Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 93 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐOÀN THỊ VÂN ANH

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
HUYỆN PHÙ NINH, TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Thái Nguyên, tháng 01/2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐOÀN THỊ VÂN ANH

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
HUYỆN PHÙ NINH, TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 8 62 01 15

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. NGUYỄN VĂN THÁI
2. PGS.TS. DƯƠNG VĂN SƠN


Thái Nguyên, tháng 01/2018


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực, xuất phát từ tình
hình thực tế của công tác phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Phù Ninh, tỉnh
Phú Thọ.
Ngày 02 tháng 01 năm 2018
Tác giả luận văn

Đoàn Thị Vân Anh


ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải
pháp phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ”, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được
bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, Phòng Đào tạo
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi về
mọi mặt trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn TS.

Nguyễn Văn Thái và PGS.TS Dương Văn Sơn - Trường Đại học Nông, Lâm
Thái Nguyên.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhà
khoa học, các thầy, cô giáo trong Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác
của các đồng chí tại địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn các đồng
chí Thường trực Huyện ủy, cán bộ Văn phòng Huyện ủy Phù Ninh đã tạo điều
kiện mọi mặt để tôi hoàn thành nghiên cứu này.
Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè và gia đình đã tạo điều
kiện giúp tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
Thái Nguyên, ngày 02 tháng 01 năm 2018
Tác giả luận văn

Đoàn Thị Vân Anh


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................... vi
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................................... 2

4. Kết cấu của luận văn. ........................................................................................ 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ........................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài .................................................................................. 4
1.1.1. Kinh tế nông nghiệp và phát triển kinh tế nông nghiệp .............................. 4
1.1.2. Phát triển kinh tế và phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản
xuát hàng hóa....................................................................................................... 10
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông nghiệp ....................... 12
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển kinh tế nông nghiệp ....................................... 16
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông nghiệp của một số địa phương ....... 16
1.2.2. Bài học rút ra đối với huyện Phù Ninh trong phát triển kinh tế
nông nghiệp ........................................................................................................ 24
1.3. Một số nghiên cứu về phát triển kinh tế nông nghiệp.................................. 26
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................... 29
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 29
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 29
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 29
2.2. Câu hỏi và nội dung nghiên cứu .................................................................. 29
2.2.1. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 29


iv

2.2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 30
2.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 30
2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu .............................................................................. 30
2.3.2. Thu thập số liệu ......................................................................................... 30
2.3.3. Phương pháp phân tích .............................................................................. 31
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ....................................................................... 33
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 35

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ ........... 35
3.1.1 Điều kiện tự nhiên huyện Phù Ninh ........................................................... 35
3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế huyện Phù Ninh ............................................ 36
3.2. Thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Phù Ninh ........................ 38
3.2.1. Thực trạng sản xuất nông nghiệp huyện Phù Ninh ................................... 38
3.2.2.Hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp.................................................... 51
3.3. Khó khăn, rào cản ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông nghiệp huyện
Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ ....................................................................................... 65
3.3.1. Một số khó khăn, thách thức trong phát triển kinh tế hộ gia đình ............ 65
3.3.2. Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại ......... 67
3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế .............................................................. 68
3.3.4. Những vấn đề đặt ra .................................................................................. 70
3.4. Mục tiêu và giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Phù Ninh
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 .............................................................. 71
3.4.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Phù
Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 ..................................................... 71
3.4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp huyện
Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 ....................... 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 80
1. Kết luận ........................................................................................................... 80
2. Khuyến nghị .................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH.................................................................. 82
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

UBND


: Ủy ban nhân dân

ĐVT

: Đơn vị tính

GTSX

: Giá trị sản xuất

NN

: Nông nghiệp

LN

: Lâm nghiệp

TS

: Thủy sản

HTX

: Hợp tác xã


vi


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chủ yếu ................. 39
Bảng 3.2. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây ăn quả ............................ 41
Bảng 3.3. Số lượng và sản lượng một số loại vật nuôi trên ................................ 42
Bảng 3.4. Diện tích, sản lượng ngành nuôi trồng thủy sản ................................. 44
Bảng 3.5. Giá trị sản xuất nông lâm thủy sản và tốc độ tăng trưởng .................. 47
Bảng 3.6. Cơ cấu GTSX các nhóm ngành nông- lâm nghiệp, thủy sản ............. 47
Bảng 3.7. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Phù Ninh giai đoạn 2014-2016.... 48
Bảng 3.8. Tình hình dân số và lao động huyện Phù Ninh 2014-2016 ................ 50
Bảng 3. 9. Một số chỉ tiêu chủ yếu của HTX nông nghiệp ................................. 51
Bảng 3.10. Tình hình phát triển trang trại của Phù Ninh năm 2016 ................... 54
Bảng 3. 11. Kết quả sản xuất ở một số mô hình trang trại huyện Phù Ninh....... 55
Bảng 3.12. Những thông tin chung về nhóm hộ điều tra .................................... 56
Bảng 3.13. Diện tích đất canh tác trung bình của hộ nông dân .......................... 57
Bảng 3.14. Diện tích các loại cây trồng trung bình của hộ nông dân ................. 58
Bảng 3.15. Cây trồng bình quân hộ theo nghề nghiệp của hộ ............................ 58
Bảng 3.16. Tổng số loại vật nuôi của các hộ nông dân ...................................... 59
Bảng 3.17. Giá trị sản xuất của nhóm hộ điều tra ............................................... 60
Bảng 3.18. Thu nhập và tỷ trọng thu nhập của hộ gia đình. ............................... 61
Bảng 3.19. Khó khăn, thách thức trong sản xuất ngành trồng trọt ..................... 66
Bảng 3.20. Khó khăn thách thức trong sản xuất ngành chăn nuôi...................... 67
Bảng 3.21. Định hướng quy mô giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy
sản giai đoạn 2018 - 2020 ................................................................... 72


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong mọi giai đoạn phát triển của nước ta nông nghiệp đã được xác định là
mặt trận kinh tế hàng đầu. Đảng và Chính phủ luôn quan tâm đến phát triển nông
nghiệp và nông thôn, coi đây là một lĩnh vực có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chính nông nghiệp tạo ra phần lớn việc làm và
thu nhập cho bà con nông dân, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.
Huyện Phù Ninh là một huyện miền núi, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Phú
Thọ, tiềm năng đất đai của huyện Phù Ninh là rất lớn, với diện tích đất chủ yếu phù
hợp cho phát triển nông - lâm nghiệp; Bên cạnh đó Phù Ninh có sông Lô chạy dọc
theo chiều dài huyện từ Bắc xuống Nam, và trên địa bàn huyện còn có hệ thống các
sông ngòi nhỏ nằm giữa các khe của các đồi núi thấp, tạo nguồn nước tưới tiêu phục
vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, nên có điều kiện để phát
triển nền kinh tế đa dạng với thế mạnh về nông, công, ngư nghiệp và dịch vụ - du lịch.
Nhưng hiện nay lĩnh vực phát triển nông nghiệp ở huyện Phù Ninh với việc
sử dụng nguồn tài nguyên vốn có của nông nghiệp, nông thôn vẫn còn có những
vấn đề cần quan tâm là: Diện tích hoang hóa vẫn còn; Đời sống nhân dân vùng
nông nghiệp còn nhiều khó khăn, đời sống văn hóa tinh thần, trình độ dân trí, cơ sở
y tế, giáo dục còn thấp; Sản lượng lương thực hàng năm tăng không ổn định, phát
triển nông nghiệp toàn diện chưa được quan tâm đúng mức, nhiều tài nguyên tự nhiên
bị lãng phí do khai thác chưa hợp lý, nổi bật là nguồn rừng nguyên liệu. Bên cạnh đó,
diện tích cây ăn quả và cây công nghiệp chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của
địa phương có quỹ đất vườn đồi nhiều như Phù Ninh. Đặc biệt, quá trình phát triển
kinh tế xã hội còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém như tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy
đạt khá nhưng chưa bền vững; quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phân tán; chuyển dịch cơ
cấu kinh tế trong nông nghiệp chậm; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng còn dàn trải; hệ
thống cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ nông nghiệp còn yếu kém; hoạt động sản
xuất, kinh doanh dịch vụ chưa cao, nhất là dịch vụ đầu tư; kinh tế trang trại quy mô
nhỏ, gặp khó khăn về vốn, kỹ thuật và thị trường tiêu thụ. Trước xu thế mới của


2


nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập và cách mạng khoa học kỹ thuật 4.0, nền kinh tế
nông nghiệp huyện Phù Ninh đứng trước những khó khăn, thách thức trong cơ hội
mới. Để góp phần công sức vào phát triển kinh tế ở địa phương, tôi chọn đề tài
nghiên cứu “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế nông
nghiệp huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Làm rõ những vấn đề lý luận chung, kinh nghiệm thực tiễn và thực trạng phát
triển kinh tế hộ nông dân trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Từ đó, đưa ra
những giải pháp thúc đẩy kinh tế nông hộ phát triển.

2.2.Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá về cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến kinh tế nông
nghiệp và phát triển kinh tế nông nghiệp.
- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Phù Ninh, tỉnh
Phú Thọ giai đoạn từ năm 2014 - 2016.
- Đánh giá khó khăn, thách thức và yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế
nông nghiệp huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ
- Đề xuất định hướng và những giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp
huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Cập nhật và hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến kinh tế
nông nghiệp, phát triển kinh tế nông nghiệp tại một huyện miền núi trung du của
tỉnh Phú Thọ, nơi có nhiều điều kiện phát triển nông lâm nghiệp, thương mại và
dịch vụ.
Luận văn đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế nông
nghiệp huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Tác giả hy vọng những giải pháp này sẽ được
chính quyền địa phương huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ và những huyện khác có điều
kiện tương tự như huyện Phù Nịnh có thể tham khảo, vận dụng để quản lý, điều hành

quá trình phát triển kinh tế xã hội nói chung, kinh tế nông nghiệp nói riêng.


3

4. Kết cấu của luận văn.

Chương 1. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển kinh tế
hộ nông dân
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện Lâm Thao
giai đoạn 2012 - 2014.
Chương 4. Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện Lâm Thao
đến năm 2020.


4

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Kinh tế nông nghiệp và phát triển kinh tế nông nghiệp
1.1.1.1. Vấn đề nông nghiệp trong một số lý thuyết kinh tế
Như chúng ta đã biết: nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã
hội, dựa trên việc sử dụng nguồn lực đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác
cây trồng, vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu, cùng với lao động nông nghiệp chủ
yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành
như: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản. Như vậy, nông nghiệp theo nghĩa rộng,
còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản.

Nếu hiểu theo nghĩa hẹp, nông nghiệp là ngành sản xuất ra của cải vật chất
mà con người phải dựa vào quy luật sinh học, dựa vào sinh trưởng của cây trồng,
vật nuôi để tạo ra sản phẩm như lương thực, thực phẩm,... để thỏa mãn các nhu cầu
của mình.
Như vậy, nông nghiệp là ngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên.
Những điều kiện tự nhiên như đất đai, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, bức xạ mặt
trời,... trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi. Nông
nghiệp cũng là ngành sản xuất có năng suất lao động rất thấp, vì đây là ngành sản
xuất phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên; là ngành sản xuất mà việc ứng dụng tiến bộ
khoa học - công nghệ gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra, sản xuất nông nghiệp ở
thường gắn liền với những phương pháp canh tác truyền thống, lề thói, tập quán,
phong tục,... đã có từ hàng nghìn năm nay. Ở các nước nghèo như nước ta nông
nghiệp thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong GDP và thu hút một bộ phận quan trọng
lao động xã hội.
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để
trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full















×