Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Giáo án lớp 5 (tuần 30)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.38 KB, 20 trang )

Tập đọc: Thuần phục sư tử.
Các hoạt động Cách tiến hành
Bài cũ: (4p) Kiểm tra 2 HS nối tiếp nhau đọc bài Con gái và trả lời
câu hỏi:
H: Tìm những chi tiết cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư
tưởng xem thường con gái?
Đọc chuyện này , em có suy nghĩ gì?
Bài mới: (1p)
Giới .
Thuần phục sư tử là một truyện dân gian A-rập. Câu
chuyện nói về ai? Về điều gì? Để biết được điều đó chúng
ta cùng tìm hiểu bài.
Hoạt động 1: (11p)
Luyện đọc
MT: Đọc lưu loát, diễn cảm
toàn bài văn với giọng kể
hồi hộp, chuyển thành
giọng ôn tồn, rành rẽ khi vị
giáo sư nói.
Hiểu nghĩa các từ ở phần
chú giải.
ĐD: Tranh minh hoạ của
bài tập đọc.
PP: Đọc cá nhân, nhóm.
a) 2 HS giỏi tiếp nối nhau đọc bài văn.
-GV treo tranh minh hoạ và giới thiệu tranh.
-HS quan sát và nghe cô giới thiệu.
-GV chia bài thành 5 đoạn.GV hướng dẫn HS giọng đọc
của từng đoạn.
b) HS tiếp nối nhau đọc theo đoạn: 2 lượt.
Trong quá trình HS đọc, GV cho HS nhận xét bạn đọc,


phát hiện từ sai để luyện đọc cho HS chú ý các phiên âm
tiếng nước ngoàivà một số từ khó đọc khác ( Ha-li-ma,
thuần phục, bí quyết, sợ toát mồ hôi). GV kết hợp cho
HS tìm hiểu một số từ khó trong bài ở phần chú giải.
-HS luyện đọc theo cặp
- 2 HS đọc đoạn văn + lớp nhận xét.
-GV nhận xét + khen những HS đọc tốt.
c)GV đọc diễn cảm bài văn.
Hoạt động 2: (10p)
Tìm hiểu bài
MT: Hiểu ý nghĩa của ý
nghĩa của bài: Ca ngợi tình
bạn giữa Ma-ri-ô và Giu-li-
ét-ta; sự ân cần, dụi dàng
của Giu-li-ét-ta; đức hi sinh
cao thượng của cậu bé Ma-
ri-ô.
ĐD: SGK, tranh minh hoạ
trong SGK.
PP: Hỏi đáp, động não,
thuyết trình, giảng giải.
*HS đọc thầm đoạn 1,2 và trả lời các câu hỏi:
H:-Ha-li-ma đến gặp vị giáo sĩ để làm gì?
-Vị giáo sư ra điều kiện thế nào?
-Vì sao nghe điều kiện của vị giáo sĩ, Ha-li-ma sợ toát
mồ hôi, vừa đi vừa khóc?
-HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng.
*1 HS đọc thành tiếng đoạn 3, 4.Cả lớp đọc thầm và trả
lời các câu hỏi:

H:- Ha-li-ma đã nghĩ ra cách gì để làm thân với sư tử?
GV: Mong muốn có được hạnh phúc đã khiến Ha-li-ma
quyết tâm thực hiện bằng được yêu cầu của vị giáo sĩ.
- Ha-li-ma đã lấy 3 sợi lông bờm của sư tử như thế
nào?
- Ví sao khi gặp ánh mắt Ha-li-ma, con sư tử phải bỏ đi?
- Theo vị giáo sĩ, điều gì đã làm nên sức mạnh của
người phụ nữ?
HS thảo luận cùng bạn để trả lời câu hỏi.
-HS tiếp nối nhau trả lời trước lớp.
GV nhận xét và khen những em có câu trả lời tốt.
GV chốt: Điều làm nên sức mạnh của người phụ nữ đó là
trí thông minh, lòng kiên nhẫn và sự dụi dàng.
Hoạt động 3: (7p)
Đọc diễn cảm.
MT: Biết đọc diễn cảm bài
văn với giọng hồi hộp, căng
thẳng; trở lại nhẹ nhàng khi
sư tử quen dần với Ha-li-
ma
ĐD: Bảng phụ ghi sẵn đoạn
ba.
PP: Đọc nhóm, cá nhân.
-5 HS tiếp nối nhau đọc 5 đoạn của bài văn dưới sự
hướng dẫn của GV..
-GV đưa bảng phụ đã chép sẵn đoạn 5 lên và hướng dẫn
đọc.
-GV đọc diễn cảm. HS theo dõi phát hiện từ cần nhấn
giọng (làm quen, gầm lên,nhảy bổ, hét lên khiếp đảm,
dần dần đổi tính, ...) và ngắt giọng.

-HS luyện đọc theo nhóm.
-Cho HS thi đọc: Vài HS thi đọc
-Lớp nhận xét.
-GV nhận xét + khen những HS đọc tốt.
Củng cố, dặn dò: (3p) H: Hãy cho biết câu chuyện nói lên điều gì?
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà đọc lại bài, đọc trước bài Tập đọc Tà áo
dài Việt Nam.

TUẦN 30
Thứ hai ngày 7 tháng 4 năm 2008.
Toán: Ôn tập về đo diện tích.
Các hoạt động Cách tiến hành
Bài cũ: (5p) -GV chấm điểm ở VBT.
-GV nhận xét, chữa những bài nhiều em làm sai
Hoạt động 1: (15p)
Hướng dẫn HS làm BT1
MT: Giúp HS củng cố về
quan hệ giữa các đơn vị đo
diện tích.
ĐD: Bảng phụ kẻ bảng
các đơn vị đo diện tích
như SGK.
PP: Động não, thực hành.
-HS tự làm bài tập vào vở.
-GV treo lên bảng bảng đơn vị đo diện tích như SGK. Cho 2
HS lên điền kết quả thích hợp vào chỗ chấm.
-HS nhận xét kết quả bạn điền trên bảng.
-GV cho HS đọc thuộc các đơn vị đo diện tích thông dụng
(như m

2
, km
2
, ha và quan hệ giữa ha, km
2
với m
2
,...).
Chẳng hạn: 1ha = ...m
2
1km
2
= ...m
2
-Cho HS nêu mối quan hệ đo liền kề giữa các đơn vị đo diện
tích.
Trong bảng đơn vị đo diện tích:
+ Đơn vị lớn gấp 100 lần đơn vị bé hơn tiếp liền.
+ Đơn vị bé bằng
100
1
đơn vị lớn hơn tiếp liền.
Hoạt động 2: (9p)
Hướng dẫn HS làm BT2.
MT: HS biết chuyển đổi
các số đo diện tích với các
đơn vị đo thông dụng.
ĐD: SGK, bảng nhóm.
PP: Động não, thực hành.
-HS tự làm bài tập vào vở.

-2 HS làm bài trên bảng nhóm.
-2 HS làm bài trên bảng nhóm treo lên bảng lớp. Lớp nhận xét
kết quả của bạn làm.
-GV củng cố về mối quan hệ của hai đơn vị đo diện tích liền
nhau, như:
1m
2
= 100dm
2
= 10 000cm
2
= 1000 000mm
2
1ha = 10 000m
2
1km
2
= 100ha = 1000 000

m
2
GV củng cố cách viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân,
như: 1m
2
= 0,01dam
2
(nếu lớp yếu, GV hướng dẫn các em đổi
về phân số thập phân. Chẳng hạn: 1m
2
=

100
1
dam
2
=
0,01dam
2
)
Đây là kết quả của bài 2b:
1m
2
= 0,01dam
2
1m
2
= 0,000001km
2
1m
2
= 0,0001hm
2
1ha = 0,01km
2
= 0,0001ha 4ha = 0,04km
2
Hoạt động 3:
Hướng dẫn HS làm BT3.
MT: Củng cố cách viết số
đo diện tích dưới dạng số
thập phân.

ĐD: Bảng nhóm.
PP: Động não, thực hành
-GV cho HS tự làm bài tập 3 vào vở. 2 HS làm bài vào bảng
nhóm (mỗi em làm 1 phần)
-HS làm bài trên bảng nhóm trình bày, lớp nhận xét.
Chữa bài:
a) 65 000m
2
= 6,5ha; 846 000m
2
= 84,6ha; 5000m
2
= 0,5ha.
b) 6km
2
= 600ha; 9,2km
2
= 920ha; 0,3km
2
= 30ha.
HS nào làm sai thì chữa bài lại cho đúng.
Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét tiết học, về nhà ôn lại bài.
-Về nhà làm bài ở VBT
-Xem lại phần đơn vị thể tích.
Chính tả: (Nghe - viết) Cô gái của tương lai.
Các hoạt động Cách hoạt động
Bài cũ: (4p)
MT: Củng cố lại cách viết hoa tên
các danh hiệu, giải thưởng, huy
chương.

-GV đọc Anh hùng Lao động, Huân chương Kháng
chiến, Huân chương Lao động,Giải thưởng Hồ Chí
Minh.3 HS cùng lên bảng viết, cả lớp viết vào nháp.
-GV nhận xét + cho điểm
Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học.
Hoạt động 1: (22p)
Hướng dẫn HS viết chính tả
MT: Nghe viết đúng chính tả bài
Cô gái của tương lai. Rèn ý thức
luyện viết cho HS.
ĐD: SGK, bảng phụ viết một số từ
HS dễ viết sai.
PP: Hỏi đáp, động não, thực hành.
a) Hướng dẫn chính tả
-GV đọc bài chính tả một lượt, HS theo dõi trong
SGK.
H: Bài Cô gái tương lai nói gì?
-Cho HS đọc thầm bài chính tả.
-GV treo bảng phụ đã viết những từ mà HS hay mắc
(In-tơ-nét, Ôt-xtrây-li-a, Nghị viện Thanh niên),
hướng dẫn các em viết đúng.
-HS luyện viết các từ khó vào giấy nháp.
b) HS viết chính tả
-GV nhắc HS gấp SGK và đọc từng câu cho HS viết.
c) Chấm , chữa bài
-GV đọc một lượt toàn bài cho HS soát lỗi.
-GV chấm 8 - 10 bài. HS đổi vở cho nhau để sửa lỗi.
-GV nhận xét chung.
Hoạt động 2: (10p)
Hướng dẫn HS làm bài tập chính

tả.
MT: Nắm được cách viết hoa tên
các huân chương, danh hiệu, giải
thưởng thông qua bài tập thực
hành.
ĐD:-VBT Tiếng Việt.
-Bảng phụ viết ghi nhớ về cách
viết hoa tên các huân chương,
danh hiệu, giải thưởng.
-3 tờ phiếu kẻ bảng BT2, 3 tờ
giấy A
4
để HS làm bài tập 3.
PP: Động não, thảo luận, thực
hành.
a) Hướng dẫn HS làm bài tập 2:
-Cho 1 HS đọc yêu cầu của BT . Lớp đọc thầm.
-GV giao việc: Mỗi em đọc lại đoạn văn; gạch chân
dưới những cụm từ in nghiêng; chữ nào trong cụm từ
in nghiêng đấy phải viết hoa? Vì sao?
-HS làm bài vào VBT. GV dán phiếu đã ghi sẵn các
các cụm từ in nghiêng có trong đoạn văn lên và dán
phiếu ghi nhớ về cách viết hoa tên các huân chương,
huy chương, giải thưởng.
-3 HS làm bài trên phiếu (mỗi em sữa 2 cụm từ và nói
rõ vì sao lại sửa như vậy).
-Lớp nhận xét. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
b) Hướng dẫn HS làm BT3
-1 HS đọc yêu cầu + đọc 3 câu a, b, c.
-GV nhắc lại yêu cầu.

-HS làm bài vào VBT, GV phát phiếu cho 3 HS và
dán ảnh minh hoạ các huân chương lên bảng. HS
quan sát ảnh. -HS trình bày kết quả, lớp nhận xét.
-GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Củng cố, dặn dò: (2p) -GV nhận xét tiết học.
-Nhắc HS nhớ quy tắc viết hoa tên các huân chương,
danh hiệu, giải thưởng.
Khoa học: Sự sinh sản của thú.
Các hoạt động Cách tiến hành
Bài cũ: (4p)
MT: Ôn lại kiến thức cũ
-H: Những con chim non, gà con mới nở chúng đã tự
kiếm mồi được chưa? Tại sao?
-GV nhận xét + ghi điểm.
Bài mới:
Giới thiệu bài: (1p)
Hoạt động 1: (15p)
Quan sát.
MT: Giúp HS biết bào thai của thú
phát triển trong bụng mẹ.
Phân tích được sự tiến hoá trong
chu trình sinh sản của thú so với
chu trình sinh sản của chim, ếch,...
ĐD: Tranh ở SGK.
PP: Quan sát, thảo luận.
GV nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học.
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các
hình 1, 2 trang 120 SGK và trả lời các câu hỏi:
-Chỉ vào bào thai trong hình và cho biết bào thai của

thú được nuôi dưỡng ở đâu.
-Chỉ và nói tên một số bộ phận của thai mà bạn thấy.
-Bạn có nhận xét gì về hình dạng của thú con và thú
mẹ?
-Thú con mới ra đời được thú mẹ nuôi bằng gì?
-So sánh sự sinh sản của thú và của chim, bạn có
nhận xét gì?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của
nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
GV kết luận
Hoạt động 2: (14p)
Làm việc với phiếu học tập.
MT: HS biết kể tên một số loài
thú thường đẻ mỗi lứa 1 con; mỗi
lứa nhiều con.
ĐD: Phiếu học tập.
PP: Động não, thảo luận.
Bước 1: HS làm việc theo nhóm.
-GV phát phiếu học tập cho các nhóm. Nhóm trưởng
điều khiển nhóm mình quan sát các hình trong bài và
dựa vào hiểu biết của mình để hoàn thành nhiệm vụ
đề ra trong phiếu học tập.
-GV cho các nhóm thi đua, nhóm nào điền nhanh và
đúng thì thắng cuộc.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của
nhóm mình. GV tuyên dương nhóm nào điền được
nhiều tên con vật và đúng.
Dưới đây là đáp án:

Số con trong một lứa Tên động vật
Thông thường chỉ đẻ 1
con (không kể trường
hợp đặc biệt)
Trâu, bò, ngựa, hươu,
nai, hoẵng, voi, khỉ,...
2 con trở lên Hổ, sư tử, chó, mèo, lợn,
chuột,...
Củng cố, dặn dò: ( 2p ) -GV nhận xét tiết học
-Về nhà ôn lại bài, sưu tầm một số tranh ảnh về việc
nuôi dạy con của thú.
Thứ ba ngày 8 tháng 4 năm 2008
Toán: Ôn tập về thể tích.
Các hoạt động Cách tiến hành
Bài cũ: (5p)
MT: Ôn lại kiến thức cũ
-GV chấm điểm ở VBT.
-GV nhận xét, bài nào nhiều em làm sai thì chữa.
-Vài HS nhắc lại cách tính chất của phân số.
Bài mới:
Giới thiệu bài: (1p)
-GV nêu mục tiêu của tiết học.
Hoạt động 1: (12p)
Hướng dẫn HS làm BT1,2.
MT: Giúp HS củng cố về quan hệ
giữa mét khối, đề-xi-mét khối,
xăng-ti-mét khối.
ĐD: Phiếu bài tập ghi bài tập 1
như SGK.
PP: Động não, thực hành.

-GV phát phiếu bài tập 1 cho các nhóm, các nhóm
thảo luận và viết số thích hợp vào chỗ chấm.
-Các nhóm trình bày kết quả và trả lời câu hỏi của
phần b). Lớp nhận xét.
-GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng, GV yêu cầu vài
HS nhắc lại mối quan hệ giữa 3 đơn vị đo thể tích
(m
3
, dm
3
, cm
3
) và quan hệ giữa 2 đơn vị đo liền kề.
+ Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé hơn liền tiếp liền.
+ Đơn vị bé bằng
1000
1
đơn vị lớn hơn tiếp liền.
Hoạt động 2: (10p)
Hướng dẫn HS làm BT 2
MT: HS biết dựa vào mối quan hệ
giữa các đơn vị đo thể tích để điền
số thích hợp vào chỗ chấm.
ĐD: SGK, bảng nhóm.
PP: Động não, thực hành.
-GV yêu cầu HS tự làm bài tập vào vở, 2 HS làm bài
vào bảng nhóm.
-GV theo dõi, giúp đỡ HS. Nếu HS nào lúng túng, GV
hướng dẫn các em bằng cách đếm.
-HS làm bài trên bảng nhóm treo lên bảng, lớp nhận

xét. HS trao đổi vở cho nhau để kiểm tra.
-GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng:
1m
3
= 1000dm
3
1dm
3
= 1000cm
3
7,268m
3
= 7268dm
3
4,351dm
3
= 4351cm
3
0,5m
3
= 500 dm
3
0,2dm
3
= 200cm
3
3m
3
2dm
3

= 3002dm
3
1dm
3
9cm
3
= 1009cm
3
Hoạt động 3:
Hướng dẫn HS làm BT
MT: Củng cố HS viết số đo thể
tích dưới dạng số thập phân;
chuyển đổi số đo thể tích.
ĐD: Bảng nhóm.
PP: Động não, thực hành.
-HS tự làm bài tập 3 vào vở, 2 HS làm bài trên bảng
nhóm.
-GV theo dõi, giúp đỡ những em yếu.
-HS làm bài trên bảng nhóm trình bày bài, lớp nhận
xét. HS trao đổi vở cho nhau để kiểm tra.
-GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
a) Có đơn vị đo là mét khối:
6m
3
272dm
3
= 6,272 m
3
2105dm
3

= 2,105m
3
3m
3
82dm
3
= 3,082m
3
b) Có đơn vị đo là đề-xi-mét khối
8 dm
3
439 = 8,439dm
3
3670cm
3
= 3,67dm
3
5dm
3
77cm
3
= 5,077dm
3
Củng cố, dặn dò: (3p) GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà làm bài ở VBT.
Tiếp tục ôn tập về đơn vị đo diện tích và thể tích.
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Nam và nữ.
Các hoạt động Cách tiến hành
Bài cũ: (4p) -Kiểm tra 2 HS lần lượt làm miệng bài tập 2, 3 của
tiết Luyện từ và câu (Ôn tập về dấu câu)

-GV nhận xét và cho điểm.
Bài mới:
Giới thiệu bài: (1p)
GV nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học.
Hoạt động 1: (10p)
Hướng dẫn HS làm BT1.
MT: HS từ ngữ chỉ phẩm chất
quan trọng nhất của nam, của nữ.
Giải thích được nghĩa của các từ
đó. Biết trao đổi về những phẩm
chất quan trọng mà một người
nam, một người nữ cần có.
ĐD: VBT, Từ điển Tiếng Việt.
Bảng phụ viết những phẩm chất
quan trọng nhất của nam giới và
nữ giới.
PP: Thảo luận, động não, thực
hành.
Bài 1:
-Một HS đọc bài tập 1, cả lớp đọc thầm.
-GV nhắc lại yêu cầu:
H: Em có đòng ý với ý kiến của đề bài đã nêu không?
-HS có thể trả lời theo 2 cách:
+ Đồng ý
+ Không đồng ý.
Các em chọn ý kiến đồng ý hay không đều phải giải
thích lí do, GV không áp đặt các em.
H: Em thích phẩm chất nào nhất ở một bạn nam hoặc
một bạn nữ?
-HS phát biểu tự do. Các em nêu rõ phẩm chất mình

thích ở bạn nam hoặc bạn nữ và giải thích nghĩa của
từ chỉ phẩm chất mà mình vừa chọn.
-GV hướng dẫn các em tra từ điển.
Hoạt động 2:(14p)
Hướng dẫn HS làm BT2
MT: HS biết trao đổi với bạn về
những phẩm chất quan trọng mà
một người nam, một người nữ cần
có.
ĐD: VBT
PP: Động não, thực hành.
- 1 HS đọc yêu cầu của BT2. Lớp đọc thầm.
-GV nhắc lại yêu cầu.
-HS làm bài vào VBT.
-Một số HS phát biểu ý kiến. Lớp nhận xét.
-GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng:
a/ Phẩm chất chung của hai nhân vật cả hai đều giàu
tình cảm, biết quan tâm đến người khác.
b/ Phẩm chất riêng của mỗi nhân vật:
• Ma-ri-ô kín đáo, quyết đoán, cao thượng, mạnh
mẽ,...
• Giu-li-et-ta dịu dàng, ân cần, đầy nữ tính,...
Hoạt động 3: (9p)
Hướng dẫn HS làm BT3
MT: HS biết các thành ngữ ,tục
ngữ nói về nam và nữ, về quan hệ
bình đẳng nam, nữ. Xác định được
thái độ đúng đắn: không coi
thường phụ nữ.
ĐD: VBT.

PP: Động não, thực hành.
-1 HS đọc toàn bộ nội dung bài tập 3, lớp lắng nghe.
-GV nhắc lại yêu cầu của bài tập.
-HS làm bài cá nhân. Một số HS phát biểu ý kiến.
-Lớp nhận xét.
-GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
GV: Câu a thể hiện một quan niệm đúng đắn, không
coi thường con gái.
Câu b thể hiện một quan niệm lạc hậu sai trái: trọng
con trai, khinh con gái.
-Cho HS học thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ.
Củng cố, dặn dò: (2p) -GV nhận xét tiết học. Khen những HS làm bài tốt.
Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
Các hoạt động Cách tiến hành
Bài cũ: (4p) -Kiểm tra 2 HS lần lượt kể lần lượt kể chuyện Lớp
trưởng lớp tôi.
GV nhận xét + cho điểm.
Bài mới:
Giới thiệu bài: (1p)
Trong tiết kể chuyện trước, cô đã dặn các em về
nhà chuẩn bị trước cho tiết Kể chuyện hôm nay. Bây
giờ, mỗi em kể một chuyện mình đã được nghe,
được đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có
tài cho các bạn nghe.
Hoạt động 1: (10p)
Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của
đề bài.
MT: Giúp HS xác định được yêu
cầu của đề bài.

ĐD: Bảng lớp viết đề bài.
Một số sách truyện, bài báo, sách
truyện đọc lớp 5...viết về các nữ anh
hùng, các phụ nữ có tài.
PP: Giảng giải, thảo luận.
-GV viết đề bài lên bảng lớp và gạch dưới những từ
ngữ cần chú ý.
-Một HS đọ lại đề bài đã viết trên bảng lớp.
Đề bài: Kể chuyện em đã nghe, đã đọc về một nữ
anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
-Bốn HS tiếp nối nhau đọc lần lượt các gợi ý 1 - 2 -
3 - 4. Cả lớp theo dõi trong SGK.
-HS đọc thầm lại gợi ý 1. GV nhắc: Một số truyện
đã nêu trong gợi ý là truyện trong SGK. Các em nên
kể chuyện về những nữ anh hùng hoặc những phụ
nữ có tài qua những câu chuyện đã nghe hoặc đã
đọc ngoài nhà trường.
-GV kiểm tra sự chuẩn bị trước ở nhà của HS; mời
một số em tiếp nối nhau nói trước lớp tên câu
chuyện các em sẽ kể (kết hợp giới thiệu truyện các
em mang đến lớp).
Hoạt động 2: (22p)
HS thực hành kể chuyện,trao đổi
về ý nghĩa câu chuyện.
MT:Rèn kĩ năng nói:Biết kể tự
nhiên bằng lời của mình một câu
chuyện đã nghe, đã đọc về một nữ
anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
Hiểu và biết trao đổi với bạn về nội
dung,ý nghĩa của chuyện.

Rèn kĩ năng nghe:
Nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể
ĐD: Tranh minh hoạ.
PP: Kể chuyện, thảo luận.
GV: Các em đọc lại gợi ý 2 và gạch nhanh trên giấy
nháp dàn ý câu chuyện mình sẽ kể.
-HS cùng bạn bên cạnh kể chuyện, trao đổi về ý
nghĩ câu chuyện.
GV nhắc HS: cố gắng kể thật tự nhiên, có thể kết
hợp với động tác, điệu bộ cho câu chuyện thêm hấp
dẫn, sinh động.
-HS thi kể trước lớp:
+ HS xung phong KC hoặc cử đại diện thi kể. Mỗi
em kể xong đều nói ý nghĩa câu chuyện của mình
hoặc trao đổi, giao lưu cùng bạn trong lớp về nhân
vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện.
+ Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm cho HS về các
mặt: nội dung câu chuyện - cách kể - khả năng hiểu
câu chuyện của người kể.
+ Cả lớp bình chọn người có câu chuyện hay nhất;
bạn KC tự nhiên, hấp dẫn nhất; đặt câu hỏi thú vị...
Củng cố, dặn dò: (2p)
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà chuẩn bị cho
tiết kể chuyện của tiết Kể chuyện tuần 31.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×