Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Phong cách lãnh đạo Tổng thống putin nhóm 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.24 KB, 16 trang )

TLQL và NTLĐ

DANH SÁCH THÀNH VIÊN
Nhóm 4
Họ và tên
Huỳnh Thái Xuân
(trưởng nhóm)
Huỳnh Ngọc Minh Châu
Mạc Kim Ngân
Nguyễn Thúy Vân
Phạm Văn Ninh
Trịnh Tấn Lợi
Lăng Ngọc Thuận

GVHD: Lưu Thi Thai Tâm

MSSV
DQT141878

Đóng góp
100%

DQT141760
DQT142197
DQT141877
DQT142352
DQT141790
DQT141849

100%
100%


100%
100%
100%
100%

Page 1


TLQL và NTLĐ
I. Giới thiệu sơ lược về nước Nga:
Là một Nhà Nước Cộng Hòa Liên Bang Nga, gồm 83 thực thể liên bang.
Địa lí: Là một quốc gia ở phía bắc lục địa Á - Âu
(châu Âu và châu Á) với diện tích 17.075.400
km2 (đứng thứ nhất trên thế giới).
Thủ đô: Mát-xcơ-va (Moscow).
Ngôn ngữ: Tiếng Nga.
Đơn vị tiền tệ: Đồng Rúp (Rouble).
Tôn giáo: Cơ đốc giáo Chính thống (75% dân số), Hồi giáo (5% dân số) và các tôn
giáo khác như Phật giáo, Do thái giáo, Tin lành… (số liệu thăm dò dư luận do
VSIOM công bố tháng 3/2010).
Thể chế: Theo Hiến pháp năm 1993, Nga là Nhà nước Pháp quyền Dân chủ liên
bang, gồm 83 chủ thể (nước cộng hòa, tỉnh, tỉnh tự trị…). Bộ máy nhà nước được
tổ chức theo hình thức Cộng hòa Tổng thống, Tổng thống được trao nhiều quyền
hạn.
• Nga sau 1991
Với sự giải tán Liên bang Xô viết ngày 25 tháng 12 năm 1991, Liên bang
Nga trở thành một quốc gia độc lập. Nga được hầu hết chấp nhận là quốc gia kế tục
của Liên xô về ngoại giao và nắm ghế thành viên thường trực cùng quyền phủ
quyết của Liên xô tại Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.
Dù có sự chấp nhận này, nước Nga hậu Xô Viết thiếu sức mạnh quân sự và

chính trị của Liên Xô cũ. Trước sự việc đó, Yeltsin đã thông báo rằng Nga sẽ tiến
hành cuộc cải cách căn bản theo định hướng thị trường
Tuy nhiên, có vẻ như việc vực dậy một nước Nga đang bị nhấn chìm trong
khó khăn bởi một nền nghiệp quân sự cồng kềnh, nền kinh tế suy nhược, môi
trường bị tàn phá, hệ thống y tế và giáo dục kém hiệu quả, là nhiệm vụ quá sức đối
với ông Yeltsin.
• Tổng thống Dmitry Medvedev
Tổng thống Dmitry Medvedev – di sản vượt qua khủng hoảng. Dù không nổi
tiếng bằng “người thầy” Putin, Tổng thống Dmitry Medvedev cũng đã để lại dấu
ấn rõ nét trong một nhiệm kỳ kéo dài 4 năm vừa qua của ông.
Tổng thống Medvedev đã thành công trong việc tiếp tục dẫn dắt nước Nga
theo con đường phát triển ổn định và củng cố tiếng nói của Nga trên trường quốc
tế. Nổi bật là ông đã chèo lái thành công đất nước Nga vượt qua cơn bão khủng
hoảng tài chính khủng khiếp của thế giới. Và Nga đã trở thành nền kinh tế thứ sáu
trên thế giới. Sau đó bắt tay vào việc xây dựng một phiên bản Thung lũng Silicon
của Nga.
GVHD: Lưu Thi Thai Tâm

Page 2


TLQL và NTLĐ
Ông đã thực hiện rất nhiều chính sách mạnh tay nhằm tiêu diệt tận gốc nạn
tham nhũng (đã có hơn 3.000 quan chức Nga bị truy tố trách nhiệm về tham
nhũng). Ông đã kiềm chế được một Gruzia “nổi loạn”, làm chậm quá trình mở
rộng về phía đông của NATO, điều chỉnh quan hệ Mỹ - Nga, quan hệ Nga - châu
Âu, củng cố sự tập trung vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương và tiếp tục củng
cố hình ảnh, tiếng nói Nga trên trường quốc tế.
Ông luôn là vị chính khách uy tín và được người dân Nga yêu mến thứ hai
sau ông Putin.

• Vladimir Vladimirovich Putin (Sự vực dậy của nước Nga dưới thời Putin)
Khi Cựu Tổng thống Yeltsin đột ngột từ chức vào đêm giao thừa năm 1999
và ông Putin bắt đầu lên nắm quyền vào năm 2000, vị tổng thống mới đã xuất hiện
trên truyền hình với cam kết đưa đất nước Nga thoát khỏi tình trạng tồi tệ thời kỳ
đó.
Vài ngày trước khi được bầu làm tổng thống Nga vào 7/5/2000, Vladimir
Putin nói với BBC rằng Nga là "một phần của nền văn hóa châu Âu" và rằng ông
"sẽ không loại trừ" khả năng gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương
(NATO).

II. Sơ lược về Tổng thống Vladimir Vladimirovich Putin:


STT
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
13

SƠ LƯỢC VỀ VLADIMIR VLADIMIROVICH PUTIN
Năm

Diễn biến
07/10/1952 Sinh ra trong một gia đình đốc công nhà máy tại Leningrad
1975
Tốt nghiệp Đại Học Leningrad, KGB
1985-1990 Nhân viên KGB tại Đông Đức
Nhân viên phụ trách vấn đề quốc tế tại Leningrad và là cố vấn
1990
cho Thống đốc cho Thành phố
Chuyển đến Moscow làm nhân viên dưới quyền ông Boris
1996
Yeltsin
1998
Trở thành giám đốc FSS, cơ quan mật vụ thời hậu Xô Viết
Trở thành Thủ tướng Nga, được chỉ định tạm nắm quyền
1999
Tổng thống giao khi ông Yeltsin nghỉ hưu
2000
Được bầu làm Tổng thống Nga
2001
Quốc hữu hóa ngành truyền thông
2008
Trở thành Thủ tướng do hết nhiệm kỳ Tổng thống
2012
Đắc cử Tổng thống một lần nữa
Căng thẳng địa chính trị với Mỹ về vấn đề Syria và việc cựu
2013
nhân viên Edward Snowden làm lộ thông tin mật của Mỹ lên
mạng
2014
Sáp nhập bán đảo Crưm và căng thẳng địa chính trị Ukraina


GVHD: Lưu Thi Thai Tâm

Page 3


TLQL và NTLĐ


THÀNH QUẢ ĐẠT ĐƯỢC QUA CÁC NHIỆM KY

1. Nhiệm kỳ đầu tiên
Ngay khi trúng cử, Putin đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm tái lập quyền lực
tuyệt đối của Kremlin đối với đời sống chính trị Nga. Putin cũng đã tiến hành cải
cách triệt để hệ thống Thượng viện Nga, Ủy ban Liên bang.
Dàn xếp quan hệ với các nhóm tài chính-công nghiệp lớn, mà các nguồn tài
chính cũng như các đế chế truyền thông của họ từng là những vũ khí quan trọng
trong cuộc chiến tranh chính trị xảy ra trong nước những năm trước đó.
Putin không ủng hộ việc xóa bỏ quá khứ Liên bang Xô viết ra khỏi lịch sử
nước Nga, vốn là chính sách trước kia của Yeltsin nhằm mục đích chính là đối phó
với các đối thủ của Đảng Cộng sản Nga. Ông đã miêu tả niềm tin của mình rằng
Liên Xô trước kia là một phần quan trọng trong lịch sử Nga và những di sản của
Liên Xô có một ảnh hưởng lớn trên việc hình thành xã hội Nga hiện đại. Vì thế,
Putin đã đưa một số biểu tượng thời Xô viết đã quay trở lại nước Nga, như thương
hiệu lá cờ đỏ của Hồng quân, tiêu ngữ "Ngôi sao Xô Viết", và Quốc ca Liên Xô.
Tất cả những thứ đó đã tạo được ấn tượng tốt với đa số dân chúng Nga. Trả lời
những người chỉ trích các hành động đó, Putin đã đưa ra lý lẽ rằng ông là tổng
thống của mọi người Nga - gồm cả những người về hưu đã mất mọi thứ cùng với
sự chuyển tiếp thời hậu Xô viết, những người vẫn trung thành với những biểu
tượng của quá khứ.

Nguồn: Hoài Thanh, Ngày 26/01/2016, baotintuc.vn, Ông Putin: “Tôi vẫn thích tư
tưởng cộng sản và chưa hề bỏ thẻ đảng viên” [Trực tuyến], Đọc từ:
(ngày 18/10/2017).
2. Nhiệm kỳ thứ hai
Ngày 14 tháng 3 năm 2004, Putin thắng cử nhiệm kỳ hai với 71 phần trăm
số phiếu bầu.
Ngày 13 tháng 9 năm 2004, sau vụ Khủng hoảng con tin trường học tại
Beslan, và những vụ tấn công hầu như đồng thời của những kẻ khủng bố Cherchnia
vào Moskva, Putin đã đưa ra một sáng kiến nhằm thay thế cuộc bầu cử các thống
đốc vùng bằng một hệ thống theo đó họ sẽ được Tổng thống đề cử và được chấp
nhận hay không bởi các cơ quan hành pháp địa phương.
GVHD: Lưu Thi Thai Tâm

Page 4


TLQL và NTLĐ
Gần 10 năm thực hiện chính sách tái thiết nước Nga, Putin đã cho xã hội
quay lại hoài niệm về cường quốc Xô Viết đồng thời ông cũng công kích Mỹ và
các nước phương Tây, kiểm soát chặt chẽ truyền thông và trấn áp những người đối
lập.
Nguồn: NM (Theo Press TV), 22/07/2017, baomoi.com, Putin 'động' đến nhiệm kỳ
tổng thống Nga vô thời hạn [Trực tuyến], Đọc từ:
(ngày 18/10/2017).
3. Nhiệm kỳ tổng thống thứ ba
Nước Nga đã phát triển bùng nổ trong hai nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên của
ông Putin từ năm 2000 đến năm 2008 nhờ giá dầu và giá các mặt hàng xuất khẩu
của nước này tăng cao trong giai đoạn này. Tăng trưởng trung bình hàng năm của
Nga trong giai đoạn này lên tới mức 7% và ông Putin cam kết sẽ nhanh chóng đưa
nền kinh tế Nga trở lại các mức tăng trưởng cao này sau khi Nga bị suy giảm tới

7,9% trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009.
Lời tuyên thệ nhậm chức của ông Putin ngày 7/5/2012 khẳng định đất nước
đã sẵn sàng "đổi thay để đạt tới những thành tựu mới", và rằng "những năm tới là
những năm bản lề, quyết định số phận nước Nga trong những thập kỷ tiếp theo".
Nguồn: Quế Anh (P/v TTXVN tại Nga), 09/05/2016, thethaovanhoa.vn, Nhìn lại
2/3 nhiệm kỳ của Tổng thống Putin [Trực tuyến], Đọc từ:
(ngày 18/10/2017).



PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CỦA TỔNG THỐNG PUTIN

Sự tự tôn tự cường thêm vào là tinh thần yêu nước thương Dân thật lòng của
một Chính khách Lương thiện và rất biết mình phải làm gì trong chỉ dẫn bởi chiến
lược.
Ông liêm chính để không phải ‘cò kè’ với những ‘thế lực ‘hảo hán giang hồ
thao túng Chính Giới’. Đó là điều cơ bản làm nên tính chí công vô tư và hiệu
nghiệm quản lý của Ông.
GVHD: Lưu Thi Thai Tâm

Page 5


TLQL và NTLĐ
Ông biết dựa vào sức mạnh Dân Tộc Nga và hun đúc thêm niềm tự hào và
hướng Thiện của Nhân Dân Nga, làm hậu thuẫn cho những quyết định và chính
sách cải cách mạnh mẽ.
Ông giao tiếp ứng xử tích cực với Chính khách các nước, như cương phải
Đạo, khiến họ kính nể và phải đồng ý với những đề xuất Chính trị Quốc tế, làm
tăng uy tín cai trị Quốc nội.

Ông rèn luyện bản thân giỏi giang, mạnh mẽ..tạo hình ảnh cá nhân đầy uy
tín, thân thiện, và có tính thuyết phục cộng đồng cao để nhận được sự tín nhiệm
mang tính đại diện.
Putin rất yêu động vật nên ông cũng sống rất tình cảm và hòa đồng. Ông sở
hữu một sở thú riêng, gồm những con vật ông được tặng. Thỉnh thoảng, ông mang
thú cưng của mình đến các cuộc họp.


Tính nhất quán

Putin là người cứng rắn, có nguyên tắc và khéo léo quan điểm rất nhất quán
về các vấn đề và trong cách xử lý các vần đề đó.
Xem trọng lời hứa, không thích hứa nhiều nhưng luôn giữ lời đã hứa, luôn tỏ
rõ quyết tâm thực hiện bằng được mọi lời hứa trước bầu cử của ông. VD: nâng học
bổng, nâng lương cho giáo viên và bác sỹ, trợ cấp cho trẻ em và đảm bảo nhà ở cho
các cựu chiến binh. Sắc lệnh về chính sách kinh tế dài hạn
Xem trọng lẽ phải, biết cách xử sự cứng rắn và cương quyết để đạt được
mục đích của mình.
Những kết quả trong chính sách và hoạt động đối ngoại cũng như đối nội
của Tổng thống V.Putin là thống nhất, thể hiện nỗ lực quyết tâm về một nước Nga
cường thịnh, có uy tín, có trách nhiệm trước cộng đồng thế giới.


Tầm nhìn

Là người có tài nhìn xa trông rộng. Đưa ra quan điểm đúng đắn cho vấn đề
chống khủng bố, hỗ trợ các nước chống khủng bố, có lợi cho lợi ích của Nước Nga
trong lâu dài.
Đưa ra nhiều chính sách phù hợp cho nước Nga: Các chính sách kinh tế
thích hợp và chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhất là đối với diện chính sách

như hưu trí, giáo viên, bác sĩ, quân nhân, sinh viên; Tăng cường kiểm soát, củng cố
GVHD: Lưu Thi Thai Tâm

Page 6


TLQL và NTLĐ
ổn định xã hội và hạn chế sự can thiệp từ bên ngoài, tăng cường kỷ cương, pháp
luật.


Rèn luyện từ bé

Tổng thống Putin đã được rèn luyện kỹ năng sống sót trong mọi hoàn cảnh
kể từ ấu thơ tại Thành phố St. Petersburg. Theo cuốn sách xuất bản của người họ
hàng xa, Alexander Putin, cả anh và chị của tổng thống Nga đã hy sinh trong cuộc
chiến 900 ngày chống quân Đức Quốc xã bảo vệ thành phố.
Trong cuốn tự truyện năm 2000, tổng thống Nga cho biết ông nội Spiridon
Putin của ông vốn là một đầu bếp cho Lãnh tụ Lenin và Stalin. Ngoài ra, cuốn tự
truyện còn cho biết ông Putin đã phải sống trong một căn phòng nhỏ tại một căn hộ
chung cư không có nước nóng hay phòng tăm tử tế. Tại chính căn phòng nhỏ này,
Tổng thống Putin được cho là đã phải đuổi bắt lũ chuột, học võ thuật và ước mơ
làm trong ngành tình báo.
Vladimir Putin từng là một đứa trẻ ngổ ngáo. Trong mắt cô giáo và bạn bè,
Putintuy vóc dáng mảnh khảnh nhưng thoắt cái đã trở thành một chú hổ con khi
choảng nhau với ai đó. Những “cuộc chiến” trên đường phố giữa bọn trẻ nghịch
ngợm là “lò” đào tạo cho Putin bài học đầu tiên về lòng quả cảm, chiến đấu đến
cùng, không dồn ép và xem thường ai, nhưng cũng không bao giờ nhân nhượng khi
bị khiêu chiến. “Tuổi thơ dữ dội” đó đã góp phần tôi luyện thành ý chí và nghị lực
rắn như thép ẩn bên trong phong cách ứng xử linh hoạt và tính khiêm nhường của

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Putin lớn lên là “một kẻ thích gây rối”. Trong mắt
thầy cô và bạn bè, Putin là người hay xúi giục bạo lực trên sân trường.
Năm 1989, trong vai trò là điệp viên KGB ở Đông Đức, ông Putin đã buộc
phải tiêu hủy những tài liệu mật khi những người biểu tình cố gắng xâm nhập vào
văn phòng. Tổng thống Putin cho biết việc nhìn thấy sự bất lực của các chỉ huy khi
Liên Xô sụp đổ đã ảnh hưởng nặng nề đến ông. Sau đó, tổng thống Nga đã hướng
niềm tin của mình vào Giáo hội Chính thống Nga, chiếm 2/3 dân số quốc gia này.


Putin là người hết lòng vì nước Nga

15 năm qua người Nga thấy hình ảnh một vị Tổng thống tận tụy, dốc sức vì
sự phục hồi và phồn vinh của dân tộc Nga vĩ đại. Dường như mỗi hành động của
ông đều hướng về nguyện vọng của người dân và nâng cao vị thế của đất nước trên
chính trường quốc tế.
Ông Putin với chính sách tôn trọng và quan tâm đến các dân tộc thiểu số ở
Nga, bảo vệ người Nga dù ở bất cứ nơi đâu trên thế giới, cùng với ý chí không thể
GVHD: Lưu Thi Thai Tâm

Page 7


TLQL và NTLĐ
bị khuất phục trước phương Tây, đã khơi dậy lòng tự hào dân tộc và tinh thần đoàn
kết vượt qua khó khăn của người dân Nga, hun đúc từ thời Liên Xô cũ.


Năng lực chính trị

Putin gần như luôn luôn điều khiển quân đội một cách có tính toán, không

bao giờ phản ứng vội vã. “Ông cẩn thận, tính toán từng đồng và từng rủi ro cho các
hoạt động quân sự, để mọi thứ luôn có lợi nhất cho quê hương. Tuy nhiên…”
Katusa cảnh báo “Tốt nhất là không nên chọc thẳng vào mắt của ông ta”.
Dưới con mắt của phương Tây, tổng thống Nga Vladimir Putin là một kẻ
quyền lực và rất quyết đoán trong chính trị, ông ta có thể đặt bất cứ ai vào bất cứ
chỗ nào, nếu ông ta muốn. “Putin không phải là một chính trị gia bình thường, như
những người khác ở Phương Tây.” – Katusa, người đã từ lâu nghiên cứu chính trị
Nga và Putin cho biết. “Tạo lên thay đổi, làm việc hết sức mình, rồi rời văn phòng,
viết hồi ký, và kiếm tiền từ các bài diễn văn hoành tráng'' là không phải phong cách
của Putin, Putin tin rằng nhiệm vụ của mình là dẫn đất nước Nga hướng tới vinh
quang trong quá khứ, vinh quang của một siêu cường thế giới”.
Vì vậy, không nhiều ngạc nhiên khi thế giới chứng kiến những hành động
dứt khoát và có phần tàn bạo của Nga với những xung đột chính trị phức tạp.
Katusa nói “Putin không quá nhiều như những gì chúng ta nghĩ, nhưng thực sự
nguy hiểm với các chính trị gia khác, và truyền thông đang dẫn dắt niềm tin của
dân chúng”.
Hình ảnh “siêu nhân” là một trong những nguyên nhân quan trọng để ông
Putin luôn nhận được sự ủng hộ của đa số người dân Nga kể từ lúc Nga bị Mỹ và
phương Tây cấm vận. Người Nga có một niềm tin bất diệt, coi ông Putin là điểm
tựa, nhớ ơn ông đưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế, nên vị “siêu
nhân” ấy vẫn sẽ là cứu tinh trong mọi hoàn cảnh. Ở khía cạnh lịch sử văn hóa,
người dân Nga có truyền thống cá nhân hóa mọi thứ. Lẽ tự nhiên, lúc này họ cho
rằng nước Nga là của ông Putin, một xu hướng đã tồn tại trong suy nghĩ, tâm lý
quốc gia.
Trong suốt những năm tháng cầm quyền lãnh đạo xứ bạch dương, Tổng
thống Putin luôn thể hiện cá tính rất riêng với những bí quyết thành công trở thành
bài học cho bất cứ chính khách nào. Ông từng chia sẻ rằng: “Tội ác lớn nhất trong
lịch sử chúng ta là việc những người nhu nhược đã ném quyền lực xuống sàn nhà
như Sa hoàng Nicholas II và Mikhail Gorbachev. Họ đã để đám đông bạo lực quyết
định quyền lực”. Và ông chủ Điện Kremlin thề sẽ không bao giờ mắc phải lỗi lầm

trên.
GVHD: Lưu Thi Thai Tâm

Page 8


TLQL và NTLĐ
Liên quan tới cách tiếp cận với những chính trị gia đối lập và phần tử chống
đối, chính quyền của Tổng thống Putin đã tránh vấp phải sai lầm trong quá khứ là
không cố không tạo ra những anh hùng. Nói cách khác, Chính phủ Nga không xử
những thành phần đối kháng vì tội đối lập chính trị mà khép họ vào tội trộm cắp và
gian lận. Bên cạnh đó, ông Putin còn tạo bước đột phá mở rộng không gian tự do
“trong khuôn khổ” tham khảo tư liệu và tự do ngôn luận cho giới tri thức. Quan
trọng hơn, những tri thức cảm thấy không hài lòng với cơ chế chính trị và kinh tế
của Nga hiện thời có thể được tự do đi lại hoặc ra nước ngoài sinh sống. Đây cũng
là cách giải tỏa căng thẳng cho hệ thống lãnh đạo Nga.




PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
Vừa nhu vừa cương

Tổng thống Putin sử dụng cái gọi là “triết lý judo” vào những nước đi chính
trị cá nhân thông qua khả năng “dùng nhu thắng cương”, tận dụng chính thể hình
và sức nặng của đối thủ để quật ngã đối thủ.
Ba tuần trước khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đắc cử lần đầu tiên vào
tháng 3/2000, ban vận động tranh cử của ông đã phát hành cuốn sách Nhân vật số
một: Những cuộc trò chuyện với Vladimir Putin. Với cách trích dẫn “cuộc sống rất
đơn giản”, cuốn sách bộc lộ một niềm tin chủ chốt, đóng vai trò nền tảng cho

phong cách lãnh đạo của ông Putin: thế giới phức tạp này có thể và phải được làm
cho đơn giản đi. Cho tới 15 năm sau, hệ tư tưởng, các chính sách và các hoạt động
của Tổng thống Putin đều phản ánh nỗi ám ảnh với việc đơn giản hóa các hệ thống
và cấu trúc nhà nước.
Chính quyền của ông nhận thấy còn nhiều thiết chế công thực hiện quá
nhiều hoạt động mà không có sự giám sát đầy đủ. Do đó, các thiết chế này được cơ
cấu để trở nên nhỏ gọn hơn và đảm trách các nhiệm vụ cụ thể theo một danh sách
các ưu tiên chính sách ngắn gọn do trung ương soạn thảo. Sự đơn giản thậm chí
được thể hiện rất rõ qua cách mà chính Điện Kremlin tạo nên những quy định “bất
thành văn” về cách thức giao tiếp đối với các quan chức cấp cao.

GVHD: Lưu Thi Thai Tâm

Page 9


TLQL và NTLĐ
Một trong những cụm từ mang tính “thương hiệu” của Tổng thống Vladimir
Putin là “tôi nghe anh nói”. Nó có thể được sử dụng với bất cứ ai thân cận trong
phủ Tổng thống. Những người ở Điện Kremlin đều hiểu rằng, “tôi nghe anh nói”
có nghĩa là ý kiến đã được ghi nhớ và nếu may mắn thì yêu cầu đó sẽ được chấp
nhận, hoặc là đề xuất đó được thông qua.
Với ông chủ Điện Kremlin, bên cạnh sự đơn giản, các vấn đề chính trị xã hội
trên thế giới nên được nhìn nhận dưới dạng một trận đấu judo. Từ đó, Tổng thống
Nga tận dụng điểm yếu và sự thiếu quyết đoán của đối thủ để giành chiến thắng.
Võ thuật và chính trị là hai lĩnh vực tưởng chừng không hề có liên quan gì đến
nhau. Nhưng đối với Tổng thống Vladimir Putin, chúng mang nhiều ý nghĩa hơn
một phép ẩn dụ đơn thuần. Chính ông đã từng nói: “Judo dạy con người ta kiểm
soát bản thân, cùng với đó là độ nhạy bén cần thiết để nhận ra ưu nhược điểm của
đối thủ và tận dụng nó“. Quan trọng hơn, đây cũng là những kĩ năng thiết yếu cho

bất kì chính trị gia nào.
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc ông Putin sử dụng cái gọi là “triết lý judo”
vào những nước đi chính trị cá nhân là hoàn toàn có cơ sở. Tinh hoa của môn judo
nằm ở khả năng “dùng nhu thắng cương”, tận dụng chính thể hình và sức nặng của
đối thủ để quật ngã đối thủ. Việc Crimea sáp nhập vào Nga cho thấy khả năng phát
hiện và tận dụng điểm yếu của đối thủ đặc trưng trong môn judo. Khi đó, ông chủ
Điện Kremlin nhận thấy bất ổn chính trị ở Ukraine và sự mất kiểm soát của chính
quyền đối với quân đội nước này, và đã tận dụng tối đa điểm yếu đó để mở đường
cho Crimea trở thành một phần của Nga.
Trên thực tế, những miếng đánh judo đã “ăn vào máu” nhà lãnh đạo Putin.
Để đối phó với các thế lực mạnh như Mỹ, Trung Quốc hay EU, Tổng thống Nga
luôn tìm cách bỏ ngoài tai những chỉ trích và thu mình lại, khiến đối phương mất
nhiều sức và từ đó tìm ra điểm yếu để bật lại thay vì phải đối đầu trực tiếp. Và, từ
trước đến nay, ông luôn xem những sự trừng phạt đến từ Mỹ hay EU lên kinh tế
Nga như một cách để ông củng cố quyền lực.
Trong khi mối liên hệ giữa võ thuật và chính trị luôn được giới phân tích
Nga sử dụng khi đánh giá các quyết định của ông Putin, các đồng nghiệp của họ ở
phương Tây lại tỏ ra khá thờ ơ với cách giải thích này. Họ không quan tâm đến
những thú vui võ thuật của ông chủ Điện Kremlin, mà chú ý nhiều hơn đến động
cơ đằng sau những nước đi của vị Tổng thống Nga.
Tuy vậy, rất có thể sẽ là sai lầm nếu phương Tây tiếp tục bỏ qua yếu tố võ
thuật trong việc phân tích đường đi nước bước của ông Putin. Bởi vì, cùng với sự
đơn giản, sở thích judo hay gu đọc sách chính trị của vị Tổng thống Nga là những
GVHD: Lưu Thi Thai Tâm

Page 10


TLQL và NTLĐ
điều rất quan trọng, cần được khai thác sâu để hiểu rõ hơn về nhà lãnh đạo tài năng

này…
Ông Putin xuất hiện như một cựu sĩ quan an ninh dũng cảm và kiên quyết,
trung thực và khẳng khái, một ông chủ gia đình tha thiết yêu vợ và hai cô con gái
cùng chú chó xù Tosia. Hình ảnh ông rất hấp dẫn trên ghế Thủ tướng: trẻ trung,
chắc chắn, gương mặt nghiêm nghị, ít biểu cảm nhưng vẫn bình dân và gần gụi.
Khác với nhiều chính khách Nga lớp trước, ông nói trước công chúng ngắn gọn,
mạch lạc, chân thành, không đi quá sâu vào chi tiết nhưng vẫn tạo được ấn tượng
cho mình như một vị thủ trưởng nghiêm khắc mà công minh... Ông biết cách tự
biên tập và hiệu đính những bài phát biểu mà các trợ lý đã chuẩn bị sẵn cho ông.
Là một điệp viên có nghề trong việc tuyển mộ các cộng tác viên, ông Putin
trong vai trò chính khách rất biết chơi trò "mèo vờn chuột", biến đối thủ thành bạn
hữu. Vốn hiểu rõ phương Tây từ bên trong, khi tiếp xúc với các nhà lãnh đạo nước
ngoài, ông Putin không bị mặc cảm của những người tới chốn phù hoa từ tỉnh lẻ
như ông Yeltsin hay ông Gorbachev... Ông rất tự tin với vóc dáng phải nói là bé
nhỏ của mình bên cạnh những chính khách cao gần 2 mét như Bill Clinton. Trông
ông trong những bộ trang phục bình dị khi tới những cuộc tiếp tân quốc tế xa hoa,
ta sẽ không thấy có biểu hiện mặc cảm gì…
Theo đánh giá của ông Stepashin, người đã phải để lại ghế lãnh đạo chính
phủ cho ông Putin, có hai nguyên tắc cơ bản, bất di bất dịch trong cách hành xử
của ông Putin khiến ông rất coi trọng. "Thứ nhất, đó là việc anh ấy không bao giờ
thông qua các quyết định mà chỉ dựa trên các tin đồn. Không thể gây sức ép với
anh ấy được. Thứ hai, anh ấy không bao giờ bỏ rơi những người khác"... Cho tới
hôm nay, ông Stepashin vẫn không những không có gì cấn cá với ông Putin mà
luôn luôn bộc lộ một tinh thần đồng đội cao với người kế nhiệm mình và đã hơn
mình trong sự nghiệp chính trị..


Nhà lãnh đạo thép

Tổng thống Putin đã xây dựng được một hình ảnh tốt đối với công chúng

Nga thông qua giới truyền thông. Ông xuất hiện hàng ngày với tư thế của một “nhà
lãnh đạo thép” ưa thích hành động. Truyền thông Nga tràn ngập những hình ảnh
ông Putin chỉ trích công khai các quan chức chính phủ, tiếp đón những nhà lãnh
đạo nước ngoài, thuần dưỡng những loài động vật hoang dã và thậm chí chơi
những môn thể thao nguy hiểm.
Mỗi năm một lần, Tổng thống Putin lại thực hiện một cuộc đối thoại thường
niên trực tiếp với người dân kéo dài trong 4 giờ hoặc thậm chí lâu hơn. Ông Putin
GVHD: Lưu Thi Thai Tâm

Page 11


TLQL và NTLĐ
thậm chí đã trở thành huyền thoại khi đến muộn và buộc Đức Giáo Hoàng, Nữ
Hoàng Elizabeth 2, Thủ tướng Đức Angela Merkel và thậm chí là Tổng thống Mỹ
Barack Obama phải đợi trong một số cuộc gặp. Đây là một dấu hiệu cho thấy sức
mạnh của một nhà lãnh đạo thực thụ.


Người bảo vệ vĩ đại

Báo chí phương Tây xem việc xây dựng thương hiệu bản thân là cách để ông
Putin củng cố niềm tin của người dân về mình. Tạp chí National Interest dẫn ra chi
tiết ông Putin là “một người không bao giờ say rượu”, cho rằng nhờ chế độ ăn
uống khoa học và siêng năng tập judo, ông có thân hình rắn chắc, dáng đi nhanh
nhẹn, khác với người tiền nhiệm là cựu tổng thống Boris Yeltsin, một người mập
mạp và thích uống rượu. Nhiều học giả nhận xét tất cả những việc làm nhỏ nhặt ấy
nhằm mục đích để ông Putin hóa thân thành… một siêu nhân.




Những tranh cãi

Tổng thống Putin đã từng cho rằng Liên Xô sụp đổ là thảm họa địa chính trị
lớn nhất thế giới thế kỷ 20. Ông cũng nhận ra trách nhiệm phải bảo vệ vị thế của
Nga trên thế giới, vốn đang bị ảnh hưởng mạnh mẽ từ các nước Phương Tây . Một
trong những nhà lãnh đạo Nga yêu thích của ông Putin là Nữ hoàng Catherine,
người đã giành lại được bán đảo Crưm từ Đế quốc Ottoman vào thế kỷ 18. Bên
cạnh đó, ông cũng ưa thích Peter Đại đế, nhà lãnh đạo Nga nổi tiếng cứng rắn và
đã sử dụng những tiến bộ kỹ thuật của Phương Tây để hiện đại hóa đất nước.
Thật lạ lùng, nhưng Putin không phải là người “chính xác từng li từng tí”.
Ông luôn trễ trong các sự kiện quan trọng gặp các nguyên thủ quốc gia hay các nhà
chính trị gia, kể cả buổi hẹn hò của ông. Trễ đến 20 hay 30 phút, mà có khi 1 tiếng
rưỡi đồng hồ, khiến cho mọi người cảm thấy khó chịu và hay phàn nàn về việc đi
trễ của ông. (Hoàng Nam- Theo Bloomberg, 18/04/2015 Tổng thống Vladimir
Putin-Nhà lãnhđạo thép của Nga[ online]. Đọc từ: đọc
ngày 17/10/2017)


Bên cạnh những ưu điểm thì cũng có vài nhược điểm ông mắc phải:

Dù có nhiều thành tựu nhưng dưới thời Putin các chỉ số khả năng cạnh tranh
và điều kiện kinh doanh đều giảm còn tình trạng tham nhũng lại gia tăng. Sự phát
GVHD: Lưu Thi Thai Tâm

Page 12


TLQL và NTLĐ
triển kinh tế hiện nay của nước Nga phần lớn là do giá dầu tăng chứ không phải là

do hiệu quả của các chính sách do Putin tiến hành.
Gần 10 năm thực hiện chính sách tái thiết nước Nga, Putin đã cho xã hội
quay lại hoài niệm về cường quốc Xô Viết đồng thời ông cũng công kích Mỹ và
các nước phương Tây, kiểm soát chặt chẽ truyền thông và trấn áp những người đối
lập.
Cũng vì chủ quan, mức tăng trưởng không như kỳ vọng này còn là cú giáng
mạnh vào những hy vọng của Vladimir Putin về việc đưa nước Nga bước vào một
thập niên mới không bị giảm phát.
Chính phủ Putin đã liên tục bị chỉ trích rằng đã không tạo ra được một môi
trường kinh doanh thân thiện, không đẩy lùi được nạn tham nhũng và không gia
tăng đầu tư vào các lĩnh vực có thể đưa nền kinh tế Nga bớt phụ thuộc vào việc
xuất khẩu năng lượng.
Với bản chất bộc tín, ông sẵn sàng đáp trả và chỉ trích đối với lệnh trừng
phạt cấm vận từ phương Tây. Ông đưa ra những lời lẽ gây ra những rạn nứt cho các
mối quan hệ song phương giữa các nước, cũng như ảnh hưởng đến nhiều mặt kinh
tế cho đất nước.
Những tích cách ấy cho thấy ông là một người theo chế độ độc tài muốn
khẳng định khả năng, quyền lực của mình trên toàn thế giới.


ĐỊNH HƯỚNG TƯƠNG LAI

Tổng thống Nga Putin cùng các cố vấn đã mong muốn cải thiện quan hệ với
Mỹ sau khi ông Trump chính thức nhậm chức song cũng nhận thức rõ ràng rằng
đây không phải chuyện có thể thay đổi trong một sớm một chiều. Tổng thống Nga
sẽ đọc trước Quốc hội liên bang một thông điệp về tình hình trong nước cũng như
các đường lối chính sách trong và ngoài nước. Thông điệp này được coi là cơ sở
chính trị và pháp lý thể hiện tầm nhìn định hướng chiến lược phát triển của Nga
trong tương lai gần. Trong đó bao gồm cả chủ đề chính trị, kinh tế, vị thế, hệ tư
tưởng, và các đề xuất cụ thể cho công tác lập pháp của hai viện thuộc Quốc hội.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đang có cuộc cải tổ nhân sự cấp cao nhằm
thiết lập quyền kiểm soát tuyệt đối của ông khi còn có thể.


Ông Putin cho rằng những dấu hiệu về suy thoái kinh tế đang bị làm
quá so với thực tế. Ông cũng gợi ý rằng công ty dầu khí nhà nước
Rosneft có thể được phép đấu thầu với công ty nhỏ hơn trong những
cuộc đấu giá tư nhân, như một cách ủng hộ thị trường nhưng thực tế là
củng cố quyền kiểm soát của chính phủ.

GVHD: Lưu Thi Thai Tâm

Page 13


TLQL và NTLĐ




Putin đang thể hiện một đường lối lãnh đạo chưa hề có tại nước Nga.
Ngay trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái do giá dầu sụt giảm và
thấm đòn trừng phạt kinh tế, Putin vẫn có những động thái táo bạo
trong việc sáp nhập bán đảo Crưm và can thiệp sâu vào cuộc chiến tại
Syria - hai sự kiện vốn được cho là rất mâu thuẫn với những chính
sách vực dậy nền kinh tế nước nhà.
Thời hoàng kim nước Nga dưới thời đại Putin là khi giá tăng, mang
đến doanh thu khá ổn định. Nhưng khi giá dầu thô giảm, thách thức
với kinh tế Nga thực sự gay gắt, buộc Putin phải cải cách nếu không
muốn đối mặt với khủng hoảng tài chính.


Ông cho rằng những thách thức chủ yếu mà nước Nga phải đối mặt trong
những năm tới là “nền kinh tế nguyên liệu thô” không còn có triển vọng chiến lược
nữa, do vậy Nga buộc phải hình thành nền kinh tế mới dành cho những người có
học vấn và trách nhiệm. Hiện nay Nga cũng có 10-11% dân số có thu nhập dưới
mức nghèo khổ nên cần phải sử dụng tiềm năng của nhà nước và xã hội để giải
quyết dứt điểm vấn đề này trong vòng thập kỷ tới.
Ông Putin cũng đã đề ra những nhiệm vụ mà nước Nga phải thực hiện để
tiếp tục con đường phát triển. Theo đó, để loại bỏ tất cả những vật cản trở nước
Nga tiến lên phía trước, cần phải hoàn thiện việc xây dựng hệ thống chính trị, cơ
cấu bảo đảm xã hội và bảo vệ người dân, mô hình kinh tế phát triển bền vững và
một chính phủ hoạt động hiệu quả.
Lourie, nhà văn, nhà báo Mỹ, chuyên gia về Nga cho rằng tổng thống Putin
muốn đánh bại IS tại Syria để không phải chiến đấu với chúng trên đất Nga. Ông
Putin quyết định triển khai sức mạnh quân sự tới Syria động thái này đã chứng tỏ
rằng việc duy trì tiếp cận hải quân vẫn là một trọng tâm trong chính sách đối ngoại
của Nga và có thể hé lộ các mục tiêu chính sách đối ngoại của nước này trong
tương lai.
Nga ngừng cung cấp cho Triều Tiên các công nghệ có thể được sử dụng để
chế tạo tên lửa đạo đạo xuyên lục địa, tất cả các con tàu có liên quan đến chương
trình hạt nhân của Triều Tiên cũng sẽ bị cấm đi vào các cảng biển của Nga. Triều
Tiên cũng không thể sử dụng bất cứ bất động sản nào ở Nga ngoại trừ các cơ sở
ngoại giao và lãnh sự quán. Điều đó dẫn đến chế độ Bình Nhưỡng sẽ trở nên dễ bị
GVHD: Lưu Thi Thai Tâm

Page 14


TLQL và NTLĐ
tổn thương hơn, đồng thời có thể là bước đi khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump

ban hành sắc lệnh tấn công Triều Tiên.
Putin ra tay đáp trả lệnh trừng phạt của phương Tây: Tổng thống Putin ký và
đăng tải Nghị định trên hệ thống cơ sở dữ liệu chính thức của Chính phủ Nga.
Theo đó, lệnh cấm nhập khẩu nông sản, các sản phẩm làm từ sữa, thịt và hầu hết
các thực phẩm khác từ châu Âu vào Nga sẽ được gia hạn tới ngày 31.12.2018.
Nghị định trên được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Liên minh châu Âu (EU) hôm 28.6
vừa qua đã gia hạn thêm 6 tháng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga cho
đến ngày 31.1.2018.
Cụ thể, các công ty châu Âu không được phép kinh doanh hoặc đầu tư trong
lĩnh vực năng lượng và quốc phòng của Nga, trong khi các mối quan hệ tài chính
cũng bị hạn chế một cách nghiêm ngặt.
Bên cạnh đó, các công ty châu Âu không được mượn hoặc cho 5 ngân hàng
nhà nước lớn của Nga vay tiền trong hơn 30 ngày. Việc xuất khẩu một số thiết bị
và công nghệ liên quan đến năng lượng sang Nga cũng phải được sự chấp thuận
của chính phủ các nước thuộc EU.

III. Kết luận
Putin là nhà lãnh tụ vĩ đại đối với người dân, đất nước Nga và trên toàn thế
giới.
Ông là người có quyền lực nhất thế giới và sức ảnh hưởng rất lớn. Ông cũng
là một tấm gương sáng cho mọi người đáng học hỏi. Với những tài năng, phẩm
chất và nghị lực phi thường ông đã vực dậy cả đất nước Nga để vươn tầm thế giới,
và khẳng định được vị thế quan trọng của đất nước Nga.
Ông là một người cương trực, quyết đoán, tự tin, am hiểu về nhiều lĩnh vực
cũng như lối sống lành mạnh luôn luôn rèn luyện thể thao. Chính điều đó cũng rèn
luyện cho bản thân ông khả năng chịu đựng được áp lực và thích nghi được môi
trường xã hội và chính trị. Ông không bị các tác nhân bên ngoài hay bên trong tác
động vào, mặc dù bị các lệnh trừng phạt của Mỹ áp đặt đối với nước Nga.
Ông luôn trách nhiệm với bản thân và trong công việc. Và điều đó cũng giải
thích tại sao người dân luôn luôn ủng hộ ông trong các lần bỏ phiếu bầu cử Tổng

Thống. Ông liên tục đắc cử ba nhiệm kỳ và trở thành huyền thoại trong lòng người
dân Nga cũng như trên thế giới.
Không ai trở thành một người hoàn hảo tất cả, mỗi người đều có cá tính suy
nghĩ riêng của bản thân. Bởi trong chính mỗi con người đều có phần cảm xúc chi
phối. Quan trọng là biết tiết chế được cảm xúc đó hay không. Thì Tổng Thống
Putin cũng vậy mặc dù có rất nhiều ưu điểm nhưng vẫn có những mặt hạn chế,
GVHD: Lưu Thi Thai Tâm

Page 15


TLQL và NTLĐ
nhưng chung quy lại ông vẫn muốn đưa đất nước Nga ngày càng có vị thế cao trên
thế giới.

GVHD: Lưu Thi Thai Tâm

Page 16



×