Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

NGHIÊN cứu xây DỰNG kế HOẠC HACCP CHO QUY TRÌNH sản XUẤT ĐƯỜNG mía

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 172 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM

ĐỒ ÁN/KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG KẾ HOẠC HACCP
CHO QUY TRÌNH SẢN XUẤT
ĐƯỜNG MÍA

Ngành:

CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

GVHD: GS.TSKH Nguyễn Trọng Cẩn
SVTH:

Nguyễn Thế Bá

MSSV:

1191101004

Lớp:

11HTP05

TP. Hồ Chí Minh, 2013



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được đề tài này, em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn
Trọng Cẩn đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian em thực hiện đề tài
này.

Em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trong bộ môn Công nghệ thực
phẩm - Khoa Công nghệ thực phẩm trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ
TP.Hồ Chí Minh, đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức cũng như kinh
nghiệm quý giá trong suốt thời gian em học tập tại trường.

Xin chân thành cảm ơn đến ban lãnh đạo Nhà máy Đường Biên Hòa - Trị
An, đã tạo điều kiện cho em tiếp cận tìm hiểu ngoài giờ thực tế sản xuất, cảm
ơn các anh chị đồng nghiệp ở các khu vực sản xuất đã tận tình chỉ bảo em
trong suốt thời gian thực hiện đề tài.

Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã giúp đỡ động
viên em để giúp em có thêm niềm tin, động lực hoàn thành tốt đề tài này.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thế Bá

SVTH: Nguyễn Thế Bá

ii


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


TÓM TẮT BẢN ĐỒ ÁN
TỐT NGHIỆP
Nội dung bản đồ án tốt nghiệp gồm các phần sau:
1. Mở đầu
- Mối quan tâm của các doanh nghiệp về an toàn chất lượng thực phẩm.
- Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng HACCP.
- Giới thiệu kết quả ghi nhận.
2. Chương 1. Tổng quan
- Giới thiệu tổng quan về Nhà máy.
- Giới thiệu tổng quan về cây Mía và các vật tư phụ trợ hỗ trợ sản xuất.
- Nêu các khái niệm, tóm tắt các phương pháp quản lý chất lượng.
- Trình bày phương pháp quản lý chất lượng theo HACCP và các chương trình tiên quyết.
3. Chương 2. Giới thiệu quy trình sản xuất Đường Mía
- Trình bày chi tiết quy trình sản xuất Đường từ cây Mía.
4. Chương 3. Xây dựng hai chương trình tiên quyết GMP và SSOP
- Trình bày chi tiết thực trạng của Nhà máy.
- Xây dựng hai chương trình tiên quyết cho quy trình sản xuất Đường Mía.
5. Chương 4. Xây dựng kế hoạch HACCP
- Đề nghị thành lập đội HACCP tại Nhà máy.
- Giới thiệu chi tiết về sản phẩm.
- Phân tích tất cả các mối nguy ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm từ đó xác định các điểm
kiểm soát tới hạn tại khâu tiếp nhận nguyên liệu Mía và khâu sấy Đường
- Trình bày bản kế hoạch HACCP để giám sát các điểm kiểm soát tới hạn đó.
6. Kết luận và kiến nghị
- Đề nghị Nhà máy áp dụng hệ thống HACCP.
- Góp ý một số vấn đề về mặt nhân sự và trang thiết bị nhà xưởng.

SVTH: Nguyễn Thế Bá


iii


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

MỤC LỤC
Đề mục

Trang

Trang bìa.........................................................................................................................................i
Phiếu giao đề tài đồ án/khóa luận tốt nghiệp
Lời cảm ơn.....................................................................................................................................ii
Tóm tắt bản đồ án tốt nghiệp ........................................................................................................iii
Mục lục .........................................................................................................................................iv
Danh mục các hình vẽ .................................................................................................................vii
Danh mục các bảng biểu.............................................................................................................viii
Danh sách các từ viết tắt...............................................................................................................ix
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .......................................................................................................2
1.1 Tổng quan về nhà máy.........................................................................................................2
1.1.1. Giới thiệu về nhà máy .................................................................................................2
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển nhà máy ...................................................................3
1.1.3. Địa điểm xây dựng Nhà máy.......................................................................................4
1.1.4. Giới thiệu sản phẩm.....................................................................................................4
1.1.5. Sơ đồ tổ chức bố trí nhân sự và mặt bằng nhà máy.....................................................7
1.1.6. An toàn lao động và phòng cháy chữa cháy................................................................9
1.1.7. Xử lý chất thải và vệ sinh công nghiệp .....................................................................12
1.2. Tổng quan về nguyên liệu .................................................................................................15
1.2.1. Cây Mía .....................................................................................................................15

1.2.2. Nguyên liệu phụ, chất hỗ trợ kỹ thuật .......................................................................23
1.3. Tổng quan về hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm .....................................................26
1.3.1. Các khái niệm ............................................................................................................26
1.3.2. Các nguyên tắc quản lý chất lượng............................................................................28
1.3.3. Các phương pháp đảm bảo chất lượng ......................................................................30
1.4. Giới thiệu phương pháp quản lý chất lượng theo HACCP................................................32
1.4.1. Phương pháp quản lý chất lượng theo HACCP.........................................................32
1.4.2. Các yêu cầu tiên quyết...............................................................................................49

SVTH: Nguyễn Thế Bá

iv


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

1.4.3. Phân biệt GMP, SSOP, và HACCP...........................................................................53
CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐƯỜNG.......................................54
2.1. Sơ đồ quy trình công nghệ.................................................................................................54
2.2. Thuyết minh quy trình .......................................................................................................56
2.2.1. Tiếp nhận nguyên liệu ...............................................................................................56
2.2.2. Làm nhỏ mía..............................................................................................................56
2.2.3. Ép Mía .......................................................................................................................60
2.2.4. Gia nhiệt 1 .................................................................................................................62
2.2.5. Gia vôi .......................................................................................................................62
2.2.6. Gia nhiệt 2 .................................................................................................................64
2.2.7. Lắng trong .................................................................................................................65
2.2.8. Lọc bùn ......................................................................................................................66
2.2.9. Gia nhiệt 3 .................................................................................................................67
2.2.10. Bốc hơi ....................................................................................................................68

2.2.11. Nấu đường - Trợ tinh...............................................................................................68
2.2.12. Ly tâm......................................................................................................................71
2.2.13. Hoàn thiện ..............................................................................................................72
CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG GMP VÀ SSOP ............................................................................75
3.1. Phân tích thực trạng công ty ..............................................................................................75
3.2. Xây dựng GMP..................................................................................................................77
3.2.1. GMP 1 - Tiếp nhận nguyên liệu ................................................................................77
3.2.2. GMP 2 - Làm nhỏ mía...............................................................................................79
3.2.3. GMP 3 - Ép Mía ........................................................................................................81
3.2.4. GMP 4 - Gia nhiệt 1 ..................................................................................................83
3.2.5. GMP 5 - Gia vôi ........................................................................................................83
3.2.6. GMP 6 - Gia nhiệt 2-3 ...............................................................................................85
3.2.7. GMP 7 - Lắng trong ..................................................................................................87
3.2.8. GMP 8 - Lọc bùn.......................................................................................................88
3.2.9. GMP 9 - Bốc hơi ......................................................................................................90
3.2.10. GMP 10 - Nấu đường - Trợ tinh..............................................................................91
3.2.11. GMP 11 - Ly tâm.....................................................................................................94

SVTH: Nguyễn Thế Bá

v


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

3.2.12. GMP 12 - Hoàn thiện sản phẩm ..............................................................................95
3.3. Xây dựng SSOP.................................................................................................................97
3.3.1. SSOP 1- An toàn nguồn nước ...................................................................................97
3.3.2. SSOP 2- Vệ sinh các bề mặt tiếp xúc với sản phẩm..................................................98
3.3.3. SSOP 3- Ngăn ngừa sự nhiễm chéo ........................................................................100

3.3.4. SSOP 4- Vệ sinh cá nhân.........................................................................................101
3.3.5. SSOP 5- Bảo vệ sản phẩm không bị nhiễm bẩn......................................................103
3.3.6. SSOP 6- Sử dụng và bảo quản hóa chất ..................................................................104
3.3.7. SSOP 7- Kiểm soát sức khỏe công nhân .................................................................106
3.3.8. SSOP 8- Kiểm soát động vật gây hại ......................................................................107
3.3.9. SSOP 9- Kiểm soát chất thải ...................................................................................108
CHƯƠNG 4. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HACCP ................................................................111
4.1. Thành lập đội HACCP.....................................................................................................111
4.2. Mô tả sản phẩm ...............................................................................................................112
4.3. Xây dựng sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất Đường Mía.............................................114
4.4. Phân tích mối nguy và xác định các CCP........................................................................122
4.5. Lập bản kế hoạch HACCP...............................................................................................136
4.6. Thẩm tra kế hoạch HACCP .............................................................................................139
4.6.1. Tần suất thẩm tra .....................................................................................................139
4.6.2. Nội dung thẩm tra ....................................................................................................139
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................................141
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................................I
PHỤ LỤC ..................................................................................................................................... II

SVTH: Nguyễn Thế Bá

vi


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Hình ảnh Nhà máy.........................................................................................................2
Hình 1.2. Đường thô bao 1,5 tấn ...................................................................................................4

Hình 1.3. Đường tinh luyện RS cao cấp và đường RE..................................................................5
Hình 1.4. Sơ đồ tổ chức công ty ....................................................................................................7
Hình 1.5. Sơ đồ bố trí mặt bằng ....................................................................................................8
Hình 1.6. Sơ đồ hệ thống khí thải................................................................................................14
Hình 1.7. Sơ đồ quy trình áp dụng hệ thống HACCP .................................................................36
Hình 1.8. Ma trận đánh giá mối nguy..........................................................................................43
Hình 1.9. Cây quyết định để xác định CCP.................................................................................44
Hình 1.10. Sơ đồ quyết định giải pháp hành động sữa chữa .......................................................48
Hình 2.1. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất đường .................................................................55
Hình 2.2. Quy trình làm nhỏ mía.................................................................................................57
Hình 2.3. Bàn lùa mía..................................................................................................................58
Hình 2.4. Hình cấu tạo dao chặt sơ bộ.........................................................................................59
Hình 2.5. Hình cấu tạo thiết bị máy ép Mía ................................................................................61
Hình 2.6. Quy trình pha saccharate calci.....................................................................................64
Hình 2.7. Mô hình thiết bị và mặt trên của thiết bị gia nhiệt.......................................................68
Hình 2.8. Thiết bị và thông số kỹ thuật của nồi đường ...............................................................70
Hình 2.9. Thiết bị trợ tinh gián đoạn ...........................................................................................71
Hình 2.10. a, Máy ly tâm liên tục - b, Máy ly tâm gián đoạn......................................................72
Hình 4.1. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất đường ..............................................................114

SVTH: Nguyễn Thế Bá

vii


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Thành phần hóa học của giống mía chung..................................................................18

Bảng 1.2. Độ hòa tan của đường theo nhiệt độ ...........................................................................19
Bảng 1.3. Chỉ tiêu hóa lý của cồn tinh luyện...............................................................................25
Bảng 1.4. Chỉ tiêu chất lượng của H3PO4 ....................................................................................25
Bảng 1.5. Yêu cầu chất lượng của NaOH ...................................................................................26
Bảng 1.6. Các thuật ngữ và ý nghĩa dùng trong HACCP............................................................34
Bảng 1.7. Bảng mô tả sản phẩm ..................................................................................................40
Bảng 1.8. Bảng phân tích mối nguy và xác định các CCP ..........................................................45
Bảng 1.9. Bảng kế hoạch HACCP...............................................................................................47
Bảng 1.10. Bảng phân biệt GMP, SSOP và HACCP ..................................................................53
Bảng 3.1. Phân tích thực trạng công ty........................................................................................75
Bảng 3.2. Bảng liên hệ giữa các công đoạn và GMP ..................................................................77
Bảng 3.3. Bảng các lĩnh vực cần xây dựng SSOP.......................................................................97
Bảng 4.1. Bảng thành lập đội HACCP ......................................................................................111
Bảng 4.2. Bảng mô tả sản phẩm ................................................................................................112
Bảng 4.3. Bảng mô tả sơ đồ quy trình công nghệ .....................................................................115
Bảng 4.4. Bảng phân tích mối nguy và xác định các CCP ........................................................122
Bảng 4.5. Bảng kế hoạch HACCP.............................................................................................136

SVTH: Nguyễn Thế Bá

viii


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

BHLĐ: Bảo hộ lao động
CBCNV: Cán bộ công nhân viên
CCP: (Critical Control Point): Điểm kiểm soát tới hạn

CP: (Control Point): Điểm kiểm soát.
CCS: (Commercial Cane Sugar): Lượng đường thương phẩm có thể lấy ra từ cây Mía.
GMP: (Good Manufacturing Practices): Thực hành sản xuất tốt
HACCP: (Hazard Analysis Critical Control point): Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát
các điểm tới hạn.
ISO: (International Standardization Organization): Tổ chức quốc tế và tiêu chuẩn hóa.
KT-QM: Phòng kỹ thuật, quản lý chất lượng.
QC: (Quality Control): Bộ phận kiểm soát chất lượng.
QM: ( Quatily Management): Phòng kỹ thuật, quản lý chất lượng.
NL: Nguyên liệu
NMHH: Nước Mía hỗn hợp (Mixed Juice) là nước mía thu được thực tế sau khi tách loại bã.
NVVH: Nhân viên vận hành.
SSOP: (Sanitation Standard Operating Procedures) : quy trình thao tác vệ sinh chuẩn.
Stt: Số thứ tự
VSATTP: Vệ sinh an toàn thực phẩm
VSCN: Vệ sinh công nghiệp.
VSV: Vi sinh vật.

SVTH: Nguyễn Thế Bá

ix


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

MỞ ĐẦU
Khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển các chủng loại hàng hóa trên thị trường
ngày càng đa dạng và phong phú đặc biệt với các mặt hàng thực phẩm. Chất lượng các sản phẩm
đều được nâng cao, nhưng vấn đề an toàn thực phẩm là một vấn đề rất đáng quan tâm bởi nói ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe, đời sống con nguời.

Việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng đang được rất nhiều các nhà máy, xí nghiệp
quan tâm. Hiện nay các ca cấp cứu tại các bệnh viện lớn về vấn đề ngộ độc thực phẩm đang gia
tăng. Hiểu rõ được vấn đề này, để tạo được niềm tin cho khách hàng các doanh nghiệp sản xuất
chế biến thực phẩm cần lựa chọn một hệ thống quản lý chất lượng thích hợp với điều kiện hoàn
cảnh củ thể nhằm đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Hệ thống quản lý chất lượng HACCP là
hệ thống được xem là hữu hiệu nhất để có thể vừa đảm bảo an toàn, vừa đảm bảo chất lượng sản
phẩm.
Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng HACCP vào trong quy trình sản xuất vừa đảm bảo
an toàn, chất lượng thực phẩm đáp ứng được với các yêu cầu của nhà nước lại vừa nâng cao được
uy tín của sản phẩm trên thị trường. Tuy nhiên, việc áp dụng hệ thống HACCP ở các nhà máy chế
biến là một vấn đề khó khăn. Bởi nó chi phối về nhiều mặt trong đó quan trọng nhất là về vấn đề
tài chính. Hệ thống HACCP đòi hỏi phải có một cơ sở hạ tầng tốt và phải luôn nâng cấp, cải tạo
nhà xưởng, các trang thiết bị, điều này làm tăng thêm chi phí đầu tư cho sản xuất.
Trong đề tài này, để xây dựng kế hoạch HACCP cho sản phẩm Đường Mía tại Nhà máy
Đường Biên Hòa - Trị An, em đã nghiên cứu, khảo sát thực tế tại Nhà máy và ghi nhận được kết
quả như sau :
-

Khảo sát điều kiện hiện tại của Nhà máy.

-

Xây dựng quy phạm sản xuất tốt GMP và quy phạm vệ sinh chuẩn SSOP.

-

Xác định được điểm kiểm soát tới hạn (CCP) tại khâu tiếp nhận nguyên liệu và khâu sấy.

-


Xây dựng kế hoạch HACCP để giám sát các điểm kiểm soát tới hạn đó và có hành động
khắc phục khi CCP vi phạm ngưỡng tới hạn.

SVTH: Nguyễn Thế Bá

1


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về nhà máy

Hình 1.1. Hình ảnh Nhà máy

1.1.1. Giới thiệu về nhà máy
Nhà Máy Đường Biên Hòa – Trị An tên tiếng Anh BIEN HOA TRI AN SURGAR
FACTORY, là một đơn vị sản xuất đường từ nguyên liệu mía cây, chịu sự quản lý điều hành
trực tiếp của Công ty Cổ Phần Đường Biên Hòa.
Diện tích 10.000 m2 (10 ha)
Đơn vị chủ quản: Công ty Cổ Phần Đường Biên Hòa.
Địa chỉ: Khu công nghiệp Biên Hòa 1, phường An Bình, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Điện thoại: 0613.836199 – 0613.836239
Email:

Fax: 84.0613.836213

Web: www.bhs.vn

Mã số thuế 3600495818

Giấy chứng nhận ĐKKD Số 3600495818
Trụ sở nhà máy: Ấp 1, xã Trị An, Huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.

SVTH: Nguyễn Thế Bá

2


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Điện thoại: 0613.929725 – 0613.929728

Fax: 84.0613.929724

1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển nhà máy
Công ty Mía Đường Trị An xây dựng theo thiết kế và thiết bị của Trung Quốc đã đi vào
hoạt động sản xuất từ năm 1998 đến năm 2004. Do vùng nguyên liệu không đáp ứng được nhu
cầu nên Công ty Mía Đường Trị An đã ngưng hoạt động và đóng cửa hoàn toàn vào cuối năm
2004. Đến tháng 11/2007, Công ty Cổ Phần Đường Biên Hòa mua lại Công ty mía Đường Trị
An và đổi tên thành Nhà Máy Đường Biên Hòa – Trị An.
Khi tiếp nhận nhà máy Đường Trị An, được ban lãnh đạo Công Ty đề ra nhiệm vụ toàn thể
anh em cán bộ công nhân viên nhà máy Đường Biên Hòa – Trị An phải cố gắng sửa chữa và
có thể sẽ chạy thử thiết bị ngay trong năm đầu tiên tiếp nhận nhà máy. Dây chuyền thiết bị
ngưng hoạt động đã lâu và để giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho nên sau khi tiếp nhận nhà
máy đã cô lập quá trình loại bỏ tạp chất theo phương pháp Sulfit hóa và hiện chỉ sử dụng
phương pháp gia vôi.
Tuy phải gặp nhiều khó khăn do các vấn đề nêu trên nhưng với sự cố gắng, quyết tâm hoàn
thành công việc mà ban lãnh đạo công ty giao cho, nên toàn thể anh em cán bộ công nhân viên
của nhà máy Đường Biên Hòa – Trị An đã bước đầu hoàn thành công việc mà cấp Lãnh đạo Công
Ty giao cho. Tuy chưa được tốt, nhưng phần nào đã đưa nhà máy dần dần đi vào ổn định về thiết

bị, con người, công nghệ, cũng như nguyên liệu.
Trong vụ 2007 - 2008, Nhà Máy Đường Biên Hòa – Trị An chỉ chạy thử để kiểm tra và
thẩm định thiết bị kể từ ngày 14/01/2008 đến ngày 7/03/2008 và ép được 6.542,8 tấn mía. Vụ
sản xuất 2009 - 2010 nhà máy ép được 52.108,53 tấn. Cho tới vụ sản xuất 2011 - 2012 nhà
máy đã nâng được công suất ép lên 1200 tấn mía/ngày. Với quyết tâm vượt bậc của ban lãnh
đạo Tổng công ty và với sự cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên nhà máy, vụ sản xuất
2012 - 2013 Tổng công ty quyết định đầu tư dây chuyền thiết bị sản xuất đường tinh luyện, tuy
bước đầu còn gặp nhiều khó khăn về thiệt bị và công nghệ nhưng với sự giúp sức của Tổng
công ty cũng như sự cố gắng không ngừng của mỗi cá nhân trong nhà máy, dây chuyền sản
xuất đã bước đầu đi vào ổn định. Tháng 3/2013 nhà máy đã nâng công suất ép lên 2300 tấn
mía/ngày. Mục tiêu đến cuối năm 2013 sản phẩm chủ yếu là đường tinh luyện với 50% đường
RE và 50% đường RS cao cấp.

SVTH: Nguyễn Thế Bá

3


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

1.1.3. Địa điểm xây dựng nhà máy
 Vị trí
Nhà máy đường Biên Hòa - Trị An nằm gần nhánh sông Đồng Nai thuộc Xã Trị An, huyện
Vĩnh Cửu-Đồng Nai, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh gần 60 km về phía đông bắc, cách quốc
lộ 1A 25 km.
 Thuận lợi
Điều thuận tiện nhất ở đây là vấn đề nước, có nguồn nước dồi dào, và việc thải, xả nước sau
xử lý cũng rất thuận lợi. Nước là nhân tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất đường. Nước
được sử dụng để nấu đường, cung cấp cho lò hơi, dùng để vệ sinh nhà máy, cho sinh hoạt…
Về vấn đề giao thông, thì đường xá cũng thuận tiện, nhà máy nằm cách thị trấn Thái An 8

km, cách Quốc Lộ 1A 25 km. Hệ thống giao thông thuận lợi giúp giảm phí vận chuyển.
Nhà máy nằm cách xa khu dân cư, việc xả thải các chất thải thường được tập kết ở các
vùng cách ly nên không gây ôi nhiễm cho các vùng khác và môi trường xung quanh. Không
gây ồn ào ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của người dân.
 Khó khăn
Nguyên liệu chính là cây Mía, vùng nguyên liệu nằm rải rác ở nhiều nơi như xã Hiếu
Liêm - Vĩnh Cửu, Huyện Trảng Bom và một số nơi khác xa như Bình Dương. Do đó, việc
cung ứng nguyên liệu cho sản xuất gặp nhiều khó khăn.
1.1.4. Giới thiệu sản phẩm
1.1.4.1. Sơ lược về sản phẩm
 Sản phẩm chính


Đường luyện : RE, RS cao cấp, RS.



Đường vàng thương phẩm.



Đường thô

Hình 1.2. Đường thô bao 1,5 tấn

SVTH: Nguyễn Thế Bá

4



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 1.3. Đường tinh luyện RS cao cấp và đường RE


Đặc tính sản phẩm

- Đường RE:
+ Hàm lượng saccharoza:



99.8 %

+ Độ màu (icumsa):



20 IU

- Đường RS cao cấp:
+ Hàm lượng saccharoza:



99.7 %

+ Độ màu (icumsa):




50 IU

- Đường thô:
+ Pol



98,5%

+ Ẩm



0,3%

+ RS



0,2%

+ Màu



1.000 IU

 Sản phẩm phụ



Mật rỉ: Bán cho các đơn vị khác.



Bã bùn: làm phân bón trồng mía hoặc bán cho nông dân trồng mía.



Bã mía: làm chất liệu đốt lò



Tro lò: làm phân bón

SVTH: Nguyễn Thế Bá

5


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

1.1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá đối với đường thô
● Chỉ tiêu vi sinh
Stt

Chỉ tiêu

Mức quy
định


1.

Tổng số bào tử men, mốc trong 10

Phương pháp thử
ICUMSA 1998

10

gam đường không lớn hơn.

GS 2/3-47(98)

● Chỉ tiêu cảm quan
Yêu cầu
Chỉ tiêu

Hạng 1

Hạng 2

Ngoại

Tinh thể vàng đến nâu, kích thước tương đối đồng đều, tơi khô, không

hình

vón cục


Mùi vị

Tinh thể đường hoặc dung dịch đường trong nước có vị ngọt, không
có mùi lạ
Tinh thể màu vàng nâu đến nâu.

Màu sắc

Tinh thể màu nâu hoặc nâu đen

Khi pha vào nước cất cho dung Khi pha vào nước cất cho dung
dịch tương đối trong

dịch tương đối trong

● Chỉ tiêu hóa lý
Stt

Tên chỉ tiêu

Đơn vị tính

Mức công bố

1

Độ pol

%


≥ 98,5

2

Hàm lượng đường khử

%

≤ 0,84

3

Hàm lượng tro

%

≤ 0,29

4

Độ màu

ICUMSA

≤ 1000

5

MA


Mm

≥ 0,8

6

CV

%

≤ 30

7

Hàm lượng tinh bột

Ppm

≤ 175

8

Hàm lượng dextran

Ppm

≤ 150

SVTH: Nguyễn Thế Bá


6


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

1.1.5. Sơ đồ tổ chức bố trí nhân sự và mặt bằng nhà máy
1.1.5.1. Sơ đồ tổ chức bố trí nhân sự

Giám Đốc
Nhà máy

Phó Giám Đốc
Phụ trách sản xuất

Phó Giám Đốc
Phụ trách nguyên liệu

Phòng nhân sự
Phòng nguyên liệu

Phòng
KT - QM

Phòng
KT - VT

Phân xưởng
Đường
Phòng
TC - KT

Phân xưởng
Động Lực

Hình 1.4. Sơ đồ tổ chức công ty

SVTH: Nguyễn Thế Bá

7


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

1.1.5.2. Sơ đồ mặt bằng nhà máy

Cổng
nhập liệu

Cây xanh

P. NL

Bàn
cân

WC

Cổng cho
CBCNV

Nhà

xe
WC

Lối
đi

Nhà lấy mẫu

Nhà xe

Vườn hoa

Cây
xanh

XLNT

Bảo
vệ

Dãy văn phòng

Vòi
nước

Sân tiếp nhận mía

hơi
Nhà


Khu

Nhà
ăn

Làm nhỏ Mía

Kho thành phẩm

ép

Khu

WC

đóng

Mía

bao

Nhà CCS

chứa bã

Cây

Mía

Khu


xanh
Kho

Nhà
Y tế

Nhà

vực

pha vôi

hoàn
thiện

chất

Khu làm sạch-Gia

Khu vực nấu

thải

nhiệt-Bốc hơi

Đường-Ly tâm

Lối
đi


Lối đi
Trạm

Nhà thay
Kho hóa

Xưởng

chất

cơ khí

đồ BHLĐ
Kho vật tư

WC

Hình 1.5. Sơ đồ bố trí mặt bằng

SVTH: Nguyễn Thế Bá

8

Phòng QC

bơm
nước

Văn phòng. PXĐ



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

1.1.6. An toàn lao động và phòng cháy chữa cháy
1.1.6.1. An toàn lao động
 Đối với người lao động :
- Phải nắm vững các quy định, chỉ dẫn an toàn lao động, các quy trình, quy phạm liên quan
đến công việc được giao.
- Thực hiện các quy định, chỉ dẫn an toàn lao động, giữ gìn và sử dụng dụng cụ, thiệt bị
toàn vệ sinh, phương tiện bảo vệ cá nhân; làm hư hỏng mất mát các dụng cụ thiết bị,
phương tiện đó thì phải bồi thường. Phát hiện hư hỏng thì phải xin thay mới ngay.
- Người làm việc trên cao từ 2m trở lên và bất kể thời gian làm việc dài hay ngắn phải :
 Sử dụng bảo hộ lao động như: giày, mũ, áo quần bảo hộ lao động, dây an toàn,…(cấm
đi guốc, dép, ủng, giày da,..) mà phải đi giày vải đế cao su.
 Nghiêm cấm sử dụng rượu bia trước và trong lúc làm việc.
 Khi đưa vật liệu, dụng cụ đồ nghề làm việc lên xuống phải đảm bảo an toàn, dụng cụ
phải có túi đựng dây kéo; không được tung ném, bỏ vào túi quần áo hoặc gác trên cao, để đảm bảo
chống rơi.
 Làm việc trên cao khi thấy sức khỏe không bình thường thì phải báo cáo lãnh đạo để
thay thế.
 Không làm việc trên cao khi có mưa, giông, bão, sấm sét.
- Khi tiếp xúc với thiết bị phải dung bút thử điện, kiềm cách điện, giày hoặc dép cách điện,
đúng trên thảm cách điện để đảm bảo an toàn (không được đi chân trần). Kiểm soát các tủ
điện, hộp nối dây điện phải đậy nắp vận hành.
- Đối với các thiết bị có chi tiết quay, chỉ cho máy hoạt động khi có đầy đủ nắp che chắn.
- Khi tiếp xúc với các thiết bị, đường ống có nhiệt độ cao phải sử dụng bao tay.
- Khi phát hiện thấy có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thì phải ngừng
làm việc và báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm để khắc phục; thực hiện cấp cứu và
khắc phục hậu quả tai nạn lao động, lập biên bản tại hiện trường đầy đủ theo qui định.



Đối với người sử dụng lao động :
- Trước khi tổ chức thi công sửa chữa, bão dưỡng lắp đặt…công trình đủ lớn hay nhỏ đều
phải có phương án an toàn lao động, phương án phải được cấp quản lý trực tiếp duyệt trước
khi thực hiện và phương án phải được phổ biến đều từng người lao động tại công trình.

SVTH: Nguyễn Thế Bá

9


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Trong quá trình thi công nếu phát hiện có yếu tố nguy hiểm, có nguy cơ gây tai bạn lao động
thì phải dung thi công để xử lí, khi nào đủ điều kiện an toàn lao động cho người và thiết bị
mới tiếp tục thi công.
- Đài, xưởng, tổ trưởng, kỹ thuật viên, an toàn viên phải trực tiếp kiểm tra các dụng cụ cho
người lao động trước khi phân công làm việc, nếu không đầy đủ dụng cụ an toàn, tuyệt đối
không được phân công làm việc.
- Khi hợp đồng lao động hoặc thêm công nhân làm việc, đơn vị quản lý phải huấn luyện kỹ
thuật an toàn, biện pháp an toàn cho người lao động có liên quan đến công việc phải làm
(người lao động phải được huấn luyện, phổ biến kỹ thuật an toàn, biện pháp an toàn, ký tên
vào bản hợp đồng hoặc danh sách đã được huấn luyện, phổ biến) trước khi làm việc.
- Khi xảy ra tai nạn, cháy nổ. Đơn vị phải có trách nhiệm cứu chữa, báo cáo kịp thời với
lãnh đạo cấp trên và đơn vị liên quan. Lập biên bản và lập thủ tục theo qui định.
Các đơn vị, tập thể và cá nhân phải nghiêm chỉnh chấp hành công tác an toàn lao động, nếu vi
phạm tùy mức độ sẽ bị xử lý theo quy định của nhà nước và nội quy lao động của công ty.
 Các biện pháp chung về an toàn khi sử dụng điện :
- Khi xây dựng mạng lưới điện ở công trình cần đảm bảo lưới động lực và chiếu sáng làm

việc riêng lẻ, có khả năng ngắt điện tòa bộ phụ tải trong hạng vi từng hạn mục công trình hay
một khu vực sản xuất.
- Các đường dây điện phải được bao bọc kỹ lưỡng, che chắn các thiết bị điện có điện thế nguy
hiểm, trạm biến áp phải có rào chắn bảo vệ và được nối đất cẩn thận.
- Tay phải khô ráo khi bật công tắc hay vận hành thiết bị điện.
- Các công tắc điện phải được ghi rõ ràng các bộ phận tắt mở.
- Tất cả các máy móc, thiết bị có công tắc ngắt điện trong cùng một phòng và trong tầm nhìn.
- Phích cắm điện luôn được tháo ra trước khi sửa chữa hay làm vệ sinh.
- Những dây điện được lắp đặt xa đường đi, tránh xa hơi nóng.
- Việc tháo lắp sửa chữa các thiết bị điện phải giao cho công nhân có trình độ chuyên môn về
kỹ thuật an toàn điện thực hiện.
1.1.6.2. Công tác phòng cháy chữa cháy
 Những quy định về phòng cháy chữa cháy :
-

Phòng cháy chữa cháy là nghĩa vụ của toàn thể cán bộ - công nhân viên kể cả khách

SVTH: Nguyễn Thế Bá

10


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

hàng đến quan hệ công tác.
-

Cấm sử dụng lửa để đun nấu, hút thuốc trong kho, xưởng sản xuất và nơi cấm lửa. Cấm

câu móc sử dụng điện tùy tiện, hết giờ làm việc phải tắt quạt, đèn trước khi ra về :



Không dùng dây đồng giấy bạc thay cầu chì.



Không dùng dây điện cắm trực tiếp vào ổ cắm.



Không để các chất dễ cháy gần cầu chì, bản điện.



Không dùng khóa bằng sắt thép mở mở nắp phuy xăng.

-

Sắp xếp vật tư, hàng hóa trong kho phải gọn gang, sạch sẽ, riêng từng chủng loại có

khoảng cách ngăn cháy đúng quy định 0,50 cm (xa tường, xa mái, nguồn điện) để tiện việc kiểm
tra, cứu chữa khi cần thiết và hạn chế sự cố cháy.
-

Trong sản xuất, nhập hàng xe không được nổ máy trong kho, nơi sản xuất, khi đậu xe

phải hướng đầu xe ra ngoài cửa.
-

Không để chướng ngại vật trên lối đi làm ách tắt giao thông.


 Công tác phòng cháy chữa cháy :
-

Công tác chuẩn bị :



Đối với nhân viên bảo vệ: phải thường xuyên kiểm tra trang thiết bị phòng cháy chữa

cháy đã được trang bị về số lượng và chất lượng, túc trực 24/24 tuần tra canh gác, đảm bảo an
ninh trật tự, phát hiện kịp thời những hiện tượng cháy nổ có thể xảy ra, để ngăn chặn kịp thời
không để thiệt hại đến tài sản công ty.


Đối với đơn vị sản xuất: có lưu giữ các bình chữa cháy phải thường xuyên kiểm tra về

số lượng, trang bị chữa cháy phải thường xuyên kiểm tra về số lượng và chất lượng, trang bị chữa
cháy phải để nơi khô ráo dễ thấy, dễ lấy sẵn sang phục vụ khi có cháy xảy ra.


Đối với các kho : sắp xếp hàng hóa gọn gang theo sự chỉ đạo của các phòng nghiệp vụ -

kho phải sạch sẽ.


Đối với nhà ăn tập thể : để các bình ga xa nơi đun nấu, điều chỉnh ga hợp lý, không để

vật chất dễ cháy gần nơi đun nấu, kiểm tra thường xuyên các ống dẫn ga để phát hiện các sự cố có
thể xảy ra.



Đối với các phòng ban : Các hồ sơ giấy tờ phải bố trí gọn gang khoa học. Khi hết giờ

làm việc phải kiểm tra và ngắt các thiết bị điện ra khỏi nguồn điện để tránh nguy cơ hỏa hoạn.

SVTH: Nguyễn Thế Bá

11


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

-

Những điều cần lưu ý :



Phương tiện, dụng cụ phòng cháy chửa cháy chuyên dung để chữa cháy nghiêm cấm sử

dụng vào mục đích khác, không nghịch phá làm hư hỏng mất tác dụng.


Khi bàn giao ca tại các kho, xưởng sản xuất phải bàn giao rõ tình trạng phương tiện

chữa cháy được trang bị có ký nhận.


Khi sử dụng bình CO2 + bình bột F4 + F8 phải đứng trên gió. Khi chữa cháy phải đảm


bảo kỹ thuật phun đều bột để đám cháy mau dập tắt.


Phương tiện chữa cháy tại các đơn vị phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, để nơi thuận

tiện nhất để lấy. Khi sử dụng đúng mục đích phải có biên bản gồm : Bảo vệ, đơn vị sử dụng, nhân
chứng.
-

An toàn trong khi chữa cháy :



Khi chữa cháy đảm bảo an toàn tuyệt đối không để tai nạn xảy ra.



Nếu nơi chữa cháy có điện ta phải cúp điện trước khi xịt nước.



Chú ý cự ly khoảng cách và hướng gió có thể lây lan.

-

Bảo quản dụng cụ trang bị chữa cháy :




Để nơi khô ráo, thoáng mát, dễ lấy.



Kiểm tra định kỳ 3 tháng/lần về số lượng báo cáo về phòng hành chính để có bổ sung

kịp thời.
1.1.7. Xử lý chất thải và vệ sinh công nghiệp
1.1.7.1. Phương pháp xử lý chất thải
 Phế thải
Các phế liệu và phế thải của nhà máy được phân loại và chứa đựng trong các dụng cụ ở mỗi
khu vực, hằng ngày sẽ có các nhân viên vệ sinh thu gom và tập kết tại bãi tập kết. Phân loại ra
các loại chất thải như:
- Phế liệu: gồm các vật liệu kim loại, giấy...
Mỗi loại được tập kết ở các bãi riêng biệt và được thu gom và bán cho các đợn vị bên ngoài
vào cuối vụ hàng năm.
- Rác thải sinh hoạt: rác thải ở các khu vực, các bộ phận của nhà máy, không chứa các chất
nguy hại. Được thu gom ở các khu vực trong nhà máy và tập kết về một vị trí cách ly khu sản

SVTH: Nguyễn Thế Bá

12


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

xuất. Cứ mỗi tháng HTX - DVMT Trúc Xanh sẽ đến Nhà máy 10 -15 lần để thu gom.
- Chất thải nguy hại: như là: bông thủy tinh, bóng đèn huỳnh quang, dầu nhớt thải, ắc quy
thải....Các loại chất thải này được phân loại và lưu trữ riêng biệt trong các bao PE hay PP, có
ghi bảng tên chủng loại, có dán nhãn chất thải và được Công ty cổ phần môi trường Việt Úc

thu gom hàng tháng.
 Nước thải
Đặc trưng lớn nhất của nước thải Nhà máy đường là có giá trị BOD cao và dao động nhiều.
Việc quản lý tốt quy trình sản xuất, bảo dưỡng thiết bị, chống rò rỉ hoặc thay đổi quy trình công
nghệ, sử dụng các công nghệ sạch là biện pháp tốt nhất để giải quyết các chất ô nhiễm ngay trong
khâu sản xuất.
Thuyết minh tóm tắt quy trình xử lý nước thải tại nhà máy:
Trước khi cấp nước thải vào hệ thống cần phải kiểm soát và liên tục theo dõi các thông số như:
COD, nhiệt độ, pH. Nếu thấy COD cao bất thường thì phải có phương án sử dụng nước (nước
sạch hoặc nước thải sau xử lý) pha loãng kịp thời, tránh làm sốc vi sinh vật trong bể. Bơm dung
dịch NaOH (30÷32 %) trực tiếp xuống hồ cân bằng nhằm điều chỉnh pH đạt yêu cầu (6,5 ÷ 7,5),
tránh làm tổn thương vi sinh vật. Sau đó cấp nước thải từ hồ cân bằng vào bể tiếp xúc. Từ bể tiếp
xúc nước thải tự chảy sang bể SBR đến khoảng 70 ÷ 90% (tùy vào tình hình thực tế lưu lượng),
Sau đó ngưng bơm, ( chiều cao của mỗi mẻ khoảng 90 ÷ 95% bể). Bổ sung các chất dinh dưỡng
phù hợp: lượng phân ure, phân lân bổ sung; lượng bổ sung được căn cứ vào kết quả phân tích
chất lượng nước thải trung bình về hệ thống tại các mẻ trước và căn cứ theo lưu lượng nước thực
tế bơm lên bể SBR của mỗi mẻ. Hoạt động tại bể SBR: thời gian đầu liên tục sục khí nhằm cung
cấp oxy cho vi sinh vật hoạt động tốt hơn. Tiếp theo, để lắng tự nhiên nhằm tách vi sinh vật ra

khỏi nước thải đã xử lý, tiếp đến xả nước thải ra khỏi bể và tiếp tục nhận nước thải mới.
Sau khi xả nước sẽ tháo bùn về bể nén bùn, bể nén bùn có nhiệm vụ nén bùn và tách nước của
bùn bằng lắng cơ học. Bùn sau khi tháo ra được chuyển đến sân phơi bùn, nước trong sân phơi
bùn được dẫn về hố gom nước thải.
 Khí thải

Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý bụi lò hơi như sau:

SVTH: Nguyễn Thế Bá

13



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Khí thải

Nước
Nước

Khí bụi
3 Ngăn hở lọc
tách tro

Nước thải
chứa tro

Tro thu hồi

Nước sau
tách tro

Hố thu

Nước sạch

Hình 1.6. Sơ đồ hệ thống khí thải

Thuyết minh nguyên lý hoạt động:
Dòng khí thải vào thiết bị sẽ được nước hấp thu, bụi khói được giữ lại, dòng khí thải sau khi
qua tháp được xử lý và thải ra ngoài qua ống khói cao 40m, đường kính 1,5m. Nước sau khi hấp

thu bụi được gom về hố tro. Sau lắng, lượng nước trong được tuần hoàn để tiếp tục khử bụi khói
lò. Hằng ngày nước sạch được châm thêm vào hố tro để bổ sung cho lượng nước thất thoát.
1.1.7.2. Vệ sinh công nghiệp
 Nội dung thực hiện
Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, yêu cầu toàn thể nhân viên
phân xưởng tuân thủ theo những quy định sau :
1. Không được đem đồ ăn vào trong phân xưởng
2. Không khạc nhổ, xả rác bừa bãi trong phân xưởng
3. Không hút thuốc lá trong phân xưởng
4. Hệ thống cống rãnh thoát nước tốt, không gây ô nhiễm.
5. Thiết bị : phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ (không bám bụi, mật, mạng nhện …)
6. Giỏ đựng rác : Phải được đậy kín, tránh sự xâm nhập của vi sinh vào sản phẩm và phải được

SVTH: Nguyễn Thế Bá

14


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

dọn, rửa, lau chùi thường xuyên.
Trong công nghiệp sản xuất thực phẩm, điều trước tiên đòi hỏi phải đảm bảo vệ sinh công nghiệp
và thực phẩm. Do vậy, yêu cầu nhân viên vệ sinh phải thực hiện tốt theo nội dung hướng dẫn
công việc sau :
 Công tác chuẩn bị:
- Nhân viên vệ sinh phải có mặt đúng giờ qui định theo nội qui Nhà máy và đúng vị trí làm
việc theo phân công của Quản đốc xưởng.
- Chuẩn bị đầy đủ các vật dụng liên quan cho công việc trước 7 giờ 30 mỗi ngày (trừ ngày
nghỉ).
 Công tác thực hiện:

Nền nhà các khu vực :
- Thu gom toàn bộ các rác rưởi, phế liệu trong phạm vi đã được Phân xưởng phân công và
bỏ vào nơi đã được qui định (rác bỏ vào thùng chứa, chất thải nguy hại bỏ vào kho chứa chất thải
nguy hại theo đúng chủng loại, phế liệu bỏ nơi tập trung phế liệu).
- Dùng chổi quét sạch nền nhà.
- Dùng xô nước và chổi lau nhúng nước, vắt khô lau sạch toàn bộ các nền nhà (tuyệt đối
không được để đọng nước hoặc các vết dầu mỡ bám dính ở bất cứ vị trí nào trên nền).
- Thông nghẹt các đường cống rãnh trong phạm vi phân công.
Nhà vệ sinh :
- Khi đang vệ sinh nhà vệ sinh cần phải gắn biển báo để mọi người biết.
- Đổ giấy đã sử dụng vào bao và mang bỏ vào thùng chứa rác.
- Dùng cọ quét cầu chà rửa các nơi lót gạch men để tẩy xóa các vết bẩn (vào các ngày cuối
tuần, sử dụng nước tẩy chùi rửa gạch men để tẩy xóa vết thâm ố).
- Xịt rửa toàn bộ khu vực cầu cho sạch sẽ.
1.2. Tổng quan về nguyên liệu
1.2.1. Cây Mía
Mía là nguyên liệu quan trọng của nghành công nghiệp sản xuất đường trên thế giới và là
nguồn nguyên liệu duy nhất để sản xuất đường saccharoza ở nước ta. Mía có nguồn gốc từ Ấn
Độ, tù một loài cây hoang dại nay đã trở thành một loại cây quan trọng của ngành công nghiệp
sản xuất đường.

SVTH: Nguyễn Thế Bá

15


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

1.2.1.1. Cấu tạo hình thái
Cây mía bao gồm các phần chủ yếu sau:

- Rễ mía: thuộc loai rễ chùm, giữ cho thân mía đứng, hút nước và các chất dinh dưỡng để
nuôi cây.
- Thân mía: có hình trụ đứng hoặc hơi cong, tùy theo giống mía có màu sắc khác nhau như
vàng nhạt, màu tím đậm…
Vỏ có một lớp phấn trắng bao bọc, thân mía chia thành nhiều dóng, mỗi dóng khoảng 0,05 –
0,304 m ( tùy theo giống mía và thời kì sinh trưởng).
Giữa 2 dóng mía là đốt mía, đốt mía bao gồm đai sinh trưởng, đai rễ, đai phấn mầm và sẹo lá.
- Lá mía: lá mọc từ chân đốt mía (dưới đai rễ) thành hàng so le hoặc theo đường vòng trên
thân cây mía lá có màu xanh ( với một số giống cá biệt lá có màu vàng hoặc tím) mép lá có hình
răng cưa, mặt ngoài có một lớp phấn mỏng và lông bám. Tùy thuộc vào giống mía lá có chiều dài
0,91 – 1,52 m, chiều rộng 0,01 – 0,30 m.
Lá là trung tân của quá trình quang hợp, là bộ phân thở và là nơi thoát ẩm của cây mía.
1.2.1.2. Xuất xứ và các chỉ tiêu chất lượng của cây mía
 Xuất xứ
Vùng nguyên liệu mía của nhà máy chủ yếu tập trung ở các vùng lân cận của tỉnh Đồng Nai
như: xã Hiếu Liêm - Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Nhơn Trạch, Tân Phú, một số vùng xa hơn như: Bình
Dương... Việc thu mua mía được nhà máy quy định như sau:
- Xây dựng kế hoạch: Căn cứ vào mục tiêu chất lượng của Nhà máy đã ban hành để xây dựng kế
hoạch thu mua mía cho từng thời gian trong vụ sản xuất. Việc xây dựng kế hoạch thu mua được
thực hiện từ tháng 09 hàng năm.
- Lựa chọn đối tác: phòng nguyên liệu sẽ chịu trách nhiệm điều tra sản lượng mía của từng khu
vực, xác định sản lượng mía của từng khu vực từng đối tác để có kế hoạch chi tiết thu mua cho
từng khu vực. Sau đó tiến hành cho các đối tác đăng ký bán mía cho Nhà máy.
- Ký hợp đồng: Sau khi đã nhận đơn đăng ký bán mía Nhà máy sẽ bàn bạc thống nhất ký hợp
đồng trực tiếp đối tác bán mía. Khi đã thống nhất về sản lượng và các điều khoản trong hợp đồng
hai bên tiến hành ký hợp đồng.
- Quản lý theo dõi hợp đồng: Nhà máy giao cho các Trạm nông vụ tại các địa phương quản lý,
theo dõi các hợp đồng đã ký, tìm hiểu khả năng các nguồn mía huy động của hợp đồng. Đến vụ

SVTH: Nguyễn Thế Bá


16


×