Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Diễn Vọng đoạn chảy qua Thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh thông qua chỉ số chất lượng nước WQI giai đoạn 2013 2014 (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 69 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----

-----

NGUYỄN QUANG TOÀN

Tên đề tài:

“ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC
SÔNG DIỄN VỌNG ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ
HẠ LONG TỈNH QUẢNG NINH THÔNG QUA CHỈ
SỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC WQI”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trường

Khoa

: Môi trường

Khóa học


: 2013 – 2015

Giảng viên hướng dẫn

: ThS. Nguyễn Duy Hải

Thái Nguyên, năm 2014


63
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan:
1.Em xin cam đoan: Luận văn “Đánh giá diễn biến chất lượng nước
sông Diễn Vọng đoạn chảy qua Thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh
thông qua chỉ số chất lượng nước WQI giai đoạn 2013 - 2014” này là do em
thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của ThS. Nguyễn Duy Hải.
2. Mọi tài liệu tham khảo trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng và
đã được ghi rõ nguồn gốc.
3. Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo hay gian trá em
xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.


64

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình điều tra, nghiên cứu để hoàn thiện bài đồ án tốt nghiệp,
em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình, quý báu của các cơ quan,
tổ chức, nhân dân và địa phương.
Em xin được bày tỏ sự cảm ơn trân trọng nhất tới giáo viên hướng dẫn
ThS. Nguyễn Duy Hải đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình

hoàn thành luận văn này.
Em xin trân trọng cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo trong
khoa Môi trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Trung tâm quan trắc
phân tích môi trường sở TNMT tỉnh Quảng Ninh đã nhiệt tình giúp đỡ em trong
quá trình hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn tới gia đình, những người thân, cán bộ, và
bạn bè đã tạo điều kiện tốt nhất về mọi mặt cho em trong suốt quá trình thực
hiện luận văn.
Một lần nữa em xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 19 tháng 08 năm 2014
Sinh viên thực hiện
NGUYỄN QUANG TOÀN


65
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1:Lượng mưa trung bình nhiều tháng đo được của Thành phố
Hạ Long(mm) ................................................................................................................. 6
Bảng 2.2: Bảng dân số Tp. Hạ Long ............................................................... 12
Bảng 3.1: Thời gian và thông số quan trắc CLN Sông Diễn Vọng năm 2012
và 2013 ............................................................................................................ 27
Bảng 3.2: Bảng quy định các giá trị qi, BPi .................................................... 30
Bảng 3.3: Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa .................. 30
Bảng 3.4: Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH................ 31
Bảng 3.5: Bảng đánh giá chất lượng nước ..................................................... 42
Bảng 4.1: Kết quả phân tích thông số môi trường nước mặt sông Diễn Vọng
Quý I – 2013 .................................................................................................... 41
Bảng 4.2: Kết quả phân tích thông số môi trường nước mặt sông Diễn Vọng –
Quý II – 2013 ................................................................................................. 42
Bảng 4.3: Kết quả phân tích thông số môi trường nước mặt sông Diễn Vọng

Quý III - 2013 .................................................................................................. 43
Bảng 4.4: Kết quả phân tích thông số môi trường nước mặt sông Diễn Vọng
Quý IV - 2013 ................................................................................................. 43
Bảng 4.5: Kết quả phân tích thông số môi trường nước mặt sông Diễn Vọng
Quý I – 2014 .................................................................................................... 44
Bảng 4.6: Kết quả phân tích thông số môi trường nước mặt sông Diễn Vọng
Quý II - 2014 ................................................................................................... 44
Bảng 4.7: Tính toán chỉ số WQI tại vị trí NM1 .............................................. 45
Bảng 4.8: Tính toán chỉ số WQI tại vị trí NM2 .............................................. 46
Bảng 4.9: Tính toán chỉ số WQI tại vi trí MN3 .............................................. 47
Bảng 4.10: Tính toán chỉ số WQI tại vị trí NM4 ............................................ 48
Bảng 4.11: Tính toán chỉ số WQI tại vị trí NM5 ............................................ 49
Bảng 4.12: Bảng WQI 6 quý năm 2013 và 2014 ........................................... 50
Bảng 4.13: So sánh phương pháp WQI và phương pháp đánh giá theo tiêu
chuẩn truyền thống đối với Chất lượng nước (CLN)...................................... 52


66
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 : Bản đồ Tp. Hạ Long......................................................................... 4
Hình 3.1: Sơ đồ mạng điểm quan trắc môi trường trên sông Diễn Vọng ....... 25
Hình 4.1: Diễn biến pH trong nước Sông Diễn Vọng .................................... 33
Hình 4.2: Diễn biến DO trong nước Sông Diễn Vọng.................................... 34
Hình 4.3: Diễn biến BOD5 trong nước sông Diễn Vọng................................ 34
Hình 4.4: Diễn biến COD trong nước sông Diễn Vọng.................................. 35
Hình 4.5: Diễn biến Coliform trong nước sông Diễn Vọng ........................... 36
Hình 4.6: Diễn biến TSS trong nước sông Diễn Vọng ................................... 37
Hình 4.7: Diễn biến Nồng độ N-NH4+trong nước sông Diễn Vọng ............... 38
Hình 4.8: Diễn biến nồng độ P – PO43- trong nước sông Diễn Vọng ............. 39
Hình 4.9: Diễn biến độ đục trong nước sông Diễn Vọng ............................ 410

Hình 4.10: Biểu đồ WQI sông Diễn `Vọng năm 2013 – 2014 ...................... 50


67
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

DO
BOD
BTNMT
COD
CLN
KTXH
QCVN
QLMT
TNMT
TCVN
TCMT
UBND
WQI

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

:
:
:

Lượng oxy hoà tan (Dissolvel Oxygen)
Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand)
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)
Chất lượng nước
Kinh tế xã hội
Quy chuẩn kỹ thuật môi trường Việt Nam
Quản lý môi trường
Tài nguyên Môi trường
Tiêu chuẩn Việt Nam
Tổng cục môi trường
Ủy ban nhân dân
Chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index)

A1

:

A2

:

B1

:


B2

:

Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích
khác như loại A2, B1 và B2.
Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng
công nghệ xử lý phù hợp; bảo tồn động vật thủy sinh, hoặc
các mục đích sử dụng như loại B1 và B2
Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử
dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục
đích sử dụng như loại B2
Giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu chất lượng
nước thấp


MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.3. Yêu cầu của đề tài ..................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài ..................................................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 4
2.1. Khái quát đặc điểm lưu vực Sông Diễn Vọng ......................................... 4
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................... 4
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 10
2.1.3. Vai trò của Sông Diễn Vọng và quy hoạch sử dụng nước:................... 15
2.1.4. Hiện trạng phát thải ô nhiễm trên lưu vực Sông Diễn Vọng ................ 16

2.2. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 19
2.3. Tổng quan các phương pháp đánh giá chất lượng nước mặt .............. 22
2.3.1. Phương pháp truyền thống đánh giá chất lượng nước mặt ................... 22
2.3.2. Phương pháp chỉ số chất lượng nước WQI ........................................... 23
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 25
3.1. Đối tượng, nội dung nghiên cứu ............................................................ 25
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 25
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 25
3.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 25
3.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 275
3.2.1. Lập mạng điểm quan trắc .................................................................... 285
3.2.2. Phương pháp tính toán, sử dụng WQI ................................................ 287


PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 33
4.1. Đánh giá diễn biến CLN theo kết quả quan trắc môi trường nước 20132014 bằng phương pháp truyền thống .......................................................... 33
4.2. Đánh giá diễn biến CLN theo kết quả quan trắc môi trường nước 20132014 dựa theo phương pháp WQI ................................................................. 41
4.2.1. Kết quả phân tích thông số môi trường nước Sông Diễn Vọng năm
2013 và 2014 ................................................................................................... 41
4.2.2. Nhận xét ................................................................................................ 51
4.3. Ưu điểm của WQI trong đánh giá diễn biến chất lượng nước ........... 522
4.4. Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường nước Sông Diễn Vọng. ..... 533
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 59
5.1. Kết luận .................................................................................................... 59
5.2. Kiến nghị.................................................................................................. 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………61


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Quảng Ninh là một địa bàn được thiên nhiên ban tặng cho nguồn tài
nguyên nước dồi dào và phong phú, bao gồm cả nước mặt (nước ngọt, nước
mặn) và nước dưới đất.Mạng lưới sông ngòi tại Quảng Ninh là khá dày, tuy
nhiên quá trình phát triển kinh tế đặc biệt là các hoạt động khai thác than đã
dẫn đến nhiều lưu vực sông bị ô nhiễm nặng.Bảo vê môi trường các lưu vực
sông đang là yêu cầu bức thiết và đang được quan tâm.
Chỉ số môi trường là cách sử dụng số liệu tổng hợp hơn so với đánh giá
từng thông số hay sử dụng các chỉ thị. Rất nhiều quốc gia trên thế giới đã triển
khai áp dụng các mô hình chỉ số chất lượng nước (WQI) với nhiều mục đích
khác nhau. Từ nhiều giá trị của các thông số khác nhau, bằng cách tính toán
phù hợp, ta thu được một chỉ số duy nhất, giá trị của chỉ số này phản ánh một
cách tổng quát nhất về chất lượng nước. Chỉ số chất lượng nước (WQI) với
ưu điểm là đơn giản, dễ hiểu, có tính khái quát cao có thể được sử dụng cho
mục đích đánh giá diễn biến chất lượng nước theo không gian và thời gian, là
nguồn thông tin phù hợp cho cộng đồng, cho những nhà quản lý.
Số liệu quan trắc nước từ các chương trình tại quan trắc tại Quảng Ninh
thường được sử dụng trong các báo cáo hiện trạng môi trường các lưu vực
sông. Các thông số trong môi trường môi trường nước được phân tích đánh
giá và đưa ra các nhận định về hiện trạng và diễn biến của chất lượng nước
chưa thể hiện được rõ nét các diễn biến chất lượng nước theo thời gian, cũng
như theo không gian.
Nhằm góp phần ngăn chặn các nguy cơ khủng hoảng về nguồn nước
cũng như từng bước khắc phục, cải thiện và bảo vệ nguồn nước mặt trên địa
bàn Thành phố Hạ Long, cần thiết phải tiến hành nghiên cứu để xây dựng
công cụ quản lý thống nhất và tổng hợp tài nguyên nước sông Diễn Vọng.
Việc Áp dụng một số phương pháp tính toán chất lượng nước và phân vùng
chất lượng nước là công cụ đánh giá là công cụ giúp đánh giá mức độ ô nhiễm

từng đoạn sông phục vụ đích quy hoạch sử dụng hợp lý nguồn nước mặt và


2
xây dựng định hướng kiểm soát ô nhiễm môi trường nước tốt hơn. Từ đó, xây
dựng dựng các biện pháp để kiểm soát ô nhiễm môi trường nước tốt hơn, đây
là một vấn đề rất cần thiết và cấp bách.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế về đánh giá chất lượng môi trường nước của
sông Diễn Vọng, để từ đó đưa ra các giải pháp góp phần giảm thiểu ô nhiễm
và cải thiện chất lượng môi trường nước của sông trong thời gian tới.Được sự
đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Môi Trường - trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Th.s Nguyễn Duy Hải em tiến hành
xây dựng đề tài: “Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Diễn Vọng
đoạn chảy qua thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh thông qua chỉ số
chất lượng nước WQI”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh giá diễn biến chất lượng nước
thông qua chỉ số chất lượng nước – WQI tại sông Diễn Vọng đoạn chảy qua
Thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013 – 2014, tiến hành đánh
giá diễn biến chất lượng nước sông Diễn Vọng, phân vùng và đề xuất một số
giải pháp quản lý, giảm thiểu tác động tiêu cực.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Ứng dụng WQI để đánh giá diễn biên chất lượng nước sông Diễn Vọng.
- Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường nước sông Diễn Vọng.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Diễn Vọng theo hai
phương pháp :
+ Phương pháp truyền thống là so sánh các chỉ số quan trắc và phân
tích với Quy chuẩn Việt Nam QCVN 08:2008/BTNMT

+ Phương pháp sử dụng số liệu và tính toán chỉ số WQI – chỉ số thể
hiển khái quát chất lượng nước
- So sánh hai phương pháp và chỉ ra được khả năng và ứng dụng của
phương pháp đánh giá chất lượng nước thông qua chỉ số WQI


3
1.4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: Áp dụng thành thạo
các phương pháp để đánh giá CLN vào thực tế cũng như tìm hiểu, áp dụng tốt
phương pháp sử dụng chỉ số CLN WQI vào việc đánh giá diễn biến CLN
trong nghiên cứu môi trường.
- Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất: Kết quả nghiên cứu của đề tài đóng
góp vào việc đẩy mạnh đối với việc phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi
trường tại địa phương, cụ thể là lưu vực sông Diễn Vọng đoạn chảy qua
Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Em mong muốn ứng dụng công cụ
quản lý môi trường mới trong công tác quản lý nhà nước về môi trường


4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Khái quát đặc điểm lưu vực Sông Diễn Vọng
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Hạ Long ở trung tâm của Tỉnh, có diện tích đất là 27.195,03
ha, có quốc lộ 18A chạy qua tạo thành chiều dài của Thành phố, có cảng biển,
có bờ biển dài 50km, có vịnh Hạ Long 2 lần được UNESCO công nhận là Di
sản thế giới với diện tích 434km2 [13].
Sông Diễn Vọng là một trong bốn con sông chảy qua địa bàn thành phố

Hạ Long cùng với sông Man, Trới, Vũ Oai. Cả 4 con sông đều đổ vào vịnh
Cửa Lục rồi chảy ra Vịnh Hạ Long, trong đó sông Diễn Vọng nằm ở giữa
ngăn cách địa bàn huyện Hoành Bồ và thành phố Hạ Long. Dưới đây là sơ đồ
thành phố Hạ Long và vị trí sông Diễn Vọng [13].

Hình 2.1 : Bản đồ Tp. Hạ Long
Thượng lưu Sông Diễn Vọng chảy qua các xã Đồn Bạc, xã Hòa Bình
đây là các xã miền núi nằm phía Bắc thành phố Cẩm Phả. Các xã trên có địa


5
hình đồi núi cao, phần lớn diện tích là rừng tự nshiên hoặc rừng trồng và
không có cơ sở sản xuất công nghiệp.
Khu vực trung lưu Sông Diễn Vọng chảy qua xã Vũ Oai, một phần phía
Đông thành phố Hạ Long là Hòn Gai các địa phương có cơ sở sản xuất công
nghiệp đang và sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước Sông Diễn Vọng. Các cơ
sở điển hình như: nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh, bãi xỉ của nhà máy Nhiệt
điện Quảng Ninh. Các cơ sở này đã, đang và sẽ tiếp tục đưa nước thải, chất
thải vào dòng chảy của sông.Đây là một trong các vấn đề quan trọng, ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng nước sông và các vấn đề bảo nguồn nước, bảo
vệ môi trường của lưu vực này.
Hạ lưu sông chảy qua các Khu đô thị mới An Bang thuộc địa bàn
huyện Hoành Bồ, các khu đô thị mới Cao Xanh – Hà Khánh (B,C,D) và khu
đô thị mới Hà Khánh – Vinacominland thuộc Tp Hạ Long trước khi đổ ra
vịnh Cửa Lục.
2.1.1.2 Địa hình, địa chất
a) Địa hình
Thành phố Hạ Long có địa hình đa dạng và phức tạp, là một trong
những khu vực hình thành lâu đời nhất trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả
đồi núi, thung lũng, vùng ven biển và hải đảo, được chia thành 3 vùng rõ rệt:

Vùng đồi núi bao bọc phía bắc và đông bắc (phía bắc quốc lộ 18A)
chiếm 70% diện tích đất của Thành phố, có độ cao trung bình từ 150m đến
250m, chạy dài từ Yên Lập đến Hà Tu, đỉnh cao nhất là 504m. Dải đồi núi
này thấp dần về phía biển, độ dốc trung bình từ 15-20%, xen giữa là các thung
lũng nhỏ hẹp.
Vùng ven biển ở phía nam quốc lộ 18A, độ cao trung bình từ 0.5
đến 5m.
Vùng hải đảo là toàn bộ vùng vịnh, với gần hòn đảo lớn nhỏ, chủ yếu là
đảo đá. Riêng đảo Tuần Châu, rộng trên 400ha nay đã có đường nối với quốc
lộ 18A dài khoảng 2km [13].
b) Địa chất
Qua khảo sát địa chất cho thấy, kết cấu địa chất của thành phố Hạ Long
chủ yếu là đất sỏi sạn, cuội sỏi, cát kết, cát sét… ổn định và có cường độ chịu
tải cao, từ 2.5 đến 4.5 kg/cm2, thuận lợi cho việc xây dựng các công trình[13].


6
b) Đặc điểm khí hậu, khí tượng
• Nhiệt độ
- Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 23,70C.
- Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất trong năm là tháng 6, 7: 33,80C –
34,90C, tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 và tháng 2: 15,50C – 16,70C.
- Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối: 380C.
- Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối: 50C [11].
• Lượng mưa
Lượng mưa trung bình hàng năm vào khoảng 1750mm phân bố không
đều trong năm và phân thành hai mùa rõ rệt (Bảng 2.1):
- Mùa mưa nhiều: từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 80-85% tổng lượng
mưa cả năm, tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7 đạt xấp xỉ 400 mm.
- Mùa mưa ít: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm

15-20% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 12 (4 40mm) [11].
Bảng 2.1: Lượng mưa trung bình nhiều tháng đo được của
Thành phố Hạ Long(mm) [11]:
Tháng
Lượng
mưa

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12


Tổng

21,9 38,6 50,1 88,3 204,3 256,1 317,4 395,4 201,7 106,6 40,6 21,6 1742,6

• Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 84%, độ ẩm không khí
thường thay đổi theo mùa và các tháng trong năm, cao nhất vào tháng 3, tháng
4 đạt 90%, thấp nhất vào tháng 11, 12 đạt 68%.
Do những đặc điểm về địa hình và vị trí địa lý, ở thành phố Hạ Long có
2 loại hình gió mùa hoạt động khá rõ rệt là gió Đông Bắc về mùa đông và
gió Tây Nam về mùa hè. Tốc độ gió trung bình là 2,8m/s, hướng gió mạnh
nhất là gió Tây Nam, tốc độ 4,5m/s.
Hạ Long là vùng biển kín nên ít chịu ảnh hưởng của những cơn bão
lớn, sức gió mạnh nhất trong các cơn bão thường là cấp 9, cấp 10. Cá biệt có
cơn bão mạnh cấp 11 [11].


7
2.1.1.3. Đặc điểm thủy văn
a) Nước mặt:
Các sông chính chảy qua địa phận Thành phố gồm có các sông Diễn
Vọng, Vũ Oai, Man, Trới, cả 4 sông này đều đổ vào vịnh Cửa Lục rồi chảy ra
vịnh Hạ Long. Riêng sông Míp đổ vào hồ Yên Lập.
Tài nguyên nước mặt tại thành phố Hạ Long tập trung tại các khu vực
hồ Yên Lập (tổng dung tích chứa của cả hồ bao gồm cả huyện Yên Hưng,
Hoành Bồ khoảng 107.200.000 m3 (thời điểm đo trong tháng 8/2010)), Hồ
Khe Cá tại phường Hà Tu… đây là nguồn cung cấp lớn nước tưới tiêu phục
vụ sản xuất nông nghiệp. Các con suối chảy dọc sườn núi phía nam thuộc
phường Hồng Gai, Hà Tu, Hà Phong.

Cả sông và suối ở thành phố Hạ Long đều nhỏ, ngắn, lưu lượng nước
không nhiều.Vì địa hình dốc nên khi có mưa to, nước dâng lên nhanh và thoát
ra biển cũng nhanh.
Chế độ thuỷ triều của vùng biển Hạ Long, chịu ảnh hưởng trực tiếp của
chế độ nhật triều vịnh Bắc Bộ, biên độ dao động thuỷ triều trung bình là 3.6m.
Nhiệt độ nước biển ở lớp bề mặt trung bình là 180C đến 30.80C, độ
mặn nước biển trung bình là 21.6% (vào tháng7) cao nhất là 32.4% (vào
tháng 2 và 3 hằng năm).
b) Nước ngầm:
Tài nguyên nước: Nguồn nước ở thành phố Hạ Long có nhiều hạn chế,
đặc biệt khó khăn về mùa khô. Nguồn nước mặt phụ thuộc vào mưa, bình
quân hơn 1800mm/năm, nhưng do địa hình dốc, nước đổ thẳng xuống biển.
Nguồn nước ngầm trữ lượng không lớn.
Trữ lượng cấp A: 3400m3, cấp B: 3430m3, cấp C: 13796m3/ ngày đêm.
Hiện khai thác nguồn nước ngầm bằng cách khoan giếng ở độ sâu từ 100 đến
130m, lượng nước khai thác cao nhất 20.626m3/ ngày đêm. Hồng Gai có 5
giếng, trữ lượng khai thác 2000- 3000m3, Bãi Cháy có 1 giếng, trữ lượng khai
thác 300- 400m3/ngày đêm. Tài nguyên thiên nhiên:


8
2.1.1.4 . Tài nguyên thiên nhiên
a) Tài nguyên khoáng sản:
Đối với địa bàn thành phố Hạ Long bao gồm chủ yếu là than đá và
nguyên vật liệu xây dựng. Tổng trữ lượng than đá đã thăm dò được đến thời
điểm này là trên 530 triệu tấn, nằm ở phía bắc và đông bắc Thành phố trên
địa bàn các phường Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Trung, Hà Phong, Hà Tu (Đại
Yên và Việt Hưng nằm trong vùng cấm hoạt động khoáng sản). Loại than chủ
yếu là than Antraxit và bán Antraxit. Bên cạnh đó là trữ lượng sét phục vụ
làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng tại vùng Giếng Đáy, theo đánh

giá triển vọng trữ lượng hiện có khoảng trên 39 triệu tấn. Ngoài ra là đá vôi
phục vụ làm nguyên liệu xi măng và vật liệu xây dựng, tập trung tại phường
Hà Phong và khu vực Đại Yên, theo đánh giá trữ lượng hiện còn khoảng trên
15 triệu tấn có thể khai thác được. Bên cạnh đó, còn có các khu vực có thể
khai thác cát xây dựng tại ven biển phường Hà Phong, Hà Khánh, khu vực
sông trới tiếp giáp Hà Khẩu, Việt Hưng… tuy nhiên trữ lượng là không đáng
để (đến nay chưa có đánh giá thống kê cụ thể).
b) Tài nguyên rừng:
Theo số liệu thống kê tính đến hết năm 2009, trên địa bàn thành phố có
tổng diện tích đất rừng là 5.862,08ha/tổng diện tích thành phố là 27.153,40
ha. Tỷ lệ che phủ của rừng đạt: 21,58 %. Trong đó rừng trồng 5.445,69ha và
rừng tự nhiên 416,39ha (bao gồm: rừng gỗ 27,94ha, rừng tre nứa 17,31ha,
rừng ngập mặn 371,14ha).
Bên cạnh đó là tài nguyên rừng của Vịnh Hạ Long rất phong phú, đặc
trưng với tổng số loài thực vật sống trên các đảo, núi đá khoảng trên 1.000
loài. Một số quần xã các loàithực vật khác nhau bao gồm các loài ngập mặn,
các loài thực vật ở bờ cát ven đảo, các loài mọc trên sườn núi và vách đá, trên
đỉnh núi hoặc mọc ở của hang hay khe đá. Các nhà nghiên cứu của Hiệp hội
Bảo tồn thiên nhiên thế giới đã phát hiện 7 loài thực vật đặc hữu của vịnh Hạ
Long. Những loài này chỉ thích nghi sống ở các đảo đá vôi vịnh Hạ Long mà
không nơi nào trên thế giới có được, đó là: thiên tuế Hạ Long, khổ cử đại
tím (Chirieta halongensis), cọ Hạ Long (Livisona halongensis) khổ cử đại
nhung (Chirieta hiepii), móng tai Hạ Long, ngũ gia bì Hạ Long, hài vệ nữ hoa


9
vàng. Ngoài ra, qua các tài liệu khác danh sách thực vật của vịnh Hạ Long có
347 loài, thực vật có mạch thuộc 232 chi và 95 họ: trên 477 loài mộc lan, 12
loài dương xỉ và 20 loài thực vật ngập mặn. Trong số các loại trên, có 16 loài
đang nằm trong danh sách đỏ của Việt Nam đã nguy cấp và sắp nguy cấp.

Trong các loài thực vật quý hiếm, có 95 loài thuộc cây làm thuốc, 37 loài cây
làm cảnh, 13 loài cây ăn quả và 10 nhóm có khả năng sử dụng khác nhau.
c) Tài nguyên đất:
Thành phố Hạ Long có tổng diện tích đất tự nhiên là 27.195,03 ha, bao
gồm các loại đất sau: Đất nông nghiệp 9544,86 ha; Đất phi nông nghiệp
16.254,92 ha, đất chưa sử dụng 1395,25 ha.
d) Tài nguyên biển:
Do lợi thế có vịnh Hạ Long 2 lần được công nhận là Di sản thiên nhiên
thế giới. Với tổng diện tích 1.553 km2 bao gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong
đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên. Vùng Di sản được Thế giới công
nhận có diện tích 434 km2 bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với ba
đỉnh là đảo Đầu Gỗ (phía tây), hồ Ba Hầm (phía nam) và đảo Cống Tây (phía
đông). Với nhiều hang động đẹp và huyền ảo như hang Bồ Nâu, Trinh Nữ,
Sửng Sốt, Đầu Gỗ, Thiên Cung, Tam Cung, Mê Cung đã đưa danh tiếng của
vịnh Hạ Long là một trong những điểm du lịch nổi tiếng trên toàn thế
giới…Bên cạnh đó, vùng biển Hạ Long cũng rất phong phú về các loại động
vật và thực vật dưới nước. Theo nghiên cứu có 950 loài cá, 500 loài động vật
thân mềm và 400 loài giáp xác, trong đó có nhiều loài hải sản có giá trị kinh
tế cao như cá thu, cá nhụ, cá song, cá hồi, cá tráp, cá chim và tôm, cua, mực,
ngọc trai, bào ngư, sò huyết… 117 loài san hô thuộc 40 họ, 12 nhóm.
e) Tài nguyên nước:
Tài nguyên nước mặt tại thành phố Hạ Long tập trung tại các khu vực hồ
Yên Lập (tổng dung tích chứa của cả hồ bao gồm cả huyện Yên Hưng, Hoành
Bồ khoảng 107.200.000 m3 (thời điểm đo trong tháng 8/2010)), Hồ Khe Cá
tại phường Hà Tu… đây là nguồn cung cấp lớn nước tưới tiêu phục vụ sản
xuất nông nghiệp. Ngoài ra là các hồ điều hòa tạo cảnh quan cho thành phố:
Yết Kiêu, Ao Cá-Kênh Đồng …


10

2.1.1.5 Đa dạng sinh học
- Lưu vực Sông Diễn Vọng do ảnh hưởng thủy triều tạo thành vùng
nước lợ vì vậy có nhiều loại động vật đặc hữu có giá trị đa dạng sinh học và
giá trị kinh tế như:
+ Rươi (giun nhiều tơ – Polychaeta, thuộc Họ Rươi (danh pháp khoa
học: Nereidae, đôi khi viết thành Nereididae. Bao gồm khoảng 500 loài, được
phân thành 42 chi, chủ yếu là các loài giun biển và nước lợ.Tên gọi phổ biến
của các loài thuộc họ này trong tiếng Việt là Rươi. Đây là loài có giá trị dinh
dưỡng và kinh tế khá cao thường xuất hiện 20 tháng 9 và 5 tháng 10 âm lịch.
+ Cáy: phân bố khắp lưu vực Sông Diễn Vọng, Cáy được sử dụng nấu
canh và làm mắm, đây là một trong các đặc sản của Quảng Ninh. Hiện nay
các khu vực trũng dọc theo hai bên Sông Diễn Vọng được chính quyền địa
phương quy hoạch thành các khu vực trồng lúa, kết hợp với nuôi cáy tự nhiên
đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.
+ Cá Ngần: là loại cá cơm sống vùng cửa sông, nước lợ, kích thước
bằng đầu đũa, toàn thân trắng ngần. Ăn rất ngon, xương giòn. Cá Ngần
thường sống tầng nước mặt, phân bố khá nhiều tại khu vực trung và hạ
lưu sông.
+ Ngoài các loài trên khu vực Sông Diễn Vọng còn có các loài cá đặc
trưng của vùng nước lợ như: Cá Chép, cá Diếc, cá Trê, cá nheo, cá rô,… các
loài giáp xác như: tôm, tép,… các loài hai mảnh như: trai, hến,… các loài da
trơn như lươn, trạch,… Do Sông Diễn Vọng có đa dạng sinh học đã hình
thành nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản trên lưu vực Sông Diễn Vọng[13].
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.3.1. Đặc điểm Kinh tế
Cơ cấu kinh tế của thành phố được xác định là: Công nghiệp - du lịch,
Dịch vụ, Thương Mại, Nông - lâm nghiệp và hải sản. Năm 2013, GDP của
thành phố đạt 1700 tỷ đồng chiếm 38% toàn tỉnh (trong đó Công nghiệp &
xây dựng chiếm 31%, Dịch vu & du lịch chiếm 53%), tổng thu ngân sách
chiếm 86,3% toàn tỉnh. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 12%/năm [12].

Theo quy hoạch, thành phố Hạ Long hình thành 5 vùng kinh tế:
• Vùng 1: Thương mại, dịch vụ gồm các phường Yết Kiêu, Trần Hưng
Đạo, Hồng Gai, Bạch Đằng, Hồng Hải, Hồng Hà, Cao Xanh, Cao Thắng


11


Vùng 2: Công nghiệp, lâm nghiệp gồm các phường Hà Trung, Hà
Tu, Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Phong
• Vùng 3: Khu công nghiệp, cảng biển gồm Tây Bắc phường Bãi
Cháy, Bắc phường Việt Hưng, các phường Hà Khẩu, Giếng Đáy
• Vùng 4: Du lịch, thương mại gồm Nam phương Bãi Cháy, Phường
Hùng Thắng, Tuần Châu
• Vùng 5: Nông, lâm, ngư nghiệp gồm phường Đại Yên và Nam
phường Việt Hưng
Thành phố có 1470 cơ sở sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
bao gồm các ngành khai thác chế biến than, vật liệu xây dựng, cơ khí, chế
biến gỗ, lương thực thực phẩm, may mặc. Có 3 khu công nghiệp tập trung là
Cái Lân, Việt Hưng và Hà Khánh, 4 cảng lớn là Cửa Dứa, Cái Lân, Hồng Gai,
B12 và 11 cảng nhỏ.
Khai thác than được xem một thế mạnh của thành phố với nhiều mỏ lớn
như Hà Tu, Hà Lầm, Tân Lập, Núi Béo, lượng than khai thác mỗi năm ước
đạt trên 10 triệu tấn. Gắn liền với các mỏ là các nhà máy sàng tuyển, cơ khí
các xí nghiệp vận tải và bến cảng. Hạ Long phát triển mạnh công nghiệp đóng
tàu, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm hải sản. Nhà máy đóng
tàu Hạ Long có thiết kế đóng tàu dưới 53.000 tấn, nhà máy nhiệt điện Quảng
Ninh có tổng công suất 1.200 MW. Hạ Long còn có nhiều mỏ đất sét rất tốt,
với khoảng 6 nhà máy sản xuất gạch ngói chất lượng cao, cung cấp cho trong
và ngoài tỉnh, có một phần xuất khẩu. Cảng quốc gia Cái Lân là cảng nước

sâu của thành phố. Nhiều thương hiệu nổi tiếng trong nước như: Viglacera Hạ
Long, Công ty Dầu thực vật Cái Lân (Neptune, Cái Lân), Bột mì VIMA
FLOUR (Hoa Ngọc Lan), Bia Hạ Long, Hải sản Hạ Long...
Ngư nghiệp là một thế mạnh với nhiều chủng loại hải sản, và yêu cầu
tiêu thụ lớn, nhất là phục vụ cho khách du lịch và cho xuất khẩu. Thành
phố đã và đang đóng mới nhiều tàu thuyền lớn để chuyển ra đánh bắt tuyến
ngoài khơi. Hàng xuất khẩu chủ yếu là than và hải sản, hàng nhập khẩu là
xăng dầu, máy mỏ, sắt thép, phương tiện vận tải. Tổng kim ngạch xuất khẩu
năm 2002 đạt 160 triệu USD.
Năm 2011 thu ngân sách của thành phố là 19.445 tỷ đồng, và thu nhập bình
quân đầu người năm 2011 là 3.718 USD/người/năm bằng 2,86 lần so với cả nước.


12
2.1.3.2. Điều kiện xã hội
• Diện tích
Tổng diện tích đất là 27.195,03 ha, có quốc lộ 18A chạy qua tạo thành
chiều dài của Thành phố, có cảng biển, có bờ biển dài 50km, có vịnh Hạ Long
2 lần được UNESCO công nhận là Di sản thế giới với diện tích 434km2.
• Dân số
Tính đến 1 tháng 4 năm 2011, toàn Thành phố có 215.795 người, phân
bố ở các phường như sau:
Bảng 2.2: Bảng dân số Tp. Hạ Long
- Phường Hồng Hải
17.815 người
- Phường Cao Thắng

16.167 người

- Phường Cao Xanh


15.756người

- Phường Bãi Cháy

19.890 người

- Phường Hồng Hà

15.058người

- Phường Bạch Đằng

9334 người

- Phường Giếng Đáy

14.822 người

- Phường Hà Tu

12.234 người

- Phường Trần Hưng Đạo

9.643 người

- Phường Việt Hưng

8.648 người


- Phường Hà Khẩu

11.588 người

- Phường Hà Lầm

9.807 người

- Phường Hà Phong

9.220 người

- Phường Yết Kiêu

9.440 người

- Phường Đại Yên

7.900 người

- Phường Hồng Gai

7.232 người

- Phường Hà Trung

7.442 người

- Phường Hà Khánh


6.306 người

-Phường Hùng Thắng

5.730 người

- Phường Tuần Châu

1.763 người


13
Theo số liệu thống kê năm 2009, Thành phố Hạ Long có 55.172 hộ dân
với hơn 21 vạn người, trong đó ngoài dân tộc Kinh chiếm đa số còn có 15 dân
tộc khác, đó là: Sán Dìu, Hoa, Tày, Nùng, Hán, Dao, Thổ, Mường, Vân Kiều,
Cao Lan... với 2.073 nhân khẩu chủ yếu là dân tộc Sán Dìu, Tày, Hoa.
• Giáo dục
Thành phố có 3 trường đào tạo hệ Cao đẳng (Cao đẳng Y tế Quảng
Ninh, Cao đẳng Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long, Cao đẳng nghề mỏ
Hồng Cẩm) và 4 trường Trung cấp dạy nghề, 6 trường thpt (Trường THPT
Hòn Gai lâu đời nhất thành lập năm 1959), 38 trường Trung học cơ sở, PTCS
và Tiểu học. Năm 2002, thành phố được công nhận phổ cập Trung học cơ sở.
• Tôn giáo
Đạo Phật ở Hạ long có khoảng 5032 phật tử với hơn 5 chùa, trong đó
có 3 chùa nổi tiếng là chùa Long Tiên tọa lạc tại phường Hồng Gai, chùa Lôi
Âm ở phường Đại Yên và chùa Quang Nghiêm ở phường Hà Tu. Công giáo ở
đây có khoảng 1759 tín đồ với 1 nhà thờ. Ngoài ra ở phố Bến Đoan có đền
thờ Trần Quốc Nghiễn và bốn miếu nhỏ, trong đó 2 miếu thờ Thành Hoàng đã
bị bom Mỹ san bằng.

Đạo Phật có 5032 tín đồ với 5 chùa, trong đó có 3 chùa nổi tiếng (chùa
Long Tiên phường Hồng Gai, chùa Lôi Âm, phường Đại Yên và chùa Quang
Nghiêm phường Hà Tu), đạo Công giáo 1759 tín đồ với 1 nhà thờ. Thành phố
còn có 2 đền, thờ Thành Hoàng.
Các dân tộc và tôn giáo trên địa bàn Thành phố đều đoàn kết trong một
đại gia đình dể xây dựng Thành phố ngày càng phát triển giàu mạnh.
• Cơ sở hạ tầng
Về giao thông, Hạ Long nằm chính giữa quốc lộ 18 nối từ Bắc Ninh tới cửa
khẩu Móng Cái đã và đang liên tục được nâng cấp, mở rộng do nhu cầu đi lại
tăng rất nhanh. Từ Hạ Long theo quốc lộ 10 có thể đến Uông Bí và qua Hải
Phòng, Nam Định tới đường quốc lộ 1A xuyên Việt tại Ninh Bình cũng sẽ
được nâng cấp thành đường cao tốc theo chương trình "Hai hành lang, một
vành đai kinh tế". Trong tương lai sẽ xây dựng các tuyến đường cao tốc Nội
Bài - Hạ Long, Hải Phòng - Hạ Long, Móng Cái - Hạ Long. Khối lượng hàng
hóa luân chuyển năm 2010 ước đạt 1.200 triệu tấn, tăng 1,7 lần so với năm


14
2005, tốc độ tăng bình quân 5 năm 11,2%; khối lượng hành khách vận chuyển
ước đạt 6,5 triệt lượt, tăng 1,73 lần so với năm 2005, tốc độ tăng bình quân 5
năm 11,6%[12].
Thành phố còn có những bãi đỗ cho sân bay trực thăng và thuỷ phi cơ.
Hiện nay mới có máy bay trực thăng hàng tuần đưa khách đi du lịch từ Hà
Nội tới Bãi Cháy. Tuyến đường sắt nối Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long trên
tuyến đường sắt Quốc gia Kép – Bãi Cháy đã có.Hiện nay tuyến đường sắt
đang được nỗ lực triển khai đầu tư nâng cấp để đáp ứng nhu cầu vận tải hàng
hóa từ Hà Nội tới Hạ Long và cảng Cái Lân.
Thành phố còn có tiềm năng lớn phát triển giao thông thuỷ. Cảng Cái
Lân có khả năng tiếp nhận 1 triệu tấn hàng hoá mỗi năm. Cảng xăng dầu
B12 cảng chuyên dùng (xăng, dầu) công suất khoảng 1 triệu tấn/năm, độ sâu

bến 7-9m cho tàu 1 vạn tấn. Hệ thống đường ống dẫn dầu đi từ cảng B12 là hệ
thống giao thông đường ống lớn nhất và duy nhất ở nước ta. Cảng Hòn Gai có
thể đón tàu 1 vạn tấn vào sát bờ, các tàu lớn hơn có thể chuyển tải từ vùng
cảng nổi trong vịnh. Việc cải tạo cảng Hòn Gai thành cảng hành khách và
dịch vụ tổng hợp đã thực hiện xong, độ sâu bến 7-9m, có khả năng phục vụ
các tàu du lịch loại lớn của Quốc tế, đang được quy hoạch trở thành cảng
khách quốc tế trong khu vực.
Cảng tầu du lịch Bãi Cháy được mở rộng, quy hoạch được một số bến
đỗ tàu du lịch, tàu cao tốc tại khu vực Băi Cháy, Hùng Thắng, Tuần Châu như
bến thuyền của công viên Hoàng Gia hiện nay đã có 1 bến của Sài gòn Tour,
Bến Cái Dăm đã được cải tạo. Ông Đào Hồng Tuyển đã xây dựng xong
bến du thuyền đầu tiên ở Việt Nam trên đảo Tuần Châu cùng với bến phà nối
Tuần Châu - Cát Bà. Hiện tại Tuần Châu đang xây dựng cảng tầu, bến du
thuyền thứ 2 lớn nhất Châu Á, gấp 10 lần bến hiện có. Thành phố còn có bến
tàu khách thuỷ đi nhiều nơi trong tỉnh và về thành phố Hải Phòng.
• Thông tin liên lạc
Thành phố vẫn tiếp tục thực hiện theo quy hoạch: mở rộng hệ thống bưu điện
và các dịch vụ bưu điện, điện thoại tới các phường, xã, hải đảo, khuyến khích
tạo mọi điều kiện cho nhân dân khai thác và sử dụng, đầu tư phát triển mạng
điện thoại, bưu điện phục vụ sản xuất kinh doanh và sinh hoạt.


15
Ngoài hệ thống thông tin liên lạc đường dây còn có hệ thống thông tin
liên lạc(TTLL) không dây của Vinaphone, Mobifone, Viettel, phủ sóng khắp
Thành phố và cả khu vực Vịnh Hạ Long, đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho
phục vụ khách du lịch cũng như nhân dân Thành phố. Thành phố có một bưu
cục trung tâm, một tổng đài có hơn 80.000 số hoà mạng lưới quốc gia tuyến
đường cáp quang nối với Hà Nội đã được xây dựng, dịch vụ internet cũng
phát triển rất nhanh. Tổng số máy điện thoại cố định trên địa bàn năm 2010

đạt trên 80.000 máy, mật độ điện thoại đạt hơn 36 máy/100 dân; có hơn 43%
người dân sử dụng dịch vụ Internet; trên 380.000 thuê bao di động trả trước
và trả sau. Toàn thành phố có hơn 17.500 hộ thuê bao dịch vụ truyền hình
cáp. Hiện tại toàn bộ thành phố, kể cả vùng Vịnh Hạ Long đã được phủ sóng
Wifi miễn phí [13].
2.1.3. Vai trò của Sông Diễn Vọng và quy hoạch sử dụng nước:
2.1.2.1. Vai trò
Sông Diễn Vọng có vai trong quan trọng đối với quá trình phát triển
kinh tế xã hội của Thành phố Hạ Long, là nguồn cung cấp nước tưới tiêu
chính cho các xã Đôn Bạc, Hòa Bình, Vũ Oai,… tạo phù sa cho các cánh
đồng sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra Sông Diễn Vọng còn đóng vai trò tiêu
thoát nước cho Thành phố Hạ Long và huyện Hoành Bồ trong mùa mưa lũ.
Theo báo cáo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hạ Long
đến năm 2015 tầm nhìn 2020, nhấn mạnh việc ưu tiên khai thác các thế mạnh
của địa phương. Sông Diễn Vọng có các thế mạnh phục vụ phát triển kinh tế
như sau:
- Bảo vệ chất lượng nước Sông Diễn Vọng phục vụ tưới tiêu cho một
phần diện tích nông nghiệp cho địa phương, trong đó tăng cường quản lý nhà
nước trong việc quy hoạch các dự án gần sông và sử dụng nước sông. Các dự
án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và có hệ thống xử lý nước
thải đạt quy chuẩn hiện hành trước khi xả thải vào nguồn nước.
- Phát huy lợi thế, kinh tế từ Sông Diễn Vọng mang lại, trong đó đưa
diện tích đất ngập nước hiệu quả thấp chuyển sang nuôi trồng thủy sản, nuôi
cáy và rươi.


16
2.1.2.2 Quy hoạch phát triển tại lưu vực Sông Diễn Vọng
a) Cung cấp nước cho nông nghiệp: Là ngành sử dụng nước nhiều nhất
trong lưu vực, tổng lượng nước sử dụng cho nông nghiệp chủ yếu là cấp nước

cho trồng lúa, lượng nước chiếm khoảng 80%. Hiện nay, tỉnh đang có kế
hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ lúa sang các loại cây trồng khác có giá trị
cao hơn và sang nuôi trồng thuỷ sản đối với các vùng trũng trong mùa mưa.
b) Nước cho đô thị và công nghiệp: Lượng nước sử dụng cho công
nghiệp và đô thị khu vực có mức độ tăng khá lớn, chủ yếu được khai thác từ
nước ngầm và nguồn nước ngoài lưu vực, trong đó chủ yếu là cho phát triển
các khu thị trấn.
c) Cấp nước nông thôn: Lượng nước sử dụng cho cấp nước sinh hoạt
nông thôn được khai thác từ các giếng khoan hoặc giếng đào.
d) Nước cho thuỷ sản: Nhu cầu sử dụng nước cho nuôi trồng thuỷ sản
bằng ao hồ trong lưu vực ước tính trung bình từ 10.000 đến 20.000
m3/ha/năm. Tuy nhiên, phần lớn nước được sử dụng trong mùa mưa và được
xả trở lại dòng sông sau khi sử dụng nên khó có thể đánh giá chính xác lượng
nước sử dụng thực tế.
e) Pha loãng ô nhiễm từ nước thải: Đây là nhu cầu sử dụng nước không
tiêu hao quan trọng nhất trong lưu vực sông Diễn Vọng, lượng nước yêu cầu
là dòng chảy để đảm bảo pha loãng các chất ô nhiễm từ nước thải công nghiệp
và đô thị.
f) Nuôi cá trên dòng sông: Việc nuôi cá trên dòng sông không phải là
hoạt động chính trong lưu vực. Tuy nhiên, có hàng loạt lồng các được nuôi
trên sông và nó đóng vai trò quan trọng trong đời sống của nhân dân nông
thôn. Chất lượng nước sông Diễn Vọng có tác động mạnh đến chất lượng hoạt
động nuôi trồng thủy sản.
2.1.4. Hiện trạng phát thải ô nhiễm trên lưu vực Sông Diễn Vọng
2.1.4.1. Các nguồn ô nhiễm
• Nguồn thải từ các cơ sở công nghiệp:
Lưu vực Sông Diễn Vọng hiện có một số cơ sở, nhà máy sản xuất công
nghiệp như sau: nhà máy Nhiệt điện Quảng Ninh, một số cảng nhỏ thuộc địa
bàn thành phố Hạ Long: cảng Hà Rán, cảng Cái Món, cảng Làng Khánh 1 và



17
cảng Làng Khánh 2. Tổng diện tích các cơ sở, nhà máy này chiếm dụng 400
ha đất nông nghiệp và chủ yếu phân bố dọc khu vực trung lưu đến hạ lưu
Sông Diễn Vọng.
• Nguồn thải nước sinh hoạt từ các cụm dân cư:
Hầu hết nước thải sinh hoạt đều được xử lý sơ bộ tại bể phốt tự xây sau
đó xả thải ra mương nước gần nhà hoặc các khu vực ao, ruộng trũng hoặc tự
ngấm xuống đất. Một bộ phận nhỏ dân cư vẫn tận dụng nước thải sinh hoạt
(nước xí, tiểu) làm nước tưới cây, đối với phân sử dụng hố xí hai ngăn tận
dụng phân ủ làm chất bón cho cây xanh. Còn lại các KĐT mới do được thiết
kế và thi công gần đây nên đã đều đã có các trạm xử lý nước thải đạt tiêu
chuẩn và xử lý được phần lớn sự ô nhiễm của nước thải sinh hoạt.
2.1.4.2. Tác động ô nhiễm đến chất lượng nước và hệ sinh thái Sông Diễn Vọng
a) Tác động ô nhiễm đến chất lượng nước
Các nguồn thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, hoạt động sản xuất
nông nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước của Sông Diễn Vọng.
Cụ thể.
- Suy giảm chất lượng nước sông do hàm lượng cao của chất hữu cơ
như BOD, COD, T-P, T-N và cặn lơ lửng ...đổ thải vào sông liên tục trong
thời gian dài với lưu lượng không nhỏ.
- Hoạt động của các nhà máy nhiệt điện các cảng vật liệu xây dựng làm
gia tăng phương tiện thủy hoạt động trên sông. Khi đó nước thải la canh từ
các phương tiện thủy có chứa dầu mỡ và các chất thải khác đổ vào sông gây ô
nhiễm môi trường.
Trong trường hợp sức chịu tải của dòng sông quá giới hạn thì khả năng
phục hồi là rất khó trong khi các nguồn thải vẫn đều đặn đổ vào.
Khi nguồn nước Sông Diễn Vọng bị ảnh hưởng sẽ không thể sử dụng
làm nước cấp cho sản xuất nông nghiệp tại các cánh đồng dọc hai bên sông.
Chất lượng nước ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân sinh của nhiều xã

thuộc lưu vực Sông Diễn Vọng.
b) Tác động hệ sinh thái Sông Diễn Vọng
Do các hoạt động sản xuất công nghiệp lưu vực Sông Diễn Vọng ảnh
hưởng đến hệ sinh thái như sau:


×