1
Phòng giáo dục và đào tạo vụ bản
Trờng thcs Minh Tân
Báo cáo sáng kiến
HNG DN HC SINH TIP CN CC VN BN
NGH LUN TRUNG I TRONG CHNG TRèNH NG VN 8
Tác giả: Phạm Thị Hồng Lơng
Trình độ chuyên môn: Đại học S phạm Ngữ văn
Chức vụ: Giáo viên
Nơi công tác: Trờng THCS Minh Tân
Minh tân, ngày 19/3/2018
1. Tên sáng kiến:
HNG DN HC SINH TIP CN CC VN BN
2
NGH LUN TRUNG I TRONG CHNG TRèNH NG VN 8
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Trờng THCS Minh Tân
3. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ ngày...tháng ..năm
đến ngày tháng năm 2018
4. Tác giả:
Họ và tên: Phạm Thị Hồng Lơng
Năm sinh: 1976
Nơi thờng trú: Hoàng- Minh Tân- Vụ Bản- Nam Định
Trình độ chuyên môn: Đại học s phạm Ngữ văn
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trờng THCS Minh Tân
Điện thoại: 0948258776
Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến.%
5. Đồng tác giả( Nếu có)
Họ và tên:
Năm sinh:
Nơi thờng trú:
Trình độ chuyên môn:
Chức vụ công tác:
Nơi làm việc:
Điện thoại:
Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến.%
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trờng THCS Minh Tân
Địa chỉ Minh Tân Vụ Bản- Nam Định
Điện thoại
3
B¸o c¸o s¸ng kiÕn
HƯỚNG DẪN HỌC SINH TIẾP CẬN CÁC VĂN BẢN
NGHỊ LUẬN TRUNG ĐẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 8
I. §iÒu kiÖn hoµn c¶nh t¹o ra s¸ng kiÕn
Văn học trung đại Việt Nam là bộ phận văn học gắn liền với một giai đoạn lịch sử
quan trọng của đất nước. Giai đoạn lịch sử này đã để lại một di sản văn học vô cùng
quý báu, đồ sộ về khối lượng; phong phú, đa dạng về nội dung; đạt tới đỉnh cao về
nghệ thuật. Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu di sản này, chúng ta càng thêm gắn bó với
truyền thống cao đẹp của dân tộc. Bởi lẽ “Mỗi tác giả với thiên tài của mình và giới
hạn của thời đại, phản ánh một thời kì lịch sử, đánh dấu một bước tiến của văn
học, làm giàu thêm cho tư tưởng, tình cảm và tiếng nói Việt Nam”(Phạm Văn Đồng).
Chúng ta có thể tìm thấy trong di sản này những hình ảnh tái hiện lại quá khứ vinh
quang nhưng không ít gian khó của dân tộc, để rồi từ đó có thể nhìn lại hiện tại một
cách thấu đáo hơn và hướng đến tương lai. Đối với nhà trường THCS, di sản này
đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm,
đạo đức, quan điểm, lí tưởng thẩm mĩ...cho học sinh. Vì vậy hướng dẫn tiếp cận các
văn bản văn học trung đại theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh là
một vấn đề đã và đang được nhiều nhà nghiên cứu cũng như nhiều giáo viên giảng
dạy văn học quan tâm.
II. M« t¶ gi¶i ph¸p
1. M« t¶ gi¶i ph¸p tríc khi t¹o ra s¸ng kiÕn.
Trong nhiều năm trở lại đây, các phương pháp dạy học theo hướng tích cực đã
được chú trọng (kể cả việc ứng dụng công nghệ thông tin). Việc đổi mới chương
trình và phương pháp giảng dạy khiến người giáo viên đứng lớp cần đổi mới cách
dạy học, đầu tư nhiều hơn trong quá trình giảng dạy. Trên thực tế, việc giảng dạy các
tác phẩm văn học Việt Nam trung đại ở trường THCS lại gặp không ít khó khăn,
phần nhiều giáo viên e ngại giảng dạy các văn bản này. Việc rút ngắn khoảng cách
để học sinh dễ dàng tiếp nhận nội dung văn bản là điều không đơn giản ( nhất là với
4
thế hệ giáo viên trẻ khi vốn kiến thức, hiểu biết văn hóa thời trung đại còn hạn chế).
Bản thân giáo viên cũng còn nhiều lúng túng khi khai thác các tác phẩm văn học cổ
nhất là về mặt từ ngữ. Các tác phẩm giai đoạn này hay dùng điển tích, điển cố và để
cho học sinh hiểu thấu đáo được phải giải thích thành một câu chuyện dài. Cũng có
khi giáo viên chưa hiểu hết ý nghĩa của các điển cố đó vì chưa có điều kiện nghiên
cứu, tìm hiểu kĩ càng vì vậy việc giải thích không thể giải thích cho học sinh hiểu
thấu đáo được. Trong quá trình giảng dạy văn học trung đại, giáo viên thường chỉ
chú ý khai thác nội dung làm toát lên những quan điểm tư tưởng của tác giả đề cập
mà ít chú ý đến vẻ đẹp về hình thức nghệ thuật của tác phẩm cũng như các vấn đề có
liên quan khác, vì thế việc dạy các tác phẩm nghị luận thường khô, không hấp dẫn.
Hơn nữa có một thực tế phổ biến là học sinh không có hứng thú khi học văn học
Việt Nam trung đại, tình trạng ngại đọc sách, nghiên cứu tài liệu và không say mê
với việc tìm hiểu những vấn đề thuộc lĩnh vực trừu tượng này trở nên không còn
hiếm ở các lớp. Bên cạnh đó cái hay mỗi thời mỗi khác, có những cái mà quan niệm
xưa cho là hay là đẹp thì nay đã trở nên xa lạ, nếu không có vốn tri thức nhất định về
văn hóa, văn học thì không thể hiểu được, vì thế các em không dễ có tâm thế sẵn
sàng tiếp nhận văn bản đã ra đời cách nay nhiều thế kỉ.
Do đặc thù lịch sử nước ta và tính chất của văn nghị luận trung đại được coi
trọng. Việc dạy - học văn nghị luận thật khó, dạy - học văn nghị luận ở cấp trung
học cơ sở, cụ thể là ở lớp 8, lại càng khó hơn. Từ tình hình thực tế, bản thân tôi sau
nhiều năm lên lớp, luôn băn khoăn, trăn trở làm thế nào để có thể giảng dạy các tác
phẩm văn học Việt Nam trung đại đạt hiệu quả? Làm thế nào để học sinh tiếp cận
tác phẩm văn học Việt Nam trung đại đễ dàng hơn? Từ việc tìm tòi, đúc kết kinh
nghiệm trong thực tế giảng dạy những năm qua của bản thân và đông nghiệp, tôi đã
cố gắng điều chỉnh, vận dụng việc đổi mới phương pháp dạy – học. Tôi nhận thấy
học sinh học văn học Việt Nam trung đại khả quan hơn, hứng thú hơn. Vì vậy tôi
mạnh dạn đưa ra một vài kinh nghiệm trong việc “ Hướng dẫn học sinh tiếp cận
các văn bản nghị luận trung đại trong chương trình Ngữ văn 8”
2. M« t¶ gi¶i ph¸p sau khi cã s¸ng kiÕn
5
A. C¬ së lÝ luËn
Lí luận dạy học khẳng định: “ Nhà giáo là người có ảnh hưởng quyết định đối
với tất cả những đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học”. Theo đó người thầy
đóng vai trò chủ đạo trong việc tổ chức, điều khiển, định hướng, thiết kế quá trình
dạy học, giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ, kĩ
năng cơ bản và năng lực của bản thân. Đối với giờ học văn, người thầy khi đứng lớp
không chỉ dạy đủ kiến thức cơ bản, làm bật lên kiến thức trọng tâm, có sự liên kết
chặt chẽ giữa các phần, nội dung sát với trình độ học sinh mà còn phải làm thế nào
để thu hút được học sinh, khiến học sinh có thể tiếp cận, thâm nhập được tác phẩm
với sự chủ động, tích cực là một điều không hề đơn giản và càng khó hơn khi dạy
các văn bản nghị luận trung đại. Bởi lẽ, các văn bản nghị luận trung đại là những
văn bản xuôi hoặc văn biền ngẫu trực tiếp viết về những vấn đề liên quan đến đời
sống chính trị của quốc gia, dân tộc nên một trong những yếu tố quan trọng tạo
thành giá trị văn bản là tính chất của thể chế chính trị đương thời ( khác với hình
tượng nghệ thuật do nhà văn hư cấu như ở văn chương thẩm mĩ). Cụ thể ở chương
trình lớp 8 có các thể như: Chiếu, hịch, cáo, tấu. Chức năng của từng loại văn bản
được quy định chặt chẽ.
Trong xu thế hội nhập hiện nay, việc tiếp cận các văn bản nghị luận trung đại
góp phần không nhỏ trong việc hình thành hệ thống quan điểm, tư tưởng cho thế hệ
trẻ trong việc xử lí các vấn đề đặt ra trong cuộc sống một cách đúng đắn vừa phù
hợp với tinh thần thời đại mới vừa đảm bảo tính quốc gia, dân tộc. Trong khi đó
những văn bản nghị luận lại được giảng dạy và tiếp nhận với tư cách là một tác
phẩm văn học vì thế cái khó của người dạy là vừa đảm bảo cho học sinh tiếp cận
tính khách quan của tác phẩm vừa truyền lại những rung cảm của tác phẩm với tư
cách là một sáng tạo nghệ thuật thực sự.
B. C¬ së thùc tiÔn
Trên thực tế, qua chương trình Ngữ văn lớp 7 các em đã được làm quen với các
văn bản nghị luận trung đại nhưng đều là các văn bản thơ và phần lớn các bài thơ
này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi phong các thơ Đường ( Trung Quốc). Đến chương
6
trình Ngữ văn 8 các em sẽ được tiếp nhận bốn văn bản chính luận Việt nam trung
đại: Chiếu dời đô ( Thiên đô chiếu) của Lí công Uẩn, Hịch tướng sĩ của Trần
Quốc Tuấn, Nước Đại Viết ta ( trích Bình Ngô Đại Cáo) của Nguyễn Trãi, Bàn
luận về phép học ( Luận học pháp) của Nguyễn Thiếp. Đây là những văn bản đặc
sắc viết về những vấn đề trọng đại của quốc gia. Vì vậy với học sinh lớp 8, bốn văn
bản với bốn thể loại khác nhau là những kiến thức vừa mới lại vừa khó mặc dù trong
quá trình giảng dạy giáo viên luôn có ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm
vụ dạy học song những “ rào cản” về thời đại, tình trạng ngại đọc sách, đọc tài liệu
và không say mê với việc tìm hiểu những vấn đề thuộc lĩnh vực trừu tượng, khô
khan này đã và đang làm cho quá trình tiếp nhận các văn bản trung đại trở nên khó
khăn, giờ học chỉ mang tính một chiều, không còn hứng thú.
C. Néi dung thùc hiÖn
1. Chuẩn bị cho tiết dạy – học.
Việc chuẩn bị cho tiết dạy là một bước rất quan trọng. Đối với một giờ dạy văn
bản văn học trung đại:
- Giáo viên cần đọc kĩ văn bản, nghiên cứu tài liệu về lịch sử có liên quan đến
tác giả, tác phẩm; nắm vững các chú thích, các điển tích, điển cố có trong bài; tìm
tranh ảnh có liên quan để hỗ trợ tiết dạy; lưu ý hệ thống kiến thức cần truyền đạt để
xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lý. Giáo viên cần chú trọng vào việc tạo tâm lý, gây
hứng thú cho học sinh ngay từ đầu văn bản để học sinh có nhu cầu tiếp nhận nội
dung; sau mỗi văn bản giáo viên cần lập sơ đồ tư duy, hệ thống hóa kiến thức để học
sinh nhớ bài học. Chẳng hạn khi dạy bài Chiếu dời đô, giáo viên cần xem lại đặc
điểm địa lý của cố đô Hoa Lư, xã hội thời Lý, tiểu sử, công trạng của Lý Công Uẩn,
nền văn hóa thời Lý…; đối với Hịch tướng sĩ, giáo viên phải nhận rõ vai trò của
Trần Quốc Tuấn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên, tội ác của
giặc Mông – Nguyên, tình hình triều Trần và quân sĩ lúc bấy giờ…
- Giáo viên phải hướng dẫn học sinh đọc kĩ văn bản, đọc kĩ chú thích; nắm rõ
các từ khó, điển cố, điển tích; ghi ngắn gọn phần trả lời vào vở soạn; tìm hiểu các
7
câu chuyện có liên quan đến sự kiện được đề cập đến trong văn bản. Nếu học sinh
không đọc hoặc đọc qua loa thì các em không thể hiểu được nội dung văn bản.
2. Định hướng tiếp cận văn bản.
2.1. Tạo tâm thế, gây hứng thú cho học sinh.
Ở mỗi tiết dạy, mỗi giáo viên thường chú trọng phần giới thiệu bài. Đây là
bước tạo tâm thế cho học sinh tiếp cận văn bản. Với văn bản trung đại giáo viên cần
giới thiệu ngắn gọn, súc tích, liên quan trức tiếp đến sự kiện trong văn bản. Giáo
viên có thể sử dụng các câu hỏi gợi mở hoặc dùng tranh ảnh.
Cách 1: Giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi:
Ví dụ: */ Đối với văn bản Hịch tướng sĩ có thể gợi mở như sau:
- Tiếp nối thắng lợi của triều Lí, nhà Trần đã để lại dấu ấn trong lịch sử bằng
sự kiện vẻ vang nào?
- Nói đến dấu ấn lịch sử vĩ đại ấy phải kể đến công của người anh hùng nào?
- Vậy Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã làm gì để có thể huy động được
sức mạnh toàn quân làm nên chiến thắng vang dội đến như vậy?
Từ đó giới thiệu bài học
*/ Hay văn bản Nước Đại Việt ta
- Nước ta từ xưa đến nay có mấy văn bản được xem là Tuyên ngôn độc lập
của đất nước? Đó là những văn bản nào?
- Các em đã được học bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất ở lớp nào?
Từ đó giới thiệu bài học
Cách 2: Giáo viên sử dụng tranh ảnh:
*/ Với bài Chiếu dời đô
- GV cho học sinh quan sát tranh, nhận biết các sự kiện có liên quan rồi giới
thiệu vào bài mới.
8
Hình ảnh về cố đô Hoa Lư – Tràng An
Thăng Long xưa
Hà Nội ngày nay
Thăng Long – Hà Nội 1000 năm tuổi
*/ Với văn bản Hịch tướng sĩ
9
Tín ngưỡng thờ đức thánh Trần trên mọi miền quê.
Từ việc giới thiệu tín ngưỡng thờ đức thánh Trần – Trần quốc Tuấn để vào bài.
*/ Với bài Nước Đại Việt ta
10
Từ sự kiện giàn khoan 981, giáo viên gợi mở đến chủ quyền và các bản tuyên
ngôn độc lập rồi vào bài mới.
2.2. Hướng dẫn học sinh đọc văn bản và tìm hiểu chú thích.
Đọc – tìm hiểu chú thích cũng là cách để học sinh tiếp cận văn bản. Với các văn
bản nghị luận trung đại, bước này rất cần thiết vì ngôn ngữ trong văn bản không
phải dễ hiểu. Học sinh không chỉ đọc ở nhà mà còn đọc và tìm hiểu theo sự hướng
dẫn của giáo viên để hiểu đúng theo đặc trưng thể loại và biết được các kiến thức có
liên quan. Hướng dẫn học sinh đọc bài, giáo viên cần chú ý cách đọc văn bản vì các
11
văn bản thường có kiểu văn biền ngẫu, giọng điệu cũng cần phải chuẩn mực, phù
hợp.
Ví dụ:
- Với văn bản Chiếu dời đô, là lời của vua nên giọng điệu chung là trang trọng
nhưng có những câu cần nhấn mạnh sắc thái tình cảm tha thiết hoặc chân tình: “
Trẫm rất đau xót về việc đó”, “ Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để dịnh
chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?”
Cho học sinh đọc kĩ chú thích ( * ) và chú thích 8
- Với bài Hịch tướng sĩ cố gắng chuyển đổi giọng điệu cho phù hợp với nội dung
của từng đoạn. Cần chú ý tính chất cân xứng, nhịp nhàng của câu văn biền ngẫu.
Đọc kĩ chú thích ( * ) và các chú thích 17, 18, 22, 23
- Với bài Nước Đại Việt ta, cần đọc trang trọng, hùng hồn, tự hào. Chú ý tính chất
câu văn biền ngẫu cân xứng, nhịp nhàng.
Đọc kĩ chú thích ( * ) và các chú thích 1, 2, 3, 4
- Với văn bản Bàn luận về phép học lại đọc với giọng điệu chân tình, bày tỏ thiệt
hơn, vừa tự tin, vừa khiêm tốn.
Đọc kĩ chú thích ( * ) và các chú thích 2, 3
2.3. Hướng dẫn học sinh hiểu được bối cảnh lịch sử - tác giả - tác phẩm.
Khi dạy các văn bản nghị luận trung đại, giáo viên phải dựng lại được không khí
văn hóa văn hóa, lịch sử của thời đại, phải tạo được sự đồng cảm về văn hóa văn
học. Từ điểm xuất phát là hiện tại, giáo viên giúp học sinh trở lại quá khứ để học tập
cách cảm, cách nghĩ của người xưa. Tác phẩm văn học trung đại lớp 8 là những tác
phẩm có ý nghĩa lịch sử gắn liền với các sự kiện trọng đại của đất nước và tác giả là
những vị vua, vị tướng, người có vai trò quan trọng gắn cuộc đời mình với vận
mệnh đất nước lúc bấy giờ. Vì thế, nắm được bối cảnh lịch sử - tác giả - tác phẩm sẽ
gợi không khí thời đại góp phần soi sáng nội dung tác phẩm.
Ví dụ:
*/ Bài Chiếu dời đô cần nắm được:
+ Vương triều Tiền - Lê vào đầu thế kỉ XI lâm vào khủng hoảng cực điểm.
12
+ Cần có người đứng đầu đất nước hội tụ: Nhân, Đức, Giản và Trí. Ở Lý Công
Uẩn đã hội tụ những phẩm chất đó.
+ Sau khi được tôn lên làm vua, ông nhận thấy Hoa Lư chật hẹp, không thể mở
mang làm chỗ đô hội được.
+ Việc dời đô không chỉ có ý nghĩa với triều Lý mà còn mở ra kỉ nguyên quốc
gia Đại Việt độc lập và thể hiện niềm tự hào dân tộc về đất nước đang trên đà lớn
mạnh.
*/ Bài Hịch tướng sĩ cần nắm được:
+ Nhấn mạnh thời điểm xuất hiện của nó ( năm 1284) và lí do vì sao Trần
Quốc Tuấn lại viết bài hịch này. Cần chú ý vào thế giặc, sự ngông cuồng của kẻ thù
và tư tưởng dao động, cầu hòa của một bộ phận trong hàng ngũ tướng sĩ.
+ Công lao của Trần Quốc Tuấn trong hai cuộc kháng chiến chống Nguyên –
Mông và sự tận trung, tận lực của ông.
+ Hào khí Đông A.
2.4. Hướng dẫn học sinh nắm được đặc trưng thể loại.
Trong chương trình văn THPT, học sinh tiếp xúc với nhiều thể loại văn học
trung đại khác nhau như: thơ Đường, cáo, phú, văn tế, truyện thơ, ....Mỗi thể loại có
một kết cấu riêng mang đặc trưng riêng. Ở chương tình Ngữ văn 8, các văn bản
tương ứng với các thể loại như sau: Chiếu dời đô ( thể Chiếu), Hịch tướng sĩ ( thể
Hịch), Nước Đại Việt ta ( thể Cáo), Bàn luận về phép học ( thể Tấu). Do đó, trước
khi tiếp xúc với các văn bản, giáo viên cần giới thiệu cho học sinh một cách đầy đủ
và rõ ràng về đặc trưng thể loại đó để học sinh có thể tự mình tiếp cận tác phẩm.
* Về thể loại:
- Chiếu: Là thể văn cổ, do vua chúa hay thủ lĩnh dùng để ban bố mệnh lệnh.
- Hịch: Là thể văn nghị luận xưa thường được vua chúa hay tướng lĩnh, thủ
lĩnh một phong trào dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù
trong giặc ngoài.
13
- Cáo: Là một thể văn nghị luận cổ, thường được vua chúa, hoặc thủ lĩnh dùng
để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng
biết.
- Tấu: Là một văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự
việc, ý kiến, đề nghị.
Như vậy xét về thể loại cần cho học sinh thấy sự khác nhau:
+ Về mục đích:
- Chiếu: Trình bày một chủ trương, đường lối để mọi người chấp thuận
bằng cách dùng lí lẽ để lập luận hướng tới mục đích.
- Hịch: Kêu gọi, cổ vũ động viên bằng cách dùng tình cảm và lập luận để tác
động vào tinh thần.
- Cáo: Công bố kết quả của một sự nghiệp bằng cách nêu quan điểm lập
trường của sự nghiệp đó.
- Tấu: Nêu ý kiến, đưa đề nghị bằng cách lập luận xác đáng và thuyết phục.
+ Về đối tượng viết và nhận:
- Chiếu, Hịch. Cáo: Do vua, chúa hoặc thủ lĩnh viết và thần dân, binh lính...
là người tiếp nhận.
- Tấu: Do thần tử, bề tôi, quan tướng viết dâng lên vua chúa.
* Về đặc trưng:
- Các văn bản nghị luận trong chương trình lớp 8 được viết với một nhiệt
huyết nồng nàn. Tuy thuộc loại văn bản chính trị hành chính nhưng ở các tác phẩm
không hề có giọng khô khan, chỉ chú trọng sự lập luận khúc triết lôgic và văn phong
chặt chẽ mà còn tràn đầy cảm xúc.
Ví dụ: Hịch tướng sĩ sau khi tố cáo tội ác của kẻ thù để tô đậm nỗi đau
mất nước, khơi dậy lòng căm thù, danh dự làm tướng của các tì tướng Trần Quốc
Tuấn đã trực tiếp bộc lộ cảm xúc “ Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối ruột
đâu như cắt, nước mất đầm đìa, chỉ căm tức sao chưa xả thịt, lột da,nuốt gan uống
máu quân thù, dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da
ngựa, ta cũng vui lòng”
14
Với bài Chiếu dời đô để tạo sự đồng cảm giữa mệnh lệnh của vua với thần
dân, Lý Công Uẩn thuyết phục người nghe bằng lí lẽ chặt chẽ và bằng tình cảm chân
thành : “ Trẫm rất đau xót về việc đó”, “ Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất
ấy để dịnh chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?”
- Các văn bản thường dùng lối văn biền ngẫu biến hóa linh hoạt, nhịp
nhàng, khi thì văn xuôi, khi là văn vần.
Ví dụ:
“ Đã đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây; lại tiện hướng nhìn sông tựa núi. Địa thế
rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng” ( Chiếu dời đô)
“Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nến độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đé một phương”
( Nước Đại Việt ta)
- Các tác phẩm thường in đậm thế giới quan con người trung đại: Tư tưởng
mệnh trời, thần, chủ, tâm lí sùng cổ, sùng bái tổ tiên...
Ví dụ : Tư tưởng tuân theo mệnh trời của hai nhà Thương, Chu nên có kết
quả tốt. Còn hai nhà Đinh – Lê không tuân theo mệnh trời nên triều đình ngắn ngủi,
nhân dân chịu cảnh khổ ( Chiếu dời đô)
Hay việc lấy các tấm gương trung thần nghĩa sĩ của Trung Hoa xưa và nay để
khích lệ ý chí lập công danh của các tướng sĩ. Lấy đạo thần – chủ để khích lệ tinh
thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù ( Hịch tướng sĩ)
2.5. Hướng dẫn học sinh nắm được hệ thống từ vựng, điển cố.
Trong các tác phẩm trung đại, các tác giả sử dụng một hệ thống từ vựng, điển cố
mang đặc trưng của thể văn này. Trước mỗi bài học, nếu chưa hiểu hết được các từ
vựng, điển cố này thì chưa thể hiểu được nội dung cũng như nghệ thuật của tác
phẩm. Ở đây SGK Ngữ văn chú thích khá đầy đủ những từ khó trong mỗi văn bản,
giáo viên cần phải hướng dẫn, yêu cầu học sinh nắm được ý nghĩa của các từ ngữ
cũng như điển cố. Mặt khác giáo viên cần phân tích ý nghĩa của các từ ngữ trong
15
văn bản để học sinh cảm nhận được lời hay, ý đẹp và yêu thích tác phẩm đó. Nhưng
không nên quá sa đà vào việc giảng giải mà cần có sự lựa chọn những từ ngữ tiêu
biểu có nội dung liên quan đến nội dung tư tưởng, chủ đề của tác phẩm để phân tích.
a/ Hướng dẫn tiếp cận điển tích, điển cố
Khi dạy điển tích, điển cố, giáo viên cần phải hiểu rõ ràng để giảng cho học
sinh hiểu nếu chỗ nào chưa hiểu thấu đáo thì không nên giảng.
Ví dụ : Dạy bài “ Hịch tướng sĩ” có rất nhiều điển tích, điển cố: Kỉ Tín, Do
Vu, Dự Nhượng, Thân Khoái, Kính Đức, Cảo Khanh...Tất cả những điển tích này,
sách giáo khoa đã chú thích rõ, giáo viên chỉ cần phân tích ý nghĩa của các điển cố
này ở chỗ chúng nêu gương trung quân ái quốc, những điển hình của lí tưởng phong
kiến. Đây là những tấm gương xả thân cho lí tưởng: trung với vua, với chủ...điều
này gắn liền với thời đại của Trần Quốc Tuấn. Nêu các tấm gương như vậy để khích
lệ tinh thần chiến đấu vì lí tưởng của các nghĩa sĩ.
b/ Hướng dẫn tiếp cận từ ngữ.
A. Tôn xtôi đã nêu một quy luật rất quan trọng của nghệ thuật là: “ Nghệ thuật
chỉ tác động đến con người nhờ chi tiết”. Do đó, với lớp từ cụ thể, phong phú, Tiếng
Việt có khả năng bộc lộ rõ nét tư tưởng, thái độ của tác giả. Giáo viên cần chọn
những từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm có tác động mạnh đến tư tưởng, tình cảm của
độc giả. Việc lựa chọn từ ngữ chính xác, cụ thể, tinh tế góp phần quan trọng trong
việc khắc họa hình tượng, nội dung tư tưởng của tác phẩm.
Ví dụ: + Với bài “ Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, yêu cầu về thể loại là
phải có nội dung, cấu trúc ngôn ngữ khích lệ, động viên nhằm kích thích ý chí chiến
đấu và niềm tin chiến thắng, thấy được phải trái, thấy được sức mạnh chính nghĩa.
Vì vậy, giáo viên phải phân tích sự phản ánh tâm lí trong ngôn ngữ và tác dụng của
ngôn ngữ đối với tâm lí trong bài hịch như:
- Khi phân tích đoạn nói về tội ác của bọn giặc cần chú ý đến các từ ngữ “ đi lại
nghênh ngang”, “ sỉ mắng triều đình”, “ bắt nạt tể phụ”, “ đòi ngọc lụa”, “ vét của
kho” nhằm cụ thể hóa những hành vi ngạo mạn vi phạm chủ quyền quốc gia dân tộc
Đại Việt của bọn sứ giả phương Bắc. Hay các hình ảnh ẩn dụ “ cú diều”, “dê chó”,
16
“hổ đói” để không chỉ nói lên tính gian manh, ác thú của kẻ thù mà còn thấy được
thái độ của người viết.
- Khi phân tích đoạn ghi lại thái độ căm thù cao độ và lòng yêu nước sục sôi của
Trần Quốc Tuấn “ Ta thường tới bữa quên ăn ... ta cũng vui lòng” thì không thể bỏ
qua các động từ “ xả, lột, nuốt, uống” và các điển tích “ trăm thân, nghìn xác” gây
xúc động lòng người, tạo sự đồng cảm của các tướng sĩ.
+ Với bài “ Chiếu dời đô” của Lý công Uẩn, yêu cầu về thể loại là dùng
để ban bố mệnh lệnh. “ Chiếu dời đô” gắn với một sự kiện lịch sử - chính trị hết sức
quan trọng của năm 1010 đưa đến một bước ngoặt vĩ đại cho sự phát triển của dân
tộc Đại Việt. Ngoài việc thể hiện chức năng của thể Chiếu, văn bản này còn có đặc
điểm riêng là tính chất tâm tình bên cạnh tính chất mệnh lệnh, bên cạnh ngôn ngữ
đơn thoại một chiều của vua còn có ngôn từ mang tính chất đối thoại, trao đổi. Vì
vậy, giáo viên cần làm rõ để thấy được tâm tư, tình cảm của người ban Chiếu đã tạo
được sự giao cảm, đồng lòng của nhân dân trong nước qua những câu “ Trẫm rất
đau xót về việc đó”, “ Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở.
Các khanh nghĩ thế nào?”. Ngôn ngữ có tính chất đối thoại này không chỉ tạo nên
sự đồng cảm giữa mệnh lệnh của vua và thần dân mà còn tạo nên sự thuyết phục cho
bài Chiếu.
+ Với bài “ Nước Đại Việt ta” của Nguyễn Trãi, nhà thơ Xuân Diệu đã
nhận xét: “ Bình Ngô đại cáo hạ một chữ như đổ một trái núi”. Hình như Nguyễn
Trãi đã cân nhắc từng chữ, từng lời, từng ý; mỗi chữ dùng đều chọn lọc sao cho có
sức biểu cảm âm vang, tất cả đều hợp lí, không một câu lép ý, nhẹ lời. Vì vậy giáo
viên cần cho học sinh thấy rõ lời văn trang nghiêm, trịnh trọng, đanh thép, uy nghi
trong bài Cáo.
+ Với bài “ Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp, giáo viên cần
làm rõ sự đúng đắn, tiến bộ, vượt thời đại trong phương pháp học, mục đích học tập
của tác giả. Muốn vậy giáo viên cần giải thích rõ câu châm ngôn “ Ngọc không mài
không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo” hay các lối học “ hình
thức, cầu danh lợi, không biết tam cương ngũ thường” và phương pháp học tập
17
đúng đắn. Như thế học sinh sẽ nắm được sự tiến bộ trong quan điểm của Nguyễn
Thiếp.
Nói tóm lại, mỗi thể loại văn nghị luận cổ có những đặc trưng riêng, khi
giảng dạy các từ ngữ trong từng thể loại, giáo viên cần chú ý đến những đặc trưng
cơ bản đó để giúp học sinh tiếp thu bài hiệu quả hơn.
2.6. Dùng sơ đồ trong phân tích và tổng kết bài học.
Do đặc điểm các văn bản đều thuộc văn nghị luận nên trong quá trình giảng
dạy, giáo viên luôn bám sát hệ thống luân điểm, luận cứ và nghệ thuật lập luận đầy
sức thuyết phục. Vì thế việc lập sơ đồ không chỉ để học sinh nắm bắt nội dung mà
còn có thể biết cách làm văn nghị luận.
a/ Dùng sơ đồ để phân tích luận điểm.
Mỗi văn bản nghị luân đều dược trình bày dưới dạng các luận điểm. Nội dung
luận điểm có thể xuất hiện ngay trong văn bản hoặc có thể suy luận để tìm ra. Về
cách lập luận có thể theo lối diễn dịch hoặc quy nạp ( tích lợp tập làm văn). Giáo
viên có thể lập ra các sơ đồ theo cấu trúc diễn dịch hoặc quy nạp để học sinh triển
khai vào từng luận điểm cụ thể.
Ví dụ:
* Sơ đồ cách lập luận diễn dịch:
LUẬN ĐIỂM 1
Lý lẽ 1
Dẫn
chứng
1…
Dẫn
chứng
2…
Lý lẽ …
Lý lẽ 2
Dẫn
chứng
3…
Dẫn
chứng
1….
Dẫn
chứng
2….
KẾT KUẬN LẠI VẪN ĐỀ
Dẫn
chứng
…
Dẫn
chứng
…
Dẫn
chứng
…
18
b) Sơ đồ để tổng kết bài học:
- Ví dụ: Hệ thống luận điểm trong Chiếu dời đô
Ý TƯỞNG DỜI ĐÔ TỪ HOA LƯ VỀ ĐẠI LA
LÝ DO DỜI ĐÔ KHỎI HOA LƯ
Gương
sáng đời
xưa
Ý CHÍ ĐỊNH ĐÔ MỚI Ở ĐẠI LA
Thực tế hai
triều Đinh
và Lê
Lịch sử Trung
hoa có nhiều lần
dời đô
(Thương, Chu)
Đóng đô mãi ở
một nơi nên gặp
khó khăn
- Đất nước phát
triển
- Các triều đại
tồn tại lâu dài
Đất nước không
phát triển, tồn tại
ngắn ngủi
Những lợi thế của Đại La
Về lịch sử
Cao Vương
từng định
Về địa lý
Thuận lợi
nhiều mặt
Về tiềm năng
Kính tế, văn
hoá phát triển
đô
Ý CHÍ CỦA NHÀ VUA:
- Quyết định dời đô.
- Hỏi ý kiến bề tôi.
- Hệ thống lập luận trong bài Hịch tướng sĩ
Khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì
nước, vì chủ tướng bằng cách nêu ra những
tâm gương trung thần thời xưa.
Khích lệ lòng căm thù giặc, nỗi nhục mất
nước bằng cách vạch trần và tố cáo tội ác,
thái độ của giặc trên đất nước mình
Khích lệ lòng trung quân ái quốc bằng cách
khơi gợi những ân tình của chủ tướng đã
dành cho tướng sĩ.
Khích lệ lòng tự trọng, liêm sỉ ở mỗi người
khi nhận rõ cái ai thấy rõ điều đúng bằng thái
độ phê phán, nghiêm khắc.
Khích lệ lòng yêu nước bất khuất, quyết
chiến quyết chiến thắng kẻ thù xâm lược;
đánh bại tư tưởng thờ ơ, xa lánh, bàng
quan để sẵn sàng bước vào cuộc chiến
đấu sinh tử.
19
- Hệ thống lập luận trong bài Nước Đại Việt ta
NGUYÊN LÍ NHÂN NGHĨA
Yên dân
Bảo vệ đất nước
để yên dân
Trừ bạo
Giặc Minh xâm lược
CHÂN LÍ VỀ SỰ TỒN TẠI ĐỘC LẬP CÓ
CHỦ QUYỀN CỦA DÂN TỘC ĐẠI VIỆT
Văn hiến
lâu đời
Lãnh thổ
riêng
Phong
tục riêng
Lịch sử
riêng
Chế độ, chủ
quyền riêng
SỨC MẠNH CỦA NHÂN NGHĨA SỨC MẠNH CỦA
ĐỘC LẬP DÂN TỘC
- Hệ thống lập luận bài Bàn luận về phép học
Học tập giúp con
người tốt đẹp
Không thể không
học tập mà
thànhngười tốt
Học tập là qui luật
của cuộc sống
MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC HỌC:
HỌC ĐẠO LÀM NGƯỜI TỐT
Phê phán những lệch lạc, sai trái
trong việc học hiện tại
Khẳng định quan điểm; phương
pháp học tập đúng đắn
Tác dụng:
- Nhiều người tốt
- Triều đình ngay
ngắn
- Thiên hạ thịnh trị
20
2.7. Hướng dẫn học sinh liên hệ nội dung tác phẩm với cuộc sống thực tại.
Sẽ vô cùng buồn tẻ nếu học sinh chỉ biết rằng mình đang học những tác
phẩm của người xưa, những câu chuyện của cha ông trong quá khứ mà các em
không tìm thấy ý nghĩa trong hiện tại. Giáo viên phải là người dẫn các em trở về với
chân trời đầu tiên để khám phá, chiếm lĩnh tác phẩm. Rồi từ chân trời đầu tiên ấy,
giáo viên phải đưa các em về với hiện tại thì tác phẩm văn học mới có ý nghĩa nhất
là các tác phẩm văn học trung đại, công việc ấy sẽ tạo nên sự kết nối giữa cha ông
và thế hệ hôm nay.
Ví dụ
- Dạy “ Chiếu dời đô” liên hệ đến việc tìm hiểu về quá trình phát triển cũng
như những thành tựu của nền văn hóa Thăng Long để thấy được cái tâm và cái tầm
của vua Lí Thái Tổ; liên hệ đến việc bảo tồn di tích lịch sử văn hóa. Từ đó khơi dậy
niềm kiêu hãnh và tự hào dân tộc.
- Từ chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của quốc gia Đại
Việt trong “ Nước Đại Việt ta” sẽ giúp các em biết ý thức rằng mình phải có trách
nhiệm trong việc giữ gìn độc lập chủ quyền của dân tộc trong thời điểm nhạy cảm
hiện nay.
- Dạy “Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp, giáo viên giúp các em nhận
ra lối học của chính mình cũng như bạn bè mình, để thấy được đâu là lối học đúng
cần phát huy, đưa các em về với mục đích học tập chân chính.
- Dạy “ Hịch tướng sĩ” không chỉ khơi dậy niềm kiêu hãnh và tự hào dân tộc
về một quá khứ vàng son mà còn giúp học sinh có nhận thức đúng đắn về vấn đề
bảo vệ đất nước trong thời điểm nhạy cảm hiện nay. Liên hệ với tín ngưỡng thờ
cúng Trần Hưng Đạo ở khắp nơi trên đất nước để học sinh thấy được đức độ cao cả
của ông.
D. KÕt qu¶ thùc hiÖn
Từ việc vận dụng một số kinh nghiệm giảng dạy trên, trong quá trình giảng dạy
tôi thấy các em thực sự hứng thú với các tiết văn học nghị luận trung đại. Học sinh
21
tip thu kin thc mt cỏch thoi mỏi, mnh dn phỏt biu v cú hng thỳ nghe, tỡm
hiu cỏc vn m cỏc tỏc gi t ra trong vn bn nht l khi giỏo viờn khi dy
c nim t ho dõn tc qua vn bn Chiu, Hch, Cỏo v liờn h c phng
phỏp hc ca Nguyn Thip vi thc t. Mt s hc sinh cũn mnh dn hi nhng
thc mc ca mỡnh vớ d nh: Ti sao ỏnh quõn Minh m tỏc gi vit Bỡnh Ngụ
i cỏo ( Nc i Vit ta) hay hai nh inh Lờ cú thc s khụng tuõn theo
mnh tri nh Lớ Cụng Un núi khụng?...hay hc sinh ó tỡm ra c quan im tin
b v hn ch cn b sung ca Nguyn Thip v mc ớch v phng phỏp hc tp
ca Nguyn Thip, quan im y gn vi ngy nay. Hc sinh cng bit liờn h
cỏc vn m cỏc tỏc gi t ra trong vn bn vi thc tin vớ d nh: Vn ch
quyn v s kin gin khoan 981, nhng vic lm ca Trung Quc ti cỏc qun o
ca nc ta, cú cỏi nhỡn v hnh ng nh th no trc s vic ú hay li hc sai
trỏi c biu hin c th trng lp mỡnh...
. III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại
1. Hiệu quả kinh tế
- Nói về kinh tế thì sáng kiến kinh nghiệm của tôi cũng nh hầu
hết các sáng kiến ở cấp trờng THCS đều không có giá trị về kinh
tế ( Không tính đợc bằng tiền)
2. Hiệu quả xã hội
Tụi ó ỏp dng kinh nghim ny trong cỏc nm 2016- 2017 Kt qu tip
thu bi ca cỏc em thc s cú chuyn bin tớch cc.
Nm hc 2017-2018, tụi tip tc kho sỏt ti trờn 1 lp 8 ti Trng
THCS Minh Tân.
Kt qu:
Lp
8
S
hc
sinh
35
Hiu bi tt
Hiu bi khỏ
Cú hiu bi
Cha hiu bi
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10
28,6
15
42,8
7
20
3
8,6
Nhỡn vo bng thng kờ cht lng cú th thy nhng nh hng ny ó phn
no phỏt huy c hiu qu.
22
KÕt luËn:Trong chương trình Ngữ văn 8, các tiết văn học nghị luận trung đại
Việt Nam lâu nay vẫn cho là khó và khô khan nhưng nếu biết định hướng bài dạy
hợp lý sẽ giúp cho học sinh phát huy được tính tích cực trong học tập. Qua sự hướng
dẫn, gợi ý của giáo viên thì những gì các em có được là nhờ vào sự chủ động tìm
hiểu, chuẩn bị bài mới, sự tự khám phá kiến thức của các em.
Định hướng học sinh tiếp cận văn bản nghị luận trung đại giúp giáo viên không
phải thuyết trình nhiều trong một tiết dạy. Mặt khác làm cho giờ học trở nên sôi nổi,
tạo hứng thú học tập cho học sinh. Đặc biệt giúp các em thấy được cái hay, cái đẹp
của các tác phẩm văn nghị luận cổ. Từ đó khơi dậy trong học sinh tình yêu, niềm tự
hào dân tộc góp phần giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, đạo đức, quan điểm, lí
tưởng thẩm mĩ...cho học sinh. Trên cơ sở đó, HS củng cố kĩ năng viết văn nghị luận.
Điều quan trọng không kém trong việc định hướng học sinh tiếp cận văn bản
nghị luận trung đại là rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh như: Kĩ năng tư duy độc
lập, làm việc nhóm, trình bày trước tập thể, phân tích, giải quyết vấn đề...
Song, định hướng học sinh tiếp cận văn bản nghị luận trung đại không có nghĩa
là nhất nhất bắt học sinh lúc nào cũng phải chủ động làm việc vì trong một lớp học
có rất nhiều đối tượng . Vì thế cần linh hoạt thay đổi phương pháp sao cho phù hợp.
song song với câu hỏi có vấn đề thì cũng cần có câu hỏi gợi mở thậm chí thuyết
trình để tất cả học sinh có thể nắm được.
Để dạy tốt các tác phẩm văn học nghị luận trung đại Việt Nam trong chương
trình Ngữ Văn 8 đòi hỏi giáo viên và học sinh có ý thức quan tâm, trân trọng giá trị
của các văn bản trong chương trình vì những tác phẩm đưa vào đều đặc sắc. Giáo
viên phải đầu tư cho phần soạn bài, định hướng phương pháp; học sinh phải hợp tác
với giáo viên trên lớp thì tiết dạy – học mới thành công. Muốn vậy bước tiến hành
bài dạy của giáo viên phải hợp lý.
Trước hết giáo viên nắm chắc đặc trưng và phương pháp dạy văn học nghị
luận trung đại Việt Nam. Giáo viên cần tìm hiểu lịch sử dân tộc thời Trung Đại bởi
điều này cần thiết cho việc nghiên cứu những giá trị có tính lịch sử, nhất là những
những giá trị trong quá khứ và khoảng cách thời gian tạo nên sự khác biệt về cách
23
nhỡn nhn, ỏnh giỏ cỏc hin tng. i vi cỏc vn bn on trớch, giỏo vin nờn
c c tỏc phm cú th bao quỏt c vn .
Giỏo viờn phi nghiờn cu tng th kin thc ca chng trỡnh vn ngh lun
trung i Vit Nam trong chng trỡnh Ng Vn 8 v nm c i tng hc sinh,
tỡm hiu k ni dung bi dy vn dng phng phỏp dy hc phự hp. Khi lờn
lp, giỏo viờn gi tõm th thoi mỏi, tn tõm, cú trỏch nhim vi tng n v kin
thc ca hc sinh. Mt khỏc cn to hng thỳ hc tp cho cỏc em. Trong quỏ trỡnh
dy hc, luụn chỳ ý ti tt c i tng hc sinh v cú cõu hi phự hp c bit luụn
kt hp hc v thc hnh. Nh vy khụng ch hỡnh thnh kin thc m cũn rốn k
nng núi - vit cho hc sinh
IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền
- Tôi xin cam đoan những nội dung trong sáng kiến trên đợc
viết từ những kinh nghiệm thực tế của bản thân. Tôi không
sao chép hoặc vi phạm bản quyền của đồng nghiệp. Nếu
sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm
Tụi xin chõn thnh cm n.
Ngời viết sáng kiến
Phạm Thị Hồng Lơng
Cơ quan áp dụng sáng kiến
Phòng Giáo
dục đào tạo
( Xác nhận, đánh giá, xếp loại)
xếp loại)
( Xác nhận, đánh giá,
24
Các phụ lục
( Kèm theo báo cáo sáng kiến)
1. Bản vẽ mô tả chi tiết giải pháp, kĩ thuật của sáng kiến: Không
2. ảnh minh họa sáng kiến đợc áp dụng trong thực tế:
Không
3. Sản phẩm khác kèm theo: Không
25
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam – Lê Trí Viễn - NXB Khoa học xã hội 1996
- Giáo trình Văn học Việt Nam trung đại – Lã Nhâm Thìn – NXB Giáo dục2015
- Sách Ngữ văn 8 tập II và sách giáo viên Ngữ văn 8 tập II.
- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn ngữ văn THCS - tập 2