Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

TIỂU LUẬN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN NÂNG CẤP XÂY DỰNG HỆ THỐNG THỦY LỢI PHỤC VỤ TƯỚI CHO CÂY TRỒNG CẠN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐĂK LĂK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.64 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

----------

TIỂU LUẬN
Đề tài: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN NÂNG
CẤP XÂY DỰNG HỆ THỐNG THỦY LỢI PHỤC VỤ TƯỚI
CHO CÂY TRỒNG CẠN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐĂK LĂK

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Xuân Bình
Học viên thực hiện: Phan Quang Trung

Lớp: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG (2015-2017)

Huế, tháng 11/2016


MỤC LỤC
MỤC LỤC.....................................................................................................................................................2
Đặt vấn đề...................................................................................................................................................2
Nội dung......................................................................................................................................................2
2.4.2. Đối tượng hưởng lợi chính:..........................................................................................................8
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................................................13

Đặt vấn đề
Đắk Lắk, là tỉnh nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, phía Bắc giáp tỉnh Gia
Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây Nam giáp tỉnh Đăk Nông, phía Đông
giáp tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, phía Tây giáp vương quốc Cam Pu Chia. Đăk Lăk
hiện có 15 đơn vị hành chính với tổng diện tích tự nhiên 13.125,37 km2, dân số trung
bình năm 2014 là 1.827.768 người, mật độ 139,26 người/km 21. Với điều kiện tự nhiên


cơ bản hết sức thuận lợi để phát triển nông nghiệp như có quỹ đất đỏ bazan phì nhiêu,
khí hậu ôn hòa, tổng lượng mưa cao đáp ứng đầy đủ nhu cầu sinh trưởng và phát triển
của hầu hết các loại cây trồng. Hạn chế lớn nhất của tỉnh là sự phân bố mưa không
đồng đều tạo ra mùa khô hạn kéo dài 5-6 tháng/năm, bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4
năm sau, chính điều này ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của người dân.
Nội dung
2.1. Những khái niệm và lý luận cơ bản về đánh giá tác động xã hội
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Kế hoạch xã hội:
Là kế hoạch vạch ra của xã hội nhằm đạt được mục tiêu mong muốn. Là một quá
trình nhận thức của con người trước các vấn đề phát triển của thực tiễn và vận dụng
các quy luật phát triển tự nhiên, xã hội và quy luật kinh tế thị trường để phác thảo ra
những đinh hướng các mục tiêu cụ thể-mong muốn, hệ giải pháp tương ứng nhằm
quản lý phát triển kinh tế và xã hội có hiệu quả. Như vậy, xét về tầm quan trọng thì kế
hoạch phát triển là một công cụ vĩ mô của nên kinh tế quốc dân. Kế hoạc là một quá
trình ba gồm lập, tổ chức thực hiện kế hoạch và theo dõi đánh giá kết quả.
2.1.1.2.
Đánh giá tác động xã hội
Đánh giá tác động xã hội là việc phân tích có hệ thống các tác động có thể về mặt
xã hội của một hành đồng đối với cuộc sống thường nhật của con người hay cộng
1

Niên giám thông kê tỉnh Đăk Lăk, 2015

2


đồng. Đánh giá tác động xã hội là một việc cần thiết khi xem xét, nhận định về các
mục tiêu KTXH của dự án, phương án quy hoạch.
Đánh giá tác động xã hội bao hàm một loạt các chu trình và quá trình để đưa khía

cạnh xã hội vào dự án phát triển. Đánh giá tác động xã hội được tiến hành để phòng
ngừa các ảnh hưởng nghiêm trọng đối với đời sống con người trong khu vực của dự
án. Đối với các tác động xấu sẽ đưa ra các biện pháp giảm thiểu và phòng tránh 2.
Đánh giá tác động xã hội có thể được định nghĩa là đánh giá tác động chuyên
ngành lien quan đến đến đánh giá những thay đổi trong cấu trúc và chức năng của trật
tự xã hội. Đặc biệc là việc thay đổi mà sự phát triển có thể tạo ra trong quan hệ xã hội,
trong cộng đồng (dân số, cấu trúc, tính ổn định và các thông số khác), trong chất lượng
và lối sống, ngôn ngữ và tập quán. Như một đánh giá chuyên ngành, đánh giá tác động
xã hội giải quyết một cách tổng thể quá trình và phương pháp liên kết các giá trị xã hội
vào việc xây dựng dự án3.
2.1.1.3. Phát triển xã hội
phát triển bền vững xã hội là phát triển lĩnh vực xã hội vói các yêu cầu và nội
dung nêu trên, trong mối quan hệ với các lĩnh vực khác (chính trị, kinh tế, văn hoá)
không bao hàm tất cả các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội.
Nghiên cứu phát triển xã hội mà bài viết đề cập ở đây được hiểu theo nghĩa hẹp, nghĩa
là chỉ nghiên phát triển lĩnh vực xã hội trong mối quan hệ với phát triển chính trị, kinh
tế, văn hóa. Như vậy, việc tách các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá của đời sống xã
hội vừa khẳng định tính độc lập tương đối của từng lĩnh vực vừa xác định mối quan hệ
tương tác biện chứng giữa các lĩnh vực này với nhau.
2.2. Mục đích và nguyên tắc đánh giá tác động xã hội
2.2.1. Mục đích đánh giá tác động xã hội
- Đánh giá tác động xã hội có mục đích xác định giá trị và lợi nhuận về mặt xã
hội của dự án được phân bổ như thế nào trong xã hội.
- Xác định các tác động của một hoạt động cụ thể dối với cộng đồng dân cư về
chi phí và lợi ích của dự án (về mặt xã hội), nhằm tránh được những tác động bất lợi
đến các nhóm lợi ích khác nhau của cộng đồng dân cư.

2.2.2. Nguyên tắc đánh giá tác động xã hội
-


Tham gia của nhiều nhóm xã hội: Xác định và đưa tất cả các cộng đồng và các

cá nhân chịu ảnh hưởng của dự án phát triển tham gia vào quá trình đánh giá.

2

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008), Giáo trình đào tạo quản lý Dự án ODA, Hà Nội

3

Lê Đức An, Lê Thục Cán, Luc hens, Nguyễn Ngọc Sinh (2000), Sổ tay đánh giá tác động môi trường chung
các dự án phát triển, Hà Nội

3


-

Phân tích các tác động đến cộng đồng và cá nhân một cách cân bằng: Xác định

một cách rõ ràng những cá nhân và tập thể được hưởng lợi, những cá nhân và tập thẻ
chịu thiệt thòi và những cá nhân và tập dễ bị tổ thương nhất khi triển khai dự án.
- Đánh gá có trọng tâm: tập trung vào đánh giá những vấn đề quan trọng nhất,
không chỉ đánh giá những vấn đề dễ định lượng, mà còn phỉ phân tích kỹ những vấn
đề định tính.
- Xác định các phương pháp các giả thuyết và các định nghĩa về ý nghĩa của các
tác động.
- Cung cấp các kết quả đánh giá tác động xã hội cho các nhà hoạch định: xác
định cac vấn đề xã hội quan trọng mà khi giả quyết chúng cần phải thay đổi thiết kế và
công nghệ hay thay đổi phương án của dự án quy hoạch.

- Đưa đánh giá tác động xã hội vào thực tiễn, hướng dẫn các nhà xã hội học các
phương pháp đánh giá tác động xã hội.
- Soạn thảo chương trình giám sát và giảm thiểu: Quản lý các tác đông dự báo
chưa chắc chắn bằng cách giám sát và thực hiện các biện pháp giảm thiểu.
- Xác định nguồn gốc của số liệu, sử dụng các tài liệu đã được xuất bản, các bản
bóa cáo và tài liệu gốc của các vùng bị tác động.
- Kế hoạch khắc phục các thiếu sót của số liệu: đánh giá các hạn chế của số liệu
và lập kế hoạch bổ sung.
2.3. Mục tiêu và phương pháp đánh giá tác động xã hội
2.3.1. Mục tiêu của đánh giá tác động xã hội
Mục tiêu chung: Với cách hiểu Đánh giá tác động xã hội là một báo cáo điều tra
mang tính hệ thống về các quy trình xã hội và các nhân tố tác động đến những kết quả
thực hiện của Dự án, Đánh giá có mục tiêu là đưa ra một phân tích về các chiến
lược/biện pháp/phương pháp khác nhau để bảo đảm mục tiêu của dự án phù hợp với
bối cảnh xã hội của nó. Đánh giá sẽ cung cấp những thông tin cơ cở để thiết kế các
chiến lược mang tính xã hội của dự án. Thực hiện Đánh giá và xây dựng Báo cáo cũng
là một quy trình nhằm mang phổ biến/chia sẻ các thông tin xã hội của Dự án và huy
động sự tham gia của các chủ thể hữu quan, thu thập và phản ánh quan điểm của các
bên liên quan cho thiết kế Dự án.
Đánh giá được thiết kế hướng tới thực hiệncác mục tiêu cụ thể như sau: (i) xác định
và mô tả đặc điểm các nhóm đối tượng có nguy cơ bị loại trừ/hạn chế khỏi sự tham gia
và hưởng lợi từ Dự án; (ii) xác định các bên liên quan chính của Dự án về tầm quan
trọng/mức độ ảnh hưởng của các bên liên quan đến Dự án; (iii) xác định các quá trình,
thể chế, yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến sự tham gia của đối tượng hưởng lợi trong quá
4


trình tham vấn, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện Dự án; (iv) kiểm chứng mức độ phù
hợp của chiến lược cải thiện sinh kế [livelihood strategies] mà Dự án dự kiến thực
hiện; và (v) trên cơ sở đó, đưa ra các khuyến nghị về chiến lược can thiệp, nguyên tắc

thiết kế dự án để đảm bảo các đối tượng dễ bị tổn thương sẽ được tham gia đầy đủ và
thụ hưởng từ các can thiệp của Dự án như mong đợi. Để thực hiện các mục tiêu trên,
Đánh giá được thiết kế trên cơ sở lý thuyết là “tiếp cận sinh kế bền vững” (Sustainable
livelihood approach) của DFID, các phát hiện được xây dựng từ các nguồn dữ liệu thứ
cấp và dữ liệu sơ cấp thu thập tại địa bàn khảo sát trong vùng Dự án (bằng các công cụ
định tính như phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm). Chi tiết được trình bày trong phần tiếp
theo của báo cáo.
2.3.2. Phương pháp luận của đánh giá
2.3.2.1. Khung lý thuyết
Khung lý thuyết chính sử dụng trong đánh giá là Phương pháp tiếp cận sinh kế bền
vững (Sustainable Livelihoods Approach - SLA).
Cách tiếp cận này đưa ra một chỉ dẫn tổng quát cho một quá trình xây dựng các can
thiệp phát triển sinh kế cho cộng đồng, bao gồm các chương trình và dự á. Theo Serrat
(2008), tiếp cận sinh kế bền vững (the sustainable livelihoods approach) 4 là một
phương pháp tư duy để xác định mục tiêu, phạm vi và ưu tiên cho các hoạt động/can
thiệp phát triển dựa trên các cân nhắc/phân tích về cách sinh sống của người nghèo,
của đối tượng dễ tổn thương và tầm quan trọng của các chính sách, các thể chế liên
quan. Các can thiệp/hoạt động phát triển được xây dựng phải đảm bảo: (i) lấy con
người/nhóm đối tượng nghèo và dễ tổn thương làm trung tâm; (ii) đảm bảo tính tham
gia (của) và tính đáp ứng đến đối tượng nghèo và dễ tổn thương; (iii) đa cấp độ
(multilevel); (iv) được thực hiện với mối liên kết/đối tác giữa khu vực công và khu vực
tư nhân; (v) linh hoạt/dễ điều chỉnh (dynamic); và (vi) cuối cùng nhưng không kém
quan trọng là bền vững. Cách tiếp cận này cho phép nối kết các chủ thể với môi trường
chung có ảnh hưởng đến kết quả của chiến lược sinh kế. Tiếp cận này tính đến một
cách thấu đáo các tiềm năng của cộng đồng như năng lực/trìnhđộ của người lao động,
mạng lưới xã hội (tài sản xã hội), tiếp cận đến các nguồn lực vật chất và tài chính cần

4

Tiếp cận sinh kế bền vững giúp xác định các ưu tiên hành động/can thiệp thực tiễn, dựa trên quan điểm và mối


quan tâm của các đối tượng liên quan nhưng không phải là “chìa khóa vàng” (panacea) cho mọi vấn đề. Tiếp cận
này không thay thế cho các công cụ khác, như phát triển có sự tham gia (participatory development), tiếp cận
ngành (sector-wide approaches) hoặc phát triển nông thôn tổng hợp (integrated rural development).

5


thiết cho phát triển sinh kế và khả năng ảnh hưởng đến và của các thể chế cốt lõi (core
institutional).
Các kết quả sinh kế này cũng chính là các mục tiêu phát triển, gồm tăng thêm thu
nhập cho cộng đồng, tăng tính ổn định trong các hoạt động sinh kế (nhờ đó tăng tính
ổn định trong đời sống nói chung); giảm tính dễ tổn thương của cộng đồng; tăng
cường an ninh lương thực và sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững (đôi
khi các kết quả này có thể mâu thuẫn nhau, ví dụ thu nhập cao trong ngắn hạn có thể
triệt phá tài nguyên thiên nhiên). Để đạt được kết quả sinh kế, cần thực hiện các can
thiệp haycác chiến lược sinh kế (livelihood strategies). Chiến lược sinh kế là một tập
hợp các hoạt động và phương pháp thực hiện các hoạt động đó, nhằm đạt mục tiêu
sinh kế. Các chiến lược sinh kế này lại được triển khai và thực hiện nhờ vào một cấu
trúc xã hội (structure) gồm các chủ thể (nhà nước/chính quyền và khu vực tư nhân, dân
sự) thông qua các quá trình/quy trình/định chế (processes) gồm quy định của luật
pháp, các chương trình/chính sách cụ thể, tập quán/phong tục, v.v. Để có được các
chiến lược sinh kế, việc phân tích đánh giá phải được tiến hành ở hai cấp độ là (1) bối
cảnh gây tổn thương và (2) mức độ tiếp cận/sở hữu của đối tượng đối với các nguồn
lực khả dụng cho phát triển sinh kế gồm nguồn nhân lực (human capital), nguồn tài
nguyên (natural capital), nguồn lực vật chất (nhân tạo) (physical capital), nguồn tài lực
(financial capital) và nguồn lực xã hội (social capital).
2.4. Kết quả đánh giá tác động xã hội của dự án nâng cấp xây dựng hệ thống
tưới phục vụ cây trồng cạn trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk
2.4.1. Mô tả tiểu dự án

Tiểu dự án sẽ xây dựng trạm bơm tưới lấy nước từ các hồ chứa đã có bao gồm:
(a) hồ chứa nước đồi 500 Phú Xuân, Ea kar, (b) hồ chứa Hồ Buôn Yông , xã Ea Kpam
Huyện Cư M’Gar, (c) hồ chứa Krông Búk Hạ huyện Krông Păk, (d) Hồ thị trấn
Huyện Ea H’Leo, (e) Hồ Ea Kuang, Xã Ea Yông -Krông Păk, tiểu dự án sàng lọc và
đáp ứng các tiêu chí lựa chọn phát triển tập trung vào tác động cải thiện hệ thống tưới
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nước, phục vụ tưới cho cây trồng có giá trị
kinh tế cao đặc biệt chú trọng đến vùng dân tộc thiểu số, vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao
của tỉnh trong khi đó giảm thiểu tối đa tác động bảo đảm phù hợp với an toàn xã hội và
môi trường của ADB và Chính phủ Việt Nam.

6


Các tiểu dự án thành phần lựa chọn dựa trên các khu vực có lượng mưa trung
bình hàng năm từ 1200-1600mm của tỉnh. Là nơi thường xuyên xảy ra hạn và thiếu
nước. Đồng thời đây là khu vực có đất đai màu mỡ (đất đỏ bazan) thích hợp trồng
nhiều lại cây đặc biệt là các lại cây có giá trị kinh tế cao như cà phê, hồ tiêu (xem bản
đồ lượng mưa năm và thổ nhưỡng)
Tiểu dự cũng sẽ bao gồm xây dựng năng lực thể chế trong việc thực hiện dự án
và hoạt động vận hành, bảo trì công trình thủy lợi. Góp phần phổ biến nhân rộng việc
áp dụng phương pháp tưới tiết kiệm nước trong điều kiện nguồn nước ngày càng khan
hiếm, hạn hánh xảy ra tường xuyên do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Hiện trạng khu vực lựa chọn thực hiện dự án như sau:
a. Hồ đồi 500:
Khu vực 110 ha cà phê chỉ tưới bằng nước ngầm cách hồ đồi 500 khoảng
1.000m, cao hơn MNDBT của hồ khoảng 50 m, người dân chủ yếu sử dụng các trạm
bơm nhỏ để bơm nước tưới cho cà phê. Vào mùa khô, với tình trạng nguồn nước
ngầm tại vùng Tây Nguyên sụt giảm nghiêm nên sử dụng máy bơm nhỏ của từng gia
đình để bơm tưới sẽ rất khó khăn và tốn kém làm tăng chi phí sản xuất, sản lượng thu
hoạch thấp.

Hồ hiện tại không có hệ thống kênh tưới, người dân chỉ sử dụng phương pháp
tưới động lực để lấy nước từ hồ.
b. Hồ chứa nước Buôn Yông:
Khu vực 350 ha cà phê chỉ tưới bằng nước ngầm cách hồ Buôn Yông khoảng
1500m, cao hơn MNDBT của hồ khoảng 40 m nên sử dụng máy bơm nhỏ của từng gia
đình để bơm tưới sẽ rất khó khăn và tốn kém; Sử dụng nước từ các giếng khoan và
giếng đào để tưới cũng chỉ là giải pháp tình thế vì thường thiếu nước vào cuối vụ, mực
nước ngầm ngày càng xuống sâu, lưu lượng khai thác ngày càng giảm khiến giá thành
sản xuất cà phê lớn, ảnh hưởng đến thu nhập của hộ dân trồng cà phê.
c. Hồ Krông Buk Hạ
Dự án sẽ xây dựng 04 trạm bơm điện sử dụng nguồn nước từ hồ chứa nước
Krông Buk hạ tỉnh Đăk Lăk phục vụ tưới 800ha cà phê vùng thượng lưu hồ thuộc địa
bàn xã Krông Buk, Ea Phêhuyện Krông Păk, tỉnh Đắk Lắk. Các hộ dân trong khu vực

7


dự án sẽ được phổ biến, hỗ trợ kỹ thuật tài chính ứng dụng các biện pháp tưới tiên tiến
tiết kiệm nước mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Khu vực dự án thuộc xã Krông Buk, Ea Phê huyện Krông Păk cách trung tâm
Thị trấn Phước An, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk khoảng 14km về phía Đông Bắc.
d. Hồ Thị trấn
Khu vực 150 ha cà phê phía Tây Bắc hồ chỉ tưới bằng nước ngầm và nước mưa
cách hồ Thi trấn khoảng 1.400m, cao hơn MNDBT của hồ khoảng 50m. Đây là vùng
có lượng mưa thấp của tỉnh với lượng mưa bình quân năm là 1200-1400mm với mùa
khô chỉ chiếm 10-15% lượng mưa cả năm nên việc sử dụng nước mưa và nước từ các
giếng khoan /giếng đào để tưới thường gây ra thiếu nước vào cuối vụ, trong khi đó
mực nước ngầm ngày càng xuống sâu, làm gia tăng chi phí sản xuất, sản lượng cà phê
bấp bênh do thiếu, ảnh hưởng đến thu nhập của hộ dân trồng cà phê tại khu vực.
e. Hồ Ea Kuang:

Công trình hồ Ea Kuang được đầu tư xây dựng từ năm 1977 và được nâng cấp
sửa chữa năm 1995 với dung tích hữu ích của hồ là 5 triệu m 3. Về cơ bản đập đất đã
xuống cấp, cống đầu mối bị hư hỏng, tràn đất chưa được kiên cố. Công trình đầu mối
đã được đưa vào danh mục dự án “Sửa chữa và nâng cao an toàn đập”
Đối với hệ thống kênh chính được kiên cố với chiều dài 4km nhưng do thời
gian xây dựng khá lâu nên hiện tại đã hư hỏng, xuống cấp nặng nề. Vì thế, với diện
tích tưới thiết kế là 1300 ha (trong đó 1200 ha cà phê) thì hiện tại chỉ tưới được 500 ha
cà phê. Khu vực hạ lưu tuyến kênh hầu như không có nước do lượng nước tổn thất lớn,
kênh đất bị bồi lấp nhiều.
2.4.2. Đối tượng hưởng lợi chính:

1.1.1.1.2.4.2.1. Đối tượng hưởng lợi trực tiếp.
Dự án hoàn thành sẽ đáp ứng được hoạt động tưới chủ động, kịp thời, linh hoạt
hiệu quả; cải thiện nền nông nghiệp có tưới một cách đáng kể với việc đồng thời phát
triển mô hình nông nghiệp thông minh thích ứng khí hậu và sẽ không gây ra những tác
động tiêu cực đáng kể cho môi trường, xã hội và kinh tế. Các kết quả đạt được của dự
án đối với các đối tượng được hưởng lợi từ dự án được tóm tắt như sau:
Cấp cộng đồng:
8


Dự án sẽ làm tăng sản lượng nông nghiệp, cải thiện điều kiện sống, cải thiện
điều kiện tưới tiêu, cải thiện điều kiện giao thông, cải thiện môi trường sống và tình
trạng sức khoẻ của người dân trong vùng dự án, đặc biệt là phụ nữ trong vùng dự án;
Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động ứng dụng công
nghệ tưới tiên tiến tiết kiệm nước làm tăng hiệu quả sử dụng nước, tiết giảm hao phí
lao động tưới;
Tăng việc làm và thu nhập tại nông thôn thông qua việc thâm canh, chuyển dịch
cơ cấu sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật;
Cấp tỉnh:

Trang bị các kỹ năng và công cụ tiên tiến để nâng cao hiệu quả hoạt động dịch
vụ thủy lợi và quản lý phân phối nước;
Tăng cường cơ chế quản lý và kiểm soát tài chính;
Tăng tỷ lệ các tổ chức của người sử dụng nước hài lòng về dịch vụ của các
Công ty Quản lý khai thác công trình thủy lợi (IMC);
Tăng cường hiệu quả công tác Vận hành và Bảo dưỡng (O&M);
Tăng số lượng các diện tích được tưới và được hiện đại hóa công nghệ tưới.
Cấp hệ thống:
Đối tượng hưởng lợi trực tiếp của tiểu dự án bao gồm 40.000 người trong 8.000
hộ gia đình tham gia vào sản xuất cây trồng. Trong đó 1.500 người (300 hộ) thuộc
nhóm dân tộc thiểu số chủ yếu là người Ê Đê. Theo Sở LĐTBXH 105 hộ hiện sống
dưới ngưỡng nghèo. Có 5% có chủ hộ là phụ nữ đơn thân sống dưới ngưỡng nghèo.
Nông nghiệp là nguồn sinh hoạt quan trọng nhất, nhưng khu vực này lại đang phải
chịu những trận hạn hán định kỳ trong suốt mùa khô làm hạn chế sản xuất nông nghiệp
cà phê đạt sản lượng thấp.
2.4.3. Đánh giá tác động xã hội của dự án

1.1.1.2.Thu hồi đất và tái định cư
a. Thu hồi đất
Hơn 22 ha đất sẽ bị thu hồi, trong đó 12 ha để xây dựng đường ống chính và trạm
bơm, 10ha thu hồi tạm thời để xây đường ống nhánh. Quá trình và thủ tục đền bù sẽ
9


được thực hiện theo kế hoạch tái định cư đã được phê duyệt trong Thỏa thuận vay và
sẽ thanh toán cho từng hộ dân bị ảnh hưởng. Tổng chi phí đền bù và giải phóng mặt
bằng dự tính khoảng 15 tỷ VNĐ.
Để giảm thiểu việc thu hồi đất, tuyến kênh sẽ được xây dựng trong lòng kênh cũ.
Chiều rộng kênh đã được tính toán để có dòng chảy thủy lực hiệu quả nhất trong khi
vẫn giảm thiểu được diện tích đất thu hồi. Trong giai đoạn thiết kế cuối cùng, sẽ đặc

biệt chú ý nhằm giảm thiểu số lượng nhà cửa và công trình cố định phải dịch chuyển.
Đền bù cho người bị ảnh hưởng sẽ được thực hiện theo Kế hoạch tái định cư cập nhật.
Có thể sẽ có khoản trợ cấp xã hội cho các hộ phải di dời và cho nhóm dễ bị tổn
thương.
Trong quá trình thực hiện dự án, một số diện tích đất sẽ bị tạm thu hồi để đặt các
thiết bị, máy móc hay xây dựng lán trại của nhà thầu. Bồi thường cho đất bị thu hồi
tạm thời, cũng như cho hoa màu hoặc cây cối sẽ được thực hiện theo khung tái định cư
trong Thỏa thuận vay.
b. Người bị ảnh hưởng:
Có khoảng 50 hộ bị ảnh hưởng trong đó không có hộ bị ảnh hưởng nào sẽ phải di
dời. Ảnh hưởng tái định cư sẽ được giảm thiểu thông qua giải pháp xây dựng và thiết
kế kênh phù hợp.
Bảng thông số diện tích mất đất dự kiến từng công trình:
STT
1

2

3

Chiều dài
đường
ống (m)

Diện tích thu
hồi (m²)

- Ống chính

3.500


21.000

- Ống phụ
Hồ Buôn
Yông

7.000

Đi theo tuyến đồi chưa canh tác nên
không có đền bù
28.000 Thu hồi đất tạm thời

- Ống chính

2.500

15.000

- Ống phụ
Hồ Krông
Buk hạ

7.000

Đi theo tuyến đồi chưa canh tác nên
không có đền bù
28.000 Thu hồi đất tạm thời

- Ống chính


2.600

15.600

Tên công
trình

Ghi chú

Hồ đồi 500

10

Đi theo tuyến đồi chưa canh tác nên
không có đền bù


STT

4

Tên công
trình
- Ống phụ
Hồ thị trấn

Chiều dài
Diện tích thu
đường

hồi (m²)
ống (m)
5.200
20.800

- Ống chính
5

3.500

- Ống phụ
Hồ Ea Kuang

300

- Ống chính

7.000

- Ống nhánh
Tổng

7.000
45.600

Ghi chú
Thu hồi đất tạm thời

Đi theo tuyến đồi chưa canh tác nên
không có đền bù

1.200 Thu hồi đất tạm thời

21.000

Một đoạn đường ống nằm trong
kênh cũ nên không đền bù. Thu hồi
42.000
không đên bù đất chỉ đền bù cây cố
trên đất
28.000 Thu hồi đất tạm thời
220.600

1.1.1.3.Dân tộc thiểu số
Hầu hết người dân sống trong khu vực dự án là người Ê Đê. Nghèo đói là vấn
đề đặc biệt nghiêm trọng đối với những nhóm người dân tộc thiểu số. Trong khu vực
dự án có khoảng 15% dân số sống dưới mức nghèo, nhưng số người dân tộc thiểu số
sống dưới mức đói nghèo cao hơn nhiều với tỉ lệ là 21%. Tỉ lệ đói nghèo cao trong
nhóm người này là do có sự cô lập về kinh tế xã hội, ít được tiếp cận với đường giao
thông và ở cách xa khu vực giáo dục và y tế, thậm chí xa cả các chợ nhỏ. Tiểu dự án
mong đợi đem lại các ảnh hưởng tích cực cho cuộc sống của người dân tộc thiểu số
thông qua việc tăng khả năng tiếp cận của họ tới trung tâm hành chính, y tế, giáo dục
và chợ. Việc tiếp cận tốt hơn với các trung tâm y tế, giáo dục và chợ sẽ cải thiện được
tình hình giáo dục cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái, nâng cao các chuẩn mực văn hóa
và giảm thiểu bệnh xã hội (người dân địa phương có thể hưởng lợi từ các lợi ích xã
hội, các dịch vụ xã hội, các trung tâm y tế và giáo dục). Nó cũng sẽ tăng cơ hội việc
làm cho người dân sống trong khu vực bao gồm cả nhóm dân tộc ít người.
Tiểu dự án được xây dựng theo tuyến có sẵn, vì vậy chỉ có một diện tích nhỏ
đất bị thu hồi và không phải di dời tái định cư Chỉ có đền bù nhỏ cho đất nông
nghiệp và đất vườn bị ảnh hưởng do việc mở rộng tuyến đường khi cần thiết và để xây
dựng hệ thống thoát nước. Theo ước tính có khoảng 15 hộ gia đình dân tộc thiểu số bị

ảnh hưởng trong đó có (2 ha) đất nông nghiệp và đất vườn bị ảnh hưởng trong giai
đoạn thi công. Sau khi thi công sẽ không có mất đất do đường oóng chôn sâu dưới đất.
Do đó diện tích đất bị mất ít hơn 10% tổng giá trị và tài sản của người bị ảnh hưởng.
Đền bù sẽ được thực hiện theo khung tái định cư trong hiệp định vốn vay. Các hỗ trợ
xã hội có thể được thực hiện cho các hộ gia đình dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng trực
tiếp để giúp họ ổn định cuộc sống.
2.4.3.1.

Giới và nhóm người dễ bị tổn thương
11


Trong khu vực dự án có khảng 3.000 hộ thuộc nhóm người dân tộc thiểu số,
khoảng 15 % tổng số dân sống dưới mức nghèo, khoảng 10% có phụ nữ đơn thân làm
chủ hộ .Tổng quan, tiểu dự án đề xuất sẽ tác động đến phụ nữ và nhóm người dễ bị tổn
thương như sau:
a) Tác động tích cực: Tiểu dự án được kỳ vọng sẽ cải thiện các điều kiện cho phụ nữ,
trẻ em và nhóm người dễ bị tổn thương thông qua việc nâng cao khả năng tiếp cận đến
trường học cho trẻ em – đặc biệt là trẻ em gái – cũng như đến trung tâm y tế, chợ và
trung tâm hành chính. Khi tiểu dự án hoàn thành, có thể dẫn đến một số thay đổi về
điều kiện kinh tế xã hội của các hộ gia đình bằng cách làm tăng nhu cầu đối với các
sản phẩm nông nghiệp và đa dạng hóa các phương pháp sản xuất.
b) Tác động tiêu cực: Việc thu hồi đất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người dân sinh sống
trong khu vực tiểu dự án, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em và nhóm người dễ bị tổn thương.
Do đó, cần áp dụng các chính sách đền bù và hỗ trợ xã hội thích đáng cho người bị ảnh
hưởng. Trong thời gian xây dựng, nhất thời tiểu dự án cũng có một vài tác động không
tốt đến môi trường như bụi và tiếng ồn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe đặc biệt là của
phụ nữ, trẻ em, người mắc bệnh kinh niên là những người dễ bị tổn thương, nhất là
với các loại bệnh truyền nhiễm liên quan đến nước và không khí. Để khắc phục những
vấn đề này, nhà thầu phải có biện pháp giảm thiểu khói bụi. Nhóm dễ bị tổn thương

cũng sẽ được hướng dẫn sử dụng nguồn nước vệ sinh và các cách phòng tránh bệnh tật
liên quan đến không khí. Các tổ chức sức khỏe cộng đồng sẽ được huy động thực hiện
các biện pháp phòng ngừa và chiến dịch nâng cao nhận thức trước khi tiến hành hoạt
động xây dựng.
Ở khu vực nông thôn Việt Nam, phụ nữ thường có ít tiếng nói tham gia vào
công tác lập, thực hiện và vận hành tiểu dự án. Điều này khiến họ dễ bị tổn thương hơn
trước những tác động bất lợi của các hoạt động phát triển. Tiểu dự án thông qua Hội
Phụ nữ sẽ khuyến khích phụ nữ
( i) Chủ động hơn trong việc tham gia vào tiểu dự án thông qua các hoạt động
như nâng cao nhận thức, tham gia của cộng đồng và tham gia vào Ban giám sát xã;
(ii) Nâng cao vai trò của họ trong quá trình tham vấn cộng đồng cũng như các
hoạt động vận hành và bảo trì.
KẾT LUẬN
12


Tiểu luận này nêu lên các khá niệm, cơ sở lý luận, khung phân tích cũng như
các phương pháp trong đánh giá tác động của dự án, từ đó làm cơ sở cho việc đánh
giái các tác động xã hội của dự án ở phần 2 (đánh giá tác động). Qua đánh giá tác
động tiểu luận đề xuất sẽ tác động đến các vấn đề xã hội như: giới, dân tộc thiểu số và
nhóm người dễ bị tổn thương. Dự án sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng nước của các công
trình thủy lợi phục vụ nông nghiệp giá trị cao phù hợp với định hướng tái cơ cấu
ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, hỗ trợ chương trình xây dựng nông thôn
mới, thích ứng với biến đổi khí hậu. Dự kiến khi hoàn thành dự án sẽ đảm bảo nước
tưới cho 7.720ha các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như cà phê, tiêu trong đó có
2.310 ha diện tích tăng thêm (2.110 ha diện tích cà phê tăng thêm do sử dụng trạm
bơm mở rộng diện tích tưới phía thượng lưu hồ và 200 ha diện tích cây trồng tăng
thêm do kiên cố hệ thống kênh mương bằng BTCT hoặc ống nhựa sợi thuỷ tinh nâng
cao hệ số sử dụng nước từ 0,45 lên 0,9).
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Ban chỉ đạo Tây Nguyên (2015), Tây Nguyên tổng quan kinh tế - xã hội và tiềm

năng phát triển, Nxb Thông Tấn, T.p Hồ Chí Minh
2.
Nội

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008), Giáo trình đào tạo quản lý Dự án ODA, Hà

3.

Lê Thục Cán, Lê Đức An, Luc hens, Nguyễn Ngọc Sinh (2000), Sổ tay đánh

giá tác động môi trường chung các dự án phát triển, Hà Nội
4.

Nguyễn Lập Dân (2013), Cơ sở khoa học cho các giải pháp giải quyết các mâu

thuẫn lợi ích trong việc khai thác sử dụng tài nguyên nước phục vụ phát triển kinh tế xã hội lãnh thổ Tây Nguyên, Tạp chí Khoa học Trái đất số 8 năm 2013.
5.

Đặng Thị Kim Nhung (2012), Cơ hội và thách thức phát triển thuỷ lợi khu vực

Tây Nguyên, Viện Quy hoạch Thuỷ lợi, Tổng cục Thuỷ Lợi.

13




×