Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

KHẢO sát HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦACÂY RAU SAM (portulaca oleracea), cây THUỐC GIÒI (pouzolzia zeylanica) và cây tần dầy lá (plectranthus amboinicus)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.51 MB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN THẢO NGUYÊN

KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA CÂY
RAU SAM (Portulaca oleracea), CÂY THUỐC GIÒI
(Pouzolzia zeylanica) VÀ CÂY TẦN DẦY LÁ
(Plectranthus amboinicus)

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: THÚ Y

Cần Thơ, 2009

a


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: THÚ Y

Tên đề tài:

KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA CÂY
RAU SAM (Portulaca oleracea), CÂY THUỐC GIÒI
(Pouzolzia zeylanica) VÀ CÂY TẦN DẦY LÁ
(Plectranthus amboinicus)


Giáo viên hướng dẫn:
TS. Huỳnh Kim Diệu

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thảo Nguyên
MSSV: 3042820
Lớp: TY K30

Cần Thơ, 2009

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài: Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của cây Rau Sam (Portulaca
oleracea), cây Thuốc Giòi (Pouzolzia zeylanica) và cây Tần Dầy Lá
(Plectranthus amboinicus); do sinh viên NGUYỄN THẢO NGUYÊN thực
hiện tại phòng thí nghiệm bộ môn Thú Y – khoa Nông Nghiệp & SHƯD –
trường Đại Học Cần Thơ từ tháng 01/2009 đến tháng 04/2009.

Cần Thơ, ngày tháng năm 2009
Duyệt Bộ Môn

Cần Thơ, ngày tháng năm 2009
Duyệt Giáo Viên Hướng Dẫn

TS. HUỲNH KIM DIỆU

Cần Thơ, ngày
tháng năm 2009
Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, số liệu hoàn
toàn trung thực và chưa được ai công bố.

Cần Thơ, ngày
tháng
năm 2009
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thảo Nguyên

ii


LỜI CẢM ƠN

* Kính dâng lên cha mẹ
Trọn đời con không quên công ơn của cha mẹ luôn luôn quan tâm và ủng hộ
con về vật chất lẫn tinh thần trong suốt quá trình học tập.
* Mãi mãi biết ơn
Cô HUỲNH KIM DIỆU đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, cung cấp kiến thức
và kinh nghiệm cho tôi hoàn thành luận văn.

* Chân thành cảm ơn
Các thầy cô Bộ môn Thú y và Bộ môn Chăn nuôi thú y đã hướng dẫn và
truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Các cán bộ thư viện khoa Nông nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng đã nhiệt tình
hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong thời gian tìm tài liệu phục vụ cho nghiên cứu.
Tất cả bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.

iii


MỤC LỤC

TRANG DUYỆT......................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................iii
MỤC LỤC .............................................................................................................iv
DANH SÁCH BẢNG.............................................................................................vi
DANH SÁCH HÌNH .............................................................................................vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................viii
TÓM LƯỢC...........................................................................................................ix
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................1
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN ..............................................................................2
2.1 CÂY RAU SAM (Portulaca oleracea) ..........................................................2
2.1.1 Phân loại khoa học ..................................................................................2
2.1.2 Mô tả đặc điểm .......................................................................................2
2.1.3 Vùng phân bố..........................................................................................3
2.1.4 Thành phần hóa học ................................................................................3
2.1.5 Tác dụng sinh học ...................................................................................4
2.1.6 Các bài thuốc cổ truyền...........................................................................4
2.2 CÂY THUỐC GIÒI (Pouzolzia zeylanica) ....................................................5

2.2.1 Phân loại khoa học ..................................................................................5
2.2.2 Mô tả đặc điểm .......................................................................................5
2.2.3 Vùng phân bố..........................................................................................5
2.2.4 Thành phần hóa học ................................................................................6
2.2.5 Tác dụng sinh học ...................................................................................6
2.2.6 Bài thuốc dân gian ..................................................................................6
2.3 CÂY TẦN DẦY LÁ (Plectranthus amboinicus)............................................7
2.3.1 Phân loại khoa học ..................................................................................7
2.3.2 Mô tả đặc điểm .......................................................................................7
2.3.3 Vùng phân bố..........................................................................................8
2.3.4 Thành phần hóa học ................................................................................8
2.3.5 Tác dụng sinh học ...................................................................................9
2.3.6 Bài thuốc dân gian ..................................................................................9
2.4 VI KHUẨN ...................................................................................................9
2.4.1 Vi khuẩn Gram âm..................................................................................9
2.4.1.1 Aeromonas hydrophila ......................................................................9
2.4.1.2 Edwardsiella ictaluri.......................................................................11
2.4.1.3 Ewardsiella tarda............................................................................13
2.4.1.4 Escherichia coli ..............................................................................15
2.4.1.5 Pseudomonas aeruginosa................................................................ 16
2.4.1.6 Salmonella spp................................................................................18
2.4.2 Vi khuẩn Gram dương...........................................................................20
2.4.2.1 Staphyloccocus aureus ....................................................................20
2.4.2.2 Streptococcus faecalis (Enterococcus faecalis) ............................... 22

iv


CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................25
3.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................25

3.2 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU .................................................................25
3.2.1 Thời gian, địa điểm ...............................................................................25
3.2.2 Nguyên liệu thí nghiệm.........................................................................25
3.2.3 Hóa chất................................................................................................ 25
3.2.4 Thiết bị và dụng cụ ...............................................................................25
3.2.5 Vi khuẩn ............................................................................................... 26
3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 26
3.3.1 Điều chế cao Rau Sam, Thuốc Giòi và Tần Dầy Lá.............................. 26
3.3.1.1 Chiết xuất cao Rau Sam, Thuốc Giòi và Tần Dầy Lá......................26
3.3.1.2 Tính hiệu suất của 3 loại cao Rau Sam, Thuốc Giòi và
Tần Dầy Lá.................................................................................................26
3.3.1.3 Tính ẩm độ của 3 loại cao Rau Sam, Thuốc Giòi và Tần Dầy Lá....26
3.3.2 Xác định hoạt tính kháng khuẩn ............................................................ 27
3.3.2.1 Chuẩn độ đục ..................................................................................27
3.3.2.2 Chuẩn độ vi khuẩn ..........................................................................27
3.3.2.3 Thử tính kháng khuẩn......................................................................28
3.3.2.4 Xác định nồng độ ức chế tối thiểu ...................................................29
3.3.3 Chỉ tiêu theo dõi....................................................................................30
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..........................................................31
4.1 HIỆU SUẤT CỦA CAO RAU SAM, THUỐC GIÒI VÀ TẦN DẦY LÁ ...31
4.2 ẨM ĐỘ CỦA CAO RAU SAM, THUỐC GIÒI VÀ TẦN DẦY LÁ ..........31
4.3 KẾT QUẢ THỬ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA CAO RAU SAM,
THUỐC GIÒI VÀ TẦN DẦY LÁ....................................................................32
4.3.1 Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn của cao Rau Sam ............................ 32
4.3.1.1 Kết quả thử tính kháng khuẩn của Rau Sam ....................................32
4.3.1.2 Nồng độ ức chế tối thiểu ( MIC) của Rau Sam.................................33
4.3.2 Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn của cao Thuốc Giòi.........................34
4.3.2.1 Kết quả thử tính kháng khuẩn của cao Thuốc Giòi ..........................34
4.3.2.2 Nồng độ ức chế tối thiểu ( MIC) của cao Thuốc Giòi ......................35
4.3.3 Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn của cao Tần Dầy Lá........................36

4.3.3.1 Kết quả thử tính kháng khuẩn của cao Tần Dầy Lá .........................36
4.3.3.2 Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao Tần Dầy Lá .....................37
4.3.4 So sánh các giá trị MIC của 3 loại cao Rau Sam, Thuốc Giòi, Tần
Dầy Lá...........................................................................................................37
4.3.5 Một số hình ảnh ghi nhận được ............................................................. 39
4.3.5.1 Đường kính vòng vô khuẩn.............................................................. 39
4.3.5.2 Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC).......................................................41
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................... 47
5.1 KẾT LUẬN .................................................................................................47
5.2 ĐỀ NGHỊ.....................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................48

v


DANH SÁCH BẢNG

Bảng 2.1 Một số đặc điểm sinh vật hóa học của Aeromonas hydrophila ............... 10
Bảng 2.2 Một số đặc điểm sinh hóa của Edwardsiella ictaluri.............................. 12
Bảng 2.3 Một số đặc điểm sinh hóa của Edwardsiella tarda ................................. 14
Bảng 4.1 Khối lượng các loại cao thô sau khi cô đặcTần Dầy Lá.......................... 31
Bảng 4.2 Ẩm độ của 3 loại cao thô ....................................................................... 31
Bảng 4.3 Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn của cao RS ...................................... 32
Bảng 4.4 Các giá trị MIC (nồng độ ức chế tối thiểu) của cao RS ......................... 33
Bảng 4.5 Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn của cao TG...................................... 34
Bảng 4.6 Các giá trị MIC (nồng độ ức chế tối thiểu) của cao TG.......................... 35
Bảng 4.7 Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn của cao TDL ................................... 36
Bảng 4.8 Các giá trị MIC (nồng độ ức chế tối thiểu) của cao TDL........................ 37
Bảng 4.9 Giá trị MIC của 3 loại cao RS, TG, TDL ............................................... 38


vi


DANH SÁCH HÌNH

Hình 2.1 Cây Rau Sam ......................................................................................... ...2
Hình 2.2 Cây Thuốc Giòi...................................................................................... ...5
Hình 2.3 Cây Tần Dầy Lá..................................................................................... ...7
Hình 2.4 Aeromonas hydrophila........................................................................... .10
Hình 2.5 Edwardsiella ictaluri ............................................................................. .12
Hình 2.6 Ewardsiella tarda .................................................................................. .13
Hình 2.7 Escherichia coli ..................................................................................... .15
Hình 2.8 Pseudomonas aeruginosa....................................................................... .16
Hình 2.9 Salmonella spp....................................................................................... .18
Hình 2.10 Staphyloccocus aureus......................................................................... .21
Hình 2.11 Streptococcus faecalis (Enterococcus faecalis) .................................... .23
Hình 4.1 P. aeruginosa ........................................................................................ .39
Hình 4.2 A. hydrophila ......................................................................................... .39
Hình 4.3 E. tarda.................................................................................................. .39
Hình 4.4 E. ictaluri............................................................................................... .39
Hình 4.5 S. faecalis............................................................................................... .40
Hình 4.6 S. aureus ................................................................................................ .40
Hình 4.7 Salmonella spp....................................................................................... .40
Hình 4.8 E. coli .................................................................................................... .40
Hình 4.9 Kết quả MIC trên E. coli, Salmonella spp., P. aeruginosa, S. feacalis.... .41
Hình 4.10 Kết quả MIC trên A. hydrophila........................................................... .41
Hình 4.11 Kết quả MIC trên S. aureus.................................................................. .42
Hình 4.12 Kết quả MIC trên E. ictaluri, E. tarda.................................................. .42
Hình 4.13 Kết quả MIC trên S. aureus và P. aeruginosa ...................................... .43
Hình 4.14 Kết quả MIC trên S. faecalis, E. coli , A. hydrophila, Salmonella spp. . .43

Hình 4.15 Kết quả MIC trên E. ictaluri, E. tarda.................................................. .44
Hình 4.16 Kết quả MIC trên S. faecalis, E. coli , A. hydrophila, Salmonella spp. . .44
Hình 4.17 Kết quả MIC trên P. aeruginosa .......................................................... .45
Hình 4.18 Kết quả MIC trên S. aureus.................................................................. .45
Hình 4.19 Kết quả MIC trên E. ictaluri, E. tarda.................................................. .46

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

MHA: Muller Hinton agar
DMSO: Dimethyl Sulfoxide
MIC: Minimum inhibitory concentration, nồng độ ức chế tối thiểu
MetOH: Methanol
RS: Rau Sam
TG: Thuốc Giòi
TDL: Tần Dầy Lá
A. hydrophila: Aeromonas hydrophila 011004
E. ictaluri: Edwardsiella ictaluri
E. tarda: Edwardsiella tarda 280280
E. coli: Escherichia coli 101008
S. aureus: Staphylococcus aureus 081008
S. faecalis: Streptococcus faecalis 010408
P. aeruginosa: Pseudomonas aeruginosa 111008
Salmonella spp.: Salmonella spp. 291003

viii



TÓM LƯỢC

Để xác định hoạt tính kháng khuẩn của cây Rau Sam (Portulaca oleracea),
cây Thuốc Giòi (Pouzolzia zeylanica) và cây Tần Dầy Lá (Plectranthus
amboinicus) trên 8 chủng vi khuẩn Gram dương và Gram âm gây bệnh trên cá và
gia súc như: E. ictaluri, E. tarda, Aeromonas hydrophila, Staphylococcus aureus,
Streptococcus faecalis, Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella spp.
o

thì lấy thân và lá của các cây này được sấy khô ở 50 C và chiết với methanol trong
5 ngày. Sau đó đem cô quay đến trọng lượng không đổi được cao thô. Cao được
đem thử tính kháng khuẩn và xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) bằng phương
pháp khuếch tán trên thạch và pha loãng trong thạch thu được kết quả: cao có tính
kháng khuẩn trên 8 nhóm vi khuẩn: chủng Aeromonas hydrophila 011004 có
MIC = 2048 µg/ml (Rau Sam) và 4096 > MIC > 2048 µg/ml (Thuốc Giòi và Tần
Dầy Lá); chủng Edwardsiella ictaluri và Edwardsiella tarda 280208 có
MIC = 2048 µg/ml (Rau Sam, Thuốc Giòi, Tần Dầy Lá); chủng Staphylococcus
aureus 081008 có MIC = 512 µg/ml (Rau Sam), 1024 µg/ml (Thuốc Giòi) và 2048
µg/ml (Tần Dầy Lá); chủng Streptococcus faecalis 010408 có 4096 > MIC > 2048
µg/ml (Rau Sam, Thuốc Giòi, Tần Dầy Lá); chủng Escherichia coli 101008 có
4096 > MIC > 2048 µg/ml (Rau Sam, Thuốc Giòi, Tần Dầy Lá); chủng
Pseudomonas aeruginosa 111008 có MIC = 2048 µg/ml (Thuốc Giòi và Tần Dầy
Lá) và 4096 > MIC > 2048 µg/ml (Rau Sam); chủng Salmonella spp. 291003 có
4096 > MIC > 2048 µg/ml (Rau Sam, Thuốc Giòi, Tần Dầy Lá). Rau Sam có hoạt
tính kháng khuẩn mạnh nhất rồi đến Tần Dầy Lá và Thuốc Giòi.

ix


CHƯƠNG 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước là phát huy mọi khả năng và
tạo điều kiện thuận lợi cho ngành chăn nuôi từng bước đi lên theo con đường công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, một trong những trở
ngại lớn đối với công tác chăn nuôi là các dịch bệnh xảy ra thường xuyên gây thiệt
hại không nhỏ, làm hạn chế sự phát triển của ngành. Nhiều năm nay, ngành thú y
kết hợp với ngành chăn nuôi có nhiều cố gắng trong cải tiến phương pháp phòng
bệnh và chữa bệnh bằng thuốc cho gia súc, gia cầm và thủy sản thu được nhiều kết
quả khích lệ. Nhưng thuốc là con dao hai lưỡi. Vì ngoài tác dụng trị bệnh nó cũng
gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Do đó ngày nay
trên thế giới người ta có xu hướng sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc từ thiên
nhiên, các sản phẩm này có ưu điểm là ít gây tác dụng phụ.
Trong dân gian có rất nhiều loại cây được biết đến với tác dụng diệt khuẩn
sát trùng tốt như: Rau Sam (RS), Thuốc Giòi (TG), Tần Dầy Lá (TDL)... Nhưng
chưa được nghiên cứu sâu về tính chất sinh học và hóa học. Các chất kháng sinh từ
thực vật có hiệu quả phòng, trị bệnh, không hoặc ít độc với cơ thể, dễ tìm, chi phí
điều trị thấp, thân thiện với môi trường, hạn chế được sự kháng thuốc của các loại vi
khuẩn hiện nay. Sử dụng sản phẩm từ thiên nhiên thay thế kháng sinh đang dùng
trong chăn nuôi để tháo bỏ rào cản về dư lượng kháng sinh cho việc xuất khẩu hàng
súc sản, thủy sản và tiến đến chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học.
Được sự đồng ý của Bộ Môn Thú Y - Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng
Dụng - Trường Đại Học Cần Thơ chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát
hoạt tính kháng khuẩn của cây Rau Sam (Portulaca oleracea), cây Thuốc Giòi
(Pouzolzia zeylanica) và cây Tần Dầy Lá (Plectranthus amboinicus)”.
Mục tiêu của đề tài
Thử tính kháng khuẩn của cây RS (Portulaca oleracea), cây TG (Pouzolzia
zeylanica) và cây TDL (Plectranthus amboinicus).
Xác định nồng độ ức chế tối thiểu của cây RS (Portulaca oleracea), cây TG
(Pouzolzia zeylanica) và cây TDL (Plectranthus amboinicus).


1


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 CÂY RAU SAM (Portulaca oleracea)
2.1.1 Phân loại khoa học
Giới (regnum): Plantae
Ngành (divisio): Magnoliophyta
Lớp (class): Magnoliopsida
Bộ (ordo): Caryophyllales
Họ (familia): Portulacaceae
Chi (genus): Portulaca
Loài (species): Portulaca oleracea
()
Tên khác: xỉ mã hiện, phjăc bỉa, slổm ca (Tày), Garden purslane, purpleflowered purslane, vegetable portulaca (Anh), pourpier commun (Đỗ Huy Bích và
ctv, 2004).

Hình 2.1 Cây Rau Sam

()

2.1.2 Mô tả đặc điểm
Thân thảo, sống hằng năm, mọc bò. Thân hình trụ, mập, mọng nước, nhẵn,
màu đỏ tím nhạt, dài 15 – 30 cm, phình lên ở những mấu. Lá mọc so le hoặc gần
đối, phiến dày, phẳng, hình niêm, dài 0,8 - 1,5 cm, rộng 5 – 8 mm, gốc thuôn dần
thành cuống ngắn, đầu lá bẹt, mép có viền đỏ, không có lá kèm.
Hoa màu vàng, mọc đơn độc hoặc tụ tập ít hoa ở ngọn thân, lá bắc hình tam
giác, dạng vảy, 2 lá đài, hình tam giác nhọn không đều; 5 cánh hoa, hình trứng

ngược, khuyết ở đầu, to hơn lá đài; 8 - 10 nhị, bao phấn hình mắt chim; bầu trung.

2


Quả nan hình cầu hoặc hình trứng, mở theo một đường tròn ngang ở giữa quả
thành cái nắp, chứa nhiều hạt màu đen bóng. Mùa hoa quả: tháng 6 - 8 (Đỗ Huy
Bích và ctv, 2004).
Hạt hình cầu, hình thận, phôi bao quanh nội nhủ có nhiều hột (Hutchinson,
1975).
2.1.3 Vùng phân bố
Chi Portulaca có khoảng 40 loài trên thế giới, chủ yếu phân bố ở vùng nhiệt
đới và cận nhiệt đới. Vùng Đông – Nam Á có khoảng 5 loài, trong đó Việt Nam có
4 loài. Cây còn được trồng làm rau ở Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Campuchia và
Trung Quốc (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).
Cây RS phân bố rộng rãi ở các vùng nhiệt đới trên thế giới. RS mọc hoang
dại khắp nơi, thường mọc ở những nơi đất ẩm quanh vườn, bờ ruộng, bãi cỏ, các
chân ruộng đất cát pha ẩm ướt. Ở các tỉnh phía Bắc RS phát triển mạnh mẽ vào mùa
hè và tàn lụi vào mùa đông (Nguyễn Ngọc Bích, 2000).
2.1.4 Thành phần hóa học
100 g RS chứa 92 g nước, 1,7 g protein, 0,4 g chất béo, 3,8 g carbohydrat,
103 mg Ca, 39 mg P, 3,6 mg Fe, 2550 đơn vị quốc tế vitamin A, 0,03 mg vitamin
B1, 25 mg vitamin C.
Tinh dầu RS có 11 thành phần, chủ yếu là linalol 18,96% và 2 - hexadecen 1 - ol, 3, 7, 11 - 15 - tetramethyl 13,55%. Hạt RS chứa các acid linolcic 47,16%,
acid linoleic 22%, acid palmitic 17,46%.
Trong RS chứa nhiều hợp chất phenol gồm scopoletin, bergapten,
isopimpinnelin, acid lonchocarpic, lonchocarpenin, robustin, genistein, genistin,
portulosid A với tên khoa học là (3S) - 3 - (3, 7 - dimethylocta - 1, 7 - dien - 6 onyl) - β - D - glucopyranosid (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).
Ngoài ra, RS còn chứa lượng cao omega - 3 (Ezekwe et al, 1999) và l norepinephrin (l - noradrenalin) (Albert et al, 1996).
Trong RS còn có glycosid, saponin, chất nhày, acid hữu cơ, các muối kalium,

vitamin A, B1, B2, C, PP và men urenasa,… tác dụng làm co mạch ức chế vi trùng
lỵ, thương hàn, vi trùng gây bệnh ngoài da và bệnh ho lao (Võ Văn Chi, 2005) và có
coumarins, flavonoids ().
Trong các tài liệu đã nghiên cứu cho thấy RS không độc. Nhưng trong thành
phần của RS có cardiac glycosides và oxalic acids có thể gây độc
().

3


2.1.5 Tác dụng sinh học
Theo Đỗ Huy Bích và ctv (2004), RS có tác dụng lợi tiểu và chống choáng
phản vệ trên động vật thí nghiệm. Cao cồn RS tiêm dưới da cho chuột nhắt trắng
với liều 50 mg/con/ngày trong 30 ngày gây giảm sự sinh tinh trùng.
RS được điều trị thử nghiệm có hiệu quả tốt đối với lỵ trực khuẩn cấp tính,
ho lâu ngày, lao phổi, chữa mụn nhọt, sưng đau, trĩ. Cao RS ức chế in vitro các trực
khuẩn lỵ, thương hàn, E. coli. Cao nước có tác dụng gây tăng huyết áp, tăng sức co
bóp của tim trên mèo, giảm nhịp tim trên ếch, kích thích tử cung của động vật thí
nghiệm, giãn cơ xương của chuột cống trắng.
Hạt có tác dụng lợi tiểu, chống lỵ và cũng được dùng đắp chữa bỏng và bệnh
vẩy da. Chống độc khi bị rắn độc và sâu bọ cắn. Hạt phối hợp với các dược liệu
khác để hạ sốt. Chữa eczema, viêm da do sán vịt.
Theo Trần Văn Kì (2000), RS còn có công dụng chỉ huyết dùng trong các
trường hợp xuất huyết, xuất huyết tử cung, sau khi đẻ ra nhiều máu. Trị bệnh viêm
đường ruột do vi khuẩn ở cá (Từ Thanh Dung và ctv, 2005).
Nước ta và một số nước khác dùng RS làm rau ăn, nhất là ở đảo Crêt (Hy
Lạp), người dân dùng RS ăn sống, mọi người đều thấy RS ảnh hưởng tốt đến sức
khỏe, đặc biệt là người dân ở đây ít bị bệnh tim mạch ().
2.1.6 Các bài thuốc cổ truyền
Chữa lỵ: RS, cỏ nhọ nồi, cỏ sữa lá to, lá nhót, búp ổi, mỗi vị 10 g. Dạng

thuốc bột, thuốc hoàn, ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 15 g (Đỗ Huy Bích và ctv,
2004).
Chữa giun kim: RS (50 g) để tươi, rửa sạch, giã nhỏ với ít muối, rồi vắt kiệt
nước cốt, uống vào buổi tối trước khi đi ngủ, trong 3 ngày (Đỗ Huy Bích, 1995).
Chữa đái buốt, đái ra máu: RS tươi giã lấy nước vắt uống thường xuyên,
hoặc nấu canh rau ăn mỗi ngày. Dùng 3 - 7 ngày.
Chữa đầy bụng, khó tiêu: RS tươi một nắm to, cho vào cối 1 nhúm muối và 1
chén giấm, giã nhỏ, chắt lấy nước cốt uống (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).
Trị viêm ruột: dùng cả cây, 1,5 - 3 kg RS cho 100 kg cá. Cho ăn liên tục 6
ngày (Từ Thanh Dung và ctv, 2005).

4


2.2 CÂY THUỐC GIÒI (Pouzolzia zeylanica)
2.2.1 Phân loại khoa học
Giới (regnum): Plantae
Ngành (divisio): Magnoliophyta
Lớp (class): Magnoliopsida
Bộ (ordo): Urticales
Họ (familia): Urticaceae
Chi (genus): Pouzolzia
Loài (species): Pouzolzia zeylanica
()
Tên khác: cây TG, bọ mắm.

Hình 2.2 Cây Thuốc Giòi

()
2.2.2 Mô tả đặc điểm

Thân thảo, mọc bò, cao 0,2 - 0,3 cm. Thân cành mảnh, có lông áp sát. Lá
mọc so le, mép nguyên hình mác-bầu dục, gốc tròn, đầu nhọn, dài 4 – 9 cm, rộng
1,5 - 2,5 cm, có 3 gân tỏa từ gốc, mặt trên có đốm trắng, mặt dưới có ít lông ở gân
nổi lên, cuống lá ngắn có lông trắng; lá kèm hình dãy nhọn. Cụm hoa mọc thành
xim ở kẽ lá, đường kính 5 mm, không cuống, gồm hoa đực, hoa cái hoặc hoa lưỡng
tính; hoa nhỏ màu trắng; hoa đực có lông ngắn, 4 lá đài có lông ở lưng, 4 nhị, nhụy
lép; hoa cái có bao hoa dạng túi, miệng khía răng có lông, bầu hình quả lê, có lông,
vòi nhụy dài và mảnh. Quả hình trứng nhọn, màu hồng tím, có lông. Mùa hoa quả:
tháng 7 - 9 (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).
2.2.3 Vùng phân bố
Chi Pouzolzia gồm nhiều loài thân thảo hoặc bụi nhỏ, phân bố chủ yếu ở
vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
5


Ở Việt Nam, chỉ có 6 loài, trong đó có cây TG. Phân bố rộng khắp cả vùng
đồng bằng, trung du và miền núi. Còn thấy ở nhiều nước châu Á khác như Trung
Quốc, Lào, Campuchia, Ấn độ, Thái lan (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).
2.2.4 Thành phần hóa học
Theo Nguyễn Thanh Thủy (2008), cây TG chứa các hợp chất như phylanthin,
methyl stearate, β - sitosterol - 3 - O - β - D - glucopyrannoside, vitexin, isovitexin
và quercetin.
2.2.5 Tác dụng sinh học
TG dùng toàn cây, chiết bằng cồn 50o được cao thô có tác dụng kháng khuẩn,
kháng nấm, tác dụng kháng amip, giun sán, virus, làm hạ đường huyết và tác dụng
trên hô hấp.
Ngoài ra còn có tác dụng giảm đau trên mô hình kẹp đuôi chuột, chống co
giật do sốc điện, lợi tiểu và tác dụng trên tế bào ung thư in vitro (Đỗ Huy Bích và
ctv, 2004).
Theo kinh nghiệm dân gian, lấy cây TG tươi rửa sạch, để ráo nước, giã nhỏ

cho vào vại mắm để trừ giòi, bọ (Đỗ Huy Bích, 1995) và người ta thu hoạch phần
trên mặt đất, rửa sạch đem hái lá dùng làm rau ăn sống giống như các loài rau khác
hoặc xay với rau má hay trái cây làm nước sinh tố (Võ Văn Chi, 2004).
Về mặt y học, có tác dụng chữa ho lâu ngày, ho có đàm, tiểu tiện ít, tắc sữa,
giảm sưng tấy, áp xe (Đỗ Huy Bích, 1995).
TG cũng dùng trị mụn mủ (o), mau liền sẹo, vết loét
() và trị bệnh phổi ()
hoặc dùng lá giã nát nhét vào răng sâu chữa sâu răng (Đỗ Tất Lợi, 2003).
Theo Võ Văn Chi (2004), cây TG còn có tác dụng là trị viêm họng, lỵ, viêm
ruột, nhiễm trùng đường tiểu, viêm vú. Ở Ấn Độ, cây dùng trị giang mai, lậu, nọc
rắn độc.
2.2.6 Bài thuốc dân gian
Chữa ho lâu ngày: cây TG bỏ rễ, ngày 40 g sắc uống, hoặc nấu cao lỏng pha
mật ong, ngày uống 15 – 20 ml.
Chữa viêm họng, đau răng: Dùng lá tươi nhai ngậm nuốt nước.
Chữa đụng đập: sau khi cố định vết thương dùng cây tươi giã đắp, hoặc bột
cây khô, tưới rượu vào đắp, rồi bó lại (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).
Đinh nhọt và viêm mủ da: TG, rau má, lá rau muống giã tươi đắp.
Viêm vú: TG, Tử hoa địa đinh, Phù dung, Bồ công anh giã tươi đắp (Võ Văn
Chi, 1991).

6


2.3 CÂY TẦN DẦY LÁ (Plectranthus amboinicus)
2.3.1 Phân loại khoa học
Giới (regnum): Plantae
Ngành (divisio): Magnoliophyta
Lớp (class): Magnoliopsida
Bộ (ordo): Lamiales

Họ (familia): Lamiaceae (Hoa môi)
Chi (genus): Plectranthus
Loài (species): Plectranthus amboinicus
Tên đồng nghĩa: Coleus amboinicus (Lour),
Coleus aromaticus (Benth.)
()
Tên thường gọi: rau TDL, húng chanh, rau thơm lông, dương tử tô, sak đam
ray (Campuchia), Aromate des Javanais, indian borage (Anh), coliole aromatique
(Pháp),…

Hình 2.3 Cây Tần Dầy Lá

()
2.3.2 Mô tả đặc điểm
Cây thảo, sống lâu năm, cao 20 – 50 cm, thân mọc đứng hay ngã, phần sát
gốc hóa gỗ. Lá mọc đối, dày, mọng nước, hình trứng rộng, gốc hình niêm, đầu hơi
nhọn hoặc tù dài 3 – 6 cm, rộng 2 – 5 cm, mép khía răng tròn (Đỗ Huy Bích và ctv,
2004), lá có lông phủ ở lớp mặt trên, có một lớp lông đơn tận cùng là một tuyến
trong suốt, lấp lánh; ở mặt dưới lớp lông này dày hơn và gân nổi rõ hơn. Hoa màu
tía, nhỏ, xếp thành từng cụm hoa, khoảng 20 - 30 hoa (Võ Văn Chi, 1998), cụm hoa
mọc ở ngọn thân, và đầu cành, đài hình chum ngắn, có lông, chia 5 răng, răng trên
hình trứng rộng, răng dưới và răng bên gần bằng nhau, tràng cong, có ống hình
phễu, mặt ngoài có lông, mặt trong nhẵn, môi dưới dài bằng ống tràng, môi trên
ngắn, 3 thùy, thùy trên rộng, 2 thùy bên hình mũi mác, nhị 4 thò ra ngoài tràng. Quả
bế tự, nhỏ hình cầu, màu nâu. Toàn cây có lông, mùi thơm như chanh. Mùa hoa
quả: tháng 3 - 5 (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).

7



2.3.3 Vùng phân bố
Chi Coleus có khoảng 300 loài, phân bố rộng rãi ở vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới Châu Á, Châu Phi và một số đảo ở Thái Bình Dương. Chi này có 3 loài ở
Việt Nam. Nguồn gốc ở Ấn Độ và đảo Moluques, sau được trồng phổ biến ở
Malaysia, Philippin, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, Trung Quốc. Ở Việt
Nam, đây là cây trồng lâu đời, rải rác trong dân gian và chưa trở thành cây trồng sản
xuất. Cây ưa sáng, ẩm, đôi khi chịu hạn. Các cây trồng ở các tỉnh miền Bắc có hiện
tượng rụng lá vào mùa đông, có khả năng tái sinh vô tính khỏe (Đỗ Huy Bích và
ctv, 2004).
2.3.4 Thành phần hóa học
Tùy thuộc vào từng khu vực phân bố, nguồn gen, điều kiện môi trường sống,
thời điểm thu hái, bảo quản và biện pháp chưng cất mà hàm lượng tinh dầu có thể
thay đổi trong giới hạn rất rộng: 0,02 - 0,09% trong lá tươi, 0,5 - 1,2% trong lá khô
tuyệt đối. Sau khi thu hái, nguyên liệu cần được chưng cất tinh dầu ngay. Nếu thời
gian bảo quản càng lâu thì hàm lượng tinh dầu càng giảm. Tinh dầu nhẹ hơn nước,
màu vàng nhạt. Thành phần hóa học khoảng hơn 35 hợp chất và hiện đã biết được
trên 20 hợp chất.
Các thành phần hóa học chủ yếu trong tinh dầu của TDL mọc ở nước ta:
carvacrol (39,5 - 82,8%), γ - terpinen (2,3 - 19,0%), α - terpinen (vết - 16,8%), β caryophyllen (2,6 - 5,9%), α - bergamoten (1,9 - 3,0%), myrcen (vết - 1,9%), α humulen (0,7 - 1,7%), caryophyllen oxit (1,1 - 1,2%), terpinen - 4 - ol (1,2 - 1,3%),
p - cymen (0,8 - 2,6%) và eugenol (vết - 1,6%).
Trong tinh dầu TDL nhóm hợp chất monoterpen hydrocabon thường là thành
phần chủ yếu và chiếm khoảng 53% trong tinh dầu. Các thành phần trong đó là: 3 caren (16%), γ - terpen (12%), camphor (12%) và carvacrol (13%) (Lã Đình Mỡi và
Dương Đức Huyến, 2002).
Lá có chứa tinh dầu mà thành phần chính là carvacrol: 40,40% (Bos et al,
1983). Tuy nhiên, theo Baslas et al (1981), chứng minh thành phần trong tinh dầu là
Thymol 41,30%. Lá mọc ở Pnom Penh (Campuchia) chứa 0,03% tinh dầu, trong đó
có carvacrol 61,45%, γ - terpinen 9,91%, α - terpinen 8,03% (Đỗ Huy Bích và ctv,
2004).
Lá mọc ở Hà Nội chứa 0,002 - 0,003% tinh dầu trong đó carvacrol 39,5%,
γ - terpinen 19,0%, α - terpinen 16,8% (Nguyễn Xuân Dũng và ctv, 1990).

Trong tinh dầu có chất màu đỏ là colein (Đỗ Tất Lợi, 2003).
TDL cũng chứa hexacosanol, β-sistosterol, axit oleanolic, betulin và các
nhóm triterpenoid. Lá mọc ở khu vực Nam Mỹ còn chứa các hợp chất flavon
salvigenin, 6 - mothoxygenkwanin, quercetin, chrysoeriol, luteolin, apigenin,
flavanon eriodyctiol, flavanonol taxifolin (Lã Đình Mỡi và Dương Đức Huyến,
2002).
8


2.3.5 Tác dụng sinh học
Tinh dầu có tác dụng kháng sinh mạnh với Staphylococcus, Salmolnella
typhi, Shigella flexneri – Shigella sonnei, Shigella dysenteria (Shiga) Subtilis,
Pneumococcus (Đỗ Tất Lợi, 2003).
Theo Đỗ Huy Bích và ctv (2004), nồng độ ức chế thấp nhất của tinh dầu
tương ứng như sau: trực khuẩn mycoides (1 : 1000), trực khuẩn subtilis (1 : 1000),
trực khuẩn lao (giảm độc) (1 : 1000), trực khuẩn lỵ Flexner (1:1000), tụ cầu khuẩn
vàng (1 : 1000), trực khuẩn lỵ (1 : 500), liên cầu khuẩn tan máu (1 : 500), trực
khuẩn thương hàn (1 : 500), phế cầu khuẩn (1 : 500), nấm Cadida albicans
(1 : 500), amip Entamoeba moshkowskii (1 : 1280); Tinh dầu còn có tác dụng ức
chế trực khuẩn E. coli, liên cầu khuẩn, trực khuẩn bạch hầu và trực khuẩn ho gà,
chủng phẩy khuẩn tả Inaba và Ogawa.
Ngoài ra, cao nước của cây TDL cũng có tác dụng ức chế sự phát triển của
phế cầu khuẩn và tụ cầu vàng. Như vậy tính kháng khuẩn không chỉ do tinh dầu mà
còn do những thành phần khác trong cao nước như flavon, acid nhân thơm, tanin, vì
lượng tinh dầu trong cao nước rất ít. TDL còn có tác dụng ức chế hoạt tính gây co
thắt cơ trơn ruột cô lập của histamin và acetycholin (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).
Ngoài công dụng làm gia vị, TDL còn là thuốc chữa cảm cúm, chữa ho hen,
giã đắp lên những vết do rết và bọ cạp cắn. Thường dùng tươi với liều 10 -16 g một
ngày (Đỗ Tất Lợi, 2003).
Tinh dầu và bột khô cũng được dùng phòng trừ một số loài sâu hại trong bảo

quản các loại hạt ngũ cốc, như dùng để diệt các loài sâu Sitophilus zeamai,
Rhizopertha domicana và Callosobruchus chinensis. Những thử nghiệm tại Philipin
đã xác nhận tinh dầu còn có thể gây độc đối với nhiều loài sâu khác (bọ cánh cứng
màu đỏ gây hại cây non, sâu róm, sâu đen, mọt lúa) (Lã Đình Mỡi và Dương Đức
Huyến, 2002).
2.3.6 Bài thuốc dân gian
Chữa viêm họng, ho, khản tiếng: lá tần tươi ngậm nhai với muối, nuốt nước
hoặc lấy 20 g lá tươi giã nhỏ, thêm nước gạn uống làm 2 lần/ngày.
Chữa cảm mạo do lạnh: TDL 10 g, bách bộ 12 g, tía tô 12 g, xạ can 10 g,
gừng 8 g, bạch chỉ 6 g. Sắc uống ngày 1 thang, dùng 5 ngày liền (Đỗ Huy Bích và
ctv, 2004).
2.4 VI KHUẨN
2.4.1 Vi khuẩn Gram âm
2.4.1.1 Aeromonas hydrophila
* Đặc điểm hình thái vi khuẩn
Aeromonas hydrophila thuộc nhóm Aeromonas di động, giống Aeromonas,
dễ phát triển ở 37oC hoặc 25 - 30oC, không sinh nha bào. Khi nuôi cấy chúng phát
9


triển tốt nhất ở nhiệt độ 28 - 30 oC. Sinh trưởng trong môi trường có độ pH thích hợp
7,1 - 7,2 (Từ Thanh Dung và ctv, 2005).

Hình 2.4 Aeromonas hydrophila

( />* Đặc tính sinh hóa
Là vi khuẩn lên men đường có hoặc không có sinh hơi, yếm khí tùy tiện,
Cytochrom oxidase dương tính, khử nitrate, không mẫn cảm với thuốc thử vibrios
0/129 (2, 4 - diamino, 6, 7 - di-isopropyl pteridine)...Tỷ lệ Guanin và Cytozin trong
ADN là 57 - 63 mol% (Bùi Quang Tề, 2006).

Một số đặc điểm sinh hóa của Aeromonas hydrophila được trình bày qua
bảng 2.1
Bảng 2.1 Một số đặc điểm sinh vật hóa học của Aeromonas hydrophila

Đặc điểm sinh hóa

Phản ứng

Thủy phân esculin

+

Phản ứng Voges – Proskauer

+

Hoạt động men pyrazinamidase

+

CAMP

+

Lên men mannitol

+

Lên men sucrose


+

Lysine decarboxylase

+

Ornithine decarboxylase

-

Thủy phân arbutin

+

Sinh Indole

+

Sinh H2S

+

Sinh hơi từ glucose

+

Tan huyết

+


Chú thích: + có
- không

10


* Độc tố
Aeromonas hydrophila có khả năng sinh các độc tố như: độc tố đường ruột
(enterotoxins), dung huyết (hemolysins), phân giải protein (proteinase), độc tố gây
hoại tử da (dermonecrotic), đông máu (haemagglutinins) và nội độc tố (endotoxin)
(Cahill, 1990).
* Sức đề kháng
Vi khuẩn có thể phát triển ở 5oC và bị tiêu diệt ở 70oC.
Vi khuẩn không có khả năng gây ngưng kết trong acriflavine, không thay đổi
sau đun sôi và đề kháng với tác động diệt khuẩn của huyết thanh động vật hữu nhũ
và chlorin (Roccoc, 2001).
Theo Tachusong và Saitanu (1984), trong nước sạch khử hoạt tính
Aeromonas hydrophila bằng potassium permanganate (PP) với nồng độ 2,5 ppm
không diệt được vi khuẩn, tuy nhiên ở các nồng độ 5 ppm, 50 ppm và 100 ppm PP
khử hoạt tính A. hydrophila trong vòng 120, 15 và 1 phút (Hứa Thị Phương Liên,
2002).
Theo Josh Martin (2004), vi khuẩn có khả năng đề kháng với penicillin,
ampicillin, carbenicillin và ticarcillin ().
* Tính gây bệnh
A. hydrophila gây bệnh nhiễm trùng máu (đốm đỏ). Theo Bùi Quang Tề và
ctv (2004), cá bị bệnh thể hiện sự xuất huyết ở các gốc vây, đuôi, xung quanh
miệng, có thể xuất hiện các vết loét ăn sâu vào cơ, trên vết loét thường có nấm và
ký sinh trùng ký sinh, bụng cá chướng to, mắt lồi mờ đục, cá ngửa bụng trôi theo
dòng nước, uốn cong thân, cá kém ăn hoặc bỏ ăn.
Theo Josh Martin (2004), ở người vi khuẩn được lây truyền qua đường

miệng do tiếp xúc với thức ăn, nước uống, chất thải, phân bị nhiễm khuẩn hoặc do
ăn phải cá hay bò sát bị nhiễm bệnh và xâm nhập qua vết thương hở trong môi
trường nước có sự hiện diện của vi khuẩn. Thời kỳ đầu người bệnh sốt và cảm lạnh.
Sau đó vết thương bị nhiễm trùng gây buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy… Nếu điều trị
kịp thời với thuốc thích hợp thì kết quả rất tốt. Trường hợp nặng hơn thường phải
cắt bỏ vùng mô bị nhiễm trùng. Khi điều trị có thể sử dụng một số kháng sinh như:
chloramphenicol và tetracycline ().
2.4.1.2 Edwardsiella ictaluri
* Đặc điểm hình thái vi khuẩn
Edwardsiella ictaluri thuộc họ Enterobacteriaceae có một số đặc điểm:
hình que mảnh, gram âm, kích thước 1 × 2 – 3 µm, không sinh bào tử, chuyển động
nhờ vành tiêm mao (Bùi Quang Tề, 2006).
Khuẩn lạc bóng, tròn, màu trắng đục, kích thướt khoảng 2 mm phát triển trên
brain heart infusion (BHI) agar hoặc Trypticase Soy agar (TSA) sau 48 giờ ủ ở

11


25 - 30 oC. Nhiệt độ thích hợp cho vi khuẩn phát triển là 25 - 30oC (Francis - Floyd,
1987).

Hình 2.5 Edwardsiella ictaluri

( />
* Đặc tính sinh hóa
Là vi khuẩn kị khí, tăng trưởng chậm trong môi trường nuôi cấy, cần từ 36 48 giờ ở 28 - 30oC để phát triển mọc thành khuẩn lạc nhỏ, tăng trưởng chậm hoặc
không tăng trưởng ở 37 oC (Valerie et al, 1993). Edwardsiella ictaluri có khả năng
gây dung huyết. Nhưng dấu hiệu của sự dung huyết chỉ xuất hiện một vùng hẹp
xung quanh khuẩn lạc (Waltman et al, 1985).
Một số đặc điểm sinh hóa của E. ictaluri được trình bày qua bảng 2.2

Bảng 2.2 Một số đặc điểm sinh hóa của Edwardsiella ictaluri (Bùi Quang Tề, 2006)

Đặc điểm sinh hóa

Edwardsiella ictaluri

Di động ở 25 oC

+

Di động ở 35 oC

-

Sinh Indole

-

Methyl red

-

Citrate simmons

-

Citrate christensens

-


Sinh H2S trong triple sugar iron

-

Sinh H2S trong peptone iron agar

-

Phát triển ở độ muối 1,5%

+

Phát triển ở độ muối 3%

-

Catalase

+

Chú thích: + có
- không

12


* Độc tố
Edwardsiella ictaluri có khả năng làm thoái hóa chondroitin sulfate nhờ vào
enzyme chondroitinase (Blazer, 1985), gây dung huyết (hemolysins) (Waltman et
al, 1985).

* Sức đề kháng
Edwardsiella ictaluri khả năng đề kháng với muối mật.
Khả năng chịu muối kém, không phát triển được ở môi trường dinh dưỡng có
nồng độ muối khoảng 2 - 3% (Waltman et al, 1985).
Theo Từ Thanh Dung và ctv (2003), Edwardsiella ictaluri kháng lại
Oxytetracyline, Oxolinic acid, nhóm Sulfonamide; tỉ lệ đề kháng với Bactrime là
100% và Colistin là 97,9% (Trương Ngọc Loan và ctv, 2007).
* Tính gây bệnh
Edwardsiella ictaluri gây bệnh gan thận mủ ở cá tra. Với các triệu chứng
như: mắt hơi lồi, không biểu hiện xuất huyết, gan ,thận, tỳ tạng có nhiều đốm trắng
(nhẹ); xuất huyết toàn thân, không phản ứng với tiếng động, bỏ ăn, cá thường nhào
lộn hoặc xoay tròn (nặng). Số lượng cá chết ngày càng cao và tỉ lệ tăng dần.
().
2.4.1.3 Ewardsiella tarda
* Đặc điểm hình thái vi khuẩn
Edwardsiella tarda thuộc họ Enterobacteriaceae có một số đặc điểm: hình
que mảnh, gram âm, kích thước 1 × 2 – 3 µm, không sinh bào tử, chuyển động nhờ
vành tiêm mao (Bùi Quang Tề, 2006).
Khuẩn lạc nhỏ, phát triển ở 24 - 48 giờ sau khi cấy môi trường, ủ 28 - 30 oC
thì Edwardsiella tarda mọc nhanh hơn Edwardsiella ictaluri (Plumb et al, 1989).

Hình 2.6 Ewardsiella tarda

( />* Đặc tính sinh hóa
Một số đặc điểm sinh hóa của E. tarda được trình bày qua bảng 2.3

13


Bảng 2.3 Một số đặc điểm sinh hóa của Edwardsiella tarda (Bùi Quang Tề, 2006)


Đặc điểm sinh hóa

Edwardsiella tarda

Di động ở 25oC

+

Di động ở 35oC

+

Sinh Indole

+

Methyl red

+

Citrate simmons

-

Citrate christensens

+

Sinh H2S trong triple sugar iron


+

Sinh H2S trong peptone iron agar

+

Phát triển ở độ muối 1,5%

+

Phát triển ở độ muối 3%

+

Chú thích: + có
- không

* Độc tố
Edwardsiella tarda không sinh nội độc tố như các vi khuẩn Gram âm khác,
nhưng nó sinh 2 ngoại độc tố, đây là nguyên nhân gây tổn thương (Plumb et al,
1989).
Edwardsiella tarda có khả năng làm tan huyết do tiết cytotoxin
().
* Sức đề kháng
Edwardsiella tarda phát triển được trong môi trường muối 3% và ở nhiệt độ
o
40 C nên có thể tách riêng được với Edwardsiella ictaluri (Waltman et al, 1985).
Ewardsiella tarda kháng lại Oxytetracycline (Plumb et al, 1989).
E. tarda kháng tự nhiên đối với nhóm kháng sinh benzylpenicillin

().
* Tính gây bệnh
Edwardsiella tarda gây bệnh viêm ruột dạ dày cấp tính, tiêu chảy dạng phân
lỏng, kiết lỵ. Đối với bệnh nhân bị tổn thương hệ miễn dịch, người lớn tuổi, trẻ em
thường bị nhiễm Edwardsiella tarda. Nhiễm bệnh dạng bên ngoài đường tiêu hóa
như nhiễm trùng máu với tỉ lệ tử vong tương đương 50%. Edwardsiella tarda cũng
gây viêm màng não, viêm phúc mạc, viêm tủy, abscess ở gan (Janda et al, 1993).
Edwardsiella tarda gây bệnh nhiễm khuẩn huyết với những triệu chứng: các
vết thương tổn nhỏ 3 – 5 mm trên da, nằm ở mặt lưng và hai bên cơ thể. Các vết
thương tổn phát triển thành các vùng bị áp xe, sưng lên rất dễ nhận biết, da cá mất

14


×