Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH sản XUẤT lúa gạo VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (581.49 KB, 24 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ-ĐH ĐÀ NẴNG



BÀI TẬP NHÓM
Đề tài: Đánh giá tình hình xuất khẩu
lúa gạo Việt Nam và giải pháp phát
triển xuất khẩu bền vững.

Đà Nẵng, tháng 11 năm 2017


MỤC LỤC
I.

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA GẠO....................................................................................4
1.

Tình hình sản xuất lúa gạo thế giới...................................................................................4

2.

Tính hình sản xuất ở Việt Nam:........................................................................................4
2.1

Thuận lời và khó khăn từ điệu kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội:.............4

2.2.

Tình hính sản xuất lúa gạo..........................................................................................6



II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG
NĂM GẦN ĐÂY............................................................................................................................7
1.

Sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam............................................................................7

2.

Thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam:........................................................................9

3.

Đánh giá cơ hội và thách thức về xuất khẩu gạo của Việt Nam...................................13
3.1.

Cơ hội..........................................................................................................................13

3.2.

Thách thức..................................................................................................................15

4.

Những chính sách của Chính phủ về điều kiện để phát triển xuất khẩu lúa gạo.......16

III.

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU LÚA GẠO VIỆT NAM 20



LỜI MỞ ĐẦU

Một trong những thành tựu nổi bật nhất về kinh tế Việt Nam trong 25 năm đổi mới
vừa qua là sự phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đối
với ngành sản xuất lúa gạo. Từ một nước phải phụ thuộc lớn vào lúa gạo nhập khẩu, Việt
Nam không những đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, đảm bảo an ninh
lương thực mà còn trở thành nước xuất khẩu gạo nhiều năm liền luôn đứng hàng thứ hai
thế giới.
Đạt được những thành tựu quan trọng như vậy, nhưng sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của
Việt Nam hiện nay vẫn tiềm ẩn những rủi ro và thách thức đối với phát triển bền vững.
Tăng trưởng sản xuất và xuất khẩu vẫn chủ yếu về mặt lượng, dựa chủ yếu vào khai thác
lợi thế so sánh sẵn có về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động nông nghiệp dồi dào, việc
phát triển theo chiều sâu dựa trên thành tựu của khoa học công nghệ, liên kết sản xuất,
xuất khẩu theo chuỗi giá trị, xây dựng thương hiệu… còn rất hạn chế, tính bấp bênh của
sản xuất, xuất khẩu theo mùa vụ còn cao, giá trị gia tăng và hiệu quả sản xuất, xuất khẩu
lúa gạo còn thấp trong so sánh với các nước xuất khẩu gạo lớn khác…
Hơn nữa trong những năm gần đây, thị trường lúa gạo có nhiều biến động về sản lượng
và trị giá, đặc biệt hơn khi sản xuất lúa gạo phụ thuộc nhiều vào yếu tố điều kiện tự nhiên
trong khi diễn biến thời tiết ngày càng khó lường gây rất nhiều trở ngại cho xu hướng
phát triển bền vững ngày lúa gạo, trong đó xuất khẩu gạo là sản phẩm xuất khẩu chính
yếu đem lại nhiều giá trị cho nền kinh tế.
Do đó, đề tài sẽ tập trung phân tích đánh giá tính hình xuất khẩu lúa gạo Việt Nam hiện
nay và đề xuất các giải pháp chính sách nhằm phát triển bền vững mặt hàng lúa gạo thời
gian tới, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội của Việt Nam.


I.

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA GẠO


1. Tình hình sản xuất lúa gạo thế giới
Lúa gạo là một loại lương thực quan trọng đối với 3,5 tỷ người, chiếm 50% dân số
thế giới. Theo thống kê của tổ chức lương thực thế giới FAO năm 2015 sản lượng lúa gạo
đạt 749,1 triệu tấn tăng 1% so với năm 2014 (741,8 triệu tấn) và có xu thế tăng trong
những năm tiếp theo.
Sản lượng lúa gạo tại châu Á chiếm tới 90,4% toàn thế giới, tức là 677,7 triệu tấn. Tỷ lệ
này vẫn đang liên tục tăng vì vấn đề dân số gia tăng ở khu vực này. Theo thống kê, sản
lượng lúa gạo cao chủ yếu nhờ sản lượng tăng mạnh tại Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan,
Pakistan và Việt Nam. Trong đó, sản lượng lúa gạo của Việt Nam năm 2015 đạt tới 44,7
triệu tấn.
Sản lượng lúa gạo tại Châu Phi đạt 28,7 triệu tấn, tăng 0,8% so với sản lượng năm 2014.
Sản lượng tăng tại các nước Tây Phi đã bù đắp những thiếu hụt do sự suy giảm tại một
nước ở Đông và Nam Phi.
Tại vùng trung Mỹ và Caribe sản lượng lúa gạo duy trì ở mức ổn định 3 triệu tấn. Vùng
nam Mỹ sản lượng lúa gạo đạt 25,4 triệu tấn năm 2015 tăng 2,7% so với cùng kỳ năm
2014. Sản lượng lúa gạo tại châu Âu giữ ở mức ổn định đạt 4.1 triệu tấn năm 2015.

2. Tính hình sản xuất ở Việt Nam:
2.1

Thuận lời và khó khăn từ điệu kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội:


2.1.1. Thuận lợi
Việt Nam có điều kiện thuận lợi về đất đai với tổng diện tích gieo trồng lúa đạt
7.247.900 ha, trong đó 3.056.900 ha lúa đông xuân, 2.179.800 ha lúa hè thu và 2.247.900
ha lúa mùa. Đây là diện tích tương đối lớn để phát triển sản xuất chuyên canh lúa ở Việt
Nam. Đặc biệt đất nông nghiệp Việt Nam do phù sa bồi đắp nên chất đất màu mỡ giàu
dinh dưỡng tạo môi trường tốt cho cây lúa phát triển. Đặc điểm tự nhiên tạo điều kiện

thuân lợi cho nông nghiệp phát triển đặc biệt là cây lúa. Khí hậu nhiệt đới ẩm, lượng mưa
quanh năm tương đối lớn phù hợp với đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây lúa. Ngoài
ra, hệ thống thủy lợi nước ta với 10% ngân sách nhà nước đầu tư hằng năm đã đạt được
những thành quả đáng mừng. Bên cạnh đó, Việt Nam sở hữu nhiều hệ thống sông ngòi,
ao hồ, kênh rạch phong phú hợp với cây lúa nước, thuận lợi cho thu hoạch, vận chuyển
và xuất khẩu gạo.
Thuận lợi thứ hai về điều kiện kinh tế- xã hội, Việt Nam với 75% dân số sống ở
nông thôn nên lực lượng tham gia lao động trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và sản
xuất lúa gạo nói riêng dồi dào. Với lao động kinh nghiệm truyền thống trong nghề trồng
lúa tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam khi tận dụng lượng lao động này . Việt Nam
hiện nay có nhiều chuyển biến trong chính sách và những hỗ trợ cần thiết tạo điều kiện
thuận lợi phát triển ngành lúa gạo trong nước. Đây cũng là thuận lợi cho Việt Nam trong
ngành lúa gạo để đảm bảo an ninh lương thực trong nước cũng như đẩy mạnh xuất khẩu.
2.1.2. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trong điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Việt Nam
trong quá trình sản xuất lúa gạo thì có rất nhiều khó khăn thách thức với Việt Nam trong
những năm gần đây. Đầu tiên phải nói tới điều kiện tư nhiên của Việt Nam trong quá trình
sự thay đổi khí hậu thế giới. Theo thống kê những năm gần đây sự biến đổi khí hậu trên
toàn cầu đang diễn ra rất phức tạp, trái đất đang dần nóng lên. Nếu nhiệt độ trái đất tăng
hơn 2 độ C, mực nước biển dâng 1m thì có thể làm tan biến những núi băng ở Himalaya
vốn là nguồn cung cấp nước và lương thực cho hơn hai tỷ người, các rạn san hô ở
Inđônễia sẽ bị tan vỡ, các quốc đảo nhỏ như Phigi, Samoa và Vanuatu sẽ bị thiệt hại hàng
năm lên tới 7% GDP, một số quốc gia có thể mất đi hoàn toàn. Riêng Việt Nam, 22 triệu
người phải di dời, khoảng 1/5 dân số sẽ mất nhà và 45% diện tích đất nông nghiệp ở
Đồng bằng sông Cửu Long bị phá huỷ, Việt Nam sẽ là quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất
của biến đổi khí hậu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đây là một thách thức lớn đối
với nền nông nghiệp Việt Nam nói chung và ngành lúa gạo nói riêng. Cùng với sự ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu thế giới trong những năm gần đây Việt Nam thường xảy ra
những trận lũ lụt lịch sử gây thiệt hại to lớn cho ngành sản xuất lúa gạo. Đặc biệt là trong
thời gian qua miền Trung chịu ảnh hưởng của trận lũ lịch sử gây thiệt hại 100% cây

lương thực chìm trong biển nước mà cho đến nay chưa thống kê được hết tổng thiệt hại
của lũ lụt gây ra.


Khó khăn thứ hai của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến với ngành lúa gạo đó
là sự tác động của quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại. Do sự tác động của quá trình
này hiện tại diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do bị chuyển đổi mục đích sử
dụng. Công nghiệp ngày càng phát triển nên cần rất nhiều diện tích để xây dựng nhà
xưởng, khu công nghiệp vì thế diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Đây là
khó khăn và thách thức lớn đối với nông nghiệp Việt Nam nói chung và ngành sản xuất
lúa gạo nói riêng.
Một khó khăn nữa là hiện trạng lao động sử dụng trong nông nghiệp ngày càng
giảm cả về số lượng lẫn chất lượng. Do đặc điểm của ngành sản xuất nông nghiệp là khó
khăn, vất vả, rủi ro cao, thu nhập thấp nên ngành nông nghiệp hiện nay không thu hút
được lực lượng lao động trẻ có trình độ tay nghề cao. Lao động chủ yếu trong nông
nghiệp thường là lao động đã đứng tuổi.
2.2.

Tình hính sản xuất lúa gạo
Phân bố diện tích và sản lượng lúa gạo cả nước 2000-2013

Từ năm 2000 -2013 Diện tích trồng lúa không có nhiều thay đổi, song số vụ màu có xu
hướng giảm và sản lượng tăng dần. Có thế thấy, tài nguyên đất đai của nước ta có lợi thế
đồng thời cho cả hướng thâm canh và quảng canh nhằm tăng nhanh sản lượng lúa. Trong
đó ĐBSH và ĐBSCL là 2 đồng bằng có diện tích trồng lớn lúa lớn nhất và là nguồn cung
cấp nguyên liệu cho xuất khẩu gạo.
Thống kê diện tích sản xuất lúa gạo năm 2016, thì diện tích sản xuất lúa gạo có xu hướng
giảm đáng kể



Tổng
diện
tích
(Nghìn ha)
Đất trồng lúa (Nghìn
ha)

Cả nước

Đồng bằng Sông Cửu
Long

Đồng bằng Sông Hồng

33.096,7

4.057.6

2.106,0

4.078.6

1820

1122,8

Sản lượng lúa của Việt Nam năm 2016 đạt khoảng 43,6 triệu tấn, tương đương 28,3 triệu
tấn gạo, giảm 4% so với năm 2015. Nguyên nhân là do thiếu nước, xâm mặn nghiêm
trọng và bão làm giảm năng suất trung bình. Nông dân Việt Nam hiện đang thời gian cao
điểm sản xuất vụ chính đông xuân. Đến giữa tháng 3/2017, hoạt động sản xuất vụ lúa đầu

tiên và lớn nhất trong 3 vụ được báo cáo là phục hồi so với hoạt động sản xuất hồi năm
ngoái, đạt diện tích gieo trồng 3,04 triệu ha. Tại ĐBSCL, khu vực sản xuát chiếm một
nửa sản lượng vụ đông xuân, vấn đề xâm mặn vẫn còn tác động và mưa đến trễ được cho
là có thể làm giảm năng suất. Năm 2016, nguồn nước không đủ cho hệ thống thủy lợi và
tình trạng xâm mặn đã làm giảm 10% năng suất trung bình vụ chính tại ĐBSCL xuống
còn 6,4 tấn/ha. Kết quả thu hoạch sớm cho thấy thậm chí năng suất còn có thể giảm thấp
hơn trong năm nay. Tình hình sản xuất tại ĐBSH tốt hơn nhờ thời tiết tốt. Hiện khu vực
ĐBSCL đang chuẩn bị xuống giống vụ hè thu. Tuy vậy, sự tụt giảm sản lượng trong vụ
đầu bị trễ có thể duy trì mức giá lúa ở mức cao.
II.

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM TRONG
NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

1. Sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam

Năm
2011

Số lượng xuất khẩu (1000
tấn)
7,130

Trị giá xuất khẩu ( triệu
USD)
3,660

2012

7,720


3,670

2013

6,680

2,920

2014

6,331

2,935

2015

6,575

2,779

2016

4,809

2,159

Quý I/2107

1,288


565,189

( Nguồn: Tổng cục hải quan; Hiệp hội lương thực Việt Nam)

Theo bảng thống kê ta thấy sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam qua các năm thì giảm
mạnh về cả số lượng và giá trị xuất khẩu.


Đặc biệt là trong năm 2016, đầu năm tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam có tác động
tương đối thuận lợi của hợp đồng tập trung với Philippines nhưng sau đó, áp lực dư cung,
nhu cầu thị trường yếu đã làm cho kết quả xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2016 bị sụt
giảm, chỉ đạt 4,8 triệu tấn và giá trị 2,159 tỷ USD, giảm 25,8% về khối lượng và giảm
21,2% về giá trị so với năm 2015. Đây là mức giảm kỷ lục trong vòng 10 năm qua.
Tuy nhiên, sụt giảm là bức tranh chung của thương mại gạo thế giới trong năm 2016,
không riêng Việt Nam. Năm 2016, các nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới đều bị sụt
giảm kim ngạch xuất khẩu gạo như Thái Lan giảm 1,73% (đạt 9,63 triệu tấn), Ấn Độ
giảm 6,76% (đạt 10,20 triệu tấn) so với năm 2015. Riêng Pakistan đạt 4,2 triệu tấn (tăng
6,06%), Campuchia đạt 0,54 triệu tấn, tăng 0,7% so với năm 2015, cũng không đạt kế
hoạch đề ra.
Về sản xuất trong nước: Do mùa mưa năm 2015 đến muộn và kết thúc sớm nên xâm nhập
mặn đã xuất hiện sớm hơn so với mọi năm gần 2 tháng, gây ảnh hưởng đến sản xuất của
vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và của cả nước nói riêng. Theo số liệu của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích xuống giống cả năm 2016 là 7,789 triệu
ha (giảm 38.000 ha so với năm 2015), sản lượng ước đạt 43,727 triệu tấn lúa (giảm 1,480
triệu tấn lúa so với năm 2015). Cụ thể: Vụ Đông Xuân sản lượng đạt 19,409 triệu tấn lúa,
giảm 1,588 triệu tấn so với năm 2015; Vụ Hè Thu, sản lượng đạt 11,590 triệu tấn lúa,
giảm 0,67 triệu tấn so với năm 2015; Vụ Mùa sản lượng đạt 8,435 triệu tấn lúa, tăng 0,41
triệu tấn so với năm 2015; Vụ Thu Đông (chỉ sản xuất tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu
Long), sản lượng đạt 4,294 triệu tấn lúa, giảm 0,166 triệu tấn so với năm 2015.

Theo báo cáo tình hình xuất nhập khẩu năm 2016 thì do một số nguyên nhân dẫn tới sự
giảm sút kim gạch xuất khẩu trong năm 2016 như sau:
(i)

Nguồn cung gạo thế giới dư thừa, áp lực kế hoạch giải phóng lượng gạo tồn
kho hàng chục triệu tấn của Thái Lan đã tạo tâm lý thị trường bất lợi lên thị
trường thương mại gạo thế giới cả năm 2016.

(ii)

Các thị trường trọng điểm truyển thống của Việt Nam tiếp tục tăng cường
chính sách tự cung cấp lương thực, giảm nhập khẩu (Philippines), đẩy mạnh
nhập khẩu theo kênh thương mại để đa dạng hóa nguồn cung, tận dụng cạnh
tranh về giá.

(iii)

Thị trường Trung Quốc tiếp tục diễn biến không thuận lợi do Trung Quốc tăng
cường quan hệ thương mại gạo với các nước xuất khẩu khác (Campuchia, Thái
Lan, Myanmar, Lào) để tìm cách đa dạng hóa nguồn cung cấp. - Tác động ảnh
hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn đã ảnh hưởng đến nguồn gạo hàng hóa xuất
khẩu.

2. Thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam:


Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về xuất khẩu gạo năm 2015
Năm 2015

Năm 2014


Thị trường
Lượng
(tấn)

Trị giá
(USD)

Lượng
(tấn)

Trị giá
(USD)

+/- (%)
năm
2015 so với năm
2014
Lượng Trị giá
(tấn) (USD)

Tổng cộng
Trung Quốc

6.586.826
2.115.024

2.803.649.815
859.198.937


6.377.943
2.018.198

Philippines
Indonesia

1.142.201
673.022

467.256.494
266.721.365

1.350.171
327.648

Malaysia
Gana

512.173
363.003

215.133.767
185.354.618

472.893
322.131

216.002.921 +8,31 -0,40
177.860.875 +12,69 +4,21


Bờ biển Ngà
Angieri

255.843
36.793

115.569.590
68.655.545

214.204
36.584

104.916.670 +19,44 +10,15
15.810.543 +0,57 +334,24

Singapore
Hồng Kông

125.170
118.369

62.296.088
61.747.999

185.808
162.611

Hoa Kỳ
Tiểu vương
Quốc Ả Rập

thống nhất

49.393
34.610

27.903.782
19.442.191

67.023
27.381

35.654.021 -26,30 -21,74
17.023.462 +26,40 +14,21

Nga
Đài Loan

48.780
34.069

19.178.552
17.605.405

23.649
33.331

10.500.592 +106,27 +82,64
19.202.152 +2,21 -8,32

Nam Phi

Brunei

45.165
13.581

17.058.626
6.866.727

41.148
13.453

17.327.655 +9,76
7.551.968 +0,95

Angola
Australia

12.788
9.001

6.377.778
5.438.266

13.699
7.431

7.130.308 -6,65
-10,55
5.102.247 +21,13 +6,59


Bỉ
Ucraina

8.109
8.634

3.650.394
3.511.034

9.787
11.775

4.858.499 -17,15
5.380.195 -26,68

-24,87
-34,74

Hà Lan
Ba Lan

6.301
3.152

3.030.016
1.672.021

8.403
2.983


4.204.349 -25,01
1.511.549 +5,67

-27,93
+10,62

Chi Lê
Thổ Nhĩ Kỳ

3.442
2.520

1.400.350
1.306.024

13.509
3.598

5.725.943 -74,52
1.972.217 -29,96

-75,54
-33,78

Senegal
Tây BanNha

1.769
992


1.080.668
484.344

43.356
2.109

15.244.278 -95,92
1.328.527 -52,96

-92,91
-63,54

609
101

429.876
87.865

3.040

1.781.478 -79,97
- *

-75,87
*!

Pháp
I rắc

2.955.239.625 +3,28

891.185.226 +4,80

-5,13
-3,59

608.529.058 -15,40 -23,22
150.617.866 +105,41 +77,08

91.432.208 -32,63
95.534.035 -27,21

-31,87
-35,37

-1,55
-9,07


Theo trade map, danh sách các thị trường nhập khẩu cho sản phẩm gạo xuất khẩu của
Việt Nam vào năm 2016. Xuất khẩu của Việt Nam chiếm 8,1% xuất khẩu của thế giới và
xếp hạng trong xuất khẩu thế giới là 5

List of importing markets for the product exported by Viet Nam
in 2016 (Mirror)
Product: Rice

Importers

Value exported
in 2016 (USD

thousand)

Trade balance
2016 (USD
thousand)

Share in Viet
Nam's exports
(%)

Quantity
unit

Unit value
(USD/unit)

Ranking of partner
countries in world
imports

Total

1640892

1593617

100

Tons


452

China

733935

717950

44.7

Tons

453

1

8510

8510

0.5

Tons

614

2

Saudi Arabia
Iran, Islamic Republic of

United Arab Emirates
Benin
United States of America
Indonesia

3
21520

21520

1.3

Tons

561

4

1592

1592

0.1

Tons

528

5


23163

21725

1.4

Tons

659

6

212603

212603

13

Tons

397

7

Iraq

8

Côte d'Ivoire


9

France

5906

5904

0.4

Tons

606

10

Japan

105

-45

0

Tons

621

11


United Kingdom

416

416

0

Tons

592

12

9972

9972

0.6

Tons

389

13

Malaysia

90747


89943

5.5

Tons

474

14

Germany

3293

3293

0.2

Tons

533

15

South Africa

Senegal

413


413

0

Tons

726

16

Mexico

1829

1829

0.1

Tons

428

17

Canada

4346

4346


0.3

Tons

648

18

Brazil

706

696

0

Tons

470

19

181476

181476

11.1

Tons


383

20

Korea, Republic of

5087

5024

0.3

Tons

462

21

Belgium

2189

2189

0.1

Tons

509


22

48169

48169

2.9

Tons

554

23

997

997

0.1

Tons

658

24

1033

1033


0.1

Tons

596

25

Ghana

Hong Kong, China
Cameroon
Kuwait


Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam chiếm thị phần lớn nhất là Trung Quốc chiếm
44.7% lượng gạo xuất khẩu. Tiếp theo là Ghana với 11.1% (2016)
Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2017
Thị trường
Tổng cộng
Trung Quốc
Philippines
Gana
Malaysia
Bờ biển Ngà
I rắc
Bangladesh
Singapore
Hồng Kông
Angieri

Tiểu vương
QuốcẢRập
thống nhất

6T/2017
Lượng (tấn)
Trị giá (USD)
2.873.846 1.277.852.019
1.231.457
557.304.387
267.620
103.768.291
170.620
85.146.991
163.424
64.983.879
127.765
57.064.081
68.023
33.746.485
47.069
20.249.865
43.488
21.663.304
29.774
15.049.140
26.671
10.409.949
23.373


12.019.536

+/-(%) 6T/2017 so với cùng kỳ
Lượng
Trị giá
+8,17
+6,71
+35,02
+32,63
+38,35
+25,93
-30,74
-28,16
+72,50
+47,05
+0,84
-6,72
*
*
*
*
+1,51
-0,35
-43,51
-43,66
+423,58
+426,58
+36,17

+34,17



Nga
17.922
6.871.405
+256,16
+251,07
Indonesia
15.250
5.353.678
-95,65
-96,16
Đài Loan
13.597
6.288.334
-39,27
-40,59
Senegal
13.345
4.538.511
+11305,98
+5884,72
Angola
13.162
4.948.353
+20,90
+8,45
Hoa Kỳ
12.630
6.667.199

-22,17
-25,82
Brunei
11.075
4.380.514
-0,85
-14,32
Australia
5.190
2.905.545
+16,11
+11,41
Nam Phi
4.318
1.867.476
+25,45
+25,33
Chi Lê
4.140
1.632.505
+182,98
+171,40
Ucraina
4.121
1.710.746
+271,26
+258,09
Bỉ
2.487
1.019.757

+232,04
+162,07
Hà Lan
2.442
1.091.256
-30,09
-33,40
Ba Lan
633
317.735
-62,96
-61,54
Tây Ban Nha
516
214.760
-22,41
-26,61
Thổ Nhĩ Kỳ
479
223.110
-80,36
-80,09
Pháp
180
163.258
+5,26
+37,09
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, lượng gạo xuất khẩu 6 tháng đầu năm
2017 ước đạt 2,87 triệu tấn, tương đương 1,28 tỷ USD (tăng 8,2% về khối lượng và tăng
8,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016). Giá xuất khẩu trung bình trong 6 tháng đầu

năm 2017 đạt 444,6 USD/tấn, (giảm 1,4% so với cùng kỳ năm 2016).
Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam, chiếm 43% thị
phần, tăng mạnh 35% về lượng và tăng 33% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ
thể, tổng lượng gạo xuất khẩu chính ngạch đi Trung Quốc 6 tháng đầu năm 2017 đạt 1,23
triệu tấn, thu về 557,3 triệu USD. Chứng tỏ gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày càng phụ
thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Một vấn đề khác là dù xuất khẩu đến gần 50% gạo sang Trung Quốc nhưng cũng như
nhiều loại nông sản khác, gạo Việt chưa có thương hiệu tại Trung Quốc do thương nhân
nước này đóng bao bì lại. Vừa qua, trong nỗ lực xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam tại
Trung Quốc, chỉ mới có một DN lớn là Tập đoàn Lộc Trời ký hợp tác với Công ty Viên
Thị (Trung Quốc) để phân phối gạo chính thức ở nước này.
Philippines – thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ 2 của Việt Nam, chiếm 9% về
lượng và chiếm 8% về kim ngạch, đạt 267.620 tấn, tương đương 103,8 triệu USD (tăng
38,4% về lượng và tăng 26% về kim ngạch).
Xuất khẩu gạo sang thị trường Gana vẫn tiếp tục sụt giảm mạnh 31% về lượng và
28% về kim ngạch so với cùng kỳ, đạt 170.620 tấn, trị giá 85,15 triệu USD (chiếm 5,9%
về lượng và chiếm 6,7% về kim ngạch).


Thị trường xuất khẩu đáng chú ý nhất trong 6 tháng đầu năm 2017 là thị trường
Senegal, mặc dù chỉ đạt 13.345 tấn, tương đương 4,5 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ
năm ngoái thì tăng gấp 114 lần về lượng và tăng gấp gần 60 lần về kim ngạch.
Bên cạnh đó, xuất khẩu cũng tăng mạnh ở một số thị trường như: Angeria (tăng
trên 400% cả về lượng và kim ngạch), Nga (tăng trên 250% cả về lượng và kim ngạch),
Chi Lê (tăng 183% về lượng và tăng 171% về kim ngạch), Ucraina (tăng 271% về lượng
và tăng 258% về kim ngạch), Bỉ (tăng 232% về lượng và tăng 162% về kim ngạch ).
Ngược lại, xuất khẩu gạo sang Indonesia, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ giảm mạnh từ 60 –
95% so với cùng kỳ năm ngoái.
3. Đánh giá cơ hội và thách thức về xuất khẩu gạo của Việt Nam
3.1. Cơ hội

Bộ NN&PTNT đã thông qua Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, tập trung vào những nhiệm vụ lớn như tái cơ
cấu và cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trong ngành; khuyến khích doanh nghiệp
tư nhân mở rộng kinh doanh, đầu tư vào ngành lúa gạo bằng các dự án hợp tác công tư
(PPP), ưu đãi thuế, vốn vay...
Chính phủ Việt Nam cũng đã xác định kinh doanh xuất khẩu gạo là ngành nghề kinh
doanh có điều kiện và đã ban hành nghị định về kinh doanh xuất khẩu gạo. Đây là biện
pháp lâu dài giúp việc xuất khẩu gạo chuyên nghiệp hơn.
Theo đánh giá thì ba mặt hàng nông sản là gạo, thủy sản và rau quả có kim ngạch XK lớn
trong những năm qua và được đánh giá là còn nhiều tiềm năng trong những năm tới. Tuy
nhiên, XK gạo của Việt Nam đang tìm lại cơ hội ở những thị trường truyền thống. Tuy
nhiên, để tìm các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng XK là điều không dễ nếu vẫn làm như
cách cũ lâu nay. Thời hoàng kim của XK gạo đã qua được 2 năm khi Việt Nam đạt mốc
XK 6 triệu tấn gạo, vươn lên “top” đầu thế giới về XK nông sản này. Nhưng từ đó đến
nay, mặt hàng này đang gặp khó khi thị trường thu hẹp, nhiều quốc gia đã chủ động được
nguồn cung.
Tại hội thảo “Triển vọng nông nghiệp Việt Nam 2017” mới đây tại Hà Nội do Viện Chính
sách và Chiến lược phát triển NN- NT (Ipsard) phối hợp Vụ Kinh tế, Văn phòng Quốc
hội tổ chức, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Ipsard cho rằng, năm 2017 diễn biến
về chính trị, kinh tế và thị trường thế giới phức tạp đã tác động lớn tới ngành nông nghiệp
Việt Nam, trong đó có XK gạo, rau quả, thủy sản…
“Các nền kinh tế mới nổi tập trung hơn vào phát triển thị trường nội địa; các thị trường
phát triển dần bão hòa và tăng bảo hộ, kinh tế Trung Quốc, thị trường mà nông sản Việt
Nam phụ thuộc rất lớn có mức tăng trưởng chậm hơn, chuyển hướng sang tiêu dùng nội


địa và gia tăng nhập khẩu từ các thị trường mới. Lo ngại hơn cả về thị trường XK nông
sản lại rơi vào lúa gạo”, ông Tuấn cho hay.
Theo các chuyên gia, hiện thị trường chưa được cải thiện, nhiều nước chưa có kế hoạch
NK gạo nên giá gạo duy trì đi ngang chứ rất khó tăng đột biến. Trong khi đó, thị trường

Trung Quốc tiếp tục diễn biến không thuận lợi do họ tăng cường quan hệ thương mại gạo
với các nước XK khác (Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Lào) để đa dạng hóa nguồn
cung cấp.
“Xu hướng suy giảm tiếp diễn cả về lượng lẫn giá trị XK gạo trong quý I/2017 đang báo
hiệu một năm khó khăn nữa với XK gạo của Việt Nam”, ông Tuấn nhận định.
Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, hết tháng 4 cả nước XK được khoảng 1,78 triệu
tấn gạo, tổng trị giá kim ngạch đạt 792,7 triệu USD, giảm lần lượt 10% về sản lượng và
10,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2016. Ngoài ra, XK gạo của Việt Nam hiện nay bị
cạnh tranh gay gắt từ Thái Lan, Ấn Độ và các nước mới tham gia vào XK gạo như
Campuchia, Myanmar.
Trong tương lai gần, các quốc gia có truyền thống NK gạo đang có những định hướng
riêng. Đơn cử, Trung Quốc sẽ đa dạng hóa nguồn NK gạo; Philippines, Indonesia và
Malaysia đang cố gắng tự cung tự cấp; thậm chí, Indonesia tham vọng XK 10.000 tấn gạo
trong năm 2017.
TS. Sergio René Araujo, Ban Thương mại và Thị trường của Tổ chức Lương thực và
Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) cho hay, nhu cầu các sản phẩm nông sản trên thị
trường thế giới, đặc biệt là gạo, có dấu hiệu bão hòa, đặc biệt là tại thị trường Trung Quốc
do tốc độ tăng trưởng kinh tế và dân số chậm lại.
Tìm cơ hội tại các thị trường truyền thống
Để duy trì được tốc độ tăng XK của hạt gạo trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt
với các quốc gia trong khu vực, đại diện Ipsard cho rằng, cần phải có “kịch bản” phát
triển cho ngành hàng gạo theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị và phát triển bền vững,
xác định lại cơ cấu thị trường; các vùng chuyên canh; cơ cấu giống; cơ cấu mùa vụ;
nghiên cứ phát triển chế biến tinh, chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm từ lúa gạo.
Đánh giá về triển vọng ngành lúa gạo Việt Nam năm 2017, bà Phạm Thị Kim Dung, đại
diện Bộ môn Nghiên cứu thị trường và ngành hàng (Ipsard) cho biết, giá gạo trung bình
năm 2017 giảm 2,7% so với năm 2016, sau đó tăng 6% trong năm 2018,
“Ngành lúa gạo Việt Nam cần tổ chức lại SX theo mô hình tập trung, theo chuỗi đặc biệt
là khâu trung gian thương mại và chế biến, hoàn thiện những yếu kém nội tại SX còn
manh mún, khâu chế biến chưa bảo đảm tính liên tục, chất lượng gạo chưa ổn định…”,

theo bà Dung...


Từ những nhu cầu trên, các chuyên gia dự báo, các thị trường truyền thống của Việt Nam
vẫn còn dư địa XK gạo, quan trọng là chúng ta có nắm được cơ hội hay không.
3.2.

Thách thức

“Lúa gạo là sản phẩm quan trọng của Việt Nam nên cần có cơ chế đặc biệt cho sản
phẩm này. Như ở Thái Lan, họ có 5-6 loại giống lúa tạo thương hiệu xuất khẩu trong khi
ở Việt Nam có quá nhiều loại giống lúa khác nhau. Vì vậy rất khó để có thể canh tác và
chế biến quy mô lớn. Thái Lan họ tiếp thị rất giỏi về thương hiệu của họ. Thái Lan gạo
có thể bán với giá 800 USD trong khi gạo xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt 400 USD/tấn.
Việt Nam cũng cần có các chiến dịch thương mại để đưa gạo Việt vào chuỗi cung ứng
trên toàn cầu và nâng giá trị dần dần để định vị thương hiệu gạo Việt Nam”- Ông Sergut
Zorya, chuyên gia về nông nghiệp của WB.
Với mức tụt giảm gần 2 triệu tấn đã khiến 2016 trở thành năm buồn đối với xuất khẩu
gạo, mặt hàng XK chủ lực của ngành nông nghiệp Việt Nam.
Vì thế, năm 2017 ngành lúa gạo quyết tâm lấy lại đà tăng trưởng, tiếp tục đưa mặt hàng
này trở thành nông sản XK chiến lược. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đó, ngoài nâng
cao chất lượng, ngành lúa gạo phải xây dựng một kế hoạch phát triển và tạo dựng thương
hiệu sản phẩm có hiệu quả trên thị trường quốc tế mang tính bền vững.
Theo nhận định của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), XK gạo trong năm 2017 chỉ ở
mức trên 5 triệu tấn. VFA cho hay, hiện Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu (NK)
chính của Việt Nam. Tuy nhiên, quốc gia này đang siết chặt các quy định khắt khe về vấn
đề an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc nên lượng gạo XK vào thị trường này sẽ khó
khăn hơn. Bên cạnh đó, các nước NK gạo vẫn chưa công bố nhu cầu cần NK, trong khi
sản lượng và tồn kho gạo trên thế giới tăng ở mức kỷ lục trong những năm qua.
Ngoài khó khăn trên, ngành lúa gạo Việt Nam cũng đang chịu sự cạnh tranh gay gắt từ

hai quốc gia là Thái Lan và Ấn Độ. Với lượng gạo tồn kho lớn, chất lượng và thương
hiệu gạo được ưa chuộng trên thị trường thế giới, đặc biệt với “chiến thuật” hạ giá, gạo
Thái Lan XK sang thị trường ASEAN và Trung Quốc tăng đáng kể. Đồng thời, gạo Việt
Nam cũng phải cạnh tranh gay gắt với Ấn Độ ở thị trường châu Phi và Trung Đông, khu
vực hiện chiếm gần một nửa lượng gạo NK của thế giới.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng XK gạo giảm. Trong đó, việc hạn chế về chất
lượng cũng như sự cạnh tranh thị trường là cản trở lớn nhất cho khả năng bứt phá, lấy lại
tăng trưởng của lúa gạo. Theo đại diện Bộ NN&PTNT, Bộ này đã phê duyệt Đề án tái cơ
cấu ngành hàng lúa gạo, trong đó nâng cao chất lượng là tiêu chí quan trọng, xuyên suốt
cả đề án.


Theo đó, để nâng cao chất lượng, các địa phương sản xuất lúa cần thay đổi cơ cấu giống,
tập trung nghiên cứu chọn tạo giống lúa chất lượng, lúa thơm có giá bán cao, cạnh tranh
cả trên thị trường XK và thị trường nội địa.
Hiện không chỉ trên thị trường thế giới, hạt gạo Việt Nam cũng đang phải chịu sức ép
cạnh tranh ngay trong nước; nhất là tại các thành phố lớn, vẫn có mặt gạo Thái Lan.
Những lợi thế về chi phí lao động thấp đang dần mất đi trong quá trình tăng trưởng kinh
tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, bên cạnh các yếu tố về đảm bảo chất lượng, giá cả,
mẫu mã, kênh phân phối... cần phải xây dựng thương hiệu cho hạt gạo Việt Nam.
4. Những chính sách của Chính phủ về điều kiện để phát triển xuất khẩu lúa
gạo

 Chính sách ruộng đất
Về đất đai chính phủ có đưa ra những chính sách sau: “ ủy ban nhân dân các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương tạo điều kiện thuận lợi để nông dân thực hiện đầy đủ, đúng
pháp luật các quyền sử dụng đất, sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn cổ phần
hoặc liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp chế biến, kinh doanh xuất khẩu nông sản,
chỉ đạo việc xây dựng và hoàn chỉnh quy hoạch các vùng sản xuất nông sản hàng hóa, chỉ
đạo thực hiện việc dồn điền, đổi thửa ở nơi cần thiết. Các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ,

xuất khẩu nông sản có nhu cầu đất đai để xây dựng nhà máy chế biến hoặc kho tàng, bến
bãi bảo quản và vận chuyển hàng hóa thì được ưu tiên thuế đất.Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung Ương có quy định cụ thể tạo điều kiện lợi về thủ tục, giá cả
để hỗ trợ các doanh nghiệp nhận đất đầu tư ’’( nguồn từ số 80/2002/QD-TTg ngày 24
tháng 06 năm 2002)

 Chính sách về chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật tiến bộ
Hàng năm, ngân sách nhà nước dành khoản kinh phí để hỗ trợ các doanh nghiệp và người
sản xuất có hợp đồng tiêu thụ nông sản: áp dụng, phổ cập nhanh các loại giống mới, tiến
bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản, đầu tư mới, cải
tạo, nâng cấp các cơ sở sản xuất và nhân giống cây trồng, giống vật nuôi, đa dạng hóa các
hình thức tuyên truyền, giáo dục..nhằm phổ cập nhanh tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới,
thông tin về thị trường, giá cả đến người sản xuất. Các vùng sản xuất hàng hóa tập trung
có hợp đồng tiêu thụ nông sản được ưu tiên triển khai và hỗ trợ về công tác khuyến nông,
khuyến lâm, khuyến ngư. ( nguồn từ số 80/2002/ QD – TTg ngày 24 tháng 06 năm 2002).
Có thể thấy tiến bộ khoa học kỹ thuật tập trung vào bốn khâu : Giống, phân bón, phòng
trừ sâu bệnh, bảo quản sản phẩm.

 Chính sách thuế xuất khẩu gạo


Thứ nhât, đánh thuế xuất khẩu là để lợi dụng thế mạnh độc quyền trên thị trường quốc tế,
tăng thu cho ngân sách bằng cách đẩy chi phí về thuế cho người tiêu dùng nước ngoài
gánh chịu. Với lượng gạo xuất khẩu của ta hàng năm đạt hơn 10% thị phần thế giới thì
chưa thể là độc quyền xuất khẩu gạo trên thế giới. Vậy mục tiêu này là không thể được
trong việc đánh thuế xuất khẩu gạo của ta.
Thứ hai, đánh thuế xuất khẩu là để điều chỉnh cơ cấu hàng xuất khẩu. Mặt hàng gạo của
ta không nằm trong danh mục hàng hóa hạn chế xuất khẩu thời gian qua. Vậy đây cũng
không phải là mục tiêu của đánh thuế xuất khẩu gạo.
Thứ ba, đánh thuế xuất khẩu để ổn định cung cầu trên thị trường nội địa. Thông qua việc

đánh thuế xuất khẩu để giảm bớt lợi nhuận của người xuất khẩu, từ đó giảm bớt lượng
xuất khẩu. Đây cũng là một trong các mục tiêu mà chính sách đánh thuế xuất khẩu gạo
của ta đạt được
Vì vậy mà mới đây Thủ tướng chính phủ đồng ý về nguyên tắc đề nghị của Bộ Tài Chính
về việc áp dụng thuế tuyệt đối các mặt hàng gạo xuất khẩu trong tháng 6/2008. Đề nghị
này đã được đưa ra từ lâu. Theo TS Đào Thế Anh, giám đốc trung tâm nghiên cứu và phát
triển hệ thống nông nghiệp: áp dụng thuế xuất khẩu gạo trong thời điểm hiện nay là hợp
lí. Việc áp dụng thuế xuất khẩu gạo vừa mang lại nguồn thu cho nhà nước, vừa có kinh
phí để hỗ trợ nông dân sản xuất. Về lâu dài, thu thuế xuất khẩu sẽ tạo được sự “công
bằng” giữa gạo trong nước và gạo xuất khẩu, bởi lâu nay doanh nghiệp tiêu thụ gạo trong
nước vẫn phải nộp thuế giá trị gia tăng 5%. Hơn nữa, hạn ngạch chỉ có thể quản lý hữu
hiệu khối lượng lượng gạo xuất khẩu, nhưng ít có tác dụng điều tiết giá trong nước, trong
khi thuế xuất khẩu lại có tác dụng điều tiết thị trường trong nước. Khi giá nội địa đang
cao, một mức thuế xuất khẩu cao sẽ khuyến khích nông dân và thương nhân bán lương
thực vào nội địa để khỏi phải chịu thuế xuất khẩu, nhờ đó làm giảm giá lương thực trong
nước. Khi giá đã xuất ở mức chấp nhận được thì thuế cũng được giảm để tận dụng cơ hội
xuất khẩu ra bên ngoài. Rõ ràng có thể thấy được những lợi ích to lớn mà chính sách này
mang lại. Ví dụ mới đây chính phủ đã quy định gạo có giá xuất khẩu dưới 800USD/ tấn
sẽ không phải chịu thuế tuyệt đối xuất khẩu. Gạo xuất khẩu trên mức này sẽ bị đánh thuế
từ 800 000 đồng/ tấn trở lên cụ thể nếu xuất khẩu gạo giá từ 800USD/tấn đến dưới 900
USD/tấn sẽ áp mức thuế tuyệt đối 800.000 đồng/tấn; từ 900 USD đến dưới 1000 USD?
tấn sẽ là 1,2 triệu đồng/tấn; từ 1000 USD/ tấn đến dưới 1100 USD/tấn là 1,5 triệu
đồng/tấn và nhiều mức khác nữa… Xong trên thực tế chính sách này cũng còn nhiều bất
cập. Đó là các doanh nghiệp nhà nước đang được nhiều ưu đãi về thuế xuất khẩu, về sử
dụng vốn nhà nước, nhưng chưa tham gia thực sự vào điều tiết thị trường và đã bỏ lửng
thị trường trong nước. Nếu đánh thuế xuất khẩu mà doanh nghiệp không đàm phán được
giá với nhà nhập khẩu- khả năng này cao- dĩ nhiên sẽ quay sang hạ giá thu mua, ép nông
dân để bảo đảm lợi nhuận cho mình. Như vậy, về lâu dài chỉ nên nhân rộng việc cho tư



nhân đầu thầu xuất khẩu gạo, tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh để góp phần củng cố
lại hệ thống thu mua, phân phối, gián tiếp giúp nông dân bán lúa với giá cao hơn.
Như vậy nên sử dụng chính sách áp dụng thuế xuất khẩu là chính sách về lâu về dài là tốt
hơn cả so với hạn ngạch. Có lẽ các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng sẽ ủng hộ chính
sách này hơn là hạn ngạch. Xong từ cái mất và cái được của chính sách đánh thuế xuất
khẩu gạo mà chúng ta cần phải có sự điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn.

 Chính sách quy hoạch vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu: Phương hướng quy
hoạch vùng sản xuất gạo xuất khẩu:
Về hướng tiến hành quy hoạch vùng sản xuất gạo xuất khẩu, nên đi theo một số hướng cụ
thể sau đây:
Đối với đồng bằng Sông Cửu Long: đây là vùng lúa trọng điểm số một của cả nước ta.
Trong tương lai đây vẫn là vùng sản xuất lúa gạo cho xuất khẩu chủ yếu của nước ta. Với
vùng này nên tiếp tục quy hoạch phát triển sản xuất các loại lúa gạo thông thường, năng
suất cao, để có được sản lượng gạo thông thường xuất khẩu lớn. Tuy nhiên, dù là vùng
sản xuất lúa gạo thông thường cho xuất khẩu, vẫn cần thiết phải phấn nâng cao phẩm cấp
gạo. Để nâng cao phẩm cấp gạo xuất khẩu ở vùng này, khi quy hoạch sản xuất lúa và quy
hoạch tổng thể, cần chú ý quy hoạch hệ thống cơ sở hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp,
cho chế biến công nghiệp lúa gạo. Các nội dung đó phải được tiến hành quy hoạch đồng
bộ. Ngoài ra ở vùng này nên tiến hành thí nghiệm việc khu vực hóa một số giống lúa chất
lượng cao có thể nhập nội.
Đối với đồng bằng Sông Hồng: đây là vùng lúa trọng điểm thứ hai của cả nước ta. Tuy
nhiên vùng này có những mặt hạn chế về số lượng gạo xuất khẩu do đất chật người đông,
đất canh tác không được bổ sung độ phì nhiêu tự nhiên. Bù lại vùng này có những ưu thế
về chất đất, nguồn nước, thời tiết khí hậu rất thuận lợi cho phát triển các giống lúa đặc
sản chất lượng cao như: tám hương, …đó là các sản phẩm nhanh chóng chiếm lĩnh thị
trường gạo cao cấp của thế giới.
Trong xu thế nhu cầu gạo của thị trường thế giới đang hướng tới các loại gạo có hương vị
tự nhiên đậm đà, chất lượng cao, thì việc quy hoạch vùng phát triển sản xuất các loại lúa
gạo sản truyền thống để xuất khẩu là rất cần thiết. Ngoài ra tiến hành thí điểm khu vực

hóa các giống lúa nhập nội có chất lượng cao, năng suất khá của một số nước trong khu
vực. Điều đó làm phong phú thêm chủng loại gạo cao cấp cho xuất khẩu, khai thác tốt
hơn lợi thế của vùng này trong sản xuất và xuất khẩu gạo.

 Nội dung của chính sách tín dụng ưu đãi và bảo trợ sản xuất và xuất khẩu gạo.
Trong quyết định của Thủ tướng chính phủ số 80/2002/ QD – TTg ngày 24 tháng 06 năm
2002, đã đưa ra những yêu cầu rất rõ ràng: “ đối với tín dụng thương mại, các ngân hàng


thương mại đảm bảo nhu cầu vay vốn cho người sản xuất và kinh doanh đã tham gia ký
hợp đồng theo lãi suất thỏa thuận với điều kiện và thủ tục thuận lợi. Người sản xuất, kinh
doanh được thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay để vay vốn ngân hàng được vay
vốn bằng tín chấp và vay theo dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả”.
Mới đây hưởng ứng các quyết định đó, các ngân hàng đã đưa ra nhiều ưu đãi trong việc
vay vốn đối với các doanh nghiệp thu mua lúa gạo: Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt
Nam Nguyễn Văn Giàu đưa ra thông tin “mức lãi suất cho vay thấp nhất sẽ được áp dụng
đối với doanh nghiệp thu mua lúa gạo và cá tra” tại buổi giao ban trực tuyến tại Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 19/8, cụ thể mức lãi suất sẽ là 19,9%/năm thay vì
21%/năm trước đây. Trong trường hợp những doanh nghiệp kinh doanh lương thực thu
mua gạo theo chỉ tiêu do hiệp hội lương thực Việt Nam thông báo nhưng chưa ký được
hợp đồng xuất khẩu gạo thì được xem xét cho vay tạo nguồn vốn trước khi ký hợp đồng
xuất khẩu. Đó là việc tạo ra thuận lợi của chính sách vì nó đã tạo nguồn vốn cho người
nông dân cũng như các doanh nghiệp trong việc thu mua lúa gạo trong điều kiện vốn là
yếu tố có tính chất quyết định.

 Chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất và xuất khẩu gạo
Theo quy định thì vùng sản xuất nguyên liệu tập trung gắn với cơ sở chế biến, tiêu thụ
nông sản hàng hóa có hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa được ngân sách nhà nước hỗ
trợ một phần về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng( đường giao thông, thủy lợi, điện … ), hệ
thống chợ bán buôn, kho bảo quản, mạng lưới thông tin thị trường, các cơ sở kiểm định

chất lượng nông sản hàng hóa.( nguồn từ số 80/2002/ QD – TTg ngày 24 tháng 06 năm
2002).
Do đó, thời gian tới, cần tập trung hoàn thiện các yếu tố sau: một là có hệ thống phơi, sấy
thóc sau thu hoạch vì thực tế chủ yếu chúng ta làm khô thóc bằng ánh nắng mặt trời để
giảm độ ẩm của thóc. Hai là có công nghệ bảo quản thóc trên cơ sở áp dụng công nghệ và
thiết bị bảo quản kín gạo trắng, gạo lật và một số chế phẩm vi sinh, các chế phẩm từ thực
vật có tác dụng diệt côn trùng mà không gây độc hại cho người và gia súc. Ba là nâng cao
hệ thống xay sát gạo. Hệ thống này chúng ta đã có nhiều vượt bậc so với trước kia, nếu
có thể trong tương lai chúng ta sẽ cố gắng tiếp cận được với công nghệ xay xát trên thế
giới.

 Chính sách thực hiện giải pháp đồng bộ khoa học kỹ thuật cho sản xuất ở vùng
sản xuất gạo xuất khẩu.
Ở các vùng sản xuất gạo cho xuất khẩu, việc triển khai các tiến bộ khoa học kỹ thuật phải
được tiến hành một cách đồng bộ, nhằm nâng cao hiệu quả của toàn bộ quá trình sản
xuất. Những giải pháp kỹ thuật cần tiến hành đồng bộ bao gồm: Giải pháp về giống lúa,
giải pháp về phân bón, giải pháp về sâu bệnh lúa


III.

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU LÚA GẠO
VIỆT NAM

- Tăng cường nghiên cứu và ứng dụng KHCN vào sản xuất lúa gạo:
Cần tăng cường công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào việc cải
thiện chất lượng gạo và phải được bắt đầu từ việc cải thiện giống và các dịch vụ khuyến
nông cho nông dân. Hiện nay, việc thiếu những quy định về quyền bảo hộ của người tạo
giống đã làm giảm động cơ nâng cao chất lượng của các công ty sản xuất giống. Nhà
nước cần tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ sinh học, sản xuất và lai tạo các giống

lúa mới như các giống lai, giống thuần cho năng suất cao, đặc biệt là các giống lúa có
chất lượng cao để cung cấp cho các vùng lúa trong nước. Nghiên cứu chọn tạo, phát triển
nhanh các giống lúa mới có năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu cao phù hợp
với từng vùng sinh thái, đặc biệt mở rộng diện tích lúa lai, giống lúa thích ứng với các
vùng khó khăn như hạn hán, phèn mặn, úng trũng, giống chịu sâu bệnh hại lúa. Ngoài ra,
nhà nước cần hỗ trợ nông dân áp dụng các kỹ thuật canh tác lúa mới để giảm chi phí,
nâng cao hiệu quả sản xuất, đồng thời giảm ô nhiễm môi trường như kỹ thuật tưới nước
tiết kiệm, quản lý dịch hại tổng hợp, bón phân cân đối và quản lý dinh dưỡng tổng hợp,
làm mạ công nghiệp, sản xuất lúa theo qui trình GAP. Chú trọng phát triển mạng lưới
dịch vụ thông tin, tư vấn chuyển giao công nghệ sản xuất lúa gạo đến cấp xã, đảm bảo
100% các hộ nông dân tiếp cận được các dịch vụ này. Xây dựng các trung tâm huấn
luyện và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất lúa cho nông dân ở các vùng và địa
phương là trọng điểm sản xuất lúa. Hoàn thiện hệ thống thông tin về an ninh lương thực,
hệ thống chính sách về an ninh lương thực quốc gia, xử lý thích hợp khi giá gạo thế giới
biến động đột biến, giảm tác động xấu đối với nông dân trồng lúa.
- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến gạo:
Sản lượng lúa hàng năm của cả nước hiện đã lên đến gần 40 triệu tấn, nhu cầu chế
biến gạo rất lớn, do vậy cần nhanh chóng nâng cấp hệ thống xay xát gạo hiện có, kết hợp
hài hòa nhiều loại quy mô chế biến phù hợp với vùng lúa nguyên liệu. Hỗ trợ phát triển
mạng lưới cơ sở chế biến gạo qui mô nhỏ và vừa ở nông thôn, nâng cấp các cơ sở xay
xát, bổ sung máy phân loại, đánh bóng gạo, máy tách hạt để nâng cao phẩm cấp gạo chế
biến. Tăng cường ứng dụng công nghệ trong khâu chế biến và bảo quản lúa gạo như sử
dụng máy gặt đập liên hợp, máy sấy, đổi mới công nghệ và thiết bị trong các khâu xay
xát, bảo quản lúa gạo để tăng tỷ lệ thu hồi sản phẩm, nâng cao chất lượng lúa gạo.
- Hình thành vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung, quy mô lớn:


Cần rà soát về đất trồng lúa hiện nay ở các vùng, đặc biệt là đất lúa ở hai vùng
Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng để xác định đúng thực trạng diện
tích, năng suất, sản lượng từng chủng loại giống lúa ở từng vùng. Trên cơ sở đó, xác định

quy hoạch đất trồng lúa lâu dài trên quy mô cả nước và ở từng vùng, từng tỉnh. Nhà nước
tập trung vốn ngân sách và thực hiện các chính sách huy động các thành phần khác cùng
đầu tư đồng bộ hạ tầng phục vụ sản xuất lúa như thủy lợi, giao thông đồng ruộng, hệ
thống xử lý sau thu hoạch, kho chứa thóc… Đối với người trồng lúa trong vùng đã quy
hoạch, Nhà nước coi việc sản xuất lúa gạo của họ là thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh
lương thực quốc gia và nghĩa vụ quốc tế về cung cấp lương thực. Trên quan điểm đó, Nhà
nước chủ động việc xây dựng quỹ bảo hiểm rủi ro sản xuất lúa gạo với sự tham gia của
Nhà nước, người sản xuất lúa, người mua gom, người chế biến, nhà phân phối gạo và sự
tham gia đóng góp của cộng đồng quốc tế. Quỹ bảo hiểm sản xuất lúa có chức năng hỗ
trợ nông dân trồng lúa để nông dân khắc phục những rủi ro về thiên tai và thị trường
trong sản xuất lúa gạo.
- Xây dựng chính sách tín dụng phục vụ sản xuất lúa gạo:
Ban hành cơ chế, chính sách cho hộ nông dân vay ưu đãi để sản xuất lúa gạo và
đầu tư phương tiện, máy móc cơ giới hóa sản xuất với các điều kiện cho vay ưu đãi như
đối với các hộ nông dân nghèo. Đối với các hộ nông dân đầu tư máy móc sản xuất lúa, có
thể xem xét cho vay ưu đãi không phải thế chấp nếu tham gia sản xuất lúa gạo xuất khẩu
thuộc các vùng có qui hoạch sản xuất lúa. Hỗ trợ lãi suất để nông dân vay vốn mua sắm
phương tiện, máy móc thực hiện cơ giới hóa sản xuất lúa gạo và cho vay ưu đãi đầu tư
đổi mới công nghệ tiên tiến đối với các doanh nghiệp chế biến gạo.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh, đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của từng thị
trường, xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam:
Mặc dù Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn, nhưng chưa có thương hiệu gạo nổi
tiếng hoặc đặc trưng cho gạo Việt Nam, trong khi các thương hiệu gạo “Hương nhài Jasmine”, gạo Basmati được gắn liền với các quốc gia sản xuất là Thái Lan, Ấn Độ và
Pakistan trên thị trường thế giới. Do vậy, để nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển
thị trường, cần thiết phải xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam. Hiện nay, một số vùng
miền núi phía Bắc và phía Nam đang đa dạng hóa các giống lúa để sản xuất các loại gạo
đặc sản như gạo thơm, gạo nếp, gạo “sạch” và gạo để chế biến các sản phẩm đặc biệt
nhằm hướng tới các phân đoạn thị trường khác nhau. Nhờ vậy, nông dân nghèo ở các
vùng cao, vùng sâu cũng có thể tham gia các cơ hội này bằng cách trồng các giống lúa
đặc sản của vùng cao hay trồng lúa sạch không dùng phân bón. Thêm vào đó, thị trường

xuất khẩu gạo cấp trung và cấp thấp của Việt Nam cũng mang lại hiệu quả tốt và thành
công trong nhiều năm qua khi điều kiện sản xuất lúa gạo của Việt Nam chưa thể cung cấp
gạo đến thị trường cấp cao như Thái Lan. Vì vậy trong ngắn hạn, việc tiếp tục khai thác
và tăng thị phần xuất khẩu gạo đến các thị trường này là cần thiết, đồng thời cũng cần


quan tâm đầu tư chất lượng lúa gạo để phát triển thị phần xuất khẩu gạo tại các thị trường
tiêu thụ gạo cao cấp hơn trong dài hạn.
- Hoàn thiện quy chế điều hành xuất khẩu gạo:
Cần sửa đổi những bất cập trong quy chế xuất khẩu gạo hiện hành với trọng tâm là
Hiệp hội lương thực Việt Nam cần thực hiện đúng chức năng của một tổ chức xã hội nghề
nghiệp, làm đầu mối tìm kiếm, cung cấp thông tin về thị trường, cầu nối cho doanh
nghiệp. Các tỉnh có quyền đề xuất số lượng gạo xuất khẩu của tỉnh mình do họ có thể
nắm bắt một cách chủ động sản lượng lúa của tỉnh. Đối với hợp đồng xuất khẩu tập trung
số lượng lớn thì có thể phân bổ cho từng tỉnh, còn lại nên để cho doanh nghiệp chủ động
tìm khách hàng và thực hiện hợp đồng. Cần mở rộng tổ điều hành xuất khẩu gạo, trong
đó chú trọng tới thành viên là UBND các tỉnh có lượng xuất khẩu gạo lớn tham gia. Theo
kinh nghiệm của Bộ Thương mại Thái Lan, họ cho công bố rộng rãi lượng gạo xuất khẩu
trong năm, rồi thu mua lúa dự trữ sẵn với mức giá đảm bảo cho nông dân có lãi. Lượng
gạo này được kiểm tra đánh giá chất lượng từng loại, đảm bảo tính đồng nhất, sau đó bán
cho doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu. Doanh nghiệp nào cần số lượng bao nhiêu,
chủng loại nào thì liên hệ với bộ phận phân phối của Bộ này. Như vậy vừa đảm bảo vấn
đề an ninh lương thực, vừa điều hòa được đầu ra, giá cả ổn định, nông dân luôn có lãi và
doanh nghiệp cũng chủ động tích cực mở thêm thị trường, hỗ trợ nông dân đầu tư phát
triển sản xuất. Ngoài hỗ trợ tìm kiếm khách hàng, họ còn tạo điều kiện cho DN đầu tư
kho trữ, cơ sở lau bóng, đóng bao bì ngay chính tại thị trường xuất khẩu để cung cấp cho
thị trường đó.
- Tăng cường sự tham gia hiệu quả của "bốn nhà” và xây dựng cơ chế phối hợp sản xuất:
Sự phối hợp giữa “bốn nhà” gồm nhà nông, nhà nước, nhà khoa học và nhà doanh
nghiệp trong quá trình sản xuất lúa gạo cần được tăng cường chặt chẽ hơn. Thời gian qua,

sự phản hồi và liên kết trong lĩnh vực khuyến nông giữa nhà nông với nhà khoa học hiện
vẫn còn tương đối yếu. Vì vậy muốn cho nông dân thực sự có lợi thì phải tổ chức lại sản
xuất: gắn các doanh nghiệp có đầu ra về gạo xuất khẩu ổn định với các hợp tác xã. Khi
mối quan hệ chặt chẽ giữa doanh nghiệp với hợp tác xã đã được thiết lập, doanh nghiệp
phải đưa cán bộ kỹ thuật xuống giúp nông dân sản xuất, cho họ vay tiền để ứng dụng kỹ
thuật. Các nhà khoa học sẽ cung cấp những kỹ thuật mới nhất cho doanh nghiệp, hợp tác
xã và các ngân hàng sẽ cung cấp tín dụng cho nông dân để ứng dụng kỹ thuật, phát triển
sản xuất. Có như vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam mới có thể đứng
vững được trong cạnh tranh khi chúng ta thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế.
- Giải pháp đảm bảo an ninh lương thực:
Vấn đề an ninh lương thực đã được Đảng và Nhà nước luôn đặc biệt quan tâm và thời
gian qua, việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia đã đạt được những thành tựu quan
trọng. Tuy nhiên, an ninh lương thực nước ta vẫn còn hạn chế và yếu kém, chủ yếu là:


sản xuất lương thực, thực phẩm chưa thực sự bền vững; tổ chức sản xuất nông nghiệp
chậm được đổi mới, cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ sản xuất còn nhiều yếu kém; quản lý
sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu còn bất cập; thu nhập của người sản xuất còn thấp.
Vì vậy, để đảm bảo an ninh lương thực, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 63/NQ-CP
ngày 23/12/2009 về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.
Theo đó, các giải pháp chủ yếu được đưa ra là:
(1) Đảm bảo sự thống nhất và phù hợp về quy mô và địa bàn bố trí đất lúa với quy hoạch
sử dụng đất trên phạm vi toàn quốc;
(2) Tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ vào sản xuất lúa;
(3) Đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật;
(4) Hoàn thiện chính sách đối với nông dân, địa phương và doanh nghiệp sản xuất, kinh
doanh lúa gạo;
(5) Hoàn thiện hệ thống lưu thông, xuất khẩu lương thực;
(6) Tăng cường, đổi mới tổ chức sản xuất;
(7) Phát triển hệ thống thông tin an ninh lương thực;

(8) Tăng cường hợp tác quốc tế, đặc biệt với các lĩnh vực mang tính khu vực và toàn cầu
ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia như sử dụng nguồn nước, biến đổi khí hậu,
kiểm dịch và vệ sinh động thực vật...


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

1. Nguyễn Thị Thúy Hương - 40k09
2. Phan Công Trí Toàn – 40k06.1
3. Trần Thị Hiền – 40k06.2
4. Nguyễn Đỗ Trang Thùy – 40k06.2
5. Nguyễn Phúc Đồng – 40k06.2



×