Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

KHẢO sát TÍNH NĂNG sản XUẤT của HEO đực GIỐNG hậu bị NUÔI tại xí NGHIỆP CHĂN NUÔI HEO MIỀN tây, TP cân THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.67 KB, 49 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN VĂN CÓ

KHẢO SÁT TÍNH NĂNG SẢN XUẤT CỦA HEO
ĐỰC GIỐNG HẬU BỊ NUÔI TẠI XÍ NGHIỆP
CHĂN NUÔI HEO MIỀN TÂY, TP CÂN THƠ

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI – THÚ Y

Cần Thơ, 2009

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI – THÚ Y

Tên đề tài:

KHẢO SÁT TÍNH NĂNG SẢN XUẤT CỦA HEO
ĐỰC GIỐNG HẬU BỊ NUÔI TẠI XÍ NGHIỆP
CHĂN NUÔI HEO MIỀN TÂY, TP CẦN THƠ

Giáo viên hướng dẫn:
Ths. Trương Chí Sơn



Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Văn Có
MSSV: 3052402
Lớp: CN – TY K31

Cần Thơ, 2009

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI – THÚ Y

Tên đề tài:

KHẢO SÁT TÍNH NĂNG SẢN XUẤT CỦA HEO
ĐỰC GIỐNG HẬU BỊ NUÔI TẠI XÍ NGHIỆP
CHĂN NUÔI HEO MIỀN TÂY, TP CẦN THƠ
Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2009
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2009
DUYỆT BỘ MÔN

Ths. Trương Chí Sơn


Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2009
DUYỆT KHOA

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


LỜI CẢM TẠ
Kính chào cha mẹ, quý thầy cô và các bạn!
Trước hết tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Trương Chí Sơn là người
thầy đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức chuyên môn và giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập đề tài.
Tôi xin gởi lời biết ơn đến toàn thể quý thầy cô bộ môn Chăn nuôi - Thú y,
đã tận tình truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt
thời gian tôi theo học tại trường.
Xin chân thành cảm ơn cô Trương Lan Huệ cùng các cô, các chú và các anh
của Xí nghiệp Chăn nuôi Heo Miền Tây, đã tận tình giúp đỡ tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi thực tập tại Xí nghiệp.
Ngoài ra, xin chân thành cám ơn đến tất cả bạn bè và thân hữu, đặc biệt là
anh Nguyễn Thiết đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Văn Có

i

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


MỤC LỤC


Trang
Lời cảm tạ......................................................................................................... i
Mục lục............................................................................................................ii
Danh sách chữ viết tắt..................................................................................... vi
Danh sách bảng.............................................................................................. vii
Danh sách hình .............................................................................................viii
Tóm lược ........................................................................................................ ix
Chương 1 Đặt vấn đề ....................................................................................... 1
Chương 2 Cơ sở lý luận ................................................................................... 2
2.1 Đặc điểm của một số giống heo ở ĐBSCL ................................................. 2
2.1.1 Giống heo nội ......................................................................................... 2
2.1.1.1 Giống heo Thuộc Nhiêu ....................................................................... 2
2.1.1.2 Giống heo Ba Xuyên ............................................................................ 2
2.1.2 Giống heo ngoại...................................................................................... 2
2.1.2.1 Giống heo Landrace ............................................................................. 2
2.1.2.2 Giống heo Yorkshire ............................................................................ 3
2.1.2.3 Giống heo Duroc.................................................................................. 3
2.1.2.4 giống heo Pietrain ................................................................................ 4
2.1.3 Chọn heo đực làm giống ......................................................................... 4
2.2 Đặc điểm sinh lý và nhu cầu dinh dưỡng của heo đực giống ...................... 4
2.2.1 Đặc điểm sinh lý của heo đực giống........................................................ 4
2.2.1.1 Đặc điểm sinh lý tiêu hóa của heo đực giống........................................ 4
2.2.1.2 Đặc điểm sinh lý sinh dục của heo đực giống ....................................... 6
2.2.2 Nhu cầu dinh dưỡng của heo đực giống .................................................. 6
2.2.2.1 Nhu cầu năng lượng ............................................................................. 6
2.2.2.2 Nhu cầu protein, acid amin................................................................... 7
2.2.2.3 Nhu cầu vitamin ................................................................................... 7

ii


PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


2.2.2.4 Nhu cầu khoáng ................................................................................... 7
2.2.2.5 Nhu cầu chất xơ ................................................................................... 8
2.2.2.6 Nhu cầu chất béo.................................................................................. 8
2.3 Thức ăn dùng trong chăn nuôi heo đực giống............................................. 8
2.3.1 Thức ăn năng lượng ................................................................................ 8
2.3.1.1 Tấm gạo ............................................................................................... 8
2.3.1.2 Cám gạo............................................................................................... 8
2.3.2 Thức ăn bổ sung protein.......................................................................... 9
2.3.2.1 Bánh dầu đậu nành ............................................................................... 9
2.3.2.2 Bột cá................................................................................................... 9
2.3.3 Thức ăn công nghiệp............................................................................... 9
2.3.3.1 Thức ăn đậm đặc .................................................................................. 9
2.3.3.2 Thức ăn hỗn hợp ................................................................................ 10
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sản xuất heo đực giống .................... 10
2.4.1 Tuổi heo đực giống ............................................................................... 10
2.4.2 Tần số lấy tinh....................................................................................... 10
2.4.3 Các yếu tố môi trường........................................................................... 11
2.4.4 Ảnh hưởng của việc chăm sóc, nuôi dưởng ........................................... 12
2.4.5 Độ dày mỡ lưng .................................................................................... 12
2.5 Những chỉ tiêu về chất lượng tinh dịch của heo đực giống ....................... 12
2.5.1 Lượng xuất tinh..................................................................................... 12
2.5.2 Màu sắc tinh dịch .................................................................................. 13
2.5.3 Mùi của tinh dịch .................................................................................. 13
2.5.4 Sức hoạt động của tinh trùng................................................................. 13
2.5.5 Sức kháng của tinh trùng....................................................................... 13
2.5.6 Nồng độ tinh trùng ................................................................................ 14
2.5.7 pH của tinh trùng .................................................................................. 16

2.5.8 Tỷ lệ sống chết của tinh trùng ............................................................... 16
2.5.9 Tỷ lệ kỳ hình của tinh trùng .................................................................. 17

iii

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Chương 3 Phương tiện và phương pháp thí nghiệm........................................ 19
3.1 Phương tiện thí nghiệm ............................................................................ 19
3.1.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm .......................................................... 19
3.1.2 Điều kiện khí hậu .................................................................................. 19
3.1.3 Chuồng trại thí nghiệm.......................................................................... 19
3.1.4 Động vật thí nghiệm............................................................................. 19
3.1.5 Thức ăn................................................................................................. 19
3.1.6 Quy trình tiêm phòng bệnh cho heo đực................................................ 20
3.1.7 Dụng cụ trong thí nghiệm...................................................................... 22
3.2 Bố trí thí nghiệm ...................................................................................... 23
3.3 Phương pháp tiến hành thí nghiệm ........................................................... 23
3.3.1 Khảo sát tập tính của heo khi huấn luyện lấy tinh.................................. 23
3.3.1.1 Huấn luyện đực nhảy giá .................................................................... 23
3.3.1.2 Lấy tinh lần đầu tiên........................................................................... 23
3.3.2 Lượng xuất tinh..................................................................................... 24
3.3.3 Màu sắc tinh dịch .................................................................................. 24
3.3.4 Mùi của tinh dịch .................................................................................. 24
3.3.5 Sức hoạt động của tinh trùng................................................................. 24
3.3.6 pH của tinh trùng .................................................................................. 25
3.3 Phương pháp thu nhập và xử lý số liệu..................................................... 25
Chương 4 kết quả và thảo luận....................................................................... 26
4.1 Huấn luyện đực nhảy giá.......................................................................... 26

4.1.1 Biểu hiện của heo đực giống khi tập...................................................... 26
4.1.2 Thời gian chịu lấy tinh .......................................................................... 27
4.2 Kết quả khảo sát thể tích tinh dịch và hoạt lực tinh trùng ........................ 27
4.2.1 Màu sắc................................................................................................. 27
4.2.2 Độ vẫn .................................................................................................. 27
4.2.3 Lượng tinh xuất của heo đực ................................................................. 28
4.2.4 Hoạt lực tinh trùng ................................................................................ 29

iv

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


4.2.5 pH......................................................................................................... 30
Chương 5 kết luận và đề nghị ........................................................................ 31
Tài liệu tham khảo ......................................................................................... 32

v

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

AA: acid amin
A: mật độ
C: nồng độ tinh trùng
ĐBSCL: đồng bằng sông Cửu Long
Lys: Lysin
Met: Methionin

NT: nghiệm thức
R: sức kháng của tinh trùng
Trp: Tryptophan
TTNT: thụ tinh nhân tạo
YL: Yorkshire x Landrace

vi

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Ảnh hưởng của tần số lấy tinh........................................................ 11
Bảng 2.2: Ảnh hưởng của selen và vitamin E lên chất lượng tinh dịch của heo
đực giống....................................................................................................... 12
Bảng 2.3: Chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch thể hiện ở lượng tinh xuất ra......... 13
Bảng 2.4: Thang điểm đánh giá sức hoạt động của tinh trùng ........................ 13
Bảng 2.5: Nồng độ tinh trùng heo .................................................................. 16
Bảng 2.6: Phẩm chất tinh dịch một số heo ngoại ở nước ta ............................ 17
Bảng 2.7: Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tinh ................................................... 17
Bảng 2.8: Tuổi khai thác tinh của heo đực ..................................................... 18
Bảng 2.9: Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tinh ............................................. 18
Bảng 3.1: Thành phần dinh dưỡng và năng lượng của thức ăn đậm đặc C12
(Proconco) ..................................................................................................... 20
Bảng 3.2: Quy trình tiêm phòng bệnh ............................................................ 21
Bảng 3.3: Thang điểm đánh giá sức hoạt động của tinh trùng ........................ 25
Bảng 4.1: Mức độ phản ứng của heo đực trước giá nhảy................................ 26
Bảng 4.2: Thời gian lấy tinh heo đực trong thí nghiệm................................... 27
Bảng 4.3: Độ vẫn của tinh dịch ...................................................................... 27

Bảng 4.4: Ảnh hưởng của tuổi lên thể tích, hoạt lực, pH của tinh trùng......... 28

vii

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1: Sơ đồ chuồng trại ........................................................................... 21
Hình 3.2: Giá nhảy......................................................................................... 22
Hình 3.3: Chuồng heo đực ............................................................................. 22
Hình 3.4: Dụng cụ thí nghiệm........................................................................ 22
Hình 3.5: Sơ đồ bố trí thí nghiệm................................................................... 23
Hình 3.6: Màu tinh +++ ................................................................................. 24
Hình 3.7: Màu tinh ++ ................................................................................... 24
Hình 4.1: Biểu đồ so sánh thể tích tinh dịch giữa các nghiệm thức................. 29
Hình 4.2: Biểu đồ so sánh hoạt lực tinh trùng giữa các nghiệm thức .............. 29

viii

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


TÓM LƯỢC
Ở ĐBSCL, ngành chăn nuôi heo trở thành một ngành kinh tế nông nghiệp
quan trọng. Nó không chỉ góp phần giải quyết nhu cầu thịt cho từng gia đình
mà còn đem lại những lợi ích kinh tế lớn trong việc xuất khẩu. Do có một
nguồn thức ăn phong phú và điều kiện tự nhiên thích hợp đã tạo điều kiện
thuận lợi cho việc chăn nuôi heo phát triển. Trong ngành chăn nuôi heo, heo

đực giống có vai trò rất quan trọng, vì heo đực giống ảnh hưởng trực tiếp
đến chất lượng cũng như sản lượng đàn con.
Mặt khác, chất lượng tinh dịch của heo đực giống còn chịu ảnh hưởng bởi
nhiều yếu tố. Do đó, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát tính
năng sản xuất của heo đực giống hậu bị, nuôi tại Xí nghiệp Chăn nuôi Heo
Miền Tây”. Mục tiêu đề tài nhằm đánh giá được chất lượng tinh của heo đực
tại Xí nghiệp Chăn nuôi Heo Miền Tây.
Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy:
Việc chăm sóc nuôi dưỡng heo đực của trại tốt, heo đực được nuôi với thức
ăn của heo nái nuôi con, lượng thức ăn mỗi ngày cho một heo đực là 2,5kg.
Heo đực được tiêm phòng bệnh theo định kỳ.
Với kết quả khảo sát tính năng sản xuất của heo đực giống hậu bị tại Xí
nghiệp Chăn nuôi Heo Miền Tây với các chỉ tiêu:
Màu sắc: màu sắc tinh dịch có màu trắng sữa
Độ vẫn: độ vẫn tinh dịch đều ≥2+
pH: pH trung bình của tinh dịch là 7,32 ± 0,1
Thể tích: thể tích tinh dịch trung bình là 265 ± 31,5 ml
Hoạt lực: hoạt lực trung bình của tinh trùng là 74,11± 1,77
Chất lượng tinh dịch của heo đực giống hậu bị trong trại tốt, do đa số heo
đực giống giai đoạn đầu sử dụng trong trại đều trong độ tuổi khai thác. Tuổi
của các heo đực giống hậu bị khoảng 11 đến 15 tháng tuổi. Trong thí nghiệm
thì màu và mùi tinh dịch của heo đực bình thường không có gì khác lạ. Thể
tích tinh dịch trung bình của các heo đực trong thí nghiệm là 265ml và sự
khác biệt thể tích tinh dịch của các heo đực không có ý nghĩa với (P > 0,05).
Hoạt lực tinh trùng của tinh dịch hơi thấp, trung bình khoảng74,11 ± 1,77 do
các heo đực trong thời gian đầu sử dụng. Tuy nhiên, với hoạt lực trung bình
khoảng74,11 ± 1,77 thì heo đực đã có thể khai thác tinh và sử dụng được.

ix


PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã hội càng phát triển, đời sống người dân ngày càng được năng cao thì nhu cầu về
chất dinh dưỡng trong bữa ăn ngày càng cao. Đó là tiền đề thuận lợi tạo điều kiện
cho ngành chăn nuôi nói chung và nghề nuôi heo nói riêng ổn định và phát triển. Ở
nước ta, đặc biệt là ở ĐBSCL, ngành chăn nuôi heo trở thành một ngành kinh tế
nông nghiệp quan trọng. Nó không chỉ góp phần giải quyết nhu cầu thịt cho từng
gia đình mà còn đem lại những lợi ích kinh tế lớn trong việc xuất khẩu. Do có một
nguồn thức ăn phong phú và điều kiện tự nhiên thích hợp đã tạo điều kiện thuận lợi
cho việc chăn nuôi heo phát triển.
Trong ngành chăn nuôi heo, heo đực giống có vai trò rất quan trọng, vì heo đực
giống ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cũng như sản lượng đàn con.
Theo Nguyễn Thiện (2008), heo đực có ảnh hưởng rất lớn đến số lượng và chất
lượng đàn con so với heo nái.
Mặt khác, chất lượng tinh dịch của heo đực giống còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu
tố như: tuổi, giống, chăm sóc, nuôi dưỡng, yếu tố môi trường… Song, các yếu tố
này cũng chưa được quan tâm đúng mức, cụ thể là rất nhiều khuyến cáo đưa ra là
nuôi dưỡng heo đực giống dựa vào tiêu chuẩn ăn của heo nái sinh sản.
Do đó, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “ Khảo sát tính năng sản xuất của
heo đực giống hậu bị nuôi tại Xí nghiệp Chăn nuôi Heo Miền Tây”. Mục tiêu đề tài
là khảo sát các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng tinh của heo
đực tại Xí nghiệp Chăn nuôi Heo Miền Tây. Nhằm khắc phục được các yếu tố ảnh
hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng tinh của heo đực, làm tăng năng suất, chất
lượng tinh cũng như mang lại hiệu quả cao trong chăn nuôi.

1

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com



CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ GIỐNG HEO Ở ĐBSCL
2.1.1 Giống heo nội
2.1.1.1 Giống heo Thuộc Nhiêu
Theo Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2004), là giống heo lai chọn trong nông dân, đến
nay trở thành một quần thể nuôi rộng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Heo Thuộc
Nhiêu có sự tham gia của giống heo Yorkshire mà hình thành. Nguồn gốc từ làng
Thuộc Nhiêu tỉnh Tiền Giang. Heo Thuộc Nhiêu có màu sắc lông da trắng tuyền, có
bớt đen nhỏ ở mắt. Heo có tầm vóc trung bình, ngắn mình, thấp chân, tai nhỏ, thẳng
đứng. Heo có hướng sản xuất mỡ - nạc.
Khối lượng, vòng ngực và dài thân của giống heo Thuộc Nhiêu là: 2 tháng tuổi đạt
9,4 kg; 48,5 cm và 51,4 cm và khối lượng trưởng thành là 140 -160kg/con.
Khả năng sinh sản của giống heo Thuộc Nhiêu đạt mức trung bình, các chỉ tiêu của
heo đực ở mức trung bình cao: Có khả năng làm việc từ lúc 6 - 7 tháng tuổi với khối
lượng khoảng 50 - 60 kg. Lượng tinh xuất trung bình là 90 - 100 ml/lần. Hoạt lực
tinh trùng đạt 80%, nồng độ tinh trùng đạt khoảng 175 triệu/ml, (Nguyễn Thiện
2008).
2.1.1.2 Giống heo Ba Xuyên
Khả năng sinh sản của heo Ba Xuyên cũng tương tự như giống heo Thuộc Nhiêu.
Đối với heo đực thì: Tuổi nhảy trung bình 6 –7 tháng, tần số nhảy 2 – 3 ngày/lần.
Lượng tinh xuất trung bình là 90 – 100 ml/lần. Hoạt lực tinh trùng đạt 80%, nồng độ
tinh trùng đạt khoảng 170 triệu/ml. Nguyễn Thiện (2008).
2.1.2 Giống heo ngoại
2.1.2.1 Giống heo Landrace
Theo Nguyễn Thiện (2008), giống heo Landrace được hình thành từ sự lai tạo giữa
các giống heo Youtland có nguồn gốc từ Đức và heo Yorkshire có nguồn gốc từ
Anh. Từ 1896 ở Đan Mạch có trung tâm giống đầu tiên do đòi hỏi của thị trường
thịt heo, cần có giống heo nhiều nạc chóng lớn. Từ 1900 heo Landrace được chọn

lọc theo hướng chóng thành thục, có dạng hình thủy lôi, phần mông rất phát triển, tỷ
lệ thịt jambon cao… Ngày nay, heo Landrace có mức tăng trọng bình quân từ 750 –
800g/ngày tùy theo yêu cầu chăn nuôi của từng nước. Tuổi để đạt được trọng lượng
220 Lb (99,88 kg) là 172 ngày. Ở Việt Nam, từ năm 1978 nhập heo Landrace từ
CuBa. Những năm 1985 – 1986 nhập heo Landrace từ Bỉ và Nhật Bản. Heo
Landrace được sử dụng để lai kinh tế với heo nội. Công thức lai phổ biến hiện nay
là ½ máu heo Landrace, ¼ máu heo Đại Bạch và ¼ máu heo Móng Cái. Con lai 6
tháng tuổi có thể đạt 100kg và tỷ lệ nạc từ 48% trở lên.
Vì khả năng cho nhiều nạc nên nhu cầu dinh dưỡng của heo Landrace rất cao, thức
ăn hàng ngày phải đảm bảo cung cấp đủ protein về lượng và chủng loại AA thiết
yếu, nhu cầu các dưỡng chất khác cũng cao hơn các nhóm giống heo ngoại nhập
khác. Nếu thức ăn không đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất, hoặc dưỡng chất không
cân bằng, phẩm chất thực liệu không tốt, heo Landrace sẽ nhanh chóng giảm sút

2

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


năng suất cho thịt, tăng trưởng chậm, sinh sản kém, dễ bị mầm bệnh tấn công, (Võ
Văn Ninh, 2001).
Đặc điểm riêng của giống heo Landrace: tai to rủ xuống mắt. Heo nái 8 tháng tuổi
đạt 90kg, 12 tháng tuổi đạt 145kg. Về sinh sản: số con sơ sinh/ổ 8 -11 con, khối
lương sơ sinh /con 1,3 -1,4kg, khối lượng 60 ngày tuổi/con 12 - 13kg. Chỉ tiêu sinh
trưởng, sinh sản, heo ở nước ta có thấp hơn so với giống gốc từ 10 - 15%, (Phạm
Hữu Doanh và Lưu Kỷ, 2004).
2.1.2.2 Heo Yorkshire
Theo Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Quế Côi (2005), giống heo này được tạo ra từ
nước Anh vào thế kỷ 19, giống này được công nhận năm 1851, nhập vào nước ta từ
các nước khác nhau như Liên Xô (cũ), CuBa, Nhật, Bỉ, Anh, Pháp…Heo Đại Bạch

Liên Xô (cũ) nhập vào miền Bắc nước ta từ năm 1962, do đặc điểm của giống heo
này mình ngắn, tỷ lệ nạc không cao nên không còn phù hợp với thị hiếu của nước
ta, nên giống heo đại bạch của Liên Xô (cũ) hầu như không còn tồn tại trong sản
xuất. Giống heo Yorkshire hiện nay được nuôi ở hầu hết các nước trên thế giới, bởi
giống heo này có năng suất sinh sản và khả năng thích nghi cao hơn các giống heo
nhập nội khác.
Hàng năm các nhà chăn nuôi thường chọn nhiều heo nọc tốt để làm công tác lai cải
thiện con giống ở đồng bằng Bắc bộ và Nam bộ. Các trại giống lớn thường nhập
heo giống hoặc tinh heo Yorkshire từ nhiều nước tiên tiến để làm tươi máu
Yorkshire ở Việt Nam, (Võ Văn Ninh, 2001).
Đặc điểm riêng của Yorkshire là tai đứng, thể chất vững chắc, có 12 -14 vú. Heo
Đại Bạch nhập vào nước ta năm 1962 từ Liên Xô (cũ), đực trưởng thành dài thân
170 - 185 cm, vòng ngực 165 - 185 cm, nặng 350 - 380 kg. Heo nái trưởng thành
nặng 250 - 280 kg. Heo nhập nuôi ở nước ta năng suất thấp hơn 5 - 10% khối lượng
so với giống gốc. Heo nái đẻ 9 - 10 con/lứa, sơ sinh nặng 1,2 kg/con, cai sữa 60
ngày tuổi 7 - 8 con, khối lượng 60 ngày tuổi 12 - 13 kg/con, heo thịt 8 tháng tuổi
nặng 83 – 84 kg, 10 tháng tuổi 117 kg. Heo nái sinh sản ổn định, tiết sữa tốt. (Lê
Hồng Mận, 2002).
2.1.2.3 Heo Duroc:
Có nguồn gốc từ Mỹ. Ban đầu heo này được gọi là Duroc Jersey vì có màu lông rất
giống bò Jersey là một bò thịt nổi tiếng của Mỹ. Ở Việt Nam heo Duroc được nhập
vào miền Nam trước 1975 và được gọi là heo “ Heo Bò”. Ngoại hình: màu sắc lông
da từ màu đỏ dợt đến nâu đỏ, móng nâu, đen, đầu to, tai nhỏ và cụp, cổ ngắn, vai to,
bụng gọn, lưng cong, đùi to và rất phát triển dài thân trung bình, đặc biệt chân to và
chắc chắn. Tính năng sản xuất: loại hình hướng nạc. Trọng lượng trưởng thành 300
– 450kg. Heo Duroc có nhược điểm là tính tốt sữa kém nên trọng lượng heo cai sữa
nhỏ. Heo được sử dụng trong công thức lai 3 máu để tăng tỉ lệ thịt, tầm vóc, và năng
suất sinh trưởng cùng với Yorkshire và Landrace, (Trương Chí Sơn, 2000).
Heo Duroc thích ứng chịu đựng cao với điều kiện khí hậu, ít nhạy cảm với stress.
Khối lượng heo trưởng thành con đực trên 300kg, con cái 200 - 300kg. Heo Duroc

sinh sản không cao, đẻ 7 - 9 con/lứa, nuôi con không khéo, tiết sữa kém. Heo nuôi

3

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


thịt có tốc độ sinh trưởng và tiêu thụ thức thức ăn tốt; 6 tháng tuổi trên 100kg, tỷ lệ
nạc 56 - 58%. Chất lượng thịt ngon, có nhiều mỡ dắt, (Lê Hồng Mận, 2006).
2.1.2.4 Pietrain
Giống heo này xuất hiện ở Bỉ vào khoảng năm 1920 và mang tên là Pietrain. Được
công nhận là giống mới 1953 tại tỉnh Brabant và 1956 cho cả nước. Heo có tuổi đẻ
lứa đầu 418 ngày. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ 165,2 ngày. Cai sữa ở 35,2 ngày. Số
con/lứa 10,2, số con cai sữa 8,3. Số con cai sữa/nái/năm 18,3 con. Khả năng tăng
trọng từ 35kg đến 90kg là 770g/ngày. Tiêu tốn 2,58kg thức ăn cho 1kg thể trọng.
Mổ thịt heo 100kg có chiều dài thân thịt 93,2cm, tỷ lệ thịt móc hàm: 75,9%, tỷ lệ
nạc/thịt xẻ 61,35% trong khi heo Large White phải là 54,11%; Landrace Bỉ 58,3%.
Dày mỡ lưng, trung bình có khối lượng mỡ thịt 90kg của heo Pietrain là 7,8mm,
trong khi Large White và Landrace Pháp là 11,4mm, (Lê Minh Hoàng, 2002).
Heo Pietrain được sử dụng để lai kinh tế ở nhiều nơi trên thế giới. Lông da có nhiều
vết đỏ và đen không đều. Khi cho lai với heo có màu trắng thì màu trắng sẻ trội.
Heo Pietrain là một điển hình về vết loang đen trắng không cố định trên lông da,
nhưng năng suất thì rất ổn định. Heo Pietrain hiện nay đã có ở nước ta nhưng chưa
nhập chính thức vào Việt Nam, (Nguyễn Thiện, 2008).
2.1.3 Chọn heo đực làm giống
Chọn đực giống có lý lịch rõ ràng từ lý lịch ông bà, bố mẹ thể hiện đặc điểm giống
có năng suất cao. Chọn cá thể heo đực giống có ngoại hình thể chất đạt tiêu chuẩn
giống cấp I trở lên, không chọn ép dưới cấp. Chọn đực lớn nhất trong đàn, khỏe,
lưng thẳng hoặc không quá võng, ngực nở, dài mình, mông to, vai cứng cáp, bốn
chân đứng thẳng, nhanh nhẹn, hiếu động, hình dáng lông da đúng phẩm chất giống

định chọn. Khi chọn đực giống cần lưu ý: Heo đực có hai tinh hoàn đều cân đối, lọ
rõ rệt, không ẩn, không sệ, không mỏng như sa ruột, tránh cà lệch to nhỏ không đều
nhau, không bị nấm, ghẻ. Heo đực có móng chân chụm, không chọn đực có móng
chân chõe, móng cao, móng thấp, nứt nẻ, bị hà. Heo đực phàm ăn, thích nghi tốt
trong thời tiết nóng lạnh, tiêu tốn thức ăn thấp trên 1kg tăng trọng 3,2 – 3,5kg.
Không bị bệnh kinh niên, không bị bệnh truyền nhiễm, (Lê Minh Hoàng, 2002).
2.2 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ VÀ NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA HEO ĐỰC
GIỐNG
2.2.1 Đặc điểm sinh lý của heo đực giống
2.2.1.1 Đặc điểm sinh lý tiêu hóa ở heo đực giống
Hệ thống tiêu hóa của heo gồm bốn bộ phận chính tham gia quá trình tiêu hóa cơ
học và hóa học là miệng, dạ dày, ruột non, ruột già. Lợn là loài tạp ăn, ăn thức ăn
sống, chín đều được. Heo 90 – 100kg có dung tích dạ dày 5 - 6 lít, chiều dài ruột
non 20 - 25m gấp 4 lần chiều dài thân, vì thế heo tiêu hóa và đồng hóa thức ăn tốt,
(Lê Hồng Mận, 2006).
Tiêu hóa ở miệng
Miệng là xoang miệng bao gồm tuyến nước, tiếp theo đó là ống thực quản và tuyến
nhờn. Đây là phần trên của ống tiêu hóa, nó có tác dụng tiếp nhận, nhai nghiền và
sơ chế chủ yếu là phương pháp vật lý để làm cho thức ăn trở nên nhỏ hơn, mềm
4

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


hơn, dễ phân tán hơn để cho giai đoạn tiêu hóa sau này thuận lợi, (Dương Thanh
Liêm et al., 2002).
Tiêu hóa ở dạ dày
Lê Hồng Mận (2006), thành phần hữu cơ của dịch dạ dày gồm các men tiêu hóa
protein, chất nhầy, acid lactic, creatinin, ATP, các chất vô cơ Na, K, Ca, Mg đều ở
dạng muối cholorua, sulfat, phosphat và đặc biệt là acid chlohydric. Men tiêu hóa

protein của dạ dày ở dạng pepsinogen không hoạt động, được HCl hoạt hóa thành
men pepsin hoạt động.
Tiêu hóa protein ở dạ dày:
Acid chlohydric làm trương nở protein để làm tăng bề mặt tiếp xúc với men
pepsin, diệt khuẩn, giữ độ acid của dạ dày.
Protein thức ăn

pepsin
nước

acid amin + albumol + pepton

Một số men khác như Catepsin, kimozin chủ yếu ở heo con bú sữa, hoạt động ở môi
trường yếu (pH = 6,7).
Casemogen

kimozin

Cazein +

Ca2+ $ + Cazezin CanXi

Tiêu hóa ở ruột non
Theo Hoàng Văn Tiến (1995), các dưỡng chất trong dạ dày có môi trường acid khi
chuyển xuống tá tràng trước tiên nó được trung hòa bởi dich mật có tính kiềm rất
cao, tiếp đó nó được tác động bởi một loại enzyme tiết ra bởi tuyến tụy:
Amilase và maltase làm nhiệm vụ thủy phân tinh bột thành đường maltose và tiếp
theo thủy phân đường maltose thành đường glucose.
Lipase thủy phân các hợp chất lipid đã được nhũ tương hóa bởi dịch mật. Trypsin
thủy phân các polypeptid thành các AA. Tất cả các quá trình phân giải này đều cần

có sự tham gia của men tiêu hóa cùng với một số chất xúc tác khác.
Như vậy là thức ăn khi chuyển qua dạ dày xuống tá tràng thì chỉ có một phần tinh
bột được tiêu hóa cho đến glucose, một phần lipid cũng như một phần protein đã
được tiêu hóa, phần còn lại tiếp tục được tiêu hóa ở ruột non. Các enzyme của ruột
non: dưỡng chất sau khi qua tá tràng thì chuyển xuống ruột non, trong ruột non có
enzyme sacarase có nhiệm vụ thủy phân sacarose thành glucose và fructose.
Men lactase của ruột non phân giải đường lactose thành đường glucose và
galactose, phần tinh bột còn lại chưa tiêu hóa ở tá tràng sẽ được các enzyme
amylase phân giải thành đường maltose, maltase phân giải maltose thành đường
glucose.
Men lipase phân giải lipit thành các acid béo và triglicerid. Trong ruột non không có
các loại enzyme phân giải phân tử protein nguyên vẹn cũng giống như ở tá tràng, cụ
thể là trong tá tràng có trypsin chịu trách nhiệm phân giải polypetid thành AA.
Tiêu hóa ở ruột già
Ruột già có manh tràng, trực tràng, kết tràng, phần thức ăn không tiêu hóa được ở
ruột non thì chuyển sang ruột già, ở đây vẫn có sự tiêu hóa hấp thu nhưng không
đáng kể, quá trình phân giải protein, gluxit, lipid như ở ruột non, nhưng ở mức độ
5

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


thấp 12%, acid amin, acid béo bay hơi, vitamin được hấp thu qua niêm mạc ruột già
vào máu đến gan rồi đến các bộ phận cơ thể, (Lê Minh Hoàng, 2002).
2.2.1.2 Đặc điểm sinh lý sinh dục của heo đực giống
Sự hình thành sinh dục
Theo Nguyễn Thiện et al. (2007), sự hình thành sinh dục của heo đực tơ được xác
định khi tinh hoàn đủ khả năng sản xuất ra tinh trùng trưởng thành có hiệu lực thụ
tinh. Sự sinh tinh bắt đầu vào giai đoạn 50 ngày tuổi sau khi đẻ, trong các ống sinh
tinh đã có xuất hiện các tinh bào sơ cấp (primary spermatocytes) sau thời kỳ này các

biến đổi về cơ thể và các hormon xuất hiện làm thay đổi hình thái cấu trúc của tinh
hoàn, các ống sinh tinh to lên nhanh chóng làm tăng nhanh khối lượng và kích
thước của tinh hoàn. Giai đoạn 150 ngày tuổi, đường kính của ống sinh tinh đã đạt
130 - 140µ, 240 ngày đạt 210µ. Từ 3 tháng tuổi trong ống sinh tinh có tất cả các
dạng tế bào sinh dục từ nguyên tinh bào đến tiền tinh trùng. Tới 4 tháng tuổi đã có
nhiều tinh trùng, 8 tháng thì ống sinh tinh đã đã đạt mức ổn định, không đổi về kích
thước, các tế bào sertoli rất dày đặc. Từ 5 – 6 tháng tuổi các tế bào leydig đã sản
xuất ra hormon androgen.
Cơ chế thần kinh nội tiết điều khiển quá trình thành thục sinh dục
Quá trình thành thục sinh dục ở đực hậu bị chịu sự điều khiển của hoạt động nội tiết
tuyến yên chủ yếu là FSH và LH. FSH kích thích sự phát triển của ống sinh tinh,
kích thích quá trình sinh tinh, làm cho các tế bào sinh dục biến đổi qua các giai đoạn
cho đến lúc tạo thành tinh trùng. FSH còn làm cho testosteron xâm nhập dễ dàng
vào tế bào sertoli, để tế bào này làm chức năng dinh dưỡng đối với các tế bào dòng
tinh. Nó cũng kích thích sự phát triển của các nhân cảm thụ gắn LH trong tế bào
Leydig. LH làm sản sinh và phát triển các tế bào Leydig để tiết ra hormon
testosteron. Hệ thần kinh tác động lên tuyến yên qua vùng dưới đồi làm tuyến yên
tiết FSH và LH để khởi phát sự thành thục sinh dục. HSH - ống sinh tinh và LH – tổ
chức kẽ. Hệ FSH ống sinh tinh bắt đầu hoạt động trước làm khởi phát các biểu hiện
thành thục đầu tiên. Tiếp đó là LH – tổ chức kẽ hoạt động làm xuất hiện các đặc
tính sinh dục phụ, (Nguyễn Thiện, 2008).
2.2.2 Nhu cầu dinh dưỡng của heo đực giống
2.2.2.1 Nhu cầu năng lượng
Theo Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2007), nhu cầu năng lượng tổng hàng ngày
của heo đực giống thì nhu cầu năng lượng duy trì chiếm tỉ lệ rất lớn và tăng theo
khối lượng của con vật. Tỉ lệ này biến động từ 60 - 90% nhu cầu năng lượng thu
nhận. Trong khi đó nhu cầu cho hoạt động phối giống và sản xuất tinh rất thấp
khoảng dưới 5% nhu cầu năng lượng ăn vào.
Nếu heo thừa năng lựợng sẽ giảm khả năng sinh sản và tích lũy nhiều mỡ, và hạn
chế mức tiêu thụ thức ăn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, sức lớn bình thường.

Heo đực giống khi gặp điều kiện hầm nóng và thức ăn lại thừa năng lượng sẽ không
hăng sức phủ nái, chất lượng tinh giảm sút, tỉ lệ thụ thai thấp và không sai con, (Võ
Văn Ninh, 2007).

6

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


2.2.2.2 Nhu cầu về Protein, acid amin.
Theo Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng (2002), thành phần cấu tạo tế bào chủ yếu là
protein. Khi tế bào chết thải ra ngoài mang theo nhiều protein. Sự sinh trưởng lớn
lên, vỗ béo, bào thai, sữa, tinh trùng.... đều chứa lượng lớn protein. Như vậy, protein
của thức ăn phải bù lượng protein mất đi, và xây dựng cấu trúc tế bào mới tạo ra sản
phẩm. Tùy từng loại thức ăn động vật, thực vật mà lượng protein có nhiều hay ít.
Chất lượng protein được thể hiện bằng các AA cần thiết có được. Thường thì có loại
AA này thì thiếu loại AA khác, cho nên việc chế biến thức ăn hỗn hợp nhiều loại
nguyên liệu để bổ sung cho nhau hoàn chỉnh hơn đáp ứng nhu cầu của các loại heo.
Tiêu chuẩn protein trong thức ăn lợn được biểu thị từng gram protein thô hay
protein tiêu hóa trên một đơn vị thức ăn tùy theo tuổi, giống, mục đích chăn nuôi,
trong khẩu phần hoặc công thức hỗn hợp biểu thị bằng % protein thô.
Acid amin thường không có dự trữ, chúng lưu chuyển trong máu và thân dịch trong
vòng 24 - 36 giờ, nếu không có điều kiện AA khác phối hợp để tạo Protein cho cơ
thể, thì chúng sẽ bị chuyển hóa thành urê và bị loại ra khỏi cơ thể qua nước tiểu.
Phần acid hữu cơ sẽ chuyển thành mỡ dự trữ hoặc cung cấp năng lượng, (Võ Văn
Ninh, 2007).
2.2.2.3 Vitamin
Theo Lê Hồng Mận (2006), cơ thể động vật cần khoảng 15 loại vitamin với lượng
rất ít nhưng có vai trò lớn tới quá trình trao đổi chất, các hoạt động của các enzym
và hormon. Thiếu hoạt thừa một loại vitamin nào đều có ảnh hưởng xấu đến tiêu

hóa hấp thu dinh dưỡng của động vật. Vitamin chia thành hai loại: nhóm tan trong
dầu mỡ và nhóm hòa tan trong nước được đưa từ thức ăn vào cơ thể, còn có vitamin
được tạo ra từ các vi khuẩn đường ruột.
Vitamin rất quan trọng trong việc trao đổi vật chất cơ thể của gia súc. Thức ăn của
heo không thể thiếu các loại vitamin A, B, D, PP...Thiếu vitamin A heo chậm lớn,
thiếu vitamin B heo kém ăn, tiêu hóa kém, mệt mỏi, rối loạn thần kinh, viêm da
rụng lông. Thiếu vitamin D thì còi xương, thiếu vitamin PP thì ỉa chảy, chậm lớn,
thiếu cholin sinh sản kém, giảm sữa, lợn con còi cọc....Vì vậy, vitamin có vai trò
quan trọng cho sự tăng trưởng, phát triển cũng như khả năng làm việc của heo, (Lê
Hồng Mận et al., 2002).
2.2.2.4 Khoáng
Phạm Hữu Doanh và Lưu kỷ (2004), chất khoáng rất cần thiết cho cơ thể heo.
Khoáng góp phần tạo tế bào, điều hòa hoạt động của các nội tạng, đồng hóa thức ăn
đạm và chất béo. Thiếu khoáng năng suất thịt giảm, heo bị còi, cơ thể suy nhược,
tạo điều kiện phát sinh các bệnh như lao, bại liệt.
Các chất khoáng gồm có hai nhóm: khoáng đa lượng và khoáng vi lượng.
Khoáng vi lượng gồm một số như: Ca, P, Cl, Mg…
Khoáng đa lượng gồm: iốt, đồng, sắt, coban, mangan…
Số lượng khoáng vi lượng trong cơ thể heo cần rất ít nhưng tác dụng rất lớn.

7

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


2.2.2.5 Chất xơ
Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu kỷ (2004), chất xơ có trong cám xay lẫn trấu, rau
cỏ, heo ăn nhiều không tiêu hóa được, heo chậm lớn. Chất xơ không nên quá 7%
trong thức ăn của heo.
Thực tế do nguyên liệu thức ăn gia súc khan hiếm, đắt, muốn hạ giá thành, dùng

nhiều cám to, bã đậu phộng có võ, võ đậu phộng để trộn, thường làm vượt tỷ lệ xơ
đến tối đa 14% khẩu phần, nhất là với heo nái mập, đực giống. Với thú lớn trưởng
thành và có xu hướng mập mỡ, tỉ lệ xơ 10 – 13% khẩu phần có thể chấp nhận được,
(Võ Văn Ninh, 2007).
2.2.2.6 Chất béo
Theo Võ Văn Ninh (2007), ngoài việc thỏa mãn như cầu các acid béo thiết yếu, sự
hiện diện acid béo trong khẩu phần thức ăn còn làm cho thức ăn ngon miệng, dễ
nuốt. Các thức ăn gia súc thông dụng chứa một tỷ lệ cao về chất béo, ít khi nào tính
toán khẩu phần có chứa kém hơn 5% chất béo (thông thường chứa 7 - 10% chất
béo). Heo ăn khẩu phần từ ít đến nhiều chất béo, dần dần quen đi và không có biểu
hiện gì xấu, nhưng đột ngột tăng lượng chất béo trong thức ăn sẽ gây tiêu chảy và
chất béo không tiêu hóa, hấp thu chọn vẹn, phần dư thừa sẽ bị biến chất gây rối loạn
tiêu hóa.
2.3 THỨC ĂN DÙNG TRONG CHĂN NUÔI HEO ĐỰC GIỐNG
2.3.1 Thức ăn năng lượng
2.3.1.1 Tấm gạo
Tấm gạo là phụ phẩm từ lúa có giá trị tương đương với bắp nhưng không có sắc tố
nên không được ưa chuộng trong thức ăn chăn nuôi gà. Tấm có thể làm thức ăn heo
nhỏ vì dễ tiêu hóa nhưng ít được sử dụng nhiều trong thức ăn công nghiệp vì giá
thành cao. Loại thức ăn này có giá trị dinh dưỡng cao và được coi là một trong
những loại thức ăn tinh quan trọng của heo. Tấm chứa nhiều chất bột đường, ít xơ
và béo nên có thể sử dụng 20 – 50% trong khẩu phần, (Dương thanh Liêm et al.,
2002).
2.3.1.2 Cám gạo
Theo Lê Hồng Mận (2002), cám gạo loại I có tỷ lệ protein 12 – 13%, năng lượng
trao đổi 2700kcal DE/kg, lys, Met cao hơn bắp. Đặc biệt cám chứa nhiều vitamin A,
D, E, nhóm B, nhiều phospho và các khoáng vi lượng quan trọng Fe, Cu, Zn, Se,
Co. Thức ăn heo có thể 20 – 30% cám. Cám hút ẩm dễ bị ôi, không để được lâu.
Cám gạo có hàm lượng chất béo cao nhưng do hàm lượng xơ thô cũng cao nên cám
có hàm lượng năng lượng trao đổi thấp hơn so với bắp mặc dù đạm thô cao hơn.

Thường được sử dụng nhiều trong thức ăn heo bò. Không nên dung quá 30% trong
khẩu phần vì lượng phospho dưới dạng phytin cao sẽ ức chế tiêu hóa các dưỡng
chất như protein, AA và các loại vi khoáng như kẽm. Ngay cả khi sử dụng cám gạo
ít hơn 30% trong khẩu phần, phospho dạng phytin cũng có thể là một trở ngại về
mặt dinh dưỡng cho thú đơn vị. Hạn chế này có thể được khắc phục bằng việc đưa
vào sử dụng enzym phytase trong thức ăn, (Dương thanh Liêm et al., 2002).

8

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


2.3.2 Thức ăn bổ sung protein
2.3.2.1 Bánh dầu đậu nành
Theo Lưu Hữu Mãnh (2000), hạt đậu nành có chứa 16 - 21% dầu, bánh dầu đậu
nành loại ép bằng phương pháp cơ học chứa 5 - 6 % dầu, loại ly trích bằng dung
môi chứa 1 - 2% dầu. Bánh dầu đậu nành là nguồn cung cấp protein rất tốt cho động
vật, protein chứa khá đầy đủ các AA chỉ thiếu cystin và methionin. Methionin AA
giới hạn chủ yếu và nhất là đối với khẩu phần cao năng lượng.
Bánh dầu đậu nành có chứa một số chất đột, chất kích thích và chất ức chế sinh
trưởng như: các yếu tốt gây dị ứng, gây bướu cổ và chống đông huyết. Về mặt dinh
dưỡng, người ta chú ý đến một chất quan trọng trong bánh dầu đậu nành là chất ức
chế tripsin ngăn cản sự tiêu hóa các peptid do đó làm giảm giá trị protein của thức
ăn.
Bánh dầu đậu nành là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao và khá cân đối, được
dùng trong khẩu phần nuôi heo với số lượng khá lớn, chủ yếu là khô dầu của nó,
loại thức ăn lý tưởng cho heo. Hạt đậu nành chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng
sau: năng lượng 3380 - 3400 ME kcal/kg, protein thô 36 - 39%, còn khô dầu đậu
tương chứa hàm lượng năng lượng hơi thấp (do chiết xuất dầu) 2250- 2400 ME
kcal/kg, nhưng protein thô lại khá cao 44 - 47%, lyzyn 2,9 - 3%, methionin 0,65 –

0,7%, (Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, 2001).
2.3.2.2 Bột cá
Theo Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng (2001), bột cá là nguồn nguyên liệu thức ăn
chứa hàm lượng protein có giá trị dinh dưỡng và tỷ lệ tiêu hóa cao vì chứa đầy đủ số
lượng và loại AA không thay thế (quan trọng). Bột cá không thể thiếu trong thức ăn
hỗn hợp hoàn chỉnh khi không được cân bằng ba AA giới hạn, Lys, Met, Trp…
Bột cá là thức ăn động vật có chất lượng dinh dưỡng cao nhất, được chế biến từ cá
tươi hoặc từ sản phẩm phụ công nghiệp chế biến cá hộp. Trong protein cá có đầy đủ
các AA không thay thế: Lys 7,5%, Met 3%... Protein trong bột cá sản xuất ở nước ta
biến động từ 35 - 60%, khoáng tổng số biến động từ 19,6 – 34,5% trong đó muối:
0,5 – 10%, canxi 5,5 – 8,7%, phospho 3,5 – 4,8%, các chất hữu cơ trong bột cá
được gia súc gia cầm tiêu hóa và hấp thu với tỷ lệ cao 85 – 90%, (Viện chăn nuôi
quốc gia, 1995).
2.3.3 Thức ăn công nghiệp
2.3.3.1 Thức ăn đậm đặc
Thức ăn đậm đặc được pha trộn từ các nguồn nguyên liệu protein động vật (bột cá,
bột đầu tôm…), protein thực vật ( đậu nành, khô dầu lạc, khô dầu đậu nành…), loại
giàu canxi, phospho (bột xương, bột sò…), các acid amin tổng hợp L – Lys , DL –
Met, các chất kích thích ngon miệng có hương vị thơm, có vi lượng khoáng,
vitamin…các loại nguyên liệu trong thức ăn đậm đặc đều là loại đắt tiền, hiếm, có
thứ phải nhập nội từ nước ngoài, (Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, 2001).

9

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


2.3.3.2 Thức ăn hỗn hợp
Theo Nguyễn Thị Hồng Nhân (2005), đây là loại thức ăn hỗn hợp cấu tạo từ đủ các
thực liệu cung cấp năng lượng, bổ sung protein, khoáng, acid amin giới hạn, các

chất kích thích tăng trưởng, phòng bệnh và thường khi người ta còn thêm vào các
chất chóng oxi hóa, chất tạo màu, chất tạo mùi nhằm thỏa mãn khẩu vị của vật nuôi,
thị hiếu của người chăn nuôi và để bảo quản thức ăn đậm đặc được lâu mà vẫn giữ
được đầy đủ chất dinh dưỡng.
2.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA HEO
ĐỰC GIỐNG.
2.4.1 Tuổi heo đực giống
Theo Nguyễn Thiện, Võ Trọng Hốt (2007), heo đực giống ở các lứa tuổi khác nhau
cho sức sản xuất tinh khác nhau. Ở lứa tuổi còn non (khi mới thành thục sinh dục)
lượng tinh dịch xuất một lần cũng như mật độ tinh trùng trong tinh dịch thấp. Heo
đực ngoại lúc 8 tháng tuổi thể tích tinh dịch là 70 – 80 ml, nồng độ tinh trùng trong
tinh dịch là 180 – 200 triệu/ml, tỷ lệ kỳ hình 5 – 10%. Trong khi ở giai đoạn trưởng
thành thì thể tích tinh dịch đạt 150 – 300 ml và nồng độ tinh trùng là 200 – 300
triệu/ml. Heo đực già hoạt động kém, mất phản xạ sinh dục và phẩm chất tinh dịch
kém, tinh hoàn bị nhỏ lại, quá trình tạo tinh bị chậm trễ, con vật không muốn giao
phối.
Từ 7 tháng tuổi khi đạt khối lượng 90kg heo đực bắt đầu xuất tinh trùng thành thục
và có thể thụ thai được, song không nên sử dụng ở giai đoạn này vì sẽ ức chế quá
trình phát triển và giảm thời gian sử dụng. Thời gian khai thác tinh thích hợp khi
heo đực được 8 -9 tháng tuổi với thể trọng ≥ 120kg, (Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn
Quế Côi, 2005).
2.4.2 Tần số lấy tinh
Theo Nguyễn Thiện và Đào Đức Thà (1999), trong mỗi lần xuất tinh, heo đực tiết
ra một số lượng lớn tinh trùng và cũng chóng vơi cạn số tinh trùng dự trữ trong dịch
hoàn phụ, vì vậy tần số lấy tinh có ảnh hưởng rất lớn đến lượng xuất tinh, nồng độ
tinh trùng, tổng số tinh trùng tiến thẳng, số liều tinh có thể sản xuất từ một lần lấy
tinh.
Heo đực 8 tháng tuổi 7 ngày khai thác một lần, 12 tháng tuổi 3 ngày khai thác một
lần, >12 tháng tuổi hai ngày khai thác một lần. Nếu khai thác quá thời gian cho
phép thì tinh trùng sẽ loãng, thời gian sử dụng đực ngắn. Nếu khai thác quá thưa thì

chất lượng tinh sẽ kém (chết nhiều) giảm hưng phấn sinh dục, (Nguyễn Thanh Sơn
và Nguyễn Quế Côi, 2005).
Mỗi tuần cho đực nhảy từ 1 – 2 lần. Tuổi sử dụng đực giống không quá 3 – 4 năm,
(Trương Lăng, 1997).
Đối với đực kiểm định một tuần cho phối giống lấy tinh 2 lần/tuần, đực cơ bản lấy
tinh 3 lần/tuần với điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt sẽ cho phẩm chất tinh dịch tốt
và đảm bảo cho đực giống, (Lê Hồng Mận, 2002).

10

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Bảng 2.1: Ảnh hưởng của tần số lấy tinh
Số liều tinh
Tổng số tinh dịch từ 1 lần
Khoảng cách Lượng xuất tinh Nồng độ tinh
trùng tiến thẳng lấy tinh (mỗi
lấy tinh (giờ)
(ml)
trùng (tỉ/ml)
liều có 1 tỉ tinh
(tỉ)
trùng)
24

116

0,125


9,7

9,7

48

166

0,145

16,1

16,1

72

181

0,150

27,2

27,2

96

221

0,220


37

37

120

256

0,220

45,1

45,1

144

251

0,200

38,7

38,7

168

239

0,210


38,1

38,1

(Nguồn: Nguyễn Tấn Anh và Nguyễn Quốc Đại (1997))

2.4.3 Các yếu tố môi trường
Theo Nguyễn Thiện et al. (2007), thời gian chiếu sáng trong một ngày cũng ảnh
hưởng rõ rệt tới khả năng sản xuất tinh dịch của heo đực.
Heo đực giống cần thời gian chiếu sáng ngắn hơn. Hoạt động sinh dục của heo đực
diễn ra mạnh mẽ nhất khi heo được nuôi trong điều kiện chiếu sáng tối đa là 10 giờ
mỗi ngày. Thời gian chiếu sáng hàng ngày vượt quá 16 giờ sẽ làm khả năng sinh
tinh của heo đực giảm một cách đáng kể, (Võ Văn Sơn, 2002).
Chuồng có nhiệt độ thích hợp 17 – 20 0C, chuồng nóng thì heo kém ăn, sản lượng
tinh và chất lượng tinh bị giảm, ảnh hưởng không tốt đến tỷ lệ thụ thai và số con đẻ
ra thấp, (Lê Hồng Mận, 2006).
Nhiệt độ cao trong chuồng nuôi là một trong những yếu tố quan trọng làm giảm tính
hăng, hư hại tinh trùng và phẩm chất tinh dịch. Nhiệt độ môi trường khoảng 31 350C trong vòng 72 giờ không làm giảm phẩm chất tinh dịch ngay tức khắc mà hậu
quả xấu chỉ xảy ra vào khoảng 3 – 5 tuần sau khi heo sống trong nhiệt độ cao như
thế. Tuy nhiên heo nọc sẽ sản xuất tinh dịch bình thường vào khoảng tuần thứ 9 sau
khi tiếp súc với nhiệt độ cao. Thân nhiệt cao cũng gây hậu quả tương tự, (Nguyễn
Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000).
Theo Nguyễn Thiện và Nguyễn Tấn Anh (1993), vào mùa đông xuân nồng độ tinh
trùng của heo đực ngoại đạt 200 – 300 triệu/ml, nhưng vào mùa hè chất lượng tinh
dịch thường giảm sút, nồng độ tinh trùng chỉ đạt 150 – 200 triệu/ml.
Thời tiết môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tinh dịch của heo đực
giống. Cụ thể, khi nhiệt độ môi trường thay đổi quá đột ngột ảnh hưởng đến quá
trình điều hòa thân nhiệt của cơ thể, làm heo bị stress, sức đề kháng cơ thể giảm ảnh
hưởng đến chất lượng tinh trùng. Đặc biệt, khi nhiệt độ môi trường quá nóng, kiểm
tra tinh dịch heo thấy có hiện tượng hoạt lực tinh trùng giảm, (Agriviet.com, 2007).


11

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


2.4.4 Ảnh hưởng việc chăm sóc, nuôi dưỡng
Việc cung cấp khẩu phần thức ăn cân đối và phù hợp là yếu tốt rất quan trọng đối
với heo đực giống trong thời gian đang khai thác. Sự thiếu hụt các chất khoáng đa
lượng và vi lượng, thiếu đạm, các vitamin,… trong khẩu phần hoặc thức ăn có chất
lượng kém (bị ôi chua, mốc,…) là những yếu tốt trực tiếp dẫn đến chất lượng tinh
dịch kém, ảnh hưởng đến con lai đời sau. Ngoài ra, một số bệnh như: bệnh
leptopirosis, lỡ mồm long móng (FMD),… hoặc những giai đoạn thú bị sốt cao do
các bệnh truyền nhiễm cũng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sản xuất tinh dịch
của heo đực giống, chất lượng tinh trùng kém (tinh trùng bị dị dạng, hoạt lực
kém…), (Agriviet, 2007).
Trong thời kỳ làm việc, cho ăn 2kg/ngày với loại TĂHH giống như của heo nái
chửa hay nái mang thai, có thể cho ăn thêm trứng gà sau mỗi lần phối giống và
chích sinh tố ADE định kỳ hoặc cho ăn thóc non nảy mầm, (Nguyễn Ngọc Tuân và
Trần Thị Dân, 2000).
2.4.5 Độ dày mỡ lưng
Tầm quan trọng của mỗi chỉ tiêu thay đổi tùy theo mục đích sử dụng nọc. Các chỉ
tiêu liên quan đến tăng trọng và phẩm chất quay thịt (độ dày mỡ lưng) có thể không
quan trọng lắm ở dòng heo đực dung để sản xuất ra heo cái hậu bị trong đàn. Nếu
heo đực được dung làm đực cuối trong phương pháp lai cố định (tạo ra heo nuôi
thịt) thì tính trạng về sinh trưởng và phẩm chất thân thịt chiếm phần quan trọng.
Các chỉ tiêu này được đưa vào chỉ số chọn lọc để so sánh và đánh giá từng con nọc
trong đàn, (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000).
Bảng 2.2: Ảnh hưởng của selen và vitamin E lên chất lượng tinh dịch của heo đực giống


Selen (ppm)

Chỉ tiêu

Vitamin E (IU/kg)

0,0

0,5

0,0

0,5

158

213

175

195

Nồng độ (10 /ml)

807

946

965


788

Tỷ lệ tinh trùng vận động (%)

60,4

87,9

72,5

75,8

Tỷ lệ tinh trùng bình thường (%)

24,4

61,9

41,4

44,8

Tỷ lệ thụ thai (%)

73,4

98,5

89,1


82,7

Tinh dịch
Số lượng (ml)
6

(Nguồn: Nguyễn Thiện (2008))

2.5 NHỮNG CHỈ TIÊU VỀ CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH CỦA HEO ĐỰC
GIỐNG.
2.5.1 Lượng xuất tinh
Sau khi lấy tinh, lọc bỏ ngay chất keo phèn (dung 4 – 6 lớp vải màn sạch đã vô
trùng). Tinh dịch đã lọc hứng vào lọ khắc độ. Khi kiểm tra cần đặt ngay tầm mắt,
đọc kết quả ở đáy mặt cong của tinh dịch.

12

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Bảng 2.3: Chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch thể hiện ở lượng tinh xuất ra

Đực nội

Đực ngoại

Hậu bị
Lượng xuất tinh 50 – 80
(V) (ml)


Trưởng thành

Hậu bị

Trưởng thành

100 trở lên

80 – 150

250 – 400

(Nguồn: Nguyễn Thiện và Đào Đức Thà (1999))

2.5.2 Màu sắc tinh dịch:
Bình thường heo ngoại cho tinh màu trắng sữa đặc, heo nội màu trắng sữa trong.
Nếu tinh có màu khác như đỏ (lẫn máu), vàng (lẫn nước tiểu), xanh (lẫn mủ) là tinh
dịch không đạt yêu cầu và không sử dụng.
2.5.3 Mùi của tinh dịch:
Tinh dịch bình thường có mùi hơi tanh đặc biệt của giống heo, nếu tinh dịch có mùi
khai, thối khắm là tinh dịch đã bị lẫn các chất bẩn (nước tiểu, mủ, phân…) và không
được sử dụng.
2.5.4 Sức hoạt động của tinh trùng (A)
Sức hoạt động của tinh trùng hay hoạt lực là tỷ lệ phần trăm số tinh trùng có hoạt
động tiến thẳng trong vi trường. Hoạt lực là một chỉ tiêu quan trọng, nhận biết được
trong sự đánh giá chủ quan và kinh nghiệm của người kỹ thuật.
Bảng 2. 4: Thang điểm đánh giá sức hoạt động của tinh trùng

Điểm


1,0

0,9

0,8

0,7

0,6

0,5

0,4

0,3

0,2

0,1

%
tinh
trùng
tiến
thẳng

100
95

95

85

85
75

75
65

65
55

55 - 45
45
35

35
25

25
15

15
5

E

M

5


0

(Nguồn: Nguyễn Thiện và Đào Đức Thà (1999))

2.5.5 Sức kháng của tinh trùng (R)
Theo Nguyễn Thiện, Đào Đức Thà (1999), sức đề kháng (hay gọi là sức kháng) là
sức đề kháng của tinh trùng trong một dung dịch không đẳng trương. Người ta
thường dùng nước muối 1% để kiểm tra và đánh giá lượng dung dịch cần thiết pha
loãng một đơn vị tinh dịch đến khi toàn bộ tinh trùng ngừng hoạt động tiến thẳng.
2.5.5.1 Đối với heo nội
Dùng 2 lọ thủy tinh có dung tích 10 ml. Rót 5 ml dung dịch NaCl 1% (đã sưởi ấm ở
35 0C) vào lọ thứ nhất, rót 0,5 ml dung dịch NaCl 1% vào lọ thứ hai, dùng ống hút
vi lượng lấy 0,01 ml tinh dịch nguyên vào lọ thứ nhất, khẽ lắc cho tinh dịch hòa đều
13

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


×