Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng BIDV quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.01 KB, 11 trang )

Phân tích thực trạng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân
hàng ĐT&PT Quảng Bình (BIDV QUẢNG BÌNH)

1.Giới thiệu về BIDV QUẢNG BÌNH
BIDV Quảng Bình hoạt động đã được gần 50 năm, BIDV Quảng Bình
đã và đang khẳng một Chi nhánh NH TM có vị thế và thương hiệu mạnh
trên địa bàn Quảng Bình. Hiện nay BIDV Quảng Bình đang chiếm hơn 40%
thị phần tại Quảng Bình, mạng lưới hoạt động bao gồm 01 trụ sở Chi nhánh
và 04 phòng giao dịch được đặt ở những vị trí trung tâm thương mại rất
thuận lợi cho việc hoạt động kinh doanh.


Trụ sở chính tại 189 Hữu Nghị - Đồng Hới - Quảng Bình
Ngân hàng đã thu hút hàng ngàn khách hàng tới quan hệ giao dịch gửi
tiền và vay vốn để hoạt động kinh doanh và phục vụ đời sống. Doanh số cho
vay và thu nợ hàng năm lên tới cả ngàn tỷ đồng.. Tính đến cuối tháng
10/2009 huy động vốn đạt 1.584 tỷ đồng, dư nợ cho vay đạt mức 3.070 tỷ
đồng. Hiện nay Chi nhánh Ngân hàng Đầu và Phát triển Quảng Bình có 142
lao động chính thức, trong đó có 6 thạc sỹ, 102 trình độ đại học và 34 đạt
trình độ cao đẳng được phân bố tại trụ sở chính và 4 Phòng GD trực thuộc.
Và để có được thành quả như hiện nay, BIDV đã nỗ lực hết mình về sự phát


triển nhân sự cũng như tài chính, đặc biệt trong thời kỳ bùng nổ các ngân
hàng TMCP như hiện nay.
2. Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nói chung
và tại BIDV Quảng Bình.
Không nói riêng gì trong lĩnh vực Ngân hàng, trong cuộc khủng hoảng
hiện nay, sự cạnh tranh của các Doanh nghiệp ngày càng khó khăn hơn. Để
có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực trên
địa bàn tỉnh thành công thì việc đầu tư vào công tác đào tạo và phát triển


nguồn nhân lực là điều tất yếu, là yếu tố quyết định đến sự tồn tại của doanh
nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đầu tư này, nhiều
doanh nghiệp đã chú trọng vào công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực.
Tuy nhiên để thực hiện công tác này chưa có phương pháp làm việc
một cách bài bản, hệ thống. Ví dụ như: thiếu một tầm nhìn dài hạn xuyên
suốt các hoạt động, hoạch định chiến lược và kế hoạch, thiếu sự đồng bộ
giữa các hoạt động khác nhau...
Hiện nay, cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt.
Cuộc cạnh tranh đó thể hiện trên tất cả các mặt: công nghệ, quản lý, tài
chính, chất lượng, giá cả, v.v... Nhưng trên hết, yếu tố đứng đằng sau và quết


định đến sự sống còn sau mọi cuộc cạnh tranh đó là yếu tố con người. Trong
thực tế, các đối thủ cạnh tranh đều có thể copy mọi bí quyết của doanh
nghiệp về sản phẩm, công nghệ, v.v... Duy chỉ có đầu tư vào yếu tố con
người là ngăn chặn được đối thủ sao chép bí quyết của mình.
Doanh nghiệp muốn nhanh chóng đào tạo và phát triển được nguồn
nhân lực tốt, thì phải hiểu rõ những vấn đề Doanh nghiệp đang gặp phải.
Và nhận định chung nhất là mặc dù tất cả các doanh nghiệp đó đều nhận
thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
(NNL), nhưng công tác tổ chức tiến hành hoạt động này mới chỉ dừng lại ở
cấp độ thứ hai hoặc dưới thứ 3 theo mô hình của Ashridge, trong đó cấp độ 1
là tổ chức đào tạo manh mún, tự phát, cấp độ 2 là có tổ chức chính thức,
nhưng nhu cầu của cá nhân vẫn đóng vai trò quan trọng, cấp độ 3 là tổ chức
có trọng điểm, nơi nhu cầu của tổ chức có vai trò quyết định nhưng chưa
đóng vai trò chiến lược, và cấp độ 4 là tổ chức kết hợp đầy đủ, nơi công tác
đào tạo và bồi dưỡng nhân viên đóng vai trò chiến lược. Trong khi ở nhiều
nước phát triển, có nhiều doanh nghiệp và tổ chức đã ở cấp độ 3 hoặc 4.
a, Các hình thức đào tạo NNL tại Bidv Quảng Bình

Hiện nay công tác đào tạo NNL tại BIDV Quảng Bình được sự hỗ trợ
rất lớn từ Hội sở chính (BIDV Việt Nam). BIDV Việt Nam có một chương
trình đào tạo rất bài bản, có hệ thống. Căn cứ vào yêu cầu thực tế của công


việc, BIDV Quảng Bình xác định nhu cầu đào tạo cần thiết đối với cán bộ
của mình. Trên cơ sở nhu cầu đào tạo, chi nhánh đề ra các loại hình đào tạo
thích hợp cho từng vị trí công việc. Các hình thức đào tạo gồm:
- Đào tạo tập trung: Học viên tập trung học tập tại cơ sở đào tạo ở trong
nước do ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tổ chức theo quy
định để hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian theo quy định
của cơ sở đào tạo.
- Đào tạo không tập trung: Học viên tập trung về cơ sở đào tạo từng đợt
để hoàn thành từng phần của chương trình đào tạo. Số đợt tập trung
của từng năm và thời gian mỗi đợt do cơ sở đào tạo quyết định, tổng
thời gian các đợt học đảm bảo hoàn thành chương trình đào tạo theo
quy định.
- Bồi dưỡng kiến thức: gồm các khoá đào tạo ngắn hạn để hoàn thiện,
nâng cao và hiện đại hoá kiến thức cho cán bộ dưới hình thức tập
huấn, hội thảo, thực tập, khảo sát, các khoá ngắn hạn.
Đào tạo nội bộ: Khoá học do NHĐT&PT hoặc do các đơn vị trong hệ
thống BIDV tổ chức thực hiện, hoặc do đối tác đào tạo theo chương trình
chuyển giao công nghệ. Giáo viên là cán bộ trong hệ thống BIDV có kinh


nghiệm được ban lãnh đạo phê duyệt (giáo viên kiêm chức) hoặc do các đơn
vị có nhu cầu đào tạo mời.
Đào tạo bên ngoài: Khoá học do cơ sở đào tạo hoặc các đơn vị ngoài
hệ thống BIDV tổ chức. Ngoài ra quy chế đào tạo còn quy định cụ thể:
- Phân cấp quản lý và trách nhiệm của các đơn vị trong công tác đào tạo

- Điều kiện cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng kiến thức.
- Quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng.
- Xử lý vi phạm.
b, Các mặt đạt được trong hoạt động đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực của BIDV Quảng Bình:
Qua các năm hoạt động, công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại chi
nhánh được thực hiện tương đối bài bản và hiệu quả do:
- Ban lãnh đạo đã xác định đúng đắn nhu cầu và mục tiêu đào tạo. Cho
nên quá trình lập kế hoạch cho đến thực hiện tổ chức các khoá học
đều đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
- Việc phân bổ kinh phí hàng năm chi cho công tác đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực của chi nhánh hàng năm tương đối hợp lý.


- Đầu vào cán bộ chi nhánh được tuyển chọn chất lượng cao nên trong
quá trình thực hiện đào tạo và phát triển gặp nhiều thuận lợi.
- Quá trình quản lý và cử cán bộ đi học rất sát với từng vị trí công việc
nên đối tượng được cử đi học rất phù hợp. Quyền lợi của học hiện
trong thời gian đi học tương đối tốt.
- Công tác tuyển chọn giảng viên có chất lượng cao do có cơ chế thù
lao hợp lý.
Tóm lại: Chất lượng đào tạo cán bộ tại BIDV Quảng Bình tương đối
tốt, cán bộ sau khi được đào tạo đa phần đáp ứng được yêu cầu công việc.
Đó cũng là chất lượng đào tạo chung của toàn hệ thống BIDV trên toàn
quốc.
3. Một số hạn chế:
Ở Việt nam, nghị quyết của Đảng cũng chỉ ra rằng Việt nam chỉ có thể
đi tắt đón đầu sự phát triển trên thế giới bằng cách đầu tư vào yếu tố con
người. Nhà nước đã chú trọng vào việc phát triển nguồn nhân lực cho đất
nước qua công tác đào tạo và phát triển nền giáo dục nước nhà. Do vậy, vấn

đề phát triển nguồn nhân lực luôn là một trong những vấn đề mấu chốt.
Các doanh nghiệp Việt nam, nhất là các doanh nghiệp nhà nước đã
quen với sự áp đặt và kế hoạch của nhà nước, hoạt động thiếu chủ động.


Thói quen đó đã trở thành nét văn hoá của các doanh nghiệp nhà nước, và
vẫn in đậm dấu ấn kể cả ngày nay, khi các doanh nghiệp nhà nước đã phải
cạnh tranh hơn trước rất nhiều, cả trong nước và ngoài nước.

Hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của chi nhánh như đã
phân tích ở trên tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn một số hạn
chế, đó là:
- Việc thực hiện các đề án sau khi đào tạo còn chưa kịp thời dẫn đến
học viên sau khi được đào tạo có lúc không được ứng dụng vào thực
tiễn công việc dẫn tới lãng phí.
- Do hệ thống có số lượng lớn cán bộ nên có những chuyên ngành đào
tạo do các tổ chức bên ngoài Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam thực hiện thì chỉ một số cán bộ tại hội sở chính mới được đi học.
Trong khi các chuyên ngành này thực sự cần thiết đối với rất nhiều
cán bộ tại các chi nhánh. Ví dụ: công tác đào tạo cán bộ thẩm định dự
án…
- Cán bộ sau khi đi học về không có báo cáo thu hoạch để kiểm tra chất
lượng khoá học và triển khai đối với những cán bộ chưa được đi học.
- Đối tượng được cử đi học sau đại học còn hạn chế.


- Chưa chú trọng vào việc đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán
bộ.

4. Một số giải pháp để khắc phục

Để công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đạt hiệu quả cao đáp
ứng nhu cầu công việc như hiện nay, Bidv Quảng Bình cần chú trọng thêm
một số phương án sau:
- Công tác đào tạo và thực hiện các đề án sau đào tạo phải tiến hành
song song.
- Phải có kế hoạch và bố trí kinh phí để cử cán bộ các chi nhánh đi tham
gia các khoá học cần thiết. Có thể phối hợp với các tổ chức ngoài chi
nhánh tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng tới từng địa phương nơi có
chi nhánh.
- Phải đề ra quy định cán bộ sau khi được đào tạo về phải có báo cáo
thu hoạch và cán bộ đó phải phổ biến, triển khai đến những cán bộ
chưa được đi học. Có chế độ thưởng, phạt đối với những cán bộ thực
hiện tốt và những cán bộ thực hiện chưa đạt yêu cầu hoặc không thực
hiện.


- Bổ sung thêm đối tượng để cử đi đào tạo sau đại học. Có chế tài cụ thể
và rõ ràng hơn đối với đối tượng bổ sung này. Ví dụ: Sau khi học thì
phải có công hiến như thế nào đối với chi nhánh…
- Chú trọng hơn nữa đối với việc đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ
của cán bộ chi nhánh bằng cách dành thêm kinh phí đào tạo hàng
năm, bắt buộc các đơn vị trong chi nhánh tự tổ chức các khoá học. Kết
quả và ý thức học tập được tính vào mức độ hoàn thành công việc để
căn cứ xếp lương, thưởng…
- Sau khi tổ chức các khóa học cần tổ chức các cuộc thi giữa các cán bộ
với nhau để tăng thêm khả năng học hỏi cho cán bộ, các cuộc thi về
chuyên môn...
- Thường xuyên tổ chức khảo sát về nhu cầu đào tạo đối với toàn thể
cán bộ chi nhánh.


5. Kết luận
Qua phân tích, đánh giá hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực tại Ngân hàng ĐT&PT - Chi nhánh Quảng Bình ta có nhận xét như sau:
Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của chi nhánh được thực hiện
một cách chuyên nghiệp, bài bản, đặc biệt được sự hỗ trợ hết sức từ Hội sở


chính BIDV Việt Nam. Hiệu quả của hoạt động này tương đối tốt, đáp ứng
được yêu cầu đòi hỏi về chất lượng cán bộ, cũng như áp lực công việc hiện
nay tại các Ngân hàng Thương mại. Tuy trong quá trình thực hiện còn một
số hạn chế nhưng nếu sớm được khắc phục thì chắc chắn hoạt động này của
chi nhánh sẽ ngày một tốt hơn. Nâng cao chất lượng về nguồn nhân lực cũng
như khả năng tài chính của Chi nhánh sẽ tạo nên một BIDV Quảng Bình
vững mạnh trong hệ thống cũng như trên địa bàn tỉnh. Qua đó, thương hiệu
BIDV sẽ ngày càng được khẳng định về đẳng cấp của mình trong lĩnh vực
Ngân hàng.



×