Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

TL xử lý tình huống trong quản lý nhà nước xử lý cán bộ vi phạm nội quy, quy chế ở trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh b

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.16 KB, 16 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Trẻ em mồ côi là một hiện tượng xã hội đặc biệt không chỉ ở Việt Nam mà
còn ở các quốc gia trên thế giới. Hiện nay, trên thế giới có hàng trăm triệu trẻ em
rơi vào hoàn cảnh đặc biệt này. Theo số liệu từ Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em - Bộ
Lao động Thương binh và Xã hội thì ở nước ta có khoảng 160.000 trẻ em mồ
côi, trẻ lang thang cơ nhỡ và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Trong đó có
đến 88.000 em không có nơi nương tựa. Trong số đó nhà nước giải quyết trợ cấp
xã hội thường xuyên khoảng 60.000 em bao gồm 10.000 em đang được nuôi
dưỡng chăm sóc tại các cơ sở bảo trợ với gần 50.000 em được hưởng trợ cấp
thường xuyên tại cộng đồng, số còn lại do họ hàng và cộng đồng cưu mang.
Riêng ở tỉnh Cao Bằng một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc, nơi địa đầu tổ quốc
có khoảng 1.500 em mồ côi. Trong đó có khoảng 500 em có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn cần được đưa vào nuôi dưỡng tập trung tại Trung tâm bảo trợ xã hội,
nhưng do điều kiện cơ sở vật chất của Trung tâm còn hạn hẹp cho nên chỉ tiếp
nhận được gần 100 em. Số còn lại hưởng chế độ trợ cấp taị gia đình. Đảng, Nhà
nước ta luôn quan tâm, chăm sóc và có nhiều chủ trương, chính sách dành cho
các đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong đó có trẻ em mồ côi
và nhiều mô hình chăm sóc, giáo dục trẻ mồ côi đã hình thành để giúp các em có
một gia đình thay thế như Trung tâm bảo trợ xã hội, mái ấm, nhà tình thưuơng…
Công tác chăm sóc, giáo dục, quản lý các em để các em có đủ sức khoẻ, tri thức,
niềm tin hoà nhập cộng đồng là vấn đề luôn được quan tâm. Bởi việc giáo dục để
giúp trẻ mồ côi trưởng thành, chuẩn bị bước vào cuộc sống tự lập là quá trình lâu
dài và gồm nhiều yếu tố.
Bản thân tôi là một cán bộ đang công tác tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh
Cao Bằng. Trung tâm có chức năng tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ
mồ côi, trẻ lang thang. Tại đây hàng ngày được tiếp xúc trực tiếp với các cháu,
1


tôi không khỏi chạnh lòng. Với nhận thức của bản thân, dựa vào những kiến thức
thu được từ học tập nghiên cứu qua lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước


chương trình chuyên viên, qua thực tiễn công tác tôi mạnh dạn chọn đề tài “Xử
lý cán bộ vi phạm nội quy, quy chế ở Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh B ” làm
tiểu luận tốt nghiệp cuối khoá.
Tuy nhiên, do thời gian ngắn, kiến thức và năng lực nghiên cứu của bản
thân còn hạn chế, bài tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót, trong quá trình
phân tích và lựa chọn phương án xử lý tình huống. Tôi rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến quý báu của các thầy giáo, cô giáo để bài tiểu luận được hoàn
chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cám ơn!

2


I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG

Trung tâm Bảo trợ xã hội Tỉnh B là đơn vị trực thuộc Sở Lao động Thương
binh và Xã hội B, đơn vị có trách nhiệm hiện chức năng, nhiệm vụ: tiếp nhận,
quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mồ côi, trẻ em lang thang, người già cô đơn,
người tâm thần....Trung tâm hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ ngành giao.
Trong phân công công việc Ban Giám Đốc Trung tâm chịu trách nhiệm điều
hành chung và được phân ra làm 04 phòng, bộ phận (phòng hành chính, phòng
dinh dưỡng, phòng người già và trẻ em, phòng quản lý giáo dục), mỗi phòng có
một chức năng nhiệm vụ riêng được quy định theo Đề án của Trung tâm cụ thể:
Câu chuyện này xảy ra tại phòng quản lý giáo dục: phòng này có nhiệm vụ
quản lý, chăm sóc giáo dục đối tượng. Để đảm bảo công việc của phòng và của
đơn vị, phòng đã phân cán bộ trực làm ba ca, đảm bảo 24/24 giờ có người trực.
Cụ thể, vào ngày 19/12/201, ông Đỗ Thanh H cán bộ của phòng đảm nhiệm ca
trực từ 14 giờ đến 21 giờ do có việc riêng đi vằng, nên trong ca trực của ông H
đã xảy đánh nhau tại Trung tâm, Đó là, cháu Thào A. T là học lớp 9 có xảy ra xô
xát với cháu Ph¹m Văn P, học sinh lớp 12. cả 2 đối tương đều đang sinh sống tại

Trung tâm.
Thào A.T là dân tộc Mông sinh tại xã X huyện Y, gia đình có 04 anh em,
Thào A.T là con út trong nhà, lên hai tuổi bố chết do tai nạn giao thông, sau khi
bố chết bao nhiêu gánh nặng dồn hết lên đôi vai của mẹ, mẹ phải cố gắng làm
lụng vất vả để nuôi bốn anh em T. Sau khi bố mất 03 năm mẹ T cũng bị lao lực,
do nhà quá nghèo nên cũng không có tiền chữa trị, chỉ được sáu tháng sau mẹ
của T cũng qua đời, để lại bốn anh em T. Cuộc sống từ khi thiếu bóng cha đã vất
vả, nay thiếu thêm bóng mẹ lại càng vất vả hơn. Lúc đó người anh cả của T mới
mười ba tuổi phải nghỉ học để làm việc nuôi em. Khi đó Thào A.T mới tròn 05
tuổi.

3


Phạm Văn P là dân tộc Kinh, gia đình có 3 anh em tại huyện K. Bố mẹ của
K chết do mác bệnh hiểm nghèo. K cũng là em út trong nhà.
Thực hiện chính sách cho trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi hiện đang được quy định
trong nhiều văn bản pháp luật của Quốc Hội, Chính Phủ, Thủ tướng Chính phủ
ban hành. Trong đó có Quyết định số 38/QĐ-TTg ngày 17 tháng 03 năm của
2004 về việc chính sách trợ giúp kinh phí nuôi dưỡng cho trẻ mồ côi và trẻ em bị
bỏ rơi
Quyết định thành lập trung tâm Bảo trợ xã hội số 34 của UBND Tỉnh về
việc thành lập Trung tâm Bảo trợ xã hội và tiếp nhận nuôi dưỡng trẻ mồ côi, trẻ
bị bỏ rơi, trẻ em lang thang, người già cô đơn,...Thào A.T được đưa vào nuôi
dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Tỉnh B
Trong thời gian 11 năm sinh sống tại Trung tâm bảo trợ xã hội, Thào A.
T thể hiện là một trong những cháu ít nói, tị ti, cục cằn ngại tiếp xúc với mọi
người xung quanh.
Ngày 18 tháng 12 năm 2011 Thào A. T đang nằm trên giường chuẩn bị
ngủ trưa thì nghe thấy tiếng nói chuyện của một nhóm bạn, trong đó rõ nhất là

tiếng của Phạm Văn P có nói “Chúng mày biết không, Ở đây một thời gian
tao đã đúc kết ra một điều là: Bọn Mán không chỉ ở bẩn, ngu si mà còn kiệm
lời”.
Nghe thấy vậy Thào A. T cảm thấy phát điên lên định vùng dậy lao
xuống đấm thẳng vào mặt P cho bõ tức. Nhưng trong giây lát T đã kịp kìm
chế bản thân và bỏ ra khỏi phòng.
Ngày hôm sau (19/12/2011), sau bữa ăn cơm tối xong, khi tất cả còn ở
nhà ăn. P nhờ T rửa bát hộ (vì hôm đó đến lượt P rửa bát). T vẫn còn nhớ như
in câu nói hôm trước và đã từ chối không rửa bát giúp và nói “Tôi bẩn lắm
không dám chắc là rửa bát sạch đâu, anh hãy tự rửa lấy đi”. Nghe thấy vậy P
lên giọng giễu cợt “ Chúng mày ơi! Thằng người rừng biết nói này! và còn tự
4


nhận là bẩn thỉu chứ” rồi P cười khoái chí.T nghe vậy tức lắm nhưng vẫn giữ
được bình tĩnh và bỏ về phòng chuẩn bị sách vở học bài.
Nhưng đến 20h khi T đang ngồi học bài thì P từ phòng của mình đi sang
phòng T và tiếp tục vẫn giọng giễu cợt, chọc tức T "Thằng người rừng này mà
cũng học bài à? mày thì học làm gì cho lắm chẳng làm được gì đâu, cuối cùng
cũng chỉ về với rừng thôi". Nghe vậy T đã không còn đủ bình tĩnh nữa, tiện
thể có cái cọc màn ở gần T đã rút và đánh liên tiếp vào người P và P cũng rút
cọc màn đánh trả. Lúc đó em Hoàng Văn Q thấy 2 bạn đánh nhau đã chạy đi
gọi cán bộ phòng quản lý nhưng không thấy ai.
Thời điểm 2 đối tượng đánh nhau, ông H đi văn, lý do nhà ông H có giỗ
nên cả họ đã tổ chức ăn uống tại nhà ông H. Từ 17h đến 18h30' ông H có báo
cáo với lãnh đạo phòng xin nghỉ và được lãnh đạo phòng chấp nhận. Đúng
18h30' ông H trở lại Trung tâm thực hiện nhiệm vụ của mình, tuy nhiên, lúc
do ông H đã uống khá nhiều rượu và thấy mệt nên đi nằm nghỉ nhưng ngủ
say, quên luôn nhiệm vụ ở cơ quan.
Khi em Q tìm được ông H thì cũng là lúc bảo vệ đã kịp can ngăn và đưa

các cháu đi bệnh viện khám. Qua kiểm tra và chụp X Quang, bác sĩ kết luận P
bị gãy tay phải bó bột, còn T cũng bị vết thương hở trên đầu khâu 5 mũi.
Với tình huống trên cán bộ Đỗ Thanh H đã vi phạm nội quy, quy chế
của Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh B, đẫ để các đối tượng gây ra hậu quả khá
nghiêm trọng. Do đó, sự việc này đặt ra yêu cầu phải xử lý nghiêm kỷ luật
cán bộ, nhằm đảm bảo giữ vững kỷ cương pháp luật của nhà nước.

5


II. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

Qua sự việc nêu trên, việc xác định mục tiêu xử lý tình huống phải tuân
theo quy định của pháp luật và tổ chức giải quyết cần đạt được những mục
tiêu sau;
1. Tăng cường pháp chế XHCN, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp
luật, xử lý đúng theo Luật cán bộ, công chức, viên chức.
2. Đảm bảo tính nghiêm minh trong việc thực hiện nội quy, quy chế của
đơn vị.
3. Thể hiện được tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa trong công
tác quản lý, sử dụng công chức.
4. Cần nêu cao ý thức kỷ luật của cán bộ làm việc tại Trung tâm bảo
Trợ xã hội tỉnh B. Đặc biệt là các cán bộ làm công tác quản lý chăm sóc giáo
dục đối tượng góp phần giữ vững an ninh trong và ngoài Trung tâm, tránh
những việc xô xát đánh nhau giữa các đối tượng xảy ra trong Trung tâm.
5. Giải quyết hài hoà đối với người vi phạm có khen thưởng đối với người
ngăn chặn vị phạm xảy ra, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, của Đảng
và nhà nước.

6



III. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ

1. Nguyên nhân
1.1. Nguyên nhân chủ quan
Cán bộ quản lý trong ca trực là Đỗ Thanh H đã tự ý uống rượu trong giờ
làm việc và đi ngủ không quản lý sát sao các cháu.
1.2. Nguyên nhân khách quan
- Lãnh đạo Phòng quản lý khi giải quyết cho anh H về nhà ăn cơm tối đã
không quán triệt việc thực hiện Chỉ thị 17/CT-CP ( ngày??? Tháng???
Năm???) về không được xử dụng rượu, bia trong giờ làm việc.
- Bản thân Anh H khi về nhà uống rượu thấy không đảm bảo về sức khoẻ
nhưng không báo cáo lãnh đạo phòng để xin bố trí người khác trực thay.
2. Hậu quả
Từ nguyên nhân của sự việc trên đã dẫn đến hậu quả như sau:
- Gây rối trong Trung tâm và 02 đối tượng đã bị thương. Gây mất đoàn
kết và tạo nên một khoảng trống về phân biệt, kỳ thị giữa các dân tộc.
- Nếu không có hình thức kỷ luật nghiêm khắc đối với cán bộ Đỗ Thanh
H để làm gương thì dẫn đến tình trạng cán bộ khác cũng coi thường kỷ luật.
Việc chấp hành quy chế bị giảm sút ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh,
trật tự tại Trung tâm.
- Ý thức cán bộ chưa cao, thiếu tinh thần trách nhiệm trong công việc.
- Cán bộ H đã làm giảm sự tin tưởng của lãnh đạo trong khi giao nhiệm
vụ cho bản thân mình.
- Ảnh hưởng đến uy tín Trung tâm bảo trợ xã hội Tỉnh B, tác động xấu
đến công tác quản lý, chăm sóc giáo dục. Tạo dư luận không tốt trong nội bộ
cơ quan.
- Giảm sự tin tưởng của người nhà gia đình của đối tượng đối với Trung
tâm bảo trợ xã hội tỉnh B.

7


IV. XÂY DỰNG CÁC PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ LỰA
CHỌN PHƯƠNG ÁN
1. Các căn cứ về pháp lý
- Căn cứ vào Luật viên chức số: 58/2010/QH12 đã được Quốc hội nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày
15 tháng 11 năm 2010;
- Căn cứ Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của
Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập tổ chức hoạt động và giải thể
cơ sở bảo trợ xã hội;
- Căn cứ Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 20 tháng 02 năm 2006 của Uỷ
ban nhân dân tỉnh B về cấm uống rượu bia;
- Căn cứ Quyết định số 1365/QĐ-UBND ngày 23 tháng 8 năm 2010 của
Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh B;
- Căn cứ vào Nội quy, Quy chế hoạt động của Trung tâm Bảo trợ xã hội
tỉnh B.
2. Các phương án giải quyết
Trên cơ sở phân tích nguyên nhân và hậu quả của tình huống xảy ra. Từ
đó xét đến mức độ vi phạm của cán bộ ca trực ông Đỗ Thanh H có thể đưa ra
3 phương án để xử lý như sau:
2.1. Phương án 1
+ Lập biên bản đối với ông H
+ Cho ông H viết bản tường trình và bản tự kiểm điểm.

8



+ Trên cơ sở, mức độ vi phạm của ông H, Hội đồng kỷ luật của Trung
tâm quyết định hình thức kỷ luật là khiển trách, lưu hồ sơ và chậm nâng
lương 03 tháng
+ Không xét thi đua năm 2011 đối với ông H.
* Ưu điểm
Đã phát huy được tính nghiêm minh của pháp luật, tạo được niềm tin của
các đối tượng trong Trung tâm, nâng cao được trách nhiệm của mỗi cán bộ,
nhân viên trong Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh B.
* Nhược điểm
- Ông H đã gián tiếp gây nên hậu quả thương tích cho các cháu tại Trung
tâm mà không bị quy trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các cháu.
- Cách xử lý này còn ảnh hưởng đến tâm lý, tinh thần của của cán bộ và
các đối tượng, người xung quanh và có thể gây ra dư luận về cách xử lý của
Trung tâm bảo trợ xã hội Tỉnh B còn nương nhẹ cán bộ mình.
2.2. Phương án 2
- Lập biên bản đối với ông H
- Cho ông H viết bản tường trình và bản tự kiểm điểm.
- Trên cơ sở, mức độ vi phạm của ông H, Hội đồng kỷ luật của Trung
tâm quyết định hình thức kỷ luật là cảnh cáo, lưu hồ sơ và chậm nâng lương
06 tháng
- Không xét thi đua năm 2011 đối với ông H.
- Ông H phải chịu chăm sóc bồi thường sức khoẻ cho 02 cháu
* Ưu điểm
- Đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, thực hiện nghiêm nội quy,
quy chế đối với cán bộ, công chức, tạo dựng lòng tin đối với các cháu đang
được nuôi dưỡng tại Trung tâm.
9


- Là bài học kinh nghiệm cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức

trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
* Nhược điểm
- Hình thức kỷ luật là nặng nề đối với ông H, ảnh hướng chiều hướng
phấn đấu trong thời gian tiếp theo.
- Điều kiện kinh tế của ông H đã khó khăn do phải bồi thường cho 02
cháu sẽ gặp khó khăn hơn.
2.3. Phương án
- Lập biên bản đối với ông H
- Cho ông H viết bản tường trình và bản tự kiểm điểm.
- Trung tâm tiến hành họp cơ quan và nhắc nhở ông H.
- Không xét thi đua năm 2011 đối với ông H.
* Ưu điểm
Tạo cơ hội và điều kiện cho ông Đỗ Thanh H trong quá trình phấn đấu
lâu dài thấy rõ sự khoan dung độ lượng của Trung tâm bảo trợ xã hội trong
qúa trình xử phạt cán bộ .
* Nhược điểm
- Không thể hiện được tính nghiêm minh của pháp luật; không tạo dựng
lòng tin đối với các cháu đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm
- Cách xử lý này còn ảnh hưởng đến tâm lý, tinh thần của của cán bộ gây
ra dư luận còn nương nhẹ trong cách xử lý của Trung tâm bảo trợ xã hội Tỉnh
B đối với cán bộ mình.
4. Phương án lựa chọn
- Qua xem xét và phân tích 3 phương án trên cho thấy mỗi phương án
đều có những ưu điểm và nhược điểm nhưng mức độ hợp tình hợp lý và tính
khả thi có khác nhau. Căn cứ vào mục tiêu xử lý tình huống đặt ra. Tôi chọn
phương án 1 là tối ưu nhất. Bởi vì, phương án này vừa đảm bảo tính nghiêm
10


minh, vừa thể hiện sự nhân đạo, giải quyết hài hoà giữa lý và tình trong việc

xử lý cán bộ vi phạm, tạo cho họ có cơ hội nhìn lại mình và có hướng khắc
phục trong thời gian tiếp theo.
- Về trách nhiệm của Trung tâm: Cần nêu cao hơn nữa trách nhiệm trong
công tác quản lý, chăm sóc đối tượng, thường xuyên quan tâm giáo dục đạo
đức, nêu cao tinh thần đoàn kết thương yêu, đùm bọc trong tập thể trẻ đang
sinh hoạt tại Trung tâm, bằng cách thường xuyên theo dõi diễn biến tâm lý
đối tượng để có những biện pháp phù hợp trong công tác quản lý, giáo dục
góp phần ngăn chặn kịp thời những sự việc vi.
- Đối với mỗi cán bộ, công chức, viên chức cần phải thấy rõ được vai
trò, nhiệm vụ của mình trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
V. LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN LỰA
CHỌN
Trên cơ sở xây dựng phương án và lựa chọn phương án, để phương án
lựa chọn có tính khả thi cần xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện như sau:
1. Bước 1:
- Lãnh đạo phòng quản lý và bảo vệ tiến hành lập biên bản sự việc
- Yêu cầu ông Đỗ Thanh H viết bản tường trình về sự việc xảy ra.
2. Bước 2:
- Hội đồng kỷ luật của Trung tâm triệu tập cuộc họp bàn bạc, lấy ý kiến
ra Quyết định xử lý. Thành phần cuộc họp gồm tập thể cán bộ, công nhân
viên chức đang công tác tại Trung tâm.
- Trong cuộc họp hội đồng kỷ luật tiến hành phân tích và làm rõ trách
nhiệm của ông H. Hội đồng kỷ luật kết luận và đi đến quyết định hình thức kỷ
luật đối với là khiển trách, lưu hồ so và chậm nâng lương 03 tháng, không
đưa vao bình xét thi đua năm đó.

11


- Đối với trách nhiệm của Trung tâm cần nêu cao hơn nữa ý thức trách

nhiệm của cán bộ, nhân viên trong công tác quản lý đối tượng. Cần gần gũi
quan tâm hơn nữa sâu sát hơn để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của đối tượng
để đối tượng xoá đi mặc cảm của bản thân, cần đẩy mạnh việc giáo dục ý
thức đạo đức cho đối tượng, tăng cường học tập nội quy, quy chế quản lý
chăm sóc giáo dục đối tượng cho các đối tượng tại Trung tâm đang quản lý.
-Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm
công tác quản lý và chăm sóc giáo dục đối tượng
3. Bước 3:
- Sau khi thực hiện phương án xong Trung tâm tổng hợp biên bản lưu hồ
sơ và báo cáo cấp trên, về việc ra quyết xử lý sự việc xảy ra.
-Trong buổi giao ban công việc Ban giám đốc Trung tâm nhắc nhở, cảnh
cáo trước tập thể cán bộ đối với cán bộ Đỗ Thanh H nói riêng và tập thể cán
bộ, viên chức làm công tác quản lý, giáo dục nói chung rút kinh nhiệm về
công tác quản lý và cần nêu cao tinh thần trách nhiệm. Phải gần gũi giám sát
hơn nữa trong công tác quản lý chăm sóc giáo dục đối tượng. .
- Ngoài ra Ban giám đốc Trung tâm cũng nhắc các bộ phận cần phối hợp
giúp đỡ nhau trong khi có sự việc xảy ra khi giao tiếp với đối tượng cần cẩn
trọng trong lời nói, tránh gây cho đối tượng những tự ti mặc cảm về dân tộc.

12


VI. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN

1. Kiến nghị
- Công tác quản lý chăm sóc và giáo dục đối tượng tại Trung tâm Bảo trợ
xã hội còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị khu vui chơi
cho đối tượng. Do đó, cần có sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của các cấp,
các ban nghành đặc biệt là Sở Lao động Thương binh và Xã hội, cơ quan trực
tiếp quản lý đơn vị. Sự ủng hộ của toàn xã hội cả về vật chất lẫn tinh thần thì

công tác quản lý chăm sóc đối tượng trẻ mồ côi, trẻ lang thang mới đạt hiệu
quả cao.
- Xây dựng và hoàn thiện nội quy, quy định và quy chế quản lý đối tượng
vào Trung tâm nuôi dưỡng cần chặt chẽ hơn, hoàn chỉnh hơn.
-Với chức năng của Trung tâm bảo trợ xã hội thuộc các tỉnh trong cả
nước còn phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ không chỉ nuôi dưỡng trẻ mồ côi,
trẻ lang thang mà còn tiếp nhận nuôi dưỡng cả người già cô đơn không nơi
nương tựa, người tàn tật. Người có công, đối tượng tâm thần.
- Kiến nghị với các cấp thẩm quyền tạo điều kiện xây dựng cơ sở vật
chất để tách từng loại đối tượng ra một khu riêng biệt. Đầu tư khu vui chơi,
giải trí và sân bãi thể thao. Đẩy mạnh hơn nữa các phong trào tập thể ở Trung
tâm, tạo điều kiện cho đối tượng được đi thăm quan các khu di tích lich sử,
danh lam thắng cảnh trong và ngoài tỉnh, để động viên khích lệ các cháu nhất
là các cháu có ý thức tu dưỡng đạo đức tốt, nêu cao tinh thần đoàn kết, thống
nhất, thương yêu và đùm bọc.
- Hoàn thiện các văn bản về xử lý xử phạt khi các đối tượng vi phạm.
- Tăng cường công tác quản lý và giáo dục. Tạo điều kiện cho cán bộ,
viên chức, nhân viên làm công tác quản lý đối tượng được đi tập huấn các lớp
đào tạo về công tác xã hội và tâm lý xã hội để làm tốt công tác quản lý giáo
dục, và chăm sóc đối tượng mà Đảng và nhà nước giao cho.
13


- Tăng cường phối hợp kết hợp với các cơ quan chức năng, các cấp các
ngành, địa phương. Tranh thủ sự ủng hộ hợp tác bạn bè quốc tế để cùng nhau
đồng tâm hiệp lực biến nhận thức thành hành động cụ thể.
2. Kết luận
Hiện nay, công tác quản lý đối tượng tại Trung tâm bảo trợ xã hội rất phức
tạp đòi hỏi đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên lao động làm công tác quản lý
giáo dục đối tượng cần phải phấn đấu hơn nữa về mọi mặt như chuyên môn

nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, tận tuỵ, tâm huyết với nghề, nhiệt tình có
trách nhiệm cao trong công việc. Bởi đây, là công việc hàng ngày phải tiếp xúc
với các đối tượng rất nhạy cảm, tự ti, dễ xảy ra các hiện tượng tiêu cực có
những vấn đề tình huống rất phức tạp. Nên xử lý các tình huống gặp rất nhiều
khó khăn, cần hết sức tế nhị và khéo léo. Nếu không các đối tượng đang sinh
sống tại Trung tâm và dư luận không tốt về cơ quan đơn vị. Gây mất lòng tin
cho gia đình đối tượng.
Cho nên việc xử lý tình huống sao cho vừa phải hợp tình vừa hợp lý,
nhưng vẫn phải đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Thì mới được dư
luận xã hội đồng tình ủng hộ tạo được lòng tin với quần chúng nhân dân.
Đối với tình huống nêu trên, trong công tác quản lý giáo dục cán bộ cần
quan tâm hơn nữa đến đối tượng, ngăn chặn và xử lý nghiêm khắc đối với
những đối tượng có biểu hiện hành vi, vi phạm, nhắc nhở, kiểm điệm kịp thời
đối với cán bộ, viên chức, nhân viên sai phạm để đảm bảo tính công bằng làm
gương, từ đó răn đe được các đối tượng khác và rút ra bài học cho tập thể cùng
đơn vị.
Cần có những buổi tổ chức tuyên truyền giáo dục về ý thức, giáo dục về
đạo đức tư tưởng, pháp luật cho đối tượng. Đó chính là việc làm cần thiết cho
đối tượng. Bởi phần lớn các đối tượng được đưa vào Trung tâm là các cháu
vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số, ở nhà sống với ông bà, cô, dì, chú, bác, có
14


những đối tượng là đứa trẻ lang thang đường phố có lối sống buông thả từ khi
chưa vào Trung tâm. Cho nên khi đưa vào Trung tâm một số đối tượng vấn
theo lối sống vô kỷ luật đó, chưa hiểu gì về nội quy, quy định, pháp luật. Cho
nên cán bộ làm công tác quản lý chăm sóc giáo dục đối tượng đòi hỏi phải có
lương tâm, trách nhiệm, tâm huyết với nghề xác định được công việc mà Đảng
và nhà nước giao phó. Thực sự là chỗ dựa tinh thần của đối tượng dần dần xoá
đi những mặc cảm của bản thân, sống hoà nhập với cộng đồng để trở thành

người có ích cho xã hội.
Tuy nhiên, muốn làm được điều đó không chỉ cán bộ Trung tâm bảo trợ xã
hội cố gắng đã là đủ mà cần có sự chung tay góp sức của cả cộng đồng. Mỗi
gia đình cần phải có ý thức nuôi dạy con cháu của mình từ khi còn ở gia đình.
Phải hiểu biết về pháp luật phát huy truyền thống tương thân, tương ái của dân
tộc ta.
Đặc biệt cán bộ, viên chức, nhân viên lao động đã và đang làm công tác tại
các Trung tâm bảo trợ xã hội. Họ cần đóng vai vừa phải là những người cha,
mẹ, vừa là những người anh, người chị, và là những người thầy, người cô tận
tình, gương mẫu, trách nhiệm để là chỗ dựa cho đối tượng, tạo được niền tin
yêu cho các cháu và các đối tượng đang sinh sống tại Trung tâm. Tạo niền tin
của nhân dân đối với Trung tâm Bảo trợ xã hội./.

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật viên chức số: 58/2010/QH12 đã được Quốc hội nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 15 tháng
11 năm 2010;
2. Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính
phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập tổ chức hoạt động và giải thể cơ sở
bảo trợ xã hội;
3. Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 20 tháng 02 năm 2006 của Uỷ ban nhân
dân tỉnh B về cấm uống rượu bia;
4. Quyết định số 1365/QĐ-UBND ngày 23 tháng 8 năm 2010 của Uỷ
ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,
cơ cấu tổ chức và biên chế của Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh B;
5. Nội quy, Quy chế hoạt động của Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh B.


16



×