Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

KHẢO sát HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN của cây ổi (psidium guajaval ), cây dâu tằm (morus acidosagriff) và cây KHỔ QUA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.14 MB, 59 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN THỊ HẠNH DUNG

KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA
CÂY ỔI (Psidium guajava L.), CÂY DÂU TẰM
(Morus acidosa Griff) VÀ CÂY KHỔ QUA
(Momordica charantia L.)

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: THÚ Y

Cần Thơ, 2009


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: THÚ Y

Tên đề tài:

KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA
CÂY ỔI (Psidium guajava L.), CÂY DÂU TẰM
(Morus acidosa Griff) VÀ CÂY KHỔ QUA
(Momordica charantia L.)

Giáo viên hướng dẫn:
TS. Huỳnh Kim Diệu



Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Hạnh Dung
MSSV: 3042780
Lớp: THÚ Y K30

Cần Thơ, 2009


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y
Trangduyệt của hội đồng Khoa
Tờ duyệt của hội đồng Khoa
Đề tài: khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của cây Ổi (Psidium guajava L.),
cây dâu (Morus acidosa Griff) và cây khổ qua (Momordica charantia L.)
do sinh viên : Nguyễn Thị Hạnh Dung thực hiện tại khoa Nông Nghiệp và
Sinh Học Ứng Dụng trường Đại học Cần Thơ từ 30/01/2009 đến
28/04/2009.

Cần thơ, ngày …. tháng …. năm 2009 Cần thơ, ngày …. tháng …. năm 2009
Duyệt Bộ môn

Duyệt giáo viên hướng dẫn

…………………….

…………………………

Cần thơ, ngày …. tháng …. năm 2009

Duyệt khoa Nông Nghiệp & SHƯD

……………………………

i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, không sao
chép của bất cứ ai, số liệu chưa từng được công bố trước đây.

Cần Thơ, ngày 29 tháng 5 năm 2009
Tác giả

Nguyễn Thị Hạnh Dung

ii


LỜI CẢM ƠN
Cám ơn ba, mẹ đã luôn quan tâm, lo lắng, chăm sóc và nuôi dưỡng con
trưởng thành.
Cám ơn thầy cô đã truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm để làm hành trang
cho tôi vào đời.
Xin gởi lời cám ơn đến thầy cô trong bộ môn Thú Y, cô Huỳnh Kim Diệu đã
nhiệt tình giúp đỡ trong suốt 5 năm qua và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn
thành tốt bài luận văn này.
Cám ơn thầy Trần Kim Tính và các anh, chị phòng thí nghiệm chuyên sâu đã
nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài.

Cám ơn các bạn trong nhóm luôn quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ tôi trong thời
gian qua.

iii


MỤC LỤC
Trang
Trangduyệt của hội đồng Khoa ....................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ ii
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. iii
MỤC LỤC ...................................................................................................................... iv
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ vi
DANH SÁCH BẢNG..................................................................................................... vii
DANH SÁCH HÌNH..................................................................................................... viii
TÓM LƯỢC ................................................................................................................... ix
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................................... 2
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÂY ỔI, CÂY DÂU TẰM VÀ CÂY KHỔ QUA .............. 2
2.1.1.
Cây Ổi ....................................................................................................... 2
2.1.1.1. Mô tả...................................................................................................... 2
2.1.1.2. Phân bố sinh thái.................................................................................... 2
2.1.1.3. Thành phần hóa học ............................................................................... 3
2.1.1.4. Tác dụng dược lý.................................................................................... 4
2.1.1.5. Tình hình nghiên cứu.............................................................................. 5
2.1.1.6. Tính vị công năng................................................................................... 5
2.1.1.7. Một số vị thuốc dân gian sử dụng Ổi ...................................................... 5
2.1.2.
Cây Dâu Tằm............................................................................................ 5

2.1.1.1. Mô tả...................................................................................................... 6
2.1.1.2. Phân bố, sinh thái................................................................................... 6
2.1.1.3. Bộ phận dùng ......................................................................................... 6
2.1.1.4. Thành phần hóa học ............................................................................... 7
2.1.1.5. Tác dụng dược lý.................................................................................... 8
2.1.1.6. Một số bài thuốc dân gian có sử dụng cây Dâu Tằm............................... 8
2.1.3.
Cây khổ qua.............................................................................................. 9
2.1.1.1. Mô tả...................................................................................................... 9
2.1.1.2. Phân bố sinh thái.................................................................................. 10
2.1.1.3. Bộ phận dùng ....................................................................................... 10
2.1.1.4. Thành phần hóa học ............................................................................. 10
2.1.1.5. Tác dụng dược lý.................................................................................. 10
2.1.1.6. Một số vị thuốc có Khổ Qua dùng trong dân gian................................. 11
2.2. GIỚI THIỆU MỘT SỐ VI KHUẨN GÂY BỆNH PHỔ BIẾN .................... 12
2.2.1.
Nhóm vi khuẩn Gram dương................................................................. 12
2.2.1.1 Vi khuẩn Staphylococcus aureus.............................................................. 12
2.2.1.2 Vi khuẩn Streptococcus faecalis ............................................................... 14
2.2.2.
Nhóm vi khuẩn Gram âm ...................................................................... 16
2.2.2.1.
Vi khuẩn Salmonella spp. ..................................................................... 16
2.2.2.2.
Vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa ...................................................... 18
2.2.2.3.
Vi khuẩn Escherichia coli..................................................................... 20
2.2.3.
Nhóm vi khuẩn gây bệnh trên cá da trơn.............................................. 21
2.2.3.1.

Vi khuẩn Aeromonas hydrophila........................................................... 21
2.2.3.2.
Vi khuẩn Edwardsiella tarda và Edwardsiella ictaluri.......................... 23
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 25
3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU........................................................................... 25
3.2. PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU................................................................... 25
3.2.1.
Thời gian và địa điểm............................................................................. 25
iv


3.2.2.
Nguyên liệu ............................................................................................. 25
3.2.3.
Thiết bị và hóa chất................................................................................ 25
3.2.3.1. Thiết bị................................................................................................. 25
3.2.3.2. Hóa chất............................................................................................... 25
3.2.4.
Vi khuẩn ................................................................................................. 26
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................. 26
3.3.1.
Điều chế cao............................................................................................ 26
3.3.1.1. Thu mẫu ............................................................................................... 26
3.3.1.2. Cách chiết xuất..................................................................................... 26
3.3.1.3. Tính ẩm độ của cao .............................................................................. 26
3.3.1.4. Tính hiệu suất....................................................................................... 27
3.3.2.
Thử hoạt tính kháng khuẩn ................................................................... 27
3.3.2.1. Chuẩn độ đục ....................................................................................... 27
3.3.2.2. Chuẩn độ vi khuẩn................................................................................ 28

3.3.2.3. Thử hoạt tính kháng khuẩn ................................................................... 28
3.3.3.
Xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC: minimum inhibitory
concentration) ........................................................................................................ 28
3.3.3.1. Chuẩn bị nồng độ chất thử ................................................................... 28
3.3.3.2. Tiến hành cấy vi khuẩn......................................................................... 29
3.3.3.3. Tính MIC quy ra trạng thái khô hoàn toàn............................................ 29
3.3.4.
Chỉ tiêu theo dõi ..................................................................................... 29
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................... 31
4.1
HIỆU SUẤT ĐIỀU CHẾ CAO ...................................................................... 31
4.2
ẨM ĐỘ CAO.................................................................................................. 31
4.3
KẾT QUẢ THỬ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN VÀ MIC CỦA CAO DÂU
TẰM ........................................................................................................................... 31
4.4
KÉT QUẢ THỬ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN VÀ MIC CỦA CAO KHỔ
QUA ........................................................................................................................ 34
4.5
KẾT QUẢ THỬ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN VÀ MIC CỦA CAO ỔI 36
4.6
SO SÁNH NỒNG ĐỘ ỨC CHẾ TỐI THIỂU CỦA 3 LOẠI CAO Ở TRẠNG
THÁI KHÔ HOÀN TOÀN........................................................................................ 39
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................... 40
5.1
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................ 40
5.1.1
Kết luận .................................................................................................. 40

5.1.2
Đề nghị.................................................................................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 41
PHỤ CHƯƠNG ............................................................................................................. 45

v


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

MIC
MHA
NB
NA
DMSO
TSA
E.M.B
E. coli
Sta. aureus
Str. faecalis
Aer. hydrophilla
SaL. spp.
Pseu. aeruginosa
Ed. ictaluri
Ed. tarda

Minimum Inhibitory Concentration
Mueller Hinton Agar
Nutrient Broth
Nutrient Agar

Dimethyl Sulfoxide
Trypticase Soy Agar
Eosinmethylen blue
Escherichia coli
Staphylococcus aureus
Streptococcus faecalis
Aeromonas hydrophilla
Salmonella spp.
Pseudomonas aeruginosa
Edwardsiella ictaluri
Edwardsiella tarda

vi


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 4. 1: Hiệu suất cao Ổi, cao Dâu Tằm, cao Khổ Qua ........................................... 31
Bảng 4. 2: Ẩm độ cao Ổi, cao Dâu Tằm, cao Khổ Qua ................................................ 31
Bảng 4.3: Kết quả thử tính kháng khuẩn của cao Dâu Tằm ....................................... 32
Bảng 4.3: Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao Dâu Tằm. ..................................... 32
Bảng 4.5: Kết quả thử tính kháng khuẩn ..................................................................... 34
Bảng 4.6: Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao Khổ Qua (µg/ml).......................... 34
Bảng 4.6: Kết quả thử tính kháng khuẩn của cao Ổi................................................... 36
Bảng 4.7: Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao Ổi trên các chủng vi khuẩn. ........ 36
Bảng 4.8: MIC của 3 cao được quy đổi ra khô hoàn toàn............................................ 39
Bảng 6.1: Kết quả điều chế các loại cao........................................................................ 45
Bảng 6.2: Bảng tổng hợp thử MIC của cao Khổ qua. .................................................. 45
Bảng 6.2: Bảng tổng hợp thử tính MIC của cao Dâu Tằm. ......................................... 46
Bảng 6.3: Bảng tổng hợp thử tính MIC của cao Ổi...................................................... 46


vii


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1: Cây Ổi...........................................................................................2
Hình 2.2: Cây Dâu Tằm ...............................................................................6
Hình 2.3: Cây Khổ Qua................................................................................9
Hình 4.1: Kết quả MIC của cao Dâu Tằm..................................................33
Hình 4.2: Kết quả MIC của cao Khổ Qua ..................................................35
Hình 4.3: Kết quả MIC của cao Ổi .............................................................38
Hình 6.1: Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn ...........................................48

viii


TÓM LƯỢC
Để khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của lá Ổi (Psidium guajava L.), lá Khổ qua
(Momordica charantia L.) và lá Dâu tằm (Morus acidosa Griff.), cao thô được trích
bằng methanol của ba loại này được dùng để thử hoạt tính kháng khuẩn trên 8
chủng vi khuẩn bao gồm: Staphylococcus aureus, Streptococcus faecalis,
Aeromonas hydrophilla, Salmonella spp., Escherichia coli, Pseudomonas
aeruginosa, Edwardsiella ictaluri và Edwardsiella tarda.
Kết quả cho thấy cao Ổi có phổ kháng khuẩn rộng ức chế được tất cả các chủng
vi khuẩn nghiên cứu với đường kính vòng vô khuẩn và nồng độ ức chế tối thiểu như
sau: Staphylococcus aureus (19mm; 128 µg/ml), Streptococcus faecalis (17mm;
256 µg/ml), Aeromonas hydrophilla (17mm; 256 µg/ml), Salmonella spp. (2048
µg/ml), Escherichia coli (2048 µg/ml), Pseudomonas aeruginosa (15mm; 512
µg/ml), Edwardsiella ictaluri (21mm; 128 µg/ml) và Edwardsiella tarda (20mm;

128 µg/ml). Còn đối với cao Khổ qua có hoạt tính kháng khuẩn yếu hơn ức chế hai
chủng Edwardsiella ictaluri và Edwardsiella tarda có cùng MIC=1024 µg/ml,
đường kính vòng vô khuẩn lần lượt là 15mm và 13mm. Trên 6 chủng còn lại cao
khổ qua ức chế với nồng độ cao (2048tính kháng khuẩn yếu nhất ức chế 2 chủng Edwardsiella ictaluri và Edwardsiella
tarda với MIC=1024 µg/ml, đường kính vòng vô khuẩn lần lượt là 8mm và 7mm,
cao Dâu Tằm không có khả năng ức chế Escherichia coli và Salmonella spp ở nồng
độ 4096 µg/ml. Các chủng còn lại bị ức chế bởi cao Dâu Tằm ở nồng độ cao hơn
(2048
ix


Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ ngàn xưa tổ tiên chúng ta đã dùng cây cỏ để chữa bệnh, trải qua thời gian dài
đã đúc kết được kho tàng kinh nghiệm quý báu. Ngày nay những hiểu biết về cây cỏ
làm thuốc đã trở thành tri thức thông thường mà hầu như ai cũng biết, nhiều cây
thuốc đã rất quen thuộc đi vào đời sống hằng ngày, vào các bữa ăn.
Với sự phát triển của khoa học hiện đại, việc xác định những hoạt chất có trong
thực vật đã chứng minh sự hiệu nghiệm từ những kinh nghiệm chữa bệnh trong
nhân dân. Từ đó cũng được sử dụng rộng rãi phòng trị bệnh cho cả người và vật
nuôi.
Cùng với xu thế phát triển của xã hội thì nhu cầu thực phẩm sử dụng cho con
người ngày càng gia tăng và đòi hỏi cao về chất lượng cũng như sự an toàn, đảm
bảo không chứa chất độc hại là yêu cầu chính đáng.
Để hòa nhập cùng thế giới, Việt Nam đang từng bước hoàn thiện mình. Là một
nước nông nghiệp nổi tiếng về sản lượng lương thực xuất khẩu, hiện nay nước ta
đặc bệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long đang phát triển mạnh ngành chăn nuôi
mà nổi bật nhất là nuôi trồng thủy sản cung cấp thị trường trong nước mà còn xuất
khẩu ra nước ngoài mang lại nguồn ngoại tệ lớn. Tuy nhiên rào cản xuất nhập khẩu

đang gây trở ngại về vấn đề lượng kháng sinh tồn dư trong sản phẩm xuất khẩu
khiến Việt Nam có nguy cơ bị đánh bật khỏi thị trường mang tính cạnh tranh gay
gắt hiện nay.
Việc sử dụng kháng sinh tùy tiện, tràn lan, thiếu sự kiểm soát nghiêm ngặt gây
hậu quả là ngày càng có nhiều chủng vi khuẩn kháng thuốc. Giải pháp cho vấn đề
này là sử dụng chế phẩm có nguồn gốc thiên nhiên thay thế dần các loại kháng sinh
hiện nay đã cấm sử dụng, kháng sinh gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể con người vừa
có thể mang lại hiệu quả điều trị bệnh vừa đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng
trong nước mà vẫn giữ vững được vị trí cạnh tranh trên thương trường quốc tế.
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “khảo sát hoạt tính kháng khuẩn
của cây Ổi (Psidium guajava L.), cây Dâu Tằm (Morus acidosa Griff) và cây Khổ
qua(Momordica charantia L.)” với mục tiêu:
 Khảo sát khả năng kháng khuẩn của các loại cao với một số loại vi khuẩn gây
bệnh phổ biến cho gia súc, gia cầm và thủy sản.
 Xác định nồng độ ức chế tối thiểu của các loại cao chiết trên các chủng vi khuẩn.

1


Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÂY ỔI, CÂY DÂU TẰM VÀ CÂY KHỔ QUA
2.1.1. Cây Ổi
Tên khoa học: Psidium guajava L.
Tên khác: Psidium guajava L. var pyriferum L..
Psidium guajava L. var pomiferum L..
Thuộc họ: Sim (Myrtaeeae).
2.1.1.1. Mô tả

Cây trung bình, cao 3 – 6 m. Thân có vỏ mỏng, trơn nhẵn, khi già bong ra từng
mảnh. Cành non vuông, có lông mềm, cành già hình trụ, nhẵn. Lá mọc đối, hình trái

xoan hoặc hình trứng, dài 9 – 11 cm, rộng 3 – 6 cm, gốc tròn, đầu tù hơi nhọn, mặt
trên màu lục sẫm, mặt dưới nhạt có gân nổi rõ.
Hoa màu trắng, mọc đơn độc hoặc tập trung 2 – 3 cái ở kẽ lá, cuống có lông
mịn, đài nhỏ có ống, 4 – 5 răng không đều; tràng 5 cánh dày, có lông mềm; nhị rất
nhiều, xếp thành nhiều dãy, chỉ nhị rời, bao phấn có trung đới rộng; bầu hạ dính vào
ống dài.
Quả mọng, hình cầu hoặc hình trứng, khi chín màu vàng, ruột màu đỏ, trắng
hoặc vàng, hạt rất nhiều, hình bầu dục.
Mùa hoa: tháng 3 – 4; mùa quả tháng 8 – 9.

Hình 2.1: Cây Ổi

2.1.1.2. Phân bố sinh thái

Ở Việt Nam, Ổi là cây ăn quả quan trọng, được trồng hầu như khắp các địa
phương, cả vùng đồng bằng lẫn ở miền núi, trừ vùng cao trên 1500 m. Chỉ tính
riêng quần thể Ổi trồng đã có khoảng 7 – 10 giống khác nhau. Quần thể Ổi mọc
hoang dại thường chỉ thấy ở vùng trung du và núi thấp. Chúng mọc lẫn với nhiều
2


loại cây bụi khác ở các vùng đồi, đất sau nương rẫy, hay dọc theo các đường đi. Ổi
mọc hoang dại có hoa quả nhiều nhưng chất lượng quả kém (quả nhỏ, nhiều hạt, vị
chát…) nên ít được chú ý.
2.1.1.3. Thành phần hóa học

Trong quả Ổi chứa pectin và vitamin C. Lượng vitamin C thay đổi tùy theo bộ
phận của quả và tùy loài (Đỗ Tất Lợi, 2003)
Trong lá và búp non chứa 7 – 10% tannin pyrogalic, axit psiditanic, khoảng 3%
nhựa và rất ít tinh dầu (0,36%)

Trong hạt có 14% chất dầu đặc sánh, mùi thơm, 15% protein và 13% tinh bột
(Đỗ Tất Lợi, 2003).
Phân tích thành phần quả Ổi ở Ấn Độ thấy có những chất sau: (Đỗ Huy Bích,
2004)
Nước (81,7 %), protein (0,9%) chất béo (0,3%), sợi (5,2%) các hydrate carbon
(11,2%) các chất vô cơ (0,7%). Vitamin C của quả Ổi nhiều gấp 4 – 10 lần so với
quả chanh. Hàm lượng vitamin C thay đổi khá nhiều, trung bình từ 100 – 1000
mg/100g, nhiều nhất ở phần vỏ quả rồi đến phần cùi. Vitamin C cũng tăng dần theo
độ chín của quả, đạt tối đa lúc quả chín và giảm dần khi quả chín mềm. Cụ thể
245,5 mg/100g trong quả xanh, 304 mg/ 100g ở quả chín, 225 mg/100g ở quả chín
mềm, nhiều acid citric, acid tartaric và acid malic có hàm lượng ít hơn.
Tanin có hàm lượng cao khi quả còn xanh và thấp nhất ở quả chín.
Pectin của Ổi gồm acid galacturonic (72%) d. galactose (12%) và 1-arabinose
(4,4%).
Carotenoid ở Ổi thường là β – carotene và xanthophyl với hàm lượng thấp (0,2
mg/g). Loại Ổi màu hồng có nhiều β – carotene, nhưng nhiều loại lại chỉ có
lycopen.
Leucocyamin và acid ellagic là những hợp chất phenolic có hàm lượng cao trong
quả Ổi chín.
Loài Ổi có màu đỏ có các chất cyanidin, diglucosid, mecocyamin, quercetin, dẫn
chất 3 – arabino guaijaveriu, acid gallic và arabino ester của acid ellagic. Quả Ổi
xanh có leuco cyanidium. Hạt Ổi chiếm 6 – 12% trong trọng lượng quả và có
khoảng 14% một chất dầu béo mùi thơm. Hạt Ổi trồng ở Philippin có các thành
phần như nước (10,3%); protein (15,2%), chất béo (14,3%), sợi (42%) và tro (3%).
Phân tích dầu béo của một loại Ổi thấy có 16% acid béo no, 55,8% acid oleic,
27,8% acid linoleic và 0,4% acid linolenic. Các acid béo no là acid myristic,
palmitic và stearic.
Lá Ổi chứa catechol, tanin loại pyrrogalol (8 – 15%), một loại tinh dầu màu
vàng xanh hoặc vàng đỏ có mùi dễ chịu. Tùy theo từng loại Ổi, hàm lượng tinh dầu
trong lá từ 0,2 – 0,31%.


3


Thành phần tinh dầu lá Ổi gồm d và dl limonene, β caryophylen, sesquiterpen
alcol 2 vàng và sesquitepen alcol bậc 4.
Lá Ổi còn chứa sáp, nhựa, đường, caroten, các vitamin B1, B2, B6, niacin và
vitamin C, β sitosterol, quercetin, các arabiosid của guaijaverin và avicularin, một
số các acid triterpen như acid ursolic, oleanolic, eratagolic và guaijavolic, aicd
ellagic và glucosid 4, gentiobiosid của acid ellagic là amritosid.
Vỏ thân Ổi chứa 11 – 27% tanin được dùng trong kỹ nghệ sản xuất tanin và kỹ
nghệ nhuộm vải.
Vỏ cành có leucoanthocyanidin, acid lutelic, acid ellagic và amritosid.
2.1.1.4. Tác dụng dược lý

Cao lá, hoa quả có tác dụng ức chế vi khuẩn Staphylococcus và Escherichia coli.
Cao quả có tác dụng ức chế mức độ vừa vi khuẩn gây bệnh đường ruột như
Salmonella typhosa và Shigella dysenteriae. Tinh dầu từ lá Ổi ức chế sự phát triển
của E. coli, Bacillus subtilis, Staphylococcus. Cao chứa tanin catechin chiết từ lá Ổi,
với hiệu suất 5,2%, có nồng độ ức chế tối thiểu đối với các vi khuẩn như sau: E.
coli, 113 µg/ml, E. piracoli 100 µg/ml, Klebsiella pneumoniae 82 µg/ml,
Salmonella enteritidis 98 µg/ml, Staphylococcus aureus 85 µg/ml. Hoạt tính kháng
khuẩn của cao tanin thấp hơn so với tetracycline và chloramphenicol dùng để so
sánh. (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004)
Lá Ổi phơi khô, tán bột được chiết liên tiếp với methanol. Cao cô khô được thử
nghiệm về hoạt tính chống sốt rét in vitro, ở 12 nồng độ pha loãng gấp 3 lần, bắt
đầu từ 500 µg/ml. Cao lá Ổi chiết vớt ether có nồng độ ức chế IC50 = 100 – 499
µg/ml; cao chiết với methanol có IC50 = 50 – 99 µg/ml. (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004)
Tinh dầu lá Ổi ức chế Staphylococcus aureus và Salmonella spp. (Flávia A.
Goncalves và ctv, 2008).

Đặc biệt, chất quercetin (là một flavonoid) trong lá Ổi được biết đến nhiều nhất,
có tác dụng chống co thắt thông qua cơ chế trung gian của Canxi (Galvez J. và ctv,
1996) (126). Lozoya X. và ctv, 2002) (169). Quecetin từ lá Ổi cũng có tác dụng ức
chế phóng thích acetylcholine vào lòng dạ dày – ruột nên cũng góp phần vào việc
chống tiêu chảy (Lutterodt G. D., 1989) (171).
Để đánh giá khả năng trị tiêu chảy của cao nước lá Ổi, thí nghiệm được tiến
hành trên chuột bằng cách cho vào ruột chuột thuốc nhuận tràng Microlax. Thử
nghiệm thực hiện giữa hai nhóm là Morphine và cao Ổi được cho vào ruột chuột 1
giờ trước khi cho thuốc nhuận tràng. Kết quả cho thấy cả Morphine và cao Ổi đều
có tác dụng trị tiêu chảy phụ thuộc vào liều. Liều cao lá Ổi tươi 0,2 mg/kg gây ức
chế nhu động 65% tương đương với liều 0,2 mg/kg morphine sulfate. (Đỗ Huy Bích
và ctv, 2004).
Nước sắc lá Ổi được dùng rữa đắp chữa vết thương phần mềm, làm sạch mủ,
mất mùi hôi, làm tổ chức hạt phát triển tốt. Cao đặc lá Ổi với tỷ lệ 6/1 – 10/1 bôi lên
4


các vết bỏng độ II, III có tác dụng nhanh chóng tạo màng che phủ, làm se khô vết
thương. Thời gian bong màng thuốc cũng tương tự như các thuốc chữa bỏng thường
dùng khác.
2.1.1.5. Tình hình nghiên cứu
Gnan và Demello (1999) nghiên cứu và nhận thấy cao lá Ổi chứa hoạt chất
kháng khuẩn kháng 9 giống Staphylococcus aureus khác nhau.
Vieira và ctv (2001) nghiên cứu ảnh hưởng của cao chiết từ lá Ổi và nhận thấy
chúng ức chế sự phát triển của Staphylococcus aureus kháng Methicillin.
Bên cạnh đó, nhiều tác giả đã chứng minh cao lá Ổi chiết bằng nước ức chế
mạnh một số giống vi khuẩn sau: Chulasiri và ctv (1986), nghiên cứu cao lá Ổi ức
chế Aeromonas hydrophilla. Jaiarj và ctv (1999), nghiên cứu ảnh hưởng của cao lá
Ổi có khả năng ức chế Streptococcus spp.. Đến năm 2002 Abdelrahim và ctv chứng
minh cao lá Ổi chống lại sự phát triển của Pseudomonas aeruginosa.

Cao chiết methanol, hexane, ethyl acetate từ lá Ổi có tác dụng ức chế sự phát
triển của Staphylococcus aureus. Trong đó cao methanol thể hiện khả năng kháng
khuẩn mạnh nhất nhưng chưa có thống kê đầy đủ về nồng độ ức chế của cao
methanol đối với Staphylococcus aureus. (Flávia A. Goncalves và ctv, 2008)
Nwinyi và ctv (2008) xác định MIC của cao lá Ổi chiết bằng ethanol đối với
Staphylococcus aureus là 625 (µg/ml)
Mahfuzul Hoque và ctv (2007) xác định nồng độ ức chế tối thiểu của cao Ổi
chiết bằng ethanol đối với Aeromonas hydrophilla là 4000 (µg/ml)
2.1.1.6. Tính vị công năng
Ổi có vị chát, hơi chua, tính mát, nhuận tràng, chỉ tả.
2.1.1.7. Một số vị thuốc dân gian sử dụng Ổi

Lá non và búp Ổi là vị thuốc chữa đau bụng, đi ngoài, thường dùng dạng thuốc
sắc hay thuốc hãm, với liều hàng ngày là 15 – 20 g; lá Ổi nấu nước tắm trị rôm sảy,
lở ngứa. Vỏ thân và vỏ rễ Ổi cũng được dùng chữa tiêu chảy và rửa vết thương, vết
loét, với liều 15g sắc uống.(Đỗ Tất Lợi, 2003).
Lá Ổi trị vết thương vết loét, làm săn ruột. Nước sắc lá làm ngừng nôn và tiêu
chảy trong bệnh dịch tả. Nước sắc lá non và búp Ổi uống trị lỵ và tắm để hạ sốt,
chống co thắt. Nước hãm lá được dùng trong bệnh về não và viêm thận. Lá giã nát
đắp trị thấp khớp, cao chiết lá được dùng trong động kinh và co giật, còn thuốc từ lá
được xát lên cột sống trẻ em bị co giật. Nước sắc lá Ổi súc miệng trị đau răng và
nhọt ở lợi. nước sắc vỏ cây có tác dụng làm săn, trị tiêu chảy trẻ em. (Đỗ Huy Bích
và ctv, 2004)
2.1.2. Cây Dâu Tằm
Tên khoa học: Morus acidosa Griff.
Tên khác: Dâu, dâu ta, tang, dâu cang (H’ Mông), mạy mọn, mạy bơ (Tày), co mọn
(Thái), nằn phong (Giao).
5



Thuộc họ Dâu tằm (Moraceae).
2.1.1.1. Mô tả
Cây cao 6 m hay hơn. Cành mềm, lá có lông, mọc so le, hình bầu dục, hình tim hoặc
hình trứng rộng, có mũi nhọn ở đầu, phiến mỏng, mềm, dài 3 - 7 cm, rộng 2,5 – 4 cm, mép
có răng cưa nhỏ đều, đôi khi chia 3 - 4 thùy, 3 gân ở gốc, hai mặc có màu lục sáng; cuống
dài mảnh, lá kèm hình dải nhọn.
Hoa đơn tính, không có cánh; cụm hoa đực là đuôi sóc dài 1,5-2 cm, hoa đực có 4 lá
đài tù, hơi có lông, nhị 4, xếp đối diện với lá đài và dài gấp đôi, chỉ nhị mảnh, bao phấn
gần như hình cầu, cụm hoa cái là bông ngắn hình trứng hoặc gần hình cầu dài gần 1 cm,
hoa có 4 lá đài, bầu có 1 noãn.
Quả bế bao bọc trong lá đài dài mọng nước tụ hợp thành một quả phức, khi chín màu
đỏ hay đỏ hồng, sau đen.
Mùa hoa quả tháng 5 – 7.
2.1.1.2.

Phân bố, sinh thái

Chi Morus L. có khoảng 10 loài trên thế giới trong đó Việt Nam có 4 loài; cây
có tên là “Dâu Tằm” gồm hai loài trồng và mọc hoang dại ở vùng núi trên cao
khoảng 1500 m.
Cây dâu tằm có nguồn gốc từ Trung Quốc, đã được di thực vào Việt Nam từ lâu,
hiện nay được trồng rất nhiều nơi để lấy lá nuôi tằm, một số bộ phận được dùng làm
thuốc (Đỗ Tấn Lợi, 2003).
2.1.1.3. Bộ phận dùng

Dâu tằm cung cấp cho ta các vị thuốc sau đây:
Lá dâu (tang diệp = Folium Mori): chỉ loại bỏ những lá vàng úa rồi phơi hay sấy
nhẹ.
Cành: thu hái quanh năm chọn cành non có đường kính 0,5 – 1,5 cm.
Quả dâu (tang thầm = Fructus Mori).

Vỏ rễ cây dâu (tang bạch bì = Cortex Mori radicis).
Cây mọc ký sinh trên cây dâu (tang ký sinh Ramulus loranthi).
Tổ bọ ngựa trên cây dâu (tang phiêu tiêu = Ootheca Mantidis).

Hình2.2: Cây Dâu Tằm

6


2.1.1.4. Thành phần hóa học

Trong lá có các thành phần hóa học sau:
Các thành phần bay hơi như tinh dầu (0,0035 %) bao gồm các phân đoạn trung
tính (32%), acid (26%), phenol (28%), carbonyl (11%), base. Phân đoạn trung tính
chứa isobutanol, alcol isoamylic, isoamyl acetate và acetophenol. Phân đoạn acid
chứa acid acetic, acid propionic, acid butyric, acid isobutyric, acid isovaleric, acid
caproic và acid isocaproic. Phân đoạn phenol chứa o-, m- và p. cresol, guaiacol,
eugenol, salicylat methyl. Phân đoạn carbonyl chứa benzandehyl và
phenylacetaldehyd (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004)
Theo Đỗ Tấn Lợi (2003) trong lá dâu có chất cao su, chất carotene, tannin, rất ít
tinh dầu, vitamin C, colin (cholin), adenin, trigonenin. Ngoài ra còn có pentazan,
đường, canxi malat và canxi carbonate và còn có ecdystero, inokosteron là những
chất cần thiết cho sự đổi lốt của côn trùng.
Các thành phần không bay hơi gồm nhiều hợp chất thuộc nhiều nhóm hóa học
khác nhau như protein, carbohydrate, flavonoid, coumarin, vitamin và một số thành
phần khác.
+ Các protein: phenylalanin, leucin, valin, tyrosin, prolin, alanin, acid glutamic,
glycin, serin, arginin, acid aspartic, cystin, throenin, sarcosin, acid γ – amino –
butyric, acid γ – amino pipecolic, acid 5 – hydroxypipecolic.
+ Các carbohydrate.

+ Các flavonoid: rutin, quercetin, moracetin (quercetin – 3 – triglucosid),
quercitrin (quercetin 3 – rhamnosid), isoquercitrin, quercertin 5 – hydroxypipecolic.
+ Các dẫn chất coumarin: umbeliferon, scopoletin, scopolin.
+ Các vitamin: vitamin B, vitamin C, carotene, vitamin D.
+ Các sterol: β – sitosterol, campesterol, β – sitosterol glycosid, β – ecdyson và
inocosterol.
+ Các acid hữu cơ: acid oxalic, acid malic, acid tartric, acid fumaric và acid
palmitic. Ngoài ra acid ở dạng este là ethyl palmitat.
Các thành phần khác bao gồm một polyprenoid alcol là moraprenol – 11 và một
polypyranoid ceton là bombiprenon.
Cành chứa các flavonoid: morin (3, 5, 7, 2’ , 4’ – pentahydroxyflavo),
dihydromorin, dihydrokaempferol, mulberin, multiberochromen, cyclomulberin,
cyclomulberochromen, maclurin (2, 3’, 4, 4’, -6, -pentahydroxybenzophenon), acid
betulenic và một số chất khác như: tetra hydroxybenzophenol, macturin, acid
betulinic. (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004)

7


Quả dâu có nước 84,71%, đường 9,19%, acid 1,80%, protit 0,36%, tanin,
vitamin C, caroten. Trong đường có glucoza và fructoza. Trong acid có acid malic,
acid succinic (Đỗ Tấn Lợi, 2003).
2.1.1.5. Tác dụng dược lý

Lá Dâu Tằm: có vị đắng, ngọt tính hàn, vào hai kinh can và phế. Có tác dụng tán
phong, thanh nhiệt lương huyết sáng mắt, dùng chữa phong, lao lực sinh ho, đầu
nhức mắt đỏ, nước mắt chảy nhiều, hoa mắt (Đỗ Tấn Lợi, 2003).
Cao nước của lá, thân cây dâu tằm có tác dụng ức chế các vi khuẩn Gr (+) và các
men. Đã nghiên cứu và chứng minh lá dâu tằm có tác dụng gây trấn tĩnh nhẹ.(Đỗ
Huy Bích và ctv, 2004)

Theo Đỗ Tấn Lợi (2003), lá dâu (tang diệp) chữa sốt, cho ra mồ hôi, cảm mạo,
trừ đờm, cao huyết áp, làm cho sáng mắt. Liều dùng 6-18g dưới dạng thuốc sắc.
Lá dâu có tác dụng hạ huyết áp yếu, tác dụng này bị đảo ngược bởi atropine.
Đồng thời, nó có tác dụng giản mạch. Chế phẩm an thần Passerynum gồm lá dâu
tằm, lạc tiên, vông nem, lá sen, thảo quyết minh, hạt tơ hồng, hạt keo giậu, củ sâm
đại hành, đã thể hiện độc tính thấp, giảm trạng thái hưng phấn ở chuột nhắt bị kích
thích bởi cafein, gây hạ huyết áp, tăng tần số và biên độ hô hấp của thỏ, có khuynh
hướng là giảm nhịp tim và sức co bóp của cơ tim. Áp dụng điều trị trên lâm sàng,
Passerynum có tác dụng gây hạ thân nhiệt ở bệnh nhân, không làm thay đổi huyết
áp, không gây trạng thái buồn ngủ hoặc ngủ gà, chỉ làm bệnh nhân ngủ dễ dàng và
ngon giấc. Thuốc có tác dụng an thần trên bệnh nhân với tỉ lệ 16/25 người, so với
placebo tỷ lệ 6/15 người.
Y học cổ truyền dùng cành làm thuốc chữa viêm khớp, tay chân tê bại (bài giảng
Dược Liệu tập 1, 1998).
Cành Dâu tằm: vị đắng, tính bình, vào kinh can. Có tác dụng khử phong thấp, lợi
quan tiết (khớp xương), dùng chữa phong hàn thấp tì, đau nhức, thủy khí, chân tay
co quắp (Đỗ Tấn Lợi, 2003).
Ở Ấn Độ, lá dâu được dùng làm thuốc ra mồ hôi. Nước sắc súc miệng chữa sưng
họng. Quả có tác dụng làm mát, nhuận tràng, trị viêm họng, khó tiêu và bị u sầu. Rễ
trị giun sán và làm săn. Vỏ thân là thuốc tẩy và trị giun.
Nhân dân vùng Địa Trung Hải, Tây Ban Nha dùng cây dâu để dùng hạ đường
huyết và làm săn.(Đỗ Huy Bích và ctv, 2004)
2.1.1.6. Một số bài thuốc dân gian có sử dụng cây Dâu Tằm

Lá dâu tằm chữa cảm mạo, phong nhiệt, sốt nóng, ho, viêm họng, đau răng,
nhức đầu, mắt đỏ, chảy nước mắt, đậu lào, phát ban, cao huyết áp, mất ngủ. Ngày
dùng 4-12 gram, dạng thuốc sắc.
Cành dâu chữa phong thấp đau nhức các đầu xương, sưng lở, chân tay co quắp.
Ngày dùng 6-12g, dạng nước sắc.


8


Quả dâu chữa đái tháo đường, tràng nhạc (lao hạch), mắt mờ, ù tai, thiếu máu,
đau khớp xương, kém ngủ, râu tóc bạc sớm, táo bón. Uống lâu khỏe người, ngủ
ngon giấc, thính tay, sáng mắt, trẻ lâu. Quả dâu vắt lấy nước cô thành cao mềm,
ngày uống 12-20g, Sirô quả chín bôi chữa đau họng, loét miệng, lở lưỡi.
Tang ký sinh chữa đau lưng, đau mình, chân tay tê bại, động thai, sau đẻ ít sữa.
Liều dùng 12-20g, dạng thuốc sắc.
Tang phiêu tiêu chữa đi tiểu nhiều lần, di tinh, liệt dương, bạch đới, trẻ con đái
dầm. Liều dùng 6-12g.
Chữa khóe mắt bị mộng thịt che lấp tròng (Hải Thượng Lãn Ông): Lá Dâu, cỏ
mực đều bằng nhau, cho vào nồi đất, đổ nước vào đun, rồi cho vào một ít vôi bột đã
để lâu năm, bịt miệng nồi lại nấu thêm vài dạo, bắc xuống, xông 2-3 lần.
Chữa trẻ em đau họng, ho khan, bạch hầu: lá dâu 20g, tằm vôi (bạch cương tàm)
10g, bạc hà 5g. Sắc uống.
Chữa nôn ra máu: lá dâu sao vàng sắc uống, ngày 12-16g.
Mụn nhọt lâu ngày không liền miệng: lá dâu sao vàng tán nhỏ, rắc vào mụn đã rửa sạch.
2.1.3. Cây khổ qua
Tên khoa học: Momordica charantia L.
Tên khác: mướp đắng, lương qua, cẩm lệ chi.
Họ: bí (Cucurbitaceae).
2.1.1.1. Mô tả

Dây leo bằng tua cuốn đơn, mảnh. Thân có cạnh. Lá mọc so le, chia 5-7 thùy,
mép khía răng, gốc hình tim, đầu thùy nhọn hoặc hay tù, gân lá có lông ngắn.
Hoa mọc riêng lẻ ở kẽ lá, có cuống dài, màu vàng nhạt, hoa đơn tính cùng gốc;
hoa đực có đài và ống rất ngắn, chia năm thùy màu vàng nhạt, tràng năm cánh mỏng
hình bầu dục, nhị 5 rời nhau, bao phấn cong hình chữ S; hoa cái có đài và tràng
giống hoa đực, 3 nhị lép dạng tuyến, bầu hạ hình thoi.

Quả hình thoi dài, gốc và đầu thuôn nhọn, mặt ngoài có có hình u lồi không
bằng nhau, khi chín màu vàng hồng; hạt dẹp có màng đỏ bao quanh.
Mùa hoa: tháng 2 – 3.Mùa quả: tháng 5 – 6.

Hình 2.3: Cây Khổ qua
9


2.1.1.2. Phân bố sinh thái

Chi Momordica L. có tổng số 45 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới
khắp các châu lục. Ở châu Á có 5 – 7 loài, Việt Nam có 3 loài đều là cây trồng,
trong đó đáng chú là cây mướp đắng (Đỗ Tất Lợi, 2003)
2.1.1.3. Bộ phận dùng

Quả lá và hạt. Quả thu hái khi nó có màu vàng lục dùng tươi. Hạt lấy ở quả chín,
phơi khô. Lá và rễ thu hái quanh năm dùng tươi.
2.1.1.4. Thành phần hóa học

Theo Đỗ Huy Bích và ctv (2003) thành phần hóa học của khổ qua gồm những
chất sau:
Quả chứa: các glucosid triterpenic: charantin và hỗn hợp các chất thuộc nhóm
Stimastadienol.
Cấu trúc của hai glucosid đắng là momordicosid K và L; 4 glucosid không đắng
là momordicosid F1, F2, G và L.
Các glucosylsterol: từ quả khổ qua xanh: 3 – 0 – [6’ – 0 palmityl – β – D –
glucosyl] stigmasta – 5 – 25 (27) dien, và 3 – 0 – [6’ – 0 – stearyl – β – D –
glucosyl] stigma – 5 – 25 (27) dien, pyrimidin arabinosid charin và vicin
Các chất hạ đường huyết.
Các protein: một số protein có tác dụng kềm hãm sự phát triển của tế bào. Một

protein khác có phân tử lượng là 40.000 dalton, nhạy cảm với nhiệt độ và men
strypsin.
Các acid amin như: acid aspartic, threonin, serin, acid glutamic, prolin, alanin,
glycin, valin, cystein, methionin, isoleucin, leucin, tyrosin, phenylalanine, histidin,
lysin và arginin
Lá và thân khổ qua: có 3 chất momordicin trong lá là:
Momordicin I: 3β 7α 23ε trihydrozycucurbita 5,24,9 al.
Momordicin II: 230β glucosidic của momordicin I.
Momordicin III: 230β glucopyranosid của 3β, 7α, 23β trihydroxy 24 oxo
cucurbita 5,25 dien 19 al.
Lá còn chứa 3 chất cucurbitan triterpennoid.
Lá non khổ qua chứa các sterol và một protein gọi là Chitinase
Trong thân khổ qua có 3 chất là momordicin I, II, III, Calceolariosid E là một
phenylpropanoid glucosid.
2.1.1.5. Tác dụng dược lý

Cao cồn khổ qua cho chuột cống trắng uống 500 mg/ml làm giảm mức glucose
10 – 16 và 6% sau 1 và 2 giờ, tương ứng, ở chuột bình thường, và 26% sau 3,5 giờ
ở chuột gây đái tháo đường với streptozotocin. Cao làm tăng tốc độ tổng hợp
glycogen từ 14C – glucose trong gan chuột ăn chế độ bìnhthường gấp 4 – 5 lần, gợi

10


ý rằng cao khổ qua có tác dụng một phần do làm tăng sử dụng glucose ở gan. Ở
chuột nhắt trắng bình thường, tiêm phúc mạc cao nước làm tăng dung nạp glucose
sau 8 giờ, và ở chuột gây đái tháo đường với streptozotocin, mức tăng đường máu
giảm 50% sau 5 giờ. Cao khổ qua không làm thay đổi có ý nghĩa nồng độ insulin
trong huyết tương. Cao nước khổ qua cho uống (0,5 g/kg) làm giảm mức đường
máu khi đói của chuột nhắt trắng, gây tăng đường máu và của chuột có đường máu

bình thường. (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).
Dịch ép khổ qua có tác dụng làm tăng đáng kể sự dung nạp glucose ở 37oC số
bệnh nhân đái tháo đường không phụ thuộc insulin được điều trị, 27% số bệnh nhân
không đáp ứng. Khi cho bệnh nhân ăn khổ qua rán, tác dụng trên khả năng dung nạp
glucose yếu hơn. Tác dụng hạ đường máu có tính chất tích lũy và tăng dần ở bệnh
nhân đái tháo đường dùng cao nước khổ qua vào cuối cuộc thử nghiệm 3 tuần. (Đỗ
Huy Bích và ctv, 2004).
Tại Ấn Độ, nước ép của lá dùng làm thuốc gây nôn, thuốc tẩy trong những bệnh
về đường mật, nó có tác dụng chữa giun.(Đỗ Tất Lợi, 3003)
Chitinase chiết từ khổ qua có tác dụng kiềm khuẩn mạnh. Cao chiết lá khổ qua
bằng cồn 95 o ức chế các vi khuẩn Salmonella, E. coli, shigella. (Đỗ Huy Bích và
ctv, 2004)
Cao lá khổ qua có phổ kháng khuẩn chủ yếu chống lại E. coli, Staphylococcus,
Pseudomonas, Salmonella, Streptococcus (Omoregbe và ctv, 1996). Cao lá cũng có
khả năng kháng protozoal. Trái và nước ép trái khổ qua được chứng minh ức chế vi
khuẩn, trong một nghiên cứu khác cao chiết từ trái khổ qua chống lại vi khuẩn
Helicobacter pylori, nguyên nhân gây ung thư dạ dày. (Yesilada và ctv, 1999).
Theo Potawale và ctv (2008), cao chiết bằng nước nóng từ lá khổ qua khô có
khả năng ức chế Staphylococcus aureus và Escherichia coli ở nồng độ 2 mg/ml.
Cao chiết lá khổ qua bằng tinh dầu bạc hà ức chế được các vi khuẩn Pseudomonas
aeruginosa, Salmonella spp., streptococcus spp., Staphyalococcus spp.
Staphylococcus aureus bị ức chế bởi cao lá khổ qua chiết bằng tinh dầu bạc hà và
nước với tỷ lệ 1:1. ( />2.1.1.6. Một số vị thuốc có Khổ Qua dùng trong dân gian
Nước tắm cho trẻ em nhiều rôm sẩy: Khổ qua 2-3 trái nấu với nước để tắm ngày
1lần
Chữa ho: Khổ qua 1-2 trái nấu với nước uống 1-2 lần trong ngày
Trị tiêu chảy đối với gia súc: trái Khổ Qua non và rễ cây Khổ Qua mỗi loại 15g
ép lấy nước, pha với 1 lít nước dừa tươi cho uống 1 lần trong ngày liên tục trong 3
ngày (Ethnoveterinary Medicine in Asia)


11


2.2. GIỚI THIỆU MỘT SỐ VI KHUẨN GÂY BỆNH PHỔ BIẾN
2.2.1. Nhóm vi khuẩn Gram dương
2.2.1.1
Vi khuẩn Staphylococcus aureus
Giống Staphylococcus gồm: Staphylococcus aureus, Staphylococcus
epidermidis, Staphylococcus saprophyticus (Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997).
Được Rosenbach phân lập vào năm 1884 (Bergey’s Manual, 2005).

Đặc điểm, hình thái
Đường kính 0,5 - 1,5 µm, gồm nhiều cầu khuẩn gắn liền nhau tạo thành hình
giống như chùm nho (H. Asperger, 1994).
Gram(+), không di động, không sinh nha bào (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).
Là vi khuẩn sinh mủ điển hình làm cho các tổ chức của động vật, người bị sưng,
vết thương nung mủ gây những chứng viêm có mủ, một số trường hợp chuyển sang
chứng huyết nhiễm mủ và bại huyết (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977)
Staphylococcus aureus còn có khả năng hình thành độc tố ruột trong thực phẩm,
do đó mới gây nên chứng nhiễm độc (Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997).

Đặc tính nuôi cấy và sinh hóa
Dễ nuôi cấy, phát triển ở nhiệt độ 10 – 45 oC, nồng độ muối từ 10% - 15%, thích
hợp điều kiện hiếu khí, kỵ khí, nhiệt độ thích hợp 30 – 37oC, pH thích hợp là 7,0 –
7,5 (H. Asperger, 1994).
Môi trường thạch máu S. aureus làm dung huyết và làm đông huyết tương thỏ
(Trần Thị Phận, 2004).
Thạch: 12 – 24 giờ khuẩn lạc tròn đường kính 2 – 4 mm, màu trắng, vàng, vàng
chanh, hơi ướt. Phần lớn khuẩn lạc có màu vàng thẫm (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).


Sức đề kháng
Staphylococcus aureus có đề kháng với nhiệt độ và hóa chất cao hơn các vi
khuẩn không có nha bào khác. Nhiệt độ 80oC diệt vi khuẩn trong 1 giờ. Đun sôi
100oC chết sau 1-2 phút. Staphylococcus aureus dễ bị tiêu diệt bởi các thuốc sát
trùng thông thường nhưng đề kháng với sự khô và sự đóng băng. Ở nơi khô ráo,
Staphylococcus aureus sống từ 4-5 tháng (Trần Thị Phận, 2004).

Đặc tính gây bệnh
Staphylococcus aureus thường ở trên da và niêm mạc các hốc tự nhiên, khi sức
đề kháng của tổ chức bị phá hoại thì gây viêm cục bộ có tính chất mưng mủ, gây áp
xe, sưng khớp, viêm tủy xương, viêm màng kết mạc, viêm tuyến sữa của dê, bò,
ngựa. Ở những vết thương hở tụ cầu gây mưng mủ (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).
Trong môi trường tự nhiên: ngựa cảm nhiễm nhất rồi đến chó, bò, heo, cừu. Gà,
vịt, ít cảm nhiễm nhất. Người dễ cảm nhiễm với Staphylococcus aureus.
Staphylococcus aureus có thể theo đường máu gây ra mưng mủ ở nội tạng, từ đó
gây ra bại huyết và độc huyết.

12


Staphylococcus aureus còn gây ra một số bệnh ở chó như: viêm tử cung cấp và
mãn tính, tích mủ ở tử cung, viêm vú có nhiễm trùng, viêm tuyến tiền liệt, viêm
bàng quang, viêm mủ nếp gấp, viêm da mõm (Nguyễn Văn Biện, 2001).

Độc tố
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1977) căn cứ vào mức độ bệnh có thể phân loại độc
tố như sau:
 Độc tố dung huyết hay độc tố dung giải: là ngoại độc tố có thể làm tan hồng
cầu thỏ, dê và các động vật khác. Dung huyết tố bị hủy ở nhiệt độ 65oC sau
30 phút. Khi cấy tụ cầu vào thạch máu có 5% máu cừu hoặc thỏ thấy tan

huyết rõ rệt. Để tủ ấm 36 oC sau 24 giờ, chung quanh khuẩn lạc có một vòng
dung huyết.
 Độc tố diệt bạch cầu: có thể làm cho bạch cầu chết, không hoạt động, biến
thành không bào, tan rã thành hạt. Độc tố diệt bạch cầu thông qua lọc, ít chịu
được nhiệt hơn độc tố dung huyết, ở nhiệt độ 56 – 58oC đã bị phá hoại.
 Độc tố hoại tử: chế bằng cách lọc canh trùng tụ cầu. Tiêm vào thỏ độc tố pha
loãng (0,2 ml) qua 24 giờ ở chỗ tiêm phát sinh phản ứng hoại tử, chung
quanh nóng và ứ máu.
 Độc tố làm chết: nếu tiêm vào tĩnh mạch động vật cảm nhiễm nước lọc canh
trùng tụ cầu thì sẽ sinh ra độc tố làm chết con vật. Với lượng 0,1 – 0,75 ml có
thể làm chết con thỏ nặng 1 kg. Sau khi tiêm 15 phút thỏ bị giật rất mạnh, thở
khó khăn, mê man rồi chết.
 Độc tố đường ruột: độc tố này gây trúng độc về thức ăn cấp tính, thấy trong
nước lọc canh trùng, có sức chịu nhiệt cao.

Tính kháng thuốc
Sự kháng kháng sinh của Staphylococcus aureus là một đặc điểm rất đáng chú ý.
Đa số Staphylococcus aureus kháng penicillin G do vi khuẩn này sản xuất được
men penicillinase. Một số còn kháng lại được methicillin gọi là methicillin resistant
Staphylococcus aureus (viết tắt là MRSA), do nó tạo ra các protein gắn vào các vị
trí tác động của kháng sinh (Lê Huy Chính, 2003).
Theo Võ Thị Huyền Trân (2007), Staphylococcus aureus có tỉ lệ nhạy cảm thấp
đối với kháng sinh như Tetracycline (41,46%), Ampicillin (36,59%).
Staphylococcus aureus đã đề kháng cao với Erythromycin (70,73%).
Năm 1950, 40% số chủng Staphylococcus aureus được phân lập từ các bệnh
viện đã kháng lại penicillin, nhưng đến năm 1960 tỷ lệ đó đã tăng đến 80%
( aureus).
Đến năm 2002, Staphylococcus aureus đã thật sự kháng với những kháng sinh
glycopeptide. Kể từ năm 2005, ở Mỹ đã phát hiện có 3 trường hợp xảy ra sự kháng
13



thuốc lan truyền của MRSA ( aureus).
Cũng trong thời gian này, một nghiên cứu khác của David và ctv (2002) cho biết, sự
kháng thuốc của Staphylococcus aureus đối với tetracycline (40%, MIC90 > 32
µg/mg), Licomycin (19%, MIC90 >32 µg/mg), Erythoromycin (12%, MIC90 > 8
µg/mg) và Kanamycin (8%, MIC90 > 128 µg/mg).
Qua kết quả nghiên cứu của trường Đại học Buenos Aires, Argentina, trong 206
mẫu Staphylococcus aureus phân lập từ bò bị viêm ở Argentina từ 1996 đến 1998
thì Staphylococcus aureus kháng với nhiều loại kháng sinh như Penicillin,
Erythromycin (nhạy cảm 11,6%), Pirlimycin và Gentamycine (i.
nih.gov).
Những kháng sinh có hoạt lực mạnh như ceftriazol, Ciprofloxacin cũng bắt đầu
bị vi khuẩn này kháng lại. Đáng chú ý là tỷ lệ đề kháng của Staphylococcus aureus
với methicillin lên tới 50%. Theo một số tác giả Việt Nam, mức độ kháng của
Staphylococcus aureus với oxacillin cũng tăng khá nhanh, từ 9,6% năm 1989 lên
đến 20,7% năm 1994. Những nghiên cứu khác trên thế giới cho thấy nguy cơ lan
rộng của Staphylococcus aureus kháng Methicilline (MRSA) trong nhiễm trùng
bệnh viện nói chung và nhiễm khuẩn ngoại khoa nói riêng
().

Phòng bệnh
Có thể dùng vaccine tụ cầu khuẩn chết (đun 60oC – 3 giờ trong 3 ngày).

Chẩn đoán
Theo Trần Thị Phận (2004) Chẩn đoán nhiễm trùng Staphylococcus aureus dựa
trên phân lập được chúng có trong mủ hay trong các dịch cơ thể. Chẩn đoán nhiễm
độc tụ cầu vàng chủ yếu là dựa vào lâm sàng hay dựa vào các đặc tính như:
Sắc tố vàng cam.
 Dung huyết.

 Đông huyết tương.
 Lên men đường mannitol.
 Phản ứng catalase.

Điều Trị
Nafcillin và Oxacillinlà 2 loại Penicillin kháng β-lactamase trị trong trường hợp
nhiễm tụ cầu nặng. Dicloxacillin và Cephalexine là kháng sinh dạng uống được
khuyến cáo dùng trong trường hợp nhiễm trùng nhẹ (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).
2.2.1.2 Vi khuẩn Streptococcus faecalis
Streptococcus faecalis hiện nay được gọi là Enterococcus faecalis và được phân
loại như sau:
Bộ: Lactobacillales
Họ: Enterococcaceae
14


×