Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

XÁC ĐỊNH các NGUYÊN NHÂN gây TIÊU CHẢY máu THƯỜNG gặp TRÊN CHÓ BỆNH tại TRẠM THÚ y LIÊN QUẬN NINH KIỀU – BÌNH THỦY THÀNH PHỐ cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (746.04 KB, 74 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

TRẦN HOÀNG MINH

XÁC ĐỊNH CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY TIÊU CHẢY
MÁU THƯỜNG GẶP TRÊN CHÓ BỆNH TẠI TRẠM
THÚ Y LIÊN QUẬN NINH KIỀU – BÌNH THỦY
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BÁC SĨ THÚ Y

Cần Thơ, 2010

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BÁC SĨ THÚ Y

Tên đề tài:

XÁC ĐỊNH CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY TIÊU CHẢY
MÁU THƯỜNG GẶP TRÊN CHÓ BỆNH TẠI TRẠM
THÚ Y LIÊN QUẬN NINH KIỀU – BÌNH THỦY
THÀNH PHỐ CẦN THƠ


Giáo Viên Hướng Dẫn:
TS. Lý Thị Liên Khai

Sinh viên thực hiện:
Trần Hoàng Minh
MSSV: 3064588
Lớp: Thú Y K32

Cần Thơ, 2010

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN THÚ Y

Đề tài: Xác định các nguyên nhân gây tiêu chảy máu thường gặp trên chó
bệnh tại Trạm Thú y liên quận Ninh Kiều – Bình Thủy, Thành Phố Cần Thơ;
do sinh viên Trần Hoàng Minh thực hiện tại Phòng Kiểm nghiệm Vệ sinh thực
phẩm, Bộ môn Thú y, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại
học Cần Thơ từ tháng 08 năm 2010 đến tháng 09 năm 2010.

Cần Thơ, ngày tháng
Duyệt Bộ môn

năm 2010

Cần Thơ, ngày tháng năm 2010
Duyệt Giáo viên hướng dẫn


Lý Thị Liên Khai

Cần Thơ, ngày tháng
năm 2010
Duyệt Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng

ii


LỜI CẢM TẠ

Xin chân thành biết ơn
Cha mẹ và gia đình đã không ngại khó khăn để cho tôi được lớn lên, được
cấp sách đến trường.
Cô Lý Thị Liên Khai đã tận tình dạy dỗ, hướng dẫn và giúp đỡ tôi xuyên
suốt thời gian thực hiện đề tài.
Thầy Đỗ Trung Giã đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt khóa học.
Quý Thầy Cô trong Bộ Môn Thú Y đã tận tình giảng dạy, trao cho tôi kho
kiến thức quý báu của cả đời mình.
Xin chân thành cảm ơn
Các thầy, cô chú, anh chị tại Trạm Thú y liên quận Ninh Kiều – Bình Thủy,
Thành phố Cần Thơ đã hết lòng hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
quá trình thực hiện đề tài.
Cán bộ Thư Viện Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng đã nhiệt tình
hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong thời gian tìm tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu.
Các bạn lớp Thú Y khoá 32 đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian
của khoá học và thực hiện đề tài.

Trần Hoàng Minh


iii


MỤC LỤC

Trang tựa ....................................................................................................................... i
Trang duyệt ................................................................................................................... ii
Lời cảm tạ ..................................................................................................................... iii
Mục lục ......................................................................................................................... iv
Danh sách bảng ............................................................................................................. vi
Danh sách hình và sơ đồ ................................................................................................ vii
Tóm lược....................................................................................................................... viii
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................. 1
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................................... 3
2.1 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................... 3
2.1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước ........................................................ 3
2.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước......................................................... 4
2.2 Một số hằng số sinh lý của chó và ý nghĩa chẩn đoán ............................... 5
2.3 Một số biểu hiện ở chó bị bệnh đường tiêu hóa ........................................ 7
2.3.1 Sốt....................................................................................................... 7
2.3.2 Nôn ..................................................................................................... 8
2.3.3 Tiêu chảy............................................................................................. 9
2.4 Các nguyên nhân gây tiêu chảy máu trên chó ........................................... 13
2.4.1 Bệnh tiêu chảy máu trên chó do virus .................................................. 13
2.4.2 Bệnh tiêu chảy máu trên chó do vi khuẩn ............................................ 18
2.4.3 Bệnh tiêu chảy máu trên chó do ký sinh trùng ..................................... 19
2.4.4 Bệnh tiêu chảy máu trên chó do các nguyên nhân khác........................ 20
Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM................................ 21
3.1 Phương tiện thí nghiệm ............................................................................ 21

3.1.1 Thời gian và địa điểm .......................................................................... 21

iv


3.1.2 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 21
3.1.3 Vật liệu thí nghiệm .............................................................................. 21
3.2 Phương pháp thí nghiệm .................................................................................... 22
3.2.1 Chẩn đoán lâm sàng............................................................................. 22
3.2.2 Phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng.................................................. 24
3.2.3 Chỉ tiêu theo dõi .................................................................................. 28
3.2.4 Xử lý thống kê..................................................................................... 28
Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ............................................................................ 29
4.1 Tỷ lệ chó mắc bệnh tiêu chảy máu tại Trạm Thú y liên quận Ninh
Kiều – Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ................................................... 29
4.2 Tỷ lệ các nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy máu phổ biến trên chó tại
Trạm Thú y liên quận Ninh Kiều – Bình Thủy ........................................ 30
4.3 Tỷ lệ chó bệnh tiêu chảy máu do nhiễm ghép giữa các nguyên nhân
Parvovirus, Carré, Campylobacter và giun móc...................................... 31
4.4 Tỷ lệ nhiễm Parvovirus, Carré, Campylobacter và giun móc trên chó
bệnh tiêu chảy máu theo tháng tuổi tại Trạm Thú y liên quận Ninh
Kiều – Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ................................................... 32
4.5 Tỷ lệ nhiễm Parvovirus, Carré, Campylobacter và giun móc trên chó
bệnh tiêu chảy máu theo giống tại Trạm Thú y liên quận Ninh Kiều –
Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ .............................................................. 33
4.6 Kết quả khảo sát tần số xuất hiện các triệu chứng lâm sàng trên chó bị
bệnh tiêu chảy máu tại Trạm Thú y liên quận Ninh Kiều – Bình Thủy,
Thành phố Cần Thơ................................................................................. 34
4.7 Khảo sát kết quả điều trị trên chó bệnh tiêu chảy máu tại Trạm Thú y
liên quận Ninh Kiều – Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ........................... 35

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................... 38
5.1 Kết luận.................................................................................................... 38
5.2 Đề nghị..................................................................................................... 38
Tài liệu tham khảo ......................................................................................................... 39
Phụ chương ................................................................................................................... 42

v


DANH SÁCH BẢNG

Bảng 1. Bảng chẩn đoán phân biệt các nguyên nhân gây tiêu chảy máu trên chó qua
triệu chứng lâm sàng ..................................................................................................... 23
Bảng 2. Tính chất sinh hóa của vi khuẩn Campylobacter............................................... 26
Bảng 3. Tính chất sinh hóa của vi khuẩn Shigella spp.................................................... 28
Bảng 4. Tỷ lệ chó bệnh tiêu chảy máu tại Trạm Thú y liên quận Ninh Kiều – Bình
Thủy, Thành phố Cần Thơ............................................................................................. 29
Bảng 5. Tỷ lệ chó bệnh tiêu chảy máu do Parvovirus, Carré, vi khuẩn
Campylobacter và giun móc đến điều trị tại Trạm Thú y liên quận Ninh Kiều –
Bình Thủy ..................................................................................................................... 30
Bảng 6. Tỷ lệ chó bệnh tiêu chảy máu do nhiễm ghép giữa các loài Parvovirus,
Carré, Campylobacter và giun móc ............................................................................... 31
Bảng 7. Tỷ lệ chó bệnh tiêu chảy máu do Parvovirus, Carré, Campylobacter và
giun móc theo tháng tuổi ............................................................................................... 32
Bảng 8. Tỷ lệ chó bệnh tiêu chảy máu do Parvovirus, Carré, Campylobacter và
giun móc theo giống ...................................................................................................... 33
Bảng 9. Tần số xuất hiện các triệu chứng lâm sàng trên chó bị bệnh tiêu chảy máu
tại Trạm Thú y liên quận Ninh Kiều – Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ......................... 34
Bảng 10. Khảo sát kết quả điều trị bệnh tiêu chảy máu trên chó gây ra do
Parvovirus, Carré, vi khuẩn Campylobacter và giun móc ............................................. 36

Bảng 11. Lịch tiêm phòng cho chó ................................................................................ 61
Bảng 12. Lịch tẩy giun cho chó ..................................................................................... 62
Bảng 13. Mẫu bệnh án theo dõi chó bệnh tại Trạm Thú y liên quận Ninh Kiều –
Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ .................................................................................... 63

vi


DANH SÁCH HÌNH VÀ SƠ ĐỒ

Danh sách hình
Hình 1. Trứng giun móc quan sát dưới kính hiển vi quang học ...................................... 24
Hình 2. Vi khuẩn Campylobacter dưới kính hiển vi quang học...................................... 26

Danh sách sơ đồ
Sơ đồ 1. Quy trình phân lập vi khuẩn Campylobacter spp ............................................. 25
Sơ đồ 2. Quy trình phân lập vi khuẩn Shigella spp........................................................ 27

vii


TÓM LƯỢC

Qua khảo sát ghi nhận được 826 chó bệnh mang đến điều trị tại Trạm Thú y
liên quận Ninh Kiều-Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ; có 388 con bệnh đường tiêu
hóa chiếm tỷ lệ 46,97%; trong đó số con bệnh tiêu chảy máu là 70 con chiếm tỷ lệ
18,04%. Có 60/70 con tiêu chảy máu xác định được nguyên nhân, Parvovirus là
20 con chiếm tỷ lệ 28,57%, virus gây bệnh Carré là 19 con chiếm tỷ lệ 27,14%,
giun móc là 19 con chiếm tỷ lệ 27,14% và vi khuẩn Campylobacter là 2 con chiếm
tỷ lệ 2,86%. Kết quả khảo sát cho thấy có sự nhiễm ghép giữa giun móc với

Parvovirus, giun móc nhiễm ghép với virus gây bệnh Carré, giun móc nhiễm ghép
với vi khuẩn Campylobacter. Tỷ lệ chó ta bệnh tiêu chảy máu do bệnh Carré cao
hơn giống chó ngoại, và ngược lại đối với tỷ lệ chó bệnh tiêu chảy máu do giun
móc. Tỷ lệ tiêu chảy máu do virus gây bệnh Carré, Parvovirus và giun móc phụ
thuộc vào tháng tuổi, nhiều nhất ở chó từ 2-6 tháng tuổi. Chó bệnh tiêu chảy máu
do Parvovirus, virus gây bệnh Carré có thể chẩn đoán phân biệt qua triệu chứng
lâm sàng. Tỷ lệ khỏi bệnh ở chó tiêu chảy máu do virus gây bệnh Carré và
Parvovirus lần lượt là 21,05% và 40%, trong khi không có trường hợp chết do giun
móc và vi khuẩn Campylobacter.

viii


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Chó là vật nuôi thông minh nhanh nhẹn, sống gần gũi với con người và rất
trung thành với chủ, được nhân dân ta nuôi từ lâu đời. Ngày nay, với sự phát triển
kinh tế của đất nước, đời sống nhân dân được nâng cao, nhu cầu nuôi chó ngày càng
trở nên phổ biến và nuôi với nhiều mục đích khác nhau như phục vụ nghiên cứu
khoa học, bảo vệ an ninh quốc phòng, giữ nhà, làm cảnh, giải trí. Đồng thời chó
còn là người bạn thân thiết với con người. Vì vậy, số lượng chó được nuôi ngày
càng nhiều, đa dạng về giống và nguồn gốc.
Bên cạnh đó, cùng với sự gia tăng về số lượng chó, giống chó thì tỷ lệ mắc
bệnh cũng gia tăng. Bệnh ở chó rất đa dạng như bệnh ngoài da, bệnh đường hô hấp,
bệnh ký sinh trùng, bệnh đường tiêu hóa, bệnh đường sinh dục. Trong các bệnh kể
trên thì bệnh đường tiêu hóa là khá phổ biến. Theo Phạm Mỹ Hạnh (2009) tỷ lệ
bệnh đường tiêu hóa trên chó tại một số cơ sở thú y thuộc Thành phố Cần Thơ
chiếm tỷ lệ khá cao là 38,09%. Đáng kể nhất là bệnh tiêu chảy máu chiếm tỷ lệ
38,18% (Lê Minh Thành, 2009) không những gây chết chó mà còn để lại di chứng

nặng nề, thiệt hại cho người nuôi. Tiêu chảy máu do rất nhiều nguyên nhân như
bệnh Carré chiếm 68,48% (Nguyễn Thị Thúy An, 2009), Parvovirus chiếm 46,58%
(Lê Minh Thành, 2009), do các vi khuẩn Campylobacter, Leptospira, Clostridium
chiếm 26,51% (Phạm Mỹ Hạnh, 2009), do ký sinh trùng: giun móc chiếm 39,4%
(Trương Minh Nhã, 2004), do các tác nhân cơ học, do thời tiết, do dinh dưỡng.
Nhưng để phân biệt các nguyên nhân gây tiêu chảy máu do bệnh nào gây ra để có
hướng điều trị thích hợp và kịp thời là một vấn đề nan giải. Cho đến nay, chưa có
nghiên cứu xác định tổng hợp nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy máu mà chỉ dừng
lại ở việc xác định một trong số những nguyên nhân gây tiêu chảy máu trên chó tại
Thành phố Cần Thơ.
Do đó, để có biện pháp phòng trị tốt hơn, cũng như để bảo vệ sức khỏe chó
và người nuôi, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Xác định các nguyên nhân gây tiêu
chảy máu thường gặp trên chó bệnh tại Trạm Thú y liên quận Ninh Kiều –
Bình Thủy, Thành Phố Cần Thơ”

1


Mục tiêu của đề tài
Khảo sát tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy máu trên chó tại Trạm Thú y liên quận
Ninh Kiều – Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ.
Xác định các nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy máu thường gặp trên chó tại
Trạm Thú y liên quận Ninh Kiều – Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ.
Khảo sát kết quả điều trị chó bệnh tiêu chảy máu đến điều trị tại Trạm Thú y
liên quận Ninh Kiều – Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ.

2


CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Năm 1979, Markpol, et al. tiến hành cuộc thí nghiệm tại trung tâm huấn
luyện chó thuộc quân đội Hoàng gia Thái Lan bằng kính hiển vi điện tử và định
nồng độ kháng thể trong huyết thanh nhằm mô tả tác nhân dịch tễ gây ra tình trạng
chó chết hàng loạt ở Thái Lan do bệnh viêm ruột và đồng thời qua đó phân lập virus
gây bệnh cấy vào chó khỏe để mô tả bệnh tích.
Kết quả của Bruce (1993) tại Mỹ chỉ ra rằng bệnh tiêu chảy do vi khuẩn, chó
mang mầm bệnh nhưng không biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Vi khuẩn
Salmonella và Campylobacter là nguyên nhân gây đau bụng và tiêu chảy ở chó và
người. Cả chó và người đều nhiễm bệnh từ những nguồn giống nhau, như sữa
nhiễm vi khuẩn.
McCanlish (1998) lý giải cho việc bệnh viêm ruột do Parvovirus ở chó con
là bệnh phổ biến nhất do ở môi trường nhiệt độ phòng Canine Parvovirus có thể
sống sót trên 1 năm và ở những nền đất ô nhiễm trên 5 tháng, virus đề kháng được
với hóa chất khử trùng và thuốc tẩy.
Krauss, et al. (2003) chó nhiễm vi khuẩn Campylobacter có thể lây sang
người thường xảy ra vào những tháng mùa hè ấm áp.
Báo cáo của Brain, et al. (2003) cho thấy bệnh tiêu chảy ở chó, đặc biệt ở
chó con chiếm tỷ lệ cao từ 50 – 75%.
Báo cáo của Marks Stanley, et al. (2003) tại Mỹ cho rằng nguyên nhân gây
tiêu chảy ở chó mèo là do vi khuẩn Clostridium perfringen, Clostridium difficile,
Campylobacter spp. và Salmonella spp.. Việc chẩn đoán Clostridium perfringen và
Clostridium difficile gây tiêu chảy được thực hiện qua việc quan sát các triệu chứng
lâm sàng của viêm ruột non kết hợp nuôi cấy phân lập. Chẩn đoán Campylobacter
và Salmonella gây tiêu chảy cơ bản dựa trên việc nuôi cấy phân lập và các triệu
chứng lâm sàng của viêm ruột non. Vi khuẩn Campylobacter được xác định dựa
trên việc phết kính nhuộm mẫu phân, khi xem vi khuẩn Gram âm, cong hoặc hình


3


cánh chim hải âu. Tuy nhiên, phải thận trọng vì phát hiện vi khuẩn Campylobacter
spp. ở chó khỏe nhưng thường không biểu hiện triệu chứng bệnh.
Stanley cũng cho rằng vi khuẩn Campylobacter spp. được phân lập ở 13 mẫu
phân trong tổng số 279 mẫu phân chó bị tiêu chảy chiếm tỷ lệ 4,7% nhưng khi phết
lên kính để chứng minh có vi khuẩn Campylobacter spp. chỉ có 4/227 chó, chiếm tỷ
lệ 1,4%.
Wedy (2006) cho rằng vi khuẩn gây tiêu chảy ở chó thường gây bệnh cho
động vật trưởng thành nhưng có thể gây bệnh cho chó con, mèo hoặc trẻ em. Hầu
hết những vấn đề đó đều bắt nguồn từ thức ăn nhiễm bẩn hoặc phân nhiễm mầm
bệnh và môi trường.
Năm 2007, Tatiana, et al. bằng phản ứng HA/HI để xác định chó nhiễm
Canine Parvovirus và phương pháp phù nổi sa lắng để xác định ký sinh trùng
đường ruột, chỉ ra rằng chó con bị viêm đường ruột dẫn đến tiêu chảy có hoặc
không có máu chủ yếu là do Parvovirus và ký sinh trùng đường ruột.
2.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Hồ Văn Nam (1997) đã chỉ ra rằng một trong những bệnh phổ biến gây nhiều
thiệt hại cho đàn chó nuôi là bệnh đường tiêu hóa do nhiều nguyên nhân gây ra,
trong đó nguyên nhân do vi khuẩn khá phổ biến ở chó, diễn tiến nhanh, có thể làm
chết 70-100% chó bệnh.
Theo Trương Minh Nhã (2004) thì trong tổng số 272 ca chó có biểu hiện
bệnh ở đường tiêu hóa thì có tới 104 ca có biểu hiện tiêu chảy, phân có máu. Căn
cứ vào triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm máu và kết quả mổ khám thì trong đó bệnh
Carré là 48/104 ca chiếm 46,2%, bệnh do Parvovirus là 15/104 ca chiếm 14,4%,
bệnh do giun móc 41/104 ca, chiếm 39,4% trên tổng số ca bệnh tiêu chảy máu.
Báo cáo của Nguyễn Văn Thanh và Nguyễn Tuyết Thu (2008) cho thấy tỷ lệ
mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy ở chó nghiệp vụ tại Hà Nội chiếm tỷ lệ khá cao

38,64%.
Nghiên cứu gần đây của Lê Minh Thành (2009) trên chó từ 1 đến 6 tháng
tuổi cho thấy trong tổng số 812 ca khảo sát có 310 ca mắc bệnh tiêu chảy máu, ói
chiếm tỷ lệ 38,18%. Trong tổng số 310 ca bệnh tiêu chảy máu, ói thì có tới 146 ca
cho kết quả dương tính với Parvovirus.
Khi khảo sát 3358 ca bệnh thì có 1279 ca bệnh đường tiêu hóa trong đó bệnh
tiêu chảy nghi do vi khuẩn là 339 mẫu chiếm tỷ lệ 26,51% (Phạm Mỹ Hạnh, 2009)

4


2.2 Một số hằng số sinh lý của chó và ý nghĩa chẩn đoán
Thân nhiệt
Gia súc có thân nhiệt ổn định, mỗi loài khác nhau có thân nhiệt khác nhau
(Nguyễn Dương Bảo, 2005).
Theo Lê Quang Long (1997) thân nhiệt của những loài đẳng nhiệt trong thực
tế vẫn biến đổi trong những giới hạn hẹp, do nhiều nguyên nhân: biến đổi theo chu
kỳ ngày đêm: thân nhiệt có thể lên xuống trong vòng 10C, thấp nhất khoảng 2 – 4
giờ sáng, cao nhất khoảng 4 – 7 giờ chiều; biến đổi do hoạt động; biến đổi do tiêu
hóa (Chó nhịn ăn 4 ngày: 38,40C, chó đang tiêu hóa: 410C)
Thân nhiệt sinh lý
Thân nhiệt được đo ở trực tràng, thân nhiệt của chó trưởng thành bình
thường là: 38 – 38,50C, chó con là 38,5 – 390C, mùa hè có thể tăng lên 0,20C, mùa
đông giảm 0,20C (Hồ Văn Nam, 1982).
Chó con mới sinh, trong 2 tuần đầu không điều hòa được thân nhiệt dao động
từ 35,6 – 36,10C. Sau đó sẽ tăng lên 37,80C trong vòng 1 tuần (Bunch và Nelson,
1982).
Ý nghĩa chẩn đoán
Đo thân nhiệt giúp ta xác định chó có sốt hay không. Sốt là hiện tượng thân
nhiệt tăng quá giới hạn sinh lý. Có các ý nghĩa sau:

- Qua phản ứng sốt xác định được nguyên nhân gây bệnh như do viêm
(nhiễm trùng)
- Tính chất và mức độ bệnh: bệnh nặng, cấp tính (sốt cao); bệnh nhẹ, mãn
tính (sốt vừa hoặc nhẹ).
Xác định tiên lượng
- Xác định tiên lượng tốt: là sốt nhẹ hoặc sốt cao nhưng giảm dần đến phạm vi sinh
lý bình thường.
- Xác định tiên lượng xấu: bệnh nặng, sốt cao điều trị không giảm, sốt cao liên
miên, sốt cao rồi hạ đột ngột xuống dưới mức bình thường.
Tần số hô hấp (nhịp thở)
Tần số hô hấp là số lần thở ra hít vào trong một phút.
Tần số hô hấp sinh lý

5


Chó con: 15 – 35 lần/ phút, chó trưởng thành: 10 – 30 lần/ phút. Mùa đông
giảm 5 nhịp/ phút, mùa hè tăng 5 nhịp/ phút, khi hoạt động tăng 10 – 15 nhịp/ phút.
Ý nghĩa chẩn đoán
Tần số hô hấp tăng (thở nhanh) trong các trường hợp chó bị sốt, bị bệnh
truyền nhiễm cấp tính, bị thiếu máu nặng, cơ năng tuần hoàn bị trở ngại, các bệnh
làm hẹp thể tích của phổi, chó bị đau đớn.
Tần số hô hấp giảm xảy ra trong những bệnh làm hẹp thanh quản, khí quản,
phế quản, trúng độc, bệnh gan nặng, chức năng thận bị rối loạn, liệt sau khi sinh, gia
súc bị suy kiệt (gần chết).
Nhịp tim
Nhịp tim
Là chu kỳ hoạt động của tim, là toàn bộ hoạt động của tim kể từ lúc tim co
lần trước đến lúc bắt đầu co lần sau. Ở đa số động vật, nhìn chung số lần co bóp
của tim tỷ lệ nghịch với khối lượng cơ thể.

Nhịp tim sinh lý
Ở chó tần số co bóp của tim khoảng 70 – 100 nhịp/ phút (thú lớn), 100 – 130
nhịp/ phút (thú nhỏ) (Nguyễn Hữu Hưng, 2000).
Ý nghĩa chẩn đoán
Hệ tim mạch có liên quan chặt chẽ với các bộ phận khác trong cơ thể. Do
vậy khi hệ tim mạch bị bệnh, nó có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ
thể và ngược lại (Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên và Phạm Ngọc Thạch,
1997).
- Nhịp tim tăng: máu có nhiều CO2, thần kinh giao cảm tăng, tuyến nội tiết bị rối
loạn (như tăng chất Thyroxin hay Adrenalin trong máu), nồng độ Ca++ trong máu
cao.
- Nhịp tim giảm: do gia súc bị suy kiệt, gây mê quá liều.
Màu sắc niêm mạc
Niêm mạc là nơi những mạch máu nhỏ bộc lộ khá rõ
Màu sắc niêm mạc sinh lý
Màu sắc niêm mạc rất dễ thay đổi lúc bị kích thích. Bình thường cơ thể khỏe
mạnh, niêm mạc có màu hồng nhạt và không thấy được các mao quản lớn. Lúc cơ

6


thể mắc bệnh thì niêm mạc có sự thay đổi về màu sắc, hình thái và cấu tạo (Lê
Quang Long, 1997).
Ý nghĩa chẩn đoán
Khám niêm mạc ngoài việc biết niêm mạc có bệnh gì, còn có thể định được
tình trạng chung của cơ thể, tuần hoàn và thành phần máu, trao đổi khí CO2 ở phổi
qua sự thay đổi của niêm mạc.
Khi chó sốt cao, tim đập nhanh và mạnh thì niêm mạc bị sung huyết và có
màu đỏ. Khi con bệnh có chứng hoàng đản thì niêm mạc có màu vàng. Khi thiếu
máu, niêm mạc màu trắng nhợt (Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm

Ngọc Thạch, 1997).
Tuổi thành thục Chó đực: 14 – 16 tháng tuổi, Chó cái: 8 – 10 tháng tuổi
Thời gian mang thai
Từ 56 – 65 ngày (trung bình 63 ngày). Ở chó thường có hiện tượng mang
thai giả (Nguyễn Thị Tuyết Nhung, 2000).
Chu kỳ lên giống
Mỗi 2 lần/ năm. Từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau và từ tháng 7 đến tháng 8
(Nguyễn Thị Tuyết Nhung, 2000).
Ở chó cũng có hiện tượng hành kinh giả. Số con trung bình/ lứa: 2 – 12 con
(tùy theo giống lớn hay nhỏ con).
Tuổi cai sữa: 8 – 9 tuần tuổi, để đảm bảo sức khỏe cho chó mẹ nên cai sữa
chó con ở 30 – 35 ngày tuổi (Nguyễn Đức Hiền, 2000).
2.3 Một số biểu hiện ở chó bị bệnh đường tiêu hóa
2.3.1 Sốt
Sốt là hiện tượng rất phổ biến khi chó bị bệnh đường tiêu hóa. Các dấu hiệu
đi kèm với sốt là nhịp tim – mạch gia tăng, nhịp tim và nhịp thở tăng do mức biến
dưỡng trong cơ thể chó tăng. Con vật có thể bỏ ăn, buồn nôn, khát nước, táo bón,
nước tiểu ít và mất nước. Sốt gây rối loạn chuyển hóa do các chất gây sốt làm gia
tăng sự oxy hóa các chất đạm, chất bột đường và mỡ. Rối loạn biến dưỡng đạm làm
gia tăng urê thải ra. Sự oxy hóa mỡ không hoàn toàn làm cho nước tiểu có aceton
nên con vật phải gia tăng nhịp thở để thải bớt CO2, lượng acid HCl trong cơ thể gia
tăng do nước tiểu ít được thành lập và việc bay hơi quá mức bị giảm. Kém ăn có
thể gây ra biến chứng thiếu sinh tố (Đỗ Trung Giã, 2005).

7


Sốt giúp cơ thể tăng cường sức phòng thủ, sự tăng nhiệt độ sẽ làm gia tăng
sự hoạt động của bạch cầu, chúng thoát mạch dễ dàng vì vậy hiện tượng thực bào
xảy ra mạnh hơn. Sốt kích thích tủy xương sản xuất ra nhiều bạch cầu nhất là bạch

cầu đa nhân trung tính tăng gấp 2,3 lần bình thường nhưng chúng thường ở dạng
không trưởng thành. Đồng thời, làm tăng tốc độ của máu lên 4 lần để đưa nhanh
bạch cầu tới nơi bị nhiễm khuẩn, sốt còn giúp cơ thể tăng cường sản xuất kháng thể.
Mức độ sốt mà cơ thể chịu đựng được cũng có thể làm ngăn cản sức tăng trưởng
của một số vi khuẩn và giảm độc lực của các độc tố do chúng tiết ra (Đỗ Trung Giã,
2005).
Chẩn đoán sốt không khó nhưng tìm nguyên nhân mới là quan trọng vì nó
quyết định phương hướng điều trị. Sốt kéo dài thường đặt ra nhiều vấn đề phức tạp
đôi khi khó giải quyết vì nguyên nhân rất nhiều, muốn chẩn đoán ngoài việc thăm
khám kỹ, thường phải xét nghiệm cận lâm sàng (Hồ Văn Nam, 1982).
2.3.2 Nôn
Nôn là một phản ứng của cơ thể, là một động tác phản xạ phức tạp. Nhờ nôn
mà động vật đem chất có hại trong ống tiêu hóa thải ra ngoài (Trần Cừ, 1975).
Khi đường tiêu hóa căng quá mức, đặc biệt là ở dạ dày và tá tràng thì phản
xạ nôn xảy ra để tống thức ăn ở phần trên đường tiêu hóa ra ngoài. Xung động
được truyền vào theo dây thần kinh số X và dây giao cảm về trung tâm nôn ở hành
não. Trung tâm này nằm gần nhân lưng vận động của dây thần kinh số V, VII, IX,
X và XII đến phần trên ống tiêu hóa, theo dây thần kinh tủy sống đến cơ hoành và
các cơ bụng để gây ra những tác dụng như hít vào thật sâu. Nâng xương móng và
thanh quản để kéo cho thực quản trên mở ra. Đóng thanh môn và đóng lỗ mũi sau.
Co cơ hoành và các cơ thành bụng khiến áp suất trong dạ dày tăng. Cơ co thắt thực
quản dưới giãn ra, thức ăn trong dạ dày bị đẩy qua thực quản ra ngoài.
Như vậy, động tác nôn là do sức ép các cơ thành bụng lên dạ dày phối hợp
với sự mở ra đột ngột của các cơ co thắt thực quản làm cho thức ăn trong dạ dày bị
tống ra ngoài (Lê Quang Long, 1997).
Trong khi nôn ngoài sự hưng phấn của trung tâm nôn còn có sự hưng phấn
của các trung tâm khác: hô hấp, tim mạch, tiết nước bọt. Động vật ăn cỏ và động
vật gặm nhấm rất ít khi nôn hoặc không nôn còn động vật ăn thịt và động vật ăn tạp
dễ phát sinh nôn (Trần Cừ, 1975).


8


2.3.3 Tiêu chảy
Tiêu chảy là một thuật ngữ bao gồm các hiện tượng bài tiết phân quá nhanh,
phân lỏng và nhiều lần (Nguyễn Dương Bảo, 2005).
Các dạng tiêu chảy
Dựa vào mức độ nghiêm trọng, người ta chia tiêu chảy thành 2 dạng chính
- Tiêu chảy cấp tính: Tiêu chảy cấp tính thường do nhiễm trùng, kích thích
của hóa chất, độc tố của động thực vật.
Triệu chứng của tiêu chảy cấp tính gồm: phân lỏng hoặc toàn nước, tiêu
nhiều lần trong một ngày, thể trọng giảm nhanh, da, niêm mạc khô, hơi vàng hoặc
xanh tím. Nhịp tim và nhịp thở nhanh, yếu, huyết áp hạ. Da lạnh, rét run, thân
nhiệt hạ. Tiểu ít hoặc không tiểu (Nguyễn Dương Bảo, 2005).
- Tiêu chảy mãn tính: Tiêu chảy mãn tính thường do hai nguyên nhân gây
ra:
+ Tiêu chảy mãn tính do thực tổn: do các tổn thương thành dạ dày, ruột non,
đại tràng, do các tổn thương viêm, do ký sinh trùng đường ruột.
+ Tiêu chảy mãn tính do rối loạn chức năng, thường có 2 dạng sau:
• Tiêu chảy nguồn gốc dạ dày và ruột non: thường gây rối loạn tiêu hóa, hấp
thu và ảnh hưởng đến toàn bộ thể trạng. Có nhiều nguyên nhân và khó phân loại
như tổn thương niêm mạc làm giảm tiết enzyme, gây khó khăn cho việc hấp thu,
một số loại vi khuẩn ruột non gây rối loạn tiêu hóa, tiết dịch, hấp thu.
• Tiêu chảy nguồn gốc đại tràng: là do rối loạn chức năng đại tràng, lạm
dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc nhuận tràng.
Triệu chứng: Tiêu chảy mãn tính thường không biểu hiện rõ rệt như tiêu
chảy cấp tính, chỉ có một số các biểu hiện thường thấy: phân sệt hoặc hơi lỏng,
thường thì tiêu chảy xen kẽ với táo bón. Thể trạng gầy mòn dần (Nguyễn Dương
Bảo, 2005).
- Tiêu chảy có máu

Tiêu chảy có máu thường do các nguyên nhân sau:
Do virus: Parvovirus, Carré
Do vi khuẩn: Campylobacter, Leptospira, Clostridium.
Do ký sinh trùng: giun móc

9


+ Triệu chứng: Mất máu, tùy theo thời gian và số lượng máu bị mất do xuất
huyết tiêu hóa mà có những biểu hiện của sự mất máu: da, niêm mạc trắng nhợt
nhạt. Da lạnh, vã mồ hôi. Mạch nhanh, huyết áp hạ. Số lượng hồng cầu và hàm
lượng Hemoglobin giảm thấp.
+ Tính chất của máu
Máu đỏ tươi: có thể dính vào phân, ra ngoài thành tia hoặc thành giọt sau khi
tiêu hoặc tiêu toàn máu, không có phân. Máu đỏ tươi thường do xuất huyết từ hồi
tràng, đại tràng, trực tràng, cũng có khi do xuất huyết dạ dày, tá tràng nhưng vì máu
ra nhiều và ồ ạt nên qua ống tiêu hóa chưa kịp phân hủy.
Máu đen: do xuất huyết ở phần trước của ống tiêu hóa (thực quản, dạ dày, tá
tràng) có thời gian lưu lại trong ống tiêu hóa và vi khuẩn phân hủy trở nên đen.
Phân đen có thể khô, sệt hoặc lỏng, có màu cà phê hoặc màu đen như nhựa đường.
Cơ chế tiêu chảy
Tiêu chảy nhiễm trùng do 2 cơ chế chủ yếu là vi khuẩn tấn công vào lớp
màng nhầy của ruột làm phá hủy niêm mạc ruột và gây ra tăng tiết chế dịch nhầy ở
ruột; vi khuẩn tấn công vào thành ruột dẫn tới sung huyết, phù niêm mạc, thâm
nhiễm bạch cầu eosin và gây loét ở lớp biểu mô trong lòng ruột. Các cơn đau bụng
là triệu chứng nổi bật kèm theo cảm giác mót rặn do cơ vòng hậu môn co bóp liên
tục để tống dịch ở trực tràng ra bên ngoài (Stephen, et al., 1989).
Tiêu chảy xảy ra khi có các rối loạn sau:
- Tăng nhu động ruột làm cho phân đi quá nhanh từ ruột non tới ruột già và
ra ngoài nên phân không đủ thời gian để hút nước và cô đặc lại.

- Các tuyến tiêu hóa tăng tiết đưa vào lòng ống một khối lượng quá nhiều
dịch mà ruột không tái hấp thu hết được, ngược lại nếu giảm tiết sẽ làm giảm việc
cung cấp enzyme tiêu hóa. Các thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn có thể do ăn
quá nhiều các thức ăn khó tiêu (mỡ, đạm), thiếu enzyme cả về số và chất hoặc do
khối thức ăn đi quá nhanh. Các rối loạn hấp thu xảy ra do phân vận chuyển quá
nhanh, thiếu enzyme, tổn thương các tế bào niêm mạc ruột, do nghẽn mạch bạch
huyết làm cản trở vận chuyển các chất mỡ (Nguyễn Dương Bảo, 2004).
Ở loài chó và mèo khó phát hiện các triệu chứng sớm (như đau bụng, tiêu
chảy và ói mửa) ở giai đoạn đầu của bệnh. Đó là do cơ thể của gia súc chủ động
trong thời gian bị tiêu chảy bằng cách đẩy dịch về phía vùng bụng và tống nhanh
chất thải ra khỏi cơ thể qua hậu môn, đau bụng kết hợp với tiêu chảy có thể do ruột

10


giãn nở đột ngột cơ trơn của ruột co bóp, giảm độ pH bên trong ruột hoặc chất hóa
học kích thích màng nhầy niêm mạc gây nên hiện tượng nôn. Điều quan trọng là
phải theo dõi được khối lượng cũng như số lần phân được bài thải ra ngoài và nên
quan sát trực tiếp một mẫu phân xem mật độ, máu, tính chất nhờn, và mùi. Khám
sờ nắn vùng bụng có thể phát hiện nhu động ruột tăng do sự viêm sưng tấy ở ruột
non và đó là kết quả dẫn đến tiêu chảy đôi khi xuất hiện ói mửa (Stephen, et al.,
1989).
Việc gia tăng thể tích bên trong ruột là do thẩm thấu tích nước lại bởi những
tiểu phần không được hấp thu trong ruột bởi cơ chế tiết chủ động vào trong lòng
ruột. Việc suy yếu tụy hoặc thiếu các enzyme tế bào màng nhầy niêm mạc, rối loạn
tính thấm của ruột do sự tổn thương lớp màng nhầy niêm mạc, hoặc quá trình gắn
kết giữa lớp mô liên kết mỏng ở ngoài cùng tiếp giáp với các lớp màng trong xoang
cơ thể với những tế bào viêm có thể gây suy giảm hấp thu, chủ động giải phóng một
số lượng lớn những tiểu phần, các khí hydrocacbon và CO 2. Sự kích thích cục bộ
do các vi khuẩn hoặc những độc tố của vi khuẩn và những thức ăn khó tiêu có thể

tác động đến tính vận động quá mức bởi phản xạ dây thần kinh, các chất dinh dưỡng
không được tiêu hóa và hấp thu ở ruột non nên làm rối loạn nhu động ruột và đẩy
các chất dinh dưỡng xuống ruột già. Vi khuẩn tiếp tục lên men những chất dinh
dưỡng gây chủ động thẩm thấu tích lũy những tiểu phần và sau đó là tiêu chảy
(Phillíp, 2004).
Trong bệnh viêm ruột, hệ vi sinh ở đường ruột bị rối loạn do giảm lượng vi
khuẩn kỵ khí và Lactobacilli, cùng lúc đó họ vi khuẩn đường ruột
Enterobacteriaceae tăng sinh. Việc cho uống thuốc kháng sinh có thể phá vỡ sự
cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột dẫn đến tăng khả năng kháng thuốc của vi khuẩn
và nấm. Hoạt động tiêu hóa bị rối loạn trong ruột non có thể ảnh hưởng đến sự phát
triển của vi khuẩn có lợi.
Những thay đổi diễn ra trong bộ máy tiêu hóa gồm giảm hoạt động tiêu hóa,
giảm tiết dịch acid dạ dày, dịch tụy và có dịch nhầy ở kết tràng, giảm lượng IgA kết
hợp với sự tăng sinh vi khuẩn, dẫn đến gây suy yếu miễn dịch thể dịch. Đoạn ruột
non mất sức trương hoặc giảm khả năng hoạt động, khi đó hệ vi sinh cư trú bình
thường ở ruột già sẽ tăng nhanh về số lượng gây tiết dịch nhiều kết hợp với muối
mật dẫn đến hậu quả là kém tiêu hóa và hấp thu mỡ (Quinn, et al., 1997).
Khi tác động vào cơ thể, từng nguyên nhân gây bệnh có cơ chế sinh bệnh cụ
thể. Tuy nhiên, khi hiện tượng tiêu chảy xảy ra, cơ thể chịu một quá trình sinh bệnh
có những nét đặc trưng chung như (Lê Minh Trí, 2002)

11


Sự mất nước
Hậu quả trực tiếp và nặng nề nhất của hiện tượng tiêu chảy là sự mất nước và
mất chất điện giải của cơ thể, kéo theo hàng loạt các biến đổi bệnh lý. Theo các nhà
bệnh lý học, có thể phân loại sự mất nước thành 3 thể:
- Mất nước ưu trương: là sự mất nước đơn giản không mất Na+ và sự mất
nước chỉ ở độ trung bình.

- Mất nước đẳng trương: như mất dịch đẳng trương và Na+, sự mất nước chỉ
ở độ trung bình và giảm Na+ trong máu.
- Mất nước nhược trương: mất dịch và Na+ nặng, dẫn đến mất máu nặng và
giảm Na+ trong máu trầm trọng.
Ở con vật khỏe mạnh, nước chiếm khoảng 75% thể trọng, được giữ ở dịch
nội bào (50% thể trọng) và dịch ngoại bào, gồm huyết tương (8% thể trọng) và dịch
ruột (17% thể trọng). Tất cả loại dịch này đều bị giảm ở vật bị tiêu chảy. Vì vậy,
tuần hoàn bị trở ngại và trao đổi ở mô giảm.
Ở vật bị tiêu chảy, lượng nước mất tùy theo nguyên nhân và mức độ trầm
trọng của bệnh. Mất nước là hiện tượng bệnh lý trung tâm và nguyên nhân trực tiếp
gây tử vong.
Mất các chất điện giải
Khi con vật bị tiêu chảy, chẳng những mất một lượng lớn nước làm rối loạn
hoạt động của các quá trình trong cơ thể, mà một số chất điện giải quan trọng như
HCO3-, K+, Na+, Cl– cũng bị hao hụt, góp phần gây nên những quá trình bệnh lý,
làm tổn hại sức khỏe của con vật.
Mất ion Na+ gây tác hại lớn với cơ thể, nó giữ vị trí quan trọng việc duy trì áp
lực thẩm thấu và hoạt động thần kinh của con vật. Trong cơ thể, muối NaCl được
phân ly hầu như hoàn toàn thành Na+ và Cl-. Ở thành ruột, có áp lực thẩm thấu ưu
trương, gia súc duy trì nồng độ đẳng trương bằng cách lấy nước từ hệ tuần hoàn hay
dịch từ các bộ phận khác. Tuy nhiên, lấy nước từ hệ tuần hoàn xảy ra nhanh chóng.
Ion K+ cũng bị hao hụt do tiêu chảy, tuy nhiên do huy động K+ từ tế bào ra,
nên hàm lượng K+ trong máu có chiều hướng tăng (nhất là trong trường hợp
acidosis), làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động của hệ tim mạch (tim đập chậm, loạn
nhịp).
Một trong những hậu quả lớn nhất của mất nước và chất điện giải là hiện
tượng acidosis. Trong hiện tượng acidosis: pH của máu giảm, làm vật tăng hô hấp,

12



tốc độ thải trừ CO2 trong máu. Thường acidosis là hậu quả của nhiều yếu tố như
mất bicarbonate (thải qua thành ruột) trực tiếp qua phân, sản sinh acid lactic và các
acid hữu cơ, giảm tiết ion H+ qua thận và giảm sự tái tạo bicarbonate.
2.4 Các nguyên nhân gây tiêu chảy máu trên chó
2.4.1 Bệnh tiêu chảy máu trên chó do virus
Bệnh Carré (Canine Distemper Virus, bệnh cứng bàn chân, bệnh chó non,
bệnh trái chó, bệnh sài chó)
Bệnh Carré là bệnh truyền nhiễm lây lan rất dữ dội, chủ yếu ở chó non với
các hội chứng sốt, viêm phổi, viêm ruột, niêm mạc và các nốt sài ở chỗ da ít lông.
Cuối thời kỳ bệnh có triệu chứng thần kinh. Sự kế phát của các vi khuẩn ký sinh
sẵn ở đường tiêu hóa, hô hấp thường làm bệnh trầm trọng thêm, lúc đó bệnh thể
hiện chủ yếu dưới 2 dạng: viêm phổi và viêm ruột. Bệnh đã được biết trước 1945 ở
chó nội và chó cảnh ở các tỉnh của nước ta (Phạm Sỹ Lăng và Nguyễn Thiện, 2002).
- Nguyên nhân
Carré là bệnh truyền nhiễm do virus thuộc họ Paramyxoviridae, giống
Mobillivirus gây ra, virus có kích thước 100 – 300 micron, nhân chứa ARN
(McCandlish, 1991).
Tất cả các giống chó đều cảm thụ nhưng mẫn cảm nhất là chó Berger, chó
săn, riêng chó bản xứ thì ít mắc. Trong tự nhiên bệnh xảy ra hầu hết chó từ 1 -12
tháng tuổi, nhiều nhất là chó từ 3 – 6 tháng tuổi vì ở lứa tuổi này kháng thể chống
lại mầm bệnh nhận được từ chó mẹ bị mất đi, những con chó bị mắc bệnh còn sống
sót sẽ được miễn dịch đến khi trưởng thành (Thompson, 1998). Chó đang bú mẹ ít
khi mắc bệnh.
Chó thải virus ra ngoài theo dịch mũi, nước mắt, nước bọt, nước tiểu và
phân. Chó thường bài thải virus sau 7 ngày cảm nhiễm. Các bệnh phẩm chẩn đoán:
lách, hạch lympho, não, tủy xương, thức ăn, nước uống của chó bệnh là nguồn tàng
trữ virus. Người, chuột và động vật khác là môi giới trung gian truyền bệnh. Chó
trưởng thành nhiễm virus nhưng không phát bệnh mà trở thành nguồn tàng trữ virus
nguy hiểm nhất (Vương Đức Chất và Lê Thị Tài, 2004).

Virus xâm nhập trực tiếp qua hô hấp dưới dạng những giọt khí dung hay giọt
nước nhỏ hoặc gián tiếp qua thức ăn, nước uống. Bệnh cũng có thể truyền qua nhau
thai (Trần Thanh Phong, 1996).

13


Virus bệnh Carré lây lan trực tiếp từ chó bệnh sang chó khỏe qua đường hô
hấp, qua dịch tiết từ mắt, mũi, miệng. Virus lẫn vào các hạt bụi trong không khí và
có thể gây nhiễm cho chó trong suốt từ 2 – 3 tuần hoặc có thể lâu hơn, sự lây lan
qua không khí thường trong một vùng ngắn. Sự lây nhiễm nhanh hay chậm phụ
thuộc vào mật độ chó nuôi tại một vùng và tỉ lệ chó được tiêm phòng (Thompson,
1998).
Trong phòng thí nghiệm: tiêm, uống, bôi niêm mạc mũi đều gây được bệnh.
- Triệu chứng
Thời gian nung bệnh kéo dài từ 3 – 8 ngày và sau đó bệnh có thể xuất hiện
các triệu chứng: viêm kết mạc mắt, viêm xoang mũi lúc đầu chảy nhiều dịch lỏng,
rồi dần dần đặc lại đục và xanh.
+ Thể cấp tính: Trải qua hai đợt sốt gọi là sốt hai thì: đợt một thường xuất
hiện trong khoảng 3 – 6 ngày khi chó bị cảm nhiễm, thời gian sốt kéo dài trong 2
ngày, sau đó giảm sốt. Vài ngày sau lại xuất hiện đợt sốt thứ hai kéo dài cho đến
lúc chết, hoặc khi cơ thể suy kiệt. Virus xâm nhập vào cơ thể làm giảm bạch cầu,
đặc biệt là lympho bào và gây ra những triệu chứng trên đường hô hấp như viêm
đường hô hấp từ mũi đến phế nang với biểu hiện hắt hơi, ho, chảy mũi, thở khò khè,
âm ran ướt. Trên hệ hệ tiêu hóa gây xáo trộn tiêu hóa với các triệu chứng đi phân
lỏng, tanh, có thể lẫn máu (phân có máu màu cà phê) hoặc niêm mạc ruột bị bong
tróc (phân màu nâu nhầy). Đối với hệ thần kinh, virus tác động lên não gây viêm
não làm chó biểu hiện triệu chứng thần kinh như đi xiêu vẹo, mất định hướng, co
giật, chảy nước bọt, bại liệt, hôn mê rồi chết. Ngoài ra, virus tác động lên da làm
cho da vùng bụng xuất hiện mụn mủ (nốt sài).

+ Thể bán cấp tính: Ban đầu bệnh biểu hiện trên hệ hô hấp và tiêu hóa
thường ở thể thầm lặng (không rõ) kéo dài 2-3 tuần, thời gian này chó có hiện tượng
sừng hóa gan bàn chân (kelatin hóa). Sau cùng xuất hiện triệu chứng thần kinh với
các biểu hiện co giật nhóm cơ vùng chân, mặt, ngực và đau cơ, có hiện tượng nhai
giả, liệt nhất là phần chân sau, chó mất thăng bằng, co giật, hôn mê trong thời gian
ngắn rồi chết (Trần Thanh Phong, 1996).

14


- Chẩn đoán
+ Chẩn đoán lâm sàng
Bệnh Carré được chẩn đoán dựa vào các triệu chứng như chảy nhiều chất tiết
ở mắt và mũi, xáo trộn hô hấp với biểu hiện ho, hắt hơi, viêm phổi. Trên hệ tiêu
hóa gây rối loạn tiêu hóa như ói, tiêu chảy. Trên da với các dấu hiệu viêm da, nổi
những mụn mủ (nốt sài) ở vùng da mỏng, sừng hóa (keratin hóa) bàn chân, gương
mũi. Trên hệ thần kinh làm xáo trộn thần kinh gây co giật, bại liệt.
Bệnh tiến triển trong vòng 5 tuần, kết quả theo 3 hướng khác nhau: lành
bệnh, lành bệnh kèm với di chứng (co cơ, giật cơ, viêm phổi, mất men răng, hư
thận) và chết
+ Chẩn đoán cận lâm sàng
Có thể xác định thể vùi bằng cách phết kính biểu mô kết mạc hay biểu mô
hạnh nhân qua phản ứng miễn dịch huỳnh quang trực tiếp. Phương pháp này cho
kết quả rất thuyết phục nhưng đòi hỏi phải có một kinh nghiệm quan sát dày dặn.
Ngoài ra có thể quan sát tế bào từ cặn nước tiểu, nhưng thường có thể vấp phải
trường hợp cho kết quả âm tính (Thompson, 1998).
Tìm kháng thể IgM trong máu, nhưng có vấn đề ở những con chó con có thể
nhận kháng thể từ con mẹ.
Tìm virus bằng phương pháp ủ bệnh trên chồn furet, trên thú chết lấy lách
làm xét nghiệm.

Phương pháp ELISA
- Chẩn đoán dịch tễ học: Về mặt dịch tễ học, loài nhiễm bệnh là các loài họ chó.
Chó nhạy cảm tùy vào độ tuổi. Virus rất dễ chết, sống được 20 phút trong môi
trường chất nhầy lỗ mũi ở 200C. Bệnh truyền nhiễm trực tiếp, virus thâm nhập qua
đường mũi hay mô liên kết.
- Điều Trị
Đối với bệnh thì không có thuốc đặc hiệu để điều trị, phương pháp điều trị
chủ yếu phụ thuộc vào chăm sóc, nuôi dưỡng. Việc sử dụng kháng sinh chỉ có tác
dụng chống phụ nhiễm, kết hợp với biện pháp truyền dịch bằng dung dịch sinh lý
mặn, ngọt và dung dịch Lactate Ringer’s nhằm duy trì cân bằng điện giải cơ thể.
Ngoài ra cần bổ sung dinh dưỡng cho con vật trong lúc bệnh (Lobertti, 2003).

15


Các nhà khoa học đã thành công trong việc tạo ra kháng huyết thanh chống
bệnh Carré nhưng chỉ đạt hiệu quả khi mới chớm bệnh (sau 2 – 3 ngày nhiễm
bệnh). Nên tiêm kháng huyết thanh cho những con khỏe nhưng đã tiếp xúc với chó
bệnh (Vương Đức Chất và Lê Thị Tài, 2004).
Bệnh do Parvovirus trên chó (Canine Parvovirus- CPV)
Bệnh tiêu chảy có máu do Parvovirus trên chó là một bệnh truyền nhiễm cấp
tính nguy hiểm của chó, gây chết hàng loạt ở chó con. Đặc điểm của bệnh là con
vật tiêu ra máu tươi, phân lỏng có lẫn niêm mạc, có mùi tanh đặc trưng, con vật suy
kiệt nhanh. Bệnh có mặt khắp nơi trên thế giới. Ở nước ta, bệnh thường xảy ra ở
những nơi nuôi nhiều chó tập trung và khả năng lây lan của bệnh rất cao, gây thiệt
hại cho đàn chó và thiệt hại cho người nuôi (Nguyễn Văn Biện, 2001).
- Nguyên nhân
Bệnh do Parvovirus gây ra thuộc họ Parvoviridae (Breathnach, 1997). Là
một loại virus nhỏ, tròn và không có màng bao bên ngoài khi quan sát dưới kính
hiển vi điện tử ở những mẫu phân của chó nhiễm bệnh viêm ruột (Zeki, 2004).

Tất cả các giống chó đều mẫn cảm với mầm bệnh trong đó mẫn cảm nhất là
đối với chó trên 2 tháng tuổi vì lúc này kháng thể do mẹ truyền sang qua sữa đầu đã
bắt đầu giảm dần. Các giống chó đặc biệt mẫn cảm như Rottweilers, American Pit,
Bull Terriers, Dobermans, German Shepherd, English Springer Spaniels (Uno,
1999).
Mầm bệnh được bài thải chủ yếu qua phân. Các bệnh phẩm được dùng để
chẩn đoán như hạch amidal, niêm mạc ruột, tủy xương, máu (McCandlish, 1991).
Sự xâm nhập chủ yếu của mầm bệnh là do chó tiếp xúc trực tiếp với phân
của chó có mang mầm bệnh. Parvovirus tồn tại nhiều tháng trong môi trường tự
nhiên nên virus có thể bám vào lông, chân chó, trong giày dép, áo quần và các dụng
cụ trong bếp, đồ dùng của chó cho phép chúng có nhiều cơ hội gây bệnh và phát tán
đi rất xa (McCandlish, 1991).
- Triệu chứng
+ Thể viêm ruột: Là thể phổ biến nhất, xảy ra ở chó mọi lứa tuổi, tuy nhiên bệnh
diễn tiến nhanh và nghiêm trọng hơn đối với chó con (Waner, 2000). Có thể có 3
dạng:

16


×