Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường không khí trên địa bàn huyện bình xuyên tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 58 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN NGỌC VIỆT
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH XUYÊN TỈNH VĨNH PHÚC”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trường

Khoa

: Môi trường

Khóa học

: 2010 – 2014

Người hướng dẫn : PGS. TS Lương Văn Hinh

Thái Nguyên, năm 2014



LỜI CẢM ƠN
Đối với mỗi sinh viên, việc thực tập tốt nghiệp là rất quan trọng và cần
thiết. Sau khi hoàn thành khóa học thì thực tập chính là lúc sinh viên được
trực tiếp làm quen với môi trường làm việc, làm quen với những công việc
sau này sẽ làm. Đó là yếu tố quan trọng để rèn luyện thêm cho sinh viên về kỹ
năng làm việc, giao tiếp xã hội...
Thời gian thực tập không quá dài nhưng cũng không quá ngắn để em bổ
sung những kiến thức thực tế cho bài học, áp dụng những hiểu biết của mình
vào thực tế, định hướng tương lai cho chính mình. Trong quá trình thực tập
vừa qua em cảm thấy mình đã có những hiểu biết rõ ràng hơn và cụ thể hơn
về hiện trạng môi trường và điều kiện xã hội tại khu vực mình nghiên cứu,
cũng như những công việc phải làm của những cán bộ môi trường.
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu thực hiện đề tài và viết luận
văn, em đã nhận được sự quan tâm, hướng dẫn giúp đỡ của các thầy cô trong
trường, các anh, chị phòng tài nguyên và môi trường huyện Bình Xuyên.
Cuối cùng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến toàn thể các
thầy, cô giáo khoa Môi trường - Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên,
lãnh đạo phòng tài nguyên môi trường huyện Bình Xuyên đã tạo điều kiện
cho em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình, được làm quen với công
việc của người cán bộ làm công tác Môi trường và có được những hiểu biết
thực tế về môi trường. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy PGS. TS
Lương Văn Hinh,cùng các anh, chị phòng tài nguyên môi trường huyện Bình
Xuyên đã bảo ban giúp đỡ và dẫn dắt em trong suốt đợt thực tập và quá trình
làm khóa luận tốt nghiệp vừa qua.
Do thời gian thực tập có hạn, kiến thức thực tế còn non yếu nên đề tài
của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý
kiến của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để khoá luận tốt nghiệp của
em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Sinh viên thực tập

Nguyễn Ngọc Việt


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Danh mục thiết bị lấy mẫu.............................................................. 13
Bảng 3.2: Danh mục thiết bị phân tích............................................................ 14
Bảng 4.1: Dân số huyện Bình Xuyên năm 2013 ............................................. 23
Bảng 4.2: Tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện ( Đơn vị: Tr.đồng)........... 26
Bảng 4.3: Cơ cấu kinh tế huyện Bình Xuyên ( Đơn vị: %) ............................ 27
Bảng 4.4 : Vị trí, tọa độ điểm lấy mẫu ............................................................ 30
Bảng 4.5: Kết quả đo nhanh các thông số vi khí hậu ...................................... 32
Bảng 4.6: Chất lượng môi trường không khí tại các vị trí lấy mẫu của huyện
Bình Xuyên ......................................................................................... 33


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1 : Bản đồ hành chính huyện Bình Xuyên .......................................... 20
Hình 4.2: Cơ cấu kinh tế toàn huyện Bình Xuyên từ năm 2003 đến năm 2013 ... 27
Hình 4.3: Hàm lượng bụi lơ lửng tại các điểm quan trắc môi trường ............ 35
Hình 4.4: Tiếng ồn tại các vị trí quan trắc ...................................................... 35
Hình 4.5: Nồng độ CO tại các vị trí quan trắc ................................................ 36
Hình 4.6: Sơ đồ nguyên tắc dự báo nguy cơ ô nhiễm ..................................... 39


DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

BTMMT


: Bộ tài nguyên môi trường

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

QTMT

: Quan trắc môi trường

BVMT

: Bảo vệ môi trường

MTKK

: Môi trường không khí

GTVT

: Giao thông vận tải

UBND

: Ủy ban nhân dân


QL2

: Quốc lộ 2

TTCN

: Trung tâm công nghiệp

CN

: Công nghiệp

KCN

: Khu công nghiệp

GTSX

: Giá trị sản xuất

CNH- HDH

: Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa

SXCN

: Sản xuất công nghiệp

VLXD


: Vật liệu xây dựng


MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................. 1
1.2. Mục đích, yêu cầu và ý ngĩa của đề tài .................................................. 2
1.2.1. Mục đích của đề tài ......................................................................... 2
1.2.2 Yêu câu của đề tài ............................................................................ 2
2.1. Cơ sở lý luận của chuyên đề .................................................................. 3
2.1.1. Các khái niệm liên quan .................................................................. 3
2.1.2. Cơ sở pháp lý .................................................................................. 4
2.2. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................... 5
2.2.1. Hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí trên thế giới ................ 5
2.2.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam................. 7
PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 10
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................ 10
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 10
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 10
3.2. Địa điểm, vị trí và thời gian tiến hành ................................................. 10
3.2.1. Địa điểm ........................................................................................ 10
3.2.2. Thời gian nghiên cứu .................................................................... 10
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 10
3.3.1. Điều tra đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Bình
Xuyên....................................................................................................... 10
3.3.2. Điều tra đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí trên
địa bàn huyện Bình Xuyên ...................................................................... 11
3.3.3. Các nguồn tác động đến chất lượng môi trường không khí.......... 11

3.3.4. Dự báo diễn biến chất lượng môi trường không khí huyện Bình
Xuyên các năm tới................................................................................... 11
3.3.5. Đề xuất một số giải pháp cải thiện chất lượng môi trường không
khí trên địa bàn huyện Bình Xuyên ........................................................ 11


3.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 11
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................ 11
3.4.2. Phương pháp thực nghiệm ............................................................ 12
Phần IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 16
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Bình Xuyên[ 9] ................... 16
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 16
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................. 22
4.2. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí trên địa bàn huyện Bình
Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc ................................................................................. 30
4.2.1. Vị trí lấu mẫu ................................................................................ 30
4.2.2. Kết quả và nhận xét ....................................................................... 32
4.3. Các nguồn tác động đến chất lượng môi trường không khí................. 36
4.4. Dự báo xu thế diễn biến môi trường trên địa bàn huyện giai đoạn 2015
đến năm 2020 [ 9 ] ...................................................................................... 39
4.4.1. Cơ sở dự báo ................................................................................. 39
4.4.2. Dự báo lượng phát thải.................................................................. 40
4.5. Các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng môi trường không khí trên địa
bàn huyện Bình Xuyên ................................................................................ 41
4.5.1. Giải pháp cho các phương tiện giao thông ................................... 41
4.5.2. Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí do công nghiệp ............ 43
4.5.3. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí tại các khu dân cư tập
trung ......................................................................................................... 44
4.5.4. Áp dụng các công cụ pháp lý và kinh tế nhằm kiểm soát, nâng cao
chất lượng môi trường không khí............................................................ 45

4.5.5. Các giải pháp khác. ....................................................................... 47
PHẦN 5: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ .......................................................... 48
5.1. Kết luận ................................................................................................ 48
5.2. Kiến nghị .............................................................................................. 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 51


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngày nay, ô nhiễm môi trường là một vấn nạn của nhân loại. Cả thế
giới đang sát cánh cùng nhau cứu sống hành tinh của mình. Với sự nỗ lực của
các quốc gia các tổ chức quốc tế, chúng ta đã thu được những kết quả nhất
định trong việc kiểm soát ô nhiễm môi truờng trên thể giới, tuy nhiên những
kết quả đạt được là rất nhỏ nhoi chúng ta đang phải đứng trước một thời kì
môi trường đang bị suy thoái nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân. Nhưng
nguyên nhân chủ yếu là bắt nguồn từ con người. Con người với sự phát triển
nhanh chóng của mình không để ý đến môi trường, đang ngày càng làm cho
môi trường sống của mình bị thu hẹp. Đặc biệt là môi trường không khí tại
nhiều nơi trên thế giới đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Huyện Bình Xuyên là một địa bàn có vị trí chiến lược trong quy hoạch
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc, liền kề thị xã Phúc Yên và thành
phố Vĩnh Yên, địa bàn có quốc lộ 2 đi qua lưu thông các tỉnh miền núi phía
bắc với Hà Nội.Chính vì thế Bình Xuyên có một lợi thế rất lớn trong phát
triển kinh tế. Nhưng đi cùng với quá trình phát triển và đô thị hóa, môi trường
không khí của Bình Xuyên đang ngày càng chịu áp lực ô nhiễm nhiều hơn.
Tại các làng nghề mức độ ô nhiễm xảy ra trên diện rộng, gây ảnh hưởng cho
nhiều khu vực lân cận. Tại các khu vực có mật độ các phương tiện giao thông
cao hoặc các công trình sửa chữa, xây dựng cơ sở hạ tầng, hiện tượng ô
nhiễm không khí mang tính chất cục bộ. Tại khu vực cạnh các tuyến đường
giao thông chủ yếu bị ô nhiễm bụi cấp. Tại các khu, cụm điểm công nghiệp

hiện nay những biểu hiện ô nhiễm do các hoạt động chưa rõ ràng do khu công
nghiệp còn đang trong giai đoạn xây dựng hoặc mới bắt đầu hoạt động.
Để có được sự phát triển mang tính bền vững và hiệu quả cần phải có
sự nghiên cứu về lí luận, đánh giá đúng thực trạng môi trường và đưa ra các
giải pháp phù hợp. Vì vậy tôi chọn đề tài “ Đánh giá hiện trạng môi trường

1


không khí trên địa bàn huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc ” làm chuyên đề
thực tập tốt nghiệp cho mình.
1.2. Mục đích, yêu cầu và ý ngĩa của đề tài
1.2.1. Mục đích của đề tài
- Điều tra đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Bình Xuyên
- Đánh giá hiện đánh giá hiện trạng môi trường không khí trên địa bàn
huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Các nguồn tác động đến chất lượng môi trường không khí
- Dự báo diễn biến chất lượng môi trường không khí huyện Bình
Xuyên các năm tới
- Đề xuất các giải pháp phòng ngừa hoặc khắc phục ô nhiễm.
1.2.2 Yêu cầu của đề tài
- Các số liệu, thông tin đưa ra phải đảm bảo độ tin cậy, chính xác, đầy
đủ, chi tiết.
- Đánh giá công tác thực hiện phải chính xác.
- Những giải pháp đề xuất phải có tính khả thi phù hợp với điều kiện
của địa phương.
1.2.3 Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:
+ Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã được học và nghiên cứu.
+ Bổ sung tư liệu, nâng cao nhận thức, kỹ năng và rút kinh nghiệp thực

tế phục vụ cho công tác sau này.
+ Củng cố lý thuyết, kiến thức đã được trang bị trong quá trình học tập.
+ Đúc rút thêm kinh nghiệm làm việc thực tiễn, các thao tác phân tích
các thông số, cách viết báo cáo, cách xử lý số liệu, ……..
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Đánh giá thực tế về hiện trạng môi trường không khí trên địa bàn
huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
+ Từ việc đánh giá hiện trạng, đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm
cải thiện và bảo vệ chất lượng môi trường không khí trên địa bàn nghiên cứu.

2


PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở lý luận của chuyên đề
2.1.1. Các khái niệm liên quan
- Môi trường là bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo
quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống,
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. (Theo Ðiều 1,
Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam), [ 2].
- Khí quyển (Atmosphere) hay môi trường không khí: là lớp không khí
bao quanh trái đất.
- Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường
không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người,
sinh vật. ( Luật bảo vệ môi trường 2005), [ 2].
- Ô nhiễm không khí là sự có mặt của các chất lạ có mặt trong không
khí hay là sự biến đổi quan trọng trong thành phần khí quyển gây ảnh hưởng
xấu đến sức khỏe con người , sinh vật và các hệ sinh thái.
- Chất gây ô nhiễm môi trường không khí: Là những chất mà sự có mặt

của nó trong không khí gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người,
sự sinh trưởng và phát triển của động thực vật…
+ Chất ô nhiễm sơ cấp: Là chất ô nhiễm xâm nhập trực tiếp vào môi
trường từ nguồn phát sinh : SO2, CO2, CO, bụi,…
+ Chất ô nhiễm thứ cấp: Là chất thâm nhập vào môi trường thông qua
phản ứng giữa các chất ô nhiễm sơ cấp và phản ứng thông thường của khí
quyển: so3 sinh ra từ SO2 + O2 ; H2SO4 sinh ra từ : SO2 + O2 + H2O…
- Quan trắc môi trường (QTMT) là quá trình đo đạc thường xuyên một
hoặc nhiều chỉ tiêu về tính chất vật lý, hóa học và sinh học của các thành phần
môi trường, theo một kế hoạch lập sẵn về thời gian, không gian, phương pháp

3


và quy trình đo lường, để cung cấp các thông tin cơ bản có độ tin cậy , độ
chính xác cao và có thể đánh giá được diễn biến chất lượng môi trường.
- Khái niệm bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường
trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn
chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi
trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
2.1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11
năm 2005, ban hành ngày 12 tháng 12 năm 2005, có hiệu lực từ ngày 01
tháng 7 năm 2006, [2].
- Nghị định Số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của chính phủ về việc
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa
đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006
của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều

của Luật Bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 10/2007/TT-BTNMT ngày 22/10/2007 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường hướng dẫn đảm bảo chất lượng kiểm soát chất lượng
quan trắc trong môi trường.
- Thông tư số 08/2010/TT- BTNMT ngày 18/3/2010 Quy định về xây
dựng báo cáo môi trường quốc gia, báo cáo tình hình tác động môi trường của
ngành, lĩnh vực, báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh.
- QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
không khí xung quanh.
- QCVN 05:20013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng không khí xung quanh.

4


- QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số
chất độc hại trong không khí xung quanh.
- TCVN 5972:1995 (ISO 8186:1989) Không khí xung quanh. Xác định
nồng độ khối lượng của carbon monoxit (CO). Phương pháp sắc ký khí.
- TCVN 6138:1996 (ISO 7996:1985) Không khí xung quanh. Xác định
nồng độ khối lượng của các nitơ ôxit. Phương pháp quang hóa học.
- TCVN 5971:1995 (ISO 6767:1990) Không khí xung quanh. Xác định
nồng độ khối lượng của lưu huỳnh điôxit. Phương pháp tetrachloromercurat
(TCM)/Pararosanilin
- TCVN 5067:1995 Chất lượng không khí. Phương pháp khối lượng
xác định hàm lượng bụi.
- TCVN 7171:2002 (ISO 13964:1998) Chất lượng không khí. Xác định
ôzôn trong không khí xung quanh. Phương pháp trắc quang tia cực tím.
2.2. Cơ sở thực tiễn
Không khí có vai trò rất quan trọng, là một yếu tố không thể thiếu đối

với sự sinh tồn và phát triển của sinh vật trên trái đất. Con người có thể nhịn
ăn, nhịn uống trong vài ngày nhưng không thể nhịn thở trong 5 phút, chỉ như
vậy cũng đủ thấy được tầm quan trọng của không khí đối với chúng ta.
2.2.1. Hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí trên thế giới
Ngày 7/5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ra báo cáo bày tỏ lo ngại
trước thực trạng chất lượng không khí tại các thành phố trên toàn thế giới
đang ngày càng xấu đi, vượt quá mức độ cho phép về độ ô nhiễm và gây tác
động xấu tới sức khỏe con người.
Số liệu kiểm định chất lượng không khí của WHO tại 1.600 thành phố
thuộc 91 quốc gia và vùng lãnh thổ trên tất cả các châu lục cho thấy chỉ có
12% dân số ở những nơi này được sống trong bầu không khí đạt các tiêu
chuẩn quy định của WHO. Số còn lại phải sống ở những nơi có không khí ô

5


nhiễm nặng nề, khiến họ thường xuyên mắc các bệnh về hô hấp và các trọng
bệnh khác.
So với những năm trước đây, chất lượng không khí tại tất cả các thành
phố trên thế giới đều đang "xuống dốc" và đương nhiên, điều đó khiến cho số
nạn nhân tiếp tục tăng lên.
Những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất được WHO chỉ ra trong
báo cáo là khu vực Đông Nam Á và Nam Á, nghiêm trọng nhất là Ấn Độ và
Indonesia; khu vực Tây Thái Bình Dương, từ Trung Quốc, Hàn Quốc đến
Nhật Bản và Philippines. Những khu vực này có tới 3,3 triệu người chết liên
quan đến ô nhiễm không khí trong nhà và 2,6 triệu người chết do ô nhiễm
ngoài trời. Không chỉ tác động trực tiếp đến sức khỏe con người, ô nhiễm
không khí còn gây tổn thất không nhỏ cho nền kinh tế toàn cầu. Báo cáo của
Ngân hàng Thế giới (WB) và Chính phủ Trung Quốc công bố mới đây cho
thấy, tử vong và bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí gây tổn thất cho nền

kinh tế lớn thứ hai thế giới từ 100 đến 300 tỷ USD/năm.
Không chỉ nguy hại đến sức khỏe con người, mức độ ô nhiễm không
khí tăng mạnh tại một số nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh ở Châu Á
còn làm gia tăng cường độ của các cơn bão xuất hiện vào mùa đông ở khu
vực Tây - Bắc Thái Bình Dương. Đây là kết luận từ nghiên cứu do nhóm của
Giáo sư Yuan Wang, thuộc Viện Nghiên cứu công nghệ California (Mỹ) tiến
hành được công bố mới đây. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong giai đoạn
kinh tế Châu Á phát triển nhanh, cường độ của các cơn bão tăng lên mặc dù
tần suất là không đổi.
Lý do được WHO đưa ra để lý giải cho tình trạng này là khí thải từ các
phương tiện giao thông vận tải ở đô thị ngày càng tăng.
Việc xây dựng thêm quá nhiều chung cư, công sở, kéo theo lượng cư
dân tăng vọt, gia tăng nhu cầu sử dụng năng lượng và tăng lượng rác thải
cũng là những nhân tố gây ô nhiễm không khí.

6


Ngoài ra, lượng khí phát thải từ các cơ sở công nghiệp ven đô cũng gây
tác động rất lớn đến chất lượng không khí ở nội đô.
Trước thực trạng ô nhiễm không khí ngày càng trở nên nghiêm trọng,
mỗi quốc gia đều có những giải pháp cụ thể cho riêng mình. Nhằm hạn chế sự
ô nhiễm không khí và tắc nghẽn giao thông tại Pháp, từ ngày 17-3 vừa qua
các phương tiện giao thông có động cơ tại nước này chỉ được phép hoạt động
luân phiên theo biển số chẵn lẻ, ngoài ra phương tiện giao thông công cộng
được miễn phí tại thủ đô Paris và nhiều khu vực khác trên nước Pháp. Còn tại
Trung Quốc, báo cáo của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc tại
Kỳ họp thứ hai khóa XII vừa qua cũng đã đề ra kế hoạch công tác lập pháp
của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước này năm 2014. Trong đó, đặc biệt nhấn
mạnh đến việc sửa đổi một số luật, trong đó có Luật phòng chống ô nhiễm

không khí.[10]
Thế nhưng thực tế cho thấy, những giải pháp riêng lẻ của mỗi quốc gia
không thể giải quyết hiệu quả tình trạng ô nhiễm không khí toàn cầu hiện nay.
Điều đó đòi hỏi một giải pháp tổng thể mang tính chiến lược, với sự hợp tác
của tất cả các quốc gia cũng như ý thức của mỗi người dân nhằm bảo vệ môi
trường sống của chính mình.
2.2.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam
- Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có không khí ô nhiễm nhất thế
giới, theo một nghiên cứu thường niên về môi trường do các trường đại học
của Mỹ thực hiện và công bố tại Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos mới đây.
- Việt Nam xếp thứ 79/132 trong đánh giá tổng thể môi trường. Tuy
nhiên, về chỉ số ô nhiễm không khí, Việt Nam xếp thứ 123. Về gánh nặng
bệnh tật do môi trường, Việt Nam đứng ở vị trí 77.
- Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở Việt Nam [ 3]:
+ Viêt Nam đang trong quá trình đô thị hóa nhanh

7


Bảo vệ môi trường đô thị ngày càng có tầm quan trọng trong phát triển
bền vững quốc gia, bởi vì dân số đô thị ngày càng lớn, chiếm tỷ lệ trong tổng
dân số ngày càng cao. Các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia
ngày càng tập trung trong các đô thị. Ở khu vực các nước ASEAN gần 3/4
GDP và khoảng 2/3 tổng sản lượng xuất khẩu quốc gia đều xuất phát từ các
đô thị. Thí dụ, riêng Metro Bangkok (2005) đóng góp 44% GDP của Thái
Lan, Metro Manila (2006) đóng góp 37% cho GDP của Philippine, Thành phố
Hồ Chí Minh (2006) đóng góp 23,5% cho GDP Việt Nam.
Năng lượng tiêu thụ ở các đô thị có thể chiếm tới 3/4 tổng năng lượng
tiêu thụ của quốc gia. Năng lượng tiêu thụ, tức là tiêu thụ nhiên liệu than, dầu,
xăng, khí đốt càng nhiều, nguồn khí thải ô nhiễm càng lớn, do đó các vấn đề

ô nhiễm không khí trầm trọng thường xảy ra ở các đô thị, đặc biệt là thường
xảy ra ở các đô thị lớn.
Ở nước ta trong thời gian khoảng ¼ thế kỷ qua, cùng với quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là quá trình đô thị hoá tương đối nhanh.
+ Phương tiên giao thông, cơ giới tăng nhanh
Đô thị càng phát triển thì số lượng phương tiện GTVT lưu hành trong đô
thị càng tăng nhanh. Đây là áp lực rất lớn đối với môi trường không khí đô thị.
Số lượng phương tiện cơ giới này tập trung chủ yếu rất lớn tại các đô
thị lớn, đặc biệt là ở Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Một đặc trưng của các đô thị Việt Nam là phương tiện giao thông cơ
giới 2 bánh chiếm tỷ trọng lớn. Ở các đô thị lớn, trong những năm qua, tỷ lệ
sở hữu xe ôtô tăng nhanh, tuy nhiên lượng xe máy vẫn chiếm tỷ lệ rất lớn.
Tp. Hồ Chí Minh có tới 98% hộ dân thành phố có sở hữu xe máy. Tại Hà
Nội, xe máy chiếm hơn 87% tổng lưu lượng xe hoạt động trong nội thành Hà Nội.
+ Nhu cầu tiêu thụ năng lượng tăng
Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước ngày càng tăng và dự báo trong
25 năm tới còn tiếp tục tăng cao. Nếu các tiêu chuẩn về chất lượng xăng dầu

8


không được thắt chặt thì chúng ta sẽ phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm không
khí đô thị rất nghiêm trọng.
Tiêu thụ xăng dầu là một trong những nguyên nhân phát thải các chất
độc hại như CO, hơi xăng dầu, SO2, chì. Phát thải những chất này liên quan
chặt chẽ đến chất lượng xăng dầu. Trong cơ cấu tiêu thụ xăng dầu của quốc
gia thì GTVT chiếm tỷ trọng lớn nhất, là nguồn phát thải khí ô nhiễm lớn nhất
trong đô thị.
+ Hoạt động giao thông vận tải
Hoạt động giao thông vận tải, các ngành công nghiệp, thủ công nghiệp

và hoạt động xây dựng là những nguồn chính gây ô nhiễm không khí ở các
khu đô thị. Theo đánh giá của các chuyên gia, ô nhiễm không khí ở đô thị do
giao thông gây ra chiếm tỷ lệ khoảng 70%.
Xét các nguồn thải gây ra ô nhiễm không khí trên phạm vi toàn quốc
(bao gồm cả khu vực đô thị và khu vực khác), ước tính cho thấy, hoạt động
giao thông đóng góp tới gần 85% lượng khí CO, 95% lượng VOCs. Trong khi
đó, các hoạt động công nghiệp là nguồn đóng góp khoảng 70% khí SO2. Đối
với NO2, hoạt động giao thông và hoạt động sản xuất công nghiệp có tỷ lệ
đóng góp xấp xỉ nhau.
+ Hoạt động xây dựng sửa chữa công trình cùng với đường sá mất vệ sinh
Nước ta đang diễn ra quá trình đô thị hóa mạnh nên ở tất cả các đô thị
đều có nhiều công trường xây dựng đang hoạt động (xây dựng, sửa chữa nhà
cửa, đường xá, vận chuyển nguyên vật liệu) và phát sinh rất nhiều bụi, bao
gồm cả bụi nặng và bụi lở lửng, làm cho môi trường không khí đô thị bị ô
nhiễm bụi nặng nề. Rác thải không được thu gom hết, đường xá mất vệ sinh,
tồn đọng lớp bụi dày trên mặt đường, xe chạy cuốn bụi lên và khuyếch tán bụi
ra khắp phố phường.

9


PHẦN III:
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Hiện trạng, các tác nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường
không khí trên địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi đề tài trên địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc

3.2. Địa điểm, vị trí và thời gian tiến hành
3.2.1. Địa điểm
Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc
3.2.2. Thời gian nghiên cứu
Từ ngày: 05/5/ 2014 đến ngày: 05/8/2014
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Điều tra đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Bình Xuyên
- Về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
+ Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thuỷ văn trên địa
bàn huyện
+ Tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên nước, đất, khoáng sản, đa dạng
sinh học
- Về điều kiện kinh tế xã hội
+ Tổ chức hành chính, phân bố dân cư và lao động
+ Tình hình phát triển của các ngành nông nghiệp; công nghiệp; du lịch
và dịch vụ; văn hoá, giáo dục và y tế trên địa bàn huyện

10


3.3.2. Điều tra đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí trên
địa bàn huyện Bình Xuyên
- Khảo sát lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường không khí: lựa
chọn 20 điểm đại diện để lấy mẫu
- Đánh giá nhận xét hiện trạng chất lượng môi trường không khí huyện
Bình Xuyên
3.3.3. Các nguồn tác động đến chất lượng môi trường không khí
- Hoạt động sản xuất công nghiệp và cụm làng nghề
- Hoạt động giao thông vận tải
- Hoạt động xây dựng

- Hoạt động sinh hoạt
3.3.4. Dự báo diễn biến chất lượng môi trường không khí huyện Bình
Xuyên các năm tới
- Cơ sở dự báo
- Dự báo lượng phát thải
3.3.5. Đề xuất một số giải pháp cải thiện chất lượng môi trường không khí
trên địa bàn huyện Bình Xuyên
- Giải pháp cho các phương tiện giao thông
- Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí do công nghiệp
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí tại các khu dân cư tập trung.
- Áp dụng các công cụ pháp lý và kinh tế nhằm kiểm soát, nâng cao
chất lượng môi trường không khí
- Các giải pháp khác
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Sử dụng tài liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tài
nguyên,... bằng cách điều tra, thu thập các số liệu từ các cơ quan, ban ngành
thuộc UBND huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bình Xuyên,

11


trung tâm quan trắc và bảo vệ môi trường tỉnh Vĩnh Phúc và các phương tiện
thông tin khác.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp hệ thống
Sử dụng phương pháp này sẽ giúp đánh giá các thông tin một cách toàn
diện trên cùng một chuẩn mực. Sự đánh giá, so sánh có tính hệ thống và khoa
học, tránh được sự so sánh khập khiễng, đánh giá mang tính phiến diện.
- Phương pháp thống kê, điều tra thực địa
Phương pháp này được sử dụng rất nhiều trong các loại đề tài nghiên

cứu khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Đây là phương pháp quan
trọng và cần thiết, đặc biệt là trong phạm vi của đề án. Các số liệu thống kê và
điều tra thực địa sẽ là cơ sở để xây dựng các giải pháp điều chỉnh lại các quy
hoạch chưa phù hợp, làm cơ sở dự báo chính xác xu thế diễn biến môi trường
trong tương lai.
- Phương pháp dự báo
Trên cơ sở các số liệu điều tra, thu thập, phương pháp này sử dụng mô
hình toán để dự báo khả năng, xu thế diễn biến về môi trường trong tương lai.
- Phương pháp kế thừa
Kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây sẽ giúp định hướng được các
hoạt động điều tra vào một số hoạt động trọng yếu, tiết kiệm được các chi phí
điều tra.
3.4.2. Phương pháp thực nghiệm
- Chuẩn bị phương tiện, trang thiết bị và vật tư để phục vụ việc đo đạc,
lấy mẫu và phân tích mẫu.
- Tổ chức đo đạc, lấy mẫu và phân tích mẫu.
- Xử lý số liệu, tổng hợp kết quả đo đạc, phân tích và bàn giao sản phẩm
đảm bảo chất lượng cho Chi cục Bảo vệ môi trường sau mỗi đợt quan trắc.

12


Nội dung thực hiện cụ thể như sau:
+ Đối tượng và phạm vi quan trắc: Tập trung quan trắc ở khu vực đô
thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu dân cư, khu du lịch và khu dân
cư trên địa bàn huyện Bình Xuyên.
+ Thông số quan trắc: Tiến hành quan trắc các thông số gồm: Tiếng ồn,
Bụi lơ lửng, CO, NO2, SO2, H2S, O3.
+ Số lượng mẫu và vị trí quan trắc: Lấy 7 chỉ tiêu về môi trường không
khí ở 20 vị trí.

a. Quy trình lấy mẫu:
- Việc lấy mẫu được tiến hành theo các tiêu chuẩn của Việt Nam. Ứng
với mỗi chỉ tiêu phân tích, mẫu được chứa vào các chai, ống và lọ tương ứng
để bảo quản theo hướng dẫn đúng theo QCVN. Mẫu được mã hóa và đánh ký
hiệu mẫu ngay tại hiện trường.
b. Quy trình vận chuyển và bảo quản:
Quá trình vận chuyển mẫu về phòng thí nghiệm mẫu sẽ được giữ lạnh
bằng thiết bị lạnh bảo quản mẫu hiện trường ở nhiệt độ thích hợp và khi mẫu
về sẽ được tiến hành phân tích ngay đối với những chỉ tiêu dễ biến đổi còn
các chỉ tiêu không tiến hành ngay thì được bảo quản đúng quy cách.
c. Trang thiết bị phục vụ quan trắc:
- Danh mục thiết bị lấy mẫu
Bảng 3.1: Danh mục thiết bị lấy mẫu
TT

Tên thiết bị

Nước sản xuất

1

Thiết bị đo độ ồn Testo

Đức

2

Thiết bị lấy mẫu khí SKC

Nhật


3

Thiết bị lấy mẫu khí HV-500F Sibata

Nhật

4

Tủ bảo quản mẫu

Mỹ

5

Thiết bị lấy mẫu khí LV - 30 Sibata

Nhật

13


- Danh mục thiết bị phân tích:
Bảng 3.2: Danh mục thiết bị phân tích
TT

Thông số phân tích

1


Cacbon monoxyt (CO)

2

Nitơ oxyt (NOX)

3

Lưu huỳnh dioxyt (SO2)

4

Độ ồn

5

Bụi lơ lửng

6

O3

Thiết bị phân tích
Máy quang phổ hấp thụ phân tử UV-VIS
UVD 3200
Máy quang phổ hấp thụ phân tử UV-VIS
UVD 3200
Máy quang phổ hấp thụ phân tử UV-VIS
UVD 3200
Máy đo độ ồn Testo

Bình hút ẩm, tủ sấy đa năng và cân phân tích
AUW 220

- Các thông số, phương pháp phân tích
Bảng 3.3: Các thông số, phương pháp phân tích
TT

Chỉ tiêu phân tích

Đơn vị tính

Phương pháp phân tích

1

Cacbon monoxyt (CO)

mg/m3

TCVN 5972:1995

2

Nitơ oxyt (NOX)

mg/m3

TCVN 6138:1996

3


Lưu huỳnh dioxyt (SO2)

mg/m3

TCVN 5971:1995

4

Độ ồn

dBA

TCVN 5964:1995

5

Bụi lơ lửng

mg/m3

TCVN 5067:1995

6

O3

mg/m3

TCVN 7171:2002


Chú thích:
- TCVN 5972:1995 (ISO 8186:1989) Không khí xung quanh. Xác định
nồng độ khối lượng của carbon monoxit (CO). Phương pháp sắc ký khí.
- TCVN 6138:1996 (ISO 7996:1985) Không khí xung quanh. Xác định
nồng độ khối lượng của các nitơ ôxit. Phương pháp quang hóa học.

14


- TCVN 5971:1995 (ISO 6767:1990) Không khí xung quanh. Xác định
nồng độ khối lượng của lưu huỳnh điôxit. Phương pháp tetrachloromercurat
(TCM)/Pararosanilin
- TCVN 5067:1995 Chất lượng không khí. Phương pháp khối lượng
xác định hàm lượng bụi.
- TCVN 7171:2002 (ISO 13964:1998) Chất lượng không khí. Xác định
ôzôn trong không khí xung quanh. Phương pháp trắc quang tia cực tím.
(Nguồn Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Phát triển Cộng đồng)

15


Phần IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Bình Xuyên
4.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý
Bình Xuyên là một huyện nằm gần trung tâm tỉnh Vĩnh Phúc, trung tâm
huyện cách thành phố Vĩnh Yên 7 km dọc theo QL2, có diện tích tự nhiên là

14559,09 ha, được giới hạn bởi tọa độ địa lý từ 21012'57'' đến 21012'31'' đồ vĩ
Bắc và 105036' 06'' đến 105043' 26'' độ kinh Đông.
- Phía Bắc giáp huyện Tam Đảo và tỉnh Thái Nguyên
- Phía Đông giáp thị xã Phúc Yên và huyện Mê Linh
- Phía Nam giáp huyện Yên Lạc
- Phía Tây giáp huyện Tam Dương, Yên Lạc và TP Vĩnh Yên.
Vị trí địa lý có nhiều thuận tiện cho sự giao lưu hàng hóa và phát triển
dịch vụ. Bình Xuyên nằm giữa hai KCN tập trung của tỉnh là Kim Hoa và
Vĩnh Yên, cách không xa các KCN tập trung như: Bắc Thăng Long – Nội
Bài, khu công nghiệp Sài Đồng, cảng hàng không Nội Bài; nằm giữa hai trung
tâm kinh tế - chính trị lớn của tỉnh là Vĩnh Yên và Phúc Yên ; có đường sắt
Hà Nội – Lào Cai, QL2 song song chạy qua là những điều kiện rất thuận lợi
để huyện phát triển một nền kinh tế đa dạng ( nông – lâm nghiệp, dịch vụ,
công nghiệp ) và hình thành các KCN, các trung tâm dịch vụ ; đồng thời có cơ
hội tiếp cận nhanh những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới phục vụ
cho công cuộc công nghiệp hóa của huyện.
b. Địa hình, địa mạo
Bình Xuyên có ba vùng địa hình khá rõ rệt: Đồng bằng, trung du, miền
núi; nhìn chung địa hình thấp dần từ bắc xuống nam:

16


- Vùng núi: nằm ở phía bắc của huyện có dãy núi Tam Đảo chạy ngang
từ Tây sang Đông phân chia ranh giới huyện với tỉnh Thái Nguyên. Địa hình
bị chia cắt mạnh. Đất đai có độ dốc cấp 3 ( từ 15 – 25 độ ), cấp 4 ( trên 25 độ).
- Vùng trung du: tiếp giáp với vùng núi, chạy dài từ Tây Bắc xuống
Đông Nam. Đây phần lớn là vùng đồi gò có độ dốc cấp 2 ( 8 – 15 độ), nằm
xen kẽ giữa các dải ruộng bậc thang có độ dốc cấp 1 ( dưới 8 độ ) tuy nhiên,
còn xuất hiện dải núi cao có độ dốc trên 15 độ chạy dài từ Hương Sơn đến

Quất Lưu.
- Vùng Đồng Bằng: Đất đai tương đối bằng phẳng, có độ dốc < 5 độ
Địa hình của huyện cho phép phát triển kinh tế - xã hội đa dạng: kinh tế đồi
rừng, du lịch nghỉ dưỡng ở miền núi, vùng đồng bằng, vùng trung du thuận
lợi cho phát triển nông nghiệp và hình thành KCN.
c. Khí hậu, thủy văn
- Khí hậu
Bình Xuyên nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nắng lắm mưa nhiều,
khí hậu được chia làm bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông; thực tế mùa xuân và
mùa thu là hai mùa chuyển tiếp. Chiếm phần lớn thời gian trong năm là mùa
hạ và mùa đông.
Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 23,5 - 250C, tuy nhiên chênh lệch
nhiệt độ giữa mùa hè và mùa đông khá lớn (trung bình mùa hè là 28 – 34,40C;
mùa đông từ 13 - 160C có những ngày to xuống dưới 100C) nhiệt độ trong
năm cao nhất vào tháng 6,7,8 thấp nhất vào tháng 12,1,2.
Do điều kiện địa hình nên nhiệt độ giữa vùng đồng bằng và miền núi
chênh lệch nhau đến 5 - 7oC.
Lượng mưa tập trung vào tháng 6,7,8 trong thời gian này lượng mưa
đã chiếm 50% lượng mưa cả năm. Mưa ít vào tháng 12, 1, 2.
Bình quân độ ẩm vùng đồi núi là 88%, vùng đồng bằng là 84%

17


Số giờ nắng bình quân 1.400 – 1.700 giờ/năm, thường các tháng có số
giờ nắng cao là các tháng mùa hè, thấp là các tháng cuối mùa đông.
Hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9.
Gió Đông Bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
- Thủy văn
Nguồn nước mặt của huyện khá phong phú, bao gồm 20 hồ thủy lợi, hệ

thống sông suối ( các sông chính là sông Cà Lồ, Cầu Bồn, Sông Cánh, Sông
Mây ), ao hồ và hệ thống kênh mương tưới tiêu nhỏ khác.
d. Các nguồn tài nguyên
- tài nguyên nước :
+ Nguồn nước mặt
Nguồn nước mặt của huyện Bình Xuyên tương đối dồi dào với hàng
loạt hệ thống sông, hồ không chỉ phục vụ cho nông nghiệp mà còn có mục
đích khác như: Hồ Thanh Lanh nằm ở phía Bắc làng Thanh Lanh khoảng
200m, thuộc xã Trung Mỹ- huyện Bình Xuyên - Vĩnh Phúc. Hồ được xây
dựng năm 2000 nhằm phục vụ cho mục đích điều tiết cung cấp nước tưới tự
chảy cho 1200ha diện tích đất canh tác của các xã Trung Mỹ, Bá Hiến và Thiện
Kế, góp phần chặn lũ cho vùng đồng bằng Vĩnh Yên và Phúc Yên. Lòng hồ
rộng khoảng 3,5 km2, có công suất chứa khoảng gần 10 triệu m3 nước.
Ngoài hồ Thanh Lanh có công suất chứa lớn, trên địa bàn huyện còn có
một số loại hồ nhỏ cũng đóng góp đáng kể vào việc tích nước phục vụ cho
tưới tiêu nông nghiệp như hồ Bắp Cải (Gia Khánh), hồ Nông Trường, hồ
Hương Đà, hồ Giếng Hin (xã Thiện Kế), hồ Gia Khau, hồ Đồng Câu, đầm
Lương Câu, Đầm An Lão (xã Sơn Lôi), Đầm Cả (Hương Canh), Đầm Nại,
Đầm Đám (xã Đạo Đức), đầm Nam Bản (Tân Phong).
Cùng với các hồ chứa, trên địa bàn huyện còn có các sông như sông Cà
Lồ, sông Cầu Bòn, Sông Cánh, Sông Mây cũng đóng góp đáng kể vào việc

18


×