Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Hoạt động trải nghiệm ngữ văn 11 tác phẩm văn xuôi 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 41 trang )

TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO DIỄN ĐÀN
NHỮNG TÁC PHẨM VĂN XUÔI HIỆN ĐẠI
VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX)
DỰ KIẾN CHƯƠNG TRÌNH VÀ THỜI GIAN
STT

Nội dung công việc

Thời
gian

Người thực
hiện

1.

Giới thiệu buổi ngoại khóa và đại biểu
tham dự

10phút

Giáo viên

2.

Phần 1: Thi Tìm hiểu kiến thức Văn
học hiện đại

30
phút


HS 3 đội thi

Văn nghệ

5 phút

Giao lưu với khán giả

10
phút

Khán giả

30
phút

HS 3 đội thi

3

Bình thơ:
4

Đội 1: Tương tư
Đội 2: Mùa xuân chín
Đội 3: Chiều xuân
Văn nghệ

5 phút


Phần 4: Tập làm nghệ sĩ (chuyển thể
tác phẩm văn học hiện đại thành kịch
bản)

5

Đội 1: Tiểu phẩm “Ăn vạ” (Trích
truyện ngắn “Chí Phèo”, Nam Cao)
Đội 2: Tiểu phẩm “Định kiến” (Trích
truyện ngắn “Chí Phèo”, Nam Cao)

45
phút

HS 3 đội thi

Đội 3: Tiểu phẩm “Đám ma gương
mẫu” (Trích tiểu thuyết “Số đỏ”, Vũ
Trọng Phụng)
6

Thông báo kết quả, trao giải
1

Đại diện Ban

Ghi
chú



giám hiệu
Họp tổ nhóm, rút kinh nghiệm

7

Đại diện
người tham
sự buổi ngoại
khóa

1.Mở đầu
GV dẫn chương trình:
1.1.Tuyên bố lí do và giới thiệu mục đích của chuyên đề hoạt động ngoại
khóa:
Tổ chức hoạt động ngoại khóa chuyên đề Theo dòng văn học (phạm vi tìm
hiểu Văn học hiện đại Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX ) sẽ giúp HS:
- Ôn tập, nhớ lại những đặc điểm cơ bản của văn học giai đoạn này trên các
cơ sở nhận biết: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và sáng tạo
-Thấy được các xu hướng chính của văn học giai đoạn này. Mỗi xu hướng
lại in hằn những dấu ấn cá nhân và cá tính sáng tạo, phong cách độc đáo của mỗi
tác giả
- Hiểu được những giá trị to lớn của văn học hiện đại Việt Nam: sự kế thừa,
cách tân, phát huy và phát triển – sứ mệnh của mỗi giai đoạn văn học trong dòng
chảy không ngừng nghỉ của văn học nước nhà, từ đó yêu mến và trân trọng những
giá trị của các tác phẩm văn học.
- Qua đó giúp học sinh khám phá giá trị của tác phẩm văn chương, biết cảm
thụ cái hay, cái đẹp của tác phẩm nghệ thuật qua những gợi ý nhất định; giúp học
sinh hình thành và phát triển kĩ năng sử dụng tốt ngôn ngữ khi nói và viết. Từ chỗ
sử dụng ngôn ngữ đúng chuẩn mực đến sử dụng hay, gợi cảm, giàu tính thuyết
phục.

2


1. 2. Giới thiệu thành phần đối tượng tham gia, các đại biểu tới dự.
1.3. Dẫn dắt vấn đề:
GV nhắc lại vai trò của Văn học hiện đại Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỉ
XX, những giá trị to lớn của nó đối với nền văn học nước nhà.
Giải thích: Đến với những tác phẩm văn xuôi hiện đại Việt Nam nửa đầu thế
kỉ XX là lần đầu HS khối 11 được tiếp xúc với đặc thù của văn học hiện đại, những
khác biệt so với văn học dân gian và văn học trung đại. Có sự khác nhau đó là do
những đổi thay về điều kiện văn hóa, xã hội với những biến động lịch sử nhất định.
Tuy nhiên, dù là văn học thời kì nào thì cũng vẫn mang đậm tâm hồn, cốt cách của
người Việt, với niềm tự hào về quê hương đất nước, với lòng yêu thương con
người; ngợi ca cái thiện, lên án cái xấu cái ác… Những nội dung ấy lại được biểu
hiện khác nhau trong mỗi hoàn cảnh lịch sử xã hội khác nhau. Văn học Việt Nam
nửa đầu thế kỉ XX đã đánh dấu một bước ngoặt của văn học Việt Nam sau 10 thế kỉ
văn học trung đại: đổi mới theo hướng hiện đại hóa, hội nhập với nền văn học thế
giới, thoát khỏi những ảnh hưởng của văn hóa phương Đông, giải phóng cá tính
sáng tạo của người nghệ sĩ, trả văn học về đúng sứ mệnh của nó: phản ánh hiện
thực và lấy con người làm trung tâm với tất cả những cái thuộc về phần Con và
phần Người - tức cả bản tính tự nhiên và bản chất xã hội.

1. Phần nội dung chính
1.1. Hiểu biết: Tái hiện kiến thức chung
Việc học lí thuyết liên tục tạo áp lực nặng nề, căng thẳng với HS trong các giờ
chính khóa nhất là khi các em phải ghi nhớ và nắm bắt hàng loạt các khái niệm,
thuật ngữ, đặc điểm, nhận định, các kiến thức về tác giả thì phần này sẽ giúp các
em có cái nhìn chung nhất, chủ điểm nhất về những ý chính cần khắc sâu, làm cơ
sở để tiếp nhận các văn bản.
Câu 1: Dòng nào dưới đây nêu được bao quát nhất những thành tựu quan trọng và

chủ yếu về nội dung, tư tưởng của văn học Việt Nam nửa đầu XX?
3


A.
B.
C.
D.

Thể hiện chủ nghĩa yêu nước trên tinh thần dân chủ
Thể hiện chủ nghĩa nhân đạo trên tinh thần dân chủ
Thể hiện chủ nghĩa anh hùng trên tinh thần dân chủ
Mang lại sinh khí mới mẻ cho văn học: tinh thần dân chủ

Đáp án: D
Câu 2: Nhà văn nào dưới đây được xem là nhà tiểu thuyết hiện thực trào phúng
xuất sắc củavăn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX?
A. Nguyễn Công Hoan
B. Nam Cao

C. Vũ Trọng Phụng
D. Ngô Tất Tố

Đáp án: C
Câu 3: Sự khác biệt chủ yếu và quan trọng nhất giữa hai bộ phận văn học phát
triển hợp pháp và văn học bất hợp pháp là gì?
A. Có hoặc không có ý thức cách mạng và tinh thần chống đối trực tiếp chế độ
thực dân
B. Được hoặc không được đăng tải công khai
C. Có hoặc có điều kiện đầu tư công sức vào nghệ thuật

D. Có hoặc chưa có những đóng góp mang ý nghĩa quyết định đối với quá trình
hiện đại hóa văn học thời kì này
Đáp án: A
Câu 4: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu có thể lí giải sự phát triển mau lẹ khác
thường của văn học Việt Nam nửa đầu XX?
A.
B.
C.
D.

Sự thúc bách của yên cầu thời đại và sức sống nội tại của văn học
Tiềm lực của văn học dân tộc và vai trò của trí thức Tây học
Điều kiện và kết quả giao lưu với văn hóa phương Tây
Văn chương được xem như hàng hóa và viết văn trở thành một nghề để kiếm
sống.

Đáp án: A
Câu 5: Cái cười Tào Tháo là cách diễn tả tâm địa và tính cách của nhân vật nào?
4


Đáp án: Bá Kiến
Câu 6: Hãy kể tên các thành viên trong gia đình cụ cố Hồng trong đoạn trích Hạnh
phúc của một tang gia. Trong số những người ngoài tang quyến đến viếng cụ cố
tổ, có hai đám nổi trội: đám bạn của cụ cố Hồng; đám giai thanh gái lịch. Trong
hai đám ấy, em ấn tượng nhất với đám nào? Vì sao?
Đáp án: Đòi hỏi phải trả lời xác đáng: đám bạn cụ cốHồng: đạo mạo nhưng
không che dấu được bản chất dâm dục (ngồi cạnh quan tài nhưng lại xúc động khi
nhìn thấy làn da trắng thập thò của Tuyết sau làn voan mỏng); đám giai thanh gái
lịch thì không thanh mà cũng chẳng lịch với những câu nói rất vỉa hè. Họ đến

không để đưa đám và chia buồn cũng như tiễn người quá cố về nơi an nghỉ cuối
cùng mà để tụ họp nhau chê bai nhau, bình phẩm nhau, ghen tuông nhau, chim
nhau… Sự thiếu văn hóa của những kẻ tự nhận là tân thời, văn minh.
Câu 7: Hãy kể tên một thủ pháp nghệ thuật chủ yếu được Vũ Trọng Phụng sử dụng
để tạo ra tiếng cười trong trích đoạn Hạnh phúc của một tang gia? Lấy dẫn chứng
minh họa?
Đáp án: Cách nói ngược, thủ pháp đối lập ngay trong nội bộ bản chất nhân
vật, giữa hình thức bề ngoài và thực chất bên trong. HS phải dẫn được một ví dụ cụ
thể minh chứng (bất cứ nhân vật nào cũng được nhưng HS phải nhớ được những
chi tiết cụ thể. Ví dụ như:
Cụ cố Hồng mới ngoài 50, bố còn sống mà lại cứ tỏ ra là già cả ốm yếu và
thích được gọi là cụ cố; bố chết, là con cả trong nhà không lo lắng tang gia mà lại
điềm nhiên ngồi hút thuốc phiện rất là đã đời thỏa thuê để tận hưởng niềm….sung
sướng.
Chi tiết lời nhận xét của tác giả: thật là một đám ma to tát – cái gì cũng có,
làm nhốn nháo cả đường phố nhưng cái cần nhất thì lại không có: tình cảm tiếc
thương chân thành với người thân

5


Đám ma to làm cho người chết nằm trong quan tài nếu không mỉm cười sung
sướng thì cũng gật gù cái đầu: mỉm cười sung sướng vì đã thoát khỏi lũ con cháu
bát hiếu khốn nạn khát bạc; gật gù cái đầu vì đã ngộ nhân tình thế thái thời băng
hoại; cái chết trở thành một sự giải thoát
Câu 8: Chỉ nhìn thấy những quái thai của xã hội tư sản thành thị là nhận định
về sáng tác của tác giả nào?
Đáp án: Vũ Trọng Phụng
Câu 9. Truyện ngắn Thạch Lam thường xoay quanh đề tài nào?
A.

B.
C.
D.

Cuộc sống dân nghèo ngoại ô, phố huyện
Cuộc sống dân nghèo thành thị
Cuộc sống dân nghèo thôn quê
Cuộc sống trí thức nghèo phố huyện

Đáp án: A
Câu 10: Trong trích đoạn Hạnh phúc của một tang gia, mở đầu cólời giới thiệu: ba
hôm sau ông cụ già chết thật. Vì sao nói cụm từ chết thật toát ra ý vị trào phúng
của chương truyện?
A. Gợi nhắc đến những lần chết giả của ông cụ và những lần vui hụt trước đó
của con cháu
B. Mang sắc thái như tiếng reo vui ngầm
C. Là giờ phút con cháu mong ngóng, rủa thầm từ lâu
D. Là nguyên nhân và cũng là sự bắt đầu cho tất cả mọi niềm hạnh phúc riêng
chung của tang gia.
Đáp án: D
Câu 11: Để miêu tả bóng tối đậm đặc của phố huyện về đêm về trong truyện ngắn
Hai đứa trẻ, Thạch Lam đã lấy sáng để tả tối. Đó là những thứ ánh sáng nào?
Đáp án: hột sáng, khe sáng, vệt sáng, quầng sáng

6


Câu 12: Dòng nào sau đây nêu đúng và rõ nhất thành công của Nguyễn Tuân về
khả năng tạo dựng không khí truyện phù hợp trong Chữ người tử tù?
A.

B.
C.
D.

Tác phẩm mang đậm không khí một thời vang bóng
Tác phẩm mang đậm không khí buổi giao thời
Tác phẩm mang đậm không khí thời đại
Tác phẩm mang đậm không khí cổ xưa

Đáp án: D
Câu 13: Lời tóm tắt nào sau đây đã nêu bật được tình huống truyện của Chữ
người tử tù?
A. Truyện xoay quanh một cuộc gặp gỡ tình cờ giữa hai người thực chất là tri
âm tri kỉ, nhưng lại ở vào vị thế đối nghịch, đối địch với nhau
B. Truyện xoay quanh một cuộc gặp gỡ oái oăm giữa những người thực chất là
tri âm tri kỉ nhưng lại ở vào vị thế đối nghịch, đối địch với nhau.
C. Truyện xoay quanh một cuộc gặp gỡ kì dị giữa những người thực chất là tri
âm tri kỉ nhưng lại ở vào vị thế đối nghịch, đối địch với nhau.
D. Truyện xoay quanh một cuộc gặp gỡ thú vị giữa những người thực chất là tri
âm tri kỉ nhưng lại ở vào vị thế đối nghịch, đối địch với nhau.
Đáp án: B
Câu 14: Hành động, thái độ nào của ông Huấn Cao không được miêu tả, trần thuật
trực tiếp trong Chữ người tử tù nhưng vẫn góp phần thể hiện khí phách phi thường
của ông trong tác phẩm?
A.
B.
C.
D.

Dám chống lại cả triều đình (cầm đầu một cuộc khởi nghĩa)

Có cốt cách chọc trời quấy nước, bất chấp gông cùm, tù tội
Bình thản đón nhận án chém.
Khoan thai, ung dung viết những dòng chữ cuối cùng

Đáp án: A
Câu 15: Hãy sắp xếp các biểu hiện sau phù hợp với các nhân vật tương ứng trong
tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng:

7


Tinh ranh xảo quyệt; thân hình phản thể thao; tiết hạnh khả phong, trinh tiết
với hai đời chồng; đánh mất một nửa chữ trinh; tự hào với đôi sừng hươu vô hình;
em Chã
Đáp án: Xuân Tóc Đỏ, Văn Minh, Phó Đoan, Tuyết, Phán mọc sừng, cậu
Phước.
Câu 16: Nhan đề một tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, cũng nói về vận may, sự
đổi đời của một kẻ mạt hạng nhưng không phải là Số đỏ? (gợi ý: là tác phẩm được
ông viết lúc cuối đời)
Đáp án: Trúng số độc đắc.
Câu 17: Hai loại chi tiết được nhắc đến nhiều nhất trong truyện ngắn Hai đứa trẻ
của Thạch Lam là:
A.
B.
C.
D.

Ánh sáng và âm thanh
Ánh sáng và mùi vị
Âm thanh và mùi vị

Âm thanh và hương sắc

Đáp án: A
Câu 18: Các chi tiết: mặt trời đỏ rực…ánh hồng như hòn than sắp tàn; cái
chõng sắp gãy; phiên chợ đã vãn từ lâu… xuất hiện trong cảnh chiều buông
truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam tô đậm ấn tượng về:
A.
B.
C.
D.

Một cái gì sa sút, lụi tàn
Một cái gì nghèo nàn
Một cái gì đã hết
Một cái gì đang mất đi

Đáp án: A
Câu 19: Khi in thành sách lần đầu, truyện ngắn Chí Phèo có nhan đề là gì?
A. Đối lứa xứng đôi
B. Cái lò gạch cũ
C. Cái lò gạch bỏ hoang
8


D. Chí Phèo
Đáp án: A
Câu 20: Trong truyện ngắn Chí Phèo, nhân vật thị Nở có đủ mọi cái thua thiệt,
kém may mắn: nghèo, xấu, dở hơi, dòng giống mả hủi… nhưng vẫn quá tầm với
của Chí Phèo. Khi miêu tả thị Nở như vậy, Nam Cao nhằm tới mục đích gì?
A.

B.
C.
D.

Chế giễu những người đàn như thị Nở
Chế giễu những thằng lưu manh như Chí Phèo
Tô đậm cái bi đát trong số phận Chí Phèo
Làm cho câu chuyện có vẻ oái ăm, kì thú

Đáp án: C
Câu 21: Trong bài thơ Tràng giang, từ nào dưới đây không phải là từ láy?
A. Lơ thơ

B. Chợ chiều

C. Chót vót

D. Đìu hiu

Đáp án: B
Câu 22: Biện pháp tu từ nổi bật trong các câu thơ “Của ong bướm này đây thuần
tháng mật / Này đây hoa của đồng nội xanh rì / Này đây lá của cành tơ phơ phất
/ Của yến anh này đây khúc tình si / Và này đây ánh sáng chớp hàng mi”?
A. Lặp từ
B. Liệt kê bằng cách lặp từ
C. Nhân hóa kết hợp lặp từ
D. Điệp ngữ kết hợp liệt kê
Đáp án: D
Câu 23: Khổ thơ đầu của bài Từ ấy diễn tả niềm vui lớn của nhà thơ khi giác ngộ
ánh sáng của lí tưởng cộng sản. Những từ ngữ nào sau đây diễn tả niềm vui ấy?

A. Say sưa, nồng nhiệt, mãn nguyện
B. Bay bổng, phơi phới, náo nức, say sưa
C. Sôi nổi, say đắm, tràn đầy lãng mạn
D. Nồng nhiệt, thiết tha, sâu lắng
9


Đáp án: C
Câu 24: Các hình ảnh “Khúc tình si”, “Tuần tháng mật”, Cặp môi gần” trong bài
Vội vàng có ý nghĩa:
A. Ngợi ca thiên nhiên, cuộc sống bằng con mắt tình yêu ngọt ngào đắm say
B. Thể hiện sự chiêm nghiệm triết lí về vũ trụ, vạn vật
C. Thể hiện khát khao về tình yêu trần thế đích thực.
D. Thể hiện sự bất lực của con người trước thiên nhiên
Đáp án: A
Cậu 25: Hình ảnh nào mang dáng vẻ hiện đại của Thơ mới trong khổ một bài thơ
Tràng giang?
A. Củi một cành khô
B. Sóng gợn tràng giang
C. Thuyền về nước lại sầu trăm ngả.
D. Con thuyền xuôi mái
Đáp án A
Câu 26: Nhận xét nào dưới đây chưa chính xác khi nói về nội dung phần cuối bài
thơ Vội vàng?
A.Tác giả sáng tạo những hình ảnh độc đáo, tươi mới, đầy sức sống
B. Nhịp thơ dồn dập, hối hả, sôi nổi, đến cuồng nhiệt được tạo nên bởi những
câu thơ ngắn, dài xen kẽ cùng nhiều điệp từ có tác dụng tạo nhịp, ngắt nhịp nhanh,
mạnh.
C. Miêu tả bức tranh thiên nhiên bằng ngòi bút chấm phá tài hoa, đậm chất cổ
điển

D. Hàng loạt những động từ mạnh, tăng tiến dần, diễn tả sự khát khao giao
cảm của thi sĩ
Đáp án C
Câu 27: Những hình ảnh ước lệ trong bài thơ Tràng giang giúp người đọc cảm
nhận được bức tranh thiên nhiên:
A. Hoang sơ, xa lạ
10


B. Cảnh sông nước quen thuộc.
C. Cổ kính, hoang sơ, đậm chất Đường thi
D. Gần gũi, thân thuộc, phảng phất cảnh sông nước quê hương
Đáp án C
Câu 28: Bản dịch bài thơ Mộ (Chiều tối) trong SGK Ngữ văn 11 dịch chưa sát từ
nào của nguyên tác?
A. Quyện điểu
B. Thiên không.
C. Quy lâm.
D. Cô vân
Đáp án D
Câu 29: Từ nào dưới đây được dùng theo nghĩa chuyển?
A. Mong (trong câu “Một người chín nhớ mười mong một người”)
B. Nhớ (trong câu “Một người chín nhớ mười mong một người”)
C. Bệnh (trong câu “Nắng mưa là bệnh của giời”)
D. Bệnh (trong câu “Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”)
Đáp án C
Câu 30: Trong bài thơ Từ ấy, nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ nào khi sử dụng
hai hình ảnh “Nắng hạ”, “Mặt trời chân lí”?
A. Ẩn dụ
B. So sánh

Đáp án A

C. Nhân hóa
D. Hoán dụ.

Câu 31: Câu thơ nào dưới đây không thể hiện cảm nhận về sự mất mát chia lìa?
A. “Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật”
B. “Con gió xinh thì thào trong lá biếc”.
C. “Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi”
D. “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua”
Đáp án B

11


Câu 32: Nhận định nào dưới đây, diễn tả chính xác sự chuyển hóa sắc thái của
cảnh vật và cảm xúc qua từng khổ trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ?
A. Ảo-thực-vừa thực vừa ảo
B. Vừa thực vừa ảo-thực-ảo.
C. Thực - vừa thực vừa ảo- ảo
D. Vừa thực vừa ảo- ảo-thực
Đáp án C
Câu 33: Câu thơ “Ngày qua ngày lại qua ngày” được ngắt nhịp theo cách nào sau
đây?
A. Ngày qua / ngày lại / qua ngày
B. Ngày qua ngày lại / qua ngày
C. Ngày qua / ngày lại qua ngày.
Đáp án A
Câu 34: Dấu chấm giữa dòng thơ “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa”
nhằm diễn tả:

A. Trong niềm vui, luôn thảng thốt một nỗi buồn lo
B. Tâm trạng vội vàng làm gián đoạn niềm vui sướng.
C. Tâm trạng vội vàng lấn lướt niềm vui sướng
D. Niềm sung sướng vội vàng
Đáp án A

12


Lưu ý: các câu hỏi sẽ được trộn đều và chia thành các gói câu hỏi, HS các đội
chơi sẽ được lựa chọn gói câu hỏi cho đội của mình để trả lời.
1.2.

Giải mã bí ẩn

Một bức tranh chứa đựng chủ đề sẽ được giải mã thông qua các câu hỏi có
liên quan. Chủ đề của phần này là ngợi ca tấm lòng thơm thảo của thị Nở - giá trị
nhân đạo của truyện ngắn Chí Phèo qua chi tiết bát cháo hành mà thị Nở mang cho
Chí Phèo. Từ đó gửi gắm thông điệp: cần có một tấm lòng trong cuộc sống với
những mảnh đời bất hạnh. Tình thương sẽ nâng đỡ con người. Tình người thân
thiện, bao dung sẽ sưởi ấm, làm hồi sinh một hồn người băng hoại.

Các câu hỏi gợi ý để tìm hiểu bí ẩn chủ đề:
Câu 1: Điền vào dấu ba chấm: Một tác phẩm văn học chân chính, đích thực luôn
song song tồn tại giá trị hiện thực và ….
Đáp án: giá trị nhân đạo
13


Câu 2: Một chương trình được phát sóng thường xuyên trên VTV1 vào trước

chương trình Thời sự mỗi ngày để lan tỏa cách sống đẹp đến cộng đồng là gì?
Đáp án: Việc tử tế
Câu 3: Bệnh phong ngày nay được gọi là bệnh gì theo quan niệm của người xưa ?
Đáp án: Bệnh hủi
Câu 4: Khi chê ai đó xấu người ta thường dùng thành ngữ nào?
Đáp án: Ma chê quỷ hờn
Câu 5: Điền vào dấu ba chấm: Nói về thời gian hưởng thụ thành quả trồng trọt, có
câu: trẻ trồng na, già trồng…?
Đáp án: Chuối
Câu 6: Điền từ còn thiếu vào dấu ba chấm trong câu thơ sau:
… vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai miệng một lời song song
Đáp án: Vầng trăng
Câu 7: Quá lứa lỡ thì mà chưa kết hôn thì gọi là gì?
Đáp án: Ế chồng

2.3.Trò chơi đuổi hình bắt chữ - dành cho khán giả:
Hình thức đố vui Văn học là một hình thức ngoại khoá rất phổ biến. Ngoài
việc chuẩn bị nội dung câu hỏi thật phong phú, hấp dẫn, vừa bao quát được chương
trình ôn tập, vừa mở rộng hiểu biết thuộc lĩnh vực văn chương, thì hình thức đố vui
cũng là vấn đề quan trọng để buổi ngoại khoá thành công. Hiện nay nhờ sự phát
triển của khoa học, của công nghệ thông tin, chúng ta có thể vận dụng nhiều cách
14


để tổ chức đố vui như: viết câu đố trên giấy rôki, dán kín những phần trả lời, học
sinh đoán đến đâu, bóc tách đến đó; đưa nội dung lên chương trình Powerpoint,
dùng công nghệ tin học để điều khiển buổi ngoại khoá thì càng hấp dẫn, vì ngoài
nội dung câu hỏi, còn kèm theo nhạc nền, tranh ảnh minh hoạ, các câu hỏi hiện lên
theo từng phần hiệu ứng, rất có hiệu quả. HS tham dự luôn có cảm giác mình được

tham gia trò chơi, nhất là khi hình thức tổ chức, câu hỏi, quà tặng đều bất ngờ, lí
thú.
Hình 1: Hình ảnh sau nhắc em nhớ đến nhân vật nào (đây là ai)?

Đáp án: Bá Kiến

Hình 2: Đây là tác giả nào?

15


Đáp án: Thạch Lam
Hình 3: Tên một truyện ngắn của Nam Cao viết về cái đói?

Đáp án: truyện ngắn Một truyện Xúvơnia

Hình 4: Đây là trích đoạn tác phẩm nào?
16


Đáp án: Hạnh phúc của một tang gia
Hình 5:

Đáp án:Chữ người tử tù

Hình 6:
17


Đáp án: nhà văn Nguyễn Tuân với chủ nghĩa xê dịch để tìm chất vàng

mười của cuộc đời, con người – một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp.
Hình 7: Đây là tác giả nào?

Đáp án: Tác giả Nam Cao
Hình 8: Tên một tác phẩm của tác giả Nam Cao?
18


Đáp án: Đôi móng giò của Nam Cao

19


Hình 9: Tên một phóng sự của Vũ Trọng Phụng?

Đáp án: Cơm thầy cơm cô

20


Hình 10: Tên nhân vật chính trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao?

Đáp án: Lang Rận
Trò chơi này phát huy khả năng liên tưởng, liên hệ phong phú của HS, rèn
cho các em thói quen tư duy chính xác. Đoán được đúng, được nhiều thì có vốn từ
phong phú, có khả năng trực cảm cao về tín hiệu ngôn ngữ của tiếng mẹ đẻ. HS
được nâng cao năng lực tu duy, nhạy bén với các tín hiệu có vấn đề.
Lưu ý: trong quá trình diễn ra trò chơi, máy chiếu chỉ trình chiếu hình ảnh
để HS tích cực nhận diện những chỉ dẫn trên hình ảnh, tự nhạy bén nhận ra được
bức tranh nói đến ai (tác giả hay nhân vật), đến cái gì (tác phẩm). Trường hợp HS

lúng túng, GV có thể hướng dẫn gợi ý. Những chỉ dẫn phần trên chỉ là trong kịch
bản.
2.4.

Cảm thụ văn chương
21


HS lựa chọn một chi tiết hoặc GV có thể lựa chọn một chi tiết và yêu cầu HS cảm
nhận, bình giải (cần linh hoạt)

2.5.

Chuyển thể văn bản tác phẩm thành kịch bản diễn xuất

MỘT SỐ SẢN PHẨM TIÊU BIỂU CỦA HỌC SINH CÁC ĐỘI CHƠI
Dưới đây chúng tôi đã lựa chọn và trình bày một số sản phẩm xuất sắc của
HS tham gia các đội chơi của buổi ngoại khóa
Phần cảm thụ thẩm mĩ văn chương:
Đội I: Bình giảng bài thơ Tương Tư của Nguyễn Bính.
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người.
Gió mưa là bệnh của giời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
Hai thôn chung lại một làng,
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?
Ngày qua ngày lại qua ngày,
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng.
Bảo rằng cách trở đò giang,
Không sang là chẳng đường sang đã đành.

Nhưng đây cách một đầu đình,
Có xa xôi mấy cho tình xa xôi...
Tương tư thức mấy đêm rồi,
Biết cho ai, hỏi ai người biết cho!
Bao giờ bến mới gặp đò?
Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau?
22


Nhà em có một giàn giầu
Nhà anh có một hàng cau liên phòng
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?
Trong phong trào Thơ mới 1930 – 1945, NB là một đại biểu xuất sắc với một
phong cách thơ độc đáo, riêng biệt. Trong khi phần lớn các thi sĩ cùng thời, chịu
ảnh hưởng của thơ ca phương Tây thì Nguyễn Bính lại tìm về với hồn thơ dân tộc
và hấp dẫn người đọc bởi chính hồn thơ này. Bằng lối ví von mộc mạc mà duyên
dáng, mang phong vị dân gian, thơ NB đã đem đến cho người đọc những hình ảnh
thân thương của quê hương, đất nước và tình người đằm thắm, thiết tha. Và người
thi sĩ của đồng quê ấy dù đã đi vào cõi vĩnh hằng nhưng tên tuổi của ông vẫn còn
sống mãi trong tâm trí ng yêu thơ.
Đến với thơ Nguyễn Bính, người đọc chúng ta không thể không ấn tượng với
tập thơ Lỡ bước sang ngang với những câu chuyện lỡ dở trong tình yêu của những
chàng trai, cô gái thôn quê sau lũy tre làng. Và Tương tư là một thi phẩm tiêu biểu,
xuất sắc của tập thơ đó, xứng đáng được xếp vào hàng những bài thơ tình đặc sắc
của muôn đời.
Tương tư là nỗi nhớ niềm thương của tình yêu đôi lứa. Nhưng trong cuộc đời,
tương tư thường là nỗi nhớ đơn phương. Người này nhớ mà đôi khi cứ ngỡ người
kia vô tình lắm, chẳng hề biết, chẳng muốn biết rằng mình đang khổ sở vì tương tư.
Thực tình, nhớ là hiện thân của yêu: một tâm hồn đang nhớ là một trái tim đang

yêu, một tâm hồn ngừng nhớ là dấu hiệu chắc chắn của một trái tim đã ngừng yêu.
Cho nên kẻ nào yêu mà chẳng từng tương tư. Nguyễn Bính cũng thế! Chàng trai
chân quê này tương tư và đã trải đến tận cùng những cung bậc của nỗi tương tư,
nói khác đi là đã bị mọi cung bậc của tương tư dày vò đến khổ sở. Xem ra một
chàng trai khi tương tư cũng khổ sở không kém phần ng con gái!
Đọc bài thơ, ta đặc biệt ấn tượng với khổ đầu bài thơ. Nỗi tương tư được mở ra
với một không gian đậm cảnh sắc thôn làng:
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một ng chín nhớ mười mong một ng
Thôn Đoài, thôn Đông là những hình ảnh quen thuộc gọi về một miền quê bình
yên, thân thuộc với biết bao cuộc đời thôn quê mộc mạc, với những con người chất
phác, thật thà. Biện pháp nhân hóa và hoán dụ hai hình ảnh thôn Đoài và thôn
Đông được sử dụng độc đáo đã tạo ra hiệu quả nghệ thuật đặc biệt: Chỉ vì có một
23


chàng trai thôn Đoài đang gửi lòng sang cô gái thôn Đông mà cuối cùng đã thành
ra hai miền không gian chứa đầy nhung nhớ. Điều này đâu phải vô cớ. Bởi lẽ khi
tương tư, cảnh vật xung quanh cũng bị cuốn vào nỗi tương tư, cũng nhuốm màu
tương tư cả rồi. Và thi sĩ Xuân Diệu, ông hoàng thơ tình, trong bài Thơ duyên cũng
đã từng diễn tả thật hay cái cảnh sắc tình tứ trong con mắt của kẻ lần đầu rung
động nỗi thương yêu:
Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu
Lả lả cành hoang nắng trở chiều
Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn
Lần đầu rung động nỗi thương yêu.
Câu thơ thứ hai mới đặc Nguyễn Bính. Ấy là giọng kể lể. Trong ca dao, khi
diễn tả nỗi nhớ của người con gái khi yêu, từng viết :
Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất

Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai…
Biểu tượng cái khăn với những từ ngữ chỉ sự vận động trái chiều : rơi xuống, vắt
lên đã vẽ ra cái không gian mênh mông vô tận để làm thước đo của nỗi nhớ. Tuy
nhiên câu thơ của Nguyễn Bính không chỉ học hỏi cách đong đếm được chiều rộng
của nỗi nhớ mà còn biết cách đo đạc thêm chiều dài, chiều sâu khôn cùng của nỗi
tương tư. Một câu thơ được viết toàn bằng số từ: một, chín, mười…Những số từ
chín, mười đã trở thành biểu tượng của số nhiều gợi ra một không gian vô cùng và
chiều dài vô tận của nỗi nhớ. Kết cấu của dòng thơ cũng thật đặc biệt. Cụm từ một
người bị cố tình đẩy và hai đầu dòng thơ, thăm thẳm, vời vợi. Giữa họ là một
khung trời diệu vợi của nỗi nhớ. Điều éo le là nỗi nhớ chỉ xuất phát từ một phía,
khởi lên từ đầu này và chấp chới mơ mòng tới đầu kia. Ngăn cách giữa họ là một
thành ngữ dân gian được vận dụng sáng tạo : nếu chín nhớ mười thương gợi ra sự
đồng điệu về tâm hồn, là tình cảm trao đi đã được đáp lại thì trong câu thơ đã
chuyển hóa thành chín nhớ mười mong. Chữ mong ấy là sự lạc điệu trong tâm hồn,
là tình yêu trao đi chưa đượcc đáp lại, là tâm trạng mòn mỏi vì trông ngóng chờ đợi
của chàng trai tương tư. Một thành ngữ giản dị quen thuộc đi vào thơ Nguyễn Bính
lại đắc địa đến thế. Và thật dễ dàng lí giải cho điều này, bởi lẽ câu thơ của Nguyễn
24


Bính ko chỉ được viết lên bằng tài năng mà còn bằng cả tâm hồn tinh tế, bằng cả
tấm tình của người trong cuộc.
Nếu hai câu đầu chỉ là kể lể, giãi bày nỗi tương tư, thì đến hai câu sau đã có sự
khát quát, nâng cấp lên thành quy luật của tâm hồn.
“Gió mưa là bệnh của giời,
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”.
So sánh mình với giời quả thật là ngông. Trước NB, thi sĩ Tản Đà cũng đã từng
muốn lên tận Trời để khẳng định tài năng, giá trị đích thực của mình, để rồi bị phán
quyết là một cái tôi lãng mạn ngông nhất trên thi đàn thì đến Tương tư, một chàng

trai thôn quê mộc khi yêu cũng ngông ko kém. Nhưng là một cái ngông rất có lý và
dễ cảm thông, dễ chấp nhận. Bởi cả tôi và giời có cùng một căn bệnh, cả hai hóa ra
là những kẻ đồng bệnh. Thế nhưng cái tôi ấy cho rằng thế vẫn là chưa đủ. Cái tôi
này còn toan tính hạ thấp cả giời trong so sánh đó nữa. Gió mưa là bệnh của giời,
thì bệnh đó là một thứ tật, một thói hư, giời giở chứng ra – một thứ bệnh nội sinh
có sẵn, là quy luật phải chấp nhận. Còn tương tư là bệnh của tôi yêu nàng thì là
căn bệnh mắc phải do ngoại nhập. Từ ngày yêu nàng, anh mới mắc phải bệnh này.
Căn bệnh ấy ko nằm trong quy luật nên mới càng éo le thay! Coi tương tư là một
thứ bệnh mới kể lể hết nỗi khổ sở của cái tôi mang bệnh. Mà bệnh này đã mắc thì
ngoài nàng ra vô phương cứu chữa. Trong câu thơ, ta thấy có cái giọng chấp nhận
một thực tế, một sự thật tất yếu không thể cưỡng lại. Cái tôi hiện ra vừa như một
tình nhân đắm đuối, vừa như một nạn nhân tự nguyện rước bệnh, rước khổ sở vào
thân. Có phải khi yêu, lời chân thành nào cũng hóa ra khôn ngoan thế chăng? Có
phải thế là sự khôn ngoan …dễ thương?
Yêu nhau mà xa nhau tất sẽ nảy sinh nhung nhớ. Nhớ nhung, thực chất là khao
khát đc gần nhau. Xa cách về ko gian, thời gian chính là duyên cớ để tương tư. Vì
thế mà trong bản chất tình cảm, tương tư là một khao khát, một nỗ lực vượt không
gian và chiến thắng thời gian bằng tinh thần. Nỗi tương tư của chàng trai thôn quê
được diễn tả thật da diết và đẹp làm sao! Có phải vì thế mà bài thơ đã gợi được sự
đồng cảm sâu sắc trong tâm hồn và trái tim của bạn đọc bao thế hệ?
Đi suốt một đời thơ, Nguyễn Bính đã là một trong số ít những nhà thơ mới còn
giữ được chút “hương đồng gió nội” cho thơ mình. Bằng giọng điệu và ngôn ngữ
mang đậm màu sắc ca dao, dân ca, Nguyễn Bính không chỉ mang lại cho người đọc
một mối duyên quê chân tình đằm thắm mà còn đọng lại trên trang giấy một tấm
lòng tha thiết với quê hương, dân tộc.

25



×