Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

KHẢO sát một số BỆNH TÍCH TRÊN PHỔI HEO tại lò mổ tập TRUNG HUYỆN lấp vò – TỈNH ĐỒNG THÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.92 MB, 43 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤ NG
BỘ MÔN THÚ Y

NGUYỄN THÀNH ĐỨC NGHĨA

KHẢO SÁT MỘT SỐ BỆNH TÍCH TRÊN PHỔI HEO TẠI LÒ
MỔ TẬP TRUNG HUYỆN LẤP VÒ – TỈNH ĐỒNG THÁP

Giáo viên hướng dẫn
ĐỖ TRUNG GIÃ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành Bác Sỹ Thú Y

Cần Thơ, 05/2009

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài: “Khảo sát một số bệnh tích trên phổi heo tại lò mổ tập trung huyện Lấp
Vò – tỉnh Đồng Tháp” do sinh viên Nguyễn Thành Đức Nghĩa thực hiện tại lò mổ
tập trung huyện Lấp Vò – tỉnh Đồng Tháp, từ ngày 16/02/2009 đến ngày
27/04/2009.

Cần Thơ, ngày …..tháng ….. năm……


Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm…..

Duyệt Bộ Môn

Duyệt giáo viên hướng dẫn

ĐỖ TRUNG GIÃ

Cần Thơ, ngày …… tháng …… năm……
Duyệt Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng

ii


LỜI CẢM TẠ

Luận văn này được hoàn thành tại Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng
Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ.
Xin chân thành cảm ơn đến:
* Ông bà, cha mẹ và gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về vật chất lẫn
tinh thần trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn này.
* Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Cần Thơ.
* Ban Chủ Nhiệm Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại
Học Cần Thơ.
* Thầy Đỗ Trung Giã đã tận tâm dìu dắt và hướng dẫn tôi hoàn thành luận
văn này.
* Cô Trần Thị Minh Châu (cố vấn học tập) đã giúp đỡ, động viên tôi trong
quá trình học và thực hiện luận văn này.
* Quý thầy cô Bộ Môn Thú Y và Bộ Môn Chăn Nuôi, Khoa Nông Nghiệp
và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ.

* Trạm Thú Y huyện Lấp Vò.
* Ban quản lý lò mổ tập trung huyện Lấp Vò.
* Các bạn lớp Thú Y khóa 30 đã giúp đỡ và động viên tôi suốt quá trình học.
Xin kính chúc quý thầy cô, người thân và bạn bè của tôi luôn dồi dào sức
khỏe, thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Cần Thơ, ngày…….tháng…….năm…….

NGUYỄN THÀNH ĐỨC NGHĨA
Lớp Thú Y – K30

iii


MỤC LỤC

Trang

BÌA…………………………………………………………………………......... i
TRANG DUYỆT ............................................................................................... ii
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................. iii
MỤC LỤC ...................................................................................................................... iv
DANH SÁCH BẢNG ..................................................................................................... vi
DANH SÁCH HÌNH ..................................................................................................... vii
TÓM LƯỢC.................................................................................................................. viii

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ................................................................................. 1
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................... 2
2.1. CƠ THỂ HỌC HỆ THỐNfG HÔ HẤP........................................................ 2
2.1.1. Các đường dẫn khí (Air passages) ............................................................ 2
2.1.2. Những lá phổi (Lungs).............................................................................. 2

2.1.3. Lồng ngực (Thoracic cavity)..................................................................... 3
2.1.4. Màng phổi (Pleura)................................................................................... 3
2.2. CẤU TẠO MÔ HỌC................................................................................... 5
2.2.1. Cây phế quản............................................................................................ 5
2.2.2. Phần hô hấp .............................................................................................. 6
2.3. CHỨC NĂNG ............................................................................................. 8
2.4. TÌNH TRẠNG BỆNH LÝ CỦA PHỔI........................................................ 8
2.4.1. Tình trạng bệnh lý của phổi không do viêm .............................................. 8
2.4.2. Tình trạng bệnh lý của phổi do viêm....................................................... 10
2.4.2.1. Định nghĩa........................................................................................... 10
2.4.2.2. Diễn tiến của viêm phổi ....................................................................... 10
2.4.2.3. Nguyên nhân gây viêm phổi ................................................................ 12
2.4.2.4. Ảnh hưởng của viêm phổi.................................................................... 14
2.4.2.5. Biện pháp phòng và điều trị ................................................................. 14
2.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ BỆNH
ĐƯỜNG HÔ HẤP. .................................................................................. 15
2.5.1. Nghiên cứu trong nước ........................................................................... 15
2.5.2. Nghiên cứu ngoài nước........................................................................... 17
2.5.2.1. Nguyên nhân gây bệnh ........................................................................ 17
2.5.2.2. Sự lây lan............................................................................................. 18
2.5.2.3. Chẩn đoán............................................................................................ 18
2.5.2.4. Kiểm soát giết mổ................................................................................ 19
iv


CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT .......................... 22
3.1. NỘI DUNG KHẢO SÁT........................................................................... 22
3.2. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ................................ 22
3.2.1. Địa điểm và thời gian ............................................................................. 22
3.2.2. Đối tượng khảo sát ................................................................................. 22

3.2.3. Dụng cụ và hóa chất ............................................................................... 22
3.2.4. Chỉ tiêu khảo sát ..................................................................................... 22
3.3. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH................................................................. 22
3.3.1. Nguồn gốc của heo ................................................................................. 22
3.3.2. Giống, giới tính, tuổi, trọng lượng heo ................................................... 22
3.3.3. Khảo sát bệnh tích đại thể trên phổi heo ................................................. 23
3.3.4. Chỉ tiêu theo dõi ..................................................................................... 23
3.3.5. Đánh giá mức độ bệnh tích trên phổi heo............................................... 24
CHƯƠNG 4 ..................................................................................................... 25
KẾT QUẢ THẢO LUẬN ................................................................................ 25
4.1. KẾT QUẢ TỶ LỆ BỆNH TÍCH TRÊN PHỔI KHẢO SÁT ...................... 25
4.2. TỶ LỆ CÁC DẠNG BỆNH TÍCH TRÊN PHỔI ....................................... 26
4.3. MỘT SỐ BỆNH TÍCH THƯỜNG GẶP TRÊN PHỔI HEO TẠI LÒ MỔ . 30
4.3.1. Viêm phổi nhục hóa................................................................................ 30
4.3.2. Viêm phổi xuất huyết ............................................................................. 31
4.3.3. Viêm phổi thể xẹp .................................................................................. 32
4..3.4 Phổi viêm gan hóa .................................................................................. 33
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ ............................................................. 34
5.1. KẾT LUẬN............................................................................................... 34
5.2. ĐỀ NGHỊ ................................................................................................. 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 35

v


DANH SÁCH BẢNG

Bảng 4.1 Tỷ lệ bệnh tích trên phổi heo (n = 762).............................................. 25
Bảng 4.2 Kết quả phân loại các dạng bệnh tích trên phổi heo ........................... 26
Bảng 4.3Tỷ lệ các dạng bệnh tích đơn thuần do viêm phổi trên heo ................. 27

Bảng 4.4 Tỷ lệ các dạng bệnh tích kết hợp ...................................................... 28

vi


DANH SÁCH HÌNH

Chương 2
Hình 1 Cấu tạo chính của phổi ............................................................................ 3
Hình 2 Phổi bình thường ..................................................................................... 4
Hình 3 Cấu tạo phế nang phổi ............................................................................. 7
Hình 4 Sơ đồ diễn biến viêm phổi ..................................................................... 12
Hình 5 Giun đũa heo ......................................................................................... 14
Chương 4
Hình 6 Tỷ lệ phân loại bệnh tích trên phổi heo .................................................. 26
Hình 7 Viêm phổi nhục hóa............................................................................... 30
Hình 8 Viêm phổi xuất huyết ............................................................................ 31
Hình 9 Viêm phổi thể xẹp ................................................................................. 32
Hình 10 Viêm phổi gan hóa............................................................................... 33

vii


TÓM LƯỢC
Qua thực tế khảo sát bệnh tích đại thể trên phổi heo tại lò mổ tập trung huyện
Lấp Vò, tôi quan sát được 762 phổi với 738 phổi có mang bệnh tích, chiếm tỷ lệ
96,85%. Trong đó, phổi mang bệnh tích không do viêm với tỷ lệ 42,91% và phổi có
bệnh tích do viêm với tỷ lệ 53,94%. Mặt khác, mẫu phổi mang bệnh tích đơn thuần
với tỷ lệ là 46,19% và mẫu phổi mang bệnh tích ghép với tỷ lệ 50,66%.
Có 6 dạng bệnh tích đơn thuần do viêm:

 Viêm phổi nhục hóa 31,14%.
 Viêm phổi xuất huyết 22,14%.
 Phổi xẹp 18,01%.
 Viêm phổi gan hóa 8,76%.
 Viêm phổi tơ huyết 5,11%.
 Viêm phổi mủ 0,48%.
Dạng bệnh tích kết hợp: có 27 loại bệnh tích, trong đó phổi xẹp kết hợp với
phổi nhục hóa là 19,69%; kế đến là phổi xẹp kết hợp với phổi hoại tử là 15,28%
chiếm 2 vị trí cao nhất so với các loại bệnh tích kết hợp khác.
Bệnh tích trên phổi luôn chiếm tỷ lệ cao và phổ biến tại lò mổ cho thấy tình
hình vệ sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng heo chưa thực hiện tốt; việc phòng và điều trị
bệnh ở đường hô hấp chưa được quan tâm đúng mức đã để lại bệnh tích trên phổi làm
ảnh hưởng đến sức khỏe và tăng trọng ở heo. Mặt khác, việc bơm nước với tỷ lệ khá
cao trước khi đem vào lò mổ làm thể trạng heo rất xấu, gây trở ngại lớn về đường hô
hấp nên bệnh tích ở phổi càng đa dạng và nghiêm trọng. Từ đó làm giảm hiệu quả
kinh tế trong chăn nuôi nên cần phải tăng cường nuôi dưỡng, chăm sóc tốt hơn và
phòng trị kịp thời về bệnh hô hấp ở heo.
Bệnh tích ở phổi luôn có mức độ lan rộng trên diện tích lớn trên từng thùy hay
cả lá phổi do có sự xâm nhập của vi khuẩn, chúng thường làm tổn thương các mô
phổi, mất hay giảm chức năng hô hấp và làm rối loạn sự trao đổi khí hay gây hư hại
cho phổi.

viii


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
- Đồng Bằng Sông Cửu Long có điều kiện khí hậu nóng ẩm, chăn nuôi chủ yếu
là chăn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình với phong tục thả rong hay ở các trại với quy mô lớn
hơn nhưng không đảm bảo được các quy trình xử lý chất thải, dẫn đến việc ô nhiễm

môi trường sống làm cho dịch bệnh dễ phát triển gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự
tăng trọng của vật nuôi, thiệt hại về kinh tế cho nhà chăn nuôi, nhất là ảnh hưởng đến
sức khỏe con người.
- Trong chăn nuôi heo, trong số những bệnh xảy ra thì bệnh ở đường hô hấp là
một bệnh rất phổ biến và xảy ra quanh năm. Theo Đặng Thanh Tùng (2006), heo từ
khi tách mẹ được nuôi chung với heo nhiều lứa tuổi khác nhau và mật độ đông dễ bị
viêm phổi mãn tính với tỷ lệ nhiễm rất cao. Ngoài ra, virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,
khâu quản lý chăm sóc, vệ sinh chuồng trại kém cũng gây bệnh ở đường hô hấp ở
heo, nếu không phòng trị bệnh kịp thời và hợp lý dễ gây viêm phổi mãn tính cho heo.
Bệnh này ảnh hưởng đến sức khỏe và tăng trọng ở heo làm heo còi cọc, tiêu tốn thức
ăn nhiều, tăng chi phí sản xuất, giảm chất lượng quầy thịt và tăng nguy cơ nhiễm
bệnh khác.
- Trước tình hình đó, được sự đồng ý của Bộ Môn Thú Y, tôi thực hiện đề tài
“Khảo sát một số bệnh tích trên phổi heo tại lò mổ tập trung ở huyện Lấp Vò – tỉnh
Đồng Tháp”.

* Mục tiêu đề tài:
- Khảo sát và phân loại các loại bệnh tích trên phổi heo.
- Tìm hiểu về tỷ lệ heo mắc bệnh đường hô hấp và đánh giá cường độ tổn
thương trên phổi heo.
- Qua kết quả thu được sẽ nhận định chung về tình trạng bệnh lý trên phổi heo,
từ đó đề xuất ý kiến để góp phần vào công tác phòng trị bệnh ở phổi tại huyện Lấp
Vò.

1


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. CƠ THỂ HỌC HỆ THỐNfG HÔ HẤP

- Hệ thống hô hấp
+ Phổi (Lungs).
+ Các đường dẫn khí (Air passages).
+ Ngực (Thorax) và túi màng phổi (pleural sac).
+ Cơ hoành (diaphragm) và các cơ ngực.
+ Những dây thần kinh đi vào (afferent nerves) và những dây thần kinh
đi ra (efferent nerves) nối liền với các bộ phận trên.
2.1.1. Các đường dẫn khí (Air passages)
- Gồm xoang mũi, hầu, thực quản, khí quản và phế quản. Tất cả những bộ phận
trên tạo thành một ống liên tục dẫn khí đến phổi.
2.1.2. Những lá phổi (Lungs)
- Hai lá phổi gồm phổi phải và phổi trái chiếm phần lớn xoang ngực và ngăn
cách nhau bởi màng trung thất. Phổi bình thường màu hồng, láng, mềm, xốp, đàn hồi
cao, ấn nghe tiếng lào xào và nổi trong nước. Phổi phải lớn hơn phổi trái. Mỗi lá phổi
được bao bọc bên ngoài bằng màng phổi.
+ Phổi phải có 4 thùy:
● Thùy đỉnh (Apical lobe).
● Thùy tim (Cardiac lobe).
● Thùy hoành cách mô (diaphragmatic lobe).
● Thùy phụ (intermediate lobe).
+ Phổi trái có 3 thùy:
● Thùy đỉnh (Apical lobe).
● Thùy tim (Cardiac lobe).
● Thùy hoành cách mô (Diaphragmatic lobe).
- Thùy được phân chia bởi những vách cứng thành những tiểu thùy. Quá trình
bệnh thường xảy ra ở tiểu thùy, ranh giới ở các tiểu thùy là ranh giới bệnh tích.

2



A
▪ A: Khí quản

B2
B1
C1

C1

PN
TPQ

▪ B1, B2: Thùy đỉnh phổi trái và phải
▪ C1, C2: Thùy tim phổi trái và phải

PQ
M

▪ D1,D2: Thùy hoành cách mô phải và trái
▪ M: Mật

D1

D2

▪ PQ: Phế quản
▪ PN: Phế nang

Hình 1. Cấu tạo chính của phổi


- Mỗi lá phổi có 3 mặt:
+ Mặt ngoài (hay mặt sườn): mặt ngoài phổi áp sát vào thành trong của
lồng ngực. Giữa lớp cơ xương của lồng ngực và mặt ngoài phổi chỉ có màng phổi.
Mặt ngoài có các vết lõm của xương sườn.
+ Mặt trung (hay mặt trung thất): có rốn phổi nằm gần phía trên hơn
phía dưới, có các thành phần của phế quản gốc chui vào phổi. Trong cuốn phổi có phế
quản gốc, động mạch phổi và tĩnh mạch phổi.
+ Mặt sau hoặc đáy phổi (hay mặt hoành): lõm và úp vào các vòm cơ
hoành, qua vòm hoành, đáy phổi có liên quan với các tạng ở bụng, đặc biệt là mặt
trước gan.
- Hạch phổi gồm có 2 hạch ở chỗ chia đôi khí quản. Một hạch ở phế quản đỉnh
của phổi phải, một hạch ở phế quản trái.
2.1.3. Lồng ngực (Thoracic cavity)
Chứa phổi và các cơ quan khác trong lồng ngực. Lồng ngực không có thông
thương với bên ngoài và hoàn toàn ngăn cách với bụng bởi hoành cách mô. Trong đời
sống, kích thước của lồng ngực và của phổi thay đổi theo từng nhịp và sự co thắt của
các cơ hô hấp.
2.1.4. Màng phổi (Pleura)
- Là 2 màng tương mạc (Serous membranes) bao bên trong một xoang màng
phổi (Pleural cavity). Chúng lót lồng ngực làm thành vách ngoài (hay vách bên) của
trung thất (Mediastinum) và bao phủ mặt bên của phổi.
- Khoảng giữa màng phổi (Pleural space) là khoảng giữa lá thành và lá tạng
của màng phổi. Nó được chiếm bởi một lớp chất lỏng mỏng có nhiệm vụ làm ướt và
3


làm trơn hai lớp màng phổi. Khi có viêm màng phổi, chất dịch này tăng lên làm cho
màng phổi dày và có thể kết dính lá thành với lá tạng.
- Áp suất ở trong xoang màng phổi nhỏ hơn áp suất không khí bên ngoài
(Subabnospheric). Vì vậy, khi xoang màng phổi bị mở từ lồng ngực hay từ phổi,

không khí sẽ đi vào và phổi sẽ bị xẹp.

Hình 2. Phổi bình thường

4


2.2. CẤU TẠO MÔ HỌC
- Phổi gồm 2 phần cấu tạo chính là:
+ Những đường dẫn khí (các phế quản và các tiểu phế quản) gọi là cây
phế quản.
+ Phần hô hấp (các phế nang, tiểu phế quản hô hấp, ống phế nang).
2.2.1. Cây phế quản
- Cây phế quản gốc phải và trái chia đôi tạo thành các phế quản thùy. Các phế
quản thùy tiếp tục chia đôi và đi vào phổi ở cuống mỗi thùy phổi, nơi có phế quản và
động mạch phổi cũng như có tĩnh mạch phổi và mạch bạch huyết đi ra. Trong phổi
các phế quản tiếp tục chia đôi nhiều lần tạo thành các phế quản chạy trong các vách
liên kết giữa các tiểu thùy phổi gọi là phế quản gian tiểu thùy.
- Những nhánh phế quản gian tiểu thùy cùng với nhánh động mạch phổi sẽ
xâm nhập vào tiểu thùy phổi ở đỉnh tiểu thùy. Trong tiểu thùy các phế quản gọi là tiểu
phế quản, chúng tiếp tục chia nhánh theo kiểu phân đôi tạo thành các tiểu phế quản
tận, các tiểu phế quản tận lại chia nhánh cho ra các tiểu phế quản hô hấp, tiểu phế
quản hô hấp lại chia nhánh cho ra các ống phế nang (alveolar duct) rồi đến các phế
nhĩ (atria), túi phế nang (alveolar sac) và sau cùng là phế nang (alveolus).
- Phế quản to (phế quản to, phế quản gốc) thành có chứa sụn và cơ, lòng nhẵn ,
niêm mạc không tạo nếp gấp.
- Phế quản nhỏ (phế quản gian tiểu thùy, tiểu phế quản) thành chỉ chứa cơ mà
không có sụn. Cơ của phế quản được điều khiển bởi những sợi dây thần kinh co phế
quản (bronchoconstrictor fibers) của dây thần kinh mê tẩu (vagus verve) và những sợi
dây thần kinh nở phế quản (bronchodilator fibers) của những dây thần kinh giao cảm

(Sympathetic nerves).
- Quan sát các chi tiết hiển vi tiêu bản phổi ta phân biệt được đặc điểm cấu tạo
mô học của phế quản các loại.
* Phế quản (Bronchi)
Lòng ống rộng, ít nhăn hơn do niêm mạc không tạo nếp gấp.
- Niêm mạc gồm biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển, có 3 loại tế bào (tế bào
trụ có lông chuyển chiếm đa số, tế bào đài tiết nhày và tế bào đáy). Lớp đệm có nhiều
mạch máu, nhiều loại tế bào liên kết. Cơ trơn tạo thành bó xếp vòng quanh tương đối
đều gọi là vòng cơ Reissessen.
- Hạ niêm mạc gồm mô liên kết ngoài vòng cơ Reissessen, trong đó có các
tuyến nhờn, tuyến trong.
- Kế đó là những miếng sụn trong rời rạc.
- Ngoài cùng là vỏ liên kết chứa nhánh của động mạch, tĩnh mạch, nang bạch
huyết và đám rối thần kinh.
* Tiểu phế quản (Bronchioli)
5


Thành của tiểu phế quản có cấu tạo gồm:
- Niêm mạc gồm biểu mô trụ đơn có lông chuyển cũng có đủ các loại tế bào
như ở phế quản. Tế bào chế tiết ở đây nhiều hơn. Chất tiết có chứa Cytochrom P450
có tác dụng làm bất hoạt các chất gây hại có trong khí hít vào. Niêm mạc tạo thành
nếp gấp nên tiểu phế quản đều có lòng nhăn nheo hình khế. Càng phân chia nhỏ nếp
gấp càng ít và càng thấp, đến tiểu phế quản tận thì nếp gấp không còn nữa, kế là lớp
đệm, vòng cơ Reissessen.
- Vỏ xơ chun nằm ngoài vòng cơ Reissessen là màng tương. Tiểu phế quản có
cấu tạo khác phế quản là không có sụn, không có tuyến.
* Tiểu phế quản tận (Terminal bronchioli)
Lớp niêm mạc lợp bởi lớp biểu mô vuông đơn hoặc trụ thấp có lông chuyển
cũng có đủ các loại tế bào như biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển, sợi chun ở lớp

đệm nhiều nhưng cơ trơn không còn thành vòng cơ Reissessen rõ rệt mà chỉ có ít cơ
trơn không xếp thành lớp.
2.2.2. Phần hô hấp
Gồm những cấu tạo có thể thực hiện một phần việc trao đổi khí (tiểu phế quản
hô hấp, ống phế nang) hoặc là nơi quyết định quá trình trao đổi khí giữa máu và
không khí trong phổi (phế nang).
- Tiểu phế quản hô hấp (Respiratory bronchioli) có cấu tạo giống tiểu phế quản
tận nhưng bắt đầu có những phế nang rải rác, toàn bộ các ống phế nang xuất phát từ
một tiểu phế quản hô hấp gọi là chùm phế nang (acinus).
- Ống phế nang (Alveolar duct): cấu tạo giống tiểu phế quản hô hấp nhưng có
một số đặc điểm khác như nhiều phế nang hơn, thành miệng ống phế nang có nhiều
biểu mô vuông đơn không có lông chuyển, dưới lớp biểu mô đó có nhiều sợi chun,
sợi cơ trơn tạo thành vòng thắt phế nang. Mỗi tiểu thùy phổi có 12 – 18 chùm phế
nang. Tận cùng của mỗi ống phế nang là 4 – 5 túi phế nang.

6


Tế bào biểu mô
tiết dịch bề mặt

Nhân và tế bào
chất của tế bào
biểu mô bề mặt

Sợi

Tế bào mô liên kết

Sợi

Màng đáy của phế nang
Màng đáy của mao quản

Nhân và tế bào nội
mạc của mao quản
Tế bào đơn nhân

Đại thực bào
của phế nang
Hình 3 Cấu tạo phế nang phổi
(Châu Bá Lộc. Đại Học Cần Thơ)

- Phế nang (Alveolus) là những túi nhỏ đường kính 0,2 – 2 mm, lòng túi rộng
và rỗng, thành túi mỏng nhìn như một lưới thưa. Thành túi thực chất là 2 lớp biểu mô
hô hấp của 2 phế nang sát nhau tạo nên. Giữa 2 lớp biểu mô đó là vách gian phế nang
rất khó thấy dưới độ phóng đại nhỏ và vừa. Quan sát kỹ dưới độ phóng đại lớn ta thấy
biểu mô có 2 loại tế bào (phế bào) phế bào I và phế bào II (còn gọi là tế bào chế tiết).
+ Phế bào I: là những tế bào của phế nang thay đổi hình dạng theo sự hô
hấp của phế nang.
+ Phế bào II: nhân to, bào tương nhiều đây là những đại thực bào có thể
di chuyển vào trong lòng phế nang. Bình thường trong lòng phế nang chỉ chứa không
khí. Khi có vật lạ trong lòng phế nang, các phế bào II chuyển dạng thành đại thực bào
di chuyển vào lòng phế nang để ăn các vật lạ, có thể là bụi, mỡ hoặc các tế bào viêm
(trong trường hợp viêm phổi) hoặc hồng cầu (trong trường hợp suy tim). Phế bào có
thể teo lại và tan biến cùng với vách phế nang, trong trường hợp áp xe phổi hay
chuyển sang thành tế bào trụ vuông như trong trường hợp viêm phổi hóa mô hoặc
chuyển sang thành tế bào chế nhầy. Giữa các vách gian phế nang với nhau có các lỗ
thông gọi là lỗ Kohn đường kính 10 µm ,do đó khí tiểu phế quản bị bịt kín, đây là
những đường thông khí dự phòng.
- Sự trao đổi khí xảy ra giữa không khí trong phế nang và máu trong các mao

quản làm thành một hệ thống dày đặc bên ngoài phế nang. Khí phải xuyên qua niêm
7


mạc của phế nang và nội mạc của mao quản bằng sự khuếch tán lý học (physical
diffusion).
2.3. CHỨC NĂNG
- Hô hấp là quá trình trao đổi khí liên tục giữa cơ thể và môi trường xung
quanh. Gồm sự tiếp thu, vận chuyển và thải các chất khí. Tham gia vào quá trình này
là oxy, cần thiết cho sự biến dưỡng các chất ở mô bào (oxy hóa) và CO2 là sản phẩm
cuối cùng của quá trình trao đổi chất. Ngoài cơ năng hô hấp là trao đổi O2 và CO2
trong máu, phổi còn có chức năng bảo vệ: tiết dịch nhầy, lông chuyển, đại thực bào và
mô bạch huyết phong phú.
- Nhịp thở bình thường của heo (số lần thở/phút): thay đổi phụ thuộc độ tuổi.
+ Heo con và heo lứa: 25 – 40.
+ Heo thịt: 25 – 35.
+ Heo nái mang thai: 15 – 20.
2.4. TÌNH TRẠNG BỆNH LÝ CỦA PHỔI
2.4.1. Tình trạng bệnh lý của phổi không do viêm
a. Phổi xuất huyết
* Định nghĩa
- Xuất huyết (hay còn gọi là chảy máu) là sự tích lũy máu trong tổ chức do
máu đã thoát ra khỏi mao mạch.
- Phân loại xuất huyết: xuất huyết được xếp loại theo nguồn gốc của máu, mức
độ, kích thước, hình dạng hay vị trí xuất huyết.
+ Nguồn gốc: từ tim, động mạch, tĩnh mạch hay mao mạch.
+ Kích thước và hình dạng: xuất huyết không giống nhau; lốm đốm và
phân bố có trọng tâm như: xuất huyết từng điểm nhỏ, từng đám với đường kính từ vài
mm đến 10mm, xuất huyết thành từ mảng lớn hơn.
+ Vị trí: xuất huyết quanh mạch, xuất huyết quanh thận, xuất huyết

quanh lồng ngực, xuất huyết tử cung, xuất huyết ở các lỗ tự nhiên của cơ thể lại mang
những tên khác như: ho ra máu, tiểu ra máu, chảy máu ruột… (Đỗ Trung Giã, 2008).
* Nguyên nhân
- Do gia súc làm việc quá sức, phổi bị sung huyết quá độ làm vỡ mạch quản
gây nên xuất huyết phổi.
- Kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng (giun phổi, bệnh lê
dạng trùng, bệnh nhiệt thán…).
- Huyết khối tắc mao quản phổi làm máu ứ lại gây vỡ mao quản phổi.
- Trúng độc một số hóa chất hay các loại thực vật mang độc tố.
- Phổi xuất huyết do gây choáng bằng điện (splashing).
* Cơ chế

8


Tất cả các nguyên nhân làm vỡ mạch quản gây chảy máu ở phế quản, phế nang
của phổi. Cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm phổi.
b. Phổi sung huyết
* Định nghĩa
Sung huyết là sự tăng lượng máu ở bất cứ phần nào của hệ thống tuần hoàn.
Có 2 loại sung huyết: sung huyết động mạch (sung huyết tích cực) và sung huyết tĩnh
mạch (sung huyết thụ động).
+ Sung huyết động mạch (active Hyperaemia) là sự tăng lượng máu ở
bên phần động mạch của hệ thống huyết quản, thường do viêm gây nên ở trong mô và
các cơ quan khác; tất cả các sung huyết động mạch đều ở dạng cấp tính.
+ Sung huyết tĩnh mạch (Congestion) là sự tăng lượng máu trong phần
tĩnh mạch gây ra bởi sự cản trở lưu thông huyết từ một cơ quan hay một vùng. Đôi
khi người ta dùng thuật ngữ ứ huyết để chỉ sung huyết tĩnh mạch.
* Nguyên nhân
Bệnh tích này thường thấy trên heo bị bệnh truyền nhiễm, chết trước khi giết

mổ. Do các tác nhân kích thích (vật lý, hóa học, nhiệt, ký sinh trùng, siêu vi trùng) tác
động vào thành các mạch máu làm giãn nở các mạch máu.
* Cơ chế
- Là sự tăng lượng máu ở bất cứ phần nào của hệ thống tuần hoàn, khi sung
huyết những mạch máu nhỏ và mao quản giãn nở, hồng cầu tập trung nhiều trong
lòng mạch, thường đây là giai đoạn đầu của quá trình viêm.
- Sung huyết thường gặp ở những phổi có màu đỏ sậm hoặc hơi đen, phổi hơi
căng hay bở.
c. Phổi khí thủng
* Định nghĩa
Một phần phổi không nở ra được do phổi không có không khí ở trong tổ chức,
không khí đã được thay bằng dịch lỏng hoặc chất cô đặc. Phổi khí thủng có thể do
chèn ép hoặc sau khi viêm.
* Nguyên nhân
- Do gia súc phải làm việc nặng quá sức.
- Do kế phát từ một số bệnh khác (viêm mũi, viêm thanh quản).
- Do kế phát từ viêm phổi (cơ chế làm bù của phổi).

9


* Cơ chế
- Do đường hô hấp trên hay phế quản bị hẹp nên không khí từ phế nang đi ra
ngoài bị trở ngại. Do vậy, một ít không khí vẫn tích trữ lại trong phế nang nhưng cơ
thể luôn cần không khí (nhất là lúc vận động của gia súc hay gia súc càng làm hô hấp
mạnh hơn đặc biệt là hít vào), cho nên mỗi lần hô hấp khí tích lại trong phế nang to ra
(5 – 15 lần), có sự chèn ép giữa phế nang và phế quản làm tính đàn hồi của phế nang
giảm dẫn đến cơ thể thiếu oxy, với biểu hiện lâm sàng dễ dàng thấy gia súc có biểu
hiện khó thở.
- Nếu kích thích bệnh lý cứ tiếp tục và lâu dài làm cho các sợi chun, sợi keo

của phế nang bị thoái hóa → giãn phế nang, phế nang mất tác dụng hô hấp làm phổi
dần dần teo lại cơ thể càng thiếu oxy, gia súc thở càng khó khăn thêm. Do máu ứ lại
khiến tim phải co bóp nhiều và mạnh làm tim phình to ra, tiếng tim thứ 2 tăng. Khí
thoát ra ngoài phế nang do phế nang hay tiểu phế quản bị vỡ, không khí chui vào các
tổ chức liên kết giữa các phế nang làm gia súc ngạt thở và chết rất nhanh.
d. Phổi xẹp
* Nguyên nhân
- Do bẩm sinh.
- Do sức ép, phổi bị đè ép bởi nguyên nhân ngoài phổi, có sự giãn nở của màng
phổi và màng bao tim, có bướu trong lồng ngực hay tim lớn.
* Cơ chế
- Do bẩm sinh, cách sinh bệnh chưa rõ ràng.
- Do sức ép nên phần phổi xẹp sẽ phồng trở lại. Tuy vậy, sẽ phồng không hoàn
toàn do màng phổi đã cứng và dày lên; phổi xẹp do sức ép không gây trở ngại hô hấp
trừ khi thể tích của phổi giảm quá nhiều.
2.4.2. Tình trạng bệnh lý của phổi do viêm
- Bệnh lý học hệ thống hô hấp của heo gồm 3 tình trạng bệnh lý cơ bản là viêm
teo xoang mũi (Atrophic rhinitis), viêm phổi (Pneumonia), viêm màng phổi
(Pleuritis). Trong đó viêm phổi là bệnh phổ biến nhất của hệ thống hô hấp của heo.
Ngoài ra bệnh lý trên phổi không do viêm như: sung huyết, xuất huyết, phù…
2.4.2.1. Định nghĩa
Viêm phổi là thuật ngữ được dùng để gọi một sự viêm, nhiễm trùng bất kỳ của
phổi làm thay đổi tuần hoàn và tế bào ở mô phổi.
2.4.2.2. Diễn tiến của viêm phổi
- Viêm phổi gồm 4 giai đoạn: sung huyết, hóa gan đỏ, hóa gan xám, cuối cùng
là tiêu biến hoặc có biến chứng.

10



a. Sung huyết
Phổi hơi bị nặng nhưng vẫn nổi lơ lửng trong nước, mặt cắt ngang màu đỏ
thẫm, bóp vẫn nghe lào xào, xuất dịch màu hồng và đục. Mao mạch căng đầy máu,
phế nang chứa xuất dịch lỏng, nhuộm màu hồng nhạt với Hematoxylin và Eosin.
b. Hóa gan đỏ
Vùng phổi hóa gan trở nên chắc chắn, bóp không kêu và cứng như gan, màu
đỏ bầm, cắt mảnh phổi này cho vào nước sẽ chìm xuống đáy do không còn không khí.
Mặt cắt cho thấy rõ ranh giới tiểu thùy và xuất dịch màu đỏ. Tiết chất lỏng chứa đầy
trong phế nang, có một ít sợi huyết, hồng cầu, bạch cầu trung tính và lâm ba cầu. Tỷ
lệ các loại bạch cầu thay đổi tùy theo lực gây bệnh của vi sinh vật xâm nhập. Giai
đoạn này xảy ra khoảng 2 ngày sau khi viêm.
c. Hóa gan xám
Phổi vẫn rắn chắc ngã dần qua màu đỏ nhạt gần như màu xám, mặt ngoài có
nổi vân cẩm thạch, khi cắt bề mặt khô hơn và hóa nhạt. Trong giai đoạn này các tiểu
thùy phổi hóa gan đỏ và xám nằm xen kẽ nhau. Hiện tượng xung huyết không còn rõ
ràng, tiết chất trong phế nang còn rất ít hồng cầu và chứa rất nhiều bạch cầu. Nếu
nguyên nhân gây viêm là vi trùng sinh mủ ta sẽ thấy vô số bạch cầu hạt trung tính.
d. Giai đoạn tiêu biến (rút nước)
- Trong trường hợp bệnh tiến triển tốt, các nguyên nhân viêm bị hủy diệt và
thú khỏi bệnh trong khoảng một tuần kể từ khi bệnh mới xảy ra. Các loại tế bào và sợi
huyết chứa trong phế nang hóa lỏng dần do men của bạch cầu. Chất lỏng này sẽ được
tống ra ngoài bằng tác động ho hay được mang đi theo hệ thống tĩnh mạch và bạch
huyết.
- Các tế bào lát mặt trong của phế nang tái sinh trong vòng vài ngày rồi phổi
lấy lại cấu tạo và chức năng bình thường.
* Biến chứng của viêm phổi
- Viêm phổi phá hủy một phần nhu mô phổi và tạo ra vách liên kết với sợi bao
xung quanh, bên trong là mủ và đó là bọc mủ.
- Bệnh chuyển biến lâu ngày thành dạng mãn tính, các tế bào lát phế nang có
thể bội triển và trở thành biểu mô khối đơn, tình trạng này được gọi chung là dạng

phôi hóa các tế bào biểu mô (giống mô phổi trong bào thai).
- Nếu tiết chất có sợi huyết nằm lâu trong phế nang (2 – 3 tuần) sợi huyết sẽ
được hàn gắn các nguyên bào sợi từ các mô xung quanh, tiến trình này được gọi là sự
nhục hóa (carnification).

11


Trong đa số các trường hợp viêm phổi bắt nguồn từ cuống phổi nên các phần
phía trước và phía dưới thường dễ bị ảnh hưởng nhất (ở phổi chia thùy thường viêm ở
thùy đỉnh và thùy tim) vì khi thú hít vào tác nhân gây viêm hầu hết đều rơi vào hai
thùy này.
Mao mạch
Vách phế nang
Lòng của phế nang
PHẾ NANG
BÌNH THƯỜNG

3 ngày

1- 2 ngày

VIÊM PHẾ NANG
TƯƠNG DỊCH HOẶC
PHÙ THỦNG

Sung huyết

Sung huyết


Sự tiết dịch

Sự tiết dịch

Tiết chất tương
dịch
Hồng cầu

Tiết chất tương dịch
Fibrine

VIÊM PHẾ NANG
SỢI HUYẾT

3- 5 ngày

Sung huyết
Thoát dịch
VIÊM PHẾ NANG
SỢI HUYẾT &
BẠCH CẦU

Tiết ổ tương dịch
Fibbrine
Polynucleaires

Hình 4 Sơ đồ diễn biến viêm phổi

2.4.2.3. Nguyên nhân gây viêm phổi
Có 4 nhóm nguyên nhân chính gây viêm phổi heo.

* Viêm phổi virus (viral pneumonia)
- Dịch tả heo (Hog Cholera): gây cho phổi xuất huyết và tụ huyết, hạch bạch
huyết sưng và xuất huyết.
- Cúm heo (Swine Influenza): gây viêm phế quản, phổi và trong phế quản có
chứa nhiều dịch đục nhầy đỏ hay xám. Phổi có nhiều ô viêm thường ở thùy trước và
bên dưới. Vùng phổi viêm có màu đỏ nâu, nâu xám, phế nang chứa nhiều dịch xuất có
sợi huyết, có tế bào biểu mô tróc ra.
- Giả dại (Aujeszky disease virus): gây phổi tụ huyết, xuất huyết li ti và phù
thủng.
12


* Viêm phổi vi khuẩn (Bacterial pneumonia).
- Actinobacillus pleuropneumonia: gây ra với đặc điểm viêm phổi, viêm màng
phổi hoại tử → bại huyết.
- Streptococcus suis: viêm phúc mạc có sợi huyết, sung huyết ở gan và phù
phổi.
- Pasteurella multocida: gây thể cấp tính viêm phổi viêm màng phổi, thể mãn
tính phổi → nhiều vùng bị gan hóa, viêm màng phổi dính sườn có sợi huyết.
- Salmonella cholerae suis: gây viêm phổi có đặc điểm hoại tử.
- Staphylococcus: gây viêm nội tâm mạc, bong mủ dưới da, gây u nhọt áp xe,
gây hoại tử da có thể gây nhiễm trùng máu, viêm phổi, viêm thận cấp, viêm màng
não, bệnh tích ở chân viêm khớp, viêm ruột.
- Pseudomonas aeruginosa: gây loét, hoại tử da, viêm phổi hoại tử.
- Klebsiella pneumonia: gây viêm phổi cấp tính, cơ thể suy yếu.
- Ở động vật lớn Escherichia coli có thể gây viêm phúc mạc, viêm gan, thận,
bàng quang, túi mật, vú và khớp xương.
- Bacillus: Thường heo chỉ có bệnh tích cục bộ ở cổ họng và ở hạch. Ngoài ra,
nếu heo hít phải vi khuẩn hay nha bào thì sẽ mắc bệnh đường phổi.
- Viêm phổi địa phương (Enzootic pneumonia), Mycoplasma hyopneumonia

gây viêm phổi gan hóa, nhục hóa từng tiểu thùy phổi. Heo thường ho khan vài tiếng
hoặc từng cơn vào buổi sáng sớm hay khi buộc phải vận động, ho có thể kéo dài 1 – 2
tháng. Mặc dù heo vẫn ăn uống bình thường nhưng rất chậm lớn, nhịp thở thường
tăng cao, đôi khi có biểu hiện khó thở và khi thở ngồi lên 2 chân sau như kiểu chó
ngồi, nhất là khi nhiễm bệnh kế phát. Các yếu tố như khoảng cách giữa các ô chuồng
càng ngắn, quy mô và mật độ đàn càng cao, không đồng đều về lứa tuổi heo trong
cùng đàn càng lớn thì bệnh lây lan với tốc độ nhanh và trầm trọng hơn (Đặng Thanh
Tùng, 2006).
Trong trường hợp bệnh do vi sinh vật gây nên, bệnh tích hạch phổi thường
thấy như: sưng to, thủy thủng, ứ máu. Chẳng hạn trong các bệnh ở heo như: tụ huyết
trùng, thương hàn, đóng dấu,… hạch phổi sưng và tụ máu; còn trong bệnh dịch tả heo
hạch sưng to, đỏ và xuất huyết,… Cúm heo thì hạch lâm ba phổi sưng to và thủy
thủng (Hồ Thị Việt Thu, 2005).
* Viêm phổi ký sinh trùng (Parasitic pneumonia).
Thường gặp ở heo là giun đũa heo (Ascaris suum) và giun phổi heo
(Metastrongylus sp) do heo ăn phải trứng hay ấu trùng ở giai đoạn gây nhiễm và gây
ra triệu chứng viêm phế quản, viêm phổi. Khi nhiễm nặng sẽ gây ra tình trạng phổi
khí thủng, màu trắng dai, cắt thấy giun phổi làm heo gầy ốm, nếu nhiễm lâu ngày
phổi sẽ bị nhục hóa thường thấy ở thùy hoành cách mô và thùy tim.

13


* Do tác nhân lý hóa: heo bị nóng hay lạnh quá, thời tiết thay đổi đột ngột gây
Stess làm sức đề kháng của heo giảm, hít phải khí độc như: SO2, CO2, NH3,… lâu
ngày gây tổn thương và viêm phổi.
2.4.2.4. Ảnh hưởng của viêm phổi
- Viêm phá hủy một phần nhu mô phổi, làm cho vùng bị viêm không còn chứa
nhiều không khí, giảm sự thông khí ở phổi, gây thiếu oxy, ảnh hưởng đến quá trình
oxy hóa tế bào và mô. Trường hợp viêm phổi nặng có thể dẫn đến chết heo. Ngoài ra,

phổi viêm dính sườn hoặc các cơ quan khác như tim, gan,… gây trở ngại hô hấp và
rối loạn các chức năng hoạt động của chúng, ảnh hưởng toàn thân, làm heo suy
nhược, gầy yếu, giảm trọng lượng. Ảnh hưởng gián tiếp đến năng suất chăn nuôi do
tiêu tốn thức ăn cao.
- Theo Straw và ctv (1998), cứ trung bình 10% bệnh tích ở phổi làm giảm 37g
tăng trọng trên ngày.
- Theo Trương Văn Dung (1996), những heo khỏe mạnh không mắc bệnh
đường hô hấp sẽ tăng trọng hơn những heo bị mắc bệnh đường hô hấp khoảng 50 –
100g/ngày.
2.4.2.5. Biện pháp phòng và điều trị
* Phòng bệnh
Áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi để hạn chế nguy cơ
mắc bệnh đường hô hấp, bởi bệnh đường hô hấp tùy thuộc vào sự cân bằng giữa mầm
bệnh với sức khỏe của heo chống lại mầm bệnh và chịu một số yếu tố về đàn. Muốn
kiểm soát bệnh đường hô hấp trên heo phải dựa vào 2 nguyên lý:
 Loại bỏ các mầm bệnh hiện diện trong môi trường.
 Xây dựng khả năng phòng bệnh của heo.
Loại bỏ mầm bệnh trong môi trường là một phương pháp rất hiệu quả để kiểm
soát bệnh đường hô hấp trên heo.
Theo Nguyễn Như Pho, tài liệu hội thảo các bệnh trên heo Đại Học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 08 năm 1999:
 Mật độ nuôi vừa phải
 Áp dụng phương pháp cùng vào cùng ra (all in – all out).
 Kiểm soát tiểu khí hậu trong chuồng nuôi, đảm bảo không khí thông
thoáng, giảm stress cho heo.
14


 Tăng sức đề kháng cho heo.
Theo Pfizer (Mỹ), chi nhánh ở Việt Nam khuyến cáo qui trình tiêm phòng

bệnh cho heo như sau:
 Đối với heo con: 7 và 21 ngày tuổi.
 Đối với heo nái lứa đẻ đầu tiên: 6 tuần sau khi phối giống và 2 tuần trước
khi đẻ.
 Đối với heo đẻ lứa thứ 2 trở lên: 2 tuần trước khi đẻ.
* Điều trị
Theo nghiên cứu của Cao Văn Hồng, Đinh Nam Lân của Đại Học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh thì điều trị bằng Tiamulin kết hợp Kanamycin trong thời
gian 3 – 5 ngày thì tỷ lệ hết bệnh đạt 98%.
2.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ BỆNH
ĐƯỜNG HÔ HẤP.
2.5.1. Nghiên cứu trong nước
- Ở Việt Nam viêm phổi địa phương của heo (Swine enzootic pneumonia) còn
gọi là suyễn heo. Bệnh được phát hiện năm 1959 từ heo nhập nội và lan tràn nhanh
chóng khắp miền Bắc, nhất là những vùng nuôi heo nái sinh sản như: Hà Nam, Thái
Bình,… Bệnh này ở thời kỳ đầu có rất ít hoặc không có vi sinh vật thứ phát. Nhưng
với sự tiến triển mãn tính thấy có những biến chứng do vi khuẩn như Bordetella
bronchiseptica, Pasteurella multocida, Corynebacterium pyogenes, Streptococcus
pyogenes, Nguyễn Vĩnh Phước, (1978).
- Trong điều kiện chăn nuôi tốt, đảm bảo vệ sinh, chăm sóc, bồi dưỡng tốt,
hiệu quả điều trị heo bị viêm phổi đạt kết quả cao hơn so với heo bệnh nuôi trong
điều kiện chăn nuôi kém. Cùng một liều kháng sinh điều trị heo bệnh từ 2 – 4 tháng
tuổi có kết quả cao hơn so với heo bệnh từ 5 – 6 tháng tuổi, Nguyễn Phước Vĩnh và
ctv, (1980).
- Điều kiện xảy ra hội chứng viêm phổi là ngoại cảnh xấu, tác động đến cơ thể
heo như thức ăn quá xấu, khí hậu ẩm (83,4% - 100%), thời tiết lạnh, làm giảm sức đề
kháng, bệnh sẽ phát ra, Lê Minh Chí, (1980).
- Tô Long Thành và Vũ Ngọc Chiêu, (1985), kiểm tra huyết thanh học trên heo
vỗ béo tại các trại heo giống miền Bắc nhận thấy các triệu chứng chủ yếu xảy ra
thuộc về đường hô hấp. Mổ khảo sát thấy hầu hết các phủ tạng có xuất huyết, trong

đó phổi bị xuất huyết là trầm trọng nhất và số heo chết trong ổ dịch khá cao. Kết quả
phân lập cho thấy là có tụ cầu khuẩn; vì đây là một ổ dịch ghép giữa bệnh Aujeszky và
bệnh do tụ cầu khuẩn.
- Điều tra phân và mổ khám tại các lò mổ Vissan, Bà Điểm, Hốc Môn, Tp. Hồ
Chí Minh và Tp. Cần Thơ cho thấy phổi heo mắc bệnh giun phổi khá cao từ 10,4 %
đến 39,4%. Kết quả nhiễm giun phổi thực hiện cho thấy trọng lượng heo giảm từ 50 –
15


60 % so với đối chứng, những con mắc bệnh nặng có thể chết, (Phạm Văn Chức và
Võ Công Minh, 1985).
- Khi nghiên cứu bệnh học phải tuân thủ các nguyên tắc duy vật biện chứng,
xem cơ sở vật chất của bệnh tật là những tổn thương, được mô tả rõ ràng đầy đủ về
đại thể và vi thể để xác định từ vị trí phát hiện bằng mắt thường đến những chi tiết chỉ
trông thấy được dưới kính hiển vi sẽ giúp nhận định chính xác tính chất của tổn
thương là viêm hay là u (bướu), ung thư hoặc do rối loạn chuyển hóa. Hơn nữa việc
xét nghiệm giải phẩu vi thể nhằm phát hiện và nghiên cứu những tổn thương thuộc
phạm vi tổ chức và tế bào. Ở một mức độ nào đó, nó giúp ta tìm hiểu nguyên nhân
gây ra tổn thương đó, góp phần giải thích cơ chế sinh bệnh, cũng như quy luật phát
sinh và phát triển của tổn thương, (Vũ Công Hòe, 1986).
- Do đó, để thể hiện cụ thể, tính chính xác, tính khách quan, tính tổng hợp,
chúng tôi khảo sát bệnh tích trên phổi tại lò mổ, đồng thời nghiên cứu mô bệnh học
(Histopathology) để làm cơ sở cho nghiên cứu về bệnh đường hô hấp heo sau này.
- Khi bệnh viêm phổi xảy ra ngoài sự lây lan, bệnh còn gây những thiệt hại
kinh tế cho các nhà chăn nuôi. Tỷ lệ nhiễm bệnh và tỷ lệ chết thường biến đổi tùy
thuộc vào: vùng bị bệnh (mới bị bệnh hay bị bệnh đã lâu, thời tiết, khí hậu của vùng);
đàn bị bệnh (loại heo, heo chưa bị bệnh hay đã bị bệnh); tùy theo phương thức chăn
nuôi (nuôi nhốt hay nuôi thả, mật độ cao hay thưa, tự túc con giống, hay phải nhập từ
ngoài…); tùy loại chuồng và nhiệt độ của chuồng; tùy mức độ vệ sinh; tùy dinh
dưỡng tốt hay xấu; và tùy thể bệnh, Nguyễn Lương, (1989).

- Kết quả khảo sát các bệnh tích trên phổi heo tại Vissan trên tổng số 3670
phổi heo giết mổ có 2522 phổi có bệnh tích chiếm tỷ lệ 68,72%. Trong đó, xuất hiện
các dạng bệnh tích trên phổi như sau: sung huyết 1,6%; xuất huyết 1,86%; viêm xuất
huyết 7,4%; viêm phổi thùy 2,04%; viêm phổi lành 4,47%; viêm màng phổi sợi huyết
1,06%; viêm phổi mủ 0,54%; viêm phổi hoại thư 0,054%; viêm phổi dính sườn 1,4%;
phổi nhục hóa 6,16%; phổi xẹp 8,1%; giun phổi 8,5%; phổi khí thủng 8,8% (Nguyễn
Văn Khanh, 1994).
- Kết quả khảo sát của Lưu Thị Phụng, Nguyễn Đình Trúc, (1990), trên các cơ
quan lòng đỏ heo tại lò mổ Vissan Tp. Hồ Chí Minh cho thấy bệnh tích phổi là
86,9%; gan 28,2%; lách 27,9%; thận 28,3%. Như vậy, bệnh tích phổi có tỷ lệ rất cao.

16


- Qua nghiên cứu của Nguyễn Thị Nội và Nguyễn Ngọc Nhiên, (1991) cho
thấy kết quả xét nghiệm về mặt vi khuẩn của 162 heo bị nhiễm bệnh viêm phổi, nhận
thấy có 1 nhóm vi khuẩn đường phổi tham gia vào quá trình gây bệnh như:
Pasteurella multocida 56,7%, Streptococcus 74%, Staphylococcus 39%, Klebsiella
5,5%, Salmonella 8%. Một số trường hợp nghi có Haemophilus và Bordetella chiếm
3,7%.
- Trương Văn Dung, (1996), công bố rằng: “những heo khỏe mạnh, không mắc
bệnh đường hô hấp có mức tăng trọng hơn những heo bị mắc bệnh đường hô hấp từ
50 – 100g/heo/ngày”. Và tác giả cũng đề xuất biện pháp phòng bằng cách tạo miễn
dịch cho heo mẹ trước khi đẻ một ngày bằng vacxin thích hợp, sẽ có đáp ứng miễn
dịch và được heo con tiếp thu qua sữa đầu, hoặc có thể tiêm vacxin cho heo con lúc 2
– 3 tuần tuổi và ở thời điểm xuất chuồng. Biện pháp này tạo điều kiện tốt cho việc
xây dựng một cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh đường hô hấp.
2.5.2. Nghiên cứu ngoài nước
Bệnh đường hô hấp xảy ra khắp nơi trên Thế Giới, nhất là trong chăn nuôi tập
trung. Sự phân bố rộng rãi của bệnh cùng với số lượng lớn gia súc mắc bệnh đã thúc

đẩy các nhà khoa học tập trung nghiên cứu về bệnh đường hô hấp trong nhiều năm
qua.
2.5.2.1. Nguyên nhân gây bệnh
- Trong bệnh đường hô hấp, nhóm thường gây bệnh trước tiên là virus
Mycoplasma, sau đó là vi khuẩn mới tấn công. Vì vậy, những biểu hiện lâm sàng của
bệnh đường hô hấp hiếm khi là kết quả của sự nhiễm đơn thuần một loại vi khuẩn mà
thường là nhiễm ghép nhiều loại vi khuẩn khác nhau, (Scatozza and Sidoli, 1986).
- Kết quả xét nghiệm trên 113 phổi bị viêm, phân lập được Pasteurella có tỷ lệ
78,8%. Trong đó, chủng A chiếm nhiều nhất 87,5% và chủng D chỉ chiếm 12,5%; có
80% chủng D sinh độc tố; trong khi chủng A chỉ có 18,2% sinh độc tố (Pijoan và
Lastra).
- Nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi đến độ mẫn cảm của heo đối với
Mycoplasma hyopneumonia thấy rằng sau khi gây nhiễm cho heo 3 – 6, 11 – 12 tuần
tuổi bằng cách cho tiếp xúc trực tiếp với heo bệnh. Sau đó, mổ khám xác định là giữa
các lứa tuổi không có sự khác biệt về tỷ lệ cũng như mức độ viêm phổi và chưa tìm
thấy sự khác biết về độ mẫn cảm đối với bệnh giữa các lứa tuổi heo từ 3 – 12 tuần
tuổi, (Piffer and Rosa, 1986).

17


×