Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

giáo án KHTN6 KI 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 61 trang )

0
CHỦ ĐỀ 6: CÂY XANH (9 tiết)
Bài 15: CƠ QUAN SINH SẢN CỦA CÂY XANH (3 tiết)
Tiết 37,38,39
I/ Chuẩn bị của giáo viên:
+ Tranh ảnh liên quan tới cơ quan sinh sản của cây xanh.
+ Phiếu học tập
II/ Tiến hành:
1. Mục tiêu:
Giáo viên

Học sinh

- Yêu cầu CTHĐTQ điều khiển lớp
nghiên cứu mục tiêu bài học

CTHĐTQ:
- Yêu cầu các bạn đọc thầm mục tiêu
- Yêu cầu 1 - 2 bạn đọc trước lớp

2. Các hoạt động học tập:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
PP, hỗ trợ của GV
- Yêu cầu nhóm trưởng
điều khiển các bạn trong
nhóm hoạt động cá nhân.

Hoạt động của Hs/Kết quả đạt được
- Nhóm trưởng: điều khiển các bạn trong nhóm
* Hoạt động cá nhân:


GV: quan sát, hướng dẫn sự Nhóm trưởng điều khiển các bạn hoạt động cá nhân
chỉ ra các cơ quan sinh sản của cây H15.1 và nêu chức
điều khiển của nhóm
trưởng, hoạt động của HS. năng của chúng
- Kiểm tra kết quả của HS. (2) Hoa:
HS có thể trả lời chưa
chính xác. Kiến thức
chuẩn HS sẽ được giải
đáp ở các hoạt động sau.

(3) Quả:
(5) Hạt:

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
PP, hỗ trợ của GV
- Yêu cầu nhóm trưởng
điều khiển các bạn hoạt
động cá nhân hoàn thành
các yêu cầu mục
1.a/124,125.

Hoạt động của Hs/Kết quả đạt được
1. HOA
a. Các bộ phận của hoa:
* Hoạt động cá nhân:
1


- GV quan sát HS hoạt
- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn trong nhóm hoạt động

động, hướng dẫn những HS cá nhân hoàn thành các yêu cầu SHD.
chậm.
- Báo cáo với cô giáo về kết quả hoạt động, nghe nhận
(GV phân tích: chức
xét và hoàn thiện vào vở.
năng sinh sản chính là
- Những cá nhân đã hoàn thiện giúp đỡ các bạn chưa
của nhị và nhụy; các bộ
phận khác để bảo vệ, góp hoàn thiện.
phần giúp hoa thụ phấn.) + HS vẽ hình bông hoa và chú thích các bộ phận.
- GV kiểm tra kết quả của
+ Yêu cầu 1 bạn ra lấy mẫu vật, bóc tách rồi phân loại
HS ( yêu cầu những HS
các bộ phận của bông hoa.
hoạt động nhanh giúp đỡ
HS chậm).
+ Gọi tên các bộ phận của bông hoa:
- GV hoàn thiện cho HS
Phân tích được các bộ phận của một bông hoa: cuống,
kiến thức
đế, đài, tràng, nhị, nhụy.
+ Chú thích vào hình 15.2.
+ Ghi vào vở:
Các bộ phận của hoa gồm: đài, tràng, nhị, nhụy.
* Yêu cầu các bạn hoạt động cá nhân: Quan sát
H15.3, 15.4; đọc thông tin và trả lời các câu hỏi /125
+ Nhị hoa gồm: chỉ nhị và bao phấn đính trên chỉ nhị.
Bao phấn chứa rất nhiều hạt phấn
+ Nhụy gồm có: đầu, vòi, bầu. Noãn nằm bên trong bầu
nhụy


- Yêu cầu nhóm trưởng
điều khiển các bạn hoạt
động nhóm mục 1.b
GV quan sát, trợ giúp cho
nhóm làm việc chưa tốt
GV kiểm tra kết quả thảo
luận của các nhóm hoàn
thành, nhận xét, chỉnh sửa.

+ Bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa là: nhị và nhuỵ vì
tế bào sinh dục đực được chứa trong hạt phấn của nhị
và tế bào sinh dục cái chứa trong noãn của nhuỵ.
+ Đài hoa và tràng hoa bao bọc nhị và nhuỵ tạo thành
bao hoa. Chức năng chính của bao hoa là che chở bảo
vệ cho nhị, nhuỵ.

b. Các loại hoa
* Hoạt động nhóm:
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm thảo
luận:
+ Quan sát thông tin H15.5
+ Hoàn thành bảng/126 ( GV phát PHT cho nhóm).
+ Dựa vào kết quả của bảng vừa hoàn thành trả lời 2
câu hỏi/126
2


- Thư kí ghi ý kiến của nhóm
- Nhóm trưởng giơ biển báo hoàn thành.

- Báo cáo viên trình bày ý kiến chung của nhóm.
- HS trong nhóm ghi chép lại kiến thức chuẩn theo sự
hướng dẫn của GV.
* Câu hỏi HS cần trả lời được:
+ Các hoa trên được chia thành 2 nhóm: nhóm hoa đơn
tính và nhóm hoa lưỡng tính
+ Việc chia các hoa đó thành 2 nhóm hoa đơn tính và
hoa lưỡng tính dựa vào bộ phận sinh sản chủ yếu của
hoa
* HS “viết vào vở dựa vào gợi ý sau”:

+ Hoa đơn tính là hoa: chỉ có nhị là hoa đực hoặc chỉ
có nhuỵ là hoa cái
+ Hoa lưỡng tính là hoa: có cả nhị và nhuỵ
Kết quả bảng:
Hoa
số
mấy

Tên cây

1

Dưa chuột

2

Cây cải

3


Các bộ phận sinh sản
chủ yếu của hoa

Thuộc nhóm hoa nào?

Nhuỵ

(Hoa đơn tính: chỉ có nhị là hoa đực
hoặc chỉ có nhuỵ là hoa cái;
hoa lưỡng tính: có đủ nhị và nhuỵ)



Hoa đơn tính





Hoa lưỡng tính

Cây bưởi





Hoa lưỡng tính


4

Cây liễu



5

Cây liễu

6

Cây khoai tây

7

Cây táo tây

Nhị

Hoa đơn tính


Hoa đơn tính





Hoa lưỡng tính






Hoa lưỡng tính

PP, hỗ trợ của GV
- Yêu cầu nhóm trưởng
điều khiển các bạn hoạt
động nhóm mục 2
GV quan sát, trợ giúp cho
nhóm làm việc chưa tốt

Hoạt động của Hs/Kết quả đạt được
2. QUẢ
Hoạt động nhóm:
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm hoạt
động nhóm:
3


GV kiểm tra kết quả thảo
luận của các nhóm hoàn
thành, nhận xét, chỉnh sửa.

- Thư kí ghi ý kiến của nhóm
- Nhóm trưởng giơ biển báo hoàn thành.
- Báo cáo viên trình bày ý kiến chung của nhóm.
- HS trong nhóm ghi chép lại kiến thức chuẩn theo sự

hướng dẫn của GV.
* Yêu cầu 1 bạn ra góc học tập lấy quả đu đủ , bổ đôi
rồi chỉ và gọi tên các bộ phận của quả.
Hoàn thành 2 câu SHD/127:

+ Một quả thường có những bộ phận: vỏ, thịt quả và
hạt
+ Quả có chức năng che chở, bảo vệ hạt.
* Yêu cầu 1 bạn lấy khay mẫu vật chứa một số loại
quả, gọi tên các loại quả đó.
- Phân chia làm 2 nhóm theo tiêu chí của nhóm.
- Đặt tên cho mỗi nhóm, mô tả đặc điểm chung của vỏ
quả trong mỗi nhóm.
Học sinh có thể phân chia các mẫu quả thành 2
nhóm theo đặc điểm của vỏ quả:
+ Nhóm 1 bao gồm: quả chanh, quả cà chua, quả đu
đủ, quả cam (nhóm quả thịt)
+ Nhóm 2 bao gồm: quả đậu Hà lan, quả chò, quả
cải, quả đay, quả phượng (nhóm quả khô)
* Yêu cầu các bạn đọc thông tin /127 và hoàn thành
bảng theo mẫu SHD:
+ Trao đổi kết quả với nhóm khác.
Gợi ý trả lời bảng:
Quả

Đặc điểm của vỏ quả

Thuộc nhóm quả

Quả đậu Hà Lan


khi chín thì vỏ quả khô, cứng, mỏng

Quả khô

Quả chanh

khi chín thì mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quả

Quả thịt

Quả cà chua

khi chín thì mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quả

Quả thịt

Quả đu đủ

khi chín thì mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quả

Quả thịt

Quả cam

khi chín thì mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quả

Quả thịt

4



Quả chò

khi chín thì vỏ quả khô, cứng, mỏng

Quả khô

Quả cải

khi chín thì vỏ quả khô, cứng, mỏng

Quả khô

Quả đay

khi chín thì vỏ quả khô, cứng, mỏng

Quả khô

Quả phượng

khi chín thì vỏ quả khô, cứng, mỏng

Quả khô

PP, hỗ trợ của GV
- Yêu cầu nhóm trưởng
điều khiển các bạn hoạt
động cá nhân mục 3

GV quan sát, trợ giúp cho
HS làm việc chưa tốt
GV kiểm tra kết quả của
HS hoàn thành, nhận xét,
chỉnh sửa.

Hoạt động của Hs/Kết quả đạt được
3. HẠT
Hoạt động cá nhân:
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm hoạt
động cá nhân:
- HS ghi chép lại kiến thức chuẩn theo sự hướng dẫn
của GV.
* Vẽ những gì có bên trong hạt đậu theo tưởng tượng.
* Lấy hạt đỗ đen đã ngâm nước 1 ngày, bóc vỏ, tách
đôi 2 mảnh hạt.
+ Dùng kính lúp quan sát, vẽ mô tả cấu tạo hạt đậu.
+ Chú thích vào hình vẽ dựa vào thông tin H15.6
+ Chỉ và gọi tên các bộ phận hạt đậu
+ Đối chiếu với hình vẽ ban đầu, chữa lại hình đó.
* Lấy 1 hạt ngô được để trên bông ẩm 3 – 4 ngày.
+ Bóc lớp vỏ, dùng kính lúp quan sát, vẽ mô tả cấu tạo
hạt ngô.
+ Chú thích vào hình vẽ dựa vào thông tin H15.7
Hoạt động nhóm

- GV yêu cầu HS hoạt động * Nhóm trưởng điều khiển các bạn hoạt động nhóm
nhóm hoàn thành
hoàn thành bảng /129.
bảng/129.

- Thư ký ghi chép hoạt động của nhóm.
- Quan sát hoạt động của
- Trao đổi kết quả với nhóm khác.
các nhóm.
- Nghe kết quả báo cáo của
các nhóm, sửa chữa, chốt
kiến thức cho nhóm hoàn
thành.

- Báo cáo kết quả với GV.
- Chỉ ra điểm giống nhau giữa hạt đỗ đen và hạt ngô.
- Yêu cầu các bạn đọc thông tin và hoàn thành câu.
5


HS cần hoàn thành được:
+ Cây đỗ đen thuộc nhóm cây Hai lá mầm vì phôi
của hạt có hai lá mầm
+ Cây ngô thuộc nhóm cây Một lá mầm vì phôi của
hạt có một lá mầm

Gợi ý hoàn thành bảng
STT

Trả lời

Câu hỏi

Hạt đậu


Hạt ngô

1

Hạt gồm những bộ phận nào?

Vỏ và phôi

Vỏ, phôi và
phôi nhũ

2

Bộ phận nào bao bọc và bảo vệ hạt?

Vỏ hạt

Vỏ hạt

3

Phôi gồm những bộ phận nào?

Chồi mầm, lá
mầm, thân mầm,
rễ mầm

Chồi mầm, lá mầm,
thân mầm, rễ mầm


4

Phôi có mấy lá mầm?

Hai lá mầm

Một lá mầm

5

Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa
ở đâu?

Ở Hai lá mầm

Ở phôi nhũ

PP, hỗ trợ của GV

Hoạt động của Hs/Kết quả đạt được
4. PHÁT TÁN CỦA QUẢ VÀ HẠT

- Yêu cầu nhóm trưởng
điều khiển các bạn hoạt
động nhóm mục 2

Hoạt động nhóm
* Nhóm trưởng điều khiển các bạn hoạt động nhóm:

GV quan sát, trợ giúp cho

nhóm làm việc chưa tốt

- Thư ký ghi chép hoạt động của nhóm.

GV kiểm tra kết quả thảo
luận của các nhóm hoàn
thành, nhận xét, chỉnh sửa

- Báo cáo kết quả với GV.

- Trao đổi kết quả với nhóm khác.

* Trả lời câu hỏi:
Sự phát tán của quả và hạt phụ thuộc yếu tố nào?
Quan sát H15.8 và thực hiện hoạt động:
+ Hoàn thành bảng trang 130
+ Trả lời các câu hỏi/131
6


Quả và hạt phát tán nhờ gió có những đặc điểm
sau: có cánh hoặc có túm lông nên có thể bị gió thổi
đi rất xa
(1)

Quả và hạt phát tán nhờ động vật có những đặc
điểm sau: Quả có nhiều gai hoặc nhiều móc dễ
vướng vào lông hoặc da của động vật đi qua hoặc
đó là những quả được động vật thường ăn.
(2)


Quả tự phát tán có những đặc điểm sau: Vỏ
quả có khả năng tự tách hoặc mở ra để cho hạt tung
ra ngoài
(3)

Con người giúp cho việc phát tán bằng cách
vận chuyển quả và hạt đi tới các vùng miền khác
nhau hoặc giữa các nước thực hiện việc xuất khẩu,
nhập khẩu nhiều loại quả và hạt. Kết quả là các loại
cây đã được phân bố ngày càng rộng và phát triển
khắp nơi.
(4)

- Quả dừa phát tán nhờ yếu tố nào?

nhờ nước

5. ĐỌC THÔNG TIN VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI
- GV yêu cầu HS hoạt động
cá nhân đọc thông tin /131
và trả lời các câu hỏi SHD
vào vở.

- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn trong nhóm hoạt
động cá nhân đọc thông tin, trả lời câu hỏi.

- Quan sát hoạt động của
HS


- Hỗ trợ những bạn làm chưa tốt.

- Cho các bạn trong nhóm trao đổi kết quả với nhau.

- Nhận xét, sửa chữa cho
những HS thực hiện chưa
tốt
STT

Cách phát tán của quả và hạt

Tên quả hoặc hạt
Nhờ gió

1

Quả chò

2

Quả cải

3

Quả bồ công anh

4

Quả ké đầu ngựa


5

Quả chi chi

6

Hạt thông

7

Quả đậu bắp

Nhờ động vật

Tự phát tán









7


8

Quả cây xấu hổ


9

Quả trâm bầu



10

Hạt hoa sữa





C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
PP, hỗ trợ của GV

Hoạt động của Hs/Kết quả đạt được

Hoạt động nhóm
- GV yêu cầu HS hoạt động
* Nhóm trưởng điều khiển các bạn hoạt động nhóm
nhóm hoàn thành các nội
thảo luận hoàn thành các yêu cầu:
dung mục C.
- Quan sát hoạt động của
các nhóm.

1. Giới thiệu với bạn về một số cây em vẽ hoặc sưu


- Nghe kết quả báo cáo của
các nhóm, sửa chữa, chốt
kiến thức cho nhóm hoàn
thành.

2. Hoàn thành câu dựa vào những gợi ý:
3. Quan sát các hoa do các em mang đến lớp, hoàn
thành bảng.

tầm được.

4. Quan sát hình 15.10 và hoàn thành bảng
5. Chú thích vào hình vẽ
6. Trò chơi: Đố bạn
CTHĐ TQ điều khiển các bạn trong lớp thực hiện trò
chơi theo hướng dẫn của SHD

Đáp án bảng mục 4
Quả

Quả thịt

1. Quả đậu Hà Lan

Quả khô


2. Quả chanh




3. Quả cà chua



4. Quả táo ta



5. Quả mơ



6. Quả đu đủ



7. Quả chò



8. Quả cải



8


9. Quả bông




10. Quả thìa là



D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- GV yêu cầu học sinh làm việc tại nhà dưới sự giúp đỡ của gia đình, người thân.
- GV khuyến khích học sinh về nhà thực hiện tất cả hoạt động, sau khoảng 1 – 2 tuần
đến báo cáo kết quả học tập với giáo viên.
E – HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
GV yêu cầu HS thực hiện các hoạt động này ở nhà. Khuyến khích những HS có sản
phẩm nộp cho GV
NHẬN XÉT- RÚT KINH NGHIỆM:
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Bài 15: SỰ SINH SẢN Ở CÂY XANH (3 tiết)
Tiết 40,41,42
I/ Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo viên chuẩn bị các tranh, ảnh, video, mẫu vật phong phú về các hình thức sinh
sản ở thực vật: củ gừng mọc mầm, củ hành, lá bỏng, củ khoai lang mọc mầm, trồng
cây sắn, trồng khoai lang từ dây... tranh ảnh về cây ghép, chiết cành... video về sinh

sản hữu tính ở thực vật.
- Chuẩn bị hình ảnh, video về nuôi cấy mô, những cây ăn quả hoặc cây cảnh được hình
thành từ ghép cành.
- Hình ảnh, video về hiện tượng thụ phấn nhờ sâu bọ, thụ phấn nhờ gió.
II/ Tiến hành:
1. Mục tiêu:
9


PP, hỗ trợ của GV
- Yêu cầu CTHĐTQ điều khiển lớp
nghiên cứu mục tiêu bài học

Hoạt động của Hs/Kết quả đạt được
CTHĐTQ:
- Yêu cầu các bạn đọc thầm mục tiêu
- Yêu cầu 1 - 2 bạn đọc trước lớp

2. Các hoạt động học tập:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
PP, hỗ trợ của GV
- Yêu cầu nhóm trưởng
điều khiển các bạn trong
nhóm hoạt độngnhóm.

Hoạt động của Hs/Kết quả đạt được
- Nhóm trưởng: điều khiển các bạn trong nhóm
* Hoạt động nhóm:

GV: quan sát, hướng dẫn sự Nhóm trưởng điều khiển các bạn hoạt động nhóm trả

lời 2 câu hỏi phần A
điều khiển của nhóm
trưởng, hoạt động của HS. - Thư kí ghi chép lại kết quả thảo luận của nhóm
- Kiểm tra kết quả của
nhóm.

- Báo cáo viên báo cáo kết quả

KQ của HS có thể chưa
chính xác. Kiến thức
chuẩn HS sẽ được giải
đáp ở các hoạt động sau.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
PP, hỗ trợ của GV

Hoạt động của Hs/Kết quả đạt được
1. Sinh sản vô tính ở thực vật – hình thức sinh sản
sinh dưỡng:

GV yêu cầu HS hoạt động
nhóm hoàn thành mục 1.a

a. Các dạng sinh sản sinh dưỡng ở thực vật:
Hoạt động nhóm

GV quan sát hoạt động của
các nhóm, giúp đỡ nhóm
cần trợ giúp

Nhóm trưởng điều khiển các bạn hoạt động nhóm


Kiểm tra sản phẩm của các
nhóm hoàn thành.

+ Hoàn thành bảng 16.1/140

+ Yêu cầu các bạn quan sát tranh H16.1,2,3,4

+ Hoạt động nhóm nêu đặc điểm chung các dạng SS
sinh dưỡng:
Đặc điểm chung của các hình thức sinh sản trên:
cây mới được tạo thành từ một phần của cây mẹ, đó là
một phần của cơ quan sinh dưỡng của mẹ trong điều
10


kiện đất ẩm.
Bảng 16.1: Các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật
Sự tạo thành cây mới
STT

Tên cây

Mọc từ phần nào
của cây?

Phần đó thuộc loại
cơ quan nào?

Trong điều kiện

nào?

1

Rau má

Cây con mọc từ thân

Cơ quan sinh dưỡng

Đất ẩm

2

Gừng

Mọc từ thân rễ

Cơ quan sinh dưỡng

Đất ẩm

3

Khoai lang

Mọc từ rễ củ

Cơ quan sinh dưỡng


Đất ẩm

4

Lá thuốc bỏng

Mọc từ lá

Cơ quan sinh dưỡng

Đất ẩm

PP, hỗ trợ của GV

Hoạt động của Hs/Kết quả đạt được
b) Đặc điểm sinh sản vô tính ở thực vật

GV yêu cầu nhóm trưởng
Hoạt động cặp đôi
điều khiển nhóm hoạt động
cặp đôi.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn hoạt động cặp đôi trả
lời các câu hỏi, bài tập SHD
Quan sát HS hoạt động
Trợ giúp nếu HS cần.

- Hãy thảo luận và nêu đặc điểm của hình thức sinh
sản vô tính: cơ thể con giống hệt cơ thể mẹ. Chỉ có
một cá thể tham gia sinh sản. Con thích nghi với môi
trường sống hiện tại.

- Giải thích: chỉ có cơ thể mẹ sinh sản tạo thành cơ thể
con, do đó con giống hệt mẹ và mẹ thích nghi với môi
trường sống nên con cũng thích nghi với môi trường
sống như mẹ.

Bài tập:

A
Sinh sản vô tính là hình thức
sinh sản......

B
– không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái
– con được hình từ một phần/một bộ phận của cơ thể mẹ.
– các con giống nhau và giống hệt mẹ.

Sinh sản sinh dưỡng là hình
thức sinh sản...

– không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái
– con được hình thành từ cơ quan sinh dưỡng của mẹ.
– các con giống nhau và giống hệt mẹ.

PP, hỗ trợ của GV

Hoạt động của Hs/Kết quả đạt được
11


c) Ứng dụng của sinh sản vô tính ở thực vật

GV yêu cầu nhóm trưởng
Hoạt động cặp đôi
điều khiển nhóm hoạt động
cặp đôi.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn hoạt động cặp đôi
Quan sát HS hoạt động

- Điền ghi chú thích vào hình vẽ:

Trợ giúp nếu HS cần.

Chiết cành. Giâm cành. Ghép mắt. Nuôi cấy mô.
- Thảo luận, nêu mục đích thể hiện trong các ứng dụng
nêu trên: chúng góp phần nâng cao chất lượng cây
giống, phát triên nông nghiệp, phát triển kinh tế

Ngày soạn
Ngày dạy
12


Tiết 23

Bài 15: SỰ SINH SẢN Ở CÂY XANH ( tiết2)

I.CHUẨN BỊ
- Giáo viên chuẩn bị các tranh, ảnh, video, mẫu vật phong phú về các hình thức sinh
sản hữu tính ở thực vật..
- Hình ảnh, video về hiện tượng thụ phấn nhờ sâu bọ, thụ phấn nhờ gió.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV cho hs trả lời câu hỏi :
- Sinh sản vô tính có đặc điểm gì? Nêu các hình thức sinh sản vô tính
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
PP, hỗ trợ của GV

Hoạt động của Hs/Kết quả đạt được
2. Hình thức sinh sản hữu tính:
a. Thế nào là sinh sản hữu tính:

MT: Biết SSHT là sự kết
hợp của tế bào SDĐ với
TBSDC( Thụ tinh)

Nhóm trưởng điều khiển các bạn hoạt động nhóm

PP: Hoạt động nhóm

+ Yêu cầu các bạn quan sát tranh H16.6

KT: Khăn phủ bàn

+ Vẽ sơ đồ, mô tả chu trình sống của cây có hoa:

NL: Hợp tác

Cây trưởng thành ra hoa → thụ phấn → thụ tinh →
hợp tử → phôi (phôi trong quả, hạt) → hạt nảy mầm
→ cây con → cây trưởng thành.


GV yêu cầu HS hoạt động
nhóm hoàn thành mục 2.a
GV quan sát hoạt động của
các nhóm, giúp đỡ nhóm
cần trợ giúp
Kiểm tra sản phẩm của các
nhóm hoàn thành.

Hoạt động nhóm

+ Nhận xét về hình thức sinh sản hữu tính của cây
có hoa: giao tử đực (hạt phấn) kết hợp giao tử cái
(noãn) thành hợp tử, tiếp tục phát triển tạo hạt và tạo
cây mới (cây con). Con sinh ra vừa giống bố vừa
giống mẹ.
+ Ưu việt của SS hữu tính so với SS vô tính:
- Tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau đối với môi
trường sống luôn biến đổi.
- Tạo sự đa dạng di truyền, cung cấp nguồn vật liệu
phong phú cho chọn lọc tự nhiên và tiến hoá.
b. Thụ phấn:

MT: Phân biệt các hình
thức thụ phấn. Đặc điểm

Hoạt động nhóm
Nhóm trưởng điều khiển các bạn hoạt động nhóm
13



của hoa thụ phấn nhờ gió,
nhờ sau bọ

theo nội dung:
+ Đọc thông tin /143
+ Quan sát H16.7 rồi điền vào hình về hình thức thụ
PP: Hoạt động nhóm
phấn: Giao phấn – Tự thụ phấn
KT: Khăn phủ bàn
- Tự thụ phấn: là quá trình hạt phấn từ nhị hoa nảy
mầm trên núm nhuỵ của chính hoa đó hoặc hạt phấn
NL: Hợp tác
rơi vào một núm nhị của một hoa khác trên cùng một
GV yêu cầu HS hoạt động cây và nảy mầm. (Tự thụ phấn là sự kết hợp giữa 2 bộ
nhóm hoàn thành mục 2.b gen có cùng nguồn gốc).
GV quan sát hoạt động của - Giao phấn: là quá trình hạt phấn của nhị rơi trên
núm nhuỵ của một hoa khác trên những cây khác
các nhóm, giúp đỡ nhóm
nhau của cùng một loài và nảy mầm. Trong giao phấn
cần trợ giúp
2 bộ gen được kết hợp có nguồn gốc khác nhau.
GV chốt ý kiến
+ Quan sát H16.8,9. Nêu đặc điểm của phù hợp với
kiểu thụ phấn:
Thụ phấn là quá trình vận
- Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ: Có màu
chuyển hạt phấn từ nhị đến
núm nhuỵ, sau đó hạt phấn sắc sặc sỡ, có hương thơm mật ngọt, hạt phấn to có
gai, đầu nhụy có chất dính.
nảy mầm trên núm nhuỵ.

- Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió: Hoa thường
Có 2 hình thức thụ phấn
tập trung ở ngọn, bao hoa tiêu giảm, chỉ nhị dài bao
là: tự thụ phấn và giao
phấn treo lủng lẳng, hạt phấn nhiều nhỏ và nhẹ, đầu
phấn:
hoặc vòi nhụy dài có nhiều lông.
c. Thụ tinh, kết quả và tạo hạt:
Hoạt động cá nhân
HS hoạt động cá nhân hoàn thành
MT: Nêu được các giai
Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực (tinh
đoạn chính trong quá trình
trùng) của hạt phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái
sinh sản của thực vật
(trứng) có trong noãn tạo thành một tế bào mới gọi
PP : Nêu và giải quyêt vấn
là hợp tử. Sinh sản có hiện tượng thụ tinh là sinh sản
đề
hữu tính.
KT: hoàn tất một nhiệm vụ
Sau khi thụ tinh, hợp tử phát triển thành phôi.
NL: Ghi chép
GV yêu cầu HS hoạt động
cá nhân hoàn thành mục c.

Noãn phát triển thành hạt chứa phôi. Bầu phát triển
thành quả chứa hạt.

Quan sát hoạt động của HS

Kiểm tra kết quả của HS
Cho những HS làm tốt giúp
đỡ HS kém hơn.

MT: Phân biệt SSVT và

3. Đọc thông tin và hoàn thành bảng:
HS đọc và hoàn thành
14


SSHT
PP: Giao nhiệm vụ
KT: hoàn tất một nhiệm vụ
NL: Ghi chép
GV yêu cầu HS đọc thông
tin, hoạt động cá nhân hoàn
thành bảng trang 145

Sinh sản vô tính ở thực vật
Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không
có sự kết hợp của tính đực và tính cái.

Sinh sản hữu tính ở thực vật
Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự
kết hợp của tính đực và tính cái.

Cơ thể mới được hình thành từ một phần của Con được hình thành do có sự kết hợp của cả
cơ thể mẹ.
bố và mẹ.

Sinh sản hữu tính bao gồm các giai đoạn: thụ
phấn; thụ tinh; kết hạt và tạo quả.
Con giống hệt mẹ.

Con có những đặc điểm giống cả bố và mẹ

Con thích nghi với môi trường sống hiện tại.

Con thích nghi với môi trường sống luôn
đổi

thay

C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
GV cho HS trả lời các câu hỏi
- Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có đặc điểm gì?
- Thế nào là thụ tinh
-Hoa thụ phấn nhờ gió có đặc điểm gì?
- Các giai đoạn của SSHT ?
D+E . HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG
- Tìm hiểu một số loại hoa có đặc điểm thụ phấn nhờ gió và nhờ sâu bọ
Rút kinh nghiệm:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.....
************************


Ngày soạn
15


Ngày dạy
Tiết 24

Bài 15: SỰ SINH SẢN Ở CÂY XANH ( tiết3)

I.CHUẨN BỊ
- Giáo viên chuẩn bị các tranh, ảnh, video, mẫu vật phong phú về các hình thức sinh
sản ở thực vật.Video về sự sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa
- Hình ảnh, video về hiện tượng thụ phấn nhờ sâu bọ, thụ phấn nhờ gió.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG GIỜ HỌC
GV cho hs trả lời câu hỏi :
-Hoa thụ phấn nhờ gió có đặc điểm gì? Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ có đặc điểm gì?
- Thế nào là thụ tinh? Các giai đoạn của SSHT ?
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
PP, hỗ trợ của GV
MT: SSVT và SSHT
PP: Trực quan

Hoạt động của Hs/Kết quả đạt được
1. Xem phim về sinh sản vô tính và hữu tính của
thực vật.
a. Xem phim về sinh sản vô tính:

KT: hợp tác


HS thảo luận, mô tả các giai đoạn sinh sản vô tính ở
TV qua video

NL: Quan sát

b. Xem phim về sinh sản hữu tính:

GV cho HS xem video,
HS thảo luận, nêu các giai đoạn sinh sản của cây có
thảo luận trả lời các câu hỏi hoa
phần C.1.
c. Vai trò của SS đối với thực vật và đối với con
Quan sát hoạt động của các người:
nhóm
* Vai trò sinh sản đối với thực vật: sinh sản giúp cho
Giúp đỡ nhóm chậm
sự tồn tại và phát triển của loài.
Kiểm tra sản phẩm của các * Vai trò của sinh sản đối với con người:
nhóm.
+ Sinh sản vô tính:
- Duy trì được các tính trạng tốt có lợi cho con người.
- Nhân nhanh giống cây cần thiết trong thời gian ngắn.
- Tạo được các giống cây trồng sạch bệnh.
- Phục chế được các giống cây trồng quý.
- Hạ giá thành cây giống.
16


+ Sinh sản hữu tính: Sinh sản hữu tính có sự hình
thành quả giúp bảo vệ hạt, đảm bảo cho sự duy trì nòi

giống ở thực vật. Sự hình thành quả và hạt có vai trò
cung cấp chất dinh dưỡng cho con người vì trong quả/
hạt có tinh bột, đường, vitamin, khoáng chất... cần cho
cơ thể, ngoài ra trong 1 số quả/ hạt có chứa chất hoạt
tính dùng trong y dược.
2. Kể tên một số loài cây ở địa phương điền vào bảng:
Bảng 16.2: Một số loài cây ở địa phương sinh sản bằng rễ, củ, thân, lá, hạt
TT

Các hình thức sinh sản

Ví dụ

1

Sinh sản bằng rễ/ thân rễ

Cỏ gấu, gừng, nghệ, cỏ tranh...

2

Sinh sản bằng củ/ rễ củ/
thân củ

Khoai lang, khoai tây...

3

Sinh sản bằng thân


Mía, sắn, khoai lang...

4

Sinh sản bằng lá

Lá bỏng, cây sống đời, hoa đá...

5

Sinh sản bằng hạt

Lúa, ngô, đậu...

D – HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Tìm hiểu về ứng dụng của sinh sản vô tính ở thực vật.
– Cùng gia đình thực hành giâm, chiết, ghép cây.

Giáo viên hướng dẫn cho học sinh quy trình thực hiện hoặc in quy trình và gửi cho
học sinh mang về nhà để thực hiện theo.
– Thử nghiệm trồng cây từ củ khoai lang, cây mía, sắn: Yêu cầu học sinh thử

trồng các cây này, ghi chép lại quy trình và các dữ liệu thu được sau 2 ngày, 4 ngày, 1
tuần, 2 tuần.
Tìm hiểu những ứng dụng của hình thức tự thụ phấn, giao phấn ở thực vật trong
việc tạo giống mới, nâng cao năng suất cây trồng.
Giáo viên có thể yêu cầu học sinh tự đọc thêm trên mạng hoặc giáo viên phát
cho học sinh tài liệu về ứng dụng, yêu cầu học sinh đọc và tóm tắt lại những nội
dung trong tài liệu.
E – HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

1. Tìm hiểu thông tin về quá trình sinh sản của thực vật trong thư viện
Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh chọn một nội dung trong sách để nghiên cứu thêm, viết
thành bài báo cáo ngắn và nộp lại cho giáo viên trong buổi học sau 2 tuần.
17


2. Đọc thông tin về ứng dụng nuôi cấy mô
GV yêu cầu HS tự đọc thông tin để hiểu biết biết thêm về ứng dụng của SSVT
RÚT KINH NGHIỆM:
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
***************************

18


Ngày soạn:10/12/2017
Ngày dạy
Bài 17. VAI TRÒ CỦA CÂY XANH ( 4t)
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức
– Nêu được vai trò của cây xanh đối với môi trường, động vật và con người.
– Nêu được một số biện pháp bảo vệ cây xanh.
– Giải thích được vì sao cần phải trồng cây gây rừng.

2. Kỹ năng:
– Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh ảnh, hình vẽ nhận biết kiến thức.

– Rèn luyện kĩ năng thiết kế bảng biểu.

3. Thái độ:
Thấy được vai trò của của cây để từ đó chăm sóc và bảo vệ cây trồng trong gia
đình nói riêng và trong môi trường sống nói chung.
4. Phát triển năng lực, phẩm chất
- Năng lực tự học ; năng lực giải quyết vấn đề , lực sử dụng ngôn ngữ để định
nghĩa, trình bày , mô tả , giải thích
- Năng lực Đề xuất vấn đề và giải quyết vấn đề: đề xuất giả thuyết nghiên cứu,
- Hình thành phẩm chất: Yêu thiên nhiên, yêu cây cối xung quanh hơn.
II. CHUẨN BỊ
- GV : Giáo viên nghiên cứu và chuẩn bị thêm các tranh ảnh, video về vai trò thực vật:
hình ảnh động vật ăn thực vật; hình ảnh chợ bán các loại rau củ quả; hình ảnh các nhà
thuốc nam, thuốc bắc; hình ảnh vườn hoa, cây cảnh màu sắc sặc sỡ... nhằm kích thích
thêm sự hứng thú học tập cho học sinh, đồng thời giúp các em lĩnh hội kiến thức bài
học và kĩ năng quan sát hình ảnh, video thu nhận kiến thức.
- HS: Phiếu học tập, đọc bài trước ở nhà
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC ( Được sử dụng tùy theo tiết học)
+ Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề. Phương pháp dạy học nhóm. Phương
pháp thực hành thí nghiệm. Phương pháp trò chơi.
+ Kỹ thuật chia nhóm. Kỹ thuật giao nhiệm vụ. kĩ thuật đặt câu hỏi, Kĩ thuật
“Lược đồ Tư duy”. Kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh; Kỹ
thuật tư duy
*Thông tin bổ sung
Giáo viên đọc thêm: Động vật và thực vật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong
đó thực vật là nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của động vật trong đó có con
người. Ngược lại động vật cũng có vai trò cho sự phát triển của thực vật.
Cây xanh có vai trò quan trọng, bao gồm:
– Cây xanh là nguồn thực phẩm gián tiếp hay trực tiếp cho con người, một điều


không thể thay thế cho mãi mãi về sau.
– Cây xanh là điều kiện tiên quyết cho thế giới động vật tồn tại và phát triển, nhờ

đó mới có thể đảm bảo cho sự cân bằng sinh thái, một điều vô cùng quan trọng cho sự
19


tồn tại và phát triển của chúng ta.
– Cây xanh là nguồn cung cấp các chế phẩm sinh học cho y học hiện đại.
– Cây xanh có vai trò vô cùng quan trọng cho môi trường sống: nó điều hoà

không khí nhờ khả năng hấp thu năng lượng mặt trời, xả hơi nước mát vào không khí,
hấp thu các khí độc hại trong môi trường đồng thời nhả khí oxi vào môi trường.
– Bộ rễ cây xanh chằng chịt ôm lấy đất, giữ nước cho đất, chống xói mòn, khô

hạn, lũ lụt, xoáy lốc.
– Cây xanh là cái máy điều hoà tự nhiên tuyệt vời nhất: Nó hấp thu và phản xạ

năng lượng mặt trời chiếu xuống đất làm giảm sức nóng của trái đất, hấp thu khí
cacbonic gây hiệu ứng nhà
kính. Các máy điều hoà không khí nhân tạo chỉ có thể làm mát trong nhà và thải khí
nóng vào môi trường, mặt khác chúng cần năng lượng để hoạt động nên nó càng làm
cho môi trường nóng lên, chưa kể là các khí chạy máy lạnh làm huỷ hoại tầng ôzôn.
Như vậy, máy lạnh chỉ là thiết bị làm mát tạm thời trong một phạm vi rất nhỏ mà thôi.
– Cây xanh còn nhả ra các ion âm rất có lợi cho sức khoẻ chúng ta thông qua
hô hấp. Các ngôi nhà, đường sá, trường học được bao phủ cây xanh sẽ vô cùng có lợi
cho sức khoẻ con người.
– Cây xanh nếu biết khai thác hợp lí sẽ giúp chống cháy rừng, giúp cây phát triển
tốt hơn. Là nguồn nguyên liệu và năng lượng quý giá cho cuộc sống.
Giáo viên nên đọc thêm về “hiệu ứng nhà kính”; “mưa axit”...


Ngày dạy:
Tiết 25

Bài 17. VAI TRÒ CỦA CÂY XANH (t1)

I. MỤC TIÊU:

- Thấy được vai trò của cây xanh đối với khí hậu và môi trường
- Tác dụng của cây xanh trong việc giảm bớ tác hại của cột khói
-Vai trò của cây xanh trong hạn chế lũ lụt, hạn hán, xói mòn
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh ảnh, video về vai trò thực vật
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC

+ Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề. Phương pháp dạy học nhóm. Phương
pháp thực hành thí nghiệm. Phương pháp trò chơi.
+ Kỹ thuật chia nhóm. Kỹ thuật giao nhiệm vụ. kĩ thuật đặt câu hỏi, Kĩ thuật
“Lược đồ Tư duy”. Kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh; Kỹ
thuật tư duy
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A – HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
20


PP, hỗ trợ của GV
MT: Thấy vai trò của cây xanh với điều
hòa nhiệt độ
PP: Trực quan

KT: động não
NL: Quan sát
Gv yêu cầu HS hoạt động cá nhân
nghiên cứu tên bài và mục tiêu bài học.
GV: giới thiệu nội dung của tiết học.
Gv yêu cầu HS hoạt động nhóm:
Cùng nhau quan sát hình hai bức tranh
H17.1 và 17.2 sgk / 148
? Giải thích vì sao khi trời nắng nóng
ngồi dưới bóng cây xanh như H17.1 ta
cảm thấy mát mẻ, dễ chịu hơn khi ta
ngồi ở dưới mái hiên bằng tôn như
H17.2.

GV theo dõi các nhóm hoạt động:

Hoạt động của Hs/Kết quả đạt được
- HS hoạt động nhóm theo yêu cầu của
GV

- Hs hoạt động nhóm:

Đại diện nhóm trả lời:
Yêu cầu trả lời được:
+ Ở H17.1 trong quá trinh quang hợp lá
cây đã thoát hơi nước dẫn đến luôn có độ
ẩm ở các tán lá cộng thêm lượng khí oxi
ở dưới tán lá nhiều và trong lành, vì vậy
mà ta cảm thấy dễ chịu và thỏa mái.
+ Còn khi ngồi dưới hiên bằng tôn sẽ

không được như vậy vì khi áng nắng
chiếu trực tiếp không có hơi nước, không
khí thì ngột ngạt dẫn đến sẽ gây cảm
giác nóng bức, khó chịu.
-Nhóm khác bổ sung (nếu có)

GV: ghi nhanh hiện tượng và cách giải
thích của hs lên bảng.
-GV Nhận xét và bổ sung hoàn thiện
-HS lắng nghe và có thể ghi chép nhận
kiến thức
- Đó là một trong những vai trò của cây xét
xanh.
Vậy cây xanh còn có các vai trò nào nữa
, Gv giới thiệu phần tiếp theo .
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
PP, hỗ trợ của GV

Hoạt động của Hs/Kết quả đạt được
1. Tìm hiểu vai trò của cây xanh đối
với khí hậu và môi trường.
MT: Thấy được vai trò của cây xanh * Vai trò của cây xanh với khí hậu
đối với việc điều hòa khí hậu, trong việc - HS hoạt động nhóm theo yêu cầu của
giảm tác hại của các loại khí thải độc GV:
hại
- Đại diện nhóm báo cáo trả lời:
PP: Trực quan, hoạt động nhóm
+ Hoạt động hô hấp của con người và
KT: động não,khăn phủ bàn
các sinh vật, hoạt động sản xuất của các

NL: Quan sát
nhà máy xí nghiệp….
+ Hoạt động quang hợp của cây xanh
GV: Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm
làm giảm lượng khí cacbonic tăng lượng
21


quan sát H17.3 SGK/ 149 thảo luận
nhóm: Trả lời câu hỏi.
+ Hoạt động nào thải ra khí cacbonic ?

+ Hoạt động nào thải làm giảm lượng
khí cacbonic tăng lượng khí oxi ?

khí oxi
- Nhóm khác bổ sung (nếu có)
- HS tiếp tục hoạt động nhóm: Suy nghĩ
trả lời.
- Đại diện nhóm báo cáo trả lời:
+ Nhờ vào quá trình quang hợp của cây
xanh mà hàm lượng khí cacbonic và khí
oxi trong không khí luôn được ổn định.
- Nhóm khác bổ sung (nếu có).

GV: Theo dõi các hoạt động của hs
GV: Ghi nhanh báo cáo của hs lên bảng
GV: Hỏi
+ Nhờ đâu mà hàm lượng khí cacbonic
và khí oxi trong không khí được ổn

định?

HS lắng nghe và có thể ghi chép nhận
- Đại diện nhóm báo cáo trả lời:
+ Khí hậu 2 nơi hoàn toàn khác nhau về
những yếu tố như: Nhiệt độ, độ ẩm, sức
gió và ánh sáng.
Yếu tố
Ngoài chỗ
Trong
trống
rừng
GV: Nhận xét , bổ sung
Ánh sáng Nắng nhiều , Ánh sáng
Kết luận: Trong quá trình quang hợp,
gay gắt
yếu
thực vật lấy vào khí cacbonic nhả ra khí Nhiệt độ
Nóng
Mát
Độ ẩm
Khô
Ẩm
oxi. Do đó thực vật có vai trò giữ cân
Sức gió
Mạnh
Yếu
bằng ổn định lượng khí cacbonic và oxi
+ Kết luận: Nhờ có tác dụng cản bớt ánh
trong không khí.

sáng và tốc độ gió thực vật có vai trò
GV: Vậy giả sử trong cùng một khu vực quan trọng trong việc điều hòa khí hậu
tăng lượng mưa của khu vực.
nhưng giữa nơi có đất trống và rừng
HS lắng nghe và có thể ghi chép nhận
cây:
xét:
+ Khí hậu 2 nơi có hoàn toàn giống
nhau không? Độ ẩm giữa 2 nơi đó như
thế nào ? Vì sao?
+ Từ đó em có rút ra kết luận gì?
GV: Theo dõi các hoạt động của hs
GV: Nhận xét , bổ sung ,hoàn thiện
kiến thức.
Kết luận: Nhờ có tác dụng cản bớt ánh
sáng và tốc độ gió thực vật có vai trò
quan trọng trong việc điều hòa khí hậu
tăng lượng mưa của khu vực.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Nêu lại kiến thức trọng tâm của bài.
- Thực hiện hoạt động C: Hoạt động luyện tập
?Tại sao nói “ rừng cây như một lá phổi xanh của con người” ?
D+E. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG+TÌM TÒI MỞ RỘNG
22


- Học bài cũ và nghiên cứu tiếp bài 17.
- Tìm hiểu thông tin mục E: Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Kẻ bảng phụ
Rút kinh nghiệm:

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Ngày dạy:
Tiết 26

Bài 17. VAI TRÒ CỦA CÂY XANH (t2)

I. MỤC TIÊU:

- Thấy được vai trò của cây xanh đối với môi trường
- Tác dụng của cây xanh trong việc giảm bớ tác hại của cột khói
-Vai trò của cây xanh trong hạn chế lũ lụt, hạn hán, xói mòn
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh ảnh, video về vai trò thực vật
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC

+ Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề. Phương pháp dạy học nhóm. Phương
pháp thực hành thí nghiệm. Phương pháp trò chơi.
+ Kỹ thuật chia nhóm. Kỹ thuật giao nhiệm vụ. kĩ thuật đặt câu hỏi, Kĩ thuật
“Lược đồ Tư duy”. Kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh; Kỹ
thuật tư duy
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A – HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1.Ổn định tổ chức:1p
Kiểm diện:
2. Kiểm tra bài cũ:

B: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( tiếp)

PP, hỗ trợ của GV

Hoạt động của Hs/Kết quả đạt được
1,Tìm hiểu vai trò của thực vật với khí
MT: Thấy được vai trò của cây xanh hậu và môi trường.
trong việc chống xói mòn, điều hòa dòng *Với môi trường.
chảy, hạn chế lũ lụt và hạn hán
PP: Trực quan,hoạt động nhóm
KT: động não,khăn phủ bàn
NL: Quan sát,hợp tác
- HS hoạt động nhóm theo yêu cầu của
GV: Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm
GV
quan sát H17.2,3,4,5 SGK/ 149 thảo luận - Đại diện nhóm báo cáo trả lời:
nhóm.
+ Ô nhiễm môi trường là sự làm thay
Trả lời câu hỏi.
23


+ Thế nào là ô nhiễm môi trường?
+ Nguyên nhân nào dẫn đến ô nhiễm môi
trường.?
+ Môi trường không khí bị ô nhiễm ảnh
hưởng như thế nào sức khỏe con người?
+ Có thể sử dụng biện pháp nào để giảm
bớt ô nhiễm môi trường không khí?
+ Vì sao để giảm bớt tác hại của các cột

khói, bên cạnh các biện pháp kĩ thuật
người ta còn có thể trồng nhiều cây xanh
ở khu vực nhà máy?

GV: Theo dõi các hoạt động của hs
GV: Ghi nhanh báo cáo của hs lên bảng :
-GV Nhận xét và bổ sung hoàn thiện kiến
thức :
Kết luận: Cây xanh có tác dụng che
nắng, hấp thụ bớt bức xạ mặt trời, ngăn
chặn và giữ bụi, hấp thụ CO2, lọc sạch
không khí, có thể che chắn làm giảm bớt
tiếng ồn để giảm bớt ô nhiễm môi trường
không khí
GV: Tiếp tục yêu cầu học sinh quan sát
H17.5 sgk/ 149, thảo luận nhóm.
Nêu:
+ Hãy so sánh lượng chảy của dòng nước
mưa ở 2 nơi khác nhau trong H17.5 ? Vì
sao ?
+ Cây xanh có vai trò gì đối với nguồn
nước.
-GV Nhận xét và bổ sung
Kết luận: Cây xanh góp phần giữ đất và
bảo về nguồn nước.

đổi tính chất của môi trường có khả
năng gây hại đến sức khoẻ con người,
đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy
giảm chất lượng môi trường.

+ Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi
trường: Do con người, do các nhà máy
xí nghiệp các hoạt động sản xuất công
nghiệp, nông nghiệp và một số tác nhân
tự nhiên.
+ Có thể sử dụng biện pháp: Trồng
nhiều cây xanh cũng giúp hạn chế được
phần nào ô nhiễm không khí.
+Cây xanh có tác dụng che nắng, hấp
thụ bớt bức xạ mặt trời, hút – ngăn
chặn và giữ bụi, hấp thụ CO2, lọc sạch
không khí, có thể che chắn làm giảm
bớt tiếng ồn để giảm bớt ô nhiễm môi
trường không khí.
- Nhóm khác bổ sung (nếu có)
HS lắng nghe và có thể ghi chép nhận
xét:
HS: Hoạt động nhóm:
- Đại diện nhóm báo cáo trả lời:
+ Lượng chảy của dòng nước mưa rơi
xuống rừng yếu hơn nhiều so với nơi
không có rừng , vì nước mưa khi chảy
qua tán lá được giữ lại một phần rồi
mới rơi xuống đất chứ không xối thẳng
xuống như khi không có cây. Cây xanh
góp phần giữ đất.
+ Cây xanh góp phần bảo vệ nguồn
nước ngầm.
- Nhóm khác bổ sung (nếu có)
HS lắng nghe và có thể ghi chép nhận

xét:
- Đại diện nhóm báo cáo trả lời:
+ Đất trên các đồi trọc sẽ trôi theo các
dòng nước mưa, gây ra hiện tượng xói
mòn đất, dẫn đến hạn hán ở nới cao và
lũ lụt ở nơi thấp.
+Hệ rễ của cây rừng hấp thu nước và
duy thì lượng nước ngầm trong
đất;lượng nước này sau đó chảy vào
các chỗ trũng tạo thành suối,sông…
ghóp phần tránh được hạn hán.
- Ngoài ra,tác dụng giữ nước của rễ,sự
24


GV: Yêu cầu hs quan sát tiếp H17.6,7.
Trả lời câu hỏi.

cản bớt tốc độ dòng chảy do mưa gây
ra của cây rừng…góp phần hạn chế lũ
lụt trên trái đất
- Nhóm khác bổ sung (nếu có)
HS lắng nghe và có thể ghi chép nhận
xét:

+ Điều gì sẽ sảy ra với đất ở trên đồi trọc
khi có mưa lớn? Tại sao ?
+Vai trò của rừng trong việc hạn chế lũ
lụt và hạn hán như thế nào ?
GV: Theo dõi các hoạt động của hs

GV: Ghi nhanh báo cáo của hs lên bảng :
-GV Nhận xét và bổ sung hoàn thiện kiến
thức :
Kết luận: Thực vật góp phần hạn chế lũ
lụt và hạn hán.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Nêu lại kiến thức trọng tâm của phần vai trò của thực vật với môi trường.
- Thực hiện hoạt động D: Hoạt động vận dụng
? Tại sao ở vùng biển người ta lại phải trồng rừng ở phía ngoài đê?
D+E. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG+TÌM TÒI MỞ RỘNG
- Học bài cũ và nghiên cứu tiếp bài 17.
- Đọc thông tin mục E: Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Kẻ bảng phụ

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×