Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Đánh giá công tác thanh tra và giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn phường Hải Hòa TP Móng Cái tỉnh Quảng Ninh năm 2013 (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.8 KB, 53 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
......................

......................

BẾ THỊ VÂN ANH

Tªn ®Ò tµi:

"ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THANH TRA VÀ GIẢI

QUYẾT TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT
ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG HẢI HÒA, TP MÓNG
CÁI, TỈNH QUẢNG NINH NĂM 2013"

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khoá học

: Chính quy
: Quản lý đất đai
: Quản lý tài nguyên
: 2011 - 2013


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


......................

......................

BẾ THỊ VÂN ANH

Tªn ®Ò tµi:

"ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THANH TRA VÀ GIẢI

QUYẾT TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT
ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG HẢI HÒA, TP MÓNG
CÁI, TỈNH QUẢNG NINH NĂM 2013"

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khoá học

: Chính quy
: Quản lý đất đai
: Quản lý tài nguyên
: 2011 - 2013

Thái Nguyên, năm 2014


MỤC LỤC

Trang
Phần 1: Mở đầu………………………….……………………………………..1
1.1. Đặt vấn đề………………..…………………………………………..1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu……..…………………...……………………..2
1.3. Mục đích nghiên cứu……..…………………..……………………..2
1.4. Ý nghĩa của đề tài………..……………….……..…………………..2
Phần 2: Tổng quan tài liệu…………..…………….…………………………..3
2.1. Cơ sở khoa học và căn cứ pháp lý của đề tài…………...…………..3
2.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài……………………..………………………..3
2.1.2. Một số căn cứ pháp lý về thanh tra và giải quyết tranh chấp khiếu
nại tố cáo đất đai……………………………………………..…..…………………..4
2.2. Một số vấn đề cơ bản khi tiến hành thanh tra và giải quyết tranh
chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai……...…………………..…..…………………..5
2.2.1. Một số vấn đề cơ bản khi tiến hành thanh tra về đất đai…………..5
2.2.1.1. Khái niệm thanh tra…………………………..…..…………………5
2.2.1.2. Hoạt động và nguyên tắc hoạt động thanh tra..…………………5
2.2.1.3. Hệ thống thanh tra………………………………...…………………5
2.2.1.4. Thẩm quyền thanh tra……………………………...………………..6
2.2.1.5. Quyền hạn và trách nhiệm của đoàn thanh tra và thanh tra viên
đất đai…………………………………………………………………...………………7
2.2.1.6. Quyền hạn và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra...………………8
2.2.1.7.Nội dung thanh tra……………………………………..……………..8
2.2.1.8. Quy trình của thanh tra đất đai……………………..……………..8
2.2.2. Một số vấn đề cơ bản khi tiến hành giải quyết tranh chấp về đất
đai…………………………………………………….…………………..……………...9
2.2.2.1. Khái niệm về tranh chấp đất đai….…………………..…………….9
2.2.2.2. Các hình thức tranh chấp đất đai thường gặp………..…………..9
2.2.2.3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai……………..………...11
2.2.3. Một số vấn đề cơ bản khi tiến hành giải quyết khiếu nại về đất
đai...…………………………………………………………………………….14

2.2.3.1. Khái niệm về khiếu nại đất đai………………………………….14
2.2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong khiếu nại……………….14


2.2.3.3. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai……………………….16
2.2.3.4. Trình tự giải quyết khiếu nại về đất đai…………………………17
2.2.4. Một số vấn đề cơ bản khi tiến hành giải quyết tố cáo về đất đai…..... 19
2.2.4.1. Khái niệm tố cáo………………………………………….…………….19
2.2.4.2. Quyền và nghĩa vụ của các bên tố cáo……………….…………...19
2.2.4.3. Thẩm quyền giải quyết tố cáo về đất đai…………….……………20
2.2.4.4. Trình tự giải quyết tố cáo về đất đai………………….…………...20
2.3. Tình hình thanh tra và giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất
đai những năm vừa qua…………………………….………….…………........21
2.3.1. Tình hình thanh tra và tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai
của cả nước…………………….…………………….………….…………........21
2.3.2. Tình hình thanh tra và tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai
của tỉnh Quảng Ninh…………………….…….…….………….…………........22
Phần 3: Nội dung, đối tượng và phương pháp thực hiện…….………….......24
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………..….…………....24
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu……………….…………..….…………....24
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu…..…………….….………..….…………....24
3.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu….….………..….…………....24
3.2. Nội dung nghiên cứu………………...….………..….………….....24
3.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của phường Hải Hòa….....24
3.2.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường…………………..24
3.2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội………………………..………………….24
3.2.2. Khái quát về tình hình quản lý đất đai của phường Hải Hòa….24
3.2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất………………………………………….24
3.2.2.2. Tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn phường Hải Hòa………24
3.2.3. Đánh giá công tác thanh tra về đất đai tại phường Hải Hòa…...24

3.2.3.1. Thanh tra việc quản lý nhà nước về đất đai của ủy ban nhân dân
phường………………………………………………………………………….24
3.2.3.2. Thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai của người sử dụng
đất và của tổ chức, cá nhân khác………………………………………………24
3.2.4. Đánh giá kết quả công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo
về đất đai tại phường Hải Hòa………………………………………………...25
3.2.4.1. Công tác tiếp nhận và phân loại đơn thư……………………….25


3.2.4.2. Đánh giá kết quả giải quyết tranh chấp đất…………………….25
3.2.4.3. Đánh giá kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai……….25
3.2.5. Đánh giá chung…………………………………………………..25
3.2.5.1. Về công tác thanh tra, kiểm tra trên địa bản phường Hải Hòa...25
3.2.5.2. Về công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo đất đai tại
phường Hải Hòa………………………………………………………………..25
3.2.6. Nguyên nhân phát sinh, thuận lợi, khó khăn và giải pháp công
tác thanh tra và tranh chấp, khiếu nại, tố cáo đất đai trên địa bàn phường Hải
Hòa……………………………………………………………………………..25
3.2.6.1. Nguyên nhân phát sinh………………………………………….25
3.2.6.2. Thuận lợi……………………………………………………….25
3.2.6.3. Khó khăn ……………………………………………………….25
3.2.6.4. Giải pháp……………………………………………………….25
3.3. Phương pháp nghiên cứu………………………………………….25
3.3.1. Phương pháp nội nghiệp………………………………………...25
3.3.2. Phương pháp ngoại nghiệp……………………………………...25
3.3.3. Phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp số liệu………….26
3.3.4. Phương pháp biểu đồ………………………………………….....26
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận…………………………………...27
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ……………………………...27
4.1.1. Điều kiện tự nhiên………………………………………………..27

4.1.1.1. Vị trí địa lý………..…………………………………………….27
4.1.1.2. Địa hình,địa mạo…..……………………………………………27
4.1.1.3. Khí hậu thủy văn…..……………………………………………27
4.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên………………………………………….28
4.1.1.5. Cảnh quan môi trường………………………………………….28
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội……………….……………………….28
4.1.2.1. Điều kiện kinh tế……….……………….……………………….28
4.1.2.1.1. Thực trạng phát triển kinh tế………….………………………28
4.1.2.1.2. Văn hóa – xã hội……………………….……………………..30
4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn phường Hải
Hòa năm 2013………………………………………….……………………...32
4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất tại địa phương năm 2013……………...32


4.2.2. Thực trạng quản lý đất đai của phường Hải Hòa……………....34
4.3. Đánh giá công tác thanh tra đất đai trên địa bàn phường Hải
Hòa………………………………………………………...…………………...36
4.3.1. Thanh tra việc đo vẽ thành lập và quản lý bản đồ địa chính…...36
4.3.2. Thanh tra công tác quản lý, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất...37
4.3.3. Thanh tra việc giao đất…………………………………………..38
4.3.4. Kết quả thanh tra, kiểm tra kiểm kê, cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất…………………………….……………………………………….38
4.3.5. Kết quả thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật đất đai của
người sử dụng đất…………………….……………………………………….38
4.4. Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất
đai trên địa bàn phường Hải Hòa năm 2013………………………………...40
4.4.1. Công tác tiếp dân và tiếp nhận đơn thư………………………....40
4.4.2. Đánh giá kết quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất
đai trên địa bàn phường Hải Hoa năm 2013………..…….……………….....41
4.4.2.1. Đánh giá kết quả khiếu nại, tố cáo về đất đai phường Hải Hoà

năm 2013…………...……………………….……………….………………....41
4.4.2.2.Đánh giá kết quả giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn
phường Hải Hòa năm 2013………………….……………….………………...41
4.5. Nguyên nhân phát sinh, thuận lợi, khó khăn và một số giải pháp
khắc phục ……………………………….….……………….………………...42
4.5.1. Nguyên nhân phát sinh…….….……………….………………...42
4.5.2. Thuận lợi………………..….….……………….………………...44
4.5.3. Khó khăn………………..….….……………….………………...44
4.5.4. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy công tác quản lý và sử dụng đất
trên địa bàn phường Hải Hòa………..….….……………….………………...44
Phần 5: Kết luận và kiến nghị………..….….……………….……………….46
5.1. Kết luận……………………..….….……………….………………46
5.2. Kiến nghị……………………..….….……………….……………..46


1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là nguồn nội lực,
nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi
trường sống, là địa bàn phân bổ các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn
hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng. Đặc biệt, đối với sản xuất nông nghiệp thì đất
đai càng chiếm vai trò quan trọng vì đó là tư liệu sản xuất không thể thay thế
được. Đất đai có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ tổ quốc. Đất đai là yếu tố cấu thành lãnh thổ quốc gia, đất đai
gắn liền với với lịch sử dân tộc và tình cảm của con người trên đất. Đất đai
không chỉ bao gồm mặt đất mà còn bao gồm cả mặt nước trên bề mặt trái đất và
tất cả mọi thứ sinh sôi trên mặt đất và dưới lòng đất.
Trong thực tế hiện nay tốc độ đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, dân số

đông, nhu cầu sử dụng đất vào các mục đích khác nhau ngày càng gia tăng mà
đất đai là tài sản có giá trị lớn nên quản lý về đất đai vẫn tồn tại nhiều hạn chế và
bất cập. Có nhiều địa phương, đơn vị, cá nhân thực hiện tốt công việc quản lý,
sử dụng đất theo quy định của pháp luật, bên cạnh đó còn không ít địa phương,
đơn vị, và một bộ phận cá nhân thực hiện chức năng quản lý còn lỏng lẻo, yếu
kém, chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội. Do vậy, trong quá trình sử dụng đất còn
xảy ra tình trạng tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai giữa các chủ sử dụng
đất, vi phạm pháp luật như: lấn chiếm đất, sử dụng đất sai mục đích, chuyển
nhượng sử dụng đất trái phép, giao đất trái thẩm quyền, không thực hiện nghĩa
vụ của người sử dụng đất…diễn ra ở tất cả các địa phương trong cả nước. Việc
thực hiện, giải quyết công tác này là rất quan trọng vì nếu thực hiện tốt sẽ đem
lại sự tin tưởng của người dân về quản lý Nhà nước.
Móng Cái là một thành phố nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh.
Thành phố gồm 17 đơn vị hành chính trực thuộc trong đó bao gồm 8 phường và
9 xã. Trong những năm gần đây công việc quản lý Nhà nước về đất đai đã đạt
được một số kết quả góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương. Bên cạnh đó cũng tồn tại nhiều khó khăn vướng mắc trong quá trình
quản lý và sử dụng đất đai. Đặc biệt là các vụ khiếu nại, tố cáo về đất đai luôn là
vấn đề nổi cộm, bức xúc trong nhân dân đang gặp nhiều khó khăn trong việc giải
quyết gây mất ổn định chính trị, kìm hãm sự phát triển đời sống xã hội nói
chung. Do đó, để thấy được những mặt tồn tại và yếu kém trong công tác quản


2
lý Nhà nước về đất đai nói chung và trong việc đảm bảo quyền lợi cũng như
nghĩa vụ của nhà nước và chủ sử dụng trong quá trình quản lý và sử dụng đất
đai, ta cần đánh giá một cách khách quan những kết quả đã đạt được, từ đó rút ra
những bài học kinh nghiệm nhằm quản lý và sử dụng đất đai một cách hiệu quả nhất.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường,
Ban chủ nhiệm Khoa Quản lý Tài Nguyên - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,

dưới sự hướng dẫn giúp đỡ trực tiếp của thầy giáo TS. Nguyễn Chí Hiểu em đã tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác thanh tra và giải quyết tranh chấp,
khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn phường Hải Hòa, TP Móng Cái, tỉnh
Quảng Ninh năm 2013”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng công tác thanh tra và giải quyết tranh chấp, khiếu nại,
tố cáo đất đai trên địa bàn phường Hải Hòa, TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh từ
đó tìm hiểu những thuận lợi - khó khăn cũng như giải pháp khắc phục tình trạng
tranh chấp, khiếu nại, tố cáo đất đai ở phường hiện nay.
1.3. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu và đánh giá tình hình về hoạt động thanh tra và giải quyết tranh
chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trong quá trình quản lý và sử dụng đất ở Phường
Hải Hòa.
Đề xuất một số giải pháp phù hợp với tình trạng địa phương góp phần
nâng cao hiệu quả công tác thanh tra và giải quyết các vụ tranh chấp, khiếu nại,
tố cáo về đất đai trên địa bàn phường Hải Hòa, TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
1.4. Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học: Trong quá trình học tập và
nghiên cứu giúp sinh viên chủ động làm quen củng cố, vận dụng kiến thức đã
học vào thực tiễn.
Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần nâng cao hiệu quả công tác thanh tra và
giải quyết các vụ tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai theo đúng pháp luật
phục vụ việc quản lý và sử dụng đất đai hợp lý trên địa bàn phường Hải Hòa,
TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh


3
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học và căn cứ pháp lý của đề tài

2.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
Từ vài năm trở lại đây, vấn đề tổ chức và hoạt động thanh tra được đặt ra như
một yêu cầu tất yếu khách quan trong tiến trình tổ chức hệ thống chính trị, cải cách bộ
máy nhà nước và cải cách nền hành chính nhà nước. Các Nghị quyết hội nghị Trung
ương 8 (khoá VII), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Nghị quyết Hội
nghị Trung ương 3 (khoá VIII) và Hội nghị Trung ương 7 (khóa VIII) đều có đề cập đến
vấn đề này, coi đó là một bộ phận của cải cách hành chính.
Tuy nhiên, tổ chức và hoạt động thanh tra như thế nào, theo hướng nào thì
cần phải được xác định trên cơ sở các luận cứ khoa học vừa mang tính lý luận,
vừa mang tính thực tiễn. Để những nội dung tổ chức và hoạt động thanh tra phù
hợp với xu hướng cải cách nền hành chính nhà nước, cần phải nghiên cứu, làm
sáng tỏ các vấn đề cơ bản sau:
- Lý luận Mác-Lênin về Nhà nước và pháp luật, về công tác thanh tra,
kiểm tra cũng như quan điểm của Đảng ta về công tác thanh tra, kiểm tra.
- Những định hướng cơ bản trong việc đổi mới hệ thống chính trị, cải
cách bộ máy nhà nước và cải cách nền hành chính nhà nước ở nước ta trong thời
gian tới.
- Những luận điểm mang tính phổ biến ở các nước trên thế giới về sự
phân định các loại hình thanh tra và về sự sắp xếp các cơ quan Thanh tra trong
cơ cấu quyền lực nhà nước.
- Thực tiễn tổ chức và hoạt động của hệ thống Thanh tra nhà nước hiện
nay và những đòi hỏi tự thân của nó về quá trình đổi mới.
Ở nước ta hiện nay, khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của
công dân đã được Hiến pháp ghi nhận. Điều 74 Hiến pháp 1992 quy định: “Công dân
có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm
trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang
nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào. Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan nhà
nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định…”. Trên cơ sở đó,
quyền khiếu nại, tố cáo của công dân đã được cụ thể hóa trong nhiều văn bản pháp
luật. Đây chính là những cơ sở pháp lý cần thiết để công dân thực hiện tốt quyền làm

chủ và giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, góp phần làm trong sạch bộ máy
nhà nước đồng thời cũng qua đó phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ


4
nghĩa, thể hiện đúng bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta - Nhà nước của nhân dân, do
nhân dân và vì nhân dân.
Trong quan hệ pháp luật đất đai, người sử dụng đất được Nhà nước bảo vệ
khi bi người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình; được
bồi thương thiệt hại về đất khi bị thu hồi; được quyền khiếu nại, tố cáo về những
hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi
phạm pháp luật đất đai.
Như vậy, quyền khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của
công dân được pháp luật quy định. Công dân và người sử dụng đất có thể thực
hiện quyền đó bằng nhiều hình thức: gửi đơn, trực tiếp đến trình bày hoặc thông
qua người đại diện hợp pháp của mình để đề bạc nguyện vọng, ý kiến trước cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu xét và giải quyết.
2.1.2. Một số căn cứ pháp lý về thanh tra và giải quyết tranh khiếu nại tố cáo
đất đai
- Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Nghị quyết số 30/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Quốc hội về
công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước;
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính
phủ về việc thi hành Luật Đất đai;
- Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính
phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
- Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố
cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo;
- Chỉ thị số 36/2004/CT-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2004 của thủ tướng

Chính phủ về việc chấn chỉnh và tăng cường trách nhiệm của thủ trưởng các cơ
quan nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thủ tục giải quyết
các vụ án hành chính năm 1998 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 05 tháng
4 năm 2006;
- Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về
quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất,
thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
- Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;


Khóa luận đầy đủ ở file: Khóa luận full

















×