Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

BƯỚC đầu xác ĐỊNH TÍNH KHÁNG của rầy nâu đối với HAI HOẠT CHẤT FIPRONIL và ABAMECTIN; ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ của một số LOẠI THUỐC hóa học TRÊN rầy nâu tại QUẬN BÌNH THỦY –THÀNH PHỐ cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.4 MB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN VÀ CHỌN GIỐNG

TRẦN HÁN UÔI

Tên đề tài:

BƯỚC ĐẦU XÁC ĐỊNH TÍNH KHÁNG CỦA RẦY NÂU
(Nilaparvata lugens Stal) ĐỐI VỚI HAI HOẠT CHẤT
FIPRONIL VÀ ABAMECTIN; ĐÁNH GIÁ HIỆU
QUẢ CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC
TRÊN RẦY NÂU TẠI QUẬN BÌNH THỦY
– THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC

Cần Thơ, 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN VÀ CHỌN GIỐNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: NÔNG HỌC

Tên đề tài:

BƯỚC ĐẦU XÁC ĐỊNH TÍNH KHÁNG CỦA RẦY NÂU


(Nilaparvata lugens Stal) ĐỐI VỚI HAI HOẠT CHẤT
FIPRONIL VÀ ABAMECTIN; ĐÁNH GIÁ HIỆU
QUẢ CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC
TRÊN RẦY NÂU TẠI QUẬN BÌNH THỦY
– THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Cán bộ hướng dẫn:
PGs.TS.Trần Văn Hai
Ths.Phạm Kim Sơn

Sinh viên thực hiện:
Trần Hán Uôi
Lớp: Nông Học
Khóa: 33

Cần Thơ, 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN VÀ CHỌN GIỐNG


Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nông Học với đề tài:

BƯỚC ĐẦU XÁC ĐỊNH TÍNH KHÁNG CỦA RẦY NÂU
(Nilaparvata lugens Stal) ĐỐI VỚI HAI HOẠT CHẤT
FIPRONIL VÀ ABAMECTIN; ĐÁNH GIÁ HIỆU
QUẢ CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC
TRÊN RẦY NÂU TẠI QUẬN BÌNH THỦY

– THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Do sinh viên Trần Hán Uôi thực hiện
Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm 2011

Cán bộ hướng dẫn chính

PGS., Ts. Trần Văn Hai

Cán bộ hướng dẫn phụ

Th.s Phạm Kim Sơn


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN DI TRUYỀN VÀ CHỌN GIỐNG


Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp kỹ sư
Nông Học với tên đề tài:

BƯỚC ĐẦU XÁC ĐỊNH TÍNH KHÁNG CỦA RẦY NÂU
(Nilaparvata lugens Stal) ĐỐI VỚI HAI HOẠT CHẤT
FIPRONIL VÀ ABAMECTIN; ĐÁNH GIÁ HIỆU
QUẢ CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC
TRÊN RẦY NÂU TẠI QUẬN BÌNH THỦY
– THÀNH PHỐ CẦN THƠ


Do sinh viên Trần Hán Uôi thực hiện và bảo vệ trước hội đồng.
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp: ....................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp hội đồng đánh giá mức: ........................................................

Duyệt của khoa

Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm 2011
Chủ tịch Hội Đồng


LƯỢC SỬ CÁ NHÂN
------    ------ Họ và tên: Trần Hán Uôi
- Ngày, tháng, năm sinh: 07/07/1988
- Quê quán: Vĩnh Châu – Vĩnh Châu – Sóc Trăng
- Tóm tắt quá trình học tập:
Từ 1994 – 2003 học trường THCS Vĩnh Châu.
Từ 2003 – 2006 học trường THPT Nguyễn Khuyến.
Từ 2007 – 2011 học Trường Đại Học Cần Thơ.
Ngày

tháng

năm 2011

Người khai ký tên


Trần Hán Uôi


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ
công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn
Ký tên


LỜI CẢM TẠ

Kính dâng
Ông bà, cha mẹ, người đã suốt đời tận tụy, hết lòng vì con cái, gởi đến sự biết ơn
chân thành và thiêng liêng nhất đến những người thân đã yêu thương và giúp đỡ con
trong suốt thời gian học tập.
Thành kính biết ơn!
Thầy Trần Văn Hai, Thầy Phạm Kim Sơn đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và truyền
đạt kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Giáo viên cố vấn Nguyễn Phước Đằng và quý Thầy/Cô trong Khoa Nông Nghiệp &
Sinh Học Ứng Dụng đã tận tình hướng dẫn, giúp em tiếp thu những kiến thức quý
báo trong suốt thời gian ở giảng đường Đại Học.
Chân thành cảm ơn!
Ths. Dương văn Tạo và cô Trịnh Thị Xuân đã giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức
thực tế trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Chú Võ Văn Minh khu vực Thới Thạnh – phường Thới An Đông – Quận Bình
Thủy – Tp. Cần Thơ đã nhiệt tình và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành các

thí nghiệm ngoài đồng phục vụ cho đề tài.
Cùng tất cả các bạn lớp Nông học, Bảo Vệ Thực Vật, Trồng trọt khóa 33 đặc biệt là
bạn Nguyễn Hữu Khương, Trần Xuân Lợi, Hà Công Thường,…đã nhiệt tình giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn.

Trần Hán Uôi


MỤC LỤC
NỘI DUNG

Trang

TRANG PHỤ BÌA
DUYỆT CÁN BỘ HƯỚNG DẪN..........................................................................i
DUYỆT LUẬN VĂN............................................................................................ii
LƯỢC SỬ CÁ NHÂN......................................................................................... iii
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................iv
LỜI CẢM TẠ........................................................................................................v
MỤC LỤC ...........................................................................................................vi
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ...........................................................................ix
DANH SÁCH BẢNG............................................................................................x
DANH SÁCH HÌNH ............................................................................................xi
TÓM LƯỢC........................................................................................................xii
ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................1
CHƯƠNG 1. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................2
1. Rầy nâu .............................................................................................................2
1.1. Phân loại.........................................................................................................2
1.2. Sự phân bố......................................................................................................2
1.3. Tác hại của rầy nâu.........................................................................................3

1.4. Ký chủ của rầy nâu .........................................................................................3
1.5. Đặc điểm hình thái và sinh học .......................................................................4
1.6. Vòng đời rầy nâu ............................................................................................5
1.7. Tập quán sinh sống .........................................................................................5
1.8. Những thiệt hại của rày nâu ............................................................................6
1.8.1. Sự gây hại trực tiếp......................................................................................6
1.8.2. Sự gây hại gián tiếp .....................................................................................7
1.9. Các điều kiện làm gia tăng mật số rầy nâu ......................................................7
2.Các biện pháp phòng trừ rầy nâu ........................................................................8
2.1. Biện pháp canh tác..........................................................................................8


2.2. Sử dụng giống kháng rầy ................................................................................8
2.3. Biện pháp sinh học .........................................................................................9
2.4. Biện pháp khác .............................................................................................10
2.5. Biện pháp hóa học ........................................................................................11
3. Những nghiên cứu về kháng thuốc của rầy nâu trong nước..............................11
4. Đặc điểm hình thành tính kháng thuốc.............................................................13
5. Các yếu tố làm gia tăng tính kháng thuốc ........................................................14
6. Cơ chế chống đông thuốc của côn trùng ..........................................................14
7. Giá trị LD50, LC50 ............................................................................................17
8. Đặc tính của một số loại thuốc hóa học dùng trong thí nghiệm ........................17
8.1. Regent 800WG .............................................................................................17
8.2. Alfatine 1.8EC..............................................................................................18
8.3. Decis 2.5EC..................................................................................................19
8.4. BM Promax 75WP........................................................................................20
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN PHƯƠNG PHÁP ................................................22
A. THÍ NGHIỆM TRONG PHÒNG....................................................................22
1. Phương tiện .....................................................................................................22
2. Phương pháp....................................................................................................22

2.1. Các bước tiến hành .......................................................................................22
3.2. Chỉ tiêu theo dõi ...........................................................................................24
B. THÍ NGHIỆM NGOÀI ĐỒNG .......................................................................25
1. Phương tiện .....................................................................................................25
2. Phương pháp....................................................................................................25
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................................................30
A. THÍ NGHIỆM TRONG PHÒNG....................................................................30
Bước đầu xác định chỉ số LC50 của hai loại thuốc hóa học Regent 800WG (Fipronil)
và Afatine 1.8EC (Abamectin) đối với hai chủng rầy nâu thu thập ở Bình Thủy Cần Thơ và Bình Minh - Vĩnh Long....................................................................30
1. Kết quả xác định giá trị LC50 của thuốc đối với rầy nâu ...................................30


2. Tỉ lệ kháng (RR) của hai hạt chất Fipronil và Abamectin với hai chủng rầy nâu ở
Bình Thủy - Cần Thơ và Bình Minh - Vĩnh Long so với các chủng rầy nâu Việt
Nam năm 2006 ....................................................................................................32
B. THÍ NGHIỆM NGOÀI ĐỒNG .......................................................................33
Thí nghiệm: Hiệu quả của bốn loại thuốc hóa học đối với rầy nâu tại Khu vực Thới
Thạnh – phường Thới An Đông – Quận Bình Thủy – Tp. Cần Thơ, thực hiện từ
16/07/2010 – 10/201028......................................................................................33
3.1. Ghi nhận tổng quát .......................................................................................33
3.2. Hiệu lực của một số loại thuốc hóa học đối với rầy nâu tại Quận Bình Thủy –
Tp. Cần Thơ ........................................................................................................34
3.3. Chỉ tiêu về năng suất.....................................................................................36
3.3.1. Năng suất lý thuyết ....................................................................................36
3.3.2. Năng suất thực tế .......................................................................................37
3.4. Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế ..........................................................................37
T

3.4.1. tổng chi......................................................................................................37
3.4.2. Tổng thu ....................................................................................................38

3.5. Lợi nhuận và tỷ xuất lợi nhuận .....................................................................38
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................41
A. KẾT LUẬN ....................................................................................................41
1. Thí nghiệm trong phòng ..................................................................................41
2. Thí nghiệm ngoài đồng....................................................................................41
B. ĐỀ NGHỊ........................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................42
PHỤ CHƯƠNG


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
Ctv
ĐBSCL
ĐC
ĐHH
IRRI
LC50
LD50
MRR
NSKP
NSKS
Ri
RR
DAS
BPH
VND
ppm
SKP


Ý nghĩa
Cộng tác viên
Đồng bằng sông Cửu Long
Đối chứng
Độ hữu hiệu
International Rice Research Institute (Viện Nghiên Cứu
Lúa Quốc Tế)
Nồng độ gây chết 50% cá thể
Liều lượng gây chết 50% cá thể
Hiệu quả biên tế (Marginal Rate of Return)
Ngày sau khi phun
Ngày sau khi sạ
Resistance Index
Resistance Ratio
Days after spraying (Ngày sau khi phun)
Brown Plant Hopper (Rầy nâu)
Việt Nam Đồng
Part per million
Sau khi phun


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tựa bảng

Trang


2.1

Liều lượng sử dụng các loại thuốc dùng trong thí nghiệm

25

3.1

Kết quả xác định giá trị LC50 của hai hoạt chất Fipronil và Abamectin
đối với hai chủng rầy nâu thu thập tại Cần Thơ và Vĩnh Long sau 24
giờ sau khi chủng

31

3.2

Tỷ lệ kháng thuốc Fipronil đối với 2 chủng rầy nâu thu thập tại Cần
Thơ, Vĩnh Long so với hai chủng rầy nâu mẫn cảm

32

3.3

Độ hữu hiệu của bốn loại thuốc hóa học đối với rầy nâu trên ruộng
lúa thí nghiệm tại huyện Bình Thủy, TP. Cần thơ, tháng 6-10/2010,
phun vào thời điểm 31 NSKS

35

3.4


Năng suất lý thuyết và năng suất thực tế tại thí nghiệm ở Bình Thủy Cần Thơ, từ tháng 6 – 10/2010

37

3.5

So sánh hiệu quả kinh tế giữa các nghiệm thức thí nghiệm, tại Bình
Thủy - Cần Thơ

40


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tựa hình

Trang

2.1

Micropipette điện tử

24

2.2

Bố trí các khung cố định trong lô thí nghiệm.


26

2.3

Bố trí thí nghiệm trên ruộng lúa ngoài đồng.

27

3.1

Thí nghiệm xác định giá trị LC50 của hai hoạt chất Fipronil và
Abamectin đối với hai chủng rầy nâu tại Cần Thơ và Vĩnh Long

31

3.2

Bố trí thí nghiệm ở phường Thới An Đông, Bình Thủy, Cần Thơ

34

3.3

Thu hoạch lúa thí nghiệm ở Bình Thủy – Cần Thơ

39


TÓM LƯỢC


Đề tài được thực hiện từ tháng 09 năm 2009 đến tháng 09 năm 2010 tại phòng thí
nghiệm NEDO và nhà lưới Bộ môn Bảo vệ thực vật, Đại học Cần Thơ và ở ngoài
đồng tại quận Bình Thủy (TP. Cần Thơ) kết quả đạt được như sau:
1. Trong điều kiện phòng thí nghiệm: xác định chỉ số LC50 và hệ số kháng thuốc RI
của rầy nâu đối với hai hoạt chất Fipronil và Abamectin trên hai quần thể rầy nâu
thu thập từ huyện Bình Minh - Vĩnh Long và quận Bình Thủy - Cần Thơ. Giá trị
LC50 của quần thể rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal) (Homoptera, Delphacidae) ở
Bình Thủy - Cần Thơ (71,12 ppm) đối với hoạt chất Fipronil cao hơn so với quần
thể rầy nâu ở Bình Minh - Vĩnh Long (57,04 ppm) là 1,25 ppm lần, và đối với hoạt
chất Abamectin là ở Bình Thủy - Cần Thơ (101,67 ppm) cao hơn quần thể rầy nâu ở
Bình Minh - Vĩnh Long (95,26) là 1,07 ppm lần. Cho thấy hệ số kháng RI
(Resistance Index) của quần thể rầy nâu ở Bình Thủy - Cần Thơ so với ở Bình Minh
- Vĩnh Long là 1,25.
2. Ngoài đồng: thử nghiệm hiệu quả của một số loại thuốc hóa học đối với rầy nâu
trong điều kiện ngoài đồng tại quận Bình Thủy - TP. Cần Thơ nhằm đánh giá hiệu
quả của hai loại thuốc từ hai hoạt chất Fipronil và Abamectine so với hai loại thuốc
hóa học khác. Từ kết quả cho thấy cả bốn loại thuốc vẫn còn hiệu quả tương đối tốt,
trong đó BM Promax 75WP đạt hiệu quả cao nhất dao động từ 81,27-84,47%.
3. Đối với hiệu quả kinh tế: thuốc Decis 2.5EC giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao
hơn so với các loại thuốc còn lại. Nếu đầu tư một đồng vốn thì sẽ thu được 11,52
đồng lời, kế đến là Alfatine 1.8EC đầu tư một đồng thu được 8,04 đồng lời, Regent
800WG đầu tư một đồng thu được 7,41 đồng lời và BM Promax 75WP đầu tư một
đồng thu được 6,22 đồng lời.


MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây Việt Nam là một trong những nước đi đầu về việc sản
xuất gạo xuất khẩu mạnh trên thế giới, song song đó. Cùng với chính sách nhà nước

hiện nay là đảm bảo việc sản xuất lúa của nông dân luôn luôn có lời, do đó càng làm
cho người dân đẩy mạnh sản xuất lúa 3 vụ trên năm, đây là lý do để tạo điều kiện
cho dịch hại phát triển mạnh. Phòng trị dịch hại là một trong những khó khăn lớn
nhất trong nghề trồng lúa ở tất cả các nước, đặc biệt là những nước có trình độ canh
tác thấp như Việt Nam. Từ những thập niên đầu của thế kỷ XX, rầy nâu (Brown
planthopper, có tên khoa học Nilaparvata lugens Stal đã xuất hiện và trở thành một
trong những dịch hại quan trọng ở những quốc gia canh tác lúa, đặc biệt là các nước
Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Rầy nâu không chỉ gây hại trực tiếp bằng cách
chích hút nhựa cây, mà còn gây hại gián tiếp là truyền virus gây bệnh vàng lùn và
lùn xoắn lá trên lúa. Do đó biện pháp phòng trừ và quản lý rầy nâu được áp dụng
rộng rãi trên ruộng lúa chủ yếu là biện pháp hóa học. Tuy nhiên, với tập quán của
nông dân đã sử dụng thuốc hóa học trong thời gian dài trên đồng ruộng, một vấn đề
đặt ra có thể có sự gia tăng tính chống chịu của rầy nâu ở các tỉnh ĐBSCL với một
số loại thuốc hóa học phòng trừ phổ biến hiện nay.
Từ thực trạng đó, hiện tượng rầy nâu kháng thuốc đang ngày càng trở thành nỗi lo
lắng cho nông dân và các cơ quan quản lý nông nghiệp. Trên thế giới, có nhiều công
trình nghiên cứu và thí nghiệm được tiến hành đã kết luận rầy nâu có tiềm năng
kháng nhanh đối với một số loại thuốc hoá học đang được sử dụng trên đồng ruộng.
Tuy nhiên, trong nước có rất ít nghiên cứu về vấn đề này. Đề tài “Bước đầu xác
định tính kháng của rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal) đối với hai loại hoạt chất
Fipronil và Abamectin; đánh giá hiệu quả của một số loại thuốc hóa học trên
rầy nâu tại quận Bình Thủy – thành phố Cần Thơ” được tiến hành nhằm xác
định hiện trạng, mức độ kháng của rầy nâu đối với hai hoạt chất này cũng như hiệu
quả ngoài đồng ruộng của hai loại thuốc hóa học từ hai hoạt chất này so với các loại
thuốc được sử dụng phổ biến.


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1 Rầy nâu

1.1 Phân loại
Rầy nâu (Brown Planthopper) có tên khoa học là Nilaparvata lugens Stal thuộc họ
Delphacidae, Bộ Homoptera. Theo IRRI (1979) trong giống Nilaparvata có 16 loài
khác nhau như N. caldwell Metcalf, N. muiri China, … Trong đó cơ quan sinh dục
là đặc điểm quan trọng nhất phân biệt giữa các loài với nhau, đặc biệt là gai nhỏ
(styles) và thể giao phối của con đực, ở con cái là thùy bên (lateral lobes).
1.2 Sự phân bố
Rầy nâu có sự phân bố rất rộng rãi, chúng được tìm thấy ở Nam, Đông Nam và
Đông châu Á, ở các đảo Nam Thái Bình Dương và Úc (IRRI, 1979).
Ở Bangladesh, rầy nâu được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1969 và mật số gia tăng
nhanh chóng theo sự gia tăng diện tích của mùa màng. Vào năm 1976, rầy nâu đã
gây hại tổng cộng 40 ha với một vài nơi bị cháy rầy (IRRI, 1979).
Hinckley năm 1963 đã xem rầy nâu như là một dịch hại quan trọng trên lúa ở Fiji.
Những công bố sau đó cho thấy rầy nâu gây thiệt hại khoảng 500.000USD khi phá
huỷ 22% diện tích lúa tương ứng với 2.800 ha (IRRI, 1979).
Ở Nhật Bản, có những bằng chứng cho thấy rầy nâu đã gây hại lúa từ những thời
gian xa xưa. Hiện tượng cháy rầy đã xảy ra từ những năm 697 hay 701 trước công
nguyên. Từ đó, có nhiều ghi nhận về hiện tượng cháy rầy trên diện rộng và gây
nhiều thiệt hại cho nông dân. Vào năm 1897, rầy nâu làm thiệt hại hơn 960.000 tấn
lúa tương ứng với 18,49% năng suất lúa của Nhật lúc bấy giờ. Sau đó, vào những
năm sau 1912, 1926, 1929, 1935,…thường xuyên xảy ra sự bộc phát rầy nâu (IRRI,
1979). Ngoài ra, rầy nâu phân bố và trở thành đối tượng gây hại quan trọng trên lúa
ở nhiều nước khác nhau như: Thái Lan, Đài Loan, Sri Lanka, đảo Solomon,
Philippines, Nepan, Hàn Quốc, Malaysia, Papua New Guinea, Ấn Độ, Indonesia,…
(IRRI, 1979).


1.3 Tác hại của rầy nâu
Rầy nâu trở thành loài sâu hại nguy hiểm tại các nước trồng lúa từ sau thế kỷ XX.
Những trận dịch rầy nâu đã ghi nhận xuất hiện tại nhiều nước trên thế giới như Nhật

Bản, Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Malayxia, Thái Lan,… đã gây ra nhiều thiệt hại
(Phạm Văn Luật, 2006).
Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2004) thì tại Việt Nam, rầy nâu được ghi
nhận xuất hiện trên ruộng lúa từ rất lâu nhưng không gây thành những trận dịch lớn
do chỉ trồng lúa mùa. Năm 1965, Viện Nghiên cứu Lúa Gạo Quốc Tế đã đưa vào
Việt Nam các giống lúa cao sản được trồng đầu tiên ở miền Trung. Các giống lúa
ngắn ngày được trồng nhiều vụ trong một năm là điều kiện để rầy nâu nhanh chóng
nhân mật số. Năm 1969, rầy nâu bắt đầu gây hại mạnh ở Phan Rang và một số tỉnh
miền Trung.
Từ năm 1971 - 1974, rầy nâu đã gây hại cây lúa tại nhiều vùng thuộc các tỉnh duyên
hải miền Trung và đồng bằng Sông Cửu Long, diện tích bị hại năm 1974 lên đến
94.800 ha.
Từ năm 1977 - 1979, rầy nâu đã gây hại thành dịch tại các tỉnh đồng bằng Sông
Cửu Long với diện tích lúa bị phá hại khoảng 100.000 ha, nhiều nơi bị mất trắng,
thiệt hại đến hàng triệu tấn lúa.
Từ vụ Hè - Thu năm 1988 đến Đông - Xuân 1989 - 1990, rầy nâu đã phát sinh và
thành dịch gây thiệt hại nặng ở một số nơi như thành phố Hồ Chí Minh, An Giang,
Tiền Giang, Minh Hải.
Riêng năm 1990, ở đồng bằng Sông Cửu Long, tính cả 3 vụ sản xuất lúa có khoảng
237.820 ha lúa bị nhiễm rầy nâu, chiếm 8,3% diện tích lúa cả năm.
1.4 Ký chủ của rầy nâu
Rầy nâu sống chủ yếu trên lúa, rất ít gặp chúng trên các cây khác. Các loại cỏ và
một số cây họ Hòa Thảo được coi là ký chủ tạm thời của rầy nâu. Chúng có thể


sống tạm trên những cây này nhưng không thể hoàn thành được vòng đời (Nguyễn
Văn Luật, 2002). Theo Lê Thị Sen (1999), ngoài lúa rầy nâu còn có thể sống trên
lúa hoang, cỏ Leersia japonica, cỏ gấu, cỏ lồng vực.
1.5 Đặc điểm hình thái và sinh học
Rầy trưởng thành cánh dài xâm nhập vào ruộng lúa và đẻ trứng trên các bẹ lá hoặc ở

các gân lá. Trứng xếp hình nải chuối. Rầy non tuổi 1 có màu trắng, các tuổi sau có
màu vàng nâu. Rầy trưởng thành có hai dạng: cánh dài và cánh ngắn. Rầy trưởng
thành cánh ngắn xuất hiện phổ biến trước lúc trổ bông, rầy cánh dài thường xuất
hiện vào giai đoạn lúa chín và di chuyển, phát tán.
Rầy nâu dùng vòi để chích hút nhựa cây làm cho cây lúa bị khô héo. Khi rầy nâu
chích vào lúa, chúng để lại trên lá, thân một vệt nâu cứng, cản trở sự luân chuyển
nước và chất dinh dưỡng làm thân, lá bị khô héo. Mật độ cao gây ra hiện tượng
cháy rầy.
Rầy nâu có cơ thể màu nâu vàng. Cánh trong suốt, giữa cạnh sau của mỗi cánh
trước có một đốm đen, khi xếp lại hai đốm này chồng lên nhau tạo thành một đốm
đen to trên lưng. Rầy đực có cơ thể dài 3,6 – 4 mm, rầy cái dài 4 – 5 mm bụng to
hơn. Thành trùng có hai dạng, kể cả ở con cái lẫn con đực. Dạng cánh dài chủ yếu
để bay đi tìm thức ăn. Dạng cánh ngắn duy trì trên ruộng lúa để ăn và sinh sản. Đời
sống trung bình của rầy nâu khoảng từ 10 – 20 ngày trong thời gian đó rầy cái cánh
dài đẻ khoảng 100 trứng, rầy cái cánh ngắn đẻ từ 300 – 400 trứng. Nếu môi trường
bình thường sẽ xuất hiện cánh dài với tỉ lệ đực:cái là 1:1, còn trong điều kiện môi
trường thuận lợi thì xuất hiện rầy cánh ngắn với tỉ lệ đực:cái là 1:3 (Nguyễn Văn
Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004). Rầy cái vào đèn tuổi thọ và lượng trứng đẻ có ít hơn
bình thường chút ít do rầy bay vào đèn nên sức sống có giảm (Bùi Văn Ngạc và
ctv., 1980). Trứng hình bầu dục cong, một đầu to, một đầu nhỏ, trong suốt. Trứng
đẻ trong bẹ lá hoặc gân lá. Trứng rầy nâu được đẻ thành từng hàng, mỗi hàng có 8 –
30 cái. Trứng rầy giống hình hạt gạo dài từ 0,3 – 0,4 mm, mới đẻ màu trắng trong,
sắp nở màu vàng. Thời gian ủ trứng từ 5 – 14 ngày.
Ấu trùng rầy nâu tuổi lớn rất giống với thành trùng cánh ngắn, nhưng cánh ngắn
hơn và đục, trong khi cánh của thành trùng cánh ngắn thì trong suốt với các gân


màu đậm (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004). Ấu trùng rầy nâu có 5 tuổi,
phát triển trong thời gian từ 14 – 20 ngày.
Các đặc điểm hình thái cơ bản của các tuổi rầy non (Phạm Văn Lầm, 2006):

Rầy non tuổi 1 màu đen xám, có đường thẳng trên lề ngực sau, hàng dài 1,1 mm.
Rầy tuổi 2 màu nâu vàng nhạt, lề ngực sau lõm ra phía trước, hàng dài 1,5 mm.
Rầy non tuổi 3 nâu vàng lẫn lộn, có mầm cánh rõ, hàng dài 2 mm.
Rầy non tuổi 4 nâu vàng lẫn lộn, mầm cánh sau nhọn, hàng dài 2,4 mm.
Rầy non tuổi 5 nâu vàng lẫn lộn, mầm cánh trước dài hơn mầm cánh sau, hàng dài
3,2 mm.
Theo Nguyễn Văn Luật (2002) thì mỗi tuổi kéo dài 2 – 3 ngày.
1.6 Vòng đời rầy nâu
Vòng đời rầy nâu từ 25 – 28 ngày trong điều kiện nhiệt độ 25 – 300C (Bộ NN &
PTNN). Nhiệt độ thích hợp cho rầy nâu sinh trưởng và phát triển là 27–290C, ẩm độ
70 – 90%. Nhiệt độ ảnh hưởng đến thời gian phát dục của rầy, ở 17–200C thời gian
một lứa rầy thường kéo dài 40–50 ngày, trong khi đó ở 23–300C chỉ khoảng 25 – 30
ngày/lứa. Theo Nguyễn Văn Luật (2002), nhiệt độ thích hợp cho rầy nâu phát triển
là 25–300C. Theo IRRI (1979), trứng thường được đẻ thành từng nhóm trong mô ở
phần dưới thấp của cây thường ở phần bẹ lá nhưng cũng có thể ở phiến lá. Kích
thước và vị trí ổ trứng phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của cây lúa. Khi mật số
trưởng thành cao, trứng thường được tìm thấy ở phần trên của cây lúa. IRRI (1979),
ở vùng nhiệt đới giai đoạn trứng từ 7–11 ngày, giai đoạn ấu trùng từ 10–15 ngày.
Giai đoạn mang trứng của con cái từ 3–4 ngày. Theo Lê Thị Sen (1999), thời gian ủ
trứng từ 5–14 ngày, ấu trùng sống trong thời gian từ 14–20 ngày và thành trùng
sống khoảng từ 10–20 ngày.
1.7 Tập quán sinh sống
Khi vũ hoá 3–5 ngày thành trùng cái bắt đầu đẻ, bằng cách rạch bẹ lá hoặc gân
chính của phiến lá gần cổ lá. Rầy cái đẻ trứng ở gốc cây lúa, cách mặt nước 10–15
cm (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).


Rầy nâu thường có 3 lứa với mật độ tăng dần từ lứa thứ nhất đến lứa thứ ba. Tùy
theo thời vụ gieo cấy ở mỗi vùng có khác nhau, thời gian phá hoại sớm muộn chênh
lệch nhau khoảng 2-3 tuần ở đồng bằng Sông Cửu Long. Hàng năm rầy nâu thường

có ba cao điểm gây hại: cao điểm thứ nhất vào tháng 7-8 trên lúa Hè Thu (có nơi
sớm hơn từ giữa tháng 6 hoặc muộn hơn đến đầu tháng 9): thứ hai trong tháng 10,
11 và 12 trên lúa mùa; thứ ba vào tháng 1, 2 và 3 trên lúa Đông Xuân (có nơi sớm
hơn vào tháng 12) (Nguyễn Văn Luật, 2002).
1.8 Những thiệt hại do rầy nâu gây ra
1.8.1 Sự gây hại trực tiếp
Rầy nâu (N. lugens Stal) là một trong những loài sâu hại quan trọng trên những
vùng trồng lúa ở Nam và Đông Nam Châu Á. Cả ấu trùng và thành trùng rầy nâu
đều gây hại trực tiếp cho cây lúa bằng cách chích hút làm nghẽn mạch dẫn nhựa do
nước bọt của rầy nâu khô cứng lại (Reissig, 1985, trích dẫn bởi Nguyễn Ngọc Như
Thảo, 2008). Chất dịch do rầy nâu tiết ra để lại một đốm tròn nâu trên bề mặt thân
lúa. Nếu rầy chích hút hay đẻ trứng quá nhiều thì toàn bộ ruộng sẽ bị chết khô đồng
loạt, hiện tượng này gọi là cháy rầy.
Theo Lương Minh Châu (2007), rầy nâu đã gây ra những đợt cháy rầy nghiêm trọng
vào các năm 1978, 1991, 1992.
Theo Nguyễn Xuân Hiển (1979), nguyên nhân của hiện tượng cháy rầy có thể là
nhựa luyện bị mất và sự vận chuyển chủ động trong mạch libe bị rối loạn sinh lý do
bị rầy ăn liên tục. Điều đó có thể làm rối loạn hoạt động sinh lý của bộ rễ và làm
cho lá héo khô (Lý Yến Minh và Trương Vũ Linh, 2007).
Theo Nguyễn Thị Me và ctv. (2001) đối với Việt Nam rầy nâu được xem là sâu hại
quan trọng từ năm 1931. Rầy nâu đã trở thành đối tượng gây hại nghiêm trọng từ
năm 1970 và cháy rầy xảy ra lần đầu tiên vào năm 1975 ở nhiều địa phương thuộc
ĐBSCL (IRRI, 1979). Hàng năm rầy nâu phá hoại khoảng 200,000 ha lúa ở
ĐBSCL, gây cháy rầy ở nhiều nơi và là môi giới truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá
(Nguyễn Thị Me, 2001). Theo báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật từ năm 1985–2000
rầy nâu gây thiệt hại mỗi năm khoảng 650.000 ha, đặc biệt trong năm 1991 rầy nâu


đã phá hại 1.394.000 ha và gây cháy rầy ở hầu hết các vùng trồng lúa trong cả nước.
Gần đây nhất, vào vụ Hè thu 2006 rầy nâu bất ngờ bộc phát và gây thiệt hại trên

210.000 ha (Lương Minh Châu, 2007). Trong đó có 90.000 ha bị rầy truyền bệnh
vàng lùn, lùn xoắn lá (Chi cục Bảo vệ thực vật TP. Hồ Chí Minh, 2008).
1.8.2 Sự gây hại gián tiếp
Khi chích hút cây lúa, rầy tiết ra mật ngọt là môi trường cho nấm bồ hóng phát triển,
làm đen gốc lúa dẫn đến cản trở quang hợp, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
Ngoài ra, rầy nâu còn là môi giới truyền virus gây bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên
lúa. Theo Hồ Xuân Thiện (2006), trong năm 2006 dịch bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá
xuất hiện trên lúa ở ĐBSCL. Vào thời điểm đó theo thống kê có 21 tỉnh, thành xuất
hiện dịch bệnh với diện tích khoảng 500.000 ha, ước sản lượng giảm 825.000 tấn,
thiệt hại khoảng 2.000 tỉ đồng và ảnh hưởng đến 2,5 triệu người (Hồ Xuân Thiện,
2006).
1.9 Các điều kiện làm gia tăng mật số rầy nâu
Rầy nâu thường bộc phát ở những vùng lúa thâm canh quanh năm, thời vụ kéo dài
làm cầu nối cho rầy nâu phát triển. Ngoài ra, canh tác những giống lúa ngắn ngày,
năng suất cao, nhưng nhiễm rầy như IR 66, OM 80, MTL 58, … cũng tạo điều kiện
cho rầy nâu gia tăng mật số (Nguyễn Xuân Hiển và ctv., 1979).
Theo báo cáo của IRRI, mật số rầy thường bộc phát trong những năm gần đây ở
nhiều quốc gia là do sự điều chỉnh mực nước và sử dụng nhiều phân đạm.
Trong điều kiện ngoài đồng, số ấu trùng ít nhất ở ruộng không bón đạm và số lượng
rầy tăng theo sự gia tăng lượng đạm sử dụng. Hàm lượng đạm trong cây lúa gia tăng
làm cho rầy cám sống sót nhiều hơn, rút ngắn vòng đời của chúng, rầy cái trưởng
thành to hơn, đẻ nhiều trứng hơn và sống lâu hơn.
Ruộng bón thừa đạm làm giảm khả năng ăn mồi của các loài thiên địch rầy nâu. Ở
cây lúa thừa đạm, rầy nâu sẽ di chuyển dần từ bên dưới gốc lúa lên trên bẹ lá và lá
cờ để đẻ trứng. Sự bài tiết nước bọt của rầy nâu gia tăng theo hàm lượng đạm trong
lá lúa.


Gió giúp rầy nâu phát tán đi xa nhưng rầy là loại côn trùng không thích gió to. Do
đó, mưa lớn và liên tục trong nhiều ngày sẽ làm rầy trưởng thành bị suy yếu, rầy

cám bị rữa trôi đồng thời rầy cũng dễ bị nấm tấn công. Trái lại, mưa nhỏ hoặc mưa
nắng xen kẻ trời âm u rất thích hợp cho rầy gia tăng mật số. Vì thế, điều kiện thời
tiết ở các tỉnh ĐBSCL rất thích hợp cho sự phát triển của rầy nâu (Nguyễn Văn
Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
Phương pháp gieo cấy và khả năng đẻ nhánh của giống lúa có ảnh hưởng đến số
nhánh trên đơn vị diện tích. Do đó, khi cấy hoặc sạ dày, ruộng rậm rạp làm tăng mật
độ rầy nâu (Nguyễn Xuân Hiển, 1979).
2. Các biện pháp phòng trừ rầy nâu
2.1 Biện pháp canh tác
Không trồng quá hai vụ lúa trong một năm, nhằm tạo thời gian nghĩ khoảng 20 - 30
ngày giữa 2 vụ lúa. Biện pháp có thể thực hiện như luân canh cây lúa với cây trồng
cạn có tác dụng cắt đứt vòng thức ăn của rầy nâu (Nguyễn Văn Luật, 2002). Lịch
thời vụ chủ động gieo sạ đồng loạt, những thửa ruộng kế cận nhau phải được cấy sạ
trong vòng 3 tuần (Nguyễn Văn Hòa, 2006).
Vệ sinh đồng ruộng, cày vùi hoặc đốt bỏ gốc rạ sau khi thu hoạch, nhằm loại thải
nguồn virus gây bệnh có trong cỏ và lúa. Mật độ sạ thích hợp là 80–120 kg lúa
giống/ha (Nguyễn Văn Hòa, 2006). Ngoài ra, cần nhổ bỏ các bụi lúa bị bệnh lùn
xoắn lá để không còn nguồn bệnh trên đồng ruộng (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị
Sen, 2004).
Nên dùng phân bón đúng lượng. Chia lượng đạm làm 3 lần bón suốt thời gian tăng
trưởng của lúa (Reissig và ctv., 1993). Sử dụng phân vô cơ cân đối, hợp lý và tăng
cường dùng phân hữu cơ sẽ tạo điều kiện dinh dưỡng tốt cho cây lúa.
Để giảm mật số rầy nâu có thể rút nước ruộng khoảng 3–4 ngày trong thời gian bị
nhiễm rầy nâu (Reissig và ctv., 1993).
2.2 Sử dụng giống lúa kháng rầy
Các giống lúa có mức độ chống chịu rầy nâu ở mức độ chấp nhận được và vẫn giữ
vai trò chủ lực cho sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2006 - 2007 là OM 576, IR 64, VND


95 - 20, AS 996, OMCS 2000, IR 50404, OM 2517, OM 4498 và OM 2395. Các

giống lúa chủ lực nhiễm rầy nâu và đạo ôn trung bình đến nặng trên diện rộng cần
được chú ý và xem xét khuyến cáo giảm bớt diện tích, đặc biệt ở những vùng có áp
lực sâu bệnh hại cao là Jasmine 85, OM 1490, OM 2717, VD 20, ST 3, OM 2514…
Có thể xem xét mở rộng dần diện tích sản xuất của giống lúa khảo nghiệm mới có
mức kháng đạo ôn và rầy nâu khá tốt hoặc chấp nhận được là MTL 645, MTL 385,
OM 5930, OM 4900, OM 5932, IR 59656-5K-2, OM 5796, OM 5637… (Bùi Chí
Bửu, 2006).
Theo Bùi Chí Bửu (2006) thì những giống lúa được chọn tạo theo hướng kháng
trung bình sẽ chỉ phát huy tác dụng, nếu mật số rầy nâu thấp 1.000 con/m2. Nếu mật
số rầy nâu 1.000–3.000 con/m2 giống trở nên báo động và mật số cao hơn 3.000
con/m2 giống trở nên nhiễm bị cháy rầy.
2.3 Biện pháp sinh học
Bảo vệ và phát triển thiên địch có sẵn trong tự nhiên chính là áp dụng các nguyên lý
sinh thái trong phòng trừ dịch hại. Đây là biện pháp rẽ tiền, không phải đầu tư tốn
kém (Phạm Văn Lầm, 2006). Trong điều kiện nước ta, kết quả bước đầu của Phạm
Văn Lầm và ctv. (2006) cho thấy khi tương quan số lượng của nhện lớn bắt mồi và
rầy nâu ở mức 1:20 và thấp hơn thì nhện lớn bắt mồi có thể kìm hãm được rầy nâu
và sẽ không xảy ra cháy rầy. Sau đây là một số thiên địch của rầy nâu:
Nhện sói (Lycosa pseudoannulata): thường gặp rất nhiều trên ruộng lúa, chúng chủ
động tấn công rầy rất nhanh. Một con nhện trưởng thành có thể ăn thịt từ 5-15 con
rầy nâu mỗi ngày. Ngoài rầy nâu chúng còn tấn công nhiều loài sâu hại khác như
bướm của các loài sâu thuộc bộ cánh vảy...
Nhện lùn (Atypena formosana): có cơ thể rất nhỏ, có thể 30-40 con trên một bụi lúa.
Chúng giăng lưới ở gần gốc lúa, di chuyển chậm và bắt mồi khi con mồi mắc vào
lưới. Một con nhện có thể ăn 4–5 rầy nâu và rầy xanh mỗi ngày.
Bọ rùa: Bọ rùa đỏ (Micraspis sp), Bọ rùa vàng (M. Crocea), Bọ rùa 6 chấm
(Menochilus sexmaculatus), Bọ rùa 8 chấm (Harmonia octomaculata). Các loài bọ
rùa này có cơ thể nhỏ cỡ phân nửa hạt đậu xanh. Cả trưởng thành và ấu trùng của



những loài bọ rùa này đều ăn rầy nâu trưởng thành, rầy cám và trứng rầy. Mỗi con
có thể ăn từ 5-10 con rầy mỗi ngày.
Bọ xít mù xanh (Cyrtorhinus lividipennis): cơ thể nhỏ bằng rầy nâu, cánh màu
xanh, chúng tìm kiếm trứng rầy ở bẹ lá và thân cây lúa, rồi dùng vòi hút khô trứng,
mỗi con một ngày có thể “ăn” từ 7–10 trứng rầy hoặc 1–5 con rầy.
Bọ xít nước (Mesovelia vitigera và Microvelia douglasi): có cơ thể rất nhỏ, sinh
sống trên mặt nước. Cả trưởng thành và ấu trùng đều săn lùng và “ăn thịt” rầy cám
khi chúng rớt xuống mặt nước. Mỗi con bọ xít có thể “ăn thịt” 5–7 con rầy cám mỗi
ngày.
Bọ xít gọng vó (Limnogonus fossarum): Thân và chân (đặc biệt là hai đôi chân sau)
rất dài, cơ thể nâng cao khỏi mặt nước bởi 4 chân dài, nhìn hình dáng tựa như cái vó
để bắt cá, tép. Cả trưởng thành và ấu trùng đều ăn rầy hại lúa khi chúng rớt xuống
mặt nước. Mỗi con bọ xít có thể ăn 5–10 con mồi mỗi ngày.
Ong ký sinh trứng rầy: có nhiều loài như Anagrus optabilis, A. flaveolus, Oligosita
naias, O. aesopi, Gonatocerus spp... chúng là những loài ong rất nhỏ, sống dưới tán
lúa, trên đồng ruộng mắt thường khó phát hiện. Tùy theo loài mà chúng có màu
vàng đậm, màu nâu đỏ, đỏ nhạt, màu vàng xanh... Chúng bay khắp ruộng lúa tìm
kiếm ổ trứng của rầy nâu, rồi dùng vòi dẫn trứng chích và đẻ trứng của chúng vào
bên trong trứng của rầy nâu, làm cho trứng của rầy nâu bị “ung” không nở ra rầy
cám được. Một ngày một con ong có thể tiêu diệt 2–8 trứng rầy, cá biệt có loài diệt
tới 15–30 trứng.
Nấm ký sinh gây bệnh trên rầy nâu: gồm một số loài như nấm tua Hirsutella
citriformis; nấm trắng Beauveria bassiana;... là những loài nấm khi xâm nhập vào
rầy nâu, chúng phân hủy “thịt” con rầy thành thức ăn cho chúng. Những loài nấm
này có lúc ký sinh đến 90–95% rầy nâu trên ruộng lúa.
Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2004) cho vịt con từ 4–5 tuần tuổi vào
ruộng lúa, khoảng 100–150 con/ha hoặc thả cá rô phi, mè vinh vào ruộng lúa có thể
góp phần giảm mật số rầy nâu.



2.4 Biện pháp khác
Dùng dầu gasoil cho lên mặt nước ruộng xong dùng cây quơ lên lá lúa, rầy rớt
xuống nước sẽ dính dầu và chết. Lượng dầu sử dụng 5–7 lít/ha. Khi có rầy nâu cánh
dài xuất hiện nên làm bẩy đèn để thu hút rầy tới. Hàng đêm có thể đốt đèn 7–10 giờ
tối. Bẫy đèn nên làm đồng loạt (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2004).
Theo kết quả thí nghiệm của Đỗ Minh Nhật (1985) thì cho thấy nước trích từ hạt
Bình Bát, lá Xoan, rễ dây Thuốc Cá đều có độ độc cao, có khả năng giết chết rầy
nâu sau 4–6 giờ xử lý thuốc.
2.5 Biện pháp hóa học
Hiện nay, có nhiều thuốc độ an toàn cao với thiên địch, nhất là các thuốc có hoạt
chất Buprofezin như Applaud, Butyl, Apolo, Profezin… Thuốc nhóm này hiệu lực
diệt rầy chậm nhưng hiệu quả vẫn cao và kéo dài, rất ít hại thiên địch nên góp phần
hạn chế các lứa rầy sau. Ngoài ra có thể dùng các loại thuốc dạng hạt như Sago
Super 3G, Vibam 5H, Gà nòi 4G, Regent 0,3G… rải xuống ruộng có hiệu quả diệt
rầy cao và ít hại thiên địch.
Đối với những ruộng lúa có đòng hoặc trổ nếu mật độ rầy cao, cần nhanh chóng diệt
rầy cứu lúa, nên sử dụng những loại thuốc có hiệu lực diệt rầy nhanh như Vibasa,
Actara, Bascide, Admire, Padan... Những thuốc này độc với thiên địch hơn các loại
thuốc trên. Lưu ý có thể pha chung các thuốc này với các thuốc nhóm Buprofezin,
hiệu lực trừ rầy sẽ kéo dài.
Cần đảm bảo đủ lượng nước để phun kỹ phía gốc lúa chú ý những chỗ là “ổ rầy”.
Nếu ruộng ít nước nên thêm nước vào dồn, rầy lên phía trên cây lúa sẽ dễ trúng
thuốc, hiệu quả diệt rầy cao hơn. Một số bà con đã chọn đúng thuốc trừ rầy nhưng
hiệu quả không cao chủ yếu do cách phun chưa tốt. Những thuốc có khả năng lưu
dẫn mạnh nếu chỉ phun trên lá thì hiệu quả trừ rầy cũng sẽ không cao. Ngoài ra
cũng cần biết cách kiểm tra trứng rầy để phun thuốc đúng lúc, khi đa số trứng đã nở.
3. Những nghiên cứu về kháng thuốc của rầy nâu trong nước
Ngô Lực Cường và ctv. (1997), đã sử dụng Decis 2,5EC (Deltamethrin) nồng độ
250 ml a.i/ha phun vào năm thời điểm 10, 20, 30, 40 và 50 ngày sau khi sạ. Thí



×