Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH TỒN DƯ KHÁNG SINH HỌ TETRACYCLINE TRÊN HEO VÀ GÀ ĐƯỢC GIẾT MỔ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (790.18 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH TỒN DƯ KHÁNG SINH
HỌ TETRACYCLINE TRÊN HEO VÀ GÀ
ĐƯỢC GIẾT MỔ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Sinh viên thực hiện

:NGUYỄN AN PHI

Lớp

:DH07TY

Ngành

:Bác sỹ Thú Y

Niên khóa

:2007-2012

Tháng 08/2012


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************
NGUYỄN AN PHI

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH TỒN DƯ KHÁNG SINH
HỌ TETRACYCLINE TRÊN HEO VÀ GÀ
ĐƯỢC GIẾT MỔ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y

Giáo viên hướng dẫn
PGS.TS NGUYỄN VĂN KHANH
ThS.NGUYỄN LÊ KIỀU THƯ

Tháng 08/2012

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: NGUYỄN AN PHI
Tên luận văn: “KHẢO SÁT TÌNH HÌNH TỒN DƯ KHÁNG SINH HỌ
TETRACYCLINE TRÊN HEO VÀ GÀ ĐƯỢC GIẾT MỔ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”
Đã hoàn thành luận văn theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến nhận
xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi – Thú Y trường
Đại học Nông Lâm TP.HCM
Ngày


tháng

năm 2012

Giáo viên hướng dẫn

PGS.TS NGUYỄN VĂN KHANH

ii


LỜI CẢM ƠN
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Ba mẹ người đã sinh thành dưỡng dục và là chỗ dựa vững chắc cho con đạt
được thành quả như ngày hôm nay.
Xin chân thành biết ơn
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi – Thú Y
Quý thầy cô đã tạo môi trường và điều kiện thuận lợi, truyền đạt cho tôi
những kiến thức vô cùng quý báu trong những năm ngồi trên ghế giảng đường để
tôi học tập và trang bị những kiến thức nghề nghiệp cần thiết cho tương lai.
Xin chân thành cảm ơn
PGS.TS Nguyễn Văn Khanh
ThS. Nguyễn Lê Kiều Thư
Đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến
thức, kinh nghiệm quý báu và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.
Xin gửi lời cảm ơn
Ban lãnh đạo Chi Cục Thú Y TP.HCM
Các cô chú anh chị đang công tác tại Trạm Chẩn đoán – Xét nghiệm và Điều
trị ̶Chi cục Thú YThành Phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ và giúp đỡ em trong suốt thời

gian thực hiện đề tài.
Xin cám ơn bạn bè, những người đã cùng tôi chia sẽ vui buồn, giúp đỡ tôi
vượt qua những khó khăn trong học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Nguyễn An Phi

iii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài: “Khảo sát tình hình tồn dư kháng sinh họ tetracycline trên heo
và gà được giết mổ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện tại
Trạm Chẩn đoán – Xét nghiệm và Điều trị, Chi cục Thú Y TP.HCM từ ngày
01/02/2012 –30/06/2012. Chúng tôi khảo sát 468 mẫu thịt, gan, thận heo mỗi loại
156 mẫu và 278 mẫu thịt gà, các mẫu này được lấytrên địa bàn TP.HCM.Trước khi
phân tích tồn dư kháng sinh bằng phương pháp sắc ký lỏng cao ápcác mẫu
đượcsàng lọc bằng phương pháp vi sinh vật (FPT) để xác định các mẫu có tồn dư
kháng sinh hay không. Những mẫu dương tính với phương pháp FPT sẽ được
chuyển sang phân tích định lượng bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp.
Qua 468 mẫu khảo sát bao gồm 156 mẫu thịt, 156 mẫu gan, 156 mẫu thận,có
3,21 % mẫu thịt dương tính với phương pháp HPLC, trên gan và thận có số mẫu
dương với phương pháp này 5,77 % và 9,62 %. Chúng tôi phát hiện có 3 mẫu thịt, 2
mẫu gan và 2 mẫu thận vượt tiêu chuẩn Bộ Y Tế chiếm tỷ lệ lần lượt là 1,92 %,
1,28 % và 1,28 %. Cụ thể 3 mẫu thịt tồn dư với hàm lượng: 235,10µg/kg; 489,50
µg/kg; 423,87 µg/kg. Hai mẫu gan tồn dư với hàm lượng: 623,25µg/kg;
1011,20µg/kg và 2 mẫu thận tồn dư với hàm lượng: 1226,00 µg/kg; 1346,30 µg/kg.
Với 278 mẫu thịt gà khảo sát chúng tôi ghi nhận có 24 mẫu dương tính
chiếm tỷ lệ 8,63%. Trong đó có 16 mẫu vượt tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y Tế
chiếm tỷ lệ 5,76%. Hàm lượng kháng sinh các mẫu vi phạm biến thiên từ
213,33µg/kgđến 512,44 µg/kg, so với tiêu chuẩn của Malaysia thì có đến 20 mẫu vi
phạm tiêu chuẩn. Hàm lượng kháng sinh trong các mẫu vi phạm biến thiên từ

111,34µg/kg đến 512,44 µg/kg.
Mục đích đề tài để tìm hiểu tình hình tồn dư kháng sinh họ tetracycline
(CTC, OTC,TC), từ đó đưa ra những khuyến cáo về việc sử dụng kháng sinh hợp lý
trong chăn nuôi, để góp phần bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ sức
khỏe cộng đồng.

iv


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA.............................................................................................................. i 
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ...................................................... ii 
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii 
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ........................................................................................ iv 
MỤC LỤC ...................................................................................................................v 
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... ix 
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................x 
DANH SÁCH CÁC HÌNH ....................................................................................... xi 
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ ..................................................................................... xi 
Chương 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................1 
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................1 
1.2 Mục đích và yêu cầu .............................................................................................2 
1.2.1 Mục đích.............................................................................................................2 
1.2.2 Yêu cầu...............................................................................................................2 
Chương 2 TỔNG QUAN ..........................................................................................3 
2.1Giới thiệu sơ lược về khángsinh ............................................................................3 
2.1.1 Khái niệm về kháng sinh ....................................................................................3 
2.1.2 Phân loại .............................................................................................................3 
2.1.3 Dược động học của các chất kháng sinh ............................................................4 

2.1.4 Sử dụng kháng sinh ............................................................................................7 
2.1.5 Phối hợp kháng sinh ...........................................................................................8 
2.1.6 Nguyên nhândẫn đến đề kháng thuốc của kháng sinh đối với vi khuẩn ............8 
2.1.7Việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi ...........................................................8 

v


2.1.8Tai biến do kháng sinh ......................................................................................10 
2.1.9Tình hình sử dụng kháng sinh ở Việt Nam và một số nước trên thế giới .........11 
2.2 Tồn dư kháng sinh ...............................................................................................12 
2.2.1 Khái niệm về chất tồn dư .................................................................................12 
2.2.2 Dư lượng tối đa ................................................................................................12 
2.2.3 Nguyên nhân tồn dư kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi ............................13 
2.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tồn dư kháng sinh trong thịt ..........................14 
2.2.5 Ảnh hưởng của tồn dư kháng sinh trong thực phẩm đối với sức khỏe cộng
đồng ...........................................................................................................................15 
2.3 Giới thiệu sơ lược về nhóm kháng sinh họ tetracycline......................................15 
2.3.1 Nguồn gốc ........................................................................................................15 
2.3.2 Cấu trúc hóa học...............................................................................................16 
2.3.3 Lý hóa tính .......................................................................................................16 
2.3.4 Dược động học .................................................................................................16 
2.3.5 Hoạt tính dược lực ............................................................................................19 
2.3.6 Chỉ định ............................................................................................................19 
2.3.7 Tác dụng phụ ....................................................................................................19 
2.4Các phương pháp xác định tồn dư kháng sinh .....................................................20 
2.4.1Phương pháp vi sinh vật ....................................................................................20 
2.4.2Phương pháp miễn dịch enzyme ELISA ...........................................................21 
2.4.2.1 Nguyên tắc ....................................................................................................21 
2.4.3Kỹ thuật sắc ký lỏng cao áp ..............................................................................21 

2.5 Lược duyệt một số công trình nghiên cứu về tồn dư kháng sinh trong sản phẩm
động vật .....................................................................................................................22 

vi


Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP .......................................................25 
3.1 Thời gian thực hiện và địa điểm..........................................................................25 
3.1.1 Thời gian thực hiện ..........................................................................................25 
3.1.2 Địa điểm ...........................................................................................................25 
3.2 Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................25 
3.2.1 Nội dung 1 ........................................................................................................25 
3.2.2 Nội dung 2 ........................................................................................................25 
3.3 Vật liệu ................................................................................................................26 
3.3.1 Mẫu ..................................................................................................................26 
3.3.2 Thiết bị, dụng cụ và hóa chất ...........................................................................26 
3.4 Phương pháp tiến hành ........................................................................................27 
3.4.1 Phương pháp thu thập mẫu...............................................................................28 
3.4.2 Cách lấy mẫu và bảo quản ...............................................................................28 
3.4.3 Phương pháp phân tích tại phòng thí nghiệm ..................................................29 
3.5 Công thức tính và phương pháp xử lý số liệu .....................................................34 
3.5.1 Công thức tính ..................................................................................................34 
3.5.2 Phương pháp xử lý số liệu................................................................................35 
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................36 
4.1 Tình hình tồn dư kháng sinh họ tetracycline trên thịt, gan, thận heo được giết
mổ trên địa bàn TP.HCM ..........................................................................................36 
4.1.1 Sự tồn dư kháng sinh họ tetracycline trong thịt, gan, thận heo........................36 
4.1.2 Tỷ lệ mẫu tồn dư kháng sinh vượt tiêu chuẩn của BYT, JECFA và một số
nước trên thế giới ......................................................................................................38 
4.1.3 Sự hiện hiện của kháng sinh họ tetracycline theo nguồn cung cấp heo ...........40 


vii


4.1.4 Sự xuất hiện của từng loại kháng sinh họ tetracycline trong các mẫu thịt, gan,
thận heo .....................................................................................................................42 
4.1.5Hàm lượng tồn dư kháng sinh ở ba loại mô ......................................................43 
4.2 Tình hình tồn dư kháng sinh họ tetracycline trên thịt gà. ...................................44 
4.2.1 Tình hình tồn dư kháng sinh vượt ngưỡng cho phép .......................................44 
4.2.2 Tình hình tồn dư kháng sinh trên thịt gà theo nguồn cung cấp........................45 
4.2.3 Sự hiện diện của từng loại kháng sinh trong mẫu thịt gà .................................46 
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................48 
5.1 Kết luận ...............................................................................................................48 
5.2 Đề nghị ................................................................................................................49 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................50 
PHỤ LỤC ..................................................................................................................54 

viii


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
BYT:

Bộ Y Tế

CTC:

Chlortetracycline

EDTA:


Ethylene Diamine Triacetic Acid

ELISA:

Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay (Miễn dịch hấp thụ liên kết

enzyme)
EU:

European Union (Liên minh châu Âu)

FPT:

Frontier Post Test

HPLC:

High Performane Liquid Chromatography (Sắc ký lỏng cao áp)

ISO:

International Standards Organization (Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế)

MIC:

Minimum Inhibitory Concentration

MRL:


Maximum Residue Limit (Giới hạn tồn dư tối đa)

NN & PTNN: Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
OTC:

Oxytetracycline

ppb:

part per billion (một phần tỷ)

ppm:

part per million (một phần triệu)

QĐ:

Quy định

SPE:

Solid Phase Extraction (Cột chiết pha rắn)

STT:

Số thứ tự

TC:

Tetracycline


TCN:

Tiêu chuẩn ngành

TCVN:

Tiêu chuẩn Việt Nam

TDKS:

Tồn dư kháng sinh

TP.HCM:

Thành Phố Hồ Chí Minh

UV – VIS:

Ultra – Violet/Visible (Quang phổ tử ngoại khả kiến)

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong thú y .............11 
Bảng 2.2Giới hạn tồn dư tối đa các chất kháng khuẩn trong thịt .............................12 
Bảng 2.3Giới hạn tồn dư tối đa các tetracycline trong sản phẩm động vật của Việt
Nam và tổ chức JECFA.............................................................................................13 

Bảng 2.5 Quy định về thời gian tối thiểu giữa lần cuối sử dụng kháng sinh đến khi
hạ thịt heo ..................................................................................................................14 
Bảng 2.6 Các tetracycline thường dùng....................................................................17 
Bảng 2.7Các điều kiện kiểm tra kháng sinh họ tetracycline tồn dư bằng phương
pháp vi sinh vật .........................................................................................................21 
Bảng 4.1Tỷ lệ tồn dư kháng sinh họ tetracycline trên thịt, gan, thận heo bằng
phương pháp HPLC...................................................................................................36 
Bảng 4.2 Tỷ lệmẫu thịt, gan, thận tồn dư kháng sinh vượt tiêu chuẩn QĐ46 – BYT
và tổ chức JECFA .....................................................................................................38 
Bảng 4.3 Tỷ lệ mẫu thịt, gan, thận tồn dư kháng sinh vượt tiêu chuẩn Úc, Mỹ,
Malaysia ....................................................................................................................38 
Bảng 4.4 Sự hiện diện của kháng sinh họ tetracycline theo nguồn cung cấp heo ....40 
Bảng 4.5 Sự hiện diện của từng loại kháng sinh họ tetracycline trong các mẫu thịt,
gan, thận heo .............................................................................................................42 
Bảng 4.6 Hàm lượng tồn dư kháng sinh ở ba loại mô ..............................................43 
Bảng 4.7 Tỷ lệ mẫu thịt gà tồn dư kháng sinh họ tetracycline vượt ngưỡng cho phép
...................................................................................................................................44 
Bảng 4.8 Tỷ lệ dương tính kháng sinh họ tetracycline theo nguồn cung cấp gà ......45 
Bảng 4.9 Sự xuất hiện tồn dư từng loại kháng sinh họ tetracycline trên thịt gà ......46 

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Cấu tạo hóa học của một số kháng sinh họ tetracycline............................16 
Hình 3.1Mẫu dương tính với kháng sinh bằng phương pháp FPT ...........................28 
Hình 3.2Hoạt hóa cột SPE ........................................................................................32 
Hình 3.3 Rửa giải mẫu..............................................................................................33 


DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1Dược động học của thuốc trong cơ thể........................................................5 
Sơ đồ 2.2 Dược động học của kháng sinh họ tetracycline........................................18 
Sơ đồ2.3Sơ đồ hệ thống HPLC.................................................................................22 

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Chăn nuôi ở nước ta là ngành đang phát triển và ngày càng được đầu tư tốt
hơn. Trước kia là chăn nuôi nhỏ lẻ với quy mô chủ yếu là hộ gia đình, nuôi nhằm
mục đích “bỏ ống”. Ngày nay trình độ khoa học phát triển, hiểu biết kiến thức về
chăn nuôi ngày càng cao cho phép chăn nuôi với quy mô lớn được chú trọng nhiều
hơnnhằm có thể nâng cao năng suất lao động và có lợi tức cao hơn.
Sự phát triển lớn mạnh của nền chăn nuôi giúp cung cấp một số lượng thịt
khá lớn, nhữngmón ănbổ dưỡngcần cho sức khỏe người dân.Tuy nhiên khi chăn
nuôi càng nhiều thì càng cần phải phòng trị bệnh cho vật nuôi.Việc sử dụng kháng
sinh không hợp lýsẽ gây tồn dư kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi ảnh hưởng
sức khỏe người tiêu dùng.
Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi,
không theo chỉ dẫn nhà sản suất, không tuân thủ ngưng thuốc trước khi giết mổ…sẽ
tạo ra sản phẩm động vật tồn dưkháng sinh gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu
dùng. Hơn nữa còntạo ra vi khuẩn kháng kháng sinh gây khó khăn cho việc chữa
bệnh cho con người, gây dị ứng, tiêu chảy nặng, gây rối loạn nội tiết và có thể gây
ung thư…
Thành Phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc trung ương có số dân đông
nhất nước nên nhu cầu về thực phẩm phục vụ cho cuộc sống hằng ngày rất lớn trong
đó có sản phẩm từ heo và gà.Vấn đề an toàn thực phẩm hiện nay rất khó kiểm

soát,số lượng các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật còn dư lượng kháng sinh
vẫn còn tồn tại gây khó khăn cho việc quản lý để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

1


Xuất phát từ thực tiển trên, được sự đồng ý của Bộ môn Bệnh Lý–Ký Sinh,
khoa chăn nuôi Thú Y – Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh và
ban lãnh đạo Chi cục Thú Y TP.HCMcùng với sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn
Văn Khanh và ThS. Nguyễn Lê Kiều Thư, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“KHẢO SÁT TÌNH HÌNH TỒN DƯ KHÁNG SINH HỌ TETRACYCLINE TRÊN
HEO VÀ GÀ ĐƯỢC GIẾT MỔ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Tìm hiểu về tình hình tồn dư kháng sinh họ tetracycline (chlortetracycline,
oxytetracycline, tetracycline) trên thịt, gan, thận của heovà thịt gà giết mổ trên địa
bàn TP.HCM, để có thể đưa ra những khuyến cáo về việc sử dụng kháng sinh trong
chăn nuôi heo, gà, góp phần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe
cộng đồng.
1.2.2 Yêu cầu
Lấy mẫu thịt, gan, thận của heo tại một số cơ sở giết mổ trên địa bàn Thành
Phố Hồ Chí Minh.
Lấy mẫu thịt gà tại một số cơ sở giết mổ, cơ sở kinh doanh, nhà hàng quán
ăn, trạm kiểm dịch động vậttrên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh.
Phân tích hàm lượng kháng sinh họ tetracycline trong mẫu bằng phương
pháp sắc ký lỏng cao áp HPLC, ghi nhận tình trạng thực phẩm có tồn dư kháng sinh
vượt mức cho phép.

2



Chương 2
TỔNG QUAN
2.1Giới thiệu sơ lược về khángsinh
2.1.1 Khái niệm về kháng sinh
Kháng sinh (antibiotics) là những chất được tạo ra bởi các sinh vật sống
(nấm men, nấm mốc, vi khuẩn và một số loài thực vật) có đặc tính diệt vi khuẩn
hoặc kìm hãm sự phát triển của chúng (Ensminger, 1990).
Theo quan niệm ngày nay, thuốc kháng sinh là tất cả những chất hóa học,
không kể nguồn gốc (chiết xuất từ môi trường nuôi cấy vi sinh vật, bán tổng hợp
hay tổng hợp) có khả năng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn (bacteriostatic) hoặc
tiêu diệt vi khuẩn (bactericidal) bằng cách tác động chuyên biệt trên một giai đoạn
chuyển hóa cần thiết của vi sinh vật. Với định nghĩa này, nhiều loại thuốc trước đây
xếp vào loại chất kháng khuẩn tổng hợp (như sulfamide, quinolone) bây giờ cũng
được xếp vào loại kháng sinh. (Võ Thị Trà An, 2010)
2.1.2 Phân loại
Theo Võ Thị Trà An (2010), kháng sinh được phân loại như sau:
Nhóm β– lactam: penicillin, ampicillin, amoxicillin, cephalosporin...
Nhóm aminoglycosid: streptomycin, gentamycin, kanamycin, neomycin...
Nhóm polypeptid: colistin, bacitracin, polymyxin...
Nhóm

tetracycline:

tetracycline,

oxytetracycline,

chlortetracycline,


doxycycline
Nhóm phenicol: chloramphenicol, thiamphenicol
Nhóm macrolide: erythromycin, spiramycin, tylosin...
Nhóm kháng sinh gần gũi với macrolide: lincomycin, virginiamycin...
Nhóm sulfamid: sulfaguanidin, sulfacetamid, sulfamethoxazol...
Nhóm diaminopyrimidin: trimethoprim, diaveridin

3


Nhóm quinolone: acid nalidixic, flumequin, norfloxacin...
Nhóm nitrofuran: nitrofurazol, furazolidon, furaltadon...
Các nhóm khác: glycopeptid, pleuromutilin, polyether ionophore...
2.1.2.1 Phân loại theo cơ chế tác động
Kháng sinh tác động lên thành tế bào vi khuẩn: nhóm β–lactam, bacitracin,
vancomycin,…
Kháng sinh tác động lên màng sinh chất: colistin, polymycin,…
Kháng sinh tác động đến quá trình tổng hợp protein của tế bào vi khuẩn:
nhóm

aminoglycoside,

tetracycline,

nhóm

macrolid,

lincomycin,


chloramphenicol,…
Kháng sinh ức chế sự tổng hợp acid nucleic: nhóm quinolone, rifampin,
nhóm sulfonamide, trimethoprim,…
2.1.2.2 Phân loại theo tác động kháng khuẩn
Được chia làm hai nhóm:
Kháng sinh kiềm khuẩn (hay tĩnh khuẩn) không có tác dụng hủy diệt mầm
bệnh mà chỉ có tác dụng ức chế sự nhân lên của chúng. Nhóm này có tetracyciline,
lincosamide, sulfonamide, phenicol, macrolide,…
Kháng sinh sát khuẩn (hay diệt khuẩn) có hoạt tính tiêu diệt vi khuẩn, kháng
sinh này gồm có nhóm β–lactam, aminoglycoside, quinolone,…
2.1.3 Dược động học của các chất kháng sinh
Dược động học (Pharmacokinetics) nghiên cứu các quá trình vận chuyển của
kháng sinh từ lúc hấp thu vào cơ thể cho đến khi bài thải hoàn toàn. Theo Đào Văn
Phan (2007) thì dược động học của kháng sinh bao gồm các quá trình:
Sự hấp thu (Absorption)
Sự phân bố (Distribution )
Sự chuyển hóa (Metabolism )
Sự thải trừ (Excretion)

4


Sơ đồ 2.1Dược động học của thuốc trong cơ thể
2.1.3.1 Sự hấp thu
Là sự vận chuyển của kháng sinh từ nơi tiếp nhận kháng sinh vào máu rồi đi
khắp cơ thể tới nơi tác dụng. Sự hấp thu kháng sinh phụ thuộc vào các yếu tố như
tính tan của kháng sinh trong đường tiêu hóa: thuốc dạng dung dịch nước dễ hấp thu
hơn dung dịch dầu hoặc dạng rắn, nồng độ kháng sinh tại nơi hấp thu: nồng độ này
càng lớn sự hấp thu càng nhanh, đối với các thuốc qua màng bằng cách khuếch tán
qua lớp lipid, pH nơi hấp thu, diện tích bề mặt nơi hấp thu (bề mặt càng lớn thì sự

hấp thu càng nhanh, như niêm mạc ruột)…Ngoài rasự hấp thu kháng sinh còn phụ
thuộc vào tình trạng sinh lý của vật chủ: con vật khỏe hơn hấp thu nhanh hơn, thú
trưởng thành hấp thu tốt hơn con non hoặc con già yếu…Đường tiêm chích cũng
ảnh hưởng rất lớn đến sự hấp thu dược phẩm, đường tiêm tĩnh mạch 100% thuốc
thấm nhập vào hệ tuần hoàn nhanh chóng và toàn vẹn, đường uống hấp thu qua
niêm mạc dạ dày, ruột chịu sự ảnh hưởng lớn của pH,tình trạng ruột rỗng hay đầy,
thành phần của thức ăn,…
2.1.3.2 Sự phân bố
Kháng sinh sau khi hấp thu sẽ được phân phối trong cơ thể gồm máu, dịch
gian bào và nội bào. Trong máu kháng sinh tồn tại dưới hai dạng, một dạng tự do và
một dạng gắn vào protein của huyết tương tạo thành phức hợp, phức hợp này không

5


thấm qua mô bào, có thể phân ly lại thành dạng tự do. Phần kháng sinh tự do thấm
qua được thành mạch vào mô bào, ổ bệnh hoặc vào mô dự trữ hoặc bị chuyển hóa
rồi thải trừ.
Sự phân bố kháng sinh đến các mô phụ thuộc vào mô, tuần hoàn khu vực,
mức độ gắn kết với protein huyết tương hay khả năng tan trong lipid để khuếch tán
vào mô.
2.1.3.2 Chuyển hóa
Mục đích của sự chuyển hóa kháng sinh là để thải trừ chất lạ (kháng sinh) ra
khỏi cơ thể. Kháng sinh là những phân tử tan được trong chất béo, không bị ion hóa,
dễ thấm qua màng tế bào, gắn vào protein huyết tương và được giữ lại trong cơ thể.
Muốn thải trừ, cơ thể phải chuyển hóa những kháng sinh này sao cho chúng trở
thành những phân tử có tính phân cực, dễ bị ion hóa do đó ít tan trong mỡ, khó gắn
vào protein, khó thấm vào tế bào và vì thế tan nhiều trong nước dễ bị thải trừ (qua
thận, mật).
Nơi chuyển hóa và các enzyme chính xúc tác cho quá trính chuyển hóa:

Niêm mạc ruột: protease, lipase, decarboxylase; hệ thần kinh trung ương;
monoaminoxydase, decarboxylase; gan: là nơi chuyển hóa nhờ vào hệ thống
enzyme chuyển hóa ở lưới nội chất của tế bào gan chứa hầu hết các enzyme tham
gia chuyển hóa kháng sinh.
Sự chuyển hóa xảy ra theo nhiều cơ chế khác nhau như: phản ứng oxy hóa–
khử, thủy phân, cộng hợp và phụ thuộc các yếu tố như: giống, tuổi, loài, giới tính,
tình trạng sức khỏe,…
2.1.3.4 Bài thải
Kháng sinh được thải trừ ra khỏi cơ thể ở dạng nguyên chất hoặc đã chuyển
hóa. Các con đường chính thải trừ kháng sinh của cơ thể:
– Thải trừ qua thận: những kháng sinh dưới dạng tự do trong huyết tương
được thải trừ chủ yếu theo cơ chế lọc qua tiểu cầu thận, một số ít qua biểu mô ống
thận.

6


– Thải trừ qua mật, qua phân: đối với một số thuốc được thải trừtheo chu
trình
gan – ruột.Thuốc được hấp thu ở ruột, thải trừ qua mật, xuống ruột lại được tái hấp
thu một phần, một phần theo phân ra ngoài.
– Thải trừ qua sữa: thường bài thải các chất tan mạnh trong lipid.
– Thải trừ qua các con đường khác: như nước mắt, nước bọt, dịch âm đạo,
qua trứng,…
2.1.4 Sử dụng kháng sinh
Theo Nguyễn Như Pho (2006) việc sử dụng kháng sinh tùy thuộc vào:
– Việc lựa chọn kháng sinh:
Kết quả chẩn đoán bệnh.
Tính nhạy của một hay nhiều vi khuẩn gây bệnh với một kháng sinh (dựa
vào kháng sinh đồ hay hiểu biết về dịch tễ).

Khả năng đi tới ổ bệnh của kháng sinh (dựa vàohiểu biết về tác động về dược
lý)
Cơ địa của thú (có thai, bệnh gan, thận, thú non,…)
– Khi sử dụng kháng sinh chú ý đến các nguyên tắc:
Nhanh: để tránh phát tán mầm bệnh.
Mạnh: bắt đầu bằng liều có hiệu lực (tương đối cao tiếp theo là liều duy trì
thấp hơn)
Lâu: Đảm bảo duy trì nồng độ kháng sinh có hiệu lực trong 5 ngày.
Không đổi kháng sinh sau khi sử dụng 48 giờ trừ khi kháng sinh đồ cho thấy
kháng sinh không có hiệu quả nữa.
Không kết hợp sai kháng sinh với thuốc để tránh tương kỵ.
Không sử dụng kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng hoặc kháng sinh thế hệ
mới trong khi kháng sinh phổ hẹp, kháng sinh cũ vẫn có hiệu quả.
Khi kết hợp kháng sinh để tránh đề kháng thuốc các kháng sinh thành phần
phải giữ nguyên liều lượng.

7


2.1.5 Phối hợp kháng sinh
2.1.5.1 Mục đích
Mở rộng phổ kháng khuẩn
Tăng hiệu lực sát khuẩn
Ngăn sự đề kháng thuốc
2.1.5.2 Phối hợp kháng sinh
Theo Võ Thị Trà An(2010), có bốn chỉ định trong việc phối hợp kháng sinh:
Kết hợp các kháng sinh sát khuẩn trong trường hợp nhiễm trùng nghiêm
trọng và hệ thống phòng vệ của cơ thể bị hư hỏng.
Nhiều kháng sinh được phối hợp để điều trị các nhiễm trùng do nhiều vi
khuẩn gây ra cùng một lúc hay còn gọi là đa nhiễm khuẩn (polymicrobial infection)

như trong nhiễm trùng xoang bụng, viêm phổi, viêm đường sinh dục của con cái với
mục đích mở rộng phổ kháng khuẩn (ví dụ, penicillin + streptomycin).
Ngăn sự đề kháng thuốc (ví dụ, amoxycillin + acid clavulanid).
Hạn chế độc tố và mở rộng phổ kháng khuẩn trong những ca bệnh chưa rõ
nguyên nhân nhiễm trùng (sulfamide + trimethoprim).
2.1.6 Nguyên nhândẫn đến đề kháng thuốc của kháng sinh đối với vi khuẩn
Theo Phạm Khắc Hiếu (2009) ngoài nguyên nhân “bẩm sinh”, còn lại là do
dùng kháng sinh không đúng nguyên tắc như:
Thuốc kém phẩm chất vẫn dùng
Liều lượng thuốc thấp.
Liệu trình điều trị không đủ
Thức ăn, nước uống, thực phẩm,…có kháng sinh tồn lưu.
Các yếu tố này dẫn đến nồng độ kháng sinh trong cơ thể thấp, dưới nồng độ
ức chế tối thiểu tác dụng – MIC.
2.1.7Việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi
Trong chăn nuôi, kháng sinh được sử dụng với 3 mục đích: điều trị bệnh,
phòng bệnh và dùng như chất kích thích sinh trưởng. Tuỳ theo mục đích sử dụng
mà liều lượng và phương thức sử dụng kháng sinh có khác nhau:

8


Tăng năng suất sinh trưởng và sinh sản ở gia súc, gia cầm
Tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, làm cho vật nuôi thích ứng nhanh chóng với
sự thay đổi bất thường về cơ cấu và chủng loại nguyên liệu trong khẩu phần ăn.
Nâng cao chất lượng sản phẩm (giảm tỷ lệ thịt mỡ, tăng tỷ lệ thịt nạc, làm
cho thịt trở nên mềm hơn và không nhiễm mầm bệnh).
Phòng các bệnh mãn tính và ngăn chặn xảy ra những dịch bệnh do vikhuẩn.
Tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi
Theo Võ Thị Trà An (2010) kháng sinh sử dụng với mục đích phòng bệnh thì

có 3 phương pháp:
Dùng một loại kháng sinh ở liều phòng trong một thời gian dài nhằm duy trì
hệ vi sinh vật có lợi ở đường ruột và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
Dùng luân phiên nhiều loại kháng sinh ở liều phòng để ngăn chặn hệ vi sinh
vật cơ hội có sẵn trong cơ thể hoặc những vi khuẩn có thể lây lan từ cá thể này sang
cá thể khác.
Để hạn chế sự đề kháng thuốc của vi sinh vật khi sử dụng phương pháp trên
người ta có thể sử dụng kháng sinh với liều tăng dần liên tục với hiệu quả kháng
khuẩn cao hơn liều mà vi sinh vật có thể đề kháng được.
Theo Dương Thanh Liêm (2006), tác dụng của kháng sinh với mục đích dinh
dưỡng nghĩa là kháng sinh làm tăng năng suất vật nuôi, giảm tiêu hao thức ăn cho
tăng trọng. Tuy nhiên đến nay kháng sinh chỉ cải thiện tăng trọng khoảng 3–5%, tiết
kiệm thức ăn khoảng 5%, nhưng mang lại tác hại khi sử dụng thường xuyên là làm
cho vi khuẩn lờn thuốc và làm mất hiệu lực của kháng sinh.
Theo Dương Thanh Liêm và ctv, có 3 cách sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi:
Dùng liều thấp để kích thích tăng trưởng, tăng năng suất tích lũy. Dùng liên
tục thức ăn tùy theoloại kháng sinh mà có liều lượng khác nhau.
Để phòng bệnh khi bị stress dùng liều cao hơn liều kích thích tăng trưởng 10 lần và
thời gian không quá 5 ngày.
Dùng kháng sinh để điều trị với liều cao hơn liều phòng 3–4 lần và thời gian
không quá 3– 5 ngày tùy loại kháng sinh.

9


2.1.8Tai biến do kháng sinh
2.1.8.1 Phản ứng quá mẫn
Nặng nhất là sốc phản vệ, (thường gặp với penicillin) có thể dẫn đến tử vong
cần phải phòng tránh.Phản ứng ngoài da như mề đay, phát ban thường gặp với
sulfonamide.

2.1.8.2Độc tính trực tiếp
– Gây tiêu chảy, nôn mửa
– Gây tổn thương chức năng gan có thể dẫn đến suy gan nặng (tetracycline,
rifampin, novobiocin, sulfonamide)
– Tổn thương chức năng thận với các biểu hiện protein niệu, huyết niệu, suy
thận cấp (cephalosporin, aminoglycoside, polymycin, sulfonamide)
– Rối loạn thần kinh: Chóng mặt, rối loạn cảm giác da (aminoglycoside)
viêm đa thần kinh (isoniazid)
– Rối loạn đông máu: Mất bạch cầu hạt, rối loạn các tế bào máu
(chloramphenicol, sulfonamide).
2.1.8.3 Bội nhiễm do cácvi sinh vật đề kháng
Sử dụng lâu dài các kháng sinh có phổ rộng như tetracycline, ampicillin,
chloramphenicol, sẽ tiêu diệt các vi khuẩn cộng sinh trong hệ tiêu hóa chỉ còn các vi
khuẩn đề kháng với các kháng sinh trên như Streptococcus, nấm Candida,...gây tiêu
chảy, viêm miệng lưỡi và các biểu hiện khác của loạn khuẩn đường ruột(Trần Thị
Thu Hằng,2011).

10


2.1.8.4 Danh sách các kháng sinh cấm sử dụng ở Việt Nam
Bảng 2.1 Danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong thú y
TT

Tên hoá chất, kháng sinh

1

Chloramphenicol


(Tên

khác

Chloromycetin;Chlornitromycin;

Laevomycin,Chlorocid, Leukomycin)
2

Furazolidon và dẫn xuất của nhóm Nitrofuran (Nitrofuran, Furacillin,
Nitrofurazon, Furacin, Nitrofurantoin, Furoxon, Orafuran, Furadonin,
Furadantin,

Furaltadon,

Payzone,

Furazolin,

Nitrofurmethon,

Nitrofuridin, Nitrovin)
3

Dimetridazole (Tên khác: Emtryl)

4

Metronidazole (Tên khác: Trichomonacid, Flagyl, Klion, Avimetronid)


5

Dipterex

(Tên

khác:

Metriphonat,Trichlorphon,

Neguvon,

Chlorophos,DTHP); DDVP (Tên khác Dichlorvos; Dichlorovos)
6

Eprofloxacin

7

Ciprofloxacin

8

Ofloxacin

9

Carbadox

10


Olaquidox

11

Bacitracin Zn

12

Tylosin phosphate

13

Green Malachite (Xanh Malachite)

14

Gentian Violet (Crystal violet)

Trích: Thông tư số 15/2009/TT–BNN ngày 17 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ
Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
2.1.9Tình hình sử dụng kháng sinh ở Việt Nam và một số nước trên thế giới
Ở Việt Nam theo kết quả điều tra của Võ Thị Trà An (2001) có 143 biệt
dược chứa kháng sinh đang được sử dụng trong chăn nuôi, trong đó có 36 loại
kháng sinh đang được sử dụng phổ biến như: colistin, enrofloxacin, sulfamide,
trimethoprim, norfloxacin, gentamycin, nhóm β–lactam, nhóm tetracycline …

11



Ở Mỹ, hàng năm khoảng 6 triệu lbs (xấp xỉ 2730 tấn) kháng sinh được dùng
trong chăn nuôi.Gần 80% gia cầm, 70% heo; 70% bò sữa và 60% bò thịt ở Mỹ được
nuôi dưỡng bằng thức ăn có bổ sung kháng sinh và cứ mỗi một USD chi phí cho
kháng sinh dùng trong thức ăn, người chăn nuôi thu được lợi tức 2– 4 USD
(Ensminger & ctv, 1990).
Theo Jone và Richke (2003), ở Mỹ có 32 loại kháng sinh và biệt dược được
phép sử dụng trong thức ăn gia cầm, trong đó 15 loại thuốc phòng cầu trùng, 11 loại
dùng như chất kích thích sinh trưởng và 6 loại được dùng cho các mục đích khác.
Trong số 32 loại kháng sinh này có 7 loại (bacitracin, chlortetracycline,
erythromycin, lincomycin, novobiocin, oxytetracycline và penicillin) được dùng
trong dân y.
2.2 Tồn dư kháng sinh
2.2.1 Khái niệm về chất tồn dư
Chất tồn dư được định nghĩa trong chỉ thị 86/469 của thị trường chung Châu
Âu như sau: “Chất tồn dư là chất có hoạt tính dược động học và chất chuyển hóa
trung gian của chúng cũng như những chất khác được đưa vào trong thịt, tất cả
chúng được xem là có hại cho sức khỏe người tiêu dùng”. Hầu hết các hóa chất
dược phẩm cấp vào cơ thể gia súc dù biết hay không biết đều để lại một vi lượng
nhất định trong thịt (Nguyễn Ngọc Tuân, 2002).
2.2.2 Dư lượng tối đa
Dư lượng tối đa chấp nhận được (MRL): là lượng chất ăn vào chấp nhận
được mà người tiêu thụ hy vọng có trong mô bào với một nồng độ cao nhất.
Bảng 2.2Giới hạn tồn dư tối đa các chất kháng khuẩn trong thịt
Hợp chất

Nồng độ (ng/g)

Chlortetracycline

50


Oxytetracycline

250

Tetracycline

500

(Trích dẫn Nguyễn Ngọc Tuân, 2002)

12


Bảng 2.3 Giới hạn tồn dư tối đa các tetracycline trong sản phẩm động vật của Việt
Nam và tổ chức JECFA
Tiêu chuẩn (µg/kg)
Loại sản phẩm

JECFA

Việt Nam

Thịt

100

200

Gan


300

600

Thận

600

1200

Nguồn: Joint FAO/WHO Expert Committee on Food Additives Evalution of certain
vetetrinary drug residues in food, 1999 và Bộ Y Tế, 2007.
Bảng 2.4Tiêu chuẩn tồn dư tối đa các kháng sinh theo Mỹ, Malaysia, Úc
Chất kháng khuẩn

Tiêu chuẩn (µg/kg)
Úc

Mỹ

Malaysia

CTC

50

50

100


OTC

250

250

100

TC

500

100

(Trích dẫn Võ Thị Trà An, 2010)
2.2.3 Nguyên nhân tồn dư kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi
Kháng sinh có thể tồn tại trong thịt do kỹ thuật trong quá trình chăn nuôi như
sau:
– Sử dụng kháng sinh để chữa bệnh cho thú
– Trộn vào thức ăn với mục đích kích thích sự tăng trọng và phát triển của
thú
– Cho thú uống để phòng bệnh trong mùa dịch
– Kháng sinh được thêm vào trong thức ăn gia súc nhằm mục đích để bảo
quản
–Kháng sinh được tiêm vào thú hoặc cho uống trước khi giết thịt với mục
đích kéo dài thời gian, tránh hư hỏng của thịt tươi.

13



×