Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

KHẢO sát HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN của cây TRẦU KHÔNG, cây SỐNG đời và cây mơ LÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.6 MB, 59 trang )

TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

LÊ TẤN LỰA

KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA
CÂY TRẦU KHÔNG (Piper betle L.), CÂY SỐNG ðỜI
(Kalanchoe pinata (Lam.) Pers.) VÀ CÂY MƠ LÔNG
(Paederia tomentosa L.)

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: THÚ Y

Cần Thơ, 05/2009

i


TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: THÚ Y

Tên ñề tài:

KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA
CÂY TRẦU KHÔNG (Piper betle L.), CÂY SỐNG ðỜI
(Kalanchoe pinata (Lam.) Pers.) VÀ CÂY MƠ LÔNG
(Paederia tomentosa L.)


Giáo viên hướng dẫn:
TS. Huỳnh Kim Diệu

Sinh viên thực hiện:
Lê Tấn Lựa
MSSV: 3042808
Lớp: Thú Y K30

Cần Thơ, 05/2009

ii


TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

ðề tài: Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của cây Trầu không (Piper betle L.),
cây Sống ñời (Kalanchoe pinnata (Lam.) Pers.) và cây Mơ lông (Paederia
tomentosa L.); do sinh viên: Lê Tấn Lựa thực hiện tại phòng E009 và E209 bộ môn
Thú Y trường ðại Học Cần Thơ từ ngày 10/02/2009 - 05/05/2009.

Cần thơ ngày…..tháng…...năm 2009

Cần thơ ngày…..tháng…...năm 2009

Duyệt Bộ môn

Duyệt Giáo viên hướng dẫn


Cần thơ ngày……tháng……năm 2009
Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, tôi luôn nhận ñược sự giúp ñỡ của nhiều người.
Tôi không biết nói gì hơn trước khi ra trường, chỉ xin:
Thành kính dâng lên cha mẹ lòng biết ơn và sự kính trọng nhất, người ñã hy
sinh rất nhiều, luôn cố gắng tạo ñiều kiện tốt ñể tôi thực hiện hoài bảo của mình.
Chân thành biết ơn cô Huỳnh Kim Diệu, người ñã tận tình giúp ñỡ, chỉ bảo và
ñộng viên tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Chân thành biết ơn quý thầy cô, những người ñã dạy dỗ tôi trong suốt thời học
sinh, sinh viên.
Chân thành cảm ơn các bạn trong và ngoài lớp Thú y khóa 30 ñã ñộng viên,
giúp ñỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Xin kính gởi ñến gia ñình, quý thầy cô và bạn bè của tôi lời chúc sức khỏe và
nhận nơi tôi lòng biết ơn sâu sắc.

Cần Thơ, tháng 05 năm 2009
Lê Tấn Lựa

ii


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. ðẶT VẤN ðỀ ..................................................................................1
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................2
2.1 DƯỢC THẢO ....................................................................................................2

2.1.1 Cây Trầu Không ..............................................................................................2
2.1.1.1 Mô tả ............................................................................................................2
2.1.1.2 Phân bố.........................................................................................................2
2.1.1.3 Bộ phận dùng ...............................................................................................2
2.1.1.4 Thành phần hóa học .....................................................................................2
2.1.1.5 Tác dụng dược lý..........................................................................................3
2.1.1.6 Công dụng ....................................................................................................3
2.1.1.7 Một số bài thuốc trong dân gian...................................................................4
2.1.2 Cây Sống ðời .................................................................................................4
2.1.2.1 Mô tả ..........................................................................................................4
2.1.2.2 Phân bố........................................................................................................5
2.1.2.3 Bộ phận dùng ..............................................................................................5
2.1.2.4 Thành phần hóa học ....................................................................................5
2.1.2.5 Tác dụng dược lý.........................................................................................5
2.1.2.6 Công dụng ...................................................................................................6
2.1.2.7 Một số bài thuốc trong dân gian.................................................................6
2.1.3 Cây Mơ Lông .................................................................................................7
2.1.3.1 Mô tả ...........................................................................................................7
2.1.3.2 Phân bố........................................................................................................7
2.1.3.3 Bộ phận dùng ...............................................................................................7
2.1.3.4 Thành phần hóa học .....................................................................................7
2.1.3.5 Tác dụng dược lý..........................................................................................7
2.1.3.6 Công dụng ....................................................................................................8
2.1.3.7 Một số bài thuốc trong dân gian...................................................................8
2.2 VI KHUẨN GÂY BỆNH TRÊN GIA SÚC VÀ TRÊN CÁ ............................9

iii


2.2.1 Escherichia coli...............................................................................................9

2.2.1.1 ðặc ñiểm hình thái .......................................................................................9
2.2.1.2 ðặc ñiểm nuôi cấy........................................................................................9
2.2.1.3 ðặc tính sinh hóa..........................................................................................9
2.2.1.4 Sức ñề kháng ................................................................................................10
2.2.1.5 ðộc tố ...........................................................................................................10
2.2.1.6 Tính kháng thuốc..........................................................................................10
2.2.1.7 Tính gây bệnh...............................................................................................10
2.2.2 Staphylococcus aureus ....................................................................................10
2.2.2.1 ðặc ñiểm hình thái .......................................................................................11
2.2.2.2 ðặc ñiểm nuôi cấy........................................................................................11
2.2.2.3 ðặc tính sinh hóa..........................................................................................11
2.2.2.4 Sức ñề kháng ................................................................................................11
2.2.2.5 ðộc tố ...........................................................................................................11
2.2.2.6 Tính kháng thuốc..........................................................................................11
2.2.2.7 Tính gây bệnh...............................................................................................12
2.2.3 Pseudomonas aeruginosa................................................................................12
2.2..1 ðặc ñiểm hình thái ........................................................................................12
2.2.3.2 ðặc ñiểm nuôi cấy........................................................................................12
2.2.3.3 ðặc tính sinh hóa.........................................................................................13
2.2.3.4 Sức ñề kháng ................................................................................................13
2.2.3.5 ðộc tố ...........................................................................................................13
2.2.3.6 Tính kháng thuốc..........................................................................................13
2.2.3.7 Tính gây bệnh...............................................................................................13
2.2.4 Streptococcus faecalis.....................................................................................14
2.2.4.1 ðặc ñiểm hình thái .......................................................................................14
2.2.4.2 ðặc ñiểm nuôi cấy........................................................................................14
2.2.4.3 ðặc tính sinh hóa..........................................................................................14
2.2.4.4 Sức ñề kháng ................................................................................................15

iv



2.2.4.5 ðộc tố ...........................................................................................................15
2.2.4.6 Tính kháng thuốc..........................................................................................15
2.2.4.7 Tính gây bệnh...............................................................................................15
2.2.5 Salmonella spp. ...............................................................................................16
2.2.5.1 ðặc ñiểm hình thái .......................................................................................16
2.2.5.2 ðặc ñiểm nuôi cấy........................................................................................16
2.2.5.3 ðặc tính sinh hóa..........................................................................................16
2.2.5.4 Sức ñề kháng ................................................................................................17
2.2.5.5 ðộc tố ...........................................................................................................17
2.2.5.6 Tính kháng thuốc..........................................................................................17
2.2.5.7 Tính gây bệnh...............................................................................................17
2.2.6 Edwardsiella ictaluri.......................................................................................18
2.2.6.1 ðặc ñiểm hình thái .......................................................................................18
2.2.6.2 ðặc ñiểm nuôi cấy........................................................................................18
2.2.6.3 ðặc tính sinh hóa..........................................................................................18
2.2.6.4 Sức ñề kháng ...............................................................................................19
2.2.6.5 Tính kháng thuốc..........................................................................................19
2.2.6.6 Bệnh gan thận mủ trên cá da trơn do vi khuẩn E. ictaluri ..........................19
2.2.7 Edwardsiella tarda..........................................................................................20
2.2.7.1 ðặc ñiểm hình thái .......................................................................................20
2.2.7.2 ðặc ñiểm nuôi cấy........................................................................................20
2.2.7.3 ðặc tính sinh hóa..........................................................................................21
2.2.7.4 Sức ñề kháng ................................................................................................21
2.2.7.5 Tính kháng thuốc..........................................................................................21
2.2.7.6 Bệnh nhiễm khuẩn huyết ở cá tra do Edwardsiella tarda...........................21
2.2.8 Aeromonas hydrophila ....................................................................................22
2.2.8.1 ðặc ñiểm hình thái .......................................................................................22
2.2.8.2 ðặc ñiểm nuôi cấy........................................................................................22

2.2.8.3 ðặc tính sinh hóa.........................................................................................22

v


2.2.8.4 Sức ñề kháng ...............................................................................................22
2.2.8.5 ðộc tố ..........................................................................................................23
2.2.8.6 Bệnh nhiễm trùng máu trên cá tra do Aeromonas hydrophila ....................23
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................24
3.1

NỘI DUNG ...................................................................................................24

3.2

PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU..................................................................24

3.2.1 Thời gian và ñịa ñiểm....................................................................................24
3.2.1.1 Thời gian ....................................................................................................24
3.2.1.2

ðịa ñiểm ....................................................................................................24

3.2.2

Nguyên liệu ..................................................................................................24

3.2.3

Thiết bị và hóa chất ......................................................................................24


3.2.3.1 Thiết bị .........................................................................................................24
3.2.3.2 Hóa chất ......................................................................................................24
3.2.4 Vi khuẩn ..........................................................................................................25
3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................................25
3.3.1 ðiều chế cao ...................................................................................................25
3.3.1.1 Chiết xuất cao...............................................................................................25
3.3.1.2 Tính hiệu suất cao ........................................................................................26
3.3.1.3 Tính ẩm ñộ các loại cao ..............................................................................26
3.3.2 Thử hoạt tính kháng khuẩn ............................................................................26
3.3.2.1 Chuẩn ñộ ñục................................................................................................26
3.3.2.2 Chuẩn ñộ vi khuẩn .......................................................................................27
3.3.2.3 Thử tính kháng khuẩn ..................................................................................27
3.3.2.4 Xác ñịnh nồng ñộ ức chế tối thiểu (MIC) ...................................................28
Chuẩn bị nồng ñộ chất thử ................................................................................28
Tiến hành cấy vi khuẩn ......................................................................................28
Tính MIC ở trạng thái khô hoàn toàn.................................................................29
3.3.3 Chỉ tiêu theo dõi ..............................................................................................29
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..........................................................30

vi


4.1 HIỆU SUẤT CAO CHIẾT.................................................................................30
4.2 ẨM ðỘ CỦA CAO............................................................................................30
4.3 KẾT QUẢ THỬ TÍNH KHÁNG KHUẨN .......................................................31
4.4 KẾT QUẢ XÁC ðỊNH NỒNG ðỘ ỨC CHẾ TỐI THIỂU (MIC)...................34
4.4.1 Nồng ñộ ức chế tối thiểu của cao Trầu Không ...............................................34
4.4.2 Nồng ñộ ức chế tối thiểu của cao Sống ñời ....................................................36
4.4.3 Nồng ñộ ức chế tối thiểu với cao Mơ lông......................................................38

4.4.4 So sánh nồng ñộ ức chế tối thiểu của cao Trầu không, cao Sống ñời và cao Mơ
lông ..........................................................................................................................40
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ ..............................................................42
5.1 KẾT LUẬN ........................................................................................................42
5.2 ðỀ NGHỊ ...........................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................43
Tài liệu tiếng Anh ....................................................................................................43
Tài liệu tiếng Việt ....................................................................................................43
Tài liệu trên Internet.................................................................................................45
PHỤ CHƯƠNG .......................................................................................................46

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DMSO

Dimethyl Sulfoxide

MIC

Minimum Inhibitory Concentration, nồng ñộ ức chế tối thiểu.

DM

Vật chất khô

NA

Nutrient Agar


MHA

Muller Hinton Agar

TSA

Trypticase Soy Agar

BGA

Brilliant Green Agar

MC

Mac Conkey

EMB

Eosin Methylene Blue agar

NB

Nutrient Broth

MSA

Mannitol Salt Agar

BHI


Bain Heart Infusion

FA

Fluorescent Antibody

PCR

Polymerase Chain Reaction

ELISA

Enzyme Linked Immunosorbent Assay

Stap. aureus

Staphylococcus aureus 081008

S. faecalis

Streptococcus faecalis 010408

E. coli

Escherichia coli 101008

P. aeruginosa

Pseudomonas aeruginosa 1110008


Sal. spp.

Salmonella spp. 291003

A. hydrophila

Aeromonas hydrophila 011004

E. ictaluri

Edwardsiella ictaluri

E. tarda

Edwardsiella tarda 280208

viii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 4.1. Hiệu suất của cao Trầu không, cao Sống ñời và cao Mơ lông ....30
Bảng 4.2. Ẩm ñộ của cao Trầu không, cao Sống ñời và cao Mơ lông.........30
Bảng 4.3. Kết quả thử tính kháng khuẩn của cao Trầu không, cao Sống ñời và
cao Mơ lông ...........................................................................................................31
Bảng 4.4. Nồng ñộ ức chế tối thiểu của cao Trầu không trên các chủng vi
khuẩn thử nghiệm...................................................................................................34
Bảng 4.5. Nồng ñộ ức chế tối thiểu của cao Sống ñời trên các chủng vi khuẩn
thử nghiệm..............................................................................................................36
Bảng 4.6. Nồng ñộ ức chế tối thiểu của cao Mơ lông trên các chủng vi khuẩn

thử nghiệm..............................................................................................................38
Bảng 4.7. Nồng ñộ ức chế tối thiểu của cao Trầu không, cao Sống ñời và cao
Mơ lông ở trạng thái khô hoàn toàn (MIC100%DM) .................................................39

ix


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1. Cây Trầu không .............................................................................2
Hình 2.2. Cây Sống ñời .................................................................................4
Hình 2.3. Cây Mơ lông ..................................................................................7
Hình 4.1. Kết quả thử tính kháng khuẩn trên Aeromonas hydrophila và
E. ictaluri ........................................................................................................32
Hình 4.2. Kết quả thử tính kháng khuẩn .........................................................33
Hình 4.3. Kết quả MIC của cao Trầu không ..................................................35
Hình 4.4. Kết quả MIC của cao Sống ñời ......................................................37
Hình 4.5. Kết quả MIC của cao Mơ lông .......................................................39

x


TÓM LƯỢC
Cây Trầu không, cây Sống ñời và cây Mơ lông ñược thử tính kháng khuẩn và
xác ñịnh nồng ñộ ức chế tối thiểu (MIC) trên 5 chủng vi khuẩn gây bệnh trên gia
súc (Staphylococcus aureus, Streptococcus faecalis, Escherichia coli, Pseudomonas
aeruginosa, Salmonella spp.) và 3 chủng vi khuẩn gây bệnh trên cá (Aeromonas
hydrophila, Edwarsiella ictaluri và Edwarsielle tarda) bằng cách chiết lấy cao thô
bằng dung môi Methanol và dùng phương pháp khuếch tán trên thạch ñể thử tính
kháng khuẩn và phương pháp pha loãng trong thạch ñể xác ñịnh nồng ñộ ức chế tối
thiểu (MIC). Kết quả cao Trầu không, cao Sống ñời và cao Mơ lông ñều có tính

kháng khuẩn trên 8 chủng vi khuẩn thử nghiệm, trong ñó cao Trầu không có tính
kháng khuẩn mạnh nhất với MIC lần lượt là: E. tarda (MIC = 128 µg/ml); Stap.
aureus, A. hydrophila và E. ictaluri (MIC = 256 µg/ml); E. coli, P. aerigusa và
Salmonella spp. (MIC = 512 µg/ml); S. faecalis (MIC = 1024 µg/ml), kế ñến cao
Sống ñời: E. ictaluri (MIC = 512 µg/ml); A. hydrophyla (MIC = 1024 µg/ml); Stap.
aureus, P. aerigusa và E. tarda (MIC = 2048 µg/ml); S. faecalis, E. coli và
Salmonella spp. (2048 < MIC ≤ 4096 µg/ml) và hoạt tính kháng khuẩn thấp nhất ở
cao Mơ lông: A. hydrophila và E. ictaluri (MIC = 2048 µg/ml); Stap. aureus, S.
faecalis, E. coli, P. aerigusa, Salmonella spp., E. tarda (2048 < MIC ≤ 4096
µg/ml).

xi


CHƯƠNG 1: ðẶT VẤN ðỀ
Ngày nay với sự phát triển của xã hội thì chăn nuôi ở nước ta ñang ñược xem
là ngành sản xuất chính của nhiều người dân. Song với ñà phát triển của ngành chăn
nuôi thì vấn ñề ñặt ra cho công tác thú y hết sức quan trọng. ðặc biệt là hiệu quả
phòng và trị bệnh ở các ñàn gia súc, gia cầm và các loài cá.
Trước tình hình ñó các nhà khoa học ñã nghiên cứu và ñưa ra rất nhiều giải
pháp ñể phòng trị các bệnh ở vật nuôi và kháng sinh ñược sử dụng khá phổ biến và
có hiệu quả cao. Nhưng nếu lạm dụng kháng sinh sẽ dễ dẫn ñến hiện tượng lờn
thuốc, ảnh hưởng ñến hiệu quả ñiều trị cũng như ảnh hưởng ñến chất lượng sản
phẩm và sức khỏe của người tiêu dùng.
Trong khi thị trường ñang chạy ñua với các loại dược phẩm ñắt tiền thì ñã có
nhiều nhà khoa học dựa trên kinh nghiệm sử dụng các cây thuốc Nam của dân gian
nghiên cứu sử dụng nhiều cây có nguồn gốc từ thiên nhiên cho hiệu quả cao trong
ñiều trị bệnh và ít ảnh hưởng ñến sức khỏe người tiêu dùng. Cây Trầu không ñã
ñược dân gian dùng trị các bệnh viêm răng, viêm họng, mụn nhọt…, cây Sống ñời
trị bệnh trĩ, viêm loét dạ dày, lỡ ngứa…, cây Mơ lông trị bệnh lỵ trực khuẩn, viêm

ruột…ðể góp phần trong nghiên cứu các cây thuốc nam nhằm tìm ra các cây có tính
kháng sinh cao ñể thay thế các kháng sinh có nguồn gốc hóa học hiện nay chúng tôi
tiến hành ñề tài : “Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của cây Trầu không (Piper
betle L.), cây Sống ñời (Kalanchoe pinnata (Lam). Pers.) và cây Mơ lông
(Paederia tomentosa L.)” với mục tiêu là thử hoạt tính kháng khuẩn và xác ñịnh
nồng ñộ ức chế tối thiểu (MIC) của cây Trầu không, cây Sống ñời và cây Mơ lông
trên các nhóm vi khuẩn gram dương và gram âm gây bệnh phổ biến trên cá và gia
súc ñể làm nền tảng cho những nghiên cứu sâu hơn, nhằm mục ñích tìm ra các loại
thuốc từ các cây trên có thể thay thế kháng sinh trong ñiều trị một số bệnh ở cá và
vật nuôi trong tương lai.

1


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 DƯỢC THẢO
2.1.1 Cây Trầu không
Tên khoa học: Piper betle L.
Họ: hồ tiêu (Piperaceae).
Tên khác: Trầu cay, trầu lương, thổ lâu ñằng.
2.1.1.1 Mô tả
Trầu không là một loại cây mọc leo,
thân nhẵn. Lá mọc so le, cuống có bẹ, dài
1,5-3,5 cm, phiến lá hình trái xoang, dài
10-13 cm, rộng 4,5-9 cm, phía cuống hình
tim, ñầu lá nhọn, khi soi lên thấy rất nhiều
ñiểm chứa tinh dầu rất nhỏ, thường có 5
gân lá (ðỗ Tất Lợi, 2003).

Hình 2.1. Cây Trầu không


2.1.1.2 Phân bố

Theo ðỗ Huy Bích và ctv (2004), cây Trầu không ñược trồng phổ biến khắp các
nước nhiệt ñới ở ðông Nam Á như: Campuchia, Việt Nam, Lào…
2.1.1.3 Bộ phận dùng
Lá Trầu không thu hái quanh năm, dùng tươi.
2.1.1.4 Thành phần hóa học
Theo ðỗ Huy Bích và ctv (2004), lá Trầu không tươi chứa nước 8,4%, protein
3,1%, chất béo 0,8%, carbohydrat 6,1%, chất xơ 2,3%, chất vô cơ 2,3%, Canxi 250
mg, Phospho 40 mg, sắt 7 mg, sắt ion hóa 3,5 mg, caroten 9600 ñơn vị quốc tế,
thiamin 70 µg, acid nicotinic 0,7 mg, vitamin C 5mg/100g, 3 - 4 µg/100g iod, Kali
nitrat với hàm lượng cao.
Thành phần quan trọng trong lá là ñường và tinh dầu. Glucose:1,4-3,2%, sucrose:
0,6-2,5%, ñường toàn phần 2,4-5,65%, tinh bột 1,0-1,25%, tanin 1,0-1,3%.
Nhiều vitamin nhóm B và acid ascorbic.
Các acid amin, trong ñó asparagin có nhiều, lysin và prolin ở mức ñộ vừa phải.
Ngoài ra, Trầu không còn có piperbetol, methylpiperbetolm, piperol A và piperol
B.
2


Theo ðỗ Tất Lợi (2003) và Võ Văn Chi (1991), trong lá Trầu không có 0,8-1,8%
tinh dầu. Trong tinh dầu có hai chất phenol là betel phenol (ñồng phân với chất
eugenol chavibetol và chavicol) kèm theo một số hợp chất phenolic khác.
Tinh dầu Trầu không gồm carvanol, chavicol, chavibetol, cineol, eugenol,
cadinen (ðỗ Huy Bích và ctv, 2004).
Theo Nguyễn Thu Hương (2004), tinh dầu chiết từ lá Trầu không có hàm lượng
0,6 – 1,8%.
2.1.1.5 Tác dụng dược lý

Theo ðỗ Huy Bích và ctv (2004) và Nguyễn Thu Hương (2004), cao lá và tinh
dầu Trầu không có hoạt tính ức chế các chủng vi khuẩn: tụ cầu vàng, phế cầu,
Staphylococcus albus, Bacillus subtilis, B. anthracis, liên cầu tan máu, Escherichia
coli, Salmonella typhi, phẩy khuẩn tả, Shigella flexneri, Shigella shigae và Proteus
vulgaris, ức chế các chủng nấm: Candida albicans, Candida stellatoides,
Aspergillus niger, Aspergillu flavus, Fusarium oxysporum. Tinh dầu Trầu không có
tác dụng diệt nấm mạnh.
Tinh dầu Trầu không diệt ñộng vật nguyên sinh Paramaecium caudatum với ñộ
pha loãng ñến 1:10.000.
Các chất piperbetol, methylpiperbetol, piperol A và piperol B trong lá Trầu không
là những chất ñối kháng với thụ thể của yếu tố hoạt hóa tiểu cầu invitro, ức chế ñặc
hiệu sự tập kết tiểu cầu thỏ.
Tinh dầu trầu không có tác dụng kích ứng trên da và niêm mạc, và gây phản ứng
viêm khi tiêm dưới da hoặc bắp thịt. Lá Trầu không có tác dụng chống oxy hóa; ñun
nóng với dầu, mỡ, ngăn chặn ñược sự ôi khét.
Cao chiết từ lá Trầu không còn có tác dụng chống làm tổ, ức chế sự sản sinh tinh
trùng và có tác dụng chống thụ thai trên chuột cống trắng cái.
2.1.1.6 Công dụng
Theo ðỗ Huy Bích và ctv (2004), Trầu không ñược dùng chữa hàn thấp, nhức
mỏi, ñau bụng ñầy hơi, vết thương nhiễm trùng có mũ sưng ñau, hen suyễn khi thời
tiết thay ñổi, ñờm nhiều khó thở, cảm mạo, bỏng, mụn nhọt, hắc lào, mề ñay, ghẻ
ngứa, sâu kiến ñốt, viêm quanh răng, viêm tai, viêm họng.
Lá Trầu không và gừng sống ép lấy nước uống chữa ho. Nước ép lá Trầu không
chữa ñau tai. Lá Trầu không dùng phòng bệnh viêm họng, và làm thuốc trị bệnh
bạch hầu. Nước lá Trầu không trị tiêu chảy, nôn mửa, nếu giã nát hòa với rượu bôi
lại chữa bỏng.

3



Ở Ấn ðộ lá Trầu không dùng phối hợp với một số dược liệu khác trị hen phế
quản. Ở Indonesia, lá Trầu không có trong thành phần thuốc ñặt âm ñạo dùng cho
phụ nữ 4 -11 ngày sau khi sinh.
Theo Võ Văn Chi (1991) và ðỗ Tất Lợi (2003), một số bệnh viện dùng lá Trầu
không nấu thành cao chữa bệnh viêm cận răng hiệu quả.
Theo ðỗ Tất Lợi (2003), nước pha lá Trầu không ñược dùng làm thuốc nhỏ mắt
chữa viêm kết mạc, chữa bệnh chàm mặt của trẻ em. Giã lá Trầu không ñắp lên vú
ñể sữa không ra nữa.
Theo Nguyễn Thu Hương (2004), lá Trầu không ñược dùng trị bệnh phổi, tinh
dầu Trầu không có tác dụng ñiều trị bệnh xuất tiết hô hấp. Dân gian sử dụng lá Trầu
không trị cảm, sốt nóng, ñau nhức, tê mỏi, chữa rắn cắn.
2.1.1.7 Một số bài thuốc trong dân gian
Chữa mụn nhọt: lá Trầu không, lá thồm lồm, hoa dâm bụt, lượng bằng nhau giả
nát ñắp.
Chữa ñái nhắt: rễ Trầu không, rễ cau, mỗi vị 10g sắc uống thành một thang. Dùng
vài ngày ñến khi khỏi.
Chữa ñau mắt ñỏ: lấy 3 lá Trầu không, 5-10 lá dâu vò nát, cho vào ca, ñổ ngập
nước sôi ñể xông hơi con mắt ñau. Xông mỗi lần 5-10 phút, ngày 2 lần. Thuốc giúp
chóng hết viêm, mắt dịu (ðỗ Huy Bích và ctv, 2004).
2.1.2 Cây Sống ðời
Tên khoa học: (Kalanchoe pinnata (Lam.) Pers.)
Họ: Crassulaceae
Tên khác: trường sinh, diệp sinh căn, lạc ñịa sinh căn.
2.1.2.1 Mô tả
Cây sống ñời thuộc thân thảo, cao chừng
0,6-1 m. Lá mọc ñối thành hình chữ thập. Lá
dày, có khi nguyên, có khi phân thành 3-5
thùy, phiến lá dài 5-15 cm, rộng 2-10 cm, mép
có răng cưa to, mặt bóng, cuống lá dài 2,5-5
cm, phía dưới phát triển ẩn vào thân cây. Cụm

hoa mọc ở ngọn hay kẽ lá, màu tím hồng hoặc
màu ñỏ (ðỗ Tất Lợi, 2003).
Hình 2. 2. Cây Sống ñời

4


2.1.2.2 Phân bố
Theo ðỗ Huy Bích và ctv (2004), cây Sống ñời phân bố ở một số nước thuộc
châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Lào và Việt Nam…
2.1.2.3 Bộ phận dùng
Lá thu hái quanh năm, dùng tươi.
2.1.2.4 Thành phần hóa học
Theo ðỗ Huy Bích và ctv (2004), lá sống ñời có chứa các chất vô cơ với hàm
lượng cao như: Fe, Mg, Na, Zn. Ngoài ra trong lá Sống ñời còn chứa các bryophylin
A và bryophylin B là các bufadienolid có tính chất ñộc mạnh với tế bào.
Theo Phan ðức Bình (2004), trong lá sống ñời chứa các acid béo như acid
palmitic, stearic, arachidonic, behenic và nhiều sinh tố khoáng chất.
Theo ðỗ Tất Lợi (2003) và Võ Văn Chi (1991), trong lá sống ñời chiết ñược một
hoạt chất là bryophylin có tác dụng kháng khuẩn và dùng trị một số bệnh ñường
ruột. Ngoài ra trong cây sống ñời người ta tìm thấy ba hoạt chất sau:
- Các acid hữu cơ: 32,5% acid malic, 10,1% acid xitric, 46,5% acid isoxitric, 1%
acid succinic, 0,9% acid fumaric, 1% acid pyruvic, 0,4% acid oxalaxetic, 0,5% acid
α-cetoglutaric, 1,6% acid cis-aconitic, 0,2% aid oxalic.
- Các glycozit flavonoic như: flavonoic glycozit A, flavonoic glycozit B.
- Các hợp chất phenolic: bao gồm acid cumaric, syringic, cafeic, hydroxybenzoic.
2.1.2.5 Tác dụng dược lý
Theo ðỗ Huy Bích và ctv (2004), lá sống ñời có tác dụng kháng khuẩn trên vi
khuẩn gram dương và gram âm. Ba chất bryophylin A, bryophylin B và
bersaldegenin-3-acetat trong cây có hoạt tính ñộc hại tế bào mạnh. Sống ñời còn có

thể ñộc hại ñối với gia súc khi ăn với khối lượng lớn với hội chứng ñộc hại thần
kinh.
Cao chiết methanol lá Sống ñời có hoạt tính chống viêm trên chuột cống và chuột
nhắt trắng trong các mô hình thực nghiệm. Cao methanol lá Sống ñời tươi có hoạt
tính chống viêm và bệnh gút thực nghiệm. Cao methanol của lá cũng có hoạt tính
chống loét ở chuột cống trắng và chuột lang, có tác dụng bảo vệ chống tổn thương
dạ dày gây bởi aspirin, histamin, acid acetic, serotonin hoặc stress.
Cao lá Sống ñời có tác dụng ức chế miễn dịch. Các chất béo trong lá Sống ñời
tham gia một phần vào tác dụng chặn miễn dịch invivo.

5


Cao nước và cao cồn lá Sống ñời có tác dụng ức chế các vi khuẩn tụ cầu vàng,
trực khuẩn mủ xanh và Streptococcus viridans.
Theo Võ Văn Chi (1991), lá sống ñời có tác dụng kháng khuẩn, tiêu sưng, giảm
ñau.
Theo Nguyễn Thị Phượng (2005), cao chiết nước lá Sống ñời có tác dụng chống
nhận cảm ñau, chống viêm và chống ñái tháo ñường.
2.1.2.6 Công dụng
Theo Võ Văn Chi (1991), Sống ñời thường dùng làm thuốc giải ñộc, chữa bỏng,
ñắp vết thương, ñắp mắt ñỏ sưng ñau, ñắp cầm máu. Cũng dùng chữa viêm loét dạ
dày, viêm ruột, trĩ nội, ñi ngoài ra máu.
Theo ðỗ Huy Bích và ctv (2004), công dụng chủ yếu của lá Sống ñời là ñiều trị
nhọt, bệnh nhiễm khuẩn ñường ruột, lá dùng uống làm thuốc lợi tiểu, ñau lưng, ñau
chân, nước sắc uống trị sốt và phù, cao chiết với nước từ bột lá khô chữa trĩ. Lá vò
nát ñắp lên trán trị nhức ñầu, ñắp lên ngực trị ho và ñau. Ở Philippin lá là Sống ñời
làm săn, kháng khuẩn và trị sâu bọ cắn. Dịch ép lá trị tiêu chảy, lỵ, bệnh dịch tả, lao
phổi. Lá cũng ñược dùng làm thuốc ñắp nóng trị sai khớp, chai chân tay.
Dịch ép lá Sống ñời lọc trong, ổn ñịnh bằng cồn ethylic và nhiệt ñộ, ñóng ống

hàn kín và tiệt khuẩn, dùng làm thuốc nhỏ mắt ñể ñiều trị bệnh viêm kết mạc và làm
mau lành sẹo (ðỗ Huy Bích và ctv, 2004).
Theo ðỗ Tất Lợi (2003), ở Việt Nam công dụng của cây Sống ñời chỉ dùng chữa
viêm tai cấp tính và bị thương thổ huyết.
Theo Phan ðức Bình (2004), những nghiên cứu trên súc vật cho thấy bryophylin
A trong lá Sống ñời có tính ñộc tế bào và làm giảm tính miễn dịch vì ức chế sự sinh
sản của bạch cầu. Vì thế, người ta cũng ñang nghiên cứu dùng lá sống ñời này ñể trị
ung thư bạch cầu.
2.1.2.7 Một số bài thuốc trong dân gian
Say rượu: Ăn 10 lá sống ñời, sau 10 phút sẽ khỏi say.
Viêm họng: Ăn 10 lá sống ñời, chia làm 10 lần trong ngày (sáng 4, chiều 4, tối2).
Nên nhai ngậm và nuốt cả bã. Dùng trong 3 ngày là khỏi.
Viêm xoang mũi: Giã nát 2 lá Sống ñời, lấy nước thấm vào bông, nút hố mũi bên
viêm. Ngày làm 4-5 lần. Nếu viêm cả 2 bên thì sáng nút một bên chiều nút một bên.
Kiết lỵ: Mỗi ngày ăn 20 lá Sống ñời (sáng 8 lá, chiều 8 lá, tối 4 lá). Trẻ 5-10 tuổi
dùng liều bằng nửa người lớn. Ăn 5 ngày là khỏi.
Trị tiêu chảy do viêm ruột: 50-100gam lá Sống ñời ăn sống hoặc giã lấy nước ép
uống ( Phan ðức Bình, 2004 ).

6


2.1.3 Cây Mơ Lông
Tên khoa học: Paederia tomentosa L.
Họ: cà phê (Rubiaceae)
Tên khác: cây lá mơ, dây thúi ñịt, mơ tam thể.
2.1.3.1 Mô tả
Mơ lông thuộc dạng dây leo bằng thân
quấn. Lá mỏng, mọc ñối, hình bầu dục hay
thuôn, nhọn ở chóp, tròn hay hơi hình tim

ở gốc. Toàn cây có lông mềm, nhất là cành
và lá non. Vò nát có mùi hôi ñặc biệt. Hoa
màu tím nhạt, không cuống, mọc thành
xim dài 35 cm ở nách lá. Quả gần hình
tròn, hơi dẹt, có vỏ quả mỏng màu vàng.
Hai nhân dẹp, có cánh vàng và phần giữa
màu muối tiêu (Võ Văn Chi, 1991).

Hình 2.3. Cây Mơ lông

2.1.3.2 Phân bố
Theo ðỗ Huy Bích và ctv (2004), cây Mơ lông thường mọc hoang ở những hàng
rào, nhiều nơi trong nước ta và có phân bố rộng rãi ở nhiều nước trong khu vực
ðông Nam Á và Nam Trung Quốc.
2.1.3.3 Bộ phận dùng
Bộ phận mơ lông thường dùng là lá.
2.1.3.4 Thành phần hóa học
Theo ðỗ Huy Bích và ctv (2004), lá Mơ lông chứa protein 44,6% (tính theo trọng
lượng khô) gồm các acid amin như argenin; histidin; tyrosin; tryptophan;
phenylalanin; cystin; methionin; threonin và valin. Lá chứa nhiều caroten
(3,6mg/100g) và vitamin C (100mg/100g). Lá Mơ lông còn chứa các acid béo:
nonanoic, capric, lauric, myristic arachidic.
Theo ðỗ Tất Lợi (2003) và Võ Văn Chi (1991), thì trong cây Mơ lông chứa một
tinh dầu rất hăng mùi bisunfua cacbon và 2 ankaloid: paederin α và β.
2.1.3.5 Tác dụng dược lý
Theo ðỗ Huy Bích và ctv (2004), lá Mơ lông có tác dụng thanh nhiệt, giải ñộc,
sát trùng và ức chế sự phát triển của Shigella flexneri. Hoạt chất toàn phần thô chiết
xuất từ lá Mơ lông có tác dụng ức chế Entammoeba histolytica với nồng ñộ ức chế
tối thiểu 1/800.


7


Lá Mơ lông còn có tác dụng tốt trong hội chứng lỵ amib cấp, trị ñược khuẩn
shigella thuộc họ Enterobacteriaecae (vi khuẩn ñường ruột) trực khuẩn gram âm,
hoặc trong nhiễm khuẩn, nhiễm ñộc thức ăn do samonella.
2.1.3.6 Công dụng
Theo ðỗ Huy Bích và ctv (2004), lá Mơ lông dùng ñể chữa lỵ trực khuẩn. Ngoài
ra, lá Mơ lông còn chữa sôi bụng ăn không tiêu, viêm dạ dày, viêm ruột. Lá Mơ
lông còn có tác dụng trị giun kim, giun ñũa. Các công dụng khác: chữa thấp khớp,
trị trĩ, ñau ngực, viêm gan, lợi tiểu, tan sỏi bàng quang.
Theo ðỗ Tất Lợi (2003), lá Mơ lông dùng trị bệnh phong thấp, sỏi thận và bí tiểu
tiện.
Theo Võ Văn Chi (1991), Mơ lông thường dùng trị ho gió, ho khan, mệt ít ngủ,
thiếu sữa và dùng bó gãy xương.
Theo Phó ðức Thuần (2005), Mơ lông trị các chứng trẻ em bị cam tích, bệnh
viêm phế quản, rắn ñộc cắn, trị thông kinh và phụ nữ bị sa sinh dục.
Trên lâm sàng, các nhà y học Trung Quốc ñã nghiên cứu dùng Mơ lông ñiều trị
các chứng ñau do viêm loét dạ dày, co thắt ñường mật, chữa viêm da thần kinh,
viêm tuỷ và dị ứng ñạt kết quả tốt.
2.1.3.7 Một số bài thuốc trong dân gian
Chữa kiết lỵ: Lấy một nắm lá Mơ lông tươi lau sạch thái nhỏ, ñập vào một quả
trứng gà trộn ñều, lấy lá chuối bọc lại rồi nướng chín ñều ñể ăn. Ăn ngày 3 lần và ăn
liên tục vài ngày là khỏi.
Chữa tiêu chảy do nóng: Nếu mắc chứng tiêu chảy do nhiệt với triệu chứng khát
nhiều, phân khẳm, nước tiểu vàng, bụng ñau quặn kèm theo ñầy hơi, hậu môn nóng
rát, có thể dùng lá Mơ lông16 gam, nụ sim 8 gam sắc cùng với 500 ml nước còn
200 ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.
Chữa bí tiểu tiện: Nếu bị sỏi thận gây bí tiểu tiện, lấy Mơ lông sắc uống ngày vài
lần rất hiệu nghiệm.

Tẩy giun: Nếu bị nhiễm giun ñũa thì lấy khoảng 50 gam lá Mơ lông rửa sạch, giã
nát, vắt lấy nước cốt cho thêm một ít muối hòa tan rồi uống. Uống vào buổi sáng lúc
ñói, sau 2-3 ngày giun sẽ ra hết.
Nếu bị nhiễm giun kim thì cũng uống nước cốt lá Mơ lông như trên, ngoài ra lấy
khoảng 30 g rau mơ (cả lá, ngọn), rửa sạch, giã nát rồi cho thêm vào 500 ml nước
sôi ñể nguội, dùng bơm thụt vào hậu môn trước khi ñi ngủ khoảng 2-3 phút, giun sẽ
bò ra (ðỗ Huy Bích và ctv, 2004).

8


2.2 VI KHUẨN GÂY BỆNH PHỔ BIẾN TRÊN GIA SÚC VÀ TRÊN CÁ
2.2.1 Escherichia coli
Escherichia coli (E. coli) thuộc họ Enterobacteriaceae ñược Escherich phân lập
ñầu tiên và ñưa ra ñặc ñiểm của vi khuẩn vào năm 1885 (Nguyễn Vĩnh Phước,
1978).
2.2.1.1 ðặc ñiểm hình thái
E. coli là trực khuẩn hình gậy ngắn, kích thước 2 x 0,6 - 3 x 0,6µm. Trong cơ
thể có hình cầu trực khuẩn, ñứng riêng lẻ ñôi khi xếp thành chuỗi ngắn. Phần lớn thì
E. coli có khả năng di ñộng do có lông xung quanh thân. Vi khuẩn không sinh nha
bào, có thể có giáp mô.
Vi khuẩn bắt màu gram âm, có thể bắt màu ñều hay sẫm ở hai ñầu, khoảng giữa
nhạt hơn. Nếu lấy vi khuẩn từ khuẩn lạc nhầy ñể nhuộm có thể thấy giáp mô, còn
khi soi tươi không thấy ñược (Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997).
2.2.1.2 ðặc ñiểm nuôi cấy
E. coli là trực khuẩn hiếu khí và yếm khí tùy tiện, nhiệt ñộ thích hợp là 370C, có
thể sống ở 10 - 460C. Mọc dễ dàng trên môi trường Mac Conkey (MC), Eosin
Methylene Blue agar (EMB), Nutrient Broth (NB)…Một số hóa chất ức chế sự phát
triển của E. coli như chlorine và dẫn xuất của nó, muối mật (Nguyễn Thanh Bảo,
2006).

Trên thạch thường, sau 24 giờ hình thành những khuẩn lạc tròn, ướt, không
trong suốt, màu tro trắng nhạt, hơi lồi, ñường kính 2-3mm. Nuôi lâu khuẩn lạc hình
như nâu nhạt và mọc rộng ra (Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997).
Trong môi trường nước thịt: E. coli phát triển làm môi trường rất ñục có cặn
màu tro nhạt lắng xuống ñáy, ñôi khi có màng màu xám nhạt trên mặt, môi trường
có mùi thối (Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997).
Môi trường thạch EMB: E. coli có khuẩn lạc tròn, hơi lồi, bóng, màu tím bầm,
ánh kim (Trần Thị Phận, 2004).
2.2.1.3 ðặc tính sinh hóa
Chuyển hóa ñường: E. coli lên men sinh hơi các loại ñường fructose, glucose,
lactose, levulose, galactose, xylose, ramnose, mannit, H2S âm tính (Nguyễn Như
Thanh và ctv, 1997).
Các phản ứng khác: E. coli thường sinh Indole, Methy Red dương tính, không
có khả năng sử dụng citrate, khử nitrate thành nitrite và lên men decarboxylase với
arginine, lysine (Trần Linh Thước, 2007).

9


2.2.1.4 Sức ñề kháng
E. coli không chịu ñược nhiệt ñộ cao, ñun 550C trong 1 giờ, 600C trong 30 phút,
ñun sôi 1000C chết ngay. Tuy nhiên, ở môi trường bên ngoài các chủng E. coli ñộc
có thể tồn tại ñến 4 tháng (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978).
2.2.1.5 ðộc tố
E.coli nhóm ETEC (enteroxigenic E. coli) sản sinh 2 loại ñộc tố LT và ST gây
bệnh tiêu chảy trầm trọng và kéo dài. E.coli nhóm VTEC (verocytotoxin-producing
E. coli), sản sinh 2 ñộc tố VT1 (verocytoxin) và VT2 gây tác ñộng thần kinh và tiêu
chảy.
Các ñộc tố enterotoxin của E. coli phá hủy tổ chức thành ruột và làm thay ñổi
cân bằng trao ñổi nước và chất ñiện giải gây tiêu chảy (Phạm Sỹ Lăng và Trương

Văn Dung, 2002).
2.2.1.6 Tính kháng thuốc
Theo Hồ Xuân Ngân (2007), E. coli ñề kháng cao với Ampicillin (96,40%).
Theo sở khoa học và công nghệ Bình ðịnh xác ñịnh khả năng kháng kháng sinh
của E. coli phân lập: ñề kháng cao với Chloramphenicol (86,79%), Penicillin
(86,76%), Ampicillin (83,02%).
2.2.1.7 Tính gây bệnh
E. coli có sẵn trong ruột của ñộng vật nhưng chỉ tác ñộng gây bệnh khi sức ñề
kháng của con vật giảm sút do chăm sóc nuôi dưỡng, bị cảm lạnh hay cảm nắng,
mắc bệnh truyền nhiễm hay không truyền nhiễm, bệnh ký sinh trùng.
E. coli thường gây bệnh cho súc vật mới ñẻ từ 2-3 ngày hoặc 4 - 8 ngày.
Các type E.coli gây bệnh sau khi duy trì một thời gian trong một cơ sở chăn
nuôi sẽ ñược thay thế bằng một type E. coli gây bệnh khác sau này.
Những chủng E.coli có liên quan ñến tiêu chảy thường thuộc các nhóm sau:
EPEC (enteropathogenic E.coli), ETEC, EIEC (enteroinvasive E. coli), VTEC,
EAEC (enteroaggregative) (Nguyễn Thanh Bảo và ctv, 2006).
Trong phòng thí nghiệm: tiêm vi khuẩn vào dưới da cho chuột bạch, chuột lang,
thỏ có thể gây viêm cục bộ, nếu tiêm với liều lớn có thể gây bại huyết, giết chết con
vật (Nguyễn Như Thanh và ctv, 1997).
2.2.2 Staphylococcus aureus
Staphylococcus aureus (Stap. aureus) thuộc họ Micrococcaceae, do Rosenbach
phân lập ñược vào năm 1884 (Bergey’s Manual, 2005).

10


2.2.2.1 ðặc ñiểm hình thái
ðường kính 0,5 - 1,5 µm, gồm nhiều cầu khuẩn gắn liền nhau tạo thành hình
giống như chùm nho, bắt màu gram dương, không có lông, không nha bào, thường
không có vỏ nhày (Asperger, 1994).

2.2.2.2 ðặc ñiểm nuôi cấy
Dễ nuôi cấy, phát triển ñược ở nhiệt ñộ 10-400C, nồng ñộ muối từ 10-40%, thích
hợp ñiều kiện hiếu khí hoặc kỵ khí. Nhiệt ñộ thích hợp 30-370C, pH tốt nhất là 7,07,5 (Asperger, 1994).
Môi trường thịt Mannitol Salt Agar (MSA): sau 12-24 giờ, Stap. aureus mọc
thành ñám nhỏ, tròn, màu vàng, rìa gọn, khô (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).
Môi trường thạch máu: Stap. aureus làm dung huyết. Huyết tương thỏ:
Stap. aureus làm ñông huyết tương thỏ (Trần Thị Phận, 2004).
Gelatin: cấy sâu, sau 3 - 4 ngày tan chảy từ từ thành phễu từ ở giữa.
Stap. aureus làm tan gelatin rất rõ (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).
2.2.2.3 ðặc tính sinh hóa
Sinh catalase, ñây là ñiểm phân biệt chúng với liên cầu khuẩn. Chịu ñược ñiều
kiện khô, nóng (nhiệt ñộ 500C trong 30 phút vẫn sống) (Trần Thị Phận, 2004).
Có khả năng lên men ñường glucose, lactose, levulose, mannose, mannit,
saccarose, không lên men ñường galactose. Stap. aureus lên men mannitol (Nguyễn
Vĩnh Phước, 1977).
2.2.2.4 Sức ñề kháng
Stap. aureus có ñề kháng với nhiệt ñộ và hóa chất cao hơn các vi khuẩn không
có nha bào khác. Nhiệt ñộ 800C diệt vi khuẩn trong 1 giờ. ðun sôi 1000C chết sau
1-2 phút. Stap. aureus dễ bị tiêu diệt bởi các thuốc sát trùng thông thường nhưng ñề
kháng với sự khô và sự ñóng băng. Ở nơi khô ráo, Stap. aureus sống từ 4-5 tháng
(Trần Thị Phận, 2004).
2.2.2.5 ðộc tố
Stap. aureus sản xuất ra ñộc tố staphylococcal enterotoxin gây ngộ ñộc thức ăn.
ðộc tố này bền với nhiệt, khi tụ cầu này chết thì ñộc tố vẫn tồn tại. Các ñộc tố ruột
của Stap. aureus dạng type A, B, C, D, E hay F.
2.2.2.6 Tính kháng thuốc
Theo Võ Thị Huyền Trân (2007), Stap. aureus có tỉ lệ nhạy cảm thấp ñối với
kháng sinh như Tetracycline (41,46%), Ampicillin (36,59%). Stap. aureus ñã ñề
kháng cao với Erythromycin (70,73%).
11



Qua kết quả nghiên cứu của trường ðại học Buenos Aires, Argentina, trong 206
mẫu Stap. aureus phân lập từ bò bị viêm ở Argentina từ 1996 ñến 1998 thì Stap.
aureus kháng với nhiều loại kháng sinh như Penicillin, Erythromycin (nhạy cảm
11,6%), Pirlimycin và Gentamicine ().
Theo nghiên cứu của trường ðại học Akdeniz (2005), kiểm tra ñộ nhạy cảm
kháng sinh trên 103 chủng Stap. aureus từ những bò sữa trong tỉnh Burdur, Thổ Nhĩ
Kỳ trong những năm 2002-2004 cho thấy Stap. aureus ñề kháng cao nhất ñối với
Penicillin G (http:// blodg.360.yahoo.com).
2.2.2.7 Tính gây bệnh
Nhiễm khuẩn ngoài da: tụ cầu khuẩn làm nung mủ các vết thương, nơi xây sát
trên da, làm các tổ chức bị sưng, tạo thành ổ mủ.
Nhiễm khuẩn huyết: từ các ổ nhiễm trùng ngoài da, tụ cầu xâm nhập vào máu
gây chứng huyết nhiễm mủ và theo máu ñi tới các cơ quan gây nên các ổ áp xe. Tụ
cầu khuẩn gây viêm vú bò sữa, viêm da có mủ ở chó. Tụ cầu khuẩn là nguyên nhân
gây viêm xoang, viêm amygdale, viêm vú cho người.
Trong phòng thí nghiệm: thỏ cảm nhiễm nhất. Tiêm canh trùng tụ cầu khuẩn
vào tĩnh mạch thỏ thì thỏ chết trong vòng 1-2 ngày vì chứng huyết nhiễm mủ. Mổ
khám thấy có nhiều ổ áp xe ở tiêm, thận, xương, bắp thịt…(Trần Thị Phận, 2004).
2.2.3 Pseudomonas aeruginosa
Trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas aeruginosa còn có tên là Pseudomonas
pyocyaneus, Bacterium pyocyaneum. Pseudomonas aeruginosa là vi sinh vật có ñộc
lực thấp, thường tìm thấy trong quá trình nung mủ ở bò, heo và trong các vết
thương nhiễm trùng của người (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).
2.2.3.1 ðặc ñiểm hình thái
Pseudomonas aeruginosa là một trực khuẩn hình gậy, kích thước 0,5µx 1,5-3µ,
hai ñầu tròn, ñứng riêng từng ñơn vị hoặc từng ñôi, từng chuỗi ngắn, thỉnh thoảng
có hình sợi hoặc hình dấu phẩy, di ñộng, có 1-3 lông ở ñầu, không hình thành nha
bào, giáp mô, gram âm, không kháng cồn, kháng toan (Nguyễn Vĩnh Phước, 1977).

2.2.3.2 ðặc ñiểm nuôi cấy
Hiếu khí và yếm khí không bắt buộc, mọc ở nhiệt ñộ từ 30-370C, giới hạn nhiệt
ñộ phát triển 5-420C, pH thích hợp là 6,6 -7,0.
Môi trường nước thịt: ñục ñều, hình thành màng và cặn, canh trùng nhuộm màu
xanh, màu vàng trở nên sậm khi lắc canh trùng. Canh trùng già trở nên nhớt và
thành sợi.

12


×