Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

“phân tích và đánh giá cách thức xử lý đối với việc kết hôn không đúng thẩm quyền và các trường hợp chung sống như vợ chồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.62 KB, 12 trang )

Đề 3: phân tích và đánh giá cách thức xử lý đối với việc kết hôn không đúng
thẩm quyền và các trường hợp chung sống như vợ chồng?

A.MỞ ĐẦU
Gia đình là tế bào của xã hội, là hình thức cộng đồng xã hội đầu tiên của con
người, trong đó con người gắn bó với nhau bởi những quan hệ hôn nhân và quan
hệ huyết thống. Gia đình giúp duy trì sự phát triển của xã hội và nó được hình
thành phụ thuộc vào nhiều yếu tố xã hội khác nhau trong điều kiện kinh tế lúc
bấy giờ, thế nên cũng vô cùng đa dạng. tuy nhiên ngay nay hiện tượng kết hôn
không đung thẩm quyền và nhiều trường hợp chung sống như vợ chồng diễn ra
phổ biến. em xin chọn đề tài số 3 “phân tích và đánh giá cách thức xử lý đối
với việc kết hôn không đúng thẩm quyền và các trường hợp chung sống như
vợ chồng” cho bài tập học kỳ lần này

B.NỘI DUNG
I. Khái niệm:
Nam nữ kết hôn bên cạnh việc tuân thủ đầy đủ các điều kiện đăng ký kết hôn thì
họ cũng cần đăng ký kết hôn đúng ở cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo cuộc
hôn nhân của họ là hợp pháp và được pháp luật bảo vệ.

1


Kết hôn không đúng thẩm quyền: Đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền là
việc hai bên nam, nữ đủ điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2014 thực hiện việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước
không có thẩm quyền đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật. Và theo
khoản 1, Điều 9 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì trường hợp kết hôn
này sẽ không được được công nhận và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trường hợp chung sống như vợ chồng: Theo khoản 7 Điều 3 Luật Hôn nhân và
gia đình năm 2014 thì chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc


sống chung và coi nhau là vợ chồng.
II. Phân tích và đánh giá
1. Kết hôn không đúng thẩm quyền
Căn cứ pháp lý
Quy định của pháp luật về thẩm quyền đăng ký kết hôn như sau:
• Thẩm quyền đăng ký kết hôn
Theo quy định tại Điều 9 Luật HN&GĐ 2014, việc kết hôn phải được đăng ký và
do cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật HN&GĐ và pháp
luật hộ tịch.

2


- Thẩm quyền đăng ký kết hôn đối với công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam:
căn cứ vào Điều 17, Luật Hộ tịch 2014, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của
một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.
- Thẩm quyền đăng ký kết hôn đối với các trường hợp kết hôn có yếu tố nước
ngoài, Điều 19 nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký thường trú của công dân Việt Nam, thực
hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa công
dân Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên định cư ở nước ngoài.
Trường hợp công dân Việt Nam không có nơi đăng ký thường trú, nhưng có nơi
đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh, nơi đăng ký tạm trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn.
Trường hợp người nước ngoài có yêu cầu đăng ký kết hôn với nhau tại Việt Nam
thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký thường trú của một trong hai bên, thực
hiện đăng ký kết hôn; nếu cả hai bên không đăng ký thường trú tại Việt Nam thì
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký tạm trú của một trong hai bên thực hiện
đăng ký kết hôn.
Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài (cơ quan đại diện ngoại giao, cơ

quan đại diện lãnh sự và cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh
sự của Việt Nam ở nước ngoài) thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt
3


Nam với người nước ngoài, nếu việc đăng ký đó không trái với pháp luật của
nước sở tại.
Trường hợp công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài kết hôn với nhau thì Cơ
quan đại diện thực hiện đăng ký kết hôn, nếu có yêu cầu.
• Phân tích và đánh giá cách thức xử lí đối với việc kết hôn không đúng
thẩm quyền:
Tại khoản 1 Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình có quy định Đăng ký kết hôn:
"1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực
hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá
trị pháp lý.”
Do vậy, nếu như việc kết hôn mà không đúng thẩm quyền thì sẽ không xác lập
được quan hệ vợ chồng một cách hợp pháp, không được pháp luật công nhận và
bảo vệ và Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn sẽ không có giá trị pháp lý.
Theo quy định tại Điều 13 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định về Xử lý việc
đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền:
"Trong trường hợp việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền thì khi có yêu
cầu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận kết hôn
4


theo quy định của pháp luật về hộ tịch và yêu cầu hai bên thực hiện lại việc
đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp này,
quan hệ hôn nhân được xác lập từ ngày đăng ký kết hôn trước.”
Như vậy, khi đăng ký việc kết hôn sai thẩm quyền (không đúng thẩm quyền) thì

cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận kết hôn và cơ
quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện lại việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ
ngày đăng ký kết hôn trước.
Ví dụ như: anh A và chị B là công dân Việt Nam, sinh sống và làm việc ở Việt
Nam thì cơ quan có thẩm quyền là UBND cấp xã, phường nơi anh A hoặc chị B
cư trú. Quan hệ hôn nhân được xác lập từ ngày đăng ký kết hôn trước.
2. Trường hợp chung sống như vợ chồng
Hiện nay tình trạng chung sống như vợ chồng đang diễn ra ở nước ta ngày càng
phổ biến và có xu hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng và tính chất. Có rất
nhiều quan điểm khác nhau về cách hiểu “nam nữ chung sống như vợ chồng”.
Thứ nhất: “Nam nữ chung sống với nhau không làm hôn thú nhưng bà con hàng
xóm, gia đình 2 bên đều công nhận là 2 người thường xuyên chung sống 1 nhà.
Công nhận con cái sinh ra là của 2 người thì được xem là chung sống như vợ
chồng”.
5


Thứ hai: “nam nữ chung sống như vợ chồng là việc người đang có vợ, có chồng
chung sống với 1 người hoặc người chưa có vợ, có chồng mà lại chung sống với
người mà mình biết rõ là đang có vợ, có chồng 1 cách công khai hoặc không
công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như gia đình. Việc chung sống như vợ
chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã
hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung, đã được cơ quan, gia đình
giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ”.
Thứ ba: “nam nữ chung sống như vợ chồng, nghĩa là phải chung sống thực tế,
thường xuyên trong 1 mái nhà, thường xuyên qua đêm công khai và được nhiều
người biết đến thì mới được gọi là chung sống như vợ chồng”.
Dựa trên quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng như đối chiếu
với những quy định của pháp luật có liên quan, ta có thể chia chung sống như vợ

chồng thành 2 dạng : chung sống như vợ chồng không trái pháp luật và chung
sống như vợ chồng trái pháp luật.
a. Chung sống như vợ chồng không trái pháp luật
Chung sống như vợ chồng không trái pháp luật là việc nam nữ có đủ điều kiện
kết hôn nhưng không đăng kí kết hôn mà chỉ chung sống với nhau như vợ chồng.
Trường hợp này xảy ra phổ biến đối với lớp trẻ, do ảnh hưởng của tư tưởng tự do
cá nhân của lối sông phương tây xâm nhập vào Việt Nam. Đối với trường hợp
6


chung sống như vợ chồng không trái pháp luật ở nước ta tồn tại các trường hợp
cụ thể:
- Nam và nữ chung sống với nhau mặc dù có đủ điều kiện đăng kí kết hôn
nhưng lại không đăng kí kết hôn.
Pháp luật hiện hành không công nhận quan hệ này nhưng đây cũng không thuộc
các trường hợp pháp luật cấm. Nguyên nhân cho sự lựa chọn như vậy là phụ
thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, tuy nhiên nhìn chung nguyên nhân sâu xa là
do tâm lí, lối sống và cách nghĩ của các cặp đôi này.
- Chung sống như vợ chồng giữa nam và nữ khi 1 bên hoặc cả 2 bên mất
năng lực hành vi dân sự.
Theo quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về
điều kiện trong đó nam nữ phải không thuộc các trường hợp mất năng lực hành
vi. Điều 22 Bộ luật dân sự 2005:
“Khi 1 người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức,
làm chủ hành vi của mình , thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên
quan , tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết
luận của tổ chức giám định…”.
- Chung sống như vợ chồng giữa những người cùng giới tính.
7



Về nguyên tắc, pháp luật hiện hành không công nhận hôn nhân giữa những
người cùng giới : “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng
giới tính” (khoản 2 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014).
Tuy nhiên đây không phải là điều luật cấm, vì vậy ta thấy trên thực tế có nhiều
đôi đồng tính vẫn về chung sống với nhau, thậm chí là tổ chức đám cưới 1 cách
công khai.
b. Chung sống như vợ chồng trái pháp luật.
Chung sống như vợ chồng trái pháp luật là việc nam nữ chung sống với nhau
nhưng không tiến hành đăng kí kết hôn đồng thời việc chung sống này vi phạm
quy định cấm của pháp luật. Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 không quy
định về chung sống như vợ chồng trái pháp luật, tuy nhiên dựa trên điều luật đó
cùng các văn bản hướng dẫn khác có liên quan, ta có thể chia chung sống như vợ
chồng trái pháp luật thành các trường hợp.
- Chung sống như vợ chồng khi 1 bên hoặc cả 2 bên dưới tuổi luật định.
Theo khoản 3 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì tảo hôn là việc lấy
vợ, lấy chồng khi 1 bên hoặc cả 2 bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại
điểm a khoản 1 điều 8 của luật này. Mặt khác điểm b khoản 2 Điều 5 Luật hôn
nhân và gia đình năm 2014 quy định cấm hành vi tảo hôn. Do đó có thể khẳng

8


định việc chung sống như vợ chồng dưới tuổi luật định không đăng kí kết hôn là
chung sống như vợ chồng trái pháp luật.
- Chung sống như vợ chồng giữa nam và nữ mà 1 bên hoặc cả 2 bên đã có
vợ có chồng.
Điểm c khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về cấm
các hành vi để bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình :
“người đang có vợ có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với

người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ
chồng với người đang có chồng, có vợ”
1 người đang có vợ, có chồng khi 1 người đang tồn tại 1 quan hệ hôn nhân hợp
pháp thì được coi là đang có vợ có chồng.
Đối với trường hợp nam nữ có đủ điều kiện kết hôn nhưng họ không thực hiện
việc đăng ký kết hôn theo ý chí của họ hoặc vì một lý do chủ quan, khách quan
nào đó không thực hiện được việc đăng ký thì có thể thấy là một trong những
trường hợp khá phổ biến trong xã hội hiện nay. Luật hôn nhân và gia đình năm
2014 cũng đã công nhận về việc nam nữ chung sống như vợ chồng nhưng không
đăng kí kết hôn, tuy nhiên, trường hợp này theo Luật Hôn nhân và gia đình năm
2014 không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng (khoản 1, Điều 14,
Luật Hôn nhân và gia đình 2014). Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng đã
9


quy định về quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các
bên trong trường hợp nam, nữ chung sống như vợ chồng nhưng không đăng kí
kết hôn.
Trường hợp chung sống như vợ chồng giữa những người cùng giới tính hoặc
người chuyển giới với người khác hoặc giữa những người chuyển giới với nhau
thì Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã bỏ quy định về cấm kết hôn giữa
những người cùng giới tính, nhưng vẫn chưa thừa nhận hôn nhân giữa những
người cùng giới. Như vậy, tại Việt Nam, những người đồng giới tính vẫn có thể
kết hôn, nhưng sẽ không được pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp xảy ra.

C.KẾT LUẬN
Các điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa, phong tục tập quán đều có ảnh hưởng nhất
định, chi phối đến việc chung sống như vợ chồng giữa nam và nữ. Việc chung
sống đó sẽ còn tồn tại như một hiện tượng xã hội khách quan không phụ thuộc
vào ý chí của Nhà nước. Vấn đề là ở chỗ Nhà nước cần có quan điểm, phương

hướng giải quyết rõ ràng cụ thể đối với từng dạng sống chung khi có tranh chấp
xảy ra, sao cho vừa đảm bảo được quyền lợi chính đáng của các bên đương sự,
vừa bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, không để bất cứ hiện tượng nào
không phù hợp các chuẩn mực xã hội mà không được pháp luật điều chỉnh.

10


DANH MỤC TÀI LIÊU THAM KHẢO
1.Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình 2014,
NXB.CAND
2.Bộ luật hôn nhân và gia đình 2014
3.Luật Hộ tịch 2014
4.Nghị định 126/2014/NĐ-CP
5.Và một số nguồn khác trên Internet…

11


MỤC LỤC
A.Mở đầu…………………...……………………………………………………1
B.Nội dung………………………………………………...…………….……….1
I.Khái niệm…………………………………………………………….…………1
II.Phân tích và đánh giá…………………………………………………………..2
1.Kết hôn không đúng thẩm quyền……………………………………...……….2
2.Trường hợp chung sống như vợ chồng…………………………………...……5
C.Kết luận………………………………………………………………………10
Danh mục tài liệu tham khảo……………………………….…………………..11

12




×