Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập PHẦN 3 Chuyen vien chinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.06 KB, 4 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP PHẦN 3
1. Sự cần thiết khách quan của quản lý nhà nước đối với nền kinh
tế.
- Nhà nước đại diện lợi ích của giai cấp thống trị nhất định, trong đó
có lợi ích kinh tế;
- Vì sự phát triển đúng đắn nền KTQD là việc khó, nền KTQD không
tự phát triển đúng đắn được;
- Vì lĩnh vực kinh tế là nơi chứa đựng nhiều mâu thuẫn lợi ích so với
mọi lĩnh vực khác của hoạt động xã hộ;
- Nhà nước sở hữu bộ phận lớn các giá trị vật chất trong nền kinh tế.
2. Hệ thống các công cụ quản lý kinh tế của nhà nước. Cho ví dụ
minh hoạ
- Khái niệm chung về công cụ và CCQLNN về KT
- Các loại CCQLNN về KT
- Ví dụ thực tiễn để minh hoạ
3. Các phương pháp QLNN về kinh tế. Liên hệ ưu nhược điểm
của việc vận dụng các phương pháp trong QLNN về KT của nhà nước
ta
* Khái niệm PPQLNN về KT
* Các phương pháp QLNN về KT
- Phương pháp cưỡng chế
- Phương pháp kích thích
- Phương pháp thuyết phục
* Liên hệ thực tế
- Ưu điểm
- Bất cập
4. Các chức năng quản lý kinh tế của nhà nước. Những hạn chế
trong việc thực hiện các chức năng trên của Nhà nước ta hiện nay.
* Quan niệm về chức năng của QLNN
* Các chức năng của QLNN về kinh tế
- Bảo đảm cho nền KTQD phát triển theo hướng tối ưu;




- Bảo đảm cho mọi hoạt động của các phần tử cấu thành nền KTQD
diễn ra đồng bộ, cân đối, hài hoà với nhau, khiến cho nền KTQD vận hành
thông suốt được và và có được hiệu quả cao về nhiều mặt;
- Bảo đảm cho nền KTQD một môi trường chính tri, pháp lý, xã hội
thuận lợi nhất để nền KTQD phát triển;
- Tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh tế.
*Liên hệ thực tiễn
- Những ưu điểm
- Những bất cập
5. Sự cần thiết khách quan của việc thực hiện quan hệ kinh tế đối
ngoại đối với các quốc gia nói chung và đối với Việt Nam nói riêng? Quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang đưa lại những cơ hội và thách
thức gì đối với nền kinh tế Việt Nam.
* Sự cần thiết khách quan của việc thực hiện quan hệ kinh tế đối ngoại
đối với các quốc gia nói chung và đối với Việt Nam nói riêng?
- Do có sự khác biệt về nguồn tài nguyên giữa các quốc gia;
- Do sự phát triển không đồng đều giữa các quốc gia về khoa học và
công nghệ;
- Sự khác biệt giữa các quốc gia về điều kiện tái sản xuất;
- Mọi quốc gia đều muốn đi sâu vào chuyên môn hoá;
- Do nhu cầu bảo vệ tổ quốc.
* Cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam từ HNKTQT
- Cơ hội:
+ Khắc phục được tình trạng bị phân biệt đối xử trong buôn bán quốc
tế.
+ Tạo điều kiện mở rộng thị phần quốc tế cho các sản phẩm và thúc
đẩy thương mại phát triển;
+ Bên cạnh việc mở rộng xuất khẩu hàng hóa trong nước, còn tận

dụng được cơ hội từ nhập khẩu;
+ Có lợi từ việc cải thiện hệ thống giải quyết tranh chấp khi có quan
hệ với các cường quốc thương mại chính.
+ Có lợi gián tiếp từ yêu cầu của khu vực và quốc tế về việc cải cách
hệ thống ngoại thương, bảo đảm tính thống nhất của các chính sách thương
mại và các bộ luật của Việt Nam cho phù hợp với hệ thống thương mại quốc
tế.
+ Có điều kiện thu hút vốn, kinh nghiệm quản lý và công nghệ mới…
của nước ngoài.
2


+ Nâng cao khả năng cạnh tranh và tính hiệu quả trong nền kinh tế,
đồng thời tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp Việt
Nam.
- Bên cạnh những cơ hội đó, đồng thời cũng phải đương đầu với các
thách thức:
+ Là một trong những nước nghèo, hệ thống chính sách kinh tế-xã hội
đang trong quá trình hoàn thiện, chưa đồng bộ, trình độ kỹ thuật, trình độ
quản lý… có sự chênh lệch lớn so với các nước phát triển.
+ Các cam kết của mình, đặc biệt là các cam kết trong một số lĩnh vực
như dịch vụ, sở hữu trí tuệ, các biện pháp đảm bảo thương mại công bằng,
an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh dịch tễ, kiểm dịch động thực vật và hàng
rào kỹ thuật thương mại…, nên việc thực thi sẽ rất khó khăn.
6. Phương hướng và giải pháp đổi mới QLNN về KT ở nước ta
hiện nay.
- Sự cần thiết phải đổi mới QLNN về KT ở nước ta.
- Phương hướng và giải pháp đổi mới QLNN về KT
7. Các hình thức của kinh tế đối ngoại.
-Ngoại thương (Xuất nhập khẩu Hàng hoá)

- Đầu tư quốc tế (Xuất nhập khẩu Vốn)
- Hợp tác và chuyển giao KH&CN(Xuất nhập khẩu Tri thức)
- Xuất - Nhập khẩu LĐ
- Làm Dịch vụ quốc tế
8. Đổi mới hoạt động và phát huy vai trò các thành phần kinh tế ở
nông thôn
- Kinh tế cá thể, tiểu chủ, hộ gia đình;
- Kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể;
- Doanh nghiệp nông, lâm nghiệp nhà nước;
- Thành phần kinh tế khác.
9. Vai trò của chính sách xã hội đối với sự phát triển
- Khái niệm chính sách xã hội;
- Vai trò của chính sách xã hội đối với sự phát triển
10. Nội dung công tác quản lý nhà nước về môi trường.

3


Nội dung công tác quản lý nhà nước về môi trường của Việt Nam
được thể hiện trong Ðiều 37, Luật Bảo vệ Môi trường, gồm các điểm:
- Ban hành và tổ chức việc thực hiện các văn bản pháp quy về bảo vệ
môi trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường.
- Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo vệ môi
trường, kế hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm
môi trường, sự cố môi trường.
- Xây dựng, quản lý các công trình bảo vệ môi trường, các công trình
có liên quan đến bảo vệ môi trường.
- Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá
hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường.
- Thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án

và các cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường.
- Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi
trường, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về bảo vệ môi trường, xử
lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Ðào tạo cán bộ về khoa học và quản lý môi trường.
- Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường.
- Thiết lập quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

4



×