Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Phân tích hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (vietcombank) chi nhánh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.52 KB, 9 trang )

Phân tích hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) - Chi
nhánh Quảng Bình.

Trong cuộc khủng hoảng hiện nay, sự cạnh tranh của các Doanh nghiệp ngày
càng khó khăn hơn. Để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp hoạt động trong
cùng lĩnh vực trên địa bàn tỉnh thành công thì việc đầu tư vào công tác đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực là điều tất yếu, là yếu tố quyết định đến sự tồn tại của
doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đầu tư này, nhiều
doanh nghiệp đã chú trọng vào công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Tuy nhiên phương pháp thực hiện công tác này chưa có phương pháp làm
việc một cách bài bản, hệ thống như: thiếu một tầm nhìn dài hạn xuyên suốt các
hoạt động, hoạch định chiến lược và kế hoạch, thiếu sự đồng bộ giữa các hoạt đông
khác nhau...
Cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt. Cuộc cạnh
tranh đó thể hiện trên tất cả các mặt: công nghệ, quản lý, tài chính, chất lượng, giá
cả, v.v... Nhưng trên hết, yếu tố đứng đằng sau và quết định đến sự sống còn sau
Hoàng Phúc Thành Minh

Lớp Gemba01.v01


mọi cuộc cạnh tranh đó là yếu tố con người. Trong thực tế, các đối thủ cạnh tranh
đều có thể copy mọi bí quyết của doanh nghiệp về sản phẩm, công nghệ, v.v... Duy
chỉ có đầu tư vào yếu tố con người là ngăn chặn được đối thủ cạnh tranh sao chép
bí quyết của mình.
Ở Việt nam, nghị quyết của Đảng cũng chỉ ra rằng Việt nam chỉ có thể đi tắt
đón đầu sự phát triển trên thế giới bằng cách đầu tư vào yếu tố con người. Nhà
nước đã chú trọng vào việc phát triển nguồn nhân lực cho đất nước qua công tác
đào tạo và phát triển nền giáo dục nước nhà. Do vậy, vấn đề phát triển nguồn nhân
lực luôn là một trong những vấn đề mấu chốt.


So với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, các doanh nghiệp Việt
nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản lý và kinh doanh, lại càng ít kinh
nghiệm trong việc phát triển nguồn nhân lực. Trong nhiều năm, chúng ta hoạt động
trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, vai trò của thị trường chịu ảnh hưởng
nặng nề của các chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nước. Các doanh nghiệp
Việt nam, nhất là các doanh nghiệp nhà nước đã quen với sự áp đặt và kế hoạch
của nhà nước, hoạt động thiếu chủ động. Thói quen đó đã trở thành nét văn hoá của
các doanh nghiệp nhà nước, và vẫn in đậm dấu ấn kể cả ngày nay, khi các doanh
nghiệp nhà nước đã phải cạnh tranh hơn trước rất nhiều, cả trong nước và ngoài
nước.

Hoàng Phúc Thành Minh

Lớp Gemba01.v01


Do vậy, việc đào tạo và phát triển đội ngũ lao động nói chung, và đội ngũ lao
động trong các doanh nghiệp của Việt nam được đặt ra cấp thiết hơn lúc nào hết,
nhất là trong điều kiện Việt nam đang hội nhập ASEAN, BAT và WTO. Muốn
nhanh chóng đào tạo và phát triển được nguồn nhân lực tốt, thì phải hiểu rõ những
vấn

đề

chúng

ta

đang


gặp

phải.

Ở các doanh nghiệp, nhận định chung nhất là mặc dù tất cả các doanh nghiệp đó
đều nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực (NNL), nhưng công tác tổ chức tiến hành hoạt động này mới chỉ dừng lại ở cấp
độ thứ hai hoặc dưới thứ 3 theo mô hình của Ashridge, trong đó cấp độ 1 là tổ chức
đào tạo manh mún, tự phát, cấp độ 2 là có tổ chức chính thức, nhưng nhu cầu của
cá nhân vẫn đóng vai trò quan trọng, cấp độ 3 là tổ chức có trọng điểm, nơi nhu
cầu của tổ chức có vai trò quyết định nhưng chưa đóng vai trò chiến lược, và cấp
độ 4 là tổ chức kết hợp đầy đủ, nơi công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân viên đóng
vai trò chiến lược. Trong khi ở nhiều nước phát triển, có nhiều doanh nghiệp và tổ
chức đã ở cấp độ 3 hoặc 4.

1. Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Ngân
hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình
(VIETCOMBANK)

Hoàng Phúc Thành Minh

Lớp Gemba01.v01


Được thành lập năm 2005, do đã xác định được tính chất quan trọng của
công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình đã ban hành quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
trong hệ thống chi nhánh. Trong đó quy định mục đích đào tạo là nhằm mục tiêu
xây dựng một đội ngũ cán bộ có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu
của một ngân hàng hiện đại.

Đến nay, qua 4 năm hoạt động tại địa bàn tỉnh, Chi nhánh đã có 65 cán bộ
trực thuộc Chi nhánh, thành lập hai phòng giao dịch tại thành phố Đồng Hới và
huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình.

2. Các hình thức đào tạo của NH TMCP Ngoại Thương-Chi nhánh
Quảng Bình
Căn cứ vào yêu cầu thực tế của công việc, chi nhánh xác định nhu cầu đào
tạo cần thiết đối với cán bộ của mình. Trên cơ sở nhu cầu đào tạo, chi nhánh đề ra
các loại hình đào tạo thích hợp cho từng vị trí công việc. Các hình thức đào tạo
gồm:
- Đào tạo tập trung: Học viên tập trung học tập tại cơ sở đào tạo ở trong nước
do ngân hàng Vietcombank Việt Nam tổ chức theo quy định để hoàn thành
chương trình đào tạo trong thời gian theo quy định của cơ sở đào tạo.
Hoàng Phúc Thành Minh

Lớp Gemba01.v01


- Đào tạo không tập trung: Học viên tập trung về cơ sở đào tạo từng đợt để
hoàn thành từng phần của chương trình đào tạo. Số đợt tập trung của từng
năm và thời gian mỗi đợt do cơ sở đào tạo quyết định, tổng thời gian các đợt
học đảm bảo hoàn thành chương trình đào tạo theo quy định.
- Bồi dưỡng kiến thức: gồm các khoá đào tạo ngắn hạn để hoàn thiện, nâng
cao và hiện đại hoá kiến thức cho cán bộ dưới hình thức tập huấn, hội thảo,
thực tập, khảo sát, các khoá ngắn hạn.
Đào tạo nội bộ: Khoá học do Vietcombank hoặc do các đơn vị trong hệ
thống VietcomBank tổ chức thực hiện, hoặc do đối tác đào tạo theo chương trình
chuyển giao công nghệ. Giáo viên là cán bộ trong hệ thống VietcomBank được ban
lãnh đạo phê duyệt (giáo viên kiêm chức) hoặc do các đơn vị có nhu cầu đào tạo
mời.

Đào tạo bên ngoài: Khoá học do cơ sở đào tạo hoặc các đơn vị ngoài hệ
thống VietcomBank tổ chức. Ngoài ra quy chế đào tạo còn quy định cụ thể:
- Phân cấp quản lý và trách nhiệm của các đơn vị trong công tác đào tạo
- Điều kiện cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng kiến thức.
- Quyền lợi của cán bộ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng.
- Nghĩa vụ của cán bộ được cử đi đào tạo.
- Xử lý vi phạm.
Hoàng Phúc Thành Minh

Lớp Gemba01.v01


3. Các mặt đạt được trong hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực của Vietcombank - chi nhánh Quảng Bình:
Qua 4 năm hoạt động, công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại chi nhánh
được thực hiện tương đối bài bản và hiệu quả do:
- Ban lãnh đạo đã xác định đúng đắn nhu cầu và mục tiêu đào tạo. Cho nên
quá trình lập kế hoạch cho đến thực hiện tổ chức các khoá học đều đáp ứng
được yêu cầu đặt ra.
- Việc phân bổ kinh phí hàng năm chi cho công tác đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực của chi nhánh hàng năm tương đối hợp lý.
- Đầu vào cán bộ chi nhánh được tuyển chọn chất lượng cao nên trong quá
trình thực hiện đào tạo và phát triển gặp nhiều thuận lợi.
- Quá trình quản lý và cử cán bộ đi học rất sát với từng vị trí công việc nên đối
tượng được cử đi học rất phù hợp. Quyền lợi của học hiện trong thời gian đi
học tương đối tốt.
- Công tác tuyển chọn giảng viên có chất lượng cao do có cơ chế thù lao hợp
lý.
Tóm lại: Chất lượng đào tạo của chi nhánh tương đối tốt, cán bộ sau khi
được đào tạo đa phần đáp ứng được yêu cầu công việc. Có thể nói chất lượng cán

Hoàng Phúc Thành Minh

Lớp Gemba01.v01


bộ của chi nhánh hiện nay tương đối tốt trong toàn hệ thống ngân hàng tại Quảng
Bình.

4. Một số hạn chế:
Hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của chi nhánh như đã phân
tích ở trên tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn một số hạn chế, đó là:
- Việc thực hiện các đề án sau khi đào tạo còn chưa kịp thời dẫn đến học viên
sau khi được đào tạo có lúc không được ứng dụng vào thực tiễn công việc
dẫn tới lãng phí.
- Do hệ thống có số lượng lớn cán bộ nên có những chuyên ngành đào tạo do
các tổ chức bên ngoài Vietcombank Việt Nam thực hiện thì chỉ một số cán
bộ tại hội sở chính mới được đi học. Trong khi các chuyên ngành này thực
sự cần thiết đối với rất nhiều cán bộ tại các chi nhánh. Ví dụ: công tác đào
tạo cán bộ thẩm định dự án…
- Cán bộ sau khi đi học về không có báo cáo thu hoạch để kiểm tra chất lượng
khoá học và triển khai đối với những cán bộ chưa được đi học.
- Đối tượng được cử đi học sau đại học còn hạn chế.
- Chưa chú trọng vào việc đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ.

Hoàng Phúc Thành Minh

Lớp Gemba01.v01


5. Một số giải pháp để khắc phục

- Công tác đào tạo và thực hiện các đề án sau đào tạo phải tiến hành song
song.
- Phải có kế hoạch và bố trí kinh phí để cử cán bộ các chi nhánh đi tham gia
các khoá học cần thiết. Có thể phối hợp với các tổ chức ngoài chi nhánh tổ
chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng tới từng địa phương nơi có chi nhánh.
- Phải đề ra quy định cán bộ sau khi được đào tạo về phải có báo cáo thu
hoạch và cán bộ đó phải phổ biến, triển khai đến những cán bộ chưa được đi
học. Có chế độ thưởng, phạt đối với những cán bộ thực hiện tốt và những
cán bộ thực hiện chưa đạt yêu cầu hoặc không thực hiện.
- Bổ sung thêm đối tượng để cử đi đào tạo sau đại học. Có chế tài cụ thể và rõ
ràng hơn đối với đối tượng bổ sung này. Ví dụ: Sau khi học thì phải có công
hiến như thế nào đối với chi nhánh…
- Chú trọng hơn nữa đối với việc đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ của cán
bộ chi nhánh bằng cách dành thêm kinh phí đào tạo hàng năm, bắt buộc các
đơn vị trong chi nhánh tự tổ chức các khoá học. Kết quả và ý thức học tập
được tính vào mức độ hoàn thành công việc để căn cứ xếp lương, thưởng…

Hoàng Phúc Thành Minh

Lớp Gemba01.v01


- Thường xuyên tổ chức khảo sát về nhu cầu đào tạo đối với toàn thể cán bộ
chi nhánh.

6. Kết luận
Qua phân tích, đánh giá hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của
Vietcombank - Chi nhánh Quảng Bình ta có nhận xét như sau: Công tác đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực của chi nhánh được thực hiện một cách chuyên nghiệp,
bài bản. Hiệu quả của hoạt động này tương đối tốt, đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi

về chất lượng cán bộ.
Tuy còn một số hạn chế nhưng nếu sớm được khắc phục thì chắc chắn hoạt
động này của chi nhánh sẽ ngày một tốt hơn. Qua đó, thương hiệu Vietcombank sẽ
ngày càng được khẳng định về đẳng cấp trong lĩnh vực đào tạo và phát triển nguồn
nhân lựcvà chất lượng cán bộ. Vị thế chi nhánh qua đó sẽ được nâng lên một tầm
cao mới so với các đối thủ cạnh tranh cùng lĩnh vực tại tỉnh Quảng Bình./.

Hoàng Phúc Thành Minh

Lớp Gemba01.v01



×