạy bảo và góp ý cho
tôi hoàn thành tốt đề tài của mình.

Anh Dương Vũ, tuy anh đã xa rời vĩnh viễn nhưng những lần anh dạy dỗ, góp ý cho
tôi để tôi có thể hoàn thành việc học thì không thể nào quên.
Tôi xin gởi lời cám ơn đến các bạn lớp Chăn nuôi – Thú y K33, các em lớp Chăn
nuôi – Thú y K34 đã hết lòng giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Một lần nữa cho tôi gởi lời biết ơn chân thành đến tất cả những người tôi yêu
thương và kính trọng!

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i
LỜI CẢM TẠ..........................................................................................................ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...............................................................................v
DANH MỤC BẢNG ..............................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU BẢNG ..................................................................vii
TÓM LƯỢC.........................................................................................................viii
Chương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................1
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................2
2.1 GIỚI THIỆU VỀ TRÀ (Camellia sinensis)........................................................2
2.1.1 Nguồn gốc và phân loại cây trà .......................................................................2
2.1.1.1 Nguồn gốc....................................................................................................2
2.1.1.2 Phân loại .....................................................................................................3
2.1.2 Chế biến .........................................................................................................6
2.1.2.1 Sao diệt men ................................................................................................6
2.1.2.2 Vò trà...........................................................................................................7
2.1.3 Thành phần hóa học........................................................................................8
2.1.4 Tác dụng của trà ...........................................................................................10
2.1.5 Các ứng dụng trên thế giới về trà ..................................................................11

2.1.6 Tình hình xuất khẩu trà .................................................................................13
2.2 GIỚI THIỆU VỀ BÃ TRÀ ..............................................................................14
2.2.1 Giá trị dinh dưỡng của bã trà.........................................................................14
2.2.2 Độc chất trong bã trà được lấy từ nhà máy...................................................17
2.2.3 Ảnh hưởng của bã trà lên vật chất khô ăn vào ...............................................17
2.2.4 Ảnh hưởng của bã trà lên sự tiêu hóa ............................................................17
2.2.5 Ảnh hưởng đến thành phần và sản lượng sữa ................................................18
2.2.6 Tannin – chất kháng dưỡng trong bã trà........................................................18
2.2.6.1 Ảnh hưởng của tannin lên sự tiêu hóa của dạ cỏ ........................................18
2.2.6.2 Độc chất của tannin trên loài nhai lại........................................................19
2.2.7 Ứng dụng của bã trà......................................................................................20

iii


2.2.7.1 Thức ăn cho gia súc nhai lại ......................................................................20
2.2.7.2 Thức ăn cho heo.........................................................................................20
2.2.7.3 Thức ăn cho gà ..........................................................................................21
2.2.7.4 Thức ăn cho cá ..........................................................................................21
Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM........................22
3.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM ......................................................................22
3.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm..................................................................22
3.1.2 Cơ sở vật chất thí nghiệm .............................................................................23
3.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .....................................................................23
3.2.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm......................................................................23
3.2.2 Phương pháp điều tra ....................................................................................23
3.2.3 Phương pháp lấy mẫu ...................................................................................23
3.3 PHÂN TÍCH THỐNG KÊ ...............................................................................23
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..............................................................24
4.1 NHẬN XÉT CHUNG......................................................................................24

4.2 THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA BÃ TRÀ .............................................24
4.2.1 Mức độ biến động thành phần DM................................................................24
4.2.2 Mức độ biến động thành phần CP .................................................................25
4.2.3 Mức độ biến động thành phần khoáng tổng số ..............................................27
4.2.4 Mức độ biến động thành phần CF .................................................................28
4.2.5 Mức độ biến động thành phần ADF ..............................................................30
4.2.6 Mức độ biến động thành phần NDF ..............................................................31
4.2.7 Mức độ biến động thành phần Tannin...........................................................33
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..............................................................36
5.1 KẾT LUẬN .....................................................................................................36
5.2 ĐỀ NGHỊ ........................................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................37
PHỤ CHƯƠNG

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Kí hiệu

Ý nghĩa

ADF

Xơ acid

Ash

Tro


BT

Bã trà

BTNM

Bã trà lấy từ nhà máy

BTTC

Bã trà tách caffein

CF

Xơ thô

CTs

Condensed tannins

DM

Vật chất khô

EE

Béo

NDF


Xơ trung tính

OM

Vật chất hữu cơ

KV1

Phường An Hòa

KV2

Phường An Khánh

KV3

Phường An Lạc

KV4

Phường An Nghiệp

KV5

Phường An Phú

KV6

Phường Hưng Lợi


KV7

Phường Xuân Khánh

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Thành phần hóa học của trà ...................................................................... 9
Bảng 2.2 Ảnh hưởng của bột trà lên thành phần Cholestrerol
và acid Thiobarbituric............................................................................................ 12
Bảng 2.3 Ảnh hưởng của bột trà lên thịt heo tươi (%)..12
Bảng 2.4 Thành phần hóa học của bã trà (%) ........................................................ 15
Bảng 2.5 Thành phần dinh dưỡng của bã trà (g/kg DM) ........................................ 15
Bảng 2.6 Thành phần dinh dưỡng của hai loại bã trà được lấy từ nhà máy............. 16
Bảng 2.7 Thành phần amino acid trong bã trà........................................................ 16
Bảng 2.8 Độc chất trong bã trà được lấy từ nhà máy.............................................. 17
Bảng 4.1 Thành phần DM (%) trong từng khu vực ................................................ 24
Bảng 4.2 Thành phần CP (%) trong từng khu vực.................................................. 25
Bảng 4.3 Thành phần khoáng tổng số (%) trong từng khu vực............................... 27
Bảng 4.4 Thành phần CF (%) trong từng khu vực.................................................. 28
Bảng 4.5 Thành phần ADF (%)trong từng khu vực................................................ 30
Bảng 4.6 Thành phần NDF (%)trong từng khu vực................................................ 32
Bảng 4.7 Thành phần Tannin (%) trong từng khu vực .......................................... 34

vi


DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU BẢNG

Hình 2.1 Lá trà Camellia sinensis ............................................................................ 2
Hình 2.2 Hoa trà ...................................................................................................... 6
Hình 2.3 Trà tuyết Shan........................................................................................... 6
Hình 2.4 Cây trà cổ thụ............................................................................................ 6
Hình 2.5 Tanin đặc và việc tránh thất thoát protein trong dạ cỏ ............................. 19
Hình 2.6 Bản đồ các khu vực lấy mẫu ................................................................... 22
Hình 4.1 Thành phần bã trà nhiều cọng ................................................................ 29
Hình 4.2 Thành phần bã trà nhiều lá ..................................................................... 29
Hình 4.3 Thành phần bã trà đồng đều giữa cọng và lá............................................ 30
Biểu đồ 4.1 Mức biến động thành phần DM trong mỗi KV.................................... 25
Biểu đồ 4.2 Mức biến động thành phần CP trong mỗi KV ..................................... 26
Biểu đồ 4.3 Mức biến động thành phần Ash trong mỗi KV.................................... 27
Biểu đồ 4.4 Mức biến động thành phần CF trong mỗi KV ..................................... 29
Biểu đồ 4.5 Mức biến động thành phần ADF trong mỗi KV .................................. 31
Biểu đồ 4.6 Mức biến động thành phần NDF trong mỗi KV .................................. 33
Biểu đồ 4.7 Mức biến động thành phần Tannin trong mỗi KV............................... 35

vii


TÓM LƯỢC
Đề tài “Khảo sát mức độ biến động của các thành phần dinh dưỡng trong bã trà
(Camellia sinensis)giữa các khu vực trên địa bàn Thành phố Cần Thơ” được thực
hiện tại phòng Thức ăn gia súc - Bộ môn Chăn nuôi, Khoa Nông Nghiệp và Sinh
Học Ứng Dụng - Trường Đại học Cần Thơ từ tháng 01 năm 2011 đến tháng 05 năm
2011. Mục tiêu đặt ra của đề tài là nghiên cứu thành phần dinh dưỡng của bã trà
để có biện pháp sử dụng hợp lý, giảm chi phí thức ăn bên cạnh hạn chế sự ô nhiễm
môi trường do phụ phẩm này gây ra và góp phần làm phong phú thêm nguồn thức
ăn cho đàn gia súc Việt Nam.
Thí nghiệm được tiến hành khảo sát trên bảy khu vực khác nhau tại địa bàn Thành

phố Cần Thơ, bao gồm các phường: An Hòa, An Khánh, An Lạc, An Nghiệp, An
Phú, Hưng Lợi và Xuân Khánh. Ở mỗi khu vực chúng tôi tiến hành ba lần thu thập
mẫu.
Các chỉ tiêu phân tích gồm có các thành phần: DM, CP, Ash, CF, ADF, NDF và
Tannin.
Kết quả thí nghiệm thu được như sau:
Thành phần DM khá biến động với mức 20,7%±2,05, trong đó KV3 biến động cao
nhất là 3,34%; gần ở mức này là ở KV1 và KV6, thấp hơn rơi vào KV1, 5, 6 và thấp
nhất là KV 7. Tuy nhiên lượng khoáng tổng số trung bình hầu như không biến động
(5,2%± 0,74), độ lệch trung bình cao nhất chỉ đạt 1,79% ở KV 7, giảm dần từ KV4,
6, 1, 5 và thấp nhất ở KV2 là 0,18%.
Thành phần CP trung bình tương đối cao 20,7%±2,4; cao nhất 22,6% ở KV6, thấp
nhất KV1 là 18,3%; các KV còn lại hàm lượng CP trung bình tương đương nhau
(KV7: 21,9%; KV5:21,5%; KV3: 21,3%) . Độ biến động dao động từ 0,99 – 4,09%.
Lượng đạm cao là yếu tố thuận lợi trong việc bổ sung đạm cho gia súc gia cầm
trong điều kiện chi phí thức ăn tăng cao.
Thành phần CF trung bình biến động rất cao (22,6 – 33,6%). Cụ thể cao nhất KV3
và thấp nhất ở KV1.
Hàm lượng ADF trung bình của tất cả KV tương đối cao là 45,7%±2,84.Cụ thể cao
nhất là KV1: 46,5% và thấp nhất là KV7: 44,5%. Bên cạnh đó, thì thành phần
NDF trung bình cũng khá cao 59,5%±4,75. Mức độ chênh lệch trung bình dao động
từ 1,44 – 7,22%. Điều này có thể gây trở ngại cho việc tiêu hóa xơ của gia súc.
Hàm lượng tannin trung bình của tất cả các KV là 1,6%±0,77; khá đồng đều giữa
các KV.
viii


Chương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo định hướng phát triển chăn nuôi của Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn
(2008) thì tổng đàn gia súc và gia cầm nước ta có xu hướng tăng cao đến năm 2020,

cụ thể là đàn gia cầm khoảng 306 triệu con, gia súc nhai lại khoảng 500 ngàn con và
đàn heo theo ước tính sẽ đạt 35 triệu con. Cùng với việc tổng đàn gia súc Việt Nam
ngày một phát triển với quy mô ngày càng lớn thì vấn đề thức ăn là một trong nững
yếu tố hàng đầu đem lại thành công cho chăn nuôi. Nguồn thức ăn xanh hiện nay
cũng khá khan hiếm khi mà diện tích trồng trọt ngày càng bị thu hẹp. Trong khi đó
những nguồn thức ăn mới giàu dinh dưỡng thì chưa được phát huy tốt do chúng ta
chưa có biện pháp sử dụng và phát triển một cách hợp lý.
Thay vào đó, đi đôi với việc sản xuất ra một khối lượng lớn chính phẩm phục vụ
cho con người, cũng có một khối lượng không nhỏ các loại phụ phế phẩm công
nông nghiệp như: bã trà, bã bia, bã đậu nành, bã cà phê, lá bông cải, bã mía, …
Trên Thế giới, trà là một trong những thức uống phổ biến nhất với hơn ba triệu tấn
trà được sản xuất trong năm 2001 (Graham, 1992; FAO, 2002). Chính vì thế chỉ
riêng ở Nhật hàng năm đã có hơn 100 ngàn tấn bã trà được thải ra từ các nhà máy
sản xuất thức uống từ trà (Kondo et al., 2004). Nhưng hầu như lượng bã thải ra đều
đem đi đốt, chỉ một phần nhỏ làm phân bón, làm nguyên liệu ủ composite hay cho
quá trình tách chiết caffeine (Bizendra K. Konwar and Prafulla C. Das, 2006). Tại
Việt Nam, việc sử dụng phụ phế phẩm làm thức ăn cho gia súc khá phổ biến nhưng
cũng ít ai quan tâm đến bã trà, một phụ phế phẩm giàu protein, acid amin, vitamin,
catechin như: epigallocatechin-3-gallate (EGCG), epicatechin, epigallocatechin và
epicatechin gallate (Yamamoto et al., 1997; Cai et al., 2001; Xu et al., 2003, 2004a,
b; Kondo et al., 2004) được xem là tiềm năng trong việc bổ sung vào trong khẩu
phần của gia súc và gia cầm. Ngoài việc tận dụng để tránh gây ô nhiễm môi trường
mà còn giảm bớt chi phí thức ăn, tăng hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.
Để sử dụng các phụ phẩm có hiệu quả, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Khảo sát mức độ biến động của các thành phần dinh dưỡng trong bã trà
(Camellia sinensis) giữa các khu vực trên địa bàn Thành phố Cần Thơ”.
Mục tiêu chung:
Khảo sát giá trị dinh dưỡng của bã trà từ đó bổ sung vào thức ăn cho gia súc, gia
cầm có hiệu quả, tiết kiệm chi phí thức ăn.
Mục tiêu cụ thể:

- Nghiên cứu thành phần dinh dưỡng của bã trà.
- Độ biến động giữa các khu vực.

1


Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 GIỚI THIỆU VỀ TRÀ (Camellia
sinensis)
2.1.1 Nguồn gốc và phân loại cây trà
2.1.1.1 Nguồn gốc
Theo Giáo trình Chè (1979) cho biết nhiều
công trình nghiên cứu và khảo sát trước đây
cho rằng nguồn gốc của cây chè là vùng cao
Hình 2.1 Lá trà Camellia sinensis
nguyên Vân Nam Trung Quốc, nơi có khí hậu
vi.wikipedia.org/.../Chè_(thực_vật)

ẩm ướt và ấm. Theo các tài liệu của Trung Quốc thì cách đây khoảng 4.000 năm,
người Trung Quốc đã biết dùng chè để làm dược liệu và sau đó mới dùng để uống.
Cũng theo các nguồn tài liệu này thì vùng biên giới Tây Bắc nước ta nằm trong
vùng nguyên sản của giống chè tự nhiên trên thế giới.
Năm 1823 R.Bruce phát hiện được những cây chè dại, lá to ở vùng Atxam (Ấn Độ),
từ đó các học giả người Anh cho rằng nguyên sản của cây chè là ở Ấn Độ chứ
không phải là ở Trung Quốc. Trong tất cả các tài liệu gần đây hầu như không thấy
có sự nhất quán nêu lên về nơi xuất xứ của cây chè. Chúng ta biết rằng muốn xác
định vùng nguyên sản của một cây trồng cần căn cứ vào những điều kiện tổng hợp,
trong đó cây dã sinh chỉ là một điều kiện mà chủ yếu là cần xét đến tập quán sử
dụng, lịch sử trồng trọt và tình hình phân bố các loại hình có quan hệ tới cây trồng
đó.

Những công trình nghiên cứu của Đjêmukhatze (1961 – 1976) về phức catechin của
lá chè từ các nguồn gốc khác nhau, so sánh về thành phần các chất catechin giữa các
loại chè được trồng trọt và chè mọc hoang dại đã nêu lên luận điểm về sự tiến hóa
sinh hóa của cây chè và trên cơ sở đó xác minh nguồn gốc cây chè. Đjêmukhatze
kết luận rằng: những cây chè mọc hoang dại từ cổ xưa, tổng hợp chủ yếu là (-) epicatechin và (-) - epicatechin galat, ở chúng phát triển chậm khả năng tổng hợp
(-) epigalo catechin và các galat của nó để tạo thành (+) galocatechin. Nghiên cứu
các cây chè dại ở Việt Nam cho thấy chúng cũng tổng hợp chủ yếu là (-) epicatechin và (-) - epicatechin galat (chiếm 70% tổng số các loại catechin). Khi di
thực những cây chè dại này lên phía Bắc, với các điều kiện khắc nghiệt hơn về khí
hậu, chúng sẽ thích ứng dần với các điều kiện sinh thái bằng cách có thành phần
catechin phức tạp hơn, cùng với sự tạo thành (-) epigalocatechin và các galat của
nó. Điều này có nghĩa là sự trao đổi chất ở đây hướng về phía tăng cường quá trình
hydroxin hóa và galin hóa. Từ những biến đổi sinh hóa này của lá các cây chè mọc
hoang dại và cây chè được trồng trọt chăm sóc, cho phép đi tới một kết luận mới
"Nguồn gốc của cây chè chính là ở Việt Nam".
2


Hiện nay chè được phân bố khá rộng trong những điều kiện tự nhiên rất khác nhau
từ 30 độ vĩ nam (Natan - Nam Phi ) đến 45 độ vĩ bắc (Gruzia - Liên Xô) là những
nơi có điều kiện tự nhiên khác rất xa vùng nguyên sản. Chè được trồng ở Nhật Bản
năm 805 – 814, Indonesia 1684, Liên Xô 1833, Xrilanca 1837 – 1840, Ấn Độ 1834
– 1840 và Tasmania (châu Đại Dương) năm 1940.
Những thành tựu gần đây của các nhà nông học Liên Xô cũng như một số nước
khác đã tạo ra nhiều giống chè mới có khả năng thích ứng trong những điều kiện khí
hậu khác nhau mở ra nhiều triển vọng cho sự nghiệp trồng chè trên thế giới.
2.1.1.2 Phân loại
Cây trà nằm trong hệ thống phân loại thực vật như sau:
Ngành hạt kín Angiospermae
Lớp song tử diệp Dicotyledonae
Bộ trà Theales

Họ trà Theaceae
Chi trà Camellia (Thea)
Loài Camellia (Thea) sinensis.
Tên khoa học của cây chè được nhiều nhà khoa học công nhận là: Camellia sinensis
(L) O. Kuntze và có tên đồng nghĩa là: Thea sinensis L.
Chú thích:
Năm 1753 Linê đặt tên khoa học cho cây trà là Thea sinensis, sau đó lại đặt
là Camellia sinensis. Sau Linê có nhà thực vật học xếp cây trà thuộc chi Thea, có
người lại xếp cây trà thuộc chi Camellia sinensis. Tên khoa học của cây chè được
viết là Thea sinensis hoặc Camellia sinensis. Hơn một trăm năm, tên khoa học của
cây trà vẫn là một vấn đề tranh luận. Trước sau có 20 cách đặt tên khoa học cho cây
trà. Diễn biến chủ yếu như sau:
Năm 1807 f. Sims. Thea sinensis Sims.
Năm 1822 H.F. Link. Camellia sinensis Link.
Năm 1854 W. Griffim. Camellia theifera Griff.
Năm 1874 D. Brandis. Camellia thea Brandis.
Năm 1874 W. T. T. Dyer. Camellia theifera Dyer.
Năm 1908 G. Watt. Camellia thea (Link) Brandis.
Năm 1919 C. P. Cohen Stuart. Camellia thiefera (Griff) Dyer.
Năm 1933 C. R. Harler. Thea sinensis (L) Sims.
3


Năm 1956 C. R. Harler. Camellia sinensis (L) O. Kuntze.
Hiện nay các nhà thực vật học gộp hai chi Thea và Camellia làm một và gọi là
chi Camellia. Vì vậy tên khoa học của cây trà được nhiều người thường gọi
là Camellia sinensis (L) O. Kuntze.
Cơ sở của việc phân loại trà thường dựa vào:
Cơ quan dinh dưỡng: loại thân bụi hoặc thân gỗ, hình dạng của tán, hình dạng và
kích thước của các loại lá, số đôi gân lá...

Cơ quan sinh thực: độ lớn của cánh hoa, số lượng đài hoa, vị trí phân nhánh của đầu
nhị cái.
Đặc tính sinh hóa: chủ yếu dựa vào hàm lượng tanin. Mỗi giống trà đều có hàm
lượng tanin biến động trong phạm vi nhất định.
Dưới đây giới thiệu phân loại của Cohen Stuart (1919). Cách phân loại này được
nhiều người chấp nhận. Tác giả chia Camellia sinensis L. làm 4 thứ (varietas):
Trà Trung Quốc lá nhỏ (Camellia sinensis var. Bohea):
Đặc điểm:
Cây bụi thấp phân cành nhiều.
Lá nhỏ, dày nhiều gợn sóng, màu xanh đậm, lá dài 3,5 – 6,5 cm.
Có 6 – 7 đôi gân lá không rõ, răng cưa nhỏ, không đều.
Búp nhỏ, hoa nhiều, năng suất thấp, phẩm chất bình thường.
Khả năng chịu rét ở nhiệt độ - 12 0C đến - 15 0C.
Phân bố chủ yếu ở miền đông, đông nam Trung Quốc, Nhật Bản và một số vùng
khác.
Trà Trung Quốc lá to (Camellia sinensis var. macrophylla):
Đặc điểm:
Thân gỗ nhỡ cao tới 5 m trong điều kiện sinh trưởng tự nhiên.
Lá to trung bình chiều dài 12 – 15 cm, chiều rộng 5 – 7 cm, màu xanh nhạt, bóng,
răng cưa sâu không đều, đầu lá nhọn.
Có trung bình 8 – 9 đôi, gân lá rõ.
Năng suất cao. Phẩm chất tốt.
Nguyên sản ở Vân Nam, Tứ Xuyên (Trung Quốc).
Trà Shan (Camellia sinensis var. Shan):
Thân gỗ, cao từ 6 – 10 m.
4


Lá to và dài 15 – 18 cm màu xanh nhạt, đầu lá dài, răng cưa nhỏ và dày.
Tôm trà có nhiều lông tơ, trắng và mịn trông như tuyết, nên còn gọi là trà tuyết.

Có khoảng 10 đôi gân lá.
Có khả năng thích ứng trong điều kiện ấm ẩm, ở địa hình cao, năng suất cao, phẩm
chất thuộc loại tốt nhất.
Nguyên sản ở Vân Nam - Trung Quốc, miền bắc của Miến Điện và Việt Nam.
Trà Ấn Độ (Camellia sinensis var. atxamica):
Thân gỗ cao tới 17 m phân cành thưa.
Lá dài tới 20 – 30 cm, mỏng, mềm, thường có màu xanh đậm, dạng lá hình bầu dục,
phiến lá gợn sóng, đầu lá dài.
Có trung bình 12 – 15 đôi gân lá.
Rất ít hoa quả.
Không chịu được rét hạn.
Năng suất, phẩm chất tốt.
Trồng nhiều ở Ấn Độ, Miến Điện, Vân Nam (Trung Quốc) và một số vùng khác.
Bốn thứ (varietas) trà trình bày trên đây đều có trồng ở Việt Nam, nhưng phổ biến
nhất là hai thứ C. sinensis var. macrophylla và C. sinensis var. Shan.
Camellia sinensis var. macrophylla được trồng nhiều nhất ở các tỉnh trung du với
các tên gọi của địa phương (tùy theo màu sắc của lá) như: Trung du lá xanh, Trung
du lá vàng, v.v... Tỷ lệ trồng các giống trà trung du ở miền bắc đạt tới 70%. Năng
suất búp trong sản xuất đại trà khi trà 5 – 19 tuổi thường đạt 4 – 5 tấn/ha.
Các giống trà Trung du chịu được đất xấu, nhưng nhiều sâu hại: rầy xanh, bọ cánh
tơ..., ở vùng cao thường bị bệnh phồng lá. Trà Trung du thường để chế biến trà
xanh, trà đen đều cho phẩm chất tốt.
Camellisa sinensis var. Shan được trồng ở miền núi các tỉnh miền bắc và ở miền
nam Tây Nguyên (Lâm Đồng). Ở mỗi địa phương có các giống khác nhau như:
Shan Mộc Châu, Shan Tham Vè, Shan Trấn Ninh ... Năng suất búp thường đạt 6 – 7
tấn/ha. Búp trà có nhiều tuyết, dùng chế biến trà xanh, trà đen đều cho phẩm chất tốt
nhưng thích hợp với chế biến trà xanh hơn.

5



Hình 2.2 Hoa trà
www.mitsubo.com.tw

Hình 2.4 Cây trà cổ thụ

Hình 2.3 Trà tuyết Shan
www.sinhviennonglam.com

2.1.2 Chế biến
Theo kinh tế nông thôn (2004) phương pháp chế biến thủ công
Chế biến trà xanh bằng phương pháp thủ công gồm các giai đoạn: sao-diệt men-vò
trà-sấy khô
2.1.2.1 Sao diệt men
Thường dùng chảo gang to để sao diệt men. Trước khi sao dùng củi hoặc than đun
thật nóng chảo (230 – 280 0C) rồi mới cho trà tươi vào sao. Thường mỗi chảo sao
khoảng 2 – 3 kg trà tươi trong 8 – 13 phút, tuỳ theo chất lượng nguyên liệu. Trà
càng già, thời gian sao càng nhanh, đôi khi phải đun thêm nước trong khi sao để diệt
men được triệt để và tránh cho lá trà bị cháy. Trong khi sao phải tung rải, đảo trộn
trà tươi trên chảo bằng que tre, hoặc bằng bồ cào răng thẳng. Để thay cho chảo gang
người ta có thể sao diệt men và sao khô trà trên mặt tấm tôn hình vuông mỗi cạnh
1m, phía dưới là lò đốt được xây gạch bao quanh. Phía trên tấm tôn có thành bằng
gỗ để cho trà khỏi rơi vãi khi đảo trộn.
6


2.1.2.2 Vò trà
Thông thường trà được vò trực tiếp bằng tay hoặc cho trà vào túi vải đặt trên bàn gỗ
có nhiều gờ nghiêng để vò. Thời gian vò khoảng 20 – 30 phút. Phương pháp này rất
vất vả.

Trên cơ sở phương pháp vò thủ công có thể tạo ra thùng vò bằng gỗ dùng sức người
hay sức trâu, bò để quay.
Sấy trà bằng quầy sấy đan bằng tre, hoặc nứa, quầy chụp trên chậu than hoa đã
nhóm lửa và quạt hết khói, chung quanh quây cót để giữ nhiệt độ. Lớp trà rải khắp
quầy dày khoảng 10 – 20 cm, nhiệt độ 60 – 70 0C, thời gian sấy 1 giờ, độ ẩm trà sau
khi sấy khoảng 10%. Trong thời gian sấy phải đảo trộn nhiều lần. Sấy bằng quầy tre
năng suất rất thấp, trà dễ bị quá lửa và có mùi khói, cánh trà to và xốp. Để khắc
phục một phần nhược điểm trên người ta thường kết hợp sấy với sao khô.
Trà sau khi sấy ở quầy 20 – 25 phút, độ ẩm còn lại 30 – 45% thì dùng chảo gang để
sao khô 20 – 25 phút. Dùng biện pháp này vừa nâng cao được năng suất vừa làm
cho cách trà xoăn lại và hương thơm của trà cũng tốt hơn
Chế biến trà bằng phương pháp thủ công có năng suất và chất lượng thấp nhưng nếu
nắm vững điều kiện và kỹ thuật chế biến vẫn có khả năng tạo ra sản phẩm có chất
lượng tốt. Mặt khác, do chi phí đầu tư thấp nên vẫn được ứng dụng rộng rãi.
* Phương pháp chế biến bán cơ khí
Trà được sao diệt men theo mẻ, mỗi mẻ khoảng 5 – 7 kg trà tươi. Khi sao diệt men
cần đốt to lửa, dùng tay quay quay trống với tốc độ 25 – 30 vòng/ phút trong
khoảng 3 – 5 phút cho trống nóng đều tới nhiệt độ 250 – 280 0C rồi cho trà vào sao.
Cần nhanh chóng nạp trà vào trống và vừa nạp trà vừa quay trống đảo trà. Mỗi mẻ
sao trong khoảng 7 – 10 phút tuỳ theo loại trà và phải đảm bảo được yêu cầu kỹ
thuật sao diệt men. Khi mẻ sao đã được, cần rút củi và quay nhanh trống theo chiều
ngược lại để lấy trà ra. Trà sau khi sao được rải đều trên sàn để làm nguội nhanh.
Trống quay tay còn được dùng sao khô sau khi vò.
Khi sao khô, lò được đốt nhỏ lửa để nhiệt độ khối trà trong trống khoảng 70 – 80
0
C. Thời gian sao một mẻ khoảng 40 – 45 phút, sau khi sao độ ẩm của trà còn
khoảng 8 – 10%.
* Sấy – sao kết hợp
Để khắc phục nhược điểm của phương pháp sấy và sao riêng rẽ, người ta áp dụng
phương pháp sấy và sao kết hợp.

Sau khi thực hiện sấy lần 1 trà được đưa sang máy sao lăn (máy sao thùng theo kiểu
hình trống), trà được sao khô ở 90 – 100 0C trong khoảng 90 phút. Sau khi sao khô,

7


độ ẩm của trà còn lại khoảng 4 – 5% (dùng tay bóp vụn như cám), cánh trà nhỏ gọn
nhẵn bóng, có màu tro bạc, có hương thơm mạnh.
Trong công nghệ sản xuất trà Mi nổi tiếng của Trung Quốc, trà sau khi sấy được sao
2 lần: lần đầu sao bằng máy sao thùng quay ở nhiệt độ 110 – 115 0C trong thời gian
20 – 25 phút, sau đó được sao khô bằng chảo sao có cánh trộn đảo trà ở nhiệt độ 90
– 100 0C trong khoảng 40 – 45 phút.
Trà (sau khi diệt men và làm nguội) được nạp vào thùng vò 4. Động cơ điện làm
việc thùng vò sẽ quay theo chiều kim đồng hồ. Khối trà trong thùng vò được chà xát
với gân, được đảo trộn liên tục, các lá trà bị vò dập và cuộn lại. Để đáp ứng các yêu
cầu về năng suất và chất lượng, quá trình vò có thể thực hiện với chế độ ép nhẹ hay
ép nặng của vung 5 trên khối trà trong thùng. Chế độ này tuỳ theo loại trà nhưng
thông thường thực hiện theo chế độ: ép nhẹ - ép nặng - ép nhẹ. Trà sau khi vò đạt
yêu cầu được lấy ra bằng cách hứng thùng dưới mâm vò, rồi mở nắp ở giữa mâm
phía dưới trong khi vẫn cho máy chạy.
Với các trang thiết bị này thì hai lao động có thể chế biến 40 – 45 kg trà tươi/ngày,
như vậy đã giảm được cường độ lao động, nâng cao năng suất và chất lượng trà về
cả ngoại hình lẫn hương vị.
2.1.3 Thành phần hóa học
Tùy theo từng loại trà và thổ nhưỡng trồng trà mà cây trà có những hàm lượng các
thành phần đặc trưng riêng. Tuy nhiên nhìn chung thành phần hóa học của cây trà
vẫn không thay đổi nhiều. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì thành phần
của trà đã chiết xuất gồm có các nhóm chất sau, được trình bày trong bảng 2.1
(Nguyễn Thành Luân, 2010).
Nước chiếm 76% ở búp trà non và 74 – 75% ở lá trà non

Chất hòa tan: chiếm 56% trọng lượng chất khô, trong đó 50% là hợp chất phenol,
gần 50% là glucid tan, protid, acid amin, alkaloid (chủ yếu là caffeine), sắc tố,
vitamin và enzyme.
Hợp chất thơm
Xantines: caffeine, xanthine, methyl xanthine, dimethyl xanthine, Theobromine,
Theophylline, adenine.
Polyphenols: phenol, flavonols, procyanodins, flavonoids, tannins.
Triterpene saponins
Muối khoáng: K, F, Al, Mn
Acid béo: oleic, linoleic, palmitic, steric, arachidic.
Acid hữu cơ: malic, succinic, acid oxalic.
8


Phytosterols
Vitamins: C, E, B1, B2, B3.
Acid amino
Protein
Đường
Polysaccharide, Pectin, Miscellaneous.
Bảng 2.1 Thành phần hóa học của trà
Thành phần

% DM

Catechin

25 – 30

(-)-Epigallocatechin gallate (EGCG)


8 – 12

(-)-Epicatechin gallate (ECG)

3–6

(-)-Epigallon catechin (EGC)

3–6

(-)-Epicatechin (EC)

1–3

(+)-Gallocatechin (GC)

3–4

Flavonol và flavonol glucoside

3–4

Polyphenolic và dẫn xuất

3–4

Leucoanthocyanin

2–3


Chlorophyll và chất màu khác

0,5 – 0,6

Khoáng

5–6

Caffeine

3–4

Theobromine

0,2

Theophylline

0,5

Acid amino

4–5

Acid hữu cơ

0,5 – 0,6

Monosaccharides


4–5

Polysaccharide

14 – 22

Cellulose và hemicellulose

4–7

Pectin

5–6

Lignin

5–6

Protein

14 - 17

Lipid

3–5

Các hợp chất dễ bay hơi

0,01 – 0,02


(Nguyễn Hải Hà, 2006)

9


2.1.4 Tác dụng của trà
Theo Nguyễn Hữu Đức (2010) trong trà có chứa các chất sau:
Tanin: chiếm 20%, còn gọi là chất chát. Tanin làm giảm sự hấp thu sắt, vì vậy,
không nên uống thuốc bổ có chứa chất sắt chung với trà và người bị thiếu sắt thì
không nên uống nước trà.
Caffein: còn gọi là théin, chiếm tỷ lệ 1,5 – 5%. Đây là chất kích thích hệ thần kinh
trung ương. Nhờ có caffein, khi uống trà ta cảm thấy tỉnh táo, hưng phấn hơn. Cũng
vì thế mà một số người sẽ bị mất ngủ hoặc tim đập nhanh. Lượng caffein có trong
trà thật ra không gây hại cho sức khỏe, nhưng vì có thể có ảnh hưởng đến giấc ngủ
nên tốt nhất không uống trà vào buổi chiều tối.
Các chất bổ dưỡng: như vitamine B1, B2 và các hợp chất có tên gọi chung là
bioflavanoid (có tác dụng chống oxy hóa), giúp vô hiệu hóa các gốc tự do, là những
chất có hại vì gây ra nhiều bệnh lý, nhờ vậy sẽ bảo vệ tế bào, bảo vệ mô, bảo vệ
mạch máu, làm chậm quá trình lão hóa trong cơ thể. Phân tích cho thấy, một tách
nước trà chứa khoảng 200 mg bioflavonoid. Nếu uống ba tách trà mỗi ngày, sau ba
tuần, lượng chất chống oxy hóa này có trong máu sẽ tăng 25%. Như vậy, khuyến
cáo của các nhà y học về việc uống trà hàng ngày để phòng bệnh, nâng cao sức
khỏe là xác đáng.
Fluor: trong trà có chứa nhiều nguyên tố fluor với lượng cao (một tách trà chứa
khoảng 0,3 microgram flour). Vì vậy, uống trà hằng ngày sẽ giúp bảo vệ răng, làm
chắc men răng.
Điều cần ghi nhận nữa là khi uống trà, ta sẽ bù được lượng nước mất đi trong sinh
hoạt hàng ngày. Đặc biệt, khi làm việc trong điều kiện nóng, dưới ánh nắng, uống
nước trà sẽ giúp giảm mệt nhọc.

Hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu chứng tỏ uống trà thường xuyên, đặc
biệt uống trà xanh, có thể phòng chống nhiều loại bệnh. Cụ thể, uống trà xanh
thường xuyên có thể giảm nguy cơ bị ung thư hầu họng, ung thư thực quản, đặc biệt
là ung thư vú. Chính hợp chất EGCG có trong trà sẽ giúp chống oxy hóa rất mạnh,
"dọn sạch" các gốc tự do, vốn là tác nhân gây tổn thương cấu trúc ADN, tổn thương
tế bào, dẫn đến ung thư.
Trà xanh đã được chứng minh cải thiện đáng kể hoạt động của các mạch máu trong
cơ thể. Các hợp chất bioflavonoid có trong trà xanh giúp giảm nguy cơ mắc các
chứng bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành. Riêng đối với người
bị bệnh tim mạch, uống trà có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh. Người ta khám
phá, sau khi bị bệnh tim, bệnh nhân uống trà xanh có tỷ lệ tử vong ít hơn 28% so
với người không uống trà. Chưa hết, trà còn được xác định là thứ nước uống có tác
dụng chống lão hóa rất tốt vì chứa nhiều vitamine C, E và beta – carotene.
10


Ngoài ra theo trang (www.thuocbietduoc.com.vn/.../che-xanh-co-tac-dung-giamcac-chung-benh-ve-mat.aspx) thì từ lâu khoa học đã tiến hành rất nhiều nghiên cứu
về trà xanh và phát hiện thấy loại đồ uống này có tác dụng rất tích cực đối với sức
khỏe con người. Trung tuần tháng hai vừa qua trên tạp chí Hóa thực phẩm của Mỹ
đã đăng tải một nghiên cứu mới nhất do các nhà khoa học Trung Quốc thực hiện, họ
phát hiện thấy trà xanh còn có tác dụng rất tích cực đối với mắt, làm giảm bệnh
Glocom và nhiều dạng bệnh nan y khác liên quan đến mắt.
Tác dụng chính của trà xanh là có chứa các thành phần kháng bệnh, nhất là các chất
chống ôxy hóa, đặc biệt, nhóm đề tài còn phát hiện thấy cơ chế "thẩm thấu" các
thành phần hữu ích từ trà xanh vào mắt, nhất là thấu kính, võng mạc và các mô.
Hợp chất catechin có trong trà xanh là hợp chất chống ôxy hóa rất tiềm ẩn, đây là
nhóm dưỡng chất gồm vitamin C, vitamin E, lutein và zeaxanthin..., tuy nhiên cơ
chế đi từ dạ dày sau đó ngấm vào các mô mắt của catechin đến nay khoa học vẫn
chưa tường hết. Tác dụng của catechin có trong trà xanh là nhằm làm giảm áp lực
gây ôxy hóa trong mắt với thời gian dài trên 20 giờ. Tuy nhiên, nếu uống trà không

đúng cách lại ảnh hưởng ngược lại đến sức khoẻ con người. Một nghiên cứu xuất
bản trên báo về nghiên cứu ung thư (Cancer Research) tháng 3 năm 2005 cho thấy
một trong các catechin trong trà là ECGC có tác dụng ức chế enzym dihydrofolate
reductase (DHFR), enzym mà các tế bào ung thư cần có để phát triển do vậy ECGC
có tác dụng phòng ngừa ung thư. Tuy nhiên vì ECGC có thể kết hợp để ức chế
DHFR nên nếu phụ nữ thời kỳ thụ thai hay trong giai đoạn đầu thời kỳ mang thai
uống quá nhiều trà có thể bào thai bị ảnh hưởng do tăng nguy cơ bào thai bị bệnh
nứt đốt sống hay rối loạn dây thần kinh. Do đó phụ nữ thời kỳ đầu mang thai đặc
biệt là 3 tháng đầu nên uống ít trà đặc biệt là trà đặc và nên uống bổ sung acid
pholic để giảm nguy cơ của các bệnh này. Lời khuyên của các nhà khoa học: Nên
thưởng thức trà sau bữa ăn ít nhất từ 30 phút đến 1 tiếng. Nếu là phụ nữ trong thời
kỳ mới mang thai và người bị bệnh tim hoặc cao huyết áp thì không nên uống nhiều
trà đặc biệt là trà đặc (Việt Báo, 2007).
2.1.5 Các ứng dụng trên thế giới về trà
Dựa trên tác dụng hữu ích của trà nên một số nhà nghiên cứu trên thế giới đã áp
dụng trên nhiều lĩnh vực, theo báo cáo của Dulloo et al. (1999) cho rằng chiết chất
trà xanh bao gồm 50 mg caffeine và 90 mg EGCG có tính chất thúc đẩy quá trình
oxy hóa chất béo và đóng một vai trò trong sự kiểm soát thành phần trong cơ thể
thông qua hoạt hóa quá trình sinh nhiệt mà có thể giảm béo phì ở người.
Không những nghiên cứu trên người mà còn có những thí nghiệm được tiến hành
trên các loài gia súc gia cầm: theo nghiên cứu của Kaneko et al. (2001) đề nghị nên
bổ sung bột trà xanh Nhật Bản vào trong khẩu phần ăn của gà thịt ức chế sự tăng
trưởng nhưng đồng thời làm giảm tích tụ mỡ và cải thiện màu sắc thịt tươi ngon
11


hơn. Bên cạnh đó, thí nghiệm của Yang et al. (2003) tiến hành trên 180 con gà đẻ
“Tetran Brown” ở 40 tuần tuổi về năng suất và chất lượng trứng của gà đẻ khi bổ
sung với các mức: 0,5 – 2% bột trà xanh vào trong khẩu phần ăn của chúng, kết quả
là năng suất đẻ trứng giữa nghiệm thức đối chứng và cho ăn bột trà xanh thì thay

đổi không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Tuy nhiên độ dày vỏ trứng, hàm lượng
cholestrerol và acid Thiobarbituric trong trứng giảm đáng kể với 2% bột trà xanh
thông qua các thông số về chất lượng trứng gà (bảng 2.2)
Bảng 2.2: Ảnh hưởng của bột trà lên thành phần Cholestrerol và acid Thiobarbituric

Nghiệm thức

Cholesterol tổng số (mg/g)

TBA (µmol/100 g)

Đối chứng

11,6%±0,621ab

2,4%±0,211a

Thuốc kháng sinh

12,9%±0,57ab

1,8%±0,18b

Bột trà 0,5%

11,3%±0,53ab

2,0%±0,25b

Bột trà 1,0%


11,5%±0,52ab

1,8%±0,22b

Bột trà 1,5%

11,5%±0,50ab

1,9%±0,12b

Bột trà 2,0%

10,3%±0,72b

1,9%±0,25b

Những chữ số a,b trên cùng một cột khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). 1:sai số chuẩn, TBA: acid
Thiobarbituric. (Yang et al., 2003)

Mặt khác, theo Sarker et al. (2010) nghiên cứu tiến hành trên heo thịt cũng với mức
bổ sung bột trà xanh từ 0,5 – 2% trong khẩu phần ăn thì kết quả thu được tăng trọng
của heo khi cho ăn mức 2% bột trà xanh thì thấp hơn khẩu phần dùng thuốc kháng
sinh, tuy nhiên lượng thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn khác biệt không có ý
nghĩa thống kê. Bên cạnh đó thì lượng đạm trong thịt heo tăng với mức bổ sung là
1% được trình bày trong bảng 2.3
Bảng 2.3: Ảnh hưởng của bột trà xanh lên thịt heo tươi (%)

NT


Đối chứng

Chỉ tiêu

Bột trà xanh

Thuốc
kháng sinh

0,5%

1,0%

2%

Ẩm độ

73,1ab

71,7b

72,8ab

73,3a

72,8ab

CP

22,0b


23,2ab

22,1b

24,0a

22,1b

Béo thô

2,1

2,0

1,7

1,8

1,25

Tro thô

2,1

2,58a

2,0b

1,9c


1,8c

Ghi chú: những chữ số a, b, c khác nhau nằm trong cùng hàng khác biệt có ý nghĩa. NT: nghiệm thức
(Sarker et al., 2010)

12


2.1.6 Tình hình xuất khẩu trà
Theo Thông tin Thương mại Việt Nam (03/2011) cho biết trong tháng 1/2011 xuất
khẩu trà của Việt Nam đạt 11,1 ngàn tấn trị giá 16,27 triệu USD, giảm 23,25% về
lượng và 21,15% trị giá so với tháng 12/2010, nhưng so với cùng kỳ tháng 1/2010
lại tăng nhẹ 4,95% về lượng và 11,9% về trị giá.
Về giá xuất khẩu: nối tiếp đà tăng giá của năm 2010, giá xuất khẩu trà của Việt
Nam trong tháng 1/2011 tiếp tục tăng 2,73% (tương đương 39 USD/tấn) so với
tháng trước và tăng 6,62% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt trung bình 1.466 USD/tấn.
Giá trà trên thị trường thế giới đang có xu hướng giảm, giá trà xuất khẩu của Việt
Nam nhiều khả năng sẽ được điều chỉnh giảm trong thời gian tới.
Trong năm 2010 vừa qua, ngành trà Việt Nam đã đạt được nhiều thành công nhất
định. Chất lượng trà được cải thiện cộng với giá trà trên thị trường thế giới tăng cao
đẩy giá trà trong nước cũng như xuất khẩu tăng theo.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia mặc dù đang là quốc gia sản xuất và xuất khẩu trà
lớn thứ 5 thế giới chỉ sau Ấn Độ, Trung Quốc, Kenya, Sri Lanka và ngang hàng với
Indonesia, nhưng giá trị xuất khẩu trà của nước ta hiện vẫn còn khá thấp so với mặt
bằng chung của thế giới. Bởi sản phẩm trà xuất khẩu của ta có chất lượng chưa cao,
chưa quản lý được vấn đề chất lượng, đặc biệt là khâu vệ sinh an toàn thực phẩm.
Năm 2011, với nhu cầu tiêu thụ cao từ phía khách hàng, cộng với lợi thế về giá,
Hiệp hội Trà dự báo kim ngạch xuất khẩu năm 2011 sẽ tiếp tục tăng khoảng 20% so
với mức 197 triệu USD của năm 2010, lên trên 200 triệu USD. Về khối lượng xuất

khẩu, có thể ổn định quanh mức 135 nghìn tấn của năm 2010. Để đạt được mục
tiêu, ngành trà cần phát triển, nâng cao giá trị và quảng bá thương hiệu trà Việt Nam
đến toàn cầu, trước hết phải đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định và hướng đến việc
tăng sản xuất và xuất khẩu sản phẩm trà chất lượng cao, sau nữa là hướng tới mục
tiêu phát triển bền vững ngành trà.
Hiện nay, trà đen vẫn là mặt hàng trà xuất khẩu chủ yếu của nước ta (chiếm hơn
60% tổng giá trị xuất khẩu). Xuất khẩu trà đen trong tháng 1/2011 đạt 10,26 triệu
USD, giảm 25% so với tháng trước và giảm 47,02% so với cùng kỳ tháng 1/2010.
So với tháng trước, một số chủng loại như trà xanh, trà lên men, trà Ô Long cũng
giảm khá, giảm lần lượt 5,23%, 28,19% và 77,51% đạt 5,4 triệu USD, 373 ngàn
USD và 53 ngàn USD…Còn so với cùng kỳ năm 2010 trà xanh và trà lên men lại
tăng mạnh 75,89% và 200,43%, trà Ô Long giảm 6,12%.
Xuất khẩu trà của nước ta trong tháng 1/2011 vẫn tập trung chủ yếu vào các thị
trường truyền thống như Pakistan, Nga, Đài Loan, Trung Quốc, Inđônêxia,
Đức…và xuất khẩu trà sang hầu hết các thị trường đều giảm khá.

13


Trong đó, xuất khẩu trà sang thị trường Pakistan mặc dù lượng tăng nhẹ 0,29% so
với tháng 12/2010, nhưng trị giá lại giảm 3,18%. Thị trường đứng thứ hai là Nga
giảm 44,66% về lượng và 39,52% trị giá. Pakistan là quốc gia có đại đa số người
dân uống trà, với mức tiêu thụ từ 190 – 200 triệu kg. Trong số các nước xuất khẩu
trà vào Pakistan như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ và Băngladesh thì Việt Nam
mới chỉ chiếm từ 1,6 – 4% lượng trà đen nhập khẩu, tỉ lệ này là quá thấp vì vậy các
doanh nghiệp cần có kế hoạch đẩy mạnh giao thương để xuất khẩu vào thị trường
nhiều tiềm năng này.
So với tháng 12/2010, khối lượng trà xuất khẩu sang thị trường Đài Loan và Trung
Quốc cũng giảm 42,49% và 51,91%. Còn so với cùng kỳ 2010, thị trường Đài Loan
giảm 10,53%, thị trường Trung Quốc lại tăng 44,16%.

2.2 GIỚI THIỆU VỀ BÃ TRÀ
2.2.1 Giá trị dinh dưỡng của bã trà
Đàn gia súc các nước nhiệt đới vẫn đang còn đối mặt với tình trạng thức ăn nghèo
dưỡng chất như những phần thải ra từ việc thu hoạch mùa màng hay là những phụ
phẩm công nghiệp (Babayemi et al., 2004a). Việc đánh giá thành phần hóa học là
hết sức quan trọng, từ đó sẽ tính được giá trị dinh dưỡng của thức ăn,trên cơ sở đó
sẽ có biện pháp phối hợp với các nguyên liệu khác một cách hợp lí để làm thức ăn
cho gia súc gia cầm nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao ( Trương La, 2010). Theo
Yamamoto et al. (1997) trong lá trà chứa nhiều axit amin, protein, tannin,
polyphenol cho rằng bã trà có thể có tiềm năng bổ sung protein trong thức ăn động
vật.
Bã trà là phụ phẩm từ ngành công nghiệp sản xuất nước giải khát. Chúng có thể
được sử dụng như là một nguồn thức ăn không có tác động tiêu cực đến môi trường
(Kondo et at., 2004). Trong một số nghiên cứu thấy rằng chúng chứa protein trong
khoảng từ 27,6 – 31,1% (Kondo et al., 2004; Xu et al., 2007). Hàm lượng tannin
trong bã trà tương đối cao đây cũng là nguyên nhân làm giảm dưỡng chất cũng như
hệ vi sinh vật trong dạ cỏ không thể sử dụng chất dinh dưỡng từ thức ăn do tannin
đã liên kết với protein (Austin et al., 1989) của thức ăn tạo thành hợp chất khó tiêu
hóa (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia) . Tuy nhiên nếu quy trình loại bỏ tannin
vừa đơn giản vừa có tính kinh tế được phát triển thì bã trà sẽ là nguồn thức ăn cho
gia súc một cách có hiệu quả. Trong thí nghiệm của Kondo et al. (2004) các thành
phần hóa học của bã trà được hiển thị ở bảng 2.4

14


×