Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Giáo Dục Pháp Luật Ở Trường Chính Trị Tỉnh Bạc Liêu Hiện Nay – Thực Trạng Và Giải Pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.46 MB, 52 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ Q ư ố c GIA H ồ CHÍ MINH

LUẠN VAN TOT NGHIỆP
ĐẠI HỌC CHÍNH TRỊ TẠI CHỨC TỈNH BẠC LIÊU
KHÓA 1 (2000 - 2003)

ĐỀ TÀI:
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT ở TRƯỜNG CHÍNH TRỊ
TỈNH BẠC LIÊU HIỆN NAY - THựC TRẠNG VÀ PHẢI PHÁP

3923
HỌC VIÊN: LÊ HẢI LÂM
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH BẠC LIÊU

NGƯỜI HƯỚNG DẪN : TIÊN s ĩ TRỊNH ĐỨC THẢO
GIẢNG VIÊN CHÍNH KHOA : NHÀ NƯỚC - PHÁP LUẬT

BẠC LIÊU : 8 - 2003


MỤC LỤC

MỞ ĐÂU : ị Từ trang 03 đến trang 06 )
1. Tính cấp tiết của đề tài (lý do chọn đề tài)
2. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn.
3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4. Kết câu của luận văn
NỘI DUNG:
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VE GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
Ở TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH BẠC LIÊU


(Từ trang 7 đến trang 22)
1.1. Khái niệm một số vấn đề về giáo dục pháp lu ậ t. ( trang 7 )
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và mục đích của giáo dục pháp luật.
1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của giáo dục pháp luật.
1.1.1.2. Mục đích của giáo dục pháp luật.
1.2. Chủ thể, đối tượng giáo dục pháp luật, (trang 15)
1.3. Nội dung và hình thức giáo dục pháp luật, (trang 16)
1.3.1. Nội dung giáo dục pháp luật.
1.3.2. Hình thức giáo dục pháp luật.
1.4. Giáo dục pháp luật yêu cầu cấp bách hiện nay. (trang 18)
CHƯƠNG II
THựC TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT ở
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH BẠC LIÊU THỜI GIAN QUA 1997-2003
( Từ trang 23 đến trang 40 )
2.1. Khái quát tình hình ở Trường Chính Trị tỉnh Bạc Liêu .(trang 23)


2.2.
Thực trạng giáo dục pháp luật ở Trường Chính Trị tỉnh Bạc Liêu
1997 - 2003. (trang 26)
2.2.1. Mục đích giảng dạy pháp luật ở trường chính trị tỉnh
Bạc Liêu.
2.2.2. Nội dung giảng dạy pháp luật ở trường chính trị tỉnh
Bạc Liêu.
2.2.3. Hình thức và phương pháp giảng dạy pháp luật ở trường
chính trị tỉnh Bạc Liêu.
2.2.4. Chủ thể giáo dục và hoạt động dạy ở trường chính trị tỉnh
Bạc Liêu.
2.2.5. Đôi tượng giáo dục và hoạt động học ở trường chính trị tỉnh
Bạc Liêu.

2.3. Đánh giá chung, (trang 35)
2.4. Giáo dục pháp luật trong trường chính trị tỉnh yêu cầu cấp bách
hiện nay. (trang 39)
CHƯƠNG III
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHAM t ă n g c ư ờ n g
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT Ở TRƯỜNG CHÍNH TRỊ
TỈNH b ạ c l iê u h iệ n n a y
(Từ trang 41 đến trang 47 )
3.1. Phương hướng nhằm tăng cường giáo dục pháp luật ở trường
chính trị tỉnh Bạc Liêu hiện nay. (trang 41)
3.2. Các giải pháp, (trang 42)
KẾT LUẬN
( Từ trang 48 đến 5 0 )
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
( Trang 51 )
2


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐE t à i :
Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh
đạo đã và đang đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nền kinh tế tăng
trưởng khá, đời sông vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng
được cải thiện và nâng cao, tình hình an ninh chính trị ổn định, vị thế
đất nước trong quan hệ quốc tế được nâng cao, Đảng và Nhà nước có
thêm nhiều kinh nghiệm trong lãnh đạo, điều hành và quản lý đất nước,
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang từng bước xây
dựng và hoàn thiện.
Tuy nhiên, nền kinh tế đất nước cũng đã bộc lộ những m ặt trái,
những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, nhiều vấn đề xã hội mới

nãy sinh, hiện tượng tham nhũng, buôn lậu, lãng phí ngày càng phức
tạp, các biện pháp ngăn chặn chưa đạt hiệu quả cao, tình hình hoạt
động của các loại tội phạm và tệ nạn xã hội xuất hiện với nhiều diễn
biến phức tạp đa dạng. Hơn nữa trước xu thế quốc tế hóa đời sông xã
hội, nước ta đang chủ động hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế
giới, vừa có những thuận lợi, khó khăn, thời cơ, nguy cơ và thách thức
đan xen nhau.
Các thế lực thù địch thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình, tiến
hành chông phá ta toàn diện trên nhiều lĩnh vực . . . Những vấn đề trên
đặt ra cho Đảng và Nhà nước những nhiệm vụ ngày càng nặng nề, đòi
hỏi Nhà nước phải không ngừng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp
luật cần phải được sửa đổi bổ sung hoàn chỉnh, phát huy dân chủ, tăng
cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Hoạt động tuyên truyền giáo dục
pháp luật đồng thời giáo dục và nâng cao đạo đức, xây dựng nền văn

3


hóa mới tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc được đ ặt ra như một yêu cầu
cấp thiết.
Khi đã có pháp luật, muốn tăng cường pháp chế thì phải tăng
cường hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật trong xã hội, để mọi
cán bộ, mọi công dân hình thành ý thức và thói quen sông và làm việc
theo hiến pháp và pháp luật, nâng cao trình độ văn hóa pháp lý trong
đời sông xã hội.
Đ ể thực hiện nhiệm vụ giải thích, tuyên truyền, phổ biến pháp
luật đưa pháp luật vào cuộc sông, thì công tác giáo dục pháp luật là một
kênh quan trọng, cơ bản góp phần đào tạo những con người có hiểu biết
tương đôi hệ thông về kiến thức pháp luật, từng bước hình thành tình
cảm pháp luật, niềm tin pháp luật, ý thức pháp luật.

Trường chính trị là một trong những cơ sở thực hiện nhiệm vụ đào
tạo bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý chủ chốt chủ yếu cho hệ thông
chính trị cơ sở. Nội dung đào tạo của Trường vừa trang bị cho học viên
lý luận Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vừa trang bị cho học viên
hiểu biết về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước hệ thống luật
pháp hiện hành của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Giúp cho cán bộ cơ sở có được những kiến thức cơ bản để hình thành
th ế giới quan, phương pháp luận khoa học; những kiến thức cơ bản về
Nhà nước và pháp luật sẽ làm cơ sở, căn cứ cho hoạt động thực tiễn
của người học sau khi ra trường.
Những năm qua hệ thông các trường chính trị đã có những đóng
góp tích cực cho nhiệm vụ giáo dục pháp luật, cũng đã nhiều lần đổi
mới nội dung, phương pháp giảng dạy pháp luật, tuy nhiên hiệu quả,
chất lượng giáo dục pháp luật của trường chính trị vẫn chưa cao, còn
nhiều bất cập, lực lượng còn yếu, còn ít.

* 7 4
/


Nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục pháp luật là vấn đề vừa
cấp bách vừa lâu dài. Thời gian qua chưa có một công trình khoa học
nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện nhằm để nâng cao chất
lượng hiệu quả giáo dục pháp luật của trường chính trị.
Là một cán bộ công tác ở trường chính trị, trực tiếp giảng dạy
pháp luật nên tôi chọn đề tài : “ Giáo dục pháp luật ở trường chính trị
tỉnh Bạc Liêu hiện nay - Thực trạng và giải pháp ” làm luận văn tốt
nghiệp khóa học.
2. MUC ĐÍCH . NHIỀM v u CỦA ĐE


tài

:

- Mục đích của luận văn là từ cơ sở đánh giá thực trạng giáo dục
pháp luật ở trường chính trị tỉnh Bạc Liêu, luận văn nêu ra một số giải
pháp nhằm tăng cường giáo dục pháp luật ở trường chính trị ở tỉnh Bạc
Liêu hiện nay.
- Đ ể thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ sau :
«





'

*





+ Tìm hiểu một số vấn đề lý luận về giáo dục pháp luật.
+ Phân tích đánh giá thực trạng giáo dục pháp luật ở trường
chính trị tỉnh Bạc Liêu thời gian qua.
+ Nêu một sô" phương hướng và giải pháp tăng cường công tác
giáo dục pháp luật ở trường chính trị tỉnh Bạc Liêu hiện nay.
3. C ơ SỞ LÝ LUÂN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIỀN


cứ u :

- Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sỏ lý luận của chủ
nghĩa Mác - LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh về lý luận Nhà nước pháp
luật nói chung và giáo dục pháp luật nói riêng.


- Phương pháp nghiên cứu của luận văn là sử dụng phương pháp
phân tích, tổng hợp, có so sánh đối chiếu kết hợp với các phương pháp
khác : Phương pháp lịch sử cụ thể ; thông kê, điều tra xã hội học . . .
4. KẾT CẨU CỦA LUÃN VÂN :
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn
chia làm 3 chương :
- Chương I : Một sô" vân đề lý luận về giáo dục pháp luật ở
trường chính trị tỉnh Bạc Liều.
- Chương II : Thực trạng giáo dục pháp luật ở trường chính trị
tỉnh Bạc Liêu thời gian qua 1997 - 2003.
- Chương III : Phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường
giáo dục pháp luật ở trường chính trị tỉnh Bạc Liêu hiện nay.

6


CHƯƠNGI
MỘT SỐ VÂN ĐỀ LÝ LUẬN vỀ GIÁO DỤC PHẤP LUẬT
ở TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH BẠC LIÊU
1.1. KHÁI QUÁT MỐT SỔ VẨN

đ e g iả o


DUC

phá p

LUÂT :

1.1.1. Khái niêm, đăc điểm và muc đích của giáo duc
pháp luât:
1.1.1.1. Khái niêm và đăc điểm giáo duc pháp luât i
Cho đến nay, lý luận về giáo dục pháp luật chưa được đề cập 1
cách đầy đủ và có hệ thông, khái niệm giáo dục vẫn chưa có quan niệm
thông nhất, thực tiễn hiện nay còn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về
giáo dục pháp luật.
Nghiên cứu các tài liệu hiện hành cho thấy có 1 sỏ" quan niệm,
chẳng hạn có quan niệm : Coi giáo dục pháp luật chỉ là những hoạt động
thông qua phổ biến tuyên truyền, giải thích pháp luật. Chỉ cần làm tốt
công tác thông tin tuyên truyền, phổ thông đại chúng là làm tốt công tác
giáo dục pháp luật.
Quan niệm khác đồng nhất hoặc coi giáo dục pháp luật chỉ là 1 bộ
phận của giáo dục chính trị, tư tưởng và giáo dục đạo đức ; cho rằng
giáo dục chính trị, tư tưởng hay giáo dục đạo đức là đã đủ hình thành ở
đôi tượng giáo dục ý thức pháp luật.
Tất cả các quan niệm trên là chưa đầy đủ, còn mang tính phiến
diện, một chiều, chưa thây hết đặc thù của sự tác động hoặc giá trị xã
hội vốn có của pháp luật.

7


Nhiều ý kiến đồng tình cho rằng, để hiểu khái niệm giáo dục pháp

luật, phải xuất phát từ khái niệm giáo dục của khoa học sư phạm. Trong
khoa học sư phạm, giáo dục được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Giáo dục theo nghĩa rộng, đó là sự ảnh hưởng tác động của những
điều kiện khách quan như môi trường sống, chế độ xã hội, trình độ phát
triển kinh tế, phong tục tập quán . . . và sự tác động của nhân tố chủ
quan như sự tác động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch của
con người.
Theo nghĩa hẹp, giáo dục là hoạt động có ý thức, có mục đích, có
kế hoạch của chủ thể giáo dục tác động lên khách thể (hay đốì tượng)
giáo dục, nhằm truyền bá những kinh nghiệm đấu tranh và sản xuất,
những tri thức về tự nhiên xã hội và tư duy, để họ có đầy đủ khả năng
tham gia vào lao động và đời sống xã hội.
Giáo dục pháp luật là sự sử dụng những hình thức khác nhau, tác
động có hệ thông và thường xuyên tới ý thức của con người, nhằm trang
bị cho mỗi người những kiến thức pháp lý nhất định để từ đó họ có nhận
thức đúng đắn về pháp luật, tôn trọng và tự giác xử sự theo yêu cầu của
pháp luật.
Giáo dục pháp luật trong thực tiễn hiện nay, theo quan niệm chung
của nhiều nhà khoa học lý luận cũng được xuất phát từ nghĩa hẹp của
giáo dục, qua các yếu tô" cụ thể, theo đó, giáo dục pháp luật được hiểu
là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo
dục pháp luật, tác động lên đôi tượng giáo dục, nhằm hình thành ở họ tri
thức pháp luật, tình cảm và hành vi phù hợp với các đòi hỏi của hệ
thông pháp luật hiện hành.


Từ khái niệm giáo dục pháp luật nêu trên, cho thấy giáo dục pháp
luật chỉ là 1 yếu tô" đóng vai trò chủ đạo của quá trình hình thành ý thức
pháp luật của cá nhân con người và có những đặc điểm sau :
- Hoạt động xây dựng pháp luật cần phải đảm bảo sao cho mỗi

người dân dể dàng nắm vững được pháp luật có liên quan đến quyền và
nghĩa vụ của mình, có như vậy hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo
dục đào tạo pháp luật mới đạt kết quả tốt, tất nhiên hoạt động tuyên
truyền phổ biến giáo dục đào tạo pháp luật phải tính đến các yếu tô" là
thành phần dân cư rất đa dạng, nghề nghiệp cũng đa dạng, địa bàn sinh
sống khác nhau ; trình độ dân trí, truyền thông, tập quán, văn hóa ,học
vân, nhu cầu tìm hiểu pháp luật . . . và khả năng tiếp nhận kiến thức
trong các nhóm xã hội cũng không giống nhau cho nên hoạt động tuyên
truyền phổ biến giáo dục đào tạo pháp luật đều có sự phân biệt về biện
pháp, mức độ đôi với các đôi tượng và nhóm cư dân khác nhau.
-Toàn bộ các hoạt động giải thích tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục đào tạo pháp luật đều là những hoạt động hướng tới hình thành ý
thức pháp luật của mọi người và văn hóa pháp lý trong xã hội, nhưng
mỗi hoạt động có điểm không giống nhau về biện pháp, chủ thể tiến
hành, đốì tượng tác động, nội dung mức độ sâu rộng như :
+ Giải thích pháp luật, là làm sáng tỏ nội dung, ý nghĩa các quy
định pháp luật để mọi chủ thể hiểu đúng, hiểu như nhau về nội dung và
tinh thần của các quy định pháp luật làm cơ sở cho việc tuyên truyền,
giáo dục đào tạo pháp luật, thực hiện pháp luật.
+ Tuyên truyền pháp luật là sự truyền tải thông tin về pháp luật
hiện hành một cách rộng rãi không hạn chế về phạm vi, giới hạn của
các chủ thể của quan hệ xã hội tức là tới mọi công dân. Đó là sự thông
tin toàn diện, chung nhâ"t về hệ thô"ng pháp luật hiện hành nhưng không
sâu về nội dung .

*7*UlKf 9


Tuyên truyền pháp luật ở một mức độ nhất định là đồng nghĩa
với phổ biến pháp luật, sự đồng nghĩa thể hiện ở chỗ cả hai hoạt động

này đều là sự truyền tải thông tin pháp luật đáp ứng nhu cầu hiểu biết
về pháp luật của các tầng lớp dân cư, các nhóm xã hội, những người
hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật cũng có sự khác biệt là :
+ Phổ biến pháp luật tức là sự truyền tải thông tin pháp luật cụ
thể hơn, có định hướng, mục đích, có đốì tượng xác định hơn. Tiêu
chuẩn để đánh giá sự xác định của các đối tượng thể hiện ở chỗ đôì
tượng đó cần phải nấm vững về nội dung thông tin, vì nó là thiết thực,
là đòi hỏi bức xúc, sự cần thiết trước mắt.
Tuyên truyền pháp luật cũng như phổ biến pháp luật đều nhằm
những mục đích nhất định. Cả hai đều có môi quan hệ mật thiết với
nhau, có sự hỗ trợ cho nhau và đều có nhiệm vụ, phục vụ cho việc đưa
pháp luật vào cuộc sông, xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật.
-Đào tạo pháp luật là một loại hình của thông tin pháp lý,nhằm
mục đích đào tạo ra các chuyên gia về pháp luật, đảm nhận các chức vụ
nghiên cứu, giảng dạy pháp luật, làm nhiệm vụ áp dụng pháp luật, thực
hiện pháp luật.
-Khác với giải thích, tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Giáo dục
pháp luật là sự truyền tải thông tin pháp luật có định hướng, mục đích :
Nâng cao ý thức pháp luật, hình thành lối sông tuân thủ pháp luật trong
nhân dân.
-Nếu như mục đích của tuyến truyền, phổ biến pháp luật là làm
cho công dân hiểu biết về pháp luật, biết được quyền và nghĩa vụ của
mình, thì mục đích của giáo dục pháp luật là làm cho công dân tự giác
tuân thủ pháp luật, có ý thức pháp luật cao, tăng cường hiệu quả của
pháp luật.

ì***? w


-Giáo dục pháp luật sẽ hình thành hệ thông tri thức pháp luật, làm

cho công dân hình thành niềm tin pháp luật, hình thành những hành vi
tích cực xã hội và hợp pháp.
w C ũng cần phải nhận thức rõ môi quan hệ giữa pháp luật với
pháp chế, với ý thức pháp luật - giữa ý thức pháp luật với văn hóa
pháp lý :
-Pháp luật là hệ thống các quy phạm ( quy tắc xử sự ) do Nhà
nước ban hành có chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội ; còn pháp
chế là phạm trù thể hiện những yêu cầu, đòi hỏi đôi với các chủ thể
trong các quan hệ pháp luật phải tôn trọng và thực hiện đúng pháp luật.
-Pháp luật là tiền đề của pháp chế, do đó hệ thống pháp luật phải
được xây dựng đầy đủ, đồng bộ, hoàn chỉnh và có hiệu lực thực sự khi
nó dựa trên cơ sở vững chắc của nền pháp chế, pháp chế là nguyên tắc
tể chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội
và đoàn thể nhân dân ; mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn
khổ hiến pháp và pháp luật.
Pháp chế là nguyên tắc xử sự của mọi công dân, mọi người đều
bình đấng trước pháp luật và điều đặc biệt quan trọng là trong các biện
pháp tăng cường pháp chế trước hết vẫn là công tác xây dựng pháp luật
và đẩy mạnh công tác giải thích pháp l u ậ t ; thông tin tuyên truyền giáo
dục, đào tạo pháp luật nâng cao ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý
của nhân dân.
- v ề môi quan hệ giữa pháp luật với ý thức pháp luật :ý thức pháp
luật là một hình thái ý thức xã hội,là một trong những biểu hiện của
trình độ văn hóa xã hội, ý thức pháp luật cùng với pháp luật và các hiện
tượng pháp lý khác cấu thành thượng tầng kiến trúc pháp lý của xã hội
chịu sự quy định của tồn tại xã hội, ý thức pháp luật và pháp luật là hai

ĩĩ



hiện tượng pháp lý khác nhau nhưng có môi quan hệ biện chứng với
nhau, quan hệ biện chứng đó được thể hiện :
+ Ý thức pháp luật là tiền đề trực tiếp cho hoạt động xây dựng
pháp luật, ý thức pháp luật cao, cho phép đánh giá đúng đắn tầm quan
trọng pháp lý của các quan hệ xã hội, từ đó xây dựng pháp luật để điều
chỉnh các quan hệ xã hội, ý thức pháp luật cao cũng đảm bảo cho hoạt
động soạn thảo, xây dựng dự án pháp luật được tiến hành tốt.
+ Sự thực hiện pháp luật cũng tùy thuộc vào trình độ nhận thức
pháp luật và trạng thái tâm lý pháp luật của con người. Pháp luật điều
chỉnh hành vi của các chủ thể pháp luật thông qua sự tác động vào ý
thức của họ. Đôi với cá nhân, hoạt động nhận thức các yêu cầu của quy
phạm pháp luật, từ đó xác lập động cơ mục đích, lựa chọn phương án xử
sự bao giờ cũng xảy ra trước khi chủ thể đó thực hiện hành vi pháp luật.
Do vậy, ý thức pháp luật của chủ thể càng cao thì sự tuân thủ pháp luật,
sử dụng pháp luật, chấp hành pháp luật càng đúng đắn.
Ý thức pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động áp
dụng pháp luật, để giải quyết vụ việc cá biệt - cụ thể, người có thẩm
quyền phải thu thập nhanh chóng, phân tích chính xác các tình tiết, xác
định rõ các đặc trưng pháp lý của vụ việc. Trên cơ sở đó, lựa chọn quy
phạm pháp luật thích ứng, làm rõ nội dung tư tưởng của quy phạm pháp
luật được lựa chọn để giải quyết vụ việc, ra quyết định áp dụng pháp
luật hợp pháp, hợp lý và tổ chức thi hành quyết định ấy trên thực tế. Do
đó ý thức pháp luật của người có thẩm quyền áp dụng pháp luật càng
cao thì hoạt động áp dụng pháp luật càng đúng đắn và hiệu quả.
+ Pháp luật chịu sự tác động của ý thức pháp luật nhưng ngược lại
nó cũng tác động tích cực đến việc hình thành, củng cố, phát triển ý
thức pháp luật. Pháp luật với những đặc trưng vốn có của nó nhất là tính
bắt buộc chung là phương tiện rất có hiệu quả truyền bá ý thức pháp
luật xã hội, nâng cao ý thức pháp luật của cá nhân.
07ta*ỹ Ĩ2



- Giữa ý thức pháp luật với văn hóa pháp lý và giáo dục pháp
luật : Văn hóa pháp lý là 1 bộ phận cấu thành của nền văn hóa nói
chung ; văn hóa pháp lý có khái niệm rộng hơn ý thức pháp luật, ý thức
pháp luật chỉ là một bộ phận của văn hóa pháp lý.
+ Một cá nhân có văn hóa pháp lý nghĩa là cá nhân đó có trình độ
kiến thức về các quy phạm pháp luật hiện hành, có thái độ tôn trọng đôi
với pháp luật, hình thành những xử sự phù hợp với yêu cầu của pháp
luật, có sự phản ứng và đánh giá đúng đắn đối với hành vi pháp luật
của các cá nhân khác. Văn hóa pháp lý là sự thông nhất của các yếu
tô": Kiến thức pháp lý, đánh giá và xử sự phù hợp với pháp luật.
+ Là một hình thức đặc thù của văn hóa, văn hóa pháp lý liên hệ
m ật thiết với văn hóa đạo đức, văn hóa chính trị. Việc hình thành và
phát triển văn hóa pháp lý là công việc có tầm quan trọng đặc biệt
trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam Xã hội chủ
nghĩa, để xây dựng nền văn hóa pháp lý phải đẩy mạnh công tác giáo
dục pháp luật cho các thành viên trong xã hội.
1.1.1.2. Muc đích của ẹiáo duc pháp lu â t:
Việc xác định mục đích giáo dục pháp luật trong quá trình giáo
dục pháp luật có ý nghĩa hết sức quan trọng cả trong lý luận lẫn thực
tiễn giáo dục pháp luật.
Mục đích giáo dục pháp luật sẽ là cơ sở cho việc đặt ra các
nguyên tắc, phạm trù, nội dung, phương pháp, phương tiện giáo dục
pháp luật hướng tới và trong nhiều trường hợp, xuất phát từ những mục
đích xã hội nào được ưu tiên đặt ra trước của quá trình giáo dục pháp
luật, để lựa chọn các hình thức, các phương pháp giáo dục cụ thể thích
hợp để tập trung tác động hướng tới, nhằm đạt được những mục đích của
giáo dục pháp luật trong từng nấc bậc nhất định. Việc xác định chính


07%
ổntỹ Ỉ3


xác hay phiến diện, sai lầm về mục đích của giáo dục pháp luật đều có
ảnh hưởng, tác động tới chất lượng tốt hay xấu của giáo dục pháp luật.
Theo quan điểm chung của nhiều nhà khoa học, giáo dục pháp
luật bao gồm mấy mục đích sau đây :
- Trang bị, cung cấp, bồi dưỡng và nâng cao tri thức pháp luật,
xuất phát từ đòi hỏi của các đối tượng giáo dục pháp luật khác nhau,
phù hợp với các điều kiện và hoàn cảnh cụ thể .
- Hình thành tình cảm, lòng tin pháp luật.
- Xây dựng thói quen vững chắc, xử sự theo những đòi hỏi của
pháp luật. Việc phân chia mục đích giáo dục pháp luật như trên cũng chỉ
mang tính tương đối, cho phép tính toán chính xác hơn điểm đặc thù của
giáo dục pháp luật trong hệ thống các dạng giáo dục thống nhất, cho
pháp tính toán sử dụng các hình thức, phương tiện và phương pháp giáo
dục khác nhau để đạt được mục đích cuối cùng. Tuy nhiên, cũng giông
như tính quan hệ hữu cơ giữa các mục đích của giáo dục nói chung, các
mục đích của giáo dục pháp luật cũng có sự đan xen, quan hệ qua lại
trong môi liên hệ hữu cơ thống nhất. Từ tri thức pháp luật đến tính tự
giác, từ tính tự giác tới tính tích cực, từ tính tích cực đến thói quen xử sự
theo pháp luật và ngược lại, khi có thói quen xử sự theo pháp luật lại
củng cô", làm cơ sỏ cho lòng tin tình cảm pháp lu ậ t; cho sự củng cô" mở
rộng tri thức pháp luật.
Do đó khi tiến hành giáo dục pháp luật cũng đều phải hướng hoạt
động giáo dục pháp luật vào cả 3 mục đích của giáo dục pháp luật, tất
nhiên trong quá trình hoạt động ấy, phải tính toán đến các giai đoạn
tầng cấp của nó và tính đến những điểm đặc thù riêng của giáo dục
pháp luật là :


Ĩ4


- Có mục đích giáo dục riêng, đó là hoạt động mang tính định
hướng, nhằm hình thành tri thức, tình cảm và thói quen xử sự phù hợp
với quy định của pháp luật.
- Có nội dung giáo dục riêng, đó là sự tác động có định hướng với
nội dung cơ bản, là sự truyền tải tri thức của nhân loại nói chung của
Nhà nước nói riêng về 2 hiện tượng Nhà nước và pháp luật, trong đó
pháp luật thực định là cực kỳ quan trọng.
- Xét trên các yếu tô" chủ thể, đối tượng, hình thức, phương pháp
giáo dục pháp luật cũng có những nét riêng đặc thù, đó là giáo dục pháp
luật là quá trình tác động lâu dài, thường xuyên liên tục chứ không phải
là sự tác động 1 lần của chủ thể lên đốì tượng giáo dục. Vì thế giáo dục
pháp luật trở thành sợi chỉ đỏ xuyên nối qua gia đình, nhà trường, các
tập thể lao động, các tổ chức Đảng, Nhà nước, đoàn thể xã hội.
Nhấn tô" con người với hành ví hợp pháp, đóng vai trò chủ đạo
trong quá trình tác động qua lại giữa người giáo dục (chủ thể) với người
được giáo dục (đối tượng). Người được giáo dục là người chịu sự tác
động có tổ chức, có định hướng các thông tin pháp luật ; Vì vậy, hiểu
biết trình độ, đặc điểm nhân thân của người được giáo dục là đòi hỏi
hàng đầu đối với người giáo dục, đồng thời người giáo dục cần phải nắm
vững tri thức pháp luật, biết cách truyền tải nó và hơn thế nữa phải là
tấm gương, hình mẫu trong việc tuân thủ theo pháp luật.
1.2. CHỦ THỂ. ĐỔI TƯƠNG GIẢO DUC PHÁP LUÂT :
Chủ thể nói chung được hiểu là “ đôi tượng gây ra hành động
mang tính tác động trong quan hệ đối lập với đối tượng bị chi phối của
hành động tác động, gọi là khách thể ”. Trong lý luận giáo dục học, chủ
thể giáo dục là những thầy, cô giáo và tất cả những người làm công tác

giáo dục khác - vận dụng vào giáo dục pháp luật, có thể hiểu, chủ thể
giáo dục pháp luật là người hoạt động giáo dục pháp luật hay nói cách
ĩ5


khác, chủ thể giáo dục pháp luật được hiểu là tất cả những người mà
theo chức năng, nhiệm vụ hay trách nhiệm xã hội đã tham gia góp phần
vào việc thực hiện các mục tiêu giáo dục pháp luật.
Việc xác định chủ thể và đối tượng giáo dục pháp luật cũng có ý
nghĩa rất quan trọng trong lý luận và thực tiễn giáo dục pháp luật. Trên
cơ sở môi quan hệ, sự tác động qua lại lẫn nhau giữa chủ thể giáo dục
và đối tượng giáo dục pháp luật trong quá trình giáo dục pháp luật, trong
đó chủ yếu là sự tác động có ý thức, có mục đích, có k ế hoạch của người
giáo dục lên đối tượng giáo dục, cho phép xác định chính xác hơn
những nhu cầu, khả năng và điều kiện tiếp nhận tác động giáo dục pháp
luật của các đối tượng giáo dục cũng như các yêu cầu, đòi hỏi khách
quan đối với các chủ thể giáo dục pháp luật trong việc xác định các nội
dung, hình thức phương tiện, biện pháp phù hợp, để tiếp cận với đối
tượng giáo dục pháp luật một cách có hiệu quả nhất.
1.3. NÔI DUNG. HÌNH THỨC GIẢO DUC PHẤP LUẲT :

1.3.1. Nôi dung giáo duc pháp luât:
Xuất phát từ mục đích và nhiệm vụ của giáo dục pháp luật, là
căn cứ để xác định phạm vi, nội dung giáo dục pháp luật. Phạm vi, nội
dung giáo dục pháp luật theo quan điểm chung nhất hiện nay, bao gồm :
- Các thông tin về pháp luật ( bao gồm cả kiến thức pháp luật cơ
bản và văn bản pháp luật thực đ ịn h ).
- Các thông tin về việc tuân thủ, thực hiện pháp luật, về tình hình
vi phạm pháp luật, về việc điều tra xử lý các vi phạm pháp luật.
- Các thông tin về kết quả nghiên cứu, điều tra xét lọc trong việc

thực hiện, áp dụng pháp l u ậ t ; về vai trò vị trí, sự tác động của các văn
bản pháp luật đối với đời sống kinh tế xã hội, đối với từng đối tượng, các
ĩ6


tầng lớp dân cư. Đồng thời phản ảnh những nhu cầu, nguyện vọng, ý
kiến phản ảnh, đề xuất của nhân dân, của các chuyên gia pháp l u ậ t . . .
trong việc xây dựng hoàn thiện pháp luật.
- Các thông tin quy định hướng dẫn hành vi pháp luật cụ thể của
công dân ( như quyền và các nghĩa vụ pháp luật, các quy trình thủ tục để
bảo vệ các quyền hợp pháp ).
Căn cứ vào nhu cầu và đặc điểm của đối tượng giáo dục pháp luật,
người ta thường phân định nội dung giáo dục pháp luật thành 3 mức, cấp
độ khác nhau như :
+ Cấp độ tối thiểu về giáo dục pháp luật phổ cập cho mọi công
dân ; ở cấp độ này bao gồm những nội dung tối thiểu, phổ thông phù hợp
với đối tượng là quảng đại quần chúng nhân dân lao động, nhằm giúp họ
hình thành những tri thức tối thiểu, những thói quen đơn giản trong việc
tuân thủ pháp luật, biết sử dụng pháp luật để thực hiện, bảo vệ các
quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
+ Cấp độ giáo dục pháp luật theo yêu cầu ngành nghề của những
công dân hoạt động trong từng lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật, văn hóa - xã
hội - nội dung giáo dục pháp luật ở cấp độ này thường có tính tổng hợp,
hệ thống, nền tảng bao gồm : Hệ thống các khái niệm, phạm trù cơ bản
của khoa học pháp lý (như bản chất vai trò của pháp luật, nguồn và hình
thức pháp lu ậ t; quy phạm và quan hệ pháp luật, hệ thông pháp lu ậ t...);
tri thức về các ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật ; tri thức cơ'
bản về xây dựng và thực hiện pháp luật, cơ chế bảo vệ pháp luật, xử lý
vi phạm hành chính và một sô" luật thực định liên quan trực tiếp tới lĩnh
vực hoạt động của đôi tượng ; các quyền và nghĩa vụ công dân trong

lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp và các trình tự, thủ tục giải quyết các
tranh chấp pháp lý . . .

C- 3923
Ĩ7


+ c ấ p độ giáo dục có tính chuyên ngành luật, đây là cấp độ cao
nhất của giáo dục pháp luật, bao gồm những tri thức pháp luật mang tính
chuyên sâu về các ngành luật trong hệ thông pháp lu ậ t; những kỷ năng,
kỷ xảo, thao tác nghề nghiệp về pháp luật và cả những nội dung giáo
dục đạo đức nghề nghiệp . . . nội dung giáo dục pháp luật ở cấp độ này,
thường chủ yếu dành cho việc đào tạo các đối tượng trở thành chuyên
gia pháp lý, các luật gia cho các tổ chức nghề nghiệp về luật.

1.3.2. Hình thức giáo duc pháp luât:
Qua thực tiễn cũng như qua nghiên cứu lý luận về mục tiêu,
nội dung chủ thể, đốì tượng giáo dục pháp luật theo quan điểm chung
nhất hiện nay thì hình thức giáo dục pháp luật được chia làm 2 loại cơ
bản :
- Các hình thức giáo dục pháp luật mang tính phổ biến, truyền
thông n h ư : Phổ biến, nói chuyện pháp luật trong các hội nghị, hội thảo,
cuộc họp, câu lạc bộ pháp lý ; tuyên truyền phổ biến pháp luật qua các
phương tiện thông tin đại chúng ; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về pháp
lu ậ t; thông tin cổ động ; dạy và học pháp luật trong các trường học.
- Các hình thức giáo dục pháp luật đặc thù, đây là các hoạt động
định hướng giáo dục công dân, thông qua các hoạt động lập pháp - hành
pháp - tư pháp của các cơ quan Nhà nước ( Quốc hội, Chính phủ, Toàn
án nhân dân, Viện kiểm sát nhân d â n ).
1.4.

HIỀN NAY :

GIÁO DUC PHÁP LUÂT. YỀU CẮU CẤP BÁCH

Tính cấp bách của vân đề được thể hiện trong hệ thống các
quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng ta, đó là :

*7>uJ%


-Văn kiện Đại hội V : “ Nhà nước phải khẩn trương cụ thể hóa
hiến pháp mới bằng hệ thông pháp luật, chú trọng từng bước xây dựng
hệ thông pháp luật kinh tế và pháp luật về an ninh xã hội, phải thường
xuyên phổ biến giải thích pháp luật trong các tầng lớp nhân dân, đưa
việc giáo dục pháp luật vào các trường đại học, các cấp học, xây dựng
ý thức sống có pháp luật và tôn trọng pháp luật
-Văn kiện đại hội VI cũng đã chỉ rõ : “ Coi trọng công tác giáo
dục, tuyên truyền, giải thích pháp luật ” và “ cần sử dụng nhiều hình
thức và biện pháp để giáo dục nâng cao ý thức pháp luật cho
nhân dân ” .
-Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta tổng kết :
“ Trong 15 năm tiến hành đổi mới, các nghị quyết Đại hội VI, Đại hội
VII, Đại hội VIII, các Nghị quyết Trung ương 8 khóa VII, Nghị quyết
Trung ương 3, Nghị quyết trung ương 6 (lần 2), Nghị quyết Trung ương 7
khóa VIII đã đề cập 1 cách toàn diện từ đánh giá thực trạng, chỉ rõ
nguyên nhân, đến xác định hệ thông các quan điểm chỉ đạo, các nhiệm
vụ và giải pháp nhằm xây dựng nhà nước trong sạch vững mạnh, phát
huy dân chủ, tăng cường pháp chế ” “ Đánh dấu bước phát triển mới về
nhận thức của Đảng ta về nhà nước trong điện kiện mới - thể hiện sự
kiên định của Đảng ta đốì với các vấn đề thuộc nguyên tắc; bản chất

của Nhà nước xã hội chủ nghĩa do nhân dân lao động làm chủ và Đảng
cộng sản lãnh đạo - tạo cơ sở cho việc xây dựng và ban hành hiến pháp
1992 và hệ thông pháp luật cũng như toàn bộ quá trình đổi mới tổ chức
và hoạt động của bộ máy nhà nước
- Đại hội IX của Đảng, đánh giá và định hướng : Thực tế
những năm qua, tuy có mặt yếu kém và khuyết điểm nhưng : “ Nhà
nước tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện, nền hành chính được cải
cách một bước, quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực được
phát huy, một số chính sách và quy chế đảm bảo quyền làm chủ của
nhân dân, trước hết ở cơ sở, bước đầu được thực hiện ”
<7*<**f

Ĩ9


“ Bước sang thế kỷ 21, công cuộc đổi mới càng đi vào chiều sâu,
đòi hỏi phải xấy dựng và kiện toàn bộ máy nhà nước trong sạch, vững
mạnh hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm cho nhà nước mãi mãi
giữ vững bản chất cách mạng, bản chất giai cấp, thực sự là công cụ chủ
yếu thực hiện quyền làm chủ của nhân dân ” và khẳng định : “ Đẩy
mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước, phát huy dân chủ,
tăng cường pháp chế ”
Đại hội IX của Đảng đề ra những quan điểm tư tưởng chỉ đạo là :
a. Xây dưng nhà nước pháp quyền xã hôi chủ nghĩa dưới sư lãnh
đao của Đảns : Nhà nước pháp quyền vẫn là nhà nước mang bản chất
giai cấp công nhân, đồng thời gắn bó chặt chẽ với tính dân tộc và tính
nhân dân ; nhấn mạnh phương pháp cách thức quản lý xã hội bằng pháp
quyền, theo pháp luật, nêu cao vai trò pháp chế, phát huy các giá trị
đạo đức và văn hóa dân tộc.


- về tổ chức quyền lực của nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phôi hợp
giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền : Lập pháp Hành chính - Tư pháp.
- Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt
động của bộ máy nhà nước, nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật,
các cơ quan, tổ chức, cán bộ - công chức và mọi công dân có nghĩa vụ
tuân theo hiến pháp và pháp luật.
- Cải cách tổ chức và hoạt động của nhà nước, gắn liền với xây
dựng và chỉnh đốn Đảng, đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của
Đảng đôi với Nhà nước : Nhà nước hoạt động dưới sự lãnh đạo của
Đảng, nhưng các tổ chức Đảng và mọi đảng viên phải hoạt động trong
khuôn khổ hiến pháp và pháp luật.

20


b. về cải cách thể chế và phươne thức hoat đônẹ của Nhà nước
bao gồm i
+ Kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả
hoạt động của Quốc hội.
+ Xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh
từng bước hiện đại hóa.
c. Cải cách và kiên toàn các cơ quan tư pháp •: (Tòa án nhân dân,
Viện kiểm sát nhân dân ) theo nguyên tắc nâng cao trách nhiệm, làm
tốt công tác điều tra, bắt, giam giữ tuy tố, xét xử không để xảy ra
trường hợp oan sai.
d. Phát huv dân chủ. siữ vữm kỷ luât kỷ cươns tăne cường
pháp chế i
i


- Dân chủ là bản chất của nhà nước ta, của chế độ ta ; dân chủ
được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực, được quy định trong hiến pháp và
pháp luật và được bảo đảm thực hiện bằng pháp luật.
- Quyền làm chủ của nhân dân được hoàn thiện và nâng cao
trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, được thực hiện bằng nhiều
hình thức , trên nhiều lĩnh vực, là chế độ dân chủ trên thực tế, nói đi đồi
với làm.
- Dân chủ đi liền với pháp chế, kỷ cương, kỷ luật.
đ. Thưc hiên quyền làm chủ của nhân dân trons thời kỳ auá đô lên
chủ nshĩa xã hôi ở nước ta là mốt auá trình từ thấp đến cao.
Coi trọng tuyên truyền giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức
pháp luật, làm cho mọi người hiểu và thực hiện trong cuộc sông, đồng



thời coi trọng giáo dục và nâng cao đạo đức ; gắn quyền hạn và trách
nhiệm ; lợi ích và nghĩa vụ.
e. Xây dưng đôi ngủ cán bô công chức có trong sach có năng lưc.
f. Đấu tranh chốns tham nhũne : Đảng ta chỉ rõ nguy cơ, đánh giá
nguyên nhân đồng thời nêu ra phương châm chỉ đạo ; lực lượng tham
gia và các giải pháp cụ thể.
Từ những đánh giá, nhận định và đề ra hệ thông các quan điểm
tư tưởng chỉ đạo về đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của nhà
nước, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế của Đảng ta như đã trình
bày, cho thấy nhiệm vụ của hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật
được đặt ra như là yêu cầu cấp bách, trước mắt cũng như lâu dài, với
nhiều nội dung phong phú, toàn diện và mới mẻ, đòi hỏi cần có sự tập
hợp các lực lượng, các nguồn lực, ở tất cả các cấp các ngành thực hiện
với nhiều biện pháp, hình thức thích hợp.
Lý do thứ hai để thấy tính cấp bách của vấn đề là, tổ chức thực

hiện nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về xây dựng và kiện toàn hệ
thông chính trị ở cơ sở, trong đó công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ là
một khâu quan trọng, đây là đối tượng thuộc nhiệm vụ đào tạo của
trường và giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ trong hệ thông chính
trị ở cơ sở là yêu cầu cấp bách trước mắt, cũng như lâu dài.

22


CHƯƠNG II
T H ự C TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT ở
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH BẠC LIÊU THỜI GIAN QUA
(1997 - 2003 )

2.1.
KHẢI QUẤT VỀ TÌNH HÌNH ở TRƯỜNG CHÍNH TRI
TỈNH BAC LIỀU :
- Trường chính trị cấp tỉnh được thành lập theo QĐ số
88/QĐ/TW ngày 05 tháng 9 năm 1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng
trên cơ sở hợp nhất trường Đảng và trường hành chính tỉnh.
- Trường chính trị tỉnh Bạc Liêu được thành lập và đi vào hoạt
động từ ngày 01 tháng 01 năm 1997 cùng với sự kiện chia tách tỉnh,
được ủ y ban nhân dân tỉnh tạm giao 4 dãy nhà trên diện tích 5000 m2,
Trường đã tiến hành cải tạo sửa chữa bô" trí nơi làm việc - 2 Hội trường
giảng dạy và nhà nghỉ học viên, cán bộ giảng viên.
- Có thể nói còn râ"t chật hẹp nhưng đã khai thác sử dụng có
hiệu quả cơ sở hiện có, đồng thời xúc tiến các mặt để xây dựng Trường
mới khởi công vào cuối năm 2003.
t


- Là đơn vị trực thuộc Tỉnh ủy (có nơi thực thuộc ủ y ban nhân
dân tỉnh - có nơi trực thuộc Tỉnh ủy, ủ y ban nhân dân tỉnh), thực hiện
nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức của tỉnh nhất là đội ngũ
cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở gồm :
+ Cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chô"t của cơ quan Đảng, chính
quyền và đoàn thể cấp xã.

ề7>uucỷ 23


+ Trưởng, phó phòng cấp huyện ; trưởng, phó phòng các sở ban
ngành cấp tỉnh ; cán bộ công chức ngạch cán sự, chuyên viên các cấp
(cán bộ dự nguồn của các chức danh trên).
- Với nhiều loại hình đào tạo bồi dưỡng, nhiều nội dung chương
trình khác nhau, vừa thực hiện chức năng nhiệm vụ theo thẩm quyền
như các lớp : Đào tạo trung học chính trị, bồi dưỡng đại biểu Hội đồng
nhân dân 2 cấp và cán bộ chủ chốt Đảng ủy, ú y ban nhân dân cấp xã
về đường lối chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, nghiệp vụ công
tác Đảng, công tác vận động quần chúng, nghiệp vụ hành chính văn
phòng, bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước chương trình
chuyên viên, tham gia nghiên cứu khoa học, tổng kết rút kinh nghiệm
thực tiễn ở địa phương ; vừa phối hợp với Học viện chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh ; Học Viện hành chính qucíc gia mở các lớp : Cử nhân
chính trị, cử nhân báo chí, chuyên viên chính
. . . với số lượng học
viên vào ra hàng năm trên dưới 1000 người.
- Năm 1997 khi mới chia tách tỉnh, biên chế của Trường được 15
đồng chí trong đó có 7 đ/c vừa là cán bộ lãnh đạo quản lý, vừa trực tiếp
giảng dạy.
- Đến nay, tổng sô" cán bộ công chức của Trường là 52 đồng chí

trong đó cán bộ giảng dạy là 36 đồng chí, tỉ lệ cán bộ đại học trên đại
học chiếm 76,92%, độ tuổi bảo đảm cho sự phát triển và k ế thừa liên
tục ; được tổ chức như sau :
- Ban lãnh đạo 4 đ/c (1 thạc sĩ - 3 đại học )
- Có 5 Khoa Phòng trực thuộc :
+ Khoa lý luận cơ bản : 14 đ/c ( 2 thạc sĩ, 12 đại học )

*7>
uih$ 24


×