ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
DƯƠNG THANH HUYỀN
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
TẠI XÃ TUY LỘC, THÀNH PHỐ YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI
GIAI ĐOẠN 2010 - 2013”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Quản lý đất đai
Khoa
: Quản lý Tài Nguyên
Khóa học
: 2010 – 2014
Người hướng dẫn : ThS.Hà Anh Tuấn
Thái Nguyên, năm 2014
1
LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, thầy cô giáo khoa Quản Lý
Tài Nguyên trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, sau khi hoàn thành khóa học
ở trường tôi đã tiến hành thực tập tốt nghiệp tại Xã Tuy Lộc, Thành phố Yên Bái,
Tỉnh Yên Bái với đề tài:
“ Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tại xã Tuy Lộc, Thành phố
Yên Bái, Tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010 - 2013 ”.
Khóa luận được hoàn thành nhờ sự quan tâm giúp đỡ của các đơn vị, cơ quan
và nhà trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, nơi đã đào
tạo, giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại nhà trường.
Tôi vô cùng cảm ơn thầy giáo - cán bộ giảng dạy ThS.Hà Anh Tuấn giảng
viên khoa QLTN, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi tận tình trong
suốt thời gian nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Quản Lý Tài Nguyên
đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ. Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của
UBND xã Tuy Lộc, các ban ngành đoàn thể cùng nhân dân trong xã đã tạo mọi điều
kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã động
viên, cộng tác giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.
Thái Nguyên, ngày…tháng…năm….
Sinh viên
Dương Thanh Huyền
2
LỜI NÓI ĐẦU
Để hoàn thành chương trình đào tạo của Nhà trường, thực hiện phương châm
“học đi đôi với hành”, “ lý thuyết gắn liền với thực tiễn sản xuất”, thực tập tốt
nghiệp là giai đoạn cuối cùng trong toàn bộ chương trình dạy và học của các trường
Đại học nói chung và của trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên nói riêng. Thực
tập tốt nghiệp là giai đoạn vô cùng quan trọng đối với mỗi sinh viên trước khi ra
trường. Đây là khoảng thời gian giúp cho sinh viên củng cố và hệ thống hóa lại toàn
bộ kiến thức đã học, đồng thời giúp cho sinh viên làm quen dần với thực tế sản
xuất, từ đó nâng cao được trình độ chuyên môn, nắm bắt được phương pháp tổ chức
và tiến hành công việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tế sản
xuất, tạo cho mình tác phong làm việc nghiêm túc, sáng tạo để khi ra trường trở
thành một kỹ sư địa chính có chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu của thực tế sản
xuất, góp phần nhỏ vào sự nghiệp phát triển đất nước.
Từ những mục tiêu đó được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Quản Lý
Tài Nguyên - trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, được sự hướng dẫn của thầy
giáo và sự tiếp nhận của cơ sở, tôi đã tiến hành đề tài: “Đánh giá thực trạng sử
dụng đất nông nghiệp tại xã Tuy Lộc, Thành phố Yên Bái, Tỉnh Yên Bái giai đoạn
2010 - 2013 ”.
Do bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu nên trong quá trình thực hiện đề
tài không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy rất mong được sự nhận xét của
quý thầy cô, bạn bè để đề tài ngày càng hoàn chỉnh hơn.
Tuy Lộc, Ngày 30 tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Dương Thanh Huyền
3
DANH MỤC VIẾT TẮT
Kí hiệu
Ý nghĩa
BVTV
Bảo vệ thực vật
CPTG
Chi phí trug gian
ĐVT
Đơn vị tính
FAO
Tổ chức nông lương Thế giới
GTNC
Giá trị ngày công
GTSX
Giá trị sản xuất
LM
Lúa mùa
LUT
Loại hình sử dụng đất
LX
Lúa xuân
NCLĐ
Ngày công lao động
PTNT
Phát triển nông thôn
TB
Trung bình
TCP
Tổng chi phí
THCS
Trung học cơ sở
TNHH
Thu nhập hỗn hợp
UBND
Ủy Ban Nhân dân
4
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề
Đất đai là điều kiện tồn tại và phát triển của con người và tất cả các sinh vật
khác trên trái đất, nó đóng một vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của con
người, không có đất đai con người không thể tồn tại được. Đối với mỗi quốc gia, đất
đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất
nước, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã
hội, an ninh và quốc phòng. Đặc biệt trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất
đặc biệt và chủ yếu, không gì có thể thay thế được.
Kinh tế - xã hội phát triển mạnh, cùng với sự bùng nổ dân số đã làm cho mối
quan hệ con người và đất đai ngày càng trở nên căng thẳng. Những sai lầm của con
người trong quá trình sử dụng đất cùng với sự tác động của thiên nhiên đã và đang làm
hủy hoại môi trường đất, một số công năng của đất đai bị suy yếu đi. Vấn đề tổ chức
quản lý và sử dụng đất đai đúng pháp luật, có hiệu quả cao và bền vững càng trở nên
quan trọng, bức xúc và mang tính toàn cầu, là vấn đề cấp thiết đang được đặt ra cho các
cấp, các ngành và các đối tượng sử dụng đất.
Ở Việt Nam, đất đai chưa được coi như là một hàng hóa cho đến khi Luật
Đất đai 1993 ra đời và có hiệu lực, nhà nước ta đã cụ thể hóa giá trị đất đai và coi
đất đai như là một hàng hóa đặc biệt. Hiện nay nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng
do đó đất đai ngày càng trở nên khan hiếm. Xuất phát từ thực tế trên và từ những
quy định của nhà nước mà đất đai ngày nay được sử dụng một cách hiệu quả, người
sử dụng đất đã biết cách đầu tư, cải tạo. Xã hội ngày càng phát triển kéo theo nhu
cầu sử dụng đất đai ngày càng nhiều, từ đó đất đai trở nên khan hiếm, đặc biệt là đất
ở đô thị, khu dân cư nông thôn và đất sản xuất nông nghiệp. Hiện trạng sử dụng đất
phản ánh sự tác động của con người lên tài nguyên đất đai, là kết quả của quá trình
chọn lọc và sử dụng lâu đời của con người. Vì vậy đánh giá tình hình sử dụng đất là
một trong các hoạt động nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đất đai.
Hiện nay, đất đai đặc biệt là đất nông nghiệp rất hạn chế về diện tích nhưng
lại có nguy cơ bị suy thoái dưới tác động của thiên nhiên và sự thiếu ý thức của con
người trong quá trình sản xuất. Đó là chưa kể đến sự suy giảm về diện tích đất nông
nghiệp do quá trình đô thị hoá đã và đang diễn ra mạnh mẽ, trong khi khả năng khai
thác đất hoang là rất hạn chế. Do việc đánh giá hiện trạng công tác sử dụng đất nông
5
nghiệp đề ra phương hướng sử dụng hợp lý, hiệu quả và phát triển bền vững đang
trở thành vấn đề toàn cầu được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Đối với
một nước có nền kinh tế nông nghiệp chủ yếu như Việt Nam, nghiên cứu đánh giá
hiện trạng công tác sử dụng đất nông nghiệp càng trở nên quan trọng và cần thiết.
Tuy Lộc là một xã nằm ở phía Tây Nam của Thành phố Yên Bái, là địa bàn
có diện tích đất nông nghiệp khá lớn, địa hình tương đối phức tạp gây khó khăn cho
công tác quản lý của các ban ngành. Dân số chủ yếu sống bằng sản xuất nông
nghiệp. Đất đai màu mỡ nhưng chưa sử dụng hợp lý, chưa có biện pháp cải tạo nên
hiệu quả sử dụng đất còn thấp. Việc đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên
địa bàn xã là một công tác thực sự cần thiết, nhằm xác định tình hình sử dụng đất
nông nghiệp của địa phương, góp phần xây dựng lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Xuất phát từ tình hình thực tế trong công tác sử dụng đất, được sự đồng ý của
ban chủ nhiệm khoa Quản Lý Tài Nguyên - Trường Đại học Nông Lâm - Đại học
Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo: Th.S Hà Anh Tuấn, em tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp tại xã Tuy Lộc,
Thành phố Yên Bái, Tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010 - 2013”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Đánh giá hiện trạng công tác sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Tuy
Lộc, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. Chuyên đề chỉ tiến hành đánh giá mang tính
định lượng hiệu quả về mặt kinh tế của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp, hiệu
quả xã hội, hiệu quả môi trường và chỉ dừng lại ở mức định tính.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Thu thập số liệu chính xác về các loại hình sử dụng đất trên địa bàn xã.
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp.
- Đưa ra phương hướng sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
- Củng cố kiến thức đã được tiếp thu trong nhà trường và trang bị những kiến
thức thực tế cho sinh viên trong quá trình thực tập tại cơ sở.
- Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập số liệu và xử lý thông tin của sinh viên
trong quá trình làm đề tài.
- Trên cơ sở đánh giá hiện trạng công tác sử dụng đất nông nghiệp từ đó đưa ra
phương hướng sử dụng đất đạt hiệu quả.
6
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Đất và vai trò của đất đối với sản xuất nông nghiệp
2.1.1. Khái niệm, chức năng và quá trình hình thành đất
2.1.1.1. Khái niệm về đất
Đất là một phần của vỏ trái đất, nó là lớp phủ lục địa mà bên dưới nó là đá và
khoáng sinh ra nó, bên trên là thảm thực bì và khí quyển. Đất là lớp mặt tươi xốp
của lục địa có khả năng sản sinh ra sản phẩm của cây trồng. Đất là lớp phủ thổ
nhưỡng, là thổ quyển, là một vật thể tự nhiên, mà nguồn gốc của thể tự nhiên đó là
do hợp điểm của 4 thể tự nhiên khác của hành tinh là thạch quyển, khí quyển, thủy
quyển và sinh quyển. Sự tác động qua lại của bốn quyển trên và thổ quyển có tính
thường xuyên và cơ bản.
Theo nguồn gốc phát sinh, tác giả Đôkutraiep coi: “Đất là một vật thể tự nhiên
được hình thành do sự tác động tổng hợp của năm yếu tố là: Khí hậu, đá mẹ, địa hình,
sinh vật và thời gian. Đất xem như một thể sống nó luôn vận động và phát triển”[8].
Theo C.Mac: “ Đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất của
sản xuất nông nghiệp, là điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và tái sinh
của hàng loạt thế hệ loài người kế tiếp nhau” [10].
Theo các nhà kinh tế, thổ nhưỡng và quy hoạch Việt Nam cho rằng: Đất đai
là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được [10].
Như vậy đã có rất nhiều khái niệm và định nghĩa khác nhau về đất nhưng
khái niệm chung nhất có thể hiểu: Đất đai là khoảng không gian có giới hạn, theo
chiều thẳng đứng bao gồm: Khí hậu của bầu khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng,
thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng
sản trong lòng đất theo chiều ngang, trên mặt đất là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng,
địa hình, thủy văn, thảm thực vật với các thành phần khác, nó tác động giữ vai
trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc
sống xã hội của loài người [10].
2.1.1.2. Chức năng của đất đai
Khái niệm về đất đai gắn liền với nhận thức của con người về thế giới
tự nhiên và sự nhận thức này không ngừng thay đổi theo thời gian. Hiện nay, con
7
người đã thừa nhận đất đai đối với loài người có rất nhiều chức năng, trong đó có
những chức năng cơ bản sau:
- Chức năng sản xuất: là cơ sở cho nhiều hệ thống phục vụ cuộc sống của con người,
qua quá trình sản xuất, đất đai cung cấp lương thực, thực phẩm và rất nhiều sản phẩm khác
cho con người sử dụng trực tiếp hay gián tiếp thông qua chăn nuôi và trồng trọt.
- Chức năng môi trường sống: đất đai là cơ sở của mọi hình thái sinh vật sống
trên lục địa thông qua việc cung cấp các môi trường sống cho sinh vật và gen di truyền
để bảo tồn nòi giống cho động vật, thực vật và các cơ thể sống cả trên và dưới mặt đất.
- Chức năng cân bằng sinh thái: đất đai và việc sử dụng nó là nguồn và là
tấm thảm xanh đã hình thành một thể cân bằng năng lượng trái đất thông qua việc
phản xạ, hấp thụ và chuyển đổi năng lượng phóng xạ từ mặt trời và tuần hoàn khí
quyển của địa cầu.
- Chức năng tàng trữ và cung cấp nguồn nước: đất đai là kho tàng lưu trữ
nước mặt và nước ngầm vô tận, có tác động mạnh đến chu trình tuần hoàn nước
trong tự nhiên và có vai trò điều tiết nước rất to lớn.
- Chức năng dự trữ: đất đai là kho tài nguyên khoáng sản cung cấp cho mọi
nhu cầu sử dụng của con người.
- Chức năng không gian sự sống: đất đai có chức năng tiếp thu, gạn lọc, là
môi trường đệm và làm thay đổi hình thái, tính chất của các chất thải độc hại.
- Chức năng bảo tồn, bảo tàng lịch sử: đất đai là trung gian để bảo vệ các
chứng tích lịch sử, văn hóa của loài người, là nguồn thông tin về các điều kiện khí
hậu, thời tiết và cả quá tŕnh sử dụng đất trong quá khứ.
- Chức năng vật mang sự sống: đất đai cung cấp không gian cho sự chuyển
vận của con người, cho đầu tư sản xuất và cho sự dịch chuyển của động vật...giữa
các vùng khác nhau của hệ sinh thái tự nhiên.
- Chức năng phân dị lãnh thổ: sự thích hợp của đất đai về các chức năng chủ
yếu nói trên thể hiện rất khác biệt ở các vùng lãnh thổ của mỗi quốc gia nói riêng và
trên toàn trái đất nói chung. Mỗi phần lãnh thổ mang những đặc tính tự nhiên, kinh
tế, xã hội rất đặc thù [12].
Đất đai có nhiều chức năng và công dụng, tuy nhiên không phải tất cả đều
bộc lộ ngay tại một thời điểm. Có nhiều chức năng của đất đai đã bộc lộ trong quá
8
khứ, đang thể hiện ở hiện tại và nhiều chức năng sẽ xuất hiện từng triển vọng. Do
vậy, đánh giá tiềm năng đất đai là công việc hết sức quan trọng phát hiện ra các
chức năng hiện có và sẽ có trong tương lai.
2.1.1.3. Quá trình hình thành đất
Quá trình
Đá mẹ
Quá trình
Mẫu chất
Phá hủy
Hình thành
Đất
Hình 2.1. Sơ đồ quá trình hình thành đất
Đá mẹ dưới tác dụng của các yếu tố ngoại cảnh bị phá hủy tạo thành mẫu
chất, mẫu chất chưa phải là đất vì còn thiếu một hợp phần vô cùng quan trọng là
chất hữu cơ. Trước khi có sinh vật, trái đất lúc đó chỉ bao gồm lớp vỏ toàn đá. Dưới
tác dụng của mưa, các sản phẩm vỡ vụn của đá bị trôi xuống nơi thấp hơn và lắng
đọng ở đó hoặc ở ngoài đại dương. Sự vận động của vỏ trái đất có thể làm nổi
những vùng đá trầm tích đó lên và lại tiếp tục chu trình như trên người ta gọi đó là
Đại tuần hoàn địa chất. Đây là một quá trình tạo lập đá đơn thuần và xảy ra theo
một chu trình khép kín và rộng khắp.
Khi trên trái đất xuất hiện sinh vật, sinh vật đã hút chất dinh dưỡng từ những
mẫu chất do đá vỡ vụn ra để sinh sống và khi chết đi tạo lên một lượng chất hữu cơ. Cứ
như vậy sinh vật ngày càng phát triển và lượng chất hữu cơ ngày càng nhiều, nó đã
biến mẫu chất thành đất. Người ta gọi đó là tiểu tuần hoàn sinh vật.
“Sự thống nhất giữa Đại tuần hoàn địa chất và Tiểu tuần hoàn sinh vật đã tạo
ra đất và đó cũng chính là bản chất của quá trình hình thành đất” [8].
2.1.2. Đất nông nghiệp và phân loại đất nông nghiệp theo Luật đất đai năm 2003
2.1.2.1. Đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm
về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trông thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát
triển rừng bao gồm: Đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản,
đất làm muối và đất sản xuất nông nghiệp khác.
2.1.2.2. Vai trò của đất đai trong sản xuất nông nghiệp
9
Đất là khoảng không gian lãnh thổ cần thiết đối với mọi quá trình sản xuất
trong các ngành kinh tế quốc dân và hoạt động của con người. Đối với nông nghiệp:
Đất đai là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất là điều kiện vật chất đồng thời là đối
tượng lao động (luôn chịu tác động trong quá trình sản xuất như: Cày, bừa, xới,
xáo…) và công cụ lao động hay phương tiện lao động (sử dụng để trồng trọt, chăn
nuôi…). Quá trình sản xuất luôn có mối quan hệ chặt chẽ với độ phì nhiêu và quá
trình sinh học tự nhiên của đất.
Thực tế cho thấy, trong quá trình phát triển xã hội loài người, sự hình thành
và phát triển của mọi nền văn minh, các thành tựu khoa học công nghệ đều được
xây dựng trên nền tảng cơ bản - sử dụng đất.
Trong nông nghiệp ngoài vai trò là cơ sở không gian đất còn có hai chức năng
đặc biệt quan trọng:
- Là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của con người trong quá trình sản xuất.
- Đất tham gia tích cực vào quá trình sản xuất, cung cấp cho cây trồng nước, muối
khoáng và các chất dinh dưỡng khác cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây
trồng. Như vậy, đất trở thành công cụ sản xuất. Năng suất và chất lượng sản phẩm phụ
thuộc vào độ phì nhiêu của đất. Trong tất cả các loại tư liệu sản xuất dùng trong nông
nghiệp chỉ có đất mới có chức năng này.
Chính vì vậy, có thể nói rằng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt trong
nông nghiệp [10].
2.1.2.3. Phân loại đất nông nghiệp theo Luật đất đai năm 2003
Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất:
a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn
nuôi, đất trồng cây hàng năm khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất rừng sản xuất;
d) Đất rừng phòng hộ;
đ) Đất rừng đặc dụng;
e) Đất nuôi trồng thuỷ sản;
Khóa luận đầy đủ ở file: Khóa luận full