Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Đánh giá thói quen văn hoá vệ sinh của trẻ 4 -5 tuổi ở Trường Mầm non Hùng Vương Phúc Yên - Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (721.61 KB, 84 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
*********

NGUYỄN THỊ SINH

ĐÁNH GIÁ THÓI QUEN VĂN HÓA
VỆ SINH CỦA TRẺ 4 - 5 TUỔI Ở
TRƢỜNG MẦM NON HÙNG VƢƠNG
PHÚC YÊN – VĨNH PHÚC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp chăm sóc vệ sinh trẻ em
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
Th.S NGUYỄN THỊ VIỆT NGA

HÀ NỘI - 2014


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc nhất đến cô giáo – ngƣời hƣớng dẫn khoa học: Th.S Nguyễn Thị Việt Nga
đã tận tình giúp đỡ và hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong khoa iáo dục Tiểu học,
các thầy cô trong khoa Sinh – TNN đ c biệt là các thầy cô trong tổ phƣơng
pháp d y học sinh học đã tận tình giúp đỡ, đóng góp kiến qu báu để tôi có thể
hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và các cô giáo trong trƣờng
mầm non Hùng Vƣơng đã t o điều kiện giúp đỡ tôi trong việc cung cấp các số
liệu về trƣờng.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, b n bè đã động viên, giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.


Đây là bƣớc đầu tiên tôi làm quen với công tác nghiên cứu khoa học
nên không tránh khỏi sự thiếu sót. Tôi mong sẽ nhận đƣợc sự góp ý của các
thầy cô và toàn thể b n đọc để khóa luận của tôi ngày càng hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày tháng 05 năm 2014
Sinh viên

Nguyễn Thị Sinh


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài: “Đánh giá thói quen văn hóa vệ sinh của trẻ 4- 5 tuổi ở
trƣờng mầm non Hùng Vƣơng - Phúc Yên- Vĩnh Phúc” là kết quả nghiên
cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn của cô giáo Th.S Nguyễn Thị Việt Nga
không trùng với kết quá nghiên cứu nào khác.
Các số liệu, kết quả thu thập đƣợc trong khóa luận là: trung thực, rõ
ràng, chính xác, chƣa từng đƣợc công bố trong bất kì một công trình nghiên
cứu nào.
Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày tháng 05 năm 2014
Sinh viên

Nguyễn Thị Sinh


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TQVHVS

: Thói quen văn hóa vệ sinh


HTK

: Hệ thần kinh

HTH

: Hệ tuần hoàn

B D & ĐT

: Bộ giáo dục và đào t o

MN

: Mầm non

ĐCQ

: Đ t chuẩn quốc gia

CSVC

: Cơ sở vật chất

NXB

: Nhà xuất bản

NT


: Nhận thức

VTH

: Việc thực hiện


MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 2
4. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu .................................................................. 2
5. iả thuyết khoa học ...................................................................................... 3
6. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 3
7. Ph m vi nghiên cứu ....................................................................................... 3
8. Đóng góp của đề tài ...................................................................................... 3
PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................... 4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............. 4
1.1 Tổng quan về thói quen văn hóa vệ sinh của trẻ mầm non ........................ 4
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu về thói quen văn hóa vệ sinh trên thế
giới .............................................................................................................. 4
1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về thói quen văn hóa vệ sinh ở Việt
Nam ............................................................................................................. 5
1.2. Cơ sở lí luận ............................................................................................... 7
1.2.1. Đánh giá ............................................................................................ 7
1.2.1.1. hái niệm đánh giá .................................................................. 7
1.2.1.2. Ý nghĩa .................................................................................... 8
1.2.1.3. Mục tiêu ................................................................................... 9

1.2.2. Thói quen văn hóa vệ sinh .............................................................. 10
1.2.2.1. hái niệm ............................................................................... 10
1.2.2.2. Các giai đo n hình thành kĩ xảo ............................................ 11
1.2.2.3. Đ c điểm của thói quen văn hóa vệ sinh ............................... 12
1.2.3. Đánh giá thói quen văn hóa vệ sinh ................................................ 13


1.2.4. Đ c điểm tâm – sinh lý của trẻ 4-5 tuổi .......................................... 13
1.3. Vài nét về trƣờng Mầm non Hùng Vƣơng, thị xã Phúc Yên, tỉnh
Vĩnh Phúc ........................................................................................................ 15
CHƢƠNG 2. ĐÁNH GIÁ THÓI QUEN VĂN HÓA VỆ SINH CỦA
TRẺ 4-5 TUỔI TRƢỜNG MẦM NON HÙNG VƢƠNG – PHÚC
YÊN................................................................................................................. 18
2.1. Nội dung thói quen vệ sinh của trẻ mầm non .......................................... 18
2.1.1. Thói quen vệ sinh thân thể .............................................................. 18
2.1.1.1. Thói quen rửa m t .................................................................. 18
2.1.1.2. Thói quen rửa tay ................................................................... 20
2.1.1.3. Thói quen đánh răng .............................................................. 21
2.1.1.4. Thói quen chải tóc .................................................................. 22
2.1.1.5. Thói quen m c quần áo s ch sẽ ............................................. 22
2.1.1.6. Thói quen cắt móng tay, móng chân ...................................... 23
2.1.2. Thói quen ăn uống có văn hóa vệ sinh ............................................ 24
2.1.3. Thói quen ho t động có văn hóa vệ sinh ........................................ 24
2.1.4. Thói quen giao tiếp có văn hóa ....................................................... 26
2.2. Một số phƣơng pháp và hình thức giáo dục thói quen văn hóa vệ
sinh cho trẻ ...................................................................................................... 27
2.2.1. Ho t động học tập ........................................................................... 28
2.2.2. Ho t động vui chơi .......................................................................... 30
2.2.3. Tổ chức chế độ sinh ho t hằng ngày ............................................... 31
2.2.4. Phối hợp với gia đình ...................................................................... 33

2.3. Thang đánh giá thói quen văn hóa vệ sinh của trẻ mầm non ................... 34
2.4. Phƣơng pháp tổ chức đánh giá thói quen văn hóa vệ sinh của trẻ ........... 35
2.4.1. Nội dung tiến hành đánh giá thói quen văn hóa vệ sinh của trẻ ..... 35


2.4.2. Cách tổ chức đánh giá thói quen văn hóa vệ sinh của trẻ của
trẻ............................................................................................................... 35
2.5. ết quả đánh giá....................................................................................... 35
2.5.1. Thói quen vệ sinh thân thể .............................................................. 36
2.5.2. Thói quen ăn uống có văn hóa vệ sinh ............................................ 38
2.5.3. Thói quen ho t động có văn hóa vệ sinh ....................................... 40
2.5.4. Thói quen giao tiếp có văn hóa vệ sinh ......................................... 42
2.5.5.

ết luận chung về thực tr ng đánh giá thói quen văn hóa vệ

sinh cho trẻ ở trƣờng mầm non Hùng Vƣơng, thị xã Phúc Yên, tỉnh
Vĩnh Phúc .................................................................................................. 44
2.6. ết quả điều tra giáo viên về thực tr ng giáo dục thói quen văn hóa
vệ sinh của trẻ 4-5 tuổi trƣờng mầm non Hùng Vƣơng .................................. 44
CHƢƠNG 3. NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP ...................................... 49
3.1. Nguyên nhân của thực tr ng vấn đề thói quen vệ sinh ở trƣờng
mầm non ......................................................................................................... 49
3.2. iải pháp nâng cao vấn đề thói quen vệ sinh ở trƣờng mầm non............ 50
3.2.1. iải pháp của cán bộ quản lí ............................................................. 50
3.2.2. iải pháp của giáo viên ..................................................................... 52
3.2.2.1. Thói quen vệ sinh thân thể .......................................................... 52
3.2.2.1.1. Các bài hát........................................................................... 52
3.2.2.1.2. Các bài thơ .......................................................................... 53
3.2.2.1.3. Các câu chuyện ................................................................... 55

3.2.2.2. Thói quen ăn uống có văn hóa vệ sinh........................................ 60
3.2.2.2.1. Các bài hát........................................................................... 60
3.2.2.2.2. Các bài thơ .......................................................................... 60
3.2.2.2.3. Các câu chuyện ................................................................... 61
3.2.2.3. Thói quen ho t động có văn hóa vệ sinh ..................................... 62


3.2.2.3.1. Các bài hát........................................................................... 62
3.2.2.3.2. Các bài thơ .......................................................................... 62
3.2.2.3.3. Các câu chuyện ................................................................... 66
3.2.2.4. Thói quen giao tiếp có văn hóa .................................................... 68
3.2.2.4.1. Các bài hát........................................................................... 68
3.2.2.4.2. Các bài thơ .......................................................................... 68
3.2.2.4.3. Các câu chuyện ................................................................... 71
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 73
I.

ết luận ..................................................................................................... 73

II.

iến nghị ................................................................................................... 73

PHỤ LỤC ...................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 76


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Trẻ em hôm nay – thế giới ngày mai” đó là một thông điệp mà xã hội

luôn hƣớng tới. Một thông điệp quen thuộc nhắc nhở chúng ta: Phải biết quan
tâm, chăm sóc, giáo dục và luôn luôn dành cho các em những gì tốt đẹp nhất.
Bởi các em chính là những búp măng non, những mầm cây căng tràn nhựa
sống, là những chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc.
Thời đ i mới đòi hỏi phải t o ra những con ngƣời không chỉ có sức
khỏe, có tri thức, năng động, sáng t o mà còn phải có văn hóa, văn minh, lịch
sự. Ngay từ thời kì trẻ thơ cũng cần giáo dục cho trẻ trở thành ngƣời có văn
hóa, văn minh, lịch sự. TQVHVS là một trong những biểu hiện và yêu cầu
cần thiết của ngƣời có văn hóa, có văn minh mà ngƣời lớn cần hình thành cho
trẻ ngay ở giai đo n tuổi mầm non. Đồng thời đây cũng là một trong những
nhiệm vụ đƣợc đ t ra hàng đầu của giáo dục mầm non để chăm sóc-bảo vệ
sức khỏe cho trẻ, nhằm nâng cao thể lực, giúp trẻ có thể tham gia tốt tất cả
các ho t động khác nhƣ: Học tập, vui chơi, lao động… góp phần phát triển
toàn diện nhân cách cho trẻ.
Công tác giáo dục ngày nay ngày càng đƣợc quan tâm và chú trọng.
Đ c biệt là bậc giáo dục mầm non, bởi đây là nền tảng nhằm hình thành cho
trẻ những tri thức, kỹ năng đầu tiên cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về
đ o đức, thể chất, thẩm mỹ và những kỹ năng sống cơ bản để trẻ tiếp tục học
ở bậc học phổ thông sau này. Và điều đ c biệt hơn là ở lứa tuổi mầm non,
công việc của giáo viên không chỉ đơn thuần là là việc d y cho trẻ kiến thức
mà còn cần có sự chăm sóc, nuôi dƣỡng tận tụy của mỗi ngƣời giáo viên –
ngƣời mẹ hiền thứ hai của trẻ. Vậy nên, việc chăm sóc vệ sinh cho trẻ là vô
cùng cần thiết và quan trọng, giáo viên cần phải giáo dục cho trẻ những thói

1


quen vệ sinh và tất cả những ho t động cần thiết để giúp trẻ học tập và phát
triển.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực tr ng, tìm ra giải

pháp tối ƣu cho vấn đề đánh giá thói quen văn hóa vệ sinh của trẻ 4-5 tuổi ở
trƣờng mầm non Hùng Vƣơng chƣa đƣợc tiến hành thƣờng xuyên. Từ những
lý do trên tôi đã quyết định chọ đề tài “ Đánh giá thói quen văn hóa vệ sinh
của trẻ 4-5 tuổi ở trƣờng mầm non Hùng Vƣơng-Phúc Yên” làm đề tài
nghiên cứu của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thói quen văn hóa vệ sinh của trẻ 4-5 tuổi của
trƣờng mầm non Hùng Vƣơng chúng tôi chỉ ra thực tr ng về vấn đề này ở
trƣờng mầm non và đƣa ra các giải pháp để nâng cao thói quen văn hóa, vệ
sinh cho trẻ.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lý luận về đánh giá.
- Tìm hiểu về thói quen văn hóa vệ sinh của trẻ ở gia đình, nhà trƣờng.
- Tìm hiểu nội dung về thói quen văn hóa vệ sinh của trẻ.
- Đánh giá tình hình về thói quen văn hóa vệ sinh của trẻ ở trƣờng mầm
non.
- Trên cơ sở đó đƣa ra một số giải pháp để rèn luyện và nâng cao thói
quen văn hóa vệ sinh cho trẻ.
4. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Thói quen văn hóa vệ sinh của trẻ 4-5 tuổi.
4.2. Khách thể nghiên cứu:
- Học sinh lớp 4-5 tuổi trƣờng mầm non Hùng Vƣơng.

2


5. Giả thuyết khoa học
Nếu đánh giá chính xác đƣợc thói quen văn hóa vệ sinh của trẻ 4-5 tuổi
trƣờng mầm non Hùng Vƣơng sẽ đƣa ra đƣợc những giải pháp hợp lý nhất, tốt

nhất để góp phần rèn luyện cho trẻ một thói quen văn hóa vệ sinh tốt, giúp trẻ
phát triển đƣợc một cách toàn diện về thể chất, tinh thần, đ o đức và thẩm mỹ.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết của việc đánh giá thói quen văn hóa vệ
sinh của trẻ.
- Nghiên cứu các tài liệu liên quan làm cơ sở lý thuyết cho đề tài: Đọc,
thu thập, tổng hợp và khái quát hóa tài liệu liên quan đến lý luận và thực tiễn
của vấn đề nghiên cứu làm cơ sở lý luận cho đề tài.
6.2. Phương pháp quan sát sư phạm
- Trực tiếp quan sát trẻ hằng ngày trong vấn đề văn hóa vệ sinh của trẻ
ở trƣờng mầm non.
- Trực tiếp trao đổi với giáo viên và phụ huynh học sinh về những thói
quen văn hóa vệ sinh của trẻ ở trƣờng cũng nhƣ ở gia đình.
- Trò chuyện với trẻ về những thói quen văn hóa vệ sinh nhƣ: đã tự rửa
m t, m c quần áo đƣợc chƣa? Biết chào hỏi khi g p mọi ngƣời chƣa?.....
6.4. Phương pháp điều tra và thống kê toán học
- Điều tra khảo sát thu thập số liệu hiện tr ng liên quan tới đề tài từ nhà
trƣờng và giáo viên chăm sóc trẻ.
- Tổng hợp số liệu thu đƣợc từ quá trình đánh giá.
7. Phạm vi nghiên cứu
- Trƣờng mầm non Hùng Vƣơng - Phúc Yên – Vĩnh Phúc.
8. Đóng góp của đề tài
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận về đánh giá và thói quen văn hóa vệ sinh.
- Đánh giá tình hình về thói quen văn hóa vệ sinh và đƣa ra các giải
pháp.

3



PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan về thói quen văn hóa vệ sinh của trẻ mầm non
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu về thói quen văn hóa vệ sinh trên thế giới
Việc nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến vệ sinh trẻ em đƣợc rất
nhiều các tác giả trên thế giới quan tâm. Chúng tôi điểm qua một số nghiên
cứu nổi bật nhƣ:
TS. Doushqau Erlihs, nhà di truyền học Pháp cho biết: “Mỗi chúng ta
mang trong mình khoảng 2kg vi khuẩn, chúng thƣờng trú trên da, trong miệng
và ruột. Ngoài việc ảnh hƣởng tới sức khỏe, vi khuẩn còn tác động đến cả
hành động và suy nghĩ của chúng ta. Vì vậy, cần phải có cách vệ sinh thân thể
một cách khoa học [8].
Tổ chức Y tế Thế

iới đã đƣa ra các bƣớc rửa tay bằng xà phòng, các

bƣớc rửa m t sao cho đúng cách và đảm bảo vệ sinh nhất [8].
Nghiên cứu mới từ Đ i học Bristol ở Anh phát hiện một cơ chế tự vệ
của các vi khuẩn trong miệng chính là nguyên nhân gây nên bệnh răng miệng.
Vi khuẩn từ các nƣớu răng chảy máu xâm nhập vào m ch máu và sử dụng
một protein buộc các tiểu cầu kết l i với nhau, t o nên các cục máu đông.
Việc vệ sinh răng miệng không s ch sẽ có nhiều khả năng dẫn đến chứng
chảy máu nƣớu răng nhất [8].
Hiệp hội Nha khoa Mỹ khuyến cáo sử dụng nƣớc súc miệng kháng
khuẩn kết hợp dùng chỉ nha khoa hàng ngày giữa các kẽ răng để lo i bỏ các
mảng bám và vi khuẩn [8].
Hơn nữa, các nhà nghiên cứu của Colgate và Bibi đã chỉ ra: Mỗi ngƣời
có 2 hàm răng, hàm trên và hàm dƣới. Mỗi răng có 5 m t: m t ngoài, m t

4



trong, m t nhai và 2 m t kẽ răng (tức là m t tiếp cận giữa các răng). Nhƣ vậy,
việc đánh răng đúng và khoa học có vai trò hết sức quan trọng để có một hàm
răng khỏe m nh [8].
Vào năm 2003, một nghiên cứu về quần áo của Mark Stoneking và
một số nhà khoa học đã chỉ ra rằng con ngƣời bắt đầu biết m c quần áo từ
cách đây 107 nghìn năm [8].
Nghiên cứu về vấn đề ăn m c có văn hóa Miguelde Cervantesy
Saavedra (1547- 1616) đã nhận định: “Quần áo vừa che đậy, vừa bóc trần con
ngƣời”. Việc chăm sóc vẻ bề ngoài của một con ngƣời có thể đƣợc so sánh
với việc trang trí một cửa hàng bách hóa. Cửa hàng với các gian hàng cũ kỹ,
lộn xộn sẽ khó mà làm cho mọi ngƣời quan tâm, còn những cửa hàng mà chủ
nhân biết bày biện đẹp mắt với phong cách tinh tế sẽ hút khách hàng nhƣ một
thỏi nam châm. Vì vậy việc ăn m c s ch sẽ, phù hợp với điều kiện môi
trƣờng, phù hợp với thời tiết là hết sức quan trọng [8].
Nghiên cứu về vấn đề thói quen giao tiếp có văn hóa, tiến sĩ Emmonsngƣời đã dành gần 10 năm nghiên cứu về sự biết ơn và đƣợc ví nhƣ là chuyên
gia hàng đầu trong lĩnh vực này- là tác giả của cuốn sách “ Cám ơn! Môn
khoa học mới về lòng biết ơn làm b n thấy h nh phúc hơn nhƣ thế nào”[8].
Nhƣ vây, việc nghiên cứu các vấn đề về các thói quen văn hóa vệ sinh
đã đƣợc các nhà nghiên cứu ngoài nƣớc hết sức quan tâm và chú trọng, việc
nghiên cứu chắc hẳn sẽ không dừng l i ở đây mà sẽ đƣợc quan tâm và nghiên
cứu nhiều hơn nữa.
1.1.2. Tổng quan nghiên cứu vê thói quen văn hóa vệ sinh ở Việt Nam
Sinh thời Bác Hồ dành nhiều tình yêu thƣơng, sự chăm sóc cho thế hệ
trẻ. Bác căn d n các nhà giáo dục "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì
lợi ích trăm năm thì phải trồng người".

5



Tiêu biểu chúng ta có thể thấy đƣợc một số các nghiên cứu sau:
- Tác giả Hoàng Thị Phương với giáo trình “ Vệ sinh trẻ em” đã tập
trung nghiên cứu về các vấn đề vệ sinh cho trẻ em. Tác giả đã chỉ ra đối
tƣợng, nhiệm vụ và phƣơng pháp nghiên cứu của “ Vệ sinh trẻ em”; chỉ ra
đƣợc các kiến thức cơ bản về vệ sinh trẻ em cũng nhƣ các giai đọan lứa tuổi
và sự phát triển thể chất của trẻ. Cuốn sách tập trung vào nghiên cứu và giải
quyết các vấn đề liên quan đến việc bảo vệ và củng cố sức khỏe của trẻ lứa
tuổi mầm non (0-6 tuổi). Để từ những cơ sở ấy, tác giả Hoàng Thị Phƣơng đã
đƣa ra các nội dung giáo dục vệ sinh cho trẻ, đ c biệt là nội dung “giáo dục
thói quen văn hóa vệ sinh cho trẻ em” giúp trẻ đƣợc giáo dục toàn diện nhất
về thể chất, và đ o đức [1].
- Tác giả Lê Thanh Vân với giáo trình “Sinh lý học trẻ em” đã đề cập
một cách toàn diện những đ c điểm phát triển sinh lí trẻ em lứa tuổi mầm non,
đầu tuổi học: Đ c điểm phát triển của hệ thần kinh; đ c điểm phát triển của
các cơ quan phân tích; hệ vận động; hệ tuần hoàn…. Trên cơ sở phân tích đ c
điểm phát triển sinh lý của trẻ qua các thời kì, tác giả đã chỉ ra những yêu cầu
sƣ ph m cần thiết trong công tác nuôi d y trẻ lứa tuổi mầm non. Giúp cho
chúng ta có thể hiểu đƣợc sự phát triển của trẻ ở từng thời kì để có thể có
những phƣơng pháp chăm sóc sao cho phù hợp nhất, tùy từng giai đo n phát
triển của trẻ mà có những can thiệp kịp thời [3].
- Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết với giáo trình “ Tâm lí học trẻ em lứa tuổi
mầm non” đây là cuốn sách viết về sự phát triển tâm lí của trẻ lọt lòng đến 6
tuổi, nhằm giới thiệu cho các các bậc phụ huynh, các sinh viên khoa giáo dục
mầm non những vấn đề cơ bản, có hệ thống của tâm lý học trẻ em tuổi mầm
non. Trong cuốn sách này, những quy luật chung về sự phát triển của trẻ em
cùng với những quy luật và đ c điểm của trẻ từng lứa tuổi đƣợc trình bày theo
quan điểm tâm lý khoa học: Coi trẻ em là một thực thể đang phát triển. Sự

6



phát triển đó chính là quá trình đứa trẻ lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội
trong nền văn hóa do loài ngƣời t o nên, bằng ho t động của chính nó, quá
trình đó thƣờng xuyên đƣợc sự hƣớng dẫn của ngƣời lớn [2].
- Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết với giáo trình “Giáo dục hành vi văn hóa
cho trẻ em dƣới 6 tuổi” đã chỉ ra rằng giáo dục hành vi văn hóa là một trong
những nhiệm vụ quan trọng nhất của

iáo dục mầm non. Hành vi văn hóa

vừa mang ý thức đ o đức bên trong vừa thể hiện m t thẩm mĩ bên ngoài, nên
không thể là hành vi bẩm sinh, tự nhiên mà có mà phải trải qua một quá trình
giáo dục và rèn luyện lâu dài, sự hình thành hành vi văn hóa ở mỗi ngƣời cần
phải bắt đầu từ lúc còn bé [4].
- “Viện chiến lƣợc và chƣơng trình giáo dục – Trung tâm nghiên cứu
chiến lƣợc và phát triển chƣơng trình giáo dục mầm non” đã nghiên cứu và
đƣa ra cuốn sách “ Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố theo
chủ đề” dành cho trẻ từ 24 tháng tới 6 tuổi. Cuốn sách đã sƣu tầm rất nhiều
bài thơ, bài hát, những câu chuyện hay góp phần giáo dục cho trẻ những hành
vi văn hóa tốt đẹp [5].
Ngoài ra, còn rất nhiều nghiên cứu về vấn đề giáo dục thói quen văn
hóa vệ sinh cho trẻ mẫu giáo, việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến sự
phát triển của trẻ giúp cho các bậc phụ huynh, các cán bộ giáo viên có thể
hiểu và nắm đƣợc các quy luật phát triển chung của trẻ để có biện pháp chăm
sóc, giáo dục tốt nhất giúp trẻ đƣợc phát triển toàn diện về thể chất, đ o đức
và trí tuệ.
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Đánh giá
1.2.1.1. Khái niệm đánh giá

Đánh giá (evaluation ) là quá trình hình thành những nhận định, phán
đoán về kết quả của công việc, dựa vào những phân tích thông tin thu đƣợc,

7


đối chiếu với những mục tiêu,tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết
định thích hợp để cải thiện thực tr ng, điều chỉnh, nâng cao chất lƣợng và
hiệu quả công việc [7].
Đánh giá không đơn thuần là sự ghi nhận thực tr ng mà còn là đề xuất
những quyết định làm thay đổi thực tr ng.Vì thế, đánh giá đƣợc coi là một
khâu quan trọng, phải đƣợc quan tâm ngay từ khâu làm kế ho ch và trong
suốt quá trình triển khai công việc [7].
1.2.1.2. Ý nghĩa
Việc đánh giá có ý nghĩa rất lớn đối với giáo viên và cả nhà quản lý
giáo dục.
* Đối với giáo viên [7]:
Nhƣ đã nói ở trên, việc kiểm tra đánh giá trẻ cung cấp cho giáo viên
những thông tin “liên hệ ngƣợc ngoài” giúp ngƣời d y điều chỉnh ho t động
d y.
iểm tra, đánh giá kết hợp với theo dõi thƣờng xuyên, t o điều kiện
cho giáo viên nắm đƣợc một cách cụ thể và khá chính xác năng lực và trình
độ của mỗi cá nhân trẻ trong lớp mình phụ trách để có biện pháp giúp đỡ
riêng thích hợp, ít ra là đối với trẻ giỏi và trẻ kém, qua đó nâng cao chất lƣợng
học tập chung của cả lớp.
iểm tra đánh giá đƣợc tiến hành một cách công phu sẽ cung cấp cho
giáo viên không chỉ những thông tin về trình độ chung của cả lớp ho c khối
lớp mà còn t o điều kiện cho giáo viên nắm đƣợc những trẻ có tiến bộ rõ rệt
ho c sút kém đột ngột để có biện pháp động viên ho c giúp đỡ kịp thời.
Ngƣời giáo viên có trách nhiệm và kinh nghiệm thƣờng xem kiểm tra đánh

giá nhƣ một biện pháp cá nhân hóa d y học, giúp cho mỗi trẻ tự đánh giá để
tự quyết định cách học phù hợp với mình.

8


iểm tra đánh giá t o cơ hội cho giáo viên xem xét hiệu quả của những
cải tiến nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức d y học mà mình đang theo
đuổi, nhất là đối với giáo viên tâm huyết muốn hoàn thiện con đƣờng d y học
của mình bằng con đƣờng thực nghiệm nghiên cứu khoa học giáo dục.
* Đối với quản lý giáo dục [7]:
-

iểm tra đánh giá trẻ giúp cho các cán bộ quản lý giáo dục các cấp

những thông tin cơ bản về thực tr ng d y và học trong một đơn vị giáo dục để
có những biện pháp chỉ đ o kịp thời, kịp thời uốn nắn những lệch l c, khuyến
khích hỗ trợ những sáng kiến hay, đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu giáo dục.
Tóm l i, việc kiểm tra đánh giá trẻ có ý nghĩa về nhiều m t, trong đó
quan trọng nhất là đối với mỗi bản thân trẻ.
1.2.1.3. Mục tiêu
Làm sáng tỏ mức độ đ t đƣợc và chƣa đ t đƣợc về các mục tiêu d y
học, tình tr ng kiến thức, kỹ năng thái độ của trẻ đối chiếu với yêu cầu của
chƣơng trình phát hiện những nguyên nhân, sai sót, giúp trẻ em điều chỉnh
ho t động học [7].
Công khai hóa các nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi trẻ
em và của tập thể lớp, t o cơ hội cho trẻ phát triển kỹ năng tự đánh giá, giúp
trẻ em nhận ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích động viên thúc đẩy việc
học tập [7].
iúp cho giáo viên có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm m nh điểm

yếu của mình tự điều chỉnh, tự hoàn thiện ho t động d y phấn đấu không
ngừng nâng cao chất lƣợng hiệu quả d y học [7].
Việc đánh giá trẻ không chỉ nhằm mục đích nhận định thực tr ng và
định hƣớng điều chỉnh ho t động của học trò mà còn đồng thời t o điều kiện
nhận định thực tr ng và định hƣớng điều chỉnh ho t động d y của thầy [7].

9


1.2.2. Thói quen văn hóa vệ sinh.
1.2.2.1. Khái niệm
- Vệ sinh trẻ em: “Vệ sinh trẻ em là khoa học về ảnh hƣởng của các yếu
tố bên ngoài đến sự phát triển và tr ng thái sức khỏe của trẻ em. Nó nghiên
cứu những biện pháp nhằm củng cố sức khỏe của trẻ, phát triển cơ thể một
cách toàn diện, cân đối và tổ chức giáo dục trẻ hợp lý” [1].
Để một đứa trẻ đƣợc phát triển bình thƣờng và toàn diện thì trẻ luôn
cần sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục của ngƣời lớn. Đ c biệt, để trẻ có thể
sống tốt, hòa nhập đƣợc với cộng đồng và mọi ngƣời xung quanh thì mỗi trẻ
cần đƣợc giáo dục vè rèn luyện cho mình những thói quen trong cuộc sống.
Và một trong số những thói quen quan trọng hàng đầu cần rèn cho trẻ thƣờng
xuyên đó là “thói quen văn hóa vệ sinh”.
*

hái niệm “ Thói quen vệ sinh”

- Thói quen thƣờng để chỉ những hành động của cá nhân đƣợc diễn ra
trong những điều kiện ổn định về thời gian, không gian và quan hệ xã hội nhất
định. Thói quen có nội dung tâm lý ổn định và thƣờng gắn với nhu cầu cá
nhân.


hi đã trở thành thói quen, mội ho t động tâm lý trở nên ổn định, cân

bằng và khó lo i bỏ[1].
* hái niệm văn hóa
Theo bách khoa toàn thƣ: “Văn hóa là trình độ phát triển lịch sử xã hội
và con ngƣời biểu hiện trong các tổ chức lối sống và hành động của con
ngƣời nhƣ trong các giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng t o ra.
Khái niệm văn hóa dùng để chỉ trình độ phát triển thể chất và tinh thần của
những xã hội, dân tộc bộ l c cụ thể” [6]
Theo UNECO:

hái niệm về văn hóa “Văn hóa là phức hợp tổng thể

các đ c trƣng diện m o về vật chất, tinh thần, tri thức, tình cảm…. khắc họa

10


nên bản sắc nghệ thuật văn chƣơng mà cả lối sống và quyền cơ bản của con
ngƣời, những hệ thống giá trị, những truyền thống tín ngƣỡng.
Theo nghĩa rộng: Văn hóa bao gồm cả văn hóa vật chất, văn hóa tinh
thần “ Văn hóa là toàn bộ vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng t o ra trong
quá trình lịch sử của mình”[6].
Văn hóa là một hiện tr ng tiêu biểu xã hội, tiêu biểu cho trình độ xã hội
trong giai đo n lịch sử nhất định nhƣ: Tiến bộ kinh tế, kinh nghiệm xã hội và
lao động, giáo dục khoa học, văn hóa nghệ thuật là những tổ chức thích ứng
với cái đó [6].
* hái niệm TQVHVS:
Thói quen văn hóa vệ sinh thể hiện ở mọi m t: thói quen vệ sinh thân
thể, thói quen ăn uống có văn hóa vệ sinh, thói quen ho t động có văn hóa và

thói quen giao tiếp có văn hóa. Trẻ cần phải biết việc thực hiện các thói quen
này một cách có văn hóa chính là việc thể hiện sự tôn trọng mọi ngƣời xung
quanh, thể hiện con ngƣời có đ o đức và thẩm mĩ.
1.2.2.2. Các giai đoạn hình thành kĩ xảo
Nhƣ ta biết, thói quen vệ sinh đƣợc hình thành từ kĩ xảo.

ĩ xảo là

những hành động tự động hóa, nhƣng trong quá trình hình thành nhất thiết
phải có sự tham gia của ý thức. Trong quá trình ho t động kĩ xảo cần đƣợc
củng cố và hoàn thiện.
ĩ xảo đƣợc hình thành qua ba giai đo n [1].
+ iai đo n 1: Hiểu cách làm.
Trẻ cần hiểu mỗi hành động gồm những thao tác nào? Các thao tác diễn
ra nhƣ thế nào? Cách tiến hành mỗi thao tác cụ thể.
+ iai đo n 2: Hình thành kĩ năng.
Trẻ biết vận dụng các tri thức đã có để tiến hành một hành động cụ thể
nào đó, đòi hỏi sự tập trung chú ý, có nỗ lực ý chí và biết vƣợt qua khó khăn.

11


+ iai đo n 3: Hình thành kĩ xảo.
Trẻ biết biến các hành động ý chí thành các hành động tự động hóa
bằng cách luyện tập nhiều lần, giảm tối thiểu sự tham gia của ý thức vào hành
động.
Nhƣ vậy, kĩ xảo vệ sinh là những kĩ xảo hƣớng tới việc bảo vệ và củng
cố sức khỏe.
1.2.2.3. Đặc điểm của thói quen văn hóa vệ sinh
Thói quen có nội dung tâm lý ổn định và thƣờng gắn với nhu cầu cá

nhân.

hi đã trở thành thói quen, mọi ho t động tâm lý trở nên ổn định, cân

bằng và khó có thể lo i bỏ [1].
- Mọi phẩm chất nhân cách đƣợc hình thành, phát triển trong những
điều kiện ổn định, trên nền tảng thói quen. Do vậy, cần phải t o ra các tình
huống ổn định để hình thành cho trẻ những phẩm chất nhân cách tốt. Đồng
thời, cũng cần phải thay đổi điều kiện sống để củng cố thói quen trong điều
kiện mới. Đây là điều kiện để t o ra những con ngƣời linh ho t dễ thích ứng
với mọi hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống [1].
- Trong cuộc sống, có những hành động vừa là kĩ xảo, đồng thời vừa là
thói quen nhƣng không phải lúc nào cũng trùng hợp nhƣ vậy. Vì vậy, để cho
các kĩ xảo vệ sinh trở thành thói quen văn hóa vệ sinh cho trẻ cần đảm các điều
kiện nhƣ: Trẻ phải đƣợc thực hiện các hành động vệ sinh trong cuộc sống hằng
ngày; trong quá trình thực hiện, phải kiểm tra việc thực hiện của trẻ và d y trẻ
tự kiểm tra hành động của chúng; sự gƣơng mẫu của ngƣời lớn có ý nghĩa lớn
đối với hiệu quả của việc hình thành thói quen văn hóa vệ sinh cho trẻ. Ngoài
ra, các biện pháp khen thƣởng, trách ph t đƣợc sử dụng trong quá trình giáo
dục phải phù hợp với đ c điểm nhận thức và tình cảm của trẻ nhỏ; phải t o ra
nhiều tình huống để củng cố thói quen trong điều kiện mới [1].

12


1.2.3. Đánh giá thói quen văn hóa vệ sinh
Nội dung đánh giá TQVHVS đƣợc xác định gồm đánh giá sự nhận thức
và đánh giá việc thực hiện.
hi xác định các tiêu chí, cần chú ý đến ba lo i tiêu chí: tuyệt đối, tối
thiểu và đề cao. Dựa vào các tiêu chí này, có thể khẳng định (tiêu chí tuyệt

đối ), hay xác nhận (tiêu chí tối thiểu) trẻ có đ t đƣợc các yêu cầu giáo dục
hay không? Ho c có thể phân lo i trẻ (tiêu chí đề cao ) [1].
* Các tiêu chí đánh giá sự nhận thức [1].
- Nhận biết đƣợc hành động vệ sinh.
- Biết đƣợc yêu cầu của hành động vệ sinh.
- Hiểu đƣợc cách thể hiện hành động vệ sinh.
- Hiểu đƣợc ý nghĩa của hành động vệ sinh.
* Các tiêu chí đánh giá việc thực hiện (kĩ năng và thái độ) [1].
- Tính tự giác của hành động.
- Tính đúng đắn của hành động.
- Mức độ hình thành của hành động.
- Động cơ thực hiện hành động.
Dựa vào các tiêu chí trên cần xây dựng thang đánh giá thói quen vệ
sinh của trẻ mầm non và đƣợc chia thành 5 lo i: Tốt, khá, trung bình, yếu,
kém.
1.2.4. Đặc điểm tâm - sinh lý của trẻ 4-5 tuổi
a) Đặc điểm sinh lý
- Trẻ giai đo n này biến đổi chủ yếu về số lƣợng hơn là biến đổi về chất
lƣợng. Sự phát triển cơ thể diễn ra chậm hơn giai đo n trƣớc về số lƣợng.
Chiều cao trung bình hằng năm tăng đƣợc từ từ 5cm – 8cm; cân n ng trung
bình hằng năm tăng từ 1kg – 1,2kg [1].
Có sự thay đổi rõ rệt về chất lƣợng phát triển [1].

13


+ HTH: ngày càng hoàn thiện, quá trình hình thành men tiêu hóa đƣợc
tăng cƣờng, sự hấp thu thức ăn ngày càng tốt hơn.
+ HTK: Ngày càng phát triển, khả năng ho t động của các tế bào thần
kinh tăng lên, quá trình cảm ứng ở vỏ não phát triển, trẻ có thể tiến hành ho t

động trong thời gian lâu hơn.
+ Hệ cơ xƣơng hoàn thiện dần, các mô cơ ngày càng phát triển, cơ quan
khiển vận động đƣợc tăng cƣờng…. Do vậy, trẻ có thể tiến hành ho t động
đòi hỏi sự phối hợp khéo léo của tay, chân, thân (ch y, nhảy, vẽ, n n, cắt,
dán…).
+ Cơ quan phát âm cũng phát triển và hoàn thiện dần. Ở giai đo n này,
ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển hành vi của trẻ.
b) Đặc điểm tâm lí [2].
- Trẻ lứa tuổi này vừa bƣớc qua giai đo n khủng hoảng của tuổi lên 3,
từ đây trẻ đã bắt đầu hình thành ý thức bản ngã. Trẻ tƣ duy độc lập hơn,
không cần thao tác trực tiếp với đồ vật quá nhiều nhƣ những lứa tuổi trƣớc,
trẻ đã hình thành tƣ duy trực quan hình tƣợng rõ nét.
- Ở độ tuổi này trẻ đã bắt đầu hoàn thiện ho t động vui chơi và hình
thành – “Xã hội trẻ em”, tƣ duy trực quan hình tƣợng phát triển m nh trẻ ham
hiểu biết và luôn khám phá tìm tòi những điều mới l của thế giới xung
quanh.
- Đời sống tình cảm và ngôn ngữ của trẻ cũng có sự phát triển rõ nét:
Trẻ rất cần sự yêu thƣơng của mọi ngƣời, biết đồng cảm chia sẻ với mọi
ngƣời xung quanh, trẻ nói đƣợc câu dài và đầy đủ, biết nói lời hay, nói lễ
phép.
- Động cơ hành vi của trẻ mẫu giáo nhỡ đã trở nên nhiều màu, nhiều
vẻ: Động cơ tự khẳng định mình, động cơ nhận thức, muốn khám phá thế giới
xung quanh, động cơ thi đua, động cơ xã hội…

14


+ Trẻ muốn đƣợc tự khẳng định mình, muốn đƣợc sống và làm việc
nhƣ ngƣời lớn, muốn nhận thức sự vật và hiện tƣợng xung quanh…nhƣng vì
bản thân trẻ chƣa đủ khả năng để thực hiện điều đó nên trẻ thƣờng tham gia

vào trò chơi đóng vai theo chủ đề và làm các công việc nhƣ ngƣời lớn.
+ Trẻ muốn làm những việc mang l i niềm vui cho ngƣời khác, làm
ngƣời khác vui lòng.
+ Trẻ có khả năng lao động tự phục vụ bản thân và mông muốn giúp đỡ
ngƣời khác, hòa nhập với cộng đồng, vui chơi đoàn kết với b n bè và thể hiện
tình cảm với mọi ngƣời xung quanh một cách đúng mực.
+ Trẻ biết thi đua giữa mình với các b n, giữa tổ mình với tổ b n, thi
xem “Ai làm nhanh hơn”, “Tổ nào làm tốt hơn”….
1.3. Vài nét về trƣờng mầm non Hùng Vƣơng, thị xã Phúc Yên, tỉnh
Vĩnh Phúc
- Thị xã Phúc Yên thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, nằm trong vùng đất có lịch sử
dựng nƣớc và giữ nƣớc lâu đời của dân tộc. Những ấn tích còn để l i đến
ngày nay đã t o cho vùng đất này một vị trí địa lý kinh tế, chính trị với bề dầy
lịch sử có giá trị. Sau 10 năm tái lập, thị xã Phúc Yên đã có những chuyển
biến m nh mẽ về kinh tế xã hội, xứng đáng là trung tâm kinh tế - xã hội - văn
hóa của tỉnh Vĩnh Phúc.
- Bên c nh đó, thị xã Phúc Yên có địa hình đa d ng, có cả nông thôn và
đô thị, có vùng đồi rừng, bán sơn địa, vùng đồng bằng. Ở đây, tập chung rất
nhiều nhà máy, xí nghiệp cũng nhƣ các điểm kinh doanh, thị xã Phúc Yên có
gần 117 nghìn ngƣời, mật độ dân số trung bình là 700 ngƣời/km². Với số
lƣợng dân cƣ đông nhƣ vậy, để đáp ứng nhu cầu học tập, vui chơi cho trẻ em
đã có rất nhiều trƣờng mầm non đƣợc xây dựng và thành lập. Nổi bật trong đó
là trƣờng MN Hùng Vƣơng, đây là một trong những ngôi trƣờng đã thực hiện

15


tốt yêu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ, là một địa điểm mà các bậc phụ huynh học
sinh tin tƣởng để gửi gắm con em mình.
- Trƣờng MN Hùng Vƣơng thành lập ngày 30/6/2006, thuộc tổ 10

phƣờng Hùng Vƣơng, thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc.

hi mới thành lập,

trƣờng ngôi trƣờng còn hết sức đơn sơ, cơ sở vật chất thiếu thốn, cán bộ giáo
viên còn h n chế. Nhƣng trải qua thời gian, không ng i khó khăn, vất vả các
cô vẫn luôn luôn thực hiện tốt công tác chăm sóc, nuôi dƣỡng và không
ngừng ƣơm những h t giống tri thức cho đất nƣớc. Tuy mới thành lập chƣa
đầy 10 năm nhƣng cho đến nay, trƣờng đã có những thay đổi hết sức đáng chú
ý: Trƣờng đã đƣợc nhà nƣớc công nhận là “trƣờng chuẩn quốc gia” và hiện
nay quy mô của trƣờng đã đƣợc mở rộng hơn rất nhiều.
Với tổng số 478 trẻ với 17 nhóm lớp trong đó:
+ hối nhà trẻ gồm 2 lớp.
+ hối 3-4 tuổi gồm 5 lớp: từ 3-4A1 đến 3-4A5
+ hối 4-5 tuổi gồm 5 lớp: Từ 4-5A1 đến 4-5A5.
+ hối 5-6 tuổi gồm 5 nhóm lớp: Từ 5-6A1 đến 5-6A5.
Tất cả 17/17 nhóm lớp đều thực hiện tốt chƣơng trình “ đổi mới hình
thức chăm sóc và giáo dục trẻ”.
- Sau 9 năm xây dựng và phát triển số lƣợng cán bộ giáo viên giảng d y
và quản lí của trƣờng hiện nay là 45 cán bộ. Đội ngũ giáo viên hiện nay có
100% giáo viên đ t chuẩn và trên chuẩn nghiệp vụ sƣ ph m, số lƣợng giáo
viên giỏi các cấp đều tăng hằng năm, hiện nay trƣờng có 2 giáo viên giỏi cấp
tỉnh và đã tham gia vào các chƣơng trình dự thi giáo viên dậy giỏi của tỉnh
đem l i vinh dự cho trƣờng với rất nhiều giải nhất, nhì…. Đội ngũ giáo viên
tâm huyết với nghề, chăm sóc – nuôi dƣỡng trẻ từ chính cái “Tâm” của mình,
các giáo viên luôn đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ, giúp đỡ nhau để

16



tìm ra các phƣơng pháp giảng d y tốt nhất, nâng cao trình độ chuyên môn của
mình.
Về điều kiện vật chất, trang thiết bị d y học: Trẻ đƣợc học trong ngôi
trƣờng khang trang, thoáng mát, s ch sẽ với đầy đủ phòng học, trang thiết bị
nhằm phục vụ công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Trẻ đƣợc đến trƣờng đầy
đủ, đƣợc học tập và vui chơi cùng b n bè và cô giáo. Các cháu ngoan - khỏe,
tích cực tham gia các ho t động do cô tổ chức, tỷ lệ bé ngoan bé chuyên cần
đ t 98% (số liệu năm 2013-2014). Đến trƣờng mầm non trẻ đƣợc các cô tận
tình d y dỗ, chăm sóc từ việc học hành, ứng xử trong giao tiếp trong mối
quan b n bè đến việc chăm lo cho các con từng giấc ngủ, đó chính là ngƣời
mẹ hiền thứ hai của trẻ.

17


×