Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Tiểu thuyết hóa nam cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.67 KB, 3 trang )

Đã có những quan điểm không tách bạch trên phương diện lý thuyết thể loại truyện
ngắn và tiểu thuyết, bởi cùng thuộc phương thức tự sự, truyện ngắn và tiểu thuyết
vốn có nhiều điểm tương đồng. Thực tế là có không ít tác phẩm khó có thể có được
một tên gọi chính xác là truyện ngắn, truyện vừa hay truyện dài, bởi tiêu chí về độ
dài của một truyện ngắn không phải là con số cố định. Cũng lại có quan điểm cho
rằng không có hình thức truyện vừa mà chỉ có truyện ngắn và truyện dài căn cứ
trên tiêu chí truyện ngắn một tình huống và truyện ngắn nhiều tình huống. Cùng
thuộc loại hình tự sự, giữa truyện ngắn và tiểu thuyết có những đặc điểm giao thoa.
Đặc điểm truyện ngắn tiểu thuyết hóa được thể hiện rõ qua tác phẩm “Chí Phèo”
của Nam Cao.
Trong sự nghiệp văn chương của ông, “Chí Phèo” được xem là truyện ngắn xuất
sắc viết về những người nông dân trong xã hội cũ. Không chỉ có giá trị về tư
tưởng, tác phẩm còn ghi dấu sự độc đáo, mới mẻ trong nghệ thuật thể hiện. Bên
cạnh kết cấu mới mẻ, cốt truyện hấp dẫn, ngôn ngữ sống động,... truyện ngắn này
cũng thể hiện sự hiện đại, sáng tạo trong quan niệm văn chương về con người của
tác giả qua hình tượng Chí Phèo.
Với sự khám phá về con người tha hóa, con người bi kịch, con người cô đơn, con
người ý thức và con người với bản thể tự nhiên, truyện ngắn “Chí Phèo” đã chạm
tới được nghệ thuật văn xuôi hiện đại.
Kết cấu truyện ngắn Nam Cao có nhiều nét khác lạ và mới mẻ so với truyện ngắn
trước đó và đương thời. Nếu truyện ngắn của Thạch Lam gần với thơ, truyện ngắn
Nguyễn Công Hoan gần với kịch, thì truyện ngắn của Nam Cao là một dòng xám
buồn của chất văn xuôi- đời thường. Nguyên tắc về cái chốc lát của truyện ngắn,
hoặc thắt nút, mở nút dùng để xây dựng truyện ngắn cũng bị phá vỡ căn bản. Cấu
trúc truyện Nam Cao thường nương theo trục thời gian, dõi theo cuộc đời nhân vật
hoặc một chặng đường dài của đời. Truyện Nam Cao thường có 3 loại hình cấu
trúc quen thuộc: kết cấu theo số phận nhân vật (Chí Phèo, Nửa đêm, Dì Hảo, Điếu
văn,…); kết cấu theo tâm lí nhân vật (Đời thừa, Những truyện không muốn viết,
…); hoặc kết cấu quanh một triết lí, một tính cách (Ở hiền, Tư cách mõ, Nhỏ nhen,
…).
Trong tác phẩm “Chí phèo” - Nam Cao, có rất nhiều nhân vật được xây dựng như:


Chí Phèo, Thị Nở, Bá Kiến, vợ Bá Kiến, bà cô của Thị Nở,… Nhưng nhân vật
trung tâm, “vai chính” đậm nét ở đây là Chí Phèo. Xung quanh tác phẩm Chí Phèo
với bao là nhân vật, có thể nói những nhân vật được xem là khơi nguồn, làm nên
“chuyện”, rồi tạo sự kịch tính, sự xung đột trong tác phẩm được đẩy lên cao trào


như: Bá Kiến hay vợ Bá Kiến. Hoặc nhân vật được nhắc đến chỉ sau Chí Phèo đó
là Thị Nở, Thị Nở được nhắc đến trong tác phẩm như “đồng hình”, “đồng dạng”
với Chí Phèo và là nhân vật quan trọng, điểm nhấn trong tác phẩm, chính Thị Nở
đã đẩy cuộc đời Chí một ngã rẽ khác, một kết cục khác… Thị Nở xứng đáng là
nhân vật tiêu biểu. Thế nhưng, tất cả chi tiết trên, những nhân vật đó không thể che
lấp hay thay vị trí hình ảnh Chí, rất riêng của Chí Phèo trong tác phẩm. Nhân vật
Chí là nhân vật trung tâm, là “con quỷ dữ” của làng Vũ Đại và cũng thật táo bạo
khi cho Chí Phèo là “một thiên thần” trong vô số các nhân vật trong tác phẩm.
Nhân vật Chí không thể là điểm nhấn, cũng không phải chi phối tác phẩm,…
nhưng là quyết định của tác phẩm, có Chí Phèo, có cuộc đời của Chí thì mới có tác
phẩm. Vì thế không có sự bất ngờ khi Nam Cao chọn lấy tên nhân vật làm nhan đề
cho tác phẩm của mình Chí Phèo và nhân vật trung tâm là Chí.
Nhân vật của Nam Cao được soi chiếu từ nhiều điểm nhìn với sự đa chiều trong
tính cách. Nhân vật chịu sự chi phối của hoàn cảnh và các mối quan hệ trong xã
hội.
Qua ngòi bút miêu tả xuất sắc của Nam Cao, các nhân vật trong tác phẩm “Chí
Phèo” hiện ra chân thực với nhiều cung bậc, sắc thái cảm xúc. Những trạng thái
tâm lý từ đơn giản đến phức tạp của nhân vật đều được tác giả xây dựng sống động
trước mắt người đọc bằng những câu chữ tưởng chừng vô chi vô giác. Chí Phèo và
Bá Kiến là hai nhân vật mang tính chất điển hình cho 2 tầng lớp khác nhau trong
xã hội, đồng thời cũng là 2 con người rất thực, rất cụ thể. Đây cũng là 2 nhân vật
điển hình nghệ thuật bất hủ.
Việc đổi thay không gian, thời gian nghệ thuật cũng được mở ra nhiều chiều nhờ
những hồi tưởng, ước mơ và suy tưởng của nhân vật. Nó phù hợp với lối kết cấu

tâm lí – một thủ pháp kết cấu cơ bản nhất trong truyện ngắn Nam Cao.
Trong tác phẩm “Chí Phèo”, qua cách xây dựng không gian nghệ thuật và thời gian
nghệ thuật Nam Cao đã tái hiện lại một bức tranh sinh động cuộc sống đời thường
của người nông dân trong xã hội cũ. Trong cái xã hội đó người nông dân đang dần
dần bị chìm xuống đáy sâu của xã hội, bị đẩy vào con đường bần cùng hóa, lưu
manh hóa. Nam Cao sử dụng linh hoạt các yếu tố của thời gian và không gian
trong quá trình sáng tạo tác phẩm của mình. Từ không gian trung tâm là nhà ở, căn
buồng, không gian nghệ thuật của Nam Cao còn vươn tới cái không gian khác kể
cả không gian tâm tướng. Cùng với việc thay đổi không gian, thời gian nghệ thuật
cũng được mở ra nhiều nhờ những hồi tưởng, ước mơ và suy tưởng của nhân vật.
Những nhân vật của Nam Cao từ thời hiện đại có thể quay về quá khứ hoặc hướng


tới tương lai, thâm chí có khi xáo trộn cả không gian và thời gian. Điều đó làm cho
tác phẩm của Nam Cao mới thoạt nhìn bề ngoài tưởng như rất phóng túng, tùy tiện,
nhưng thực ra lại rất chặt chẽ.
Tác phẩm Chí Phèo đã thể hiện tài năng truyện ngắn bậc thầy của Nam Cao. Một
trong số những nghệ thuật đó là nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tự nhiên mà vẫn
nhất quán, chặt chẽ. Đó là giọng điều trần thuật hài hòa có sự kết hợp giữa lời đối
thoại và lời độc thoại, giữa gián tiếp và lời nửa tiếp. Đọc cả câu chuyện chúng ta có
có thể cảm nhận được Nam Cao đang ở trong câu truyện đó, là người quan sát cả
làng Vũ Đại và rồi thoảng như vào sâu trong nội tâm nhân vật Chí Phèo. Vì vậy,
nhiều đoạn có sự lồng ghép giữa ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật.
Một trong những biểu hiện của hiện tượng truyện ngắn tiểu thuyết hóa là sự khai
thác và biểu hiện đời sống theo chiều sâu, điều này làm cho truyện ngắn có một
sức chứa lớn hơn khuôn khổ của nó, cho ta “cảm giác về những tiểu thuyết thu
nhỏ”. Một trong những biểu hiện của tư duy tiểu thuyết trong truyện ngắn là sự
xâm lấn của những phương diện nghệ thuật mà thông thường chỉ có trong tiểu
thuyết. Một phương diện cần phải nói tới ở tính chất tiểu thuyết hóa truyện ngắn là
việc người viết sử dụng những chất liệu sẵn có trong một truyện ngắn đã viết trước

đó để viết thành một tiểu thuyết, hoặc từ một tiểu thuyết tác giả viết thành một
truyện ngắn.
Với những đặc điểm tương đồng và dị biệt, trong quá trình phát triển giữa truyện
ngắn và tiểu thuyết có sự tương tác ảnh hưởng lẫn nhau. Truyện ngắn Nam Cao
nhờ thế không thua kém bất kì một hình thức truyện ngắn hóa tiểu thuyết có qui
mô lớn nào trong việc phản ánh quá trình hiện thực với toàn bộ sự phong phú và đa
dạng của nó.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×