Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

KHẢO sát HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN của cây cỏ sữa NHỎ lá (euphorbia thymifoliaburn), CHÓ đẻ THÂN XANH (phyllanthus niruri linn) và cây tía tô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.13 MB, 66 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN THỊ CẨM GIANG

KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA CÂY
CỎ SỮA NHỎ LÁ (Euphorbia thymifolia Burn), CHÓ
ĐẺ THÂN XANH (Phyllanthus niruri Linn) VÀ
CÂY TÍA TÔ (Perilla frutescens L. Britton)

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: THÚ Y

Cần Thơ, 2009


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: THÚ Y

Tên đề tài:

KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA CÂY
CỎ SỮA NHỎ LÁ (Euphorbia thymifolia Burn), CHÓ
ĐẺ THÂN XANH (Phyllanthus niruri Linn) VÀ
CÂY TÍA TÔ (Perilla frutescens L. Britton)

Giáo viên hướng dẫn:
TS. Huỳnh Kim Diệu



Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Cẩm Giang
MSSV: 3042871
Lớp: TY K30

Cần Thơ, 2009


Luận văn tốt nghiệp

Ngành: Thú Y

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài: “Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của cây cỏ sữa nhỏ lá
(Euphorbia thymifolia Burn), cây chó đẻ thân xanh (Phyllanthus niruri
Linn) và cây tía tô (Perilla frutescens L. Britton)”.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Cẩm Giang thực hiện tại phòng thí nghiệm Dược
lý Thú Y và phòng thí nghiệm Vi sinh Thú Y bộ môn Thú Y, Trường Đại Học Cần
Thơ, từ 01/2009 - 04/2009.

Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2009
Duyệt Bộ môn

Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2009
Duyệt Giáo viên hướng dẫn


Huỳnh Kim Diệu

Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2009
Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang

i


Luận văn tốt nghiệp

Ngành: Thú Y

LỜI CAM ĐOAN
------- -------

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Cẩm Giang

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang

ii



Luận văn tốt nghiệp

Ngành: Thú Y

LỜI CẢM TẠ
------- ------Tôi xin được gửi đến:
Ban giám hiệu trường Đại Học Cần Thơ.
Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ, giáo viên Khoa Nông Nghiệp & SHƯD
– Trường Đại Học Cần Thơ lời cảm ơn chân thành, đặc biệt là quý thầy cô của hai
bộ môn Thú Y và chăn nuôi Thú Y.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến cô Huỳnh Kim Diệu, người đã chỉ ra
hướng nghiên cứu, hướng dẫn tận tình, luôn quan tâm động viên, truyền đạt kiến
thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
Phòng Sinh hóa, bộ môn Sinh hóa trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình cô quay thu cao dược.
Phòng Dinh dưỡng gia súc, bộ môn chăn nuôi Thú Y trường Đại Học Cần
Thơ.
Phòng Vi sinh bộ môn Thú Y Trường Đại Học Cần Thơ.
Xin gửi lời cảm ơn đến chị Nguyễn Thu Tâm đã nhiệt tình chỉ dẫn và tạo mọi
điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài tại phòng thí nghiệm.
Thân ái gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn lớp Thú Y khóa 30 đã giúp đỡ và
động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang

iii



Luận văn tốt nghiệp

Ngành: Thú Y

MỤC LỤC
------- -------

TRANG BÌA
TRANG DUYỆT .....................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................ii
LỜI CẢM TẠ.........................................................................................................iii
MỤC LỤC .............................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .....................................................................vi
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................viii
TÓM LƯỢC............................................................................................................ x
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................1
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN .............................................................................3
2.1. CÂY DƯỢC THẢO LÀM THÍ NGHIỆM ....................................................3
2.1.1. Cây chó đẻ thân xanh..............................................................................3
2.1.1.1 Mô tả cây ..........................................................................................3
2.1.1.2 Vùng phân bố....................................................................................3
2.1.1.3 Thành phần hóa học ..........................................................................4
2.1.1.4 Tác dụng dược lý ..............................................................................4
2.1.1.5 Sử dụng trong y học dân gian............................................................5
2.1.1.6 Một số bài thuốc dân gian từ cây chó đẻ thân xanh...........................6
2.1.2. Tía tô ......................................................................................................7
2.1.2.1 Mô tả cây ..........................................................................................7
2.1.2.2 Vùng phân bố....................................................................................7
2.1.2.3 Thành phần hóa học ..........................................................................8

2.1.2.4 Tác dụng dược lý ..............................................................................9
2.1.2.5 Sử dụng trong y học dân gian............................................................9
2.1.2.6 Một số bài thuốc dân gian từ cây tía tô ...........................................10
2.1.3. Cỏ sữa nhỏ lá........................................................................................11
2.1.3.1 Mô tả cây ........................................................................................11
2.1.3.2 Vùng phân bố và thu hái..................................................................11
2.1.3.3 Thành phần hóa học ........................................................................11
2.1.3.4 Tác dụng dược lý ............................................................................11
2.1.3.5 Sử dụng trong y học dân gian..........................................................12
2.1.3.6 Một số bài thuốc dân gian từ cây cỏ sữa nhỏ lá............................... 12
2.2. VI KHUẨN.................................................................................................13
2.2.1. Nhóm vi khuẩn gram dương (Gr+) ........................................................13
2.2.1.1 Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn).............................................13

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang

iv


Luận văn tốt nghiệp

Ngành: Thú Y

2.2.1.2 Streptococcus faecalis.....................................................................15
2.2.2. Nhóm vi khuẩn gram âm (Gr-) .............................................................. 16
2.2.2.1 Pseudomonas aeruginosa................................................................ 16
2.2.2.2 Salmonella spp. ...............................................................................18
2.2.2.3 Escherichia coli .............................................................................21
2.2.2.4 Vi khuẩn Aeromonas hydrophila.....................................................22
2.2.2.5 Nhóm vi khuẩn Edwardsiella ........................................................24

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 28
3.1. NỘI DUNG.................................................................................................28
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 28
3.2.1. Phương tiện nghiên cứu ........................................................................28
3.2.1.1 Thời gian thí nghiệm. .....................................................................28
3.2.1.2 Địa điểm ........................................................................................28
3.2.1.3 Nguyên liệu....................................................................................28
3.2.1.4 Dụng cụ và hóa chất cần thiết.........................................................30
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................30
3.2.2.1 Điều chế cao ...................................................................................30
3.2.2.2 Chuẩn độ đục vi khuẩn....................................................................32
3.2.2.3 Chuẩn độ vi khuẩn ..........................................................................32
3.2.2.4 Thử tính kháng khuẩn .....................................................................33
3.2.2.5 Xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) ........................................34
3.2.2.6 Chỉ tiêu theo dõi..............................................................................34
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 36
4.1 KẾT QUẢ ĐIỀU CHẾ CAO........................................................................36
4.2. KẾT QUẢ THỬ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA CÁC LOẠI CAO
TRÊN CÁC VI KHUẨN THÍ NGHIỆM............................................................ 36
4.3. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ ỨC CHẾ TỐI THIỂU (MIC) ..............38
4.3. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ ỨC CHẾ TỐI THIỂU (MIC) ..............39
4.3.1. Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao chó đẻ thân xanh ....................39
4.3.2. Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao tía tô.......................................41
4.3.3. Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao cỏ sữa nhỏ lá..........................43
4.3.4. So sánh khả năng ức chế của các mẫu cao thô trên các vi khuẩn thí
nghiệm ...........................................................................................................45
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.............................................................. 47
5.1. KẾT LUẬN ................................................................................................ 47
5.2. ĐỀ NGHỊ....................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 48


SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang

v


Luận văn tốt nghiệp

Ngành: Thú Y

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
------- ------Chữ viết tắt
MHA

Chữ viết đầy đủ
Muller Hinton agar
Minimum inhibitory concentration

MIC
(nồng độ ức chế tối thiểu)
DMSO

Dimethyl Sulfoxide

E. ictaluri

Edwardsiella ictaluri

A. hydrophila


Aeromonas hydrophila

E. tarda

Edwardsiella tarda

E. coli

Escherichia coli

S. faecalis

Streptococcus faecalis

S. aureus

Staphylococcus aureus

Sal. spp.

Salmonella spp.

P. aeruginosa

Pseudomonas aeruginosa

CSNL

Cỏ sữa nhỏ lá


CĐTX

Chó đẻ thân xanh

TT

Tía tô

DM

Vật chất khô

Gr+

Gram dương

Gr-

Gram âm

ĐC

Đối chứng

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang

vi


Luận văn tốt nghiệp


Ngành: Thú Y

DANH MỤC BẢNG
------- ------Tên bảng

Nội dung

Trang

Bảng 4.1

Hiệu suất các mẫu cao CĐTX , TT và CSNL

36

Bảng 4.2

Ẩm độ các mẫu cao thí nghiệm

36

Bảng 4.3

Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn của các loại cao
CĐTX, TT và CSNL

37

Bảng 4.4


Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao CĐTX trên các
chủng vi khuẩn thí nghiệm

39

Bảng 4.5

Nồng độ ức chế tối thiểu của cao tía tô trên các nhóm vi
khuẩn thí nghiệm

41

Bảng 4.6

Nồng độ ức chế tối thiểu của cao cỏ sữa nhỏ lá trên các
nhóm vi khuẩn thí nghiệm

43

Bảng 4.7

So sánh khả năng ức chế của các mẫu cao thô trên các vi
khuẩn thí nghiệm

45

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang

vii



Luận văn tốt nghiệp

Ngành: Thú Y

DANH MỤC HÌNH
------- ------Tên hình

Nội dung

Trang

Hình 2.1

Cây chó đẻ thân xanh

3

Hình 2.2

Cây chó đẻ thân xanh

3

Hình 2.3

Cây tía tô

7


Hình 2.4

Cây tía tô

7

Hình 2.5

Cỏ sữa nhỏ lá

11

Hình 2.6

Cỏ sữa nhỏ lá

11

Hình 3.1

Cây cỏ sữa nhỏ lá tại sân văn phòng đoàn – Khu II - ĐHCT

28

Hình 3.2
Hình 3.3

Cây tía tô tại ấp Vĩnh Trinh – Vĩnh Thạnh – Thốt Nốt
– Cần Thơ.

Cây chó đẻ thân xanh tại sân văn phòng đoàn – Khu II
- ĐHCT

29
29

Hình 4.1

Vòng vô khuẩn của 3 mẫu cao trên vi khuẩn Gr+ gây bệnh
GS - GC

37

Hình 4.2

Vòng vô khuẩn của 3 mẫu cao trên vi khuẩn Gr- gây bệnh
GS - GC

38

Hình 4.3

Vòng vô khuẩn của 3 mẫu cao gây bệnh trên cá

38

Hình 4. 4

Đía đối chứng trên 8 vi khuẩn thí nghiệm


40

Hình 4.5

Nồng độ ức chế tối thiểu CĐTX trên E. tarda

40

Hình 4.6

Nồng độ ức chế tối thiểu của cao CĐTX trên E. ictaluri

40

Hình 4.7

Nồng độ ức chế tối thiểu của cao CĐTX trên A. hydrophila

40

Hình 4.8

Nồng độ ức chế tối thiểu của cao CĐTX trên S. aureus

40

Hình 4.9

Nồng độ ức chế tối thiểu của cao CĐTX trên Salmonella
spp., E. coli và P. aeruginosa


41

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang

viii


Luận văn tốt nghiệp

Ngành: Thú Y

Hình 4.10 Cao CĐTX ở nồng độ 4096 µg/ml

41

Hình 4.11 Nồng độ ức chế tối thiểu của cao TT trên A. hydrophila

42

Hình 4.12 Cao TT ở nồng độ 4096 µg/ml

42

Hình 4.13 Đĩa đối chứng

42

Hình 4.14 Nồng độ ức chế tối thiểu cao TT trên E. ictaluri và E. tarda


42

Hình 4.15 Nồng độ ức chế tối thiểu của cao CSNL trên E. tarda

43

Hình 4.16 Nồng độ ức chế tối thiểu của cao TT trên E. ictaluri

43

Hình 4.17 Nồng độ ức chế tối thiểu của cao CSNL trên A. hydrophila

44

Hình 4.18 Nồng độ ức chế tối thiểu của cao CSNL trên P. aeruginosa

44

Hình 4.19

Nồng độ ức chế tối thiểu của cao CSNL trên Salmonella
spp., P. aeruginosa và E. coli

Hình 4.20 Cao CSNL ở nồng độ 4096 µg/ml

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang

ix

44

44


Luận văn tốt nghiệp

Ngành: Thú Y

TÓM LƯỢC
------- -------

Để xác định hoạt tính kháng khuẩn của cây cỏ sữa nhỏ lá (Euphorbia
thymifolia Burn), chó đẻ thân xanh (Phyllanthus niruri Linn) và cây tía tô (Perilla
frutescens L. Britton) cao thô được chiết xuất bằng methanol của 3 loại cây này
được dùng thử hoạt tính trên 5 chủng vi khuẩn gây bệnh điển hình cho gia súc gia
cầm gồm: Staphylococcus aureus, streptococcus faecalis, Pseudomonas
aeruginosa, Salmonella spp., E. coli và 3 chủng gây bệnh phổ biến trên cá da trơn
đó là: Aeromonas hydrophila, Edwardsiella tarda và Edwardsiella ictaluri.
Bằng phương pháp khuếch tán trên thạch và phương pháp pha loãng liên tiếp
trong thạch 3 cao cỏ sữa nhỏ lá, chó đẻ thân xanh và tía tô được thử hoạt tính
kháng khuẩn và xác định nồng độ ức chế tối thiểu. Kết quả đạt được:
Cây cỏ sữa nhỏ lá và chó đẻ thân xanh là 2 trong 3 cây làm thí nghiệm có phổ
kháng khuẩn mạnh, cả 2 cây đều:
Có tác động mạnh trên vi khuẩn E. tarda nhưng cây cỏ sữa nhỏ lá (MIC = 64
µg/ml) tác động mạnh hơn cây chó đẻ thân xanh (MIC = 128 µg/ml).
Ức chế sự phát triển của vi khuẩn A. hydrophila ở nồng độ 512 µg/ml và vi
khuẩn E. ictaluri ở nồng độ 1024 µg/ml.
Có tác động yếu nhất trên S. faecalis (2048 µg/ml < MIC < 4096 µg/ml).
Cây có hoạt tính kháng khuẩn yếu nhất là tía tô, nó có tác động tốt trên các vi
khuẩn gây bệnh trên thủy sản (E. tarda, E. ictaluri, A. hydrophila) ở nồng độ 2048
µg/ml. Tác động này mạnh hơn trên các vi khuẩn còn lại (2048 µg/ml < MIC <

4096 µg/ml).
Cả 3 cây đều có tính kháng khuẩn trên 8 chủng vi khuẩn thí nghiệm và đều có
tác dụng tốt trên vi khuẩn gây bệnh trên thủy sản.

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang

x


Luận văn tốt nghiệp

Ngành: Thú Y

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, nước ta đã và đang trong quá trình mở cửa hội nhập với nền kinh
tế khu vực và thế giới. Cho nên ngành chăn nuôi trong nước ngày càng phát triển,
đặc biệt là chăn nuôi theo phương thức tập trung công nghiệp. Song song với điều
đó các loại thuốc thú y, thủy sản được sản xuất bởi các doanh nghiệp Nhà nước, tư
nhân và liên doanh với nước ngoài cũng như nhập khẩu ngày càng nhiều hơn về số
lượng và đa dạng hơn về chủng loại. Tuy nhiên việc theo dõi về hiệu quả và sử
dụng thuốc trong lâm sàng diễn biến ngày càng phức tạp vì ngoài tác dụng trị bệnh
nó còn có những tác dụng phụ không mong muốn làm ảnh hưởng đến sức khỏe
động vật nuôi. Hơn nữa khuynh hướng hiện nay của người tiêu dùng là muốn sử
dụng sản phẩm sạch, sản phẩm không sử dụng thuốc và hóa chất, nhất là những chất
có khả năng tích lũy trong cơ thể gây hại cho sức khỏe vật nuôi và con người.
Trong thiên nhiên, cây cỏ có rất nhiều chủng loại mà hiện tại người ta vẫn
chưa nghiên cứu hết. Tuy nhiên, trong những loài cây đã được nghiên cứu, một số
loài có khả năng điều trị một số bệnh trong dân gian như: cảm sốt, nhức đầu, kiết lỵ,
viêm họng…, chúng đã và đang được dùng làm thuốc chữa bệnh cho người dưới
dạng thuốc đông y. Một trong số đó có cây cỏ sữa lá nhỏ (Euphorbia thymifolia

Burn), cây chó đẻ thân xanh (Phyllanthus niruri Linn) và cây tía tô (Perilla
frutescens (L.) Britton). Các nghiên cứu bước đầu ở Việt Nam cho thấy các cây này
có khả năng trị hết nhiều bệnh như: cây tía tô trị đau bụng, lỵ, tiêu chảy, trúng độc
do ăn cua cá, … cây cỏ sữa giúp cầm máu, chữa mụn nhọt, kiết lỵ…, cây chó đẻ
thân xanh giúp bảo vệ gan, trị đau dạ dày, mụn nhọt, lở loét…
Thời gian gần đây ngành thủy sản nước ta đang phải đối mặt với những thách
thức lớn đó là dư lượng kháng sinh. Nghiêm trọng hơn cả là sự tồn dư của các loại
hóa chất và thuốc kháng sinh cấm không được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.
Cụ thể là Chloramphenicol và Nitrofurans đã bị cấm sử dụng theo quyết định số
01/2002/QĐ – BTS của Bộ Thủy Sản và cũng là hai trong những loại thuốc và hóa
chất không được phép sử dụng trong danh mục thuốc và hóa chất của khối EU và
FDA.
Nhằm góp phần khắc phục những khó khăn trên đồng thời được sự phân
công của bộ môn thú y chúng tôi tiến hành đề tài “Khảo sát hoạt tính kháng
khuẩn của cây cỏ sữa nhỏ lá (Euphorbia thymifolia Burn), cây chó đẻ thân
xanh (Phyllanthus niruri Linn) và cây tía tô (Perilla frutescens (L.) Britton)”.

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang

1


Luận văn tốt nghiệp

Ngành: Thú Y

Với mục đích:
 Xác định tính kháng khuẩn của từng cây cỏ sữa nhỏ lá, tía tô và chó đẻ thân
xanh trên các chủng vi khuẩn tiêu biểu gây bệnh cho gia súc gia cầm và cá da
trơn.

 Tìm cây thuốc có khả năng kháng khuẩn cao nhất trong 3 cây làm thí
nghiệm.
 Làm cơ sở cho việc nghiên cứu, sử dụng các cây cỏ sữa nhỏ lá, chó đẻ thân
xanh và tía tô trong việc thay thế một số loại kháng sinh trên gia súc – gia
cầm và thủy sản.

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang

2


Luận văn tốt nghiệp

Ngành: Thú Y

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. CÂY DƯỢC THẢO LÀM THÍ NGHIỆM
2.1.1. Cây chó đẻ thân xanh
 Tên khoa học: Phyllanthus niruri Linn. (Phyllanthus amarus Schum. &
Thonn)
 Họ: Thầu dầu (Euphorbiaceae)
 Tên khác: Cây chó đẻ, cỏ chó đẻ, diệp hạ châu đắng.
2.1.1.1 Mô tả cây
Chó đẻ thân xanh thuộc loại cây cỏ lá rộng, sống nhất niên hay đa niên. Cây
cao 20 cm - 30 cm, có khi tới 60-70 cm. Toàn thân có màu xanh tươi, không có
lông, gốc hóa gỗ, cành ngắn, rất ít phân nhánh. Lá dạng màng, màu lục sẫm ở trên,
màu xanh mốc ở dưới, mọc so le, xếp 2 dãy đều trên cành trông như một lá kép lông
chim, gốc tù, đầu tròn hơi nhọn. Phát hoa nhỏ, đính trên trục lá ở phía dưới thân.
Hoa đơn tính, mọc ở kẻ lá, không có cánh hoa, màu lục nhạt. Hoa đực có cuống
ngắn, xếp ở dưới hoa cái. Hoa cái có cuống dài hơn. Quả nang hình cầu, nhẵn, hơi

dẹt, chia 3 mảnh vỏ, mỗi mảnh có hai van chứa hai hạt. Hạt hình tam giác, đường
kính 1 mm có cạnh dọc và lằn ngang (Dương Văn Chính, 2005).

Hình 2.1 Cây chó đẻ thân xanh
Nguồn:
/>Hình 2.2 Cây chó đẻ thân xanh

2.1.1.2 Vùng phân bố
Chó đẻ thân xanh (CĐTX) là loài cây liên nhiệt đới, có nguồn gốc xa xưa ở
vùng nhiệt đới Nam Mỹ và hiện nay phân bố rải rác khắp các vùng nhiệt đới cổ. Ở
Châu Á, vùng phân bố của CĐTX gồm các nước Ấn Độ, Malaisia, Phillippin,
Indonesia, Campuchia, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Nam Trung Quốc và cả ở vùng
đảo Salawesi (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang

3


Luận văn tốt nghiệp

Ngành: Thú Y

Ở nước ta, cây mọc hoang dại trên các đất hoang, ruộng vườn, khá phổ biến
ở nhiều nơi ( />2.1.1.3 Thành phần hóa học
Theo Đỗ Huy Bích và ctv (2004), lá CĐTX chứa chất đắng không có quinin
hay alkaloid. Lá khô chứa các chất đắng hypophyllanthin (0,05%), phyllanthin
(0,35%). Các chất này có độc với cá, ếch. Trong cây có niranthin, nirtetralin và
phyltetralin. Gần đây người ta còn phát hiện trong cây có các flavonoid, alkaloid
như: astragalin, quercetin, quercitrin, isoquercitrin, nirutinetin, nirurinetin,
kaempferol – 4 - 0- a – L - rhamnoside, eriodictyol – 7 – a - L- rhamnoside,

phyllantus, physetinglucoside, phyllochrysine, isoquercetin, rutin, nirurin, FG1,
FG2, physetin-41-0-b-D-glucoside.
Ngoài ra cây CĐTX còn chứa saponin, tannins, vitamin C, methyl-salicylate,
lipids (ricinoleic acid, linoleic acid, dotriacontanoic acid), steroids (beta-sitosterol,
estradiol, 24-isopropil-cholesterol).
( />Các tác giả Trung Quốc còn phân lập được 1, 6 digalloy glucopyranosid,
corilagin và geraniin, chất khoáng và một số kim loại nặng từ cây CĐTX (Đỗ Huy
Bích và ctv, 2004).
2.1.1.4 Tác dụng dược lý
Tác dụng bảo vệ gan: Theo Đỗ Huy Bích và ctv (2004), cao CĐTX có tác
dụng bảo vệ gan trên chuột cống trắng được cấy nhiễm độc gan bằng carbon
tetraclorid. Trong mô hình gây xơ gan thực nghiệm trên chuột cống trắng, thuốc có
tác dụng làm giảm hàm lượng collagen trong máu và làm giảm mức độ xơ gan ở
động vật điều trị so với đối chứng. Thuốc có tác dụng lợi tiểu, chống oxy hóa và tỏ
ra có độ an toàn cao trong thử nghiệm về độc tính. Các lignan phyllanthin và
hypophyllanthin trong CĐTX có tác dụng bảo vệ tế bào gan chuột cống trắng chống
lại các tác dụng độc hại tế bào gây ra bởi carbon tetraclorid và galactosamin.
Tác dụng hạ đường máu: cao nước CĐTX có tác dụng hạ đường máu ở thỏ
bình thường và thỏ gây đái tháo đường với alloxan. Cao làm hạ đường máu ngay cả
khi cho thỏ uống 1 giờ sau khi cho uống glucose và hoạt tính hạ đường máu của chó
đẻ thân xanh cao hơn tolbutamid. Hai flavonoid, kí hiệu FG1 và FG2 thu được từ
phân đoạn tan trong nước của cao cồn có tác dụng làm hạ đường máu khi cho chuột
cống trắng gây đái tháo đường bằng uống alloxan. Toàn cây CĐTX có tác dụng gây
hạ đường máu, hạ áp và lợi tiểu ở người (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).
Tác dụng trên đường tiêu hóa: cây CĐTX có khả năng kích thích ăn ngon,
làm giảm hoạt động của đường tiêu hoá, làm chậm sự tống thức ăn khỏi dạ dày
chuột cống trắng và gây dãn đáy dạ dày và hồi tràng. Cây cũng có hoạt tính kháng
khuẩn và kháng nấm (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang


4


Luận văn tốt nghiệp

Ngành: Thú Y

Tác dụng giảm đau: Cây CĐTX có tác dụng giảm đau và tác dụng này đã
được các nhà khoa học Brazil cho là do acid gallic, ester ethyl và hỗn hợp steroid
như beta sitosterol và stigmasterol.
( />Tác dụng trên hệ thống miễn dịch: Năm 1992, các nhà khoa học Nhật Bản
cũng đã khám phá tác dụng ức chế sự phát triển HIV-1 của Phyllanthus niruri thông
qua sự kìm hãm quá trình nhân lên của virus HIV với cao lỏng của cây thuốc. Trong
một nghiên cứu khoa học được tiến hành vào năm 1996, Viện nghiên cứu Dược học
Bristol Myezs Squibb cũng đã chiết xuất được ít nhất một hoạt chất có tác dụng này
và người ta đã đặt tên nó là "Nuruside".
( />Ngoài ra CĐTX còn có tác dụng chống co thắt mạnh do hoạt tính của
phyllanthoside. Alkaloid này có tác dụng chống co thắt cơ vân và cơ trơn, cho nên
có thể dùng trong điều trị bệnh sỏi thận, sỏi mật.
( />2.1.1.5 Sử dụng trong y học dân gian
Theo y học cổ truyền, CĐTX vị hơi đắng, có tác dụng tiêu độc sát trùng, tán
ứ, thông huyết, thường dùng làm thuốc thông tiểu, thông sữa, chữa bệnh ngoài da,
rắn rết cắn. Từ lâu nhân dân ta vẫn dùng làm thuốc điều kinh, thông kinh, trục ứ.
Dùng ngoài đắp mụn nhọt, lở ngứa ngoài da (Võ Văn Chi, 2005).
CĐTX làm tăng mãnh liệt sự bài tiết nước tiểu cũng như kinh nguyệt nhưng
không gây hại gì. Ở nhiều nước Viễn Đông cũng đã sử dụng những tính chất này
của cây. Tác dụng lợi tiểu của cây là do có một tỷ lệ cao chất bồ tạt.
( />Trong bài thuốc y học cổ truyền Thái Lan CĐTX dùng để trị vàng da, ở Ấn
Độ CĐTX là thuốc làm săn, khai thông, sát khuẩn, lợi tiểu và được dùng trị vàng

da, khó tiêu, lỵ, phù, các bệnh của hệ niệu – sinh dục, bệnh lậu và đái tháo đường.
Nước sắc chồi non trị lỵ, rễ tươi trị vàng da, lá là thuốc lợi tiêu hoá. Người ta còn
dùng lá và rễ khô tán nhỏ làm thành bột nhão đắp các vết thương sưng tấy và loét. Ở
Peru, nhân dân uống nước sắc phần trên mặt đất làm thuốc lợi tiểu, trị sỏi mật và sỏi
thận. Ở một số nước Nam Mỹ, CĐTX được dùng trị sốt rét, sỏi thận, sỏi bàng
quang, các rối loạn về tiết niệu (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang

5


Luận văn tốt nghiệp

Ngành: Thú Y

2.1.1.6 Một số bài thuốc dân gian từ cây chó đẻ thân xanh
Bài thuốc 1: Chữa suy gan
(do nghiện rượu, sốt rét, lỵ amip,
nhiễm độc)
CĐTX
10g
Cam thảo đất
20g
Sắc nước uống hằng ngày.
(Trần Xuân Thuyết, 2003)
Bài thuốc 3: Chữa viêm gan,
vàng da
- CĐTX
8g

- Nhân trần
12g
- Dành dành
12g
- Rau má
12g
- Biển súc
8g
- Sài đất
8g
- Đơn kim
8g
- Cây nọc sởi
8g
- Tinh tre
8g
- Hà thủ ô trắng
8g
Tất cả thái nhỏ phơi khô sắc với
400 ml nước còn 100ml. Uống
2lần/ngày.
(Đỗ Huy Bích và ctv, 2004)

Bài thuốc 5: Chữa bệnh chàm
mãn tính
- Cây CĐTX vò, sát lên vết
chàm.
- Làm liên tục hàng ngày.
(Bạch Long, 2006)


SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang

Bài thuốc 2: Chữa mụn nhọt, lỡ
ngứa
- CĐTX khô
16 – 18 g/ngày
- Sắc uống.
- Hoặc CĐTX tươi giã nát lấy nước
uống, bã đắp lên vết thương.
(Võ Văn Chi, 2005)
Bài thuốc 4: Chữa xơ gan cổ trướng
- CĐTX 100g, sắc nước 4 lần.
+ Lần đầu 3 bát lấy 1bát.
+ 3 lần sau 2 bát lấy nữa bát.
- Trộn chung 100g đường, đun sôi
cho tan đường.
- Chia 6 lần uống/ngày.
- Điều trị khoảng 30 – 40 ngày.
(Trần Xuân Thuyết, 2003)

Bài thuốc 6: Chữa ăn không ngon,
đau bụng sốt, nước tiểu sẫm màu
- CĐTX
1g
- Nhọ nồi
2g
- Xuyên tâm liên
1g
Tất cả phơi khô trong bóng râm, tán
bột, sắc uống 3 ngày/lần.

(Bạch Long, 2006)

6


Luận văn tốt nghiệp

Ngành: Thú Y

2.1.2. Tía tô
 Tên khoa học: Perilla frutescens (L.) Britton.
 Họ: Hoa môi (Lamiaceae).
 Tên khác: Tử tô, tử tô tử, tô ngạnh, hom tô, hom đeng (Thái), phằn cưa
(Tày), cần phân (Dao).
2.1.2.1 Mô tả cây
Tía tô là một loại cây nhỏ mọc hằng năm, cao khoảng 0,5 – 1 m. Thân mọc
đứng, phân nhiều cành, có rãnh dọc và có lông. Lá mọc đối, hình bầu dục, dài 2- 3
cm. Gốc tròn, đầu nhọn, mép khía răng và uốn lượn, mặt trên xanh lục, mặt dưới
màu tía, có khi cả 2 mặt đều tía, có lông, cuống lá dài. Khi vò ra, lá có mùi thơm
đặc biệt.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá và đầu cành, dài 6- 20 cm, lá bắc hình mác, dài hơn
hoa. Hoa nhỏ màu trắng hay tím, mọc thành xim co ở đầu cành. Quả bế, hình cầu
(Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).

Hình 2.3 Cây tía tô
Nguồn:
/>
Hình 2.4 Cây tía tô

2.1.2.2 Vùng phân bố

Chi Perilla L. có một loài ở châu Á.. Nguồn gốc có thể từ vùng núi Ấn Độ và
Trung Quốc, sau được nhân trồng khắp nơi ở châu lục. Cây cũng được trồng ở vùng
có khí hậu ôn hòa của châu Âu. Ở Mỹ và Ukrain còn thấy cây mọc trong trạng thái
hoang dại (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).
Ở Việt Nam tía tô được trồng ở khắp nơi để lấy lá ăn, làm gia vị và làm
thuốc (Đỗ Tất Lợi, 2003).

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang

7


Luận văn tốt nghiệp

Ngành: Thú Y

2.1.2.3 Thành phần hóa học
Tía tô chứa 0,3 – 0,5% tinh dầu (theo trọng lượng khô) có các chỉ số sau:
20
d – 0,990; n20d - 1,4865; [a]20d - 74; chỉ số acid 2,64; chỉ số xà phòng 78,01; chỉ số
este 75,32. Hàm lượng citral 20% (The Wealth of India vol VII, 1966 trích dẫn bởi
Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).
Theo Võ Văn Chi (1999), thành phần tinh dầu tía tô chủ yếu là:
perilladehyde (C10H14O) 55%, L. perilla alcohol; limonen 20 – 30 %; α pinen,
dihydrocumin (C10H14O), còn có elsholtziaceton.
Chất perillaldehyde có mùi thơm đặc biệt của tía tô, chất perillaldehyde anti
– oxim ngọt gấp 2.000 lần đường, khó tan trong nước, đun nóng sẽ phân giải, có
độc cho nên không dùng làm chất điều vị được. Tuy nhiên cũng có người dùng tía
tô làm ngọt thuốc lá (Đỗ Tất Lợi, 2003).
Chất màu trong lá tí tô là do este của chất xyanin clorit C27H31O16Cl. Ngoài

các chất trên trong tía tô còn chứa adenin C5H5N5 và acginin C6H14N4O2 (Đỗ Tất
Lợi, 2003).
Shao shuping, Zhu Shasyi đã phân tích thành phần tinh dầu trong một số loại
(type) tía tô như sau:
 Loại hoa trắng, thân xanh có thành phần chủ yếu là: perillaceton (perillaceton
type).
 Loại hoa đỏ và cây đỏ có thành phần chủ yếu là perilladehyd (perilladehyd
type).
 Loại hoa đỏ lá hồng, lá mặt trước màu xanh, mặt sau màu đỏ, xanh lá xanh
hoặc cành đỏ xanh, có thành phần chủ yếu là dillapiol hoặc mycristicin
(phenilpropanoid type)
(Đỗ Huy Bích và ctv, 2004)
Kang et al (1992), phân tích dịch cất keo hơi nước từ tía tô thấy có
perilladehyde, limonen, β - cargophylen, bergamoten và linalool perilladehyd (chủ
yếu là thành phần) đã ức chế phần lớn các vi khuẩn và nấm Fujita, Tomoyuki,
Nakayama (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).
Mitsuru đã tách được monoterpen glucosid và tổng hợp được perillosid B (I:
R=Q, R1 = H), Perillosid C (I : R = Q1, R1 = H) (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).
Các tác giả còn tách được từ lá tía tô một glucosid nhân thơm là 1,2
methylen dioxy – 4 methoxy – 5 allyl – 3 – phenyl - β - D – glucopyranosid. Chất
này có tác dụng chống nấm (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004 ). Một chất monoterpen β glucosid cũng được tách từ lá là perillyl β - D – glucopyranosid.
Ba chất monoterpin glucosid perillosid β – D cũng được tách từ lá tía tô tươi.
(Đỗ Huy Bích và ctv, 2004 ).
Ba thành phần glucosid mới được tách từ dịch chiết methanol của tía tô,
trong đó 2 chất là jasmonoid glucosid được xác định là 5’ - β - D – glucopyranosyl
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang

8



Luận văn tốt nghiệp

Ngành: Thú Y

oxy jasmonoid acid và 3β - D – glucopyranosyl – 3 – epi – 2 – isocucurbic acid.
Chất thứ ba là một glucosid mới lần đầu tiên phát hiện trong tự nhiên đó là 3 β - D –
glucopyranosyl – oxy – 5 – phenyl valeric (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004 ).
Trong hạt tía tô có chứa 45 – 50% chất dầu lỏng, màu vàng, mùi và vị của
dầu lanh (huilede lin), thuộc loại dầu khô, có chỉ số iod vào loại cao nhất (206), chỉ
số xà phòng 189,6, tỷ trọng 0,93. Trước đây, Nhật Bản và Triều Tiên hằng năm sản
xuất tới 60.000 tấn dầu này để quét lên dù hoặc quét lên các loại giấy làm cho dù và
giấy không thấm nước (Đỗ Tất Lợi, 2003).
Theo Đỗ Huy Bích và ctv (2004), hạt tía tô chứa nước 6,3%, protein 23,
12%, dầu béo 45,07%, N 10,28%, sợi 10,28%, tro 4,64, acid nicotinic 3,98
mg/100g. Ngoài ra còn có các chất có hoạt tính chống oxy hóa (antioxydant).
Thành phần protein trong hạt tía tô gồm: 16g arginin 14,8; histidin 2,5;
leucin 0,3; isoleusin 4,3; lysin 4,4; methionin 1,4; phenylalanin 5,1; threonin 3,0 và
valin 6,0.
Thành phần của dầu béo gồm acid béo chưa no 3,5 – 7,6%; oleic 3,9 –
13,8%; linoleic 33,6 – 59,4%; acid linoleic 23,3 – 49% trong một số mẫu dầu còn
chứa trên 70% acid linoleic.
Phần bã của hạt sau khi ép dầu (khô dầu) là nguồn thức ăn tốt gồm 38,4%
protein, 4,4% chất béo, đạm 16%, 20,9%, protein tiêu hóa 34,2%, đồng thời cũng
được dùng làm phân bón ở Nhật Bản vì chứa canxi 0,56%, phospho 0,47% và
tritogen 6,14% (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).
2.1.2.4 Tác dụng dược lý
Theo Đỗ Huy Bích và ctv (2004), tinh dầu tía tô có tác dụng kháng khuẩn in
vitro đối với các vi sinh vật sau đây theo thứ tự hoạt tính giảm: tụ cầu vàng, trực
khuẩn lỵ Flexner, trực khuẩn lao, Bacillus mycoides, Bacillus subtilis, liên cầu tan
máu, trực khuẩn lỵ shiga, Salmonella typhi, Proteus vulgaris, candida albicans, trực

khuẩn E. coli, phế cầu. Dịch chiết methanol có tác dụng kháng nấm candida
albicans. Một hoạt chất kháng khuẩn và kháng nấm là perilladehyd citral. LD50 của
cao chiết từ tía tô tiêm phúc mạc cho chuột nhắt trắng là 1.000 mg/kg. Tía tô chứa
furanyl ceton, đặc biệt perilla ceton là chất gây phù phổi, nên có thể nguy hại cho
gia súc ăn cỏ có lẫn tía tô và cho sức khỏe của người khi dùng nhiều (Đỗ Huy Bích
và ctv, 2004).
2.1.2.5 Sử dụng trong y học dân gian
Tía tô vị cay, mùi thơm, tính ấm có tác dụng phát tán phong hàn, hóa đờm,
an thai, giải độc cua cá (Đỗ Tất lợi, 2003).
Theo y học cổ truyền Trung Quốc, lá tía tô có tác dụng làm toát mồ hôi và
trừ hàn, điều hòa chức năng dạ dày, chữa cảm hàn với ho và nôn, nôn do thai nghén,
tiêu chảy, ngộ độc cua cá. Cành có tác dụng chữa ho trừ đờm, hen suyễn, tê thấp.
Thân điều hòa lưu thông khí, làm giảm rối loạn chức năng dạ dày, giảm đau, ngừa
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang

9


Luận văn tốt nghiệp

Ngành: Thú Y

sẩy thai. Chủ trị: tức thở ở ngực và đau vùng thượng vị với cảm giác nóng nôn, đe
dọa sẩy thai (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).
Ở Ấn Độ, tía tô được coi như có tác dụng an thần, chống co thắt, làm toát mồ
hôi, chữa nhức đầu và rối loạn hoạt động tử cung. Ở Nhật Bản, tía tô cũng được
dùng làm thuốc ra mồ hôi, giải biểu, hành khí, giải độc tôm cá (Đỗ Huy Bích và ctv,
2004).
2.1.2.6 Một số bài thuốc dân gian từ cây tía tô
Bài thuốc 1: Chữa cảm mạo, nhức

đầu, làm ra mồ hôi:
- Lá tía tô tươi (một nắm)
5g
- Hành tươi (3-4 củ)
5g
- Thái nhỏ ăn với cháo nóng, rồi
đắp chăn cho mồ hôi ra.

Bài thuốc 2: Chữa đau bụng, lỵ,
tiêu chảy
- Tía tô
12g
- Rau sam
20g
- Cỏ sữa
16g
- Cam thảo đất
12g
- Cỏ mần trầu
12g
- Kinh giới
12g
Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 10 –
12g.

Bài thuốc 3: Chữa trúng độc do ăn
cua cá, trướng đầy
- Lá tía tô 10g sắc uống nóng
- Hoặc lá tía tô tươi giã vắt lấy
nước uống


Bài thuốc 4: Chữa rắn cắn
- Lá tía tô.
- Lá rau sam.
Dùng tươi.
Giã lấy nước cốt uống, bã đắp.

(Đỗ Huy Bích và ctv, 2004)

(Đỗ Huy Bích và ctv, 2004)

Bài thuốc 5: Chữa táo bón người
già suy nhược
Hạt tía tô và hạt me lượng hai thứ
bằng nhau cho nước lã vào lắng
lọc lấy nước nấu chín mà uống.
Hoặc:
- Hạt tía tô
10g
- Hạt vừng
10g
Giã nhuyễn cho nước vào nấu cháo
(phương này có thể sử dụng cho cả
trường hợp táo bón do ung thư
ruột.
(.
vn/Story/caythuocquy/2009/5/182
47.html)
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang


Bài thuốc 6: Chữa phụ nữ có thai
đau bụng, động thai
- Tía tô
8g
- Đảng sâm
16g
- Bạch truật
12g
- Đại phúc bì
8g
- Đương quy
8g
- Xuyên khung
6g
- Cam thảo
4g
- Thông bạch
4g
Sắc uống trong ngày.
(Đỗ Huy Bích và ctv, 2004)

10


Luận văn tốt nghiệp

Ngành: Thú Y

2.1.3. Cỏ sữa nhỏ lá
 Tên khoa học: Euphorbia thymifolia Burn.

 Họ: Thầu dầu (Euphorbiaceae)
 Tên khác: Vú sữa đất, thiên căn thảo, nhả nậm mòn, nhả mực nọi (Thái).
2.1.3.1 Mô tả cây
Cỏ sữa là một loại cỏ nhỏ, gầy, sống hàng năm. Cây mọc lan trên mặt đất,
thân và cành có màu tím đỏ, hơi có lông. Lá nhỏ, mọc đối, hình bầu dục hoặc thon
dài, dài nhất khoảng 7 mm, rộng chừng 4 mm, lá hơi khía tai bèo. Cụm hoa mọc ở
kẽ lá thành xim, ít hoa. Quả nang đường kính 1,5 mm có lông. Hạt nhẵn dài 0,7
mm, có 4 góc. Khi bấm toàn thân chảy một chất nhựa mủ trắng (Đỗ Tất Lợi, 2003).

Hình 2.5 Cỏ sữa nhỏ lá
Nguồn:
/>
Hình 2.6 Cỏ sữa nhỏ lá

2.1.3.2 Vùng phân bố và thu hái
Cỏ sữa là loài liên nhiệt đới, mọc hoang ở nhiều nơi trên khắp các địa
phương. Cây thường mọc ở bãi cỏ, sân vườn, ven đường, ở những nơi đất có sỏi đá,
mép sân gạch, sân xi măng…
Thu hái cây quanh năm, dùng tươi hay rửa sạch sao vàng hay phơi khô.
( />2.1.3.3 Thành phần hóa học
Bộ phận trên mặt đất có epitaraxrol, quercetin 3 β – galactosid và alcol (Đỗ
Huy Bích và ctv, 2004).
Trong cây có chứa alkaloid và một loại tinh dầu màu xanh, mùi đặc biệt, vị
kích ứng. Thành phần tinh dầu gồm cymol, carvacrol, limonen-sesquiterpen và acid
salicylic (Đỗ Tất Lợi, 2003).
Lá và thân chứa flavonoid cosmosiin (5,7,4-trihydroxyflavon-7-glucosid). Rễ
chứa taraxerol, tirucallol (C30H50O) và myrixyl alcohol (Đỗ Tất Lợi, 2003).
2.1.3.4 Tác dụng dược lý
 Tác dụng kháng khuẩn:
+ Dung dịch cỏ sữa 1/20 đến 1/40 có tác dụng ức chế sự sinh sản của các loại

vi trùng lỵ Sonner, Flexne và Shiga (Đỗ Tất Lợi, 2003).
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang

11


Luận văn tốt nghiệp

Ngành: Thú Y

+ Cao chiết với nước 2/1 cỏ sữa lá nhỏ có tác dụng kháng khuẩn ở mức trung
bình trong ống nghiệm đối với các chủng vi khuẩn tụ cầu vàng, Pseudomonas
aeruginosa, Klebsiella pneumoniae, E. coli, proteus vulgaris, Salmonella typhi,
Bacillus anthracis, Streptococcus faecalis, S. Pneumoniae (Đỗ Huy Bích và ctv,
2004).
 Tác dụng gây ngưng kết hồng cầu:
 Tác dụng hạ đường huyết: cao chiết bột cỏ sữa với methanol cho thỏ
uống đã có tác dụng hạ đường huyết. Tác dụng này chỉ thể hiện ở thỏ có đường
huyết bình thường. Ở thỏ đã gây tăng đường huyết với alloxan thì không có tác
dụng hạ đường huyết (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).
Theo Coopacdiuxki trích dẫn bởi Võ Văn Chi (2005), chất nhựa mủ của cỏ
sữa có tính gây xót đối với niêm mạc dạ dày và độc đối với cá và chuột.
2.1.3.5 Sử dụng trong y học dân gian
Theo y học cổ truyền, cây có vị ngọt đắng nhạt, hơi chua, tính lạnh, có tác
dụng thông huyết, cầm máu, giảm đau, tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu, kháng khuẩn,
thông sữa, băng huyết, trẻ em ỉa phân xanh (Võ Văn Chi, 2005).
Ở Ấn Ðộ, cỏ sữa nhỏ lá được dùng làm thơm, săn da, kích thích và nhuận
tràng, thường dùng cho trẻ em bị bệnh đường ruột. Dịch lá dùng trị nấm tóc, rắn cắn
và các bệnh ngoài da. Rễ được sử dụng cho người mất kinh (Võ Văn Chi, 2005).
Ở nước ta cây cỏ sữa nhỏ lá được dùng chữa lỵ, ở các nước khác dùng làm

thuốc diệt sâu bọ và duốc cá (Ấn Độ), giã đắp chữa bệnh ngoài da như viêm da dị
ứng, ngứa da, viêm vú, zona, hắc lào, mụn cóc và chữa vết thương (Malaixia, Ả
Rập) ( Đỗ Tất Lợi, 2003).
2.1.3.6 Một số bài thuốc dân gian từ cây cỏ sữa nhỏ lá
Bài thuốc 1: Chữa lỵ, trực trùng
- Cỏ sữa
100g
Rau sam
80g
Sắc với 300 ml nước, lấy 150 ml,
chia 3 lần uống trong ngày.
(Võ Văn Chi, 2005)

Bài thuốc 2: Chữa lòi dom chảy
máu
Cỏ sữa tươi 80 – 100g, giã nát
vắt lấy nước cốt uống. Có thể dùng
cây khô sắc uống.

Bài thuốc 3: Chữa đại tiện ra máu
- Cỏ sữa
100g
- Nhọ nồi
60g
Sắc uống trong ngày. Dùng 2- 3
ngày.
(Hữu Bảo, 2005)

Bài thuốc 4: Chữa viêm loét mụn
nhọt ngoài da

Cỏ sữa lá nhỏ lượng vừa đủ giã
đắp lên nơi tổn thương.
( />truyen/29_459.htm)

SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang

12


Luận văn tốt nghiệp

Ngành: Thú Y

Bài thuốc 5: Làm thuốc lợi sữa
- Cỏ sữa tươi
100g
- Hạt cây gạo
40g
Hai thứ sắc ký lấy nước, nấu với
gạo thành cháo để ăn.
(Võ Văn Chi, 2005)

Bài thuốc 6: Trị viêm ruột, thối
rữa mang cá.
- Cỏ sữa khô
50g
- Muối
20g
 10 kg trọng lượng cá ăn/ngày.
Dùng liên tục 3 ngày.

(Bùi Quang Tề, 2006)

2.2. VI KHUẨN
2.2.1. Nhóm vi khuẩn gram dương (Gr+)
2.2.1.1 Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn)
a. Phân loại
Vi khuẩn Staphylococcus aureus thuộc giống Staphylococcus họ
Micrococcaceae.
Staphylococcus aureus do Robert Koch (1843-1910) phát hiện năm 1878
phân lập từ mủ ung nhọt và đến năm 1884 được Rosenbach nghiên cứu tỉ mỉ.
Staphylococcus aureus phân bố khắp nơi nhưng chủ yếu được phân lập từ da,
màng nhày của người và động vật máu nóng. Staphylococcus aureus có thể nhiễm
vào trong thực phẩm qua con đường tiếp xúc với người thao tác trong quá trình chế
biến thực phẩm (Trần Linh Thước, 2006).
b. Đặc điểm
S. aureus hình cầu, tụ lại thành đám giống hình chùm nho, đường kính
khoảng từ 0,7 – 1µm (có thể tăng trong canh trùng để ở nhiệt độ cao), bắt màu Gr+,
không có lông, không di động, không sinh nha bào và thường không có giáp mô,
tuy nhiên cũng có một số chủng có giáp mô (Nguyễn Vĩnh Phước, 1997).
Tụ cầu sống hiếu khí hoặc hiếu khí tùy tiện, nhiệt độ thích hợp 32 - 37oC, pH
thích hợp 7,2 – 7,6. Dễ mọc trên các môi trường nuôi cấy thông thường như: môi
trường nước thịt, môi trường thạch thường, thạch máu…,khuẩn lạc tương đối to
dạng S mặt khuẩn lạc hơi ướt, bờ đều nhẵn. Khuẩn lạc có đường kính 2 – 4 mm, có
màu vàng thẫm (Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997).
Staphylococcus aureus dung huyết trên môi trường thạch máu và làm tan
chảy gelatin (Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997). Tụ cầu khuẩn sinh catalase, đây là
điểm để phân biệt với liên cầu khuẩn. Tụ cầu khuẩn chịu được điều kiện khô, nóng
(nhiệt độ 50oC trong 30 phút vẫn sống) (Trần Thị Phận, 2004).
c. Sức đề kháng
Vi khuẩn không có nha bào nên đối với tác nhân lý hóa đề kháng kém. Tuy

nhiên khả năng đề kháng của Staphylococcus aureus vẫn cao hơn các vi khuẩn
không có nha bào khác.
Ở 80 oC vi khuẩn bị diệt trong 1 giờ. Đun sôi 100 oC, S. aureus chết sau 1 – 2
phút. S. aureus dễ bị tiêu diệt bởi các loại thuốc sát trùng thông thường nhưng đề
SVTH: Nguyễn Thị Cẩm Giang

13


×