Tải bản đầy đủ (.ppt) (48 trang)

bài 6 KỸ NĂNG XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở CƠ SỞ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.77 KB, 48 trang )

Bài 6
KỸ NĂNG XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở CƠ SỞ
Thời gian: 04 tiết
Lớp: Trung cấp LLCT - HC
GV.


Mục đích, yêu cầu
*Mục đích
Học viên nhận thức được phong cách lãnh
đạo quản lý của cán bộ lãnh đạo quản lý cấp
cơ sở
* Yêu cầu
Học viên hiểu và vận dụng được trong
công tác ở cơ sở


Câu hỏi: Chính trị là gì?
Trả lời:
Chính trị là tất cả những hoạt động,
những vấn đề gắn với quan hệ giai cấp, dân
tộc, quốc gia và các nhóm xã hội, xoay quanh
một vấn đề trung tâm đó là vấn đề giành, giữ
và sử dụng quyền lực nhà nước


1.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUNG ĐỘT XÃ
HỘI, TÌNH HUỐNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI VÀ
ĐIỂM NÓNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘ


1.1. Xung đột xã hội
1.1.1.Khái niệm xung đột xã hội
Xung đột là trạng thái bất ổn định gây
ra bởi sự đối lập thực tế hoặc do nhận thức về
các nhu cầu, giá trị và lợi ích. Xung đột có
thể từ bên trong hoặc từ bên ngoài.


Khái niệm xung đột xã hội
Xung đột là một khái niệm có thể giúp giải
thích nhiều mặt của đời sống xã hội và sự tan vỡ
xã hội như bất đồng xã hội, các xung đột về lợi
ích, và đấu tranh gữa các cá nhân, nhóm hoặc tổ
chức. Trong thuật ngữ chính trị, “xung đột” có
thể là các cuộc chiến tranh, cách mạng hay cuộc
đấu tranh khác liên quan đến việc sử dụng bạo
lực


1.1.2. Tính tất yếu khách quan của các xung
đột xã hội
Xung đột xa hội là một tất yếu khách
quan của quá trình vận động và phát triển xã
hội. Đó là một trong những trạng thái thường
xuyên của cuộc sống con người, tồn tại ở mọi
cấp độ: xung đột cá nhân – nhân cách… xung
đột giữa các nền văn hóa, văn minh, v.v..


1.1.3. Tính tích cực và tiêu cực của xung đột

xã hội
Có thể nhận thấy rằng, bản thân xung
đột, trong tính chất của chúng tạo ra những tác
động tích cực, đặc biệt là sự cảnh báo xã hội
một cách nghiêm khắc, tạo áp lực cần thiết để
giải quyết các vấn đề không thể trì hoãn (bất
bình đẳng, thiếu dân chủ, yếu kém của đội ngũ
cán bộ,v.v..)


Tính tích cực và tiêu cực của xung đột xã hội
Về khía cạnh xã hội học, hành vi cá
nhân, nhóm tham gia xung đột thường là tập
hợp những hành vi có khuynh hướng lệch
chuẩn, vượt quá chuẩn mực của pháp luật và
đạo đức, luôn chứa đựng nguy cơ đe dọa sự
ổn định xã hội và an ninh trật tự.


1.1.4. Các giai đoạn phát triển của xung đột
xã hội
Giai đoạn ngầm: Nguyên nhân là do
những mâu thuẫn về lợi ích, những bất bình
đẳng về địa vị kinh tế xã hội giữa hai nhóm
xung đột tiềm năng. Nhóm nào cũng muốn
nâng cao địa vị và ưu thế của mình. Trong lúc
đó một nhóm ở trong trạng thái được thỏa
mãn, được đáp ứng, còn nhóm kia thì ngược
lại



Các giai đoạn phát triển của xung đột
xã hội

Giai đoạn công khai: Đó là khi giai
đoạn “ngầm” không được giải tỏa, mâu thuẫn
giữa hai nhóm phát triển cao hơn, tình trạng
bất bình đẳng trầm trọng hơn. Hai bên công
khai cuộc “đấu tranh” để giành lợi ích và địa
vị của mình


Các giai đoạn phát triển của xung đột
xã hội

Giai đoạn căng thẳng: Là hậu quả giai
đoạn công khai không được giải quyết tốt.
các bên đã xác định mục tiêu đấu tranh hình
thức, phương pháp và phương tiện đấu tranh.
Mở rộng, lôi kéo quần chúng vào cuộc đấu
tranh, hình thành các khối, các hình thức liên
kết lực lượng


Các giai đoạn phát triển của xung đột
xã hội

Giai đoạn đối đầu: Là gai đoạn cao của
căng thẳng. Cuộc đấu tranh, dẫn đến khủng
hoảng, xung đột lần lượt bao trùm mọi thành

viên các bên tham gia, có khả năng lan tỏa ra
các khu vực xung quanh, thậm chí trở thành
vẫn đề toàn quốc hoặc quốc tế


Các giai đoạn phát triển của xung đột
xã hội

Giai đoạn không tương dung: Là sự
phát triển của gai đoạn đối đầu. Đặc trưng
của giai đoạn này là sử dụng sức mạnh và bạo
lực, có thể là bạo lực chính trị hoặc bạo lực
vũ trang. Tính chất của gai đoạnh này là “một
mất một còn”


1.1.5. Cảnh báo, quản lý, giải toả xung đột
trong đời sống chính trị
Cảnh báo xung đột, quản lý và giải toả
xung đột là nhiệm vụ đương nhiên của nhà
cầm quyền. Bất kỳ một chính quyền hợp pháp
nào cũng phải đối phó và giải quyết các xung
đột xã hội nói chung, xung đột chính trị nói
riêng


Cảnh báo, quản lý, giải toả xung đột trong đời sống
chính trị

Để cảnh báo tốt các xung đột trước hết

phải có các điều kiện:
Xã hội phải đạt được một trình độ phát
triển nhất định về kinh tế - xã hội, về văn hoá
chính trị, về lòng tin của nhân dân vào chính
quyền và phát luật


Cảnh báo, quản lý, giải toả xung đột trong đời
sống chính trị
Đối với người cầm quyền: Phải trung
thực, có lòng tin vào nhân dân, không giấu
diếm những khó khăn, không được hứa hão
với nhân dân. Đồng thời phải có nghệ thuật
khéo léo để yên lòng dân


Cảnh báo, quản lý, giải toả xung đột trong đời sống
chính trị

Phải có những phương tiện về tổ chức
và kỹ thuật để đủ sức nắm được đầy đủ thông
tin về tình hình thực trong tâm trạng của dân,
những khó khăn vướng mắc của họ.v.v..


Cảnh báo, quản lý, giải toả xung đột trong đời
sống chính trị
Như trên đã nói xung đột phát triển
qua 5 gai đoạn (theo cách phân chia ở
đây). Nhiệm vụ của cảnh báo là đưa ra

quy mô, tính chất, phương án quản lý
giải toả và hậu quả mà xung đột có thể
mang lại


1.2. Tình huống chính trị - xã hội
1.2.1 Khái niệm tình huống
Theo từ điển tiếng việt, tình huống là
“toàn thể những sự việc xảy ra tại một nơi,
trong một thời gian, buộc người ta phải suy
nghĩ, hành động, đối phó, chịu đựng:
Như vậy có thể hiểu những sự kiện
những biết cố diễn ra không bình thường, gay
cấn, phức tạp


1.2.2 Các loại tình huống
- Xung đột xã hội ở mức công khai,
căng thẳng.
- Điểm nóng xã hội.
- Điểm nóng chính trị - xã hội


1.2.3. Khái niệm tình huống chính trị - xã hội
- Là những tình huống diễn ra trong đời
sống chính trị - xã hội, là những sự kiện biến
cố không bình thường, có thể gây nên sự bất
ổn định chính trị - xã hội. Vì vậy nó đòi hỏi
con người phải áp dụng những giải pháp đặc
biệt để giải quyết



Khái niệm tình huống chính trị - xã hội
Những giấu hiệu cơ bản của tình huống
chính trị - xã hội:
+ Sự bất mãn, chống đối của một số bộ
phận nhân dân với một số đại diện chính
quyền nhà nước.
+ Sự xung dột giữa các phe cánh trong
lực lượng cẩm quyền


Khái niệm tình huống chính trị - xã hội
+ Bộ phận chính quyền bất lực, tê liệt
hoặc có khoảng trống quyền lực
+ Khủng hoảng về tư tưởng, niềm tin
+ Các lực lượng tiêu cực, phản động có
điều kiện trỗi dậy gây mất trật tự an ninh xã
hội


Khái niệm tình huống chính trị - xã hội
Một tình huống chính trị - xã hội
không nhất thiết phải có đầy đủ các dấu
hiệu trên mà có thể chỉ cần một vài dấu
hiệu nào đó, gây nên bất ổn định chính trị
- xã hội


1.2.4 Nguyên nhân của tình huống chính trị xã hội

Nguyên nhân khách quan từ sự biến
động, biến đổi của kinh tế, chính trị, xã hội
nằm ngoài ý thức, chủ thể cầm quyền.
Những nguyên nhân chủ quan là do sai
lầm, yếu kém của chủ thể cầm quyền


×