Tải bản đầy đủ (.docx) (83 trang)

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ TẠI HAI XÃ VÂN NỘI VÀ TIÊN DƯƠNG, HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.67 MB, 83 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-----------***----------

Lê Thị Thuỳ

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC MÔ HÌNH
NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ TẠI HAI XÃ VÂN NỘI VÀ
TIÊN DƯƠNG, HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------***-----------

Lê Thị Thuỳ

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC MÔ HÌNH
NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ TẠI HAI XÃ VÂN NỘI VÀ
TIÊN DƯƠNG, HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Khoa Học Môi Trường
Mã số: 60440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2017




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................3
1.1. Tổng quan về nông nghiệp hữu cơ..................................................................3
1.1.1. Định nghĩa, tiêu chí, phân loại và nguyên tắc của nông nghiệp hữu cơ...................3
1.1.2. Lịch sử ra đời và phát triển nông nghiệp hữu cơ.............................................6
1.2. Tình hình phát triển nông nghiệp hữu cơ.......................................................7
1.2.1. Nông nghiệp hữu cơ trên thế giới....................................................................7
1.2.2. Tình hình phát triển của một số khu vực sản xuất theo mô hình nông nghiệp
hữu cơ tiêu biểu trên thế giới.....................................................................................8
1.2.3. Nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam....................................................................10
1.2.4. Quy trình sản xuất hưu cơ.............................................................................14
1.2.5. Tiêu chuẩn về sản xuất hưu cơ.......................................................................15
1.3. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu......................................................................18
1.3.1. Huyện Đông Anh...........................................................................................18
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. . .22
2.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................22
2.2. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................22
2.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích và kế thừa tài liệu.....................................22
2.2.2. Điều tra thực địa bằng phương pháp kiểm toán chất thải.............................22
2.2.3. Phương pháp phân tích vòng đời sản phẩm:.................................................23
2.2.4. Phương pháp đánh giá nhanh........................................................................24
2.2.5. Phương pháp logistic trong đánh giá hiện trạng QLMT trong các trang trại
NNHC được ngiên cứu............................................................................................24
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..............................28
3.1. Các mô hình nông nghiệp hữu cơ tại 2 xã Vân Nội và xã Tiên Dương.......28
3.1.1. Hiện trạng trồng rau hữu cơ và các vấn môi trường tại trang trại trồng rau
hữu cơ Tân Minh xã Vân Nội...................................................................................28

3.1.2. Hiện trạng chăn nuôi và các vấn đề môi trường tại trang nuôi lợn hữu cơ tại
xã Tiên Dương.........................................................................................................33


3.1.3. Hiện trạng, đánh giá quản lý môi trường tại các trang trại nông nghiệp hữu
cơ và chăn nuôi hữu cơ...........................................................................................46
3.2. Đánh giá ích lợi về mặt môi trường của sản xuất nông nghiệp theo hướng
hữu cơ..................................................................................................................... 53
3.2.1. So sánh canh tác hữu cơ với canh tác thông thường.....................................53
3.2.2. So sánh chăn nuôi trên đệm lót sinh học với chăn nuôi thông thường...........56
3.3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại các trang trại
nông nghiệp hữu cơ được nghiên cứu..................................................................58
3.3.1. Giải pháp ở trang trại trồng rau....................................................................58
3.3.2. Giải pháp ở trang trại nuôi lợn.....................................................................60
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................66
PHỤ LỤC ..............................................................................................................68

DANH MỤC BẢN


Bảng 1.1.: Phân loại tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp hữu cơ...................................3
Bảng: 1.2. Diện tích đất cho sản xuất NNHC của Việt Nam 2007-2014.................10
Bảng 1.3. Một số mô hình nông nghiệp hữu cơ tiêu biểu ở Việt Nam.....................12
Bảng 1.4. Một số tiêu chuẩn về sản xuất hữu cơ.....................................................15
Bảng 1.5. Dân số huyện Đông Anh tính từ năm 2005 đến năm 2011.....................20
Bảng 1.6. Cơ cấu dân số huyện Đông Anh chia theo giới tính................................21
Bảng 1.7. Tỷ suất sinh tính từ năm 2005 đến năm 2011..........................................21
Bảng 1.8. Một số trang trại trên địa bàn huyện Đông Anh.......................................26
Bảng 3.1: Kết quả phân tích mẫu đất tại trang trại...................................................31

Bảng 3.2: Kết quả phân tích nước sơ chế rau sau thu hoạch....................................32
Bảng 3.3: Kết quả phân tích mẫu nước tưới............................................................32
Bảng 3.4: Số lượng lợn nuôi hàng năm của trang trại..............................................35
Bảng 3.5: Sô lượng lợn phân theo lứa tuổi tại thời điểm nghiên cứu.......................35
Bảng 3.6. Quy mô chăn nuôi lợn............................................................................35
Bảng 3.7: Dự báo tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
của công nhân tại trang trại......................................................................................39
Bảng 3.8: Phân phát chất thải tại trang trại.............................................................40
Bảng 3.9. Lượng khí thải phát sinh từ hoạt động phân huỷ phân của trang trại Bảo
Châu........................................................................................................................ 45
Bảng 3.10: Danh sách phân công nhiệm vụ tại trang trại trồng rau Tân Minh.........47
Bảng 3.11: Đánh giá quản lý tại trang trại trồng rau hữu cơ Tân Minh, xã Vân Nội....49
Bảng 3.12: Danh sách phân công nhiệm vụ của trang trại nuôi lợn Bảo Châu........50
Bảng 3.13: Đánh giá quản lý tại trang trại nuôi lợn Bảo Châu, xã Tiên Dương.......52
Bảng 3.14: So sánh lợi ích về mặt môi trường của canh tác hữu cơ với canh tác
thông thường...........................................................................................................53
Bảng 3.15: Bảng so sánh lợi ích về môi trường của chăn nuôi hữu cơ trên đệm lót
sinh học với chăn nuôi thông thường.......................................................................56
Bảng 3.16: Các vấn đề trong công tác quản lý tại trang trại trồng rau Tân Minh….59
Bảng 3.17: Các vấn đề trong công tác quản lý tại trang trại nuôi lợn Bảo Châu…..60


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Chu trình khép kín của nông hộ sản xuất nông nghiệp hữu cơ..................5
Hình 1.2: Sơ đồ diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ Việt Nam.............11
Hình 1.3: Sơ đồ diện tích đất canh tác hữu cơ lớn nhất Châu Á..............................11
Hình 1.4: .Bản đồ xã Vân Nội.................................................................................18
Hình 1.5: .Bản đồ xã Tiên Dương............................................................................19
Hình 3.1. Sở đồ Quy trình sản xuất rau hữu cơ của tại trang trại Tân Minh............29
Hình 3.2. Sơ đồ Các nguồn phát sinh chất thải rắn ở trang trại rau Tân Minh.........33

Hình 3.3. Sơ đồ Quy trình chăn nuôi lợn ở trang trại Bảo Châu..............................37
Hình 3.4: Sơ đồ Các nguồn phát sinh chất thải rắn tại trang trại..............................44
Hình 3.5. Sơ đồ Cơ cấu quản lý môi trường của trang trại Tân Minh.....................48
Hình 3.6. Sơ đồ Cơ cấu quản lý chất thải tại trang trại nuôi lợn Bảo Châu.............51


BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADDA

Tổ chức phát triển Nông nghiệp Châu Á, Đan Mạch

BVTV

Bảo vệ thực vật

IFOAM

Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ Quốc tế

IPM

Quản lý dịch hại tổng hợp

EM

Effective microorganisms

KLN

Kim loại nặng


HTX

Hợp tác xã

NHHC

Nông nghiệp hữu cơ

QLMT

Quản lý môi trường

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND

Ủy ban nhân dân

PGS

Hệ thống Đảm bảo Cùng tham gia

RAT

Rau an toàn

VSV


Vi sinh vật


MỞ ĐẦU
Khi xã hội ngày càng phát triển, yêu cầu về chất lượng cuộc sống cả vật chất
và tinh thần của con người theo đó cũng được nâng cao. Con người ngày càng quan
tâm đến chất lượng môi trường sống, lương thực, thực phẩm sạch, sức khoẻ, giáo
dục... Trong đó, lương thực, thực phẩm là vấn đề quan tâm hàng đầu của con người.
Từ những yếu tố trên, con người dần từ bỏ nền nông nghiệp hoá học bấy lâu nay là
sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoá học trong sản xuất nông nghiệp và
hoocmon tăng trưởng trong chăn nuôi. Con người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật,
phân bón hoá học, hoocmon tăng trưởng làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của con
người cũng như đến môi trường sống của con người và sinh vật. Từ những tất yếu
trên, sản xuất nông nghiệp chuyển hướng sang nền nông nghiệp hữu cơ để đáp ứng
nhu cầu về các sản phẩm nông sản sạch không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, cũng
như ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh của con người.
Nông nghiệp hữu cơ thực chất là phương thức sản xuất nông nghiệp dựa trên
cơ sở sử dụng các chu trình sinh học có trong tự nhiên. Nói một cách khác, phương
thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ là một phương thức sản xuất mà trong đó các quá
trình sản xuất theo quy luật sinh học tự nhiên vốn có. Ở Việt Nam, khi sản xuất
nông nghiệp theo cách truyền thống cũ không đáp ứng được nhu cầu về lương thực,
nên khi nông nghiệp hoá học được đưa vào ứng dụng tại Việt Nam vào cuối thập
niên 80 thế kỷ 20 đã phát triển một cách nhanh cao chóng. Nhưng ngày này, khi
nền nông nghiệp đã có những bước ngoặt chuyển biến mới, các nước đang khuyến
khích người dân áp dụng nông nghiệp, không sử dụng hóa chất, các nguồn hữu cơ
được tái sử dụng một cách triệt để. Ở Việt Nam điều này cũng không là ngoại lệ
cũng đang dần chuyển hướng sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Ở Việt Nam, các
mô hình nông nghiệp hữu cơ mới được xuất hiện gần đây với diện tích và sản phẩm
thu được còn quá khiêm tốn.

Huyện Đông Anh- Hà Nội cửa ngõ của thủ đô, có điều kiện thuận lợi và
tiềm năng to lớn về tự nhiên, kinh tế, xã hội và thị trường để phát triển nông nghiệp.
Thực hiện phát triển kinh tế trang trại theo tinh thần Nghị quyết 03 của Chính phủ.
Nghị quyết Hội nghị BCH Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông

1


thôn và Quyết định số 05/2008 ngày 18/1/2008 của UBND TP Hà Nội về một số
chính sách khuyến khích, phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn Thủ đô, huyện
Đông Anh đã kịp thời ban hành cơ chế, chính sách, xây dựng nhằm đẩy mạnh phát
triển sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên canh, hình thành các vùng sản xuất
nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy định về quản lý trang trại, chuyển đổi cơ cấu
cây trồng cho từng xã, phát triển nông nghiệp chất lượng cao.
Trong đó tiêu biểu phải kể đến hai xã Vân Nội và Tiên Dương đi đầu trong
phòng trào sản xuất nông nghiệp. Nhưng việc, việc ứng dụng mô hình sản xuất
nông nghiệp hữu cơ còn gặp nhiều khó khăn, như xây dựng thương hiệu sản phẩm,
thời gian trồng và nâng suất. Cùng với đó là các vấn đề về môi trường nóng tại đây
khi ứng dụng mô hình sản xuất nông nghiệp tại huyện Đông Anh. Vì vậy đề tài
“Quản lý môi trường trong các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại hai xã Vân
Nội và Tiên Dương, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.” được lựa chọn cho luận
văn.
1)
-

Mục đích nghiên cứu

Đánh giá công tác quản lý môi trường và đề xuất giải pháp định hướng tăng
cường năng lực quản lý tại hai trang trại trồng rau hữu cơ Tân Minh và trang trại
nuôi lợn Bảo Châu xã Vân Nội và Tiên Dương, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội.

2)

-

Nội dung nghiên cứu

Hiện trạng quản lý môi trường tại các mô hình nông nghiệp hữu cơ tại hai xã Vân
Nội và Tiên Dương, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

-

So sánh các mô hình nông nghiệp hữu cơ giữa hai xã Vân Nội và Tiên Dương
đúc rút ra các bài học thực tiễn.

-

Đề xuất giải pháp quản lý môi trường trong các mô hình nông nghiệp hữu cơ tại
xã Vân Nội và Tiên Dương, huyện Đông Anh, thành phố Hà nội

2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về nông nghiệp hữu cơ
1.1.1.

Định nghĩa, tiêu chí, phân loại và nguyên tắc

của nông nghiệp hữu cơ

a) Định nghĩa quản lý môi trường
Theo định nghĩa về quản lý môi trường được đưa ra trong sách quản lý môi
trường cho sự phát triển bền vững của Lưu Đức Hải có đưa ra: “Quản lý môi trường
là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội, có tác đông điều chỉnh các hoạt
động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹ năng điều phối
thông tin, đối với các vấn đề môi trường có liên quan đến con người, xuất phát từ
quan điểm định lượng, hướng tới phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài
nguyên”[6]
b) Định nghĩa mô hình
Theo định nghĩa về mô hình của Ngô Thế Bính thì: “Mô hình là công cụ giúp ta
thể hiện một sự vật, hiện tượng, quá trình .. nào đó, phục vụ cho hoạt động học tập,
nghiên cứu, sản xuất và các sinh hoạt tinh thần của con người” [15]
c) Định nghĩa nông nghiệp hữu cơ
Có không ít khái niệm về nông nghiệp hữu cơ, theo Wikipedia thì: “ Nông
nghiệp hữu cơ là một hệ thống kỹ thuật nuôi trồng kết hợp hướng đến sự bền vững,
tăng cường độ phì của đất và sự đa dạng sinh học. Nông nghiệp hữu cơ cấm sử
dụng thuốc trừ sâu bệnh tổng hợp, thuốc kháng sinh, phân bón tổng hợp, sinh vật
biến đổi gen, hoóc-môn tăng trưởng, mà phấn đấu cho sự bền vững, tăng cường độ
phì của đất và sự đa dạng sinh học trong khi với những ngoại lệ hiếm hoi, cấm
thuốc trừ sâu tổng hợp, thuốc kháng sinh, phân bón tổng hợp, sinh vật biến đổi gen
và hoóc-môn tăng trưởng” [4]
d) Phân loại
Bảng 1.1.: Phân loại tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp hữu cơ
T
T

Thành
phần

Giải thích


3


1

100%


hữu

2

>95%


hữu

3

>75%


hữu

4

<75%



hữu

Tất cả các thành phần phải được chứng nhận hữu cơ; tất cả
các phương pháp sản xuất và chế biến phải là hữu cơ; nhãn
sản phẩm phải ghi rõ tên cơ quan chứng nhận trên phần thông
tin sản phẩm.
Thành phần hữu cơ được chứng nhận; các thành phần phi hữu
cơ chiếm 5% phải nằm trong danh mục cho phép; nhãn sản
phẩm phải ghi rõ tên cơ quan chứng nhận trên phần thông tin
sản phẩm.
Các sản phẩm có thành phần hữu cơ được chứng nhận; các
thành phần phi hữu cơ chiếm 25% phải nằm trong danh mục
cho phép, nhãn sản phẩm phải ghi rõ tên cơ quan chứng nhận
trên phần thông tin sản phẩm.
Các sản phẩm đa thành phần có thành phần hữu cơ được
chứng nhận dưới 75%
(Nguồn: tiêu chuẩn USDA, 2016[13])

e) Nguyên tắc chung của nông nghiệp hữu cơ:
Nguyên tắc cơ bản của canh tác hữu cơ được liệt kê dưới đây ( đây là những
nguyên tắc mà IFOAM đưa ra năm 1992)[4]:
-

Sản xuất thực phẩm có chất lượng dinh dưỡng cao, đủ số lượng.
Phối hợp tất cả các chu kỳ và hệ thống tự nhiên. theo hướng củng cố cuộc sống
Khuyến khích và thúc đẩy chu trình sinh học trong hệ thống canh tác, bao gồm vi
sinh vật, quần thể động thực vật trong đất, cây trồng và vật nuôi.

-


Duy trì và tăng độ phì nhiêu của đất trồng về mặt dài hạn.

-

Sử dụng càng nhiều càng tốt các nguồn tái sinh trong hệ thống nông nghiệp có tổ
chức ở địa phương.

-

Làm việc càng nhiều càng tốt trong một hệ thống khép kín đối với các yếu tố dinh
dưỡng và chất hữu cơ.

-

Làm việc càng nhiều càng tốt với các nguyên vật liệu, các chất có thể tái sử dụng
hoặc tái sinh, hoặc ở trong trang trại hoặc là ở nơi khác.

-

Cung cấp cho tất cả các con vật nuôi trong trang trại những điều kiện cho phép
chúng thực hiện những bản năng bẩm sinh của chúng.

4


-

Giảm đến mức tối thiểu các loại ô nhiễm do kết quả của sản xuất nông nghiệp gây
ra.


-

Duy trì sự đa dạng hóa gen trong hệ thống nông nghiệp hữu cơ và khu vực xung
quanh nó, bao gồm cả việc bảo vệ thực vật và nơi cư ngụ của thiên nhiên hoang dã.

-

Cho phép người sản xuất nông nghiệp có một cuộc sống theo Công ước Nhân quyền
của Liên hiệp quốc, trang trải được những nhu cầu cơ bản của họ, có được một khoản
thu nhập thích đáng và sự hài lòng từ công việc của họ, bao gồm cả môi trường làm
việc an toàn.

-

Quan tâm đến tác động sinh thái và xã hội rộng hơn của hệ thống canh tác hữu cơ.
Để minh hoạ thêm cho nguyên tắc trên, Neueuerburg W và S.Padel (1992) đã
đưa ra chu trình khép kín trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ [4]
Phòng ngừa
sâu bệnh

Luân
canh đa
dạng

Nuôi dưỡng độ
phì của đất

Nguồn thức ăn
chăn nuôi từ nông
hộ


Hợp phần CN
phù hợp diện
tích canh tác

Nông hộ

Phân hữu cơ từ
chăn nuôi của nông
hộ

Từ hợp phần
CN và cây thức
ăn gia súc

Hình 1.1. Chu trình khép kín của nông hộ sản xuất nông nghiệp hữu cơ
Nhật xét: Nông nghiệp hữu cơ giúp giải quyết các vấn đề môi trường do sản
xuất nông nghiệp, làm giảm ô nhiễm đất, nước, không khí, cân bằng hệ sinh thái.
Nông nghiệp hữu cơ đảm bảo, duy trì và gia tăng độ màu mỡ lâu dài cho đất,
củng cố các chu kỳ sinh học trong trang trại, đặc biệt là các chu trình dinh dưỡng,

5


bảo vệ cây trồng dựa trên việc phòng ngừa thay cứu chữa, đa dạng các vụ mùa và
các loài vật nuôi phù hợp với điều kiện địa phương.
Nông nghiệp hữu cơ giải quyết được nhu cầu của con người là: nhu cầu ăn
sạch, ở sạch, môi trường sạch và đẹp. Lương thực thực phẩm sạch là những sản
phẩm đó chứa các chất dinh dưỡng với hàm lượng như trong tự nhiên vốn có của
nó. Do đó nông nghiệp hữu cơ ra đời và ngày càng phát triển cũng là xu hướng tất

yếu của quá trình phát triển của thế giới tự nhiên và con người.
1.1.2. Lịch sử ra đời và phát triển nông nghiệp hữu cơ
Phòng trào nông nghiệp hữu cơ ra đời sớm nhất là ở châu Âu từ giữa thế kỷ XX,
sau đó bắt đầu lan rộng ra các nước trong khu vực, các vần đề về môi trường, nguồn
gốc cây trồng và vật nuôi, an toàn về sức khoẻ, năng lượng.. được đặt lên hàng
đầu. .[2] .[4]
Rudolf Steiner, Robert Rodale, Sir Albert Howard và bà Eva Balfour là những
người đi tiên phong trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Khởi đầu với mục tiêu bảo
vệ môi trường và nâng cao sức khoẻ cho hệ sinh thái tự nhiên, độ phì trong đất và
mối quan hệ qua lại giữa sức khoẻ con người, động vật là những vấn đề được chú
trọng trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ.[2]
Năm 1940-1950 mô hình sản xuất hữu cơ đã cơ bản được hình thành. Các vấn đề
thanh tra, giám sát đã được đưa ra, được thực hiện và hình thành các quy định tiêu
chuẩn cho phép về sản xuất hữu cơ thành hệ thống ở châu Âu, Mỹ và Úc[2] .
Năm 1967 hội Đất được sự giúp đỡ của bà Eva Balfour đã xuất bản tiêu chuẩn về
sản xuất nông nghiệp hữu cơ đầu tiên trên thế giới. Năm 1970, lần đầu tiên các sản
phẩm hữu cơ được ra đời[2]
Năm 1970, nhóm các trang trại hữu cơ khác nhau ở Mỹ đã đưa ra nguyên tắc của
tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ trang trại, họ đã phát triển hệ thống cấp giấy chứng chỉ
để đảm bảo chất lượng sản phẩm với người mua và sản phẩm được gắn mác hữu cơ
đã được sản xuất theo tiêu chuẩn của họ đưa ra. Cuối năm 1970 đến đầu năm 1980,
cơ quan chứng nhận về sản phẩm hữu cơ đã phát triển và vượt ra ngoài phạm vi
lãnh thổ quốc gia, nhiều các trang trại đã được cung cấp các chứng chỉ này.[2]

6


Năm 1980, một số cơ quan chuyên về chứng nhận sản phẩm hữu cơ đã được hình
thành như: SKAL (Hà Lan), KRAV (Thụy Điển), FVO (Mỹ)...
Năm 1990, đánh dấu sự ra đời của các quy định về chứng nhận hữu cơ ở châu Âu

và các chứng chỉ sản phẩm hữu cơ này đã trở thành mối quan tâm theo hướng
thương mại hóa, các công ty chứng nhận được ra đời. Các cơ quan cấp giấy chứng
nhận được phát triển, các tiêu chuẩn và quy định về sản xuất hữu cơ được hoàn
thiện và phong trào sản xuất hữu cơ được phát triển trên quy mô toàn thế giới.[2]
IFOAM là Liên đoàn Quốc tế về phong trào sản xuất nông nghiệp hữu cơ được
thành lập vào năm 1972, cho đến ngày nay đã phát triển thành liên đoàn quốc tế với
850 đơn vị ở 116 quốc gia gia nhập.
Các tiêu chuẩn cơ sở của IFOAM và chương trình công nhận của IFOAM được
công nhận như một hướng dẫn quốc tế chung cho các hệ thống tiêu chuẩn và chứng
nhận của các quốc gia có thể được xây dựng về sản xuất hữu cơ.[2]
1.2. Tình hình phát triển nông nghiệp hữu cơ
1.2.1. Nông nghiệp hữu cơ trên thế giới
Trên thế giới, nông nghiệp hữu cơ thực sự phát triển từ những năm 80 của thế kỷ
trước. Cho đến nay phương thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã có mặt ở gần 100
nước trên thế giới và trên tất cả các châu lục. Tổng diện tích đất dùng cho sản xuất
nông nghiệp hữu cơ toàn thế giới năm 2009: 37,23 triệu ha. Về tổng thể, cho thấy
diện tích nông nghiệp hữu cơ trên toàn thế giới phát triển rất lớn, chỉ trong vòng
chưa đầy 10 năm, diện tích đã tăng gấp đôi. Đất nông nghiệp hữu cơ được phân bố
ra ở các châu lục rất khác nhau, phần lớn tập trung ở châu Úc, châu Âu và châu Mỹ
Latinh. Châu Phi là nơi có diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ ít nhất [2] .
Theo thống kê của FAO năm 2010, [2] có 10 nước có diện tích nông nghiệp hữu
cơ lớn nhất. Trong tổng số hơn 37 triệu ha đất nông nghiệp hữu cơ, có gần hai phần
năm tập trung ở 2 nước Úc và Achentina. Thực ra ở Úc và Achentina chủ yếu là đất
đồng cỏ tự nhiên chăn nuôi đại gia súc. Với khí hậu khô và đất rộng là lợi thế cho
chăn nuôi đại gia súc phát triển ở các quốc gia này.

7


Cũng theo thống kê của FAO năm 2010, 10 nước có tỉ lệ diện tích nông nghiệp

hữu cơ lại chủ yếu không nằm trong các nước có diện tích lớn. Các nước có tỉ lệ
diện tích nông nghiệp hữu cơ chủ yếu tập trung ở châu Âu
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều tổ chức, hiệp hội về nông nghiệp hữu cơ. Tổ
chức mang tính chất bao trùm trên cả là Liên đoàn Quốc tế về phong trào sản xuất
nông nghiệp hữu cơ IFOAM (International Federation of Organic Agriculture
Movements). Trụ sở của IFOAM đóng tại Born (Đức) và có các đại diện ở hầu hết
các châu lục. IFOAM và các tổ chức, hiệp hội nông nghiệp hữu cơ trên thế giới là
nơi bảo hành thương hiệu các sản phẩm hữu cơ của các thành viên trong hiệp hội và
đưa ra các quy định và tiêu chuẩn của nông nghiệp hữu cơ. [2]
Có thể nói ngày càng nhiều quốc gia quan tâm đến phương thức sản xuất này. Tại
các nước có phong trào này sớm, ngày càng nhiều nông hộ tham gia vào các hiệp
hội sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Một số nước đang phát triển, mặc dù hiện nay
mới sản xuất tạm đủ lương thực thực phẩm nhưng cũng đã xuất hiện các nông hộ
bắt đầu tham gia phương thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Tốc độ phát triển nông
nghiệp hữu cơ mạnh mẽ nhất là từ năm 2000 đến nay. Như vậy, cho thấy khi chúng
ta bắt đầu đủ ăn thì nhu cầu sức khoẻ mới thể hiện rõ hơn, người ta cần lương thực,
thực phẩm an toàn hơn. Chính do nhu cầu ngày càng tăng của con người đã tác
động tích cực đến xu hướng phát triển đi lên của nông nghiệp hữu cơ hiện nay và
tương lai.[2]
1.2.2. Tình hình phát triển của một số khu vực sản xuất theo mô hình
nông nghiệp hữu cơ tiêu biểu trên thế giới


Châu Âu

Khu vực Châu Âu hiện có 10 triệu ha đất nông nghiệp hữu cơ với khoảng
219.431 hộ/trang trại. Những nước có diện tích đất nông nghiệp hữu cơ lớn là: Tây
Ban Nha (1,46 triệu ha), Italia (1,113 triệu ha), Đức (0,99 triệu ha).
Có 7 nước đạt diện tích đất nông nghiệp hữu cơ cao hơn 10% là: công quốc
Liechtenstein (27,3%), Áo (19,7%), Thụy Điển (12,6%), Estonia (12,5%), Thụy Sỹ

(11,4%) và Séc (10,5%).[2]

8


Ngành hữu cơ châu Âu có trị giá thị trường khoảng €19.6 tỷ Euro (2010) với sức
tăng trưởng 8% mỗi năm. Thị trường hữu cơ lớn nhất là Đức, Pháp, Anh và Ý. Châu
Âu là thị trường quan trọng cho mặt hàng vải vóc và mỹ phẩm hữu cơ. Thị trường
hữu cơ châu Âu có chế độ chứng nhận hữu cơ tư nhân rất nghiêm khắc. Đức có thị
trường hữu cơ lớn nhất châu Âu, trị giá khoảng €2.2 tỷ Euro (2010), chiếm khoảng
25% thị tường hữu cơ châu Âu, chỉ sau Mỹ. Thực phẩm hữu cơ đóng gói Packaged organic foods chiếm 86%, sau đó là thức uống hữu cơ như sữa và sản
phẩm sữa, và bánh ngọt. Đậu nành hữu cơ để làm sữa chua cũng là một mặt hàng
quan trọng của thị trường Đức.[4]


Châu Mỹ

Ngành hữu cơ Mỹ có trị giá thị trường khoảng $29 tỉ USD, chiếm 3,5% thị
trường thực phẩm toàn quốc. Mỹ có 1,9 triệu ha được chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ
USDA với 12.941 cơ sở sản xuất và 17.281 trang trại. Mỹ xuất khẩu 23 mã hàng
hóa hữu cơ, đạt kim ngạch $ 410 triệu USD, phần lớn là trái cây & rau quả tươi,
thức ăn trẻ em, thức uống (2012).[14]
Ngành hữu cơ Canada có trị giá thị trường khoảng $2,6 tỉ CD. Canada có
703.000 ha hữu cơ được chứng nhận và 3.929 cơ sở sản xuất trang trại được chứng
nhận.45% sản phẩm hữu cơ được bán ở siêu thị, trong đó rau quả tươi hữu cơ chiếm
25%. Luật định của Mỹ và Canada quy định nếu thành phần hữu cơ trong sản phẩm
dưới 70% thì sản phẩm đó không được xem và dán nhãn hữu cơ.[16][17]


Châu Á




Trung Quốc

Trung Quốc là một thị trường hữu cơ tăng trưởng mạnh nhất trong khu vực Châu
Á. Ở Trung Quốc thực phẩm an toàn và thân thiện môi trường được bán dưới nhãn
“thực phẩm xanh”, gồm có "thực phẩm không bị ô nhiễm - non-polluted 5
food/hazard-free food "," thực phẩm xanh - green food" và" thực phẩm hữu cơ –
organic food’, trong đó giá trị nhất là thực phẩm hữu cơ.
Thị trường “thực phẩm xanh” ở Trung Quốc có trị giá khoảng $12 tỉ USD (2012)
với khoảng 2,03 triệu ha có chứng nhận. Tăng trưởng của thực phẩm hữu cơ, đặc

9


biệt ở các đô thị lớn, vì có nhận thức về hữu cơ nên có nhu cầu cao hơn so với các
vùng khác trong nước. [17]
Tuy nhiên vì có liên tục những vụ bê bối về an toàn thực phẩm nên giới tiêu dùng
Trung Quốc đã và đang rất lo ngại về tính an toàn thực phẩm, nhưng vì sức mua sản
phẩm hữu cơ tăng nên đã thúc đẩy sự tăng trưởng về doanh thu của thực phẩm hữu
cơ. Đã có nhiều báo cáo cho rằng người tiêu dùng Trung Quốc đã mất lòng tin về
sữa sản xuất trong nước sau một loạt bê bối liên quan đến chất Melamine năm 2008
nên đã quay sang mua sữa nước ngoài. Nhìn chung, thị trường hữu cơ Trung Quốc
không đồng nhất và đa dạng từ bắc xuống nam và từ đông sang tây.
Các sản phẩm hữu cơ triển vọng ở thị trường Trung Quốc là các loại sản phẩm
gia công, thực phẩm đông lạnh, sữa tươi, ngũ cốc và rượu. Sữa bột và thức ăn dành
cho trẻ em, mỹ phẩm hữu cơ cũng có thị trường rất lớn.[14]
1.2.3. Nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam




Về sản xuất

Về sản xuất, giống như nhiều nước khác trên thế giới, nông dân nước ta được
hiểu là đã biết canh tác hữu cơ theo cách truyền thống từ hàng nghìn năm nay,
nhưng sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo khái niệm hiện tại của Hiệp hội nông
nghiệp hữu cơ Quốc tế (IFOAM) thì còn rất mới mẻ. nông nghiệp hữu cơ theo khái
niệm của IFOAM thực ra mới chỉ được bắt đầu ở Việt Nam vào cuối những năm
1990 với một vài sáng kiến, chủ yếu tập trung vào việc khai thác các sản phẩm tự
nhiên, chẳng hạn như các loại gia vị và tinh dầu thực vật, để xuất khẩu sang một số
nước châu Âu (Simmons và Scott, 2008) [18].
Theo FiBL và IFOAM (2016), năm 2014 diện tích sản xuất NNHC của Việt Nam
đạt hơn 43.000 ha, đứng thứ 56/172 nước trên thế giới, thứ 3 trong ASEAN (sau
Indonesia và Philippines). Ngoài ra, Việt Nam còn có 20.030 ha mặt nước cho thu
hoạch sản phẩm hữu cơ, 2.200 ha cho thu hái tự nhiên, đưa tổng diện tích NNHC
của Việt Nam lên hơn 65.000 ha. Diện tích sản xuất NNHC của Việt Nam tăng
nhanh, gấp hơn 3 lần trong giai đoạn 2007-2014 (bảng 1)
Bảng: 1.2. Diện tích đất cho sản xuất NNHC của Việt Nam 2007-2014.
Năm

2007

2008

2009

10

2010


2011

2012

2013

2014


43.0
1
(Nguồn: ADDA Việt Nam. Dẫn theo FiBL và IFOAM, 2016).

Diện tích (1000ha) 12.12 12.62 14.01 19.27 23.40 36.29 37.49

12
43.01
10

36.29

37.49

2012

2013

8
23.4


6
4

19.27
12.12

12.62

14.01

2007

2008

2009

2
0

2010

2011

2014

(Nguồn: ADDA Việt Nam, 2016)
Hình 1.2: Sơ đồ diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ Việt Nam
Với sự quan tâm ngày càng nhiều hơn của người tiêu dùng và các nhà đầu tư ,
VN đã lọt vào top 10 các quốc gia có diện tích canh tác hữu cơ lớn nhất châu Á với

trên 43.000 ha, gần 3.000 nhà sản xuất nông sản hữu cơ.
Đông Timo 25479
Saudi Arabia 37563
Thái Lan 37684
Việt Nam 43007
Sri Lanka

62560

Philippin

110084

Indonesia

113638

Kazakhstan

291203

Ấn Độ

720000

Trung Quốc
0

1925000
500000


1000000

1500000

2000000

2500000

(Nguồn: ADDA Việt Nam, 2016)
Hình 1.3: Sơ đồ diện tích đất canh tác hữu cơ lớn nhất Châu Á

11


Đối tượng sản xuất hữu cơ Việt Nam có 2.300 ha ca cao, 220 ha lúa, 151 ha rau.
Rất tiếc các cây có tiềm năng như cà phê lại không có diện tích canh tác hữu cơ.
Theo báo cáo của Cục Trồng trọt (2017), năm 2016 có 26 cơ sở sản xuất hữu cơ
ở 15 tỉnh, thành phố (Lào Cai, Hòa Bình, Hà Giang, Quảng Ninh, Thái Bình, Thái
Nguyên, Hà Nội, Hà Nam, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Lâm Đồng, Bến
Tre, Trà Vinh, Cà Mau) với tổng diện tích hơn 4.100 ha. Các cây chủ yếu là dừa
(3.052,3 ha), chè (538,9 ha), lúa (489,8 ha) và rau (94,1 ha). Trong các tỉnh, Bến Tre
có diện tích canh tác hữu cơ nhiều nhất với hơn 3.050 ha (chủ yếu là dừa). Một số
mô hình khá hiệu quả như nuôi cá basa hữu cơ tại An Giang, nuôi tôm sinh thái ở
rừng ngập mặn Cà Mau đã có chứng nhận hữu cơ với diện tích khoảng 10.000 ha
xuất khẩu sang EU. [18]
Một số doanh nghiệp đi đầu trong sản xuất hữu cơ như Công ty Viễn Phú sản
xuất lúa - cá tại Cà Mau với diện tích canh tác trên 250 ha; Công ty Organic Đà Lạt
sản xuất rau hữu cơ… Ngoài ra, cũng có 33 cơ sở sản xuất trồng trọt theo hướng
hữu cơ, tức là mới chú trọng đến sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc BVTV sinh học

với 1.197 ha lúa, 90,3 ha rau, 284,7 ha nho và 79,4 ha táo, trong đó Ninh Thuận là
tỉnh có diện tích lớn nhất (448,3 ha), chủ yếu vẫn là nho (284,7 ha).[1]
Còn theo Hiệp hội NNHC Việt Nam, từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước đã có
một số tổ chức phi chính phủ đầu tư sản xuất hữu cơ như sản xuất và tiêu thụ chè và
rau hữu cơ của Ecolink và Hanoi Organics (HO). ADDA đã đầu tư dự án rau an
toàn tại Hà Nội (1998-2004) và sau đó hình thành dự án “Phát triển khung sản xuất
và thị trường NNHC Việt Nam” trong giai đoạn 2005-2012 tại 7 tỉnh phía Bắc (Lào
Cai, Tuyên Quang, Hà Nội, Hòa Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng). Sản phẩm
của dự án tập trung vào rau, lúa, cam, bưởi, vải, chè… Những mô hình sản xuất hữu
cơ từ dự án vẫn đang được triển khai như sản xuất rau ở Lương Sơn (Hòa Bình),
Sóc Sơn (Hà Nội) hay chè Shan Tuyết ở Bắc Hà (Lào Cai) và cam ở Hàm Yên
(Tuyên Quang).[1]

 Một số mô hình nông nghiệp hữu cơ tiêu biểu
Bảng 1.3. Một số mô hình nông nghiệp hữu cơ tiêu biểu ở Việt Nam

12


TT
1

2

DỰ ÁN

NỘI DUNG

Với sự hỗ trợ của chính phủ Đan Mạch thông qua Tổ chức ADDA. Hội
Nông dân Việt Nam đã thực hiện dự án từ năm 2005 -2012

Mục đích: Nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết kỹ thuật về canh tác
NNHC cho nông dân, hỗ trợ sản xuất để đạt chuẩnsản phẩm hữu cơ.
- Dự án đã tạo được sự quan tâm phối hợp của Hội Nông dân 9 tỉnh/ thành
ADDA phố (Lào Cai, Tuyên Quang, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Phòng,
VNFU về
Hà Nội, Hòa Bình và Hà Tĩnh)[17]
canh tác - Dự án đã xây dựng trên tổng diện tích 70 ha, đối tượng là rau, lúa, cam, vải,
hữu cơ
nho, chè và cá nước ngọt.
- Các NNHC hoạt động thành công, ví dụ: nhóm rau hữu cơ của xã Đình
Bảng, Bắc Ninh đã sản xuất rau an toàn trên diện tích 5000m 2, cung cấp sản
phẩm thường xuyên cho các khu công nghiệp và nhà hàng, khách sạn trong
vùng. Nhóm rau hữu cơ tại Hà Nội và Hòa Bình thường xuyên cung cấp 2,5
- 3 tấn rau/ngày cho thị trường Hà Nội, đảm bảo thu nhập ổn định cho nông
dân tham gia dự án. [17]
EcolinkEcomart Việt Nam hiện nay được hình thành từ việc sáp nhập giữa
Ecomart Ecomart cũ và Ecolink.
với sản
Mục đích: Hỗ trợ các hộ nông dân nhỏ sản xuất và tiêu thụ chè
phẩm
- Công ty có vùng sản xuất ở huyện Bắc Hà của tỉnh Lào Cai (300ha) và
chè và
huyện Quang Bình, Hà Giang (500ha). Đây là 2 huyện có địa hình núi cao,
rau hữu
khí hậu mát mẻ và hoàn toàn cách ly với các vùng trồng chè thâm canh

truyền thống.
- Công ty có 2 nhà máy chè: tại Bắc Hà (công suất: 15 tấn búp tươi/ngày) và
tại Quang Bình (20 tấn búp tươi/ngày, tương đương 4 tấn búp khô/ngày).
Sản phẩm được đóng gói: 30-40kg để xuất khẩu sang Châu Âu và Mỹ. [17]

- Đặc điểm: Chỉ sử dụng một giống chè địa phương Shan Tuyết, sản xuất với
các hộ nông dân đã đăng ký và được đào tạo. Các trang trại chè chỉ bón
phân hữu cơ ủ mục, không dùng phân khoáng và không phun thuốc trừ sâu
hóa học.
- Công ty thu mua chè búp tươi đạt tiêu chuẩn về chế biến tại nhà máy và
theo quy trình của công ty. Sản phẩm của Công ty đã được cấp giấy chứng
nhận hữu cơ của tổ chức ICEA (Ialia) từ năm 2009. [17]
- Ecolink - Ecomart sản xuất và tiêu thụ 20 loại rau hữu cơ, đáp ứng nhu cầu
cho khoảng 2000 khách hàng. Với sản phẩm rau hữu cơ, công ty đang áp
dụng phương pháp PGS để kiểm soát và đảm bảo chất lượng. Công ty cho

13


3

4

biết giá tiêu thụ chè hữu cơ sang châu Âu và Mỹ đạt khoảng 5,5 - 6,0
USD/kg so với 2,2 - 3,0 USD/kg chè thường xuất sang thị trường Ai Cập.
Công ty Organik Đà Lạt đóng tại phường Xuân Thọ, thành phố Đà lạt,
tỉnh Lâm Đồng trang trại sản xuất rau từ tháng 10-2006.
Mục đích: Cung cấp cho khách sạn: Đà Lạt, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà
Nội và 1000 khách hàng ngoại quốc. Công ty cũng đang xuất khẩu sản phẩm
rau hữu cơ sang thị trường Đài Bắc và một số nước láng giềng. [17]
Organik
- Organik Đà Lạt có thiết bị hiện đại bao gồm: nhà lưới, thiết bị xử lý rác thải
Đà Lạt
và xử lý nước tưới. Công ty sử dụng phân hữu cơ, hoàn toàn không sử dụng
với sản

hóa chất và thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học, thực hành tốt các nguyên
phẩm
lý và phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), luân canh cây trồng để
rau hữu
loại trừ cây ký chủ nguồn bệnh, dùng các loại cây hoa có màu sắc để xua

đuổi côn trùng….
- Công ty có hệ thống sổ sách ghi chép chi tiết về quá trình sản xuất mỗi sản
phẩm, nhằm đảm bảo lòng tin cho khách hàng và độ an toàn của sản phẩm
được cung ứng. Công ty đã được cấp chứng chỉ HACCP cho sản phẩm rau
hữu cơ do HACCP của Hà Lan cấp. Công ty hiện cũng có ý tưởng sẽ tiến
hành nghiên cứu và phát triển sản phẩm gạo và đường hữu cơ. [17]
Công ty Viễn Phú được đặt tại huyện U Minh, Cà Mau trên diện tích 320ha
Mục đích: Chế biến và sản xuất gạo hữu cơ để xuất khẩu sang thị trường Mỹ
Công ty bắt đầu sản xuất lúa hữu cơ với 80 ha trong vụ hè thu 2011 và
Viễn Phú khoảng 200 ha năm 2012.
Green
Lúa hữu cơ được sản xuất theo quy trình riêng của công ty, kể cả giống
Farm với
lúa do công ty tuyển chọn, sử dụng phân hữu cơ Agrostim nhập, không sử
sản
dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu hóa học trong quá trình sản xuất.
phẩm
Sản phẩm lúa gạo hữu cơ của công ty được các tổ chức chứng nhận quốc
gạo hữu
tế theo tiêu chuẩn EU và USDA kiểm tra, giám sát và công nhận. [17]

Công ty mở rộng quy mô sản xuất lúa hữu cơ với diện tích 320 ha đất của
công ty và hợp đồng với nông dân với diện tích 10.000-20.000 ha. Sản phẩm
chính là gạo hữu cơ theo tiêu chuẩn của châu Âu và Mỹ, có các thương hiệu

“Hoa Sữa trắng”, “Hoa Sữa đen”, “Hoa Sữa Tím”, “Hoa Sữa Đỏ”... [17]
1.2.4. Quy trình sản xuất hưu cơ
Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn bao gồm nhiều ngành: trồng trọt, chăn
nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp nhưng trong đó các ngành được áp dụng sản xuất theo

14


hướng hữu cơ được: nông sản, thuỷ sản, chăn nuôi, dưới là quy trình sản xuất chung
đối cách ngành sản xuất theo hướng hữu cơ.
1: Lựa chọn vùng sản xuất thích hợp đảm bảo an toàn về cả nguồn đất và nguồn
nước. Tránh xa khu công nghiệp, khu dân cư đông đúc hay nhà máy, trục đường
giao thông chính,…
2: Tạo vùng đệm cách ly, đây là một trong những điều kiện bắt buộc giúp đảm
bảo quá trình sản xuất được diễn ra thuận lợi.
3: Đối với nông sản chọn giống không có bị biến đổi gen, phân sinh học để ủ,
chăn nuôi, thuỷ sản thì chuẩn giống, thức ăn đạt tiêu chuẩn và có nguồn gốc xuất
xứ.
4: Đối với nông sản, thuỷ sản, chăn nuôi tiến hành nuôi, trồng và chăm sóc kĩ
lưỡng chú ý sâu, bệnh của vật nuôi và cây trồng.
6: Quản lý dịch hại không sử dụng các loại thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực
vật, quản lý bệnh cho vật nuôi.
7. Ghi chép sổ sách: Quản lý canh tác, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản hữu cơ đỏi
hỏi người nông dân phải ghi chép đầy đủ các vật tư đầu vào, các biện pháp tác
động, xử lý trong quá trình canh tác, chăn nuôi.
8: Thu hoạch và sơ chế thuân theo đúng quy trình về đảm bảo chất lượng về an
toàn thực phẩm.
9: Truy xuất nguồn gốc. Đây là bước quan trọng để kiểm chứng và đánh giá sản
phâm nông nghiệp có đạt tiêu chuẩn hữu cơ hay không. Sản phẩm nông nghiệp sau
khi kiểm chứng được dán logo chứng nhận hữu cơ trên bao bì sản phẩm.[14]

1.2.5. Một số tiêu chuẩn về sản xuất nông nghiệp hưu cơ
Bảng : 1.4. Một số tiêu chuẩn về sản xuất hữu cơ
T
T
1

Tiêu chuẩn
GlobalGap

Nội dung
GlobalGap (là viết tắt của từ Global Good Agricultural Practice Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu). Đây là một bộ tiêu chuẩn được
xây dựng để áp dụng tự nguyện cho sản xuất nông nghiệp (trồng trọt,
chăn nuôi và thủy sản) trên toàn cầu. Là tiêu chuẩn về thực hành nông
nghiệp tốt trong quá trình sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch.

15


2

3

[18]
Bộ tiêu chuẩn GlobalGAP là công cụ kết nối giữa doanh nghiệp
với doanh nghiệp, giữa nhà sản xuất với người cung ứng nông sản
thực phẩm, vì thế nó không hướng tới việc gắn nhãn trên sản phẩm
dành cho người tiêu dùng cuối cùng, mà quan tâm tới sản lượng và địa
điểm sản xuất.[18]
VietGap
VietGap là (Vietnamese Good Agricultural Practices) là các quy

định về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho các sản phẩm nông
nghiệp, thủy sản ở Việt Nam bao gồm những nguyên tắc, trình tự, thủ
tục hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế đảm
bảo sản phẩm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc
lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi
trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.[19]
Lợi ích khi sản xuất theo VietGap:
- Áp dụng VietGAP làm thay đổi tập quán, thói quen, hành vi sản
xuất, tạo sản phẩm cho cộng đồng, bảo vệ môi trường sinh thái,
góp phần làm cho xã hội giảm bớt được chi phí y tế, nâng cao chất
lượng cuộc sống cho cộng đồng, đảm bảo cho sự phát triển bền
vững của xã hội.[19]
- Kiểm soát trong các khâu của sản xuất được coi trọng, tạo ra sản
phẩm có chất lượng cao, ổn định, giúp nhà sản xuất phản ứng kịp
thời với các vấn đề liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm.[19]
- Tạo nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng cho công nghiệp chế
biến, giúp các doanh nghiệp bảo đảm được chất lượng đầu ra của
sản phẩm, vì thế giữ được uy tín với khách hàng và nâng cao
doanh thu.[19]
- Áp dụng VietGAP là bằng chứng để khẳng định thương hiệu của
nông sản Việt Nam, tăng kim ngạch xuất khẩu do vượt qua được
rào cản kỹ thuật, không vi phạm các quy định, yêu cầu của các
nước nhập khẩu.[19]
Tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn PGS (Participatory Guarantee System ) là hệ thống đảm
PGS
bảo có sự tham gia hiện đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước
trên thế giới như Hoa Kỳ, Ấn Độ, Brazil, New Zealand, Argentina,
Peru... Hệ thống đảm bảo này dựa vào sự tham gia của các cơ quan,
tổ chức và con người có liên quan trực tiếp vào chuỗi cung cấp hữu

cơ, khuyến khích hoặc thậm chí yêu cầu sự tham gia trực tiếp của

16


4

người nông dân và người tiêu dùng vào quá trình cấp chứng nhận
Tiêu chuẩn PGS này áp dụng cho người sản xuất nông nghiệp bao
gồm cả trồng trọt và chăn nuôi.
PGS chú trọng vào cả hai vấn đề:
Cung cấp cho người tiêu dùng sự đảm bảo tin cậy về sản phẩm
được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ
PGS giúp tạo nên sự kết nối trực tiếp giữa người mua và người
bán
Các tiêu chuẩn PGS:
- Bộ nông nghiệp đã ban hành bộ tiêu chuẩn cơ bản về các sản phẩm
hữu cơ vào tháng 12 năm 2006. PGS đã sử dụng các tiêu chuẩn
của bộ để phát triển tiêu chuẩn của mình.
- Các tiêu chuẩn hữu cơ PGS được trình bày trong 22 "nguyên tắc"
nhằm hướng dẫn nông dân trong canh tác và làm cơ sở cho công
tác thanh tra và cấp chứng nhận trong thị trường nội địa Việt Nam.
[14]
TCVN
Ngày 27/9/2017, Bộ Khoa học và công nghệ ban hành bộ tiêu chuẩn
11041:2017 TCVN 11041:2017 nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất nông nghiệp
nói chung, sản xuất nông nghiệp hữu cơ nói riêng, góp phần tăng giá
trị sản phẩm, tăng chất lượng sản phẩm, hàng lưu thông trong nước và
xuất khẩu. Bộ tiêu chuẩn này gồm:
- TCVN 11041-1:2017– Nông nghiệp hữu cơ – Phần 1: Yêu cầu

chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm NNHC
- TCVN 11041-2:2017 – Nông nghiệp hữu cơ – Phần 2: Trồng trọt
hữu cơ
- TCVN 11041-3:2017 – Nông nghiệp hữu cơ – Phần 3: Chăn nuôi
hữu cơ
- TCVN 11041-4:2017 – Nông nghiệp hữu cơ – Phần 3: Yêu cầu đối
với tổ chức đánh giá và chứng nhận hệ thống sản xuất và chế biến
sản phẩm hữu cơ
Kết luận: Thông qua tìm hiểu về tổng quan nông nghiệp hữu cơ sẽ khiến chúng
ta trả lời được câu hỏi nông nghiệp hữu cơ là gì? Lịch sử hình thành cũng như phát
triển của nông nghiệp hữu cơ trên thế giới, cũng như quá trình phát triển nông
nghiệp hữu cơ ở Việt Nam.

17


Qua quá trình tìm hiểu về nông nghiệp hữu cơ ta sẽ thấy được những lợi mà nông
nghiệp hữu cơ mang lại những lợi ích cho con người, cũng như môi trường.
Quá trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ cần tuân thủ những nguyên tắc nào, và
làm thế nào để đạt được chứng nhận công nhận là sản phẩm hữu cơ. Những bộ tiêu
chuẩn về nông nghiệp hữu cơ được đưa ra.
Từ những thông tin trên ta sẽ thấy được những khó khăn và những lợi ích về kinh
tế cũng như lợi ích về sức khoẻ của con người mà nông nghiệp hữu cơ mang lại.
1.3. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu
1.3.1. Huyện Đông Anh
Đông Anh là một trong năm huyện ngoại thành của Thủ đô. Đông Anh có một thị
trấn và 23 xã. Đông Anh đặt tại thị trấn Đông Anh, cách Hà Nội 22 km theo quốc lộ
3. Xã Vân Nội và Tiên Dương là 2 xã thuộc địa phận của huyện Đông Anh nên có
điều kiện tự nhiên giống với điều kiện tự nhiên của huyện Đông Anh.[9]
 Vị trí

Đông Anh là huyện nằm phía Đông - Bắc thủ đô Hà Nội. Hệ thống sông Hồng và
sông Đuống là ranh giới hành chính của huyện với nội thành, diện tích tự nhiên là
18.230 ha. Đông Anh là huyện lớn thứ hai của Hà Nội sau Sóc Sơn.

Hình 1.3: .Bản đồ xã Vân Nội

18


×