Tải bản đầy đủ (.doc) (223 trang)

Quản lý phát triển phương tiện dạy học ở các trường đại học thuộc bộ công an trong bối cảnh đổi mới giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 223 trang )

B QUC PHềNG
HC VIN CHNH TR



NGUYN NG TIN

QUảN Lý PHáT TRIểN PHƯƠNG TIệN DạY HọC
ở CáC TRƯờNG ĐạI HọC THUộC Bộ CÔNG AN
TRONG BốI CảNH ĐổI MớI GIáO DụC

CHUYấN NGNH: QUN Lí GIO DC
M S: 914 01 14

LUN N TIN S QUN Lí GIO DC

NGI HNG DN KHOA HC:
1. GS. TS. PHAN VN KHA
2. PGS. TS. NGUYN B HNG

H NI - 2018


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH, SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1.
Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án


1.2.
Khái quát kết quả các công trình đã công bố và những vấn đề đặt
ra luận án tiếp tục giải quyết
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
2.1.
Những vấn đề lý luận về phương tiện dạy học ở trường đại học
2.2.
Những vấn đề lý luận về phát triển phương tiện dạy học ở các
trường đại học trong bối cảnh đổi mới giáo dục
2.3
Những vấn đề lý luận về quản lý phát triển phương tiện dạy học ở
các trường đại học trong bối cảnh đổi mới giáo dục
2.4
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển phương tiện dạy học
ở các trường đại học thuộc Bộ Công an
Chương 3: CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
THUỘC BỘ CÔNG AN
3.1.
Khái quát về các trường đại học thuộc Bộ Công an
3.2.
Tổ chức khảo sát thực trạng
3.3.
Thực trạng phương tiện dạy học và phát triển phương tiện dạy
học ở các trường đại học thuộc Bộ Công an
3.4.
Thực trạng quản lý phát triển phương tiện dạy học ở các trường
đại học thuộc Bộ Công an

3.5.
Đánh giá chung về thực trạng quản lý phát triển phương tiện dạy
học ở các trường đại học thuộc Bộ Công an
Chương 4: YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN PHƯƠNG
TIỆN DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỘC BỘ
CÔNG AN TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
4.1.
Yêu cầu quản lý phát triển phương tiện dạy học ở các trường đại
học thuộc Bộ Công an trong bối cảnh đổi mới giáo dục
4.2.
Biện pháp quản lý phát triển phương tiện dạy học ở các trường
đại học thuộc Bộ Công an
Chương 5: KHẢO NGHIỆM, THỬ NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP
5.1.
Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã
đề xuất
5.2.
Thử nghiệm biện pháp quản lý phát triển phương tiện dạy học ở
các trường đại học thuộc Bộ Công an
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

5
15
15
25
31

31
44
56
70
74
74
76
82
96
111
116
116
118
140
140
148
158
161
162
171


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT
1
2
3
4
5
6

7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

Chữ viết đầy đủ
Ban Giám hiệu
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Cán bộ quản lý
Chất lượng đào tạo
Công an nhân dân
Công nghiệp hoá, hiện đại hóa
Công nghệ thông tin
Cơ sở vật chất
Đồ dùng dạy học
Giáo dục đại học
Nghiên cứu khoa học
Nội dung dạy học
Phương pháp dạy học
Phương tiện dạy học
Quản lý giáo dục
Quá trình dạy học

Chữ viết tắt

BGH
Bộ GD&ĐT
CBQL
CLĐT
CAND
CNH, HĐH
CNTT
CSVC
ĐDDH
GDĐH
NCKH
NDDH
PPDH
PTDH
QLGD
QTDH


DANH MỤC BẢNG CỦA ĐỀ TÀI
Trang
Bảng 2.1. Một số cách phân loại phương tiện dạy học
Bảng 3.1. Mẫu khách thể khảo sát
Bảng 3.2. Khảo sát về vai trò, vị trí của PTDH đối với hoạt động đào tạo
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát chủng loại, số lượng PTDH
Bảng 3.4. Đánh giá tính hiện đại của PTDH
Bảng 3.5. Kết quả khảo sát mức độ phù hợp của PTDH với mục
tiêu, nội dung chương trình đào tạo trong các nhà trường
Bảng 3.6. Kết quả khảo sát mức độ đầu tư, mua sắm PTDH
Bảng 3.7. Thực trạng mức độ tự làm PTDH
Bảng 3.8. Đánh giá mức độ thực hiện bảo dưỡng PTDH

Bảng 3.9. Đánh giá mức độ thực hiện sửa chữa duy trì trạng thái chất
lượng PTDH
Bảng 3.10. Kết quả khảo sát tình trạng và tần suất sử dụng PTDH
Bảng 3.11. Mức độ thực hiện và hiệu quả lập kế hoạch phát triển PTDH
ở các trường đại học thuộc Bộ Công an
Bảng 3.12.Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức phát triển PTDH
Bảng 3.13. Kết quả khảo sát thực trạng lãnh đạo, chỉ đạo phát triển PTDH
Bảng 3.14. Thực trạng mức độ thực hiện và hiệu quả “Kiểm tra,
giám sát, đánh giá quá trình phát triển PTDH”
Bảng 3.15. Đánh giá tổng thể mức độ thực hiện và hiệu quả của các tiêu
chí quản lý phát triển PTDH ở các trường đại học thuộc Bộ Công an
Bảng 3.16. Kết quả khảo sát mức độ ảnh hưởng của các yêu tố đến
quản lý phát triển PTDH ở các trường đại học thuộc Bộ Công an
Bảng 5.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp đề xuất
Bảng 5.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Bảng 5.3. Kết quả khảo nghiệm tương quan giữa tính cần thiết và
tính khả thi của biện pháp đề xuất
Bảng 5.4. Mức độ sử dụng PTDH trước và sau thử nghiệm
Bảng 5.5. Hiệu quả sử dụng phương tiện dạy học trước và sau thử nghiệm

44
77
82
83
85
86
88
90
91
93

95
97
100
102
104
107
109
141
144
146
152
153


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Trang
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ phát triển phương tiện dạy học
Biểu đồ 3.1. Vai trò, vị trí của PTDH trong quá trình đào tạo
Biểu đồ 3.2. Thực trạng mức độ thực hiện và hiệu quả “Lập kế
hoạch phát triển PTDH”
Biểu đồ 3.3. Thực trạng mức độ thực hiện và hiệu quả “Tổ chức
phát triển PTDH”
Biểu đồ 3.4. Thực trạng mức độ thực hiện và hiệu quả
Biểu đồ 3.5. Mức độ thực hiện và hiệu quả công tác kiểm tra, giám
sát thực hiện kế hoạch phát triển PTDH
Biểu đồ 3.6. Đánh giá tổng thể mức độ thực hiện và hiệu quả của
các tiêu chí quản lý phát triển PTDH ở các trường đại học thuộc Bộ
Công an
Biểu đồ 3.7. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý phát
triển PTDH

Biểu đồ 5.1. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các
biện pháp đề xuất
Biểu đồ 5.2. So sánh mức độ sử dụng PTDH
Biểu đồ 5.3. So sánh hiệu quả sử dụng PTDH

48
83

101
103
106

108
111
148
153
154


5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phương tiện dạy học là thành tố quan trọng của quá trình dạy học. Trong
bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, những tiến bộ của khoa học, công nghệ
trong các lĩnh vực như: Trí tuệ nhân tạo, mạng Internet, công
nghệ nano, khoa học về vật liệu, cuộc “Cách mạng công nghệ
4.0”,... có sự tác động mạnh mẽ đến các thành tố của quá trình dạy
học, đòi hỏi nhà quản lý giáo dục các cấp phải không ngừng phát triển PTDH
nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên, chất lượng học tập của
người học đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế, xã hội. Về vấn

đề này, Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 xác định, cùng với việc thực
hiện đồng bộ các giải pháp, cần “Từng bước chuẩn hóa, hiện đại hóa cơ sở vật
chất - kỹ thuật, đảm bảo đủ nguồn lực tài chính và PTDH tối thiểu của tất cả
các cơ sở giáo dục”[76, tr.20].
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII xác định chủ trương: “Đổi mới căn
bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy
mạnh nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ; phát huy vai trò
quốc sách hàng đầu của giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ đối với sự
nghiệp đổi mới và phát triển đất nước”[24, tr.116]. Theo đó, phải đổi mới
đồng bộ tất cả các mặt, các thành tố của quá trình giáo dục; trong đó, tăng
nguồn lực phát triển PTDH học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, đồng bộ
và đạt tiêu chuẩn quốc tế, đổi mới quản lý là một trong những giải pháp quan
trọng để thực hiện chủ trương trên.
Trong giáo dục đại học, một trong những tiêu chuẩn “Quy định chuẩn
quốc gia đối với cơ sở giáo dục đại học” đó là: “Có đủ các phương tiện, trang
thiết bị cần thiết đáp ứng yêu cầu về đào tạo và nghiên cứu khoa học; có cơ sở


6
thực hành và trang thiết bị chuyên biệt theo yêu cầu đảm bảo chất lượng đối
với các ngành, chuyên ngành đào tạo đặc thù.
Thư viện và trung tâm thông tin học liệu có đủ giáo trình, sách tham
khảo cần thiết cho các chương trình đào tạo; có bản quyền truy cập ít nhất
một cơ sở dữ liệu khoa học quốc tế và có ít nhất một tạp chí khoa học quốc tế
(bản in hay bản điện tử) đối với mỗi ngành đào tạo.
Hệ thống hạ tầng CNTT kết nối tất cả các đơn vị liên quan đảm bảo tính
sẵn sàng truy cập thông tin và sử dụng theo phân cấp quản lý của cơ sở giáo dục
đại học; trang thông tin điện tử có đầy đủ các thông tin cần phải công khai theo
quy định của pháp luật và các thông tin cần thiết khác về cơ cấu tổ chức và các
mặt hoạt động của cơ sở giáo dục đại học cho sinh viên và những người quan

tâm tra cứu” [8, tr.2].
Trong những năm qua, các trường đại học thuộc Bộ Công an, cùng với
đổi mới nội dung, PPDH đã được quan tâm đầu tư CSVC, phát triển PTDH.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy PTDH được đầu tư còn thiếu về số lượng, chưa
đồng bộ về chủng loại, chất lượng chưa thật sự đáp ứng với yêu cầu đổi mới
QTDH. Một bộ phận cán bộ, giảng viên, nhân viên kỹ thuật do trình độ đào
tạo và khả năng khai thác, sử dụng một số PTDH còn hạn chế. Mặt khác, tổ
chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng khai thác, sử dụng PTDH hạn chế, do vậy
chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của việc khai thác, sử dụng các loại
PTDH hiện đại vào QTDH. Trong bối cảnh khoa học, công nghệ ngày càng
phát triển, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghệ
lần thứ Tư thì vấn đề phát triển PTDH ở các trường đại học thuộc Bộ Công an
là hết sức cần thiết và cấp bách.
Trong quản lý phát triển PTDH, nhận thức trách nhiệm trong quản lý, sử
dụng PTDH của một số cán bộ, giảng dạy chưa cao. Một bộ phận cán bộ, nhân
viên được giao trách nhiệm quản lý PTDH hiện đại có biểu hiện tâm lý e ngại,
sợ hư hỏng, liên đới trách nhiệm nên hiệu quả sử dụng các thiết bị này không
cao. Công tác kế hoạch hoá việc huy động, sử dụng, quản lý chưa thật sự phù


7
hợp giữa kế hoạch dài hạn và ngắn hạn. Tổ chức lực lượng, phân công, phân
định trách nhiệm trong quản lý phát triển PTDH còn có biểu hiện chồng chéo,
khó khăn cho việc quản lý, khai thác, sử dụng. Khâu quản lý PTDH ở các trường
đại học thuộc Bộ Công an không những vào phụ thuộc vào quy chế, quy định
của ngành Giáo dục mà còn phụ thuộc vào ngành Công an, do vậy không tránh
khỏi những vướng mắc cần tháo gỡ.
Thực tế cho thấy, để nâng cao chất lượng đào tạo trong bối cảnh đổi
mới giáo dục hiện nay, một trong những giải pháp có ý nghĩa quan trọng và
cấp thiết là phát triển và quản lý phát triển PTDH, đảm bảo PTDH đủ về số

lượng, đảm bảo chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, phát huy tối đa hiệu quả khả
năng khai thác, sử dụng PTDH, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục đáp
ứng yêu cầu đào tạo cán bộ công an trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay,
đảm bảo đạt “Tiêu chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục đại học”.
Hiện nay, đã có một số công trình nghiên cứu về quản lý CSVC, PTKT
dạy học ở các phạm vi và đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, chưa có công trình
khoa học độc lập nào nghiên cứu về quản lý phát triển PTDH ở các trường đại
học thuộc Bộ Công an một cách đầy đủ và có hệ thống. Xuất phát từ những lý
do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Quản lý phát triển PTDH ở các trường đại
học thuộc Bộ Công an trong bối cảnh đổi mới giáo dục” để nghiên cứu là vấn
đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất biện pháp quản lý phát
triển PTDH ở các trường đại học thuộc Bộ Công an trong bối cảnh đổi mới giáo
dục nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các nhà trường đáp ứng yêu
cầu xây dựng lực lượng CAND trong giai đoạn hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận giải những vấn đề lý luận về PTDH, phát triển PTDH và quản lý
phát triển PTDH ở các trường đại học trong bối cảnh đổi mới giáo dục.


8
- Phân tích, đánh giá thực trạng PTDH và phát triển PTDH, quản lý
phát triển PTDH ở các trường đại học thuộc Bộ Công an.
- Đề xuất biện pháp quản lý phát triển PTDH ở các trường đại học
thuộc Bộ Công an.
- Khảo nghiệm, thử nghiệm biện pháp quản lý phát triển PTDH ở các
trường đại học thuộc Bộ Công an.
3. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giả

thuyết khoa học
* Khách thể nghiên cứu
Quản lý PTDH ở các trường đại học trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
* Đối tượng nghiên cứu
Quản lý phát triển PTDH ở các trường đại học thuộc Bộ Công an trong
bối cảnh đổi mới giáo dục.
* Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận,
thực tiễn và biện pháp quản lý phát triển PTDH trong mối quan hệ với các
thành tố của QTDH, đổi mới PPDH đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo
ở các trường đại học thuộc Bộ Công an.
Nội dung quản lý phát triển phát triển PTDH về số lượng, cơ cấu chủng
loại, chất lượng và sử dụng hiệu quả phương tiện đáp ứng mục tiêu dạy học
đại học ở các trường đại học thuộc Bộ Công an và mục tiêu đổi mới giáo dục
hiện nay.
Chủ thể quản lý: Hiệu trưởng các trường đại học thuộc Bộ Công an.
Địa bàn nghiên cứu: Luận án tập trung khảo sát ở một số trường đại
học: Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an nhân dân, Học viện Quốc tế
và Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy.


9
Giới hạn đối tượng khảo sát: Khảo sát 179 cán bộ quản lý, 352 giảng
viên 03 trường đại học thuộc Bộ Công an (Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần
Công an nhân dân, Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy, Học viện Quốc tế).
Số liệu khảo sát: Các số liệu sử dụng để nghiên cứu lấy từ năm
2011 - 2017.
* Giả thuyết khoa học
Quản lý phát triển PTDH là một trong những nhân tố quan trọng đối với
nâng cao chất lượng giáo dục trong đổi mới giáo dục hiện nay. Đối với

trường đại học thuộc Bộ Công an nếu các chủ thể quản lý quan tâm nâng cao
nhận thức, trách nhiệm cho các lực lượng liên quan; thực hiện tốt công tác
kế hoạch hóa kết hợp tổ chức phối hợp giữa các bộ phận tham gia; sâu sát
trong chỉ đạo phát triển PTDH; kiểm tra giám sát chặt chẽ việc thực hiện kế
hoạch phát triển PTDH ở các trường phù hợp với mục tiêu đổi mới giáo dục
và thực tiễn đào tạo của các nhà trường CAND thì sẽ quản lý, sử dụng có
hiệu quả các nguồn lực phát triển PTDH, góp phần nâng cao chất lượng dạy
học, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu và nâng cao chất lượng đào tạo trong các
trường đại học thuộc Bộ Công an.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận nghiên cứu
Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử Chủ nghĩa Mác - Lênin; quán triệt sâu sắc tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về quản lý giáo
dục, cụ thể là quản lý phát triển các nguồn lực giáo dục trong nhà trường,
trong đó, một trong những nguồn lực quan trọng là PTDH; dựa trên quan
điểm tiếp cận nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục; cụ thể là:
Tiếp cận chức năng (The functional approach): Chức năng quản lý là
một phạm trù chiếm vị trí then chốt trong các phạm trù cơ bản của khoa học
quản lý, là những loại hoạt động bộ phận tạo thành hoạt động quản lý tổng
thể, là những loại hoạt động quản lý đã được tách riêng, chuyên môn hóa. Các


10
chức năng cơ bản của quản lý là những chức năng chung mà bất cứ chủ thể
quản lý nào, dù ở cấp độ quản lý nào, với bất cứ quá trình quản lý nào, đối
tượng gì cũng đều phải thực hiện.
Trong cách tiếp cận này, việc quản lý phát triển PTDH như là một quá
trình với các chức năng lập kế hoạch, tổ chức nhân sự và các hoạt động chỉ đạo
thực hiện và kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển PTDH nhằm

nâng cao chất lượng đào tạo và hiệu quả sử dụng của chúng. Về mục tiêu chung
của phát triển PTDH là: Xây dựng hệ thống các PTDH đủ về số lượng, đảm bảo
chất lượng đáp ứng mục tiêu đào tạo, đáp ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục, đổi
mới PPDH; sử dụng PTDH đạt hiệu quả cao. Các biện pháp quản lý phát triển
PTDH cũng được xác định tương ứng với các chức năng quản lý bao gồm lập
kế hoạch, tổ chức bộ máy nhân sự, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá.
Tiếp cận mục tiêu (The objective approach): Cách tiếp cận theo mục
tiêu, hay nói đầy đủ hơn là cách tiếp cận theo mục tiêu đào tạo, có cơ sở là
mục tiêu đào tạo được xây dựng một cách chi tiết, bao gồm cả nội dung kiến
thức, kỹ năng cần rèn luyện cho người học, phương pháp đào tạo, nguồn học
liệu, cũng như phương thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập (đối chiếu với
mục tiêu đào tạo). Mục tiêu đào tạo ở đây cũng là mục tiêu đầu ra của quy
trình đào tạo thể hiện qua những thay đổi về nhận thức, thái độ và hành vi
người học từ lúc vào trường tới lúc ra trường và tham gia vào thị trường lao
động. Theo cách tiếp cận này, PTDH được coi trọng và là công cụ giúp học
viên tiếp thu kiến thức, kỹ năng nhằm giúp đạt tới hệ mục tiêu đào tạo đã
được xác định từ trước. Vì vậy, từ mục tiêu đào tạo chi phối việc đầu tư, phát
triển PTDH tương ứng.
Tiếp cận chất lượng (The Quality approach): Chất lượng giáo
dục đại học luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều đối tượng tham gia vào
quá trình giáo dục và của các cấp QLGD. Ngoài áp lực của việc hệ thống các
trường đại học phát triển mạnh về số lượng, số lượng người học ngày càng
tăng, sự biến đổi và phát triển của xã hội ngày càng mạnh mẽ, khiến các nhà


11
tuyển dụng luôn đòi hỏi chất lượng đầu ra của quá trình đào tạo. Chất lượng
giáo dục luôn luôn là vấn đề quan tâm đối với chính phủ, các cơ quan nơi
hoạch định chính sách giáo dục và nghiên cứu giáo dục…
Cách tiếp cận này đánh giá ở góc độ chất lượng là đáp ứng nhu cầu xã

hội, của đơn vị sử dụng. Sản phẩm của các trường đại học CAND được coi là
đạt chất lượng khi đáp ứng được yêu cầu của xã hội, của ngành Công an sử
dụng nguồn lực CAND trước những yêu cầu ngày càng cao của xã hội hiện
đại, trước sự phát triển của “Cuộc cách mạng Công nghệ 4.0” có ảnh hưởng
trực tiếp đến giáo dục và đào tạo đặc biệt là giáo dục đại học, tiến tới xây
dựng “Mô hình đại học 4.0” trong thế kỷ XXI.
Tiếp cận hệ thống (The systems approach): Theo cách tiếp cận này thì tổ
chức quản lý phát triển PTDH là một hệ thống. Các bộ phận quản lý, tổ chức
thực hiện phát triển PTDH xem như những yếu tố liên kết với nhau như một
chỉnh thể. Quản lý phát triển PTDH cho tất cả các khâu của quá trình dạy học:
Dạy của giáo viên, học của học sinh, việc khai thác các nguồn thông tin, chuẩn
bị bài giảng, gắn lý thuyết với thực hành luyện tập. Cách tiếp cận này xem xét
quá trình cần thiết trong việc đầu tư mua sắm, tổ chức thực hiện, quản lý sử
dụng, bảo trì nâng cấp PTDH. Cách tiếp cận hệ thống chịu ảnh hưởng của lý
thuyết hệ thống, phân tích hệ thống và kỹ thuật hệ thống. Những khái niệm này
được các nhà QLGD sử dụng như một phần của lý thuyết hành chính và tổ chức.
Lý thuyết này được sử dụng rộng rãi trong quân sự, kinh doanh và công nghiệp.
Còn trong phát triển PTDH thì cách tiếp cận hệ thống xem các đơn vị trong nhà
trường là các yếu tố có quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau. Phát triển PTDH
theo cách tiếp cận hệ thống cần xem xét ở góc độ PTDH chi phối và ảnh hưởng
tích cực đến đổi mới nội dung, PPDH của giáo viên, ảnh hưởng đến nhu cầu tự
học, tự nghiên cứu của học viên, đến hoạt động đánh giá chất lượng đào tạo
trong trường đại học… Tiếp cận hệ thống được thể hiện PTDH là một hệ thống
đa dạng, sử dụng và quản lý sử dụng hiệu quả.


12
Tiếp cận phát triển (The development approach): Theo cách tiếp cận
này thì phát triển PTDH là quá trình, chất lượng đào tạo là sự phát triển. chất
lượng đào tạo là sự phát triển với nghĩa là phát triển con người, phát triển mọi

tiềm năng, kinh nghiệm để có thể làm chủ được bản thân, đương đầu với thử
thách một cách chủ động, sáng tạo. Cách tiếp cận này chú trọng đến sự phát
triển khả năng hiểu biết, tiếp thu ở người học hơn là truyền thụ nội dung kiến
thức đã được xác định từtrước . Theo cách tiếp cận này, đòi hỏi phát triển
PTDH là một quá trình từ lập kế hoạch, đầu tư mua sắm, tổ chức quản lý sử
dụng, bảo trì bảo quản PTDH, tổ chức kiểm kê, thanh lý PTDH đảm bảo gia
tăng về số lượng, chất lượng phương tiện đáp ứng mục tiêu dạy học, mục tiêu
đổi mới phương pháp, phong phú về cơ cấu và chủng loại.
Tiếp cận chuẩn (the standard approach): Dựa trên những quy định về
CSVC, PTDH được quy định trong “Tiêu chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo
dục đại học”, Điều lệ trường Đại học, Luật Giáo dục, những yêu cầu đổi mới
giáo dục… để lập kế hoạch phát triển PTDH, xây dựng tiêu chí đánh giá chất
lượng PTDH đáp ứng mục tiêu đào tạo, mục tiêu phát triển nhà trường.
* Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học
QLGD, bao gồm các nhóm phương pháp nghiên cứu sau:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Mục đích: Phân tích, tổng hợp khái quát để tổng quan các công trình
khoa học, xây dựng những luận cứ khoa học trong QLGD nói chung, quản lý
phát triển PTDH ở các trường đại học nói riêng để tìm ra những khái niệm và
tư tưởng cơ bản là cơ sở lý luận của đề tài, hình thành giả thuyết khoa học,
xây dựng khung lý thuyết về quản lý phát triển PTDH ở các trường đại học
thuộc Bộ Công an.
Các phương pháp cụ thể:
- Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu lý thuyết
về PTDH, phát triển PTDH, quản lý phát triển PTDH.


13
- Phát triển khung lý luận về quản lý phát triển PTDH trong trường đại

học Công an nhân dân và các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý phát triển
PTDH ở các trường đại học thuộc Bộ Công an.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Mục đích của nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn nhằm phát hiện
thực trạng PTDH, thực trạng quản lý phát triển PTDH, những điều kiện cụ thể
về kinh tế - xã hội, về đổi mới giáo dục có ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý
phát triển PTDH, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý phát triển PTDH ở các
trường đại học thuộc Bộ Công an phù hợp với thực tiễn.
Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp điều tra xã hội học: Sử dụng phiếu hỏi để trưng cầu ý
kiến của 179 cán bộ quản lý và 352 giảng viên ở 03 trường đại học thuộc Bộ
Công an, đó là: Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND, Đại học Phòng
cháy chữa cháy và Học viện Quốc tế.
Nội dung khảo sát là những vấn đề liên quan đến PTDH, phát triển
PTDH và quản lý phát triển PTDH ở các trường đại học thuộc Bộ Công an
nhằm thông tin khách quan, đảm bảo độ tin cậy, mang tính đại diện cho các
trường đại học thuộc Bộ Công an.
Phương pháp phỏng vấn: Tác giả sử dụng hệ thống câu hỏi liên quan đến
những vấn đề trong quản lý phát triển PTDH để trao đổi, phỏng vấn các đối
tượng là giảng viên, CBQL, học viên các trường đại học thuộc Bộ Công an.
Phương pháp chuyên gia: Được sử dụng nhằm thu thập các ý kiến của
các nhà khoa học, các nhà QLGD về vấn đề quản lý phát triển PTDH ở
trường đại học thuộc Bộ Công an.
Phương pháp thử nghiệm: Mục đích của phương pháp thử nghiệm
nhằm thu thập những thông tin về sự thay đổi trong quản lý phát triển PTDH,
khẳng định hiệu quả của các biện pháp quản lý phát triển PTDH ở các trường


14
đại học thuộc Bộ Công an, kiểm chứng các giả thuyết đã nêu và có các kết

luận về giải thuyết đó.
Thử nghiệm biện pháp quản lý phát triển PTDH theo hình thức thử
nghiệm song hành (nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm).
- Nhóm phương pháp hỗ trợ
Sử dụng phương pháp toán thống kê để phân tích số liệu thống kê, số
liệu khảo sát, các số liệu điều tra khảo sát được xử lý bằng các phần mềm, các
công thức toán thống kê như: Trung bình cộng, số trung vị, hệ số tương quan
thứ bậc Spearman để định lượng kết quả nghiên cứu cho đề tài.
5. Đóng góp mới của luận án
Luận án luận giải làm sáng tỏ và phát triển những vấn đề lý luận về
quản lý phát triển PTDH ở các trường đại học. Xây dựng các khái niệm liên
quan, xác định nội dung quản lý và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phát
triển PTDH ở các trường đại học trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
Mô tả, đánh giá tổng quát về thực trạng PTDH; quản lý phát triển
PTDH ở các trường đại học thuộc Bộ Công an.
Đề xuất và khẳng định hiệu quả các biện pháp quản lý phát triển PTDH
ở các trường đại học thuộc Bộ Công an đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần hệ thống hóa, khái quát hoá; bổ
sung, phát triển những vấn đề lý luận về quản lý phát triển PTDH ở các nhà
trường đại học nói chung, các trường đại học thuộc Bộ Công an nói riêng.
Luận án cung cấp những căn cứ khoa học để nhà quản lý các cấp vận
dụng vào quản lý phát triển PTDH ở các trường đại học thuộc Bộ Công an,
góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ công an đáp ứng yêu cầu đổi
mới giáo dục hiện nay.


15
Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham

khảo cho công tác nghiên cứu, quản lý và giảng dạy tại các trường đại học nói
chung, các trường đại học thuộc Bộ Công an nói riêng.
7. Cấu trúc của luận án
Luận án có cấu trúc bao gồm phần mở đầu, 5 chương; kết luận và kiến
nghị; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.


16
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
luận án
1.1.1. Những nghiên cứu về phương tiện dạy học
Dưới góc độ nghiên cứu và thực tiễn của khoa học giáo dục, QLGD,
PTDH còn có các tên gọi khác như: thiết bị dạy học; đồ dùng dạy học, thiết bị
giáo dục, học cụ... Đó là những phương tiện, vật chất cần thiết cho người dạy
và người học sử dụng trong QTDH ở tất cả các cấp học, bậc học, là một phần
quan trọng trong hệ thống CSVC của mỗi nhà trường hay mỗi cơ sở giáo dục
trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Những công trình nghiên cứu về PTDH trong cấu trúc các thành tố của
quá trình dạy học, vai trò của PTDH, phân loại PTDH trên thế giới cũng như
ở Việt Nam được quan tâm chủ yếu trong các công trình nghiên cứu về lý
luận dạy học, đổi mới phương pháp dạy và học, vai trò của PTDH trong việc
nâng cao chất lượng dạy học ở các nhà trường.
Hội thảo“International Conference on Education 39th Session” (1984)
được tổ chức từ 16 đến 25 tháng 11 năm 1984 [101] tại Giơnevơ Thụy Sỹ đã
khẳng định: Giáo dục không những cần phải được đổi mới thường xuyên về mục
tiêu, cấu trúc, nội dung, phương pháp, mà đặc biệt là cần phải được trang bị các
PTDH để tạo cơ hội cho học sinh, sinh viên học tập, nghiên cứu có hiệu quả.

Cùng hướng nghiên cứu này, trong nghiên cứu “State University,
Owerri, Nigeria, The Need for Effective Facility Management in Schools in
Nigeria” (2008), tác giả Ihuoma P. Asiabaka đã khẳng định: “PTDH là điều
kiện cần thiết để giảng dạy và học tập ở nhà trường làm tăng hiệu quả của
QTDH, hỗ trợ hiệu quả việc học tập của học sinh”[99]. Đồng thời nghiên cứu


17
cũng khẳng định tính đa dạng của PTDH tùy thuộc vào đặc trưng ngành nghề
đào tạo của mỗi cơ sở giáo dục, nhằm tạo điều kiện tốt nhất nâng cao chất
lượng dạy và học trong mỗi nhà trường.
Trong nghiên cứu “The Need for Effective Facility Management in
Schools in Nigeria” của tác giả Ihuoma P. Asiabaka [99]đã đưa một số loại
thiết bị như các phương tiện đa năng; phương tiện TT&TT; các phương tiện
đặc thù môn học, ngành học; các loại phần mềm phục vụ dạy học…
Trong báo cáo trình bày tại hội thảo “Improving the quality of teaching
and learning in Europe’s higher education institutions”[97] của Nhóm cấp
cao về Hiện đại hóa giáo dục Đại học - Ủy ban Châu Âu (năm 2013), đã nhấn
mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng phương tiện kỹ thuật số để học tập,
giảng dạy và phát triển chuyên môn là một trong những điều kiện tốt nhất
nhằm nâng cao năng lực giảng viên các trường đại học nhất là trong bối cảnh
hiện đại hóa giáo dục hiện nay.
Ở trong nước, theo tác giả Thái Duy Tuyên [84] viết trong cuốn sách
“Những vấn đề cơ bản của giáo dục hiện đại” (1998), thì trong dạy học, các
phạm trù nội dung, phương pháp, phương tiện luôn gắn bó chặt chẽ với nhau.
Mỗi nội dung dạy học đòi hỏi phải có phương pháp và PTDH tương ứng.
Ngược lại, cải tiến và sáng tạo những phương tiện lao động làm nảy sinh nội
dung và phương pháp mới có chất lượng cao hơn.
Đề cập đến vai trò của PTDH, trong cuốn sách “Phương tiện dạy học”
(1998), tác giả Tô Xuân Giáp cho rằng “PTDH được sử dụng đúng có tác

dụng làm tăng hiệu quả sư phạm của nội dung và PPDH lên rất nhiều”[31].
Một trong những nội dung được thể hiện trong cuốn sách “Sư phạm
nghề nghiệp” (2002), của tác giả Trần Khánh Đức đã chỉ rõ: “Lao động sư
phạm của người giáo viên cần có những công cụ, thiết bị phù hợp với tính
chất, nội dung, môi trường lao động ở từng cấp học, loại hình trường và


18
ngành nghề đào tạo. PTDH không chỉ là công cụ hỗ trợ hoạt động lao động sư
phạm của người giảng viên mà còn có thể thay thế cho các sự vật, hiện tượng
và một số quá trình xảy ra trong đời sống, lao động nghề nghiệp mà PTDH
tạo điều kiện để phát huy hết các chức năng tư duy của não con người”[29].
Cùng hướng nghiên cứu trên, cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn của việc xây dựng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học” (2002) tác giả Trần
Quốc Đắc [22] đưa ra bốn phương án phân loại PTDH. Trong đó, có phương
án phân loại PTDH bao gồm: Sách giáo khoa và các tài liệu in ấn khác; các
phương tiện thí nghiệm lao động sản xuất; phương tiện trực quan. Hay
phương án khác thì PTDH gồm: Sách giáo khoa và các tài liệu in ấn khác; các
phương tiện thí nghiệm và lao động sản xuất; phương tiện tài liệu trực quan;
các phương tiện kỹ thuật dạy học.
Nghiên cứu PTDH gắn với môn học cụ thể, trong cuốn sách viết về
“Phương tiện dạy học môn Toán” (2004)”, tác giả Nguyễn Bá Kim [49] đã chỉ
ra các PTDH thông dụng có thể được sắp xếp theo ba nhóm sau đây: Phương
tiện nghe nhìn; tài liệu in ấn; CNTT và truyền thông. Theo tác giả, là môn
khoa học tự nhiên, trong dạy học môn Toán sử dụng PTDH rất cần thiết, làm
tăng tính trực quan cho người học, nhất là với những nội dung hình học không
gian, hình học khối,… đòi hỏi tính trìu tượng cao.
Khi nghiên cứu mối quan hệ của PTDH trong cấu trúc thành tố của quá
trình dạy học, trong cuốn sách “Lý luận dạy học” (2009), tác giả Nguyễn Văn
Tuấn, xem xét ở 2 phương diện. Xét theo mối quan hệ của QTDH thì PTDH

có “chức năng trực quan; chức năng điều khiển; chức năng thực hành, luyện
tập”[82]. Xét theo các khâu của quá trình dạy học thì “PTDH được sử dụng
vào các khâu dạy học nhằm thực hiện các chức năng của các khâu đó”[82].
Tác giả cũng đã nêu lên một số cách phân loại PTDH như: Phân loại theo
kênh thu nhận thông tin của con người (bao gồm: phương tiện nghe, phương


19
tiện nhìn, phương tiện nghe nhìn), phân loại theo hình thức lưu trữ (đa
phương tiện, phương tiện kỹ thuật).
Về PTDH trong các trường đại học thuộc lực lượng vũ trang, giáo trình
“Lý luận dạy học đại học quân sự” (2014) do tác giả Trần Đình Tuấn chủ
biên đã luận giải những vấn đề lý luận cơ bản về phương tiện kỹ thuật dạy
học. Đồng thời, các tác giả đã chỉ ra tính đặc thù của phương tiện kỹ thuật dạy
học ở các trường đại học trong quân đội. Trong đó nhấn mạnh đến các
phương tiện kỹ thuật dạy học giúp người học tiếp thu, rèn luyện và hoàn thiện
các kĩ xảo, kĩ năng hoạt động nghề nghiệp quân sự như: sử dụng thành thạo
các loại vũ khí, khí tài, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật quân sự; rèn luyện
kỹ năng hiệp đồng, chỉ huy chiến đấu, rèn luyện thể lực và tâm lý gồm: các tổ
hợp công nghệ mô phỏng, máy vi tính nối mạng, thiết bị bắn súng điện tử …
Luận án tiến sĩ “Thiết kế và sử dụng PTDH môn Toán theo hướng tích
cực hóa hoạt động học tập của học sinh THCS” (2006) của tác giả Đặng Thị
Thu Thủy đã đi sâu tìm kiếm các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng PTDH,
trong đó, chú trọng cả PTDH do giáo viên và học sinh thiết kế, sưu tầm. Đề
tài đã phân tích những thay đổi của hệ thống PTDH môn toán dưới sự tác
động của khoa học công nghệ, đặc biệt là CNTT và truyền thông. Tác giả đã
đưa ra 8 biện pháp sử dụng PTDH môn Toán, các biện pháp đều được phân
tích và nhấn mạnh theo quan điểm xuyên suốt, trực quan tạo môi trường thuận
lợi để lập luận, suy diễn giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức.
Cùng hướng nghiên cứu về các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng

PTDH theo yêu cầu đổi mới giáo dục cũng có nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu
như tác giả Trần Quốc Đắc với đề tài “Nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng
PTDH ở trường phổ thông nhằm đáp ứng yêu cầu GD&ĐT trong tình hình
mới”; tác giả Đào Thái Lai [55] với đề tài cấp Bộ trọng điểm “Ứng dụng
CNTTtrong dạy học ở trường phổ thông Việt Nam” (2006); đề tài cấp Bộ “Yêu


20
cầu sư phạm của phần mềm công cụ hỗ trợ giáo viên thiết kế bài giảng điện
tử” của tác giả Đặng Thu Thủy, tác giả Phan Thanh Hải [35] với nghiên cứu
“Sử dụng PTDH nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học
tương tác”,“PTDH với việc đổi mới PPDH ở trường phổ thông” của tác giả
Vũ Trọng Rỹ [70]…
Tuy nhiên, những nghiên cứu trên tập trung đi sâu nghiên cứu việc sử
dụng PTDH theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh ở trường
phổ thông. Các biện pháp sử dụng PTDH đa dạng, phong phú theo đặc trưng
riêng của từng bộ môn phát huy tối đa hiệu quả của PTDH (thành tố của quá
trình dạy học) nhưng đều có chung quan điểm “PTDH là phương tiện chứa
đựng và chuyển tải kiến thức, là giá mang thông tin” và “PTDH phải được sử
dụng hiệu quả và tính hiệu quả đó phải được đặt trong mối quan hệ với đổi
mới PPDH”.
Với những nghiên cứu mang tính đặc thù, trong Hội thảo “Nâng cao
hiệu quả đầu tư và sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học trong các trường
CAND”[5] đã đề cập đến việc đầu tư phương tiện, thiết bị dạy học theo các
loại: Phòng học lý thuyết, phòng học chuyên dùng, phòng học theo các chuyên
ngành đào tạo thuộc các lĩnh vực trong ngành Công an. Bài viết của tác giả
Nguyễn Văn Ngọc “Nâng cao hiệu quả đầu tư và sử dụng trang thiết bị, đồ
dùng dạy học trong các trường CAND”(2010), đã chỉ rõ “Mặc dù con người
với tư cách là chủ thể của tri thức và đổi mới tư duy đóng vai trò quyết định,
nhưng không thể thiếu vai trò quan trọng của phương tiện thiết bị trong việc

nâng cao chất lượng đào tạo. Thiếu các thiết bị hiện đại ở mức cần thiết thì việc
áp dụng các PPDH tiên tiến dựa trên cơ sở ứng dụng các thành tựu của khoa
học công nghệ sẽ thiếu đi tính khả thi”[5]. Tác giả đã nhấn mạnh, PTDH là một
thành tố hết sức quan trọng của quá trình dạy học, góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục, đặc biệt trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.


21
1.1.2. Những nghiên cứu về quản lý phát triển phương tiện dạy học
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, những nghiên cứu về quản lý phát
triển PTDH thường được quan tâm ở các khía cạnh khác nhau trong lĩnh vực
quản lý.
Trong bài viết của Tiến sĩ Ihuoma P. Asiabaka, State University,
Owerri, Nigeria, The Need for Effective Facility Management in Schools in
Nigeria đăng trên Tạp chí Khoa học New York, đã khẳng định quản lý CSVC,
PTDH là một phần không thể thiếu trong việc quản lý tổng thể của nhà
trường. Tác giả cũng khẳng định “… việc quản lý PTDH là trách nhiệm của
các cấp quản lý, của tập thể cán bộ giảng viên, học viên trong các nhà
trường…”[99].
Tác giả M. I. Xaba trong bài viết:“A qualitative analysis of facilities
maintenance - a school governance function in South Africa” [104] (Một
phân tích về bảo trì CSVC trường học - chức năng quản lý trường học ở Nam
Phi), đã nhận định “… bảo trì và nâng cấp CSVC trong trường học là thực
hiện chức năng quản lý trường học, đây là một chức năng chuyên môn mà đòi
hỏi nhà quản lý cần có kiến thức, kỹ năng để thực thi”[104].
Trong nghiên cứu của Dr. (Mrs) Esther S. Uko về “Khảo sát về hiệu
quả quản lý CSVC ở các trường trung học ở Cross River State, Nigeria” [95]
đăng trên Tạp chí Quốc tế nghiên cứu học thuật và sự phản hồi của Anh, kỳ 3,
tháng 1 năm 2015. Tác giả đã chỉ ra phương pháp đánh giá và điều tra như thế
nào trình độ và sự sáng tạo của Hiệu trưởng ảnh hưởng đến quản lý CSVC,

PTDH trường học ở Cross River State, Nigeria một cách khoa học, chính xác.
Đồng thời nghiên cứu cũng khẳng định “Lập kế hoạch, lãnh đạo chỉ đạo, biên
chế, tổ chức thực hiện và kiểm soát các quá trình cung cấp, sử dụng, bảo trì và
cải thiện CSVC, PTDH trong các nhà trường là hoạt động quản lý của Hiệu
trưởng” [95]. Đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra các giai đoạn quản lý PTDH


22
xuất phát từ nội dung chương trình giáo dục, đến mua sắm, bảo trì, quản lý và
sửa chữa. Nghiên cứu nhấn mạnh những ảnh hưởng hay nói cách khác là hậu
quả của việc quản lý không tốt CSVC, PTDH ở nhà trường ảnh hưởng trực
tiếp đến thành tích học tập của sinh viên, không còn là môi trường “lý tưởng”
để sinh viên lựa chọn, tác giả cho rằng “chất lượng giáo dục phần lớn phụ
thuộc vào CSVC, PTDH ở nhà trường”[95].
Trong nghiên cứu “Quản lý PTDH trong các trường trung học
Nigeria: các vai trò của quản trị viên và thanh tra viên”[94] của nhóm tác giả
Abdulkareem và Fasasi thuộc Cục quản lý giáo dục Đại học Llorin Nigeria đã
khẳng định vai trò của quản trị viên và thanh tra viên của các trường có trách
nhiệm quản lý CSVC, PTDH nhằm ngăn chặn lãng phí và đảm bảo đạt được
mục tiêu giáo dục.
Trong cuốn sách “Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo
dục” (2009) tác giả Trần Kiểm đã khẳng định vai trò của cơ sở vật chất - thiết
bị giáo dục trong nhà trường, đó là những điều kiện thiết yếu để thực hiện quá
trình giáo dục - dạy học. Yêu cầu khách quan đặt ra là phát triển cơ sở vật
chất - thiết bị giáo dục phải luôn phù hợp với mục đích, nội dung, phương
pháp, hình thức tổ chức giáo dục. Theo tác giả, mục tiêu quản lý cơ sở vật
chất - thiết bị giáo dục là: “Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất - thiết bị giáo
dục đáp ứng yêu cầu dạy học - giáo dục; tổ chức sử dụng cơ sở vật chất - thiết
bị giáo dục một cách tối ưu vào quá trình dạy học - giáo dục; tổ chức bảo
quản hệ thống cơ sở vật chất - thiết bị giáo dục”[51, tr.126]. Tác giả cũng cho

rằng, đẻ đạt được mục tiêu trên đây, các chủ thể quản lý cần tập trung vào xây
dựng, tu bổ, sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất - thiết bị giáo dục để sử dụng có
hiệu quả trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục một cách tối ưu; quan tâm
đến tổ chức tiếp nhận, mua sắm, sử dụng, bảo quản thiết bị giáo dục.
Cuốn sách “Quản lý giáo dục đại học quân sự” (2008) do tác giả Đặng
Đức Thắng chủ biên đã chỉ rõ cơ sở vật chất, kỹ thuật giáo dục ở đại học quân


23
sự là tất cả phương tiện vật chất, kỹ thuật và sản phẩm khoa học, công nghệ
được huy động vào các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Theo các tác
giả, phương tiện kỹ thuật dạy học được coi là một bộ phận chủ yếu của cơ sở
vật chất kỹ thuật giáo dục trong nhà trường. Phương tiện kỹ thuật dạy học bao
gồm: Thiết bị nghe nhìn: Máy chiếu projector, máy chiếu bản trong, máy
chiếu dương bản, máy chiếu vật thể, máy chiếu phim nhựa, video, đầu đĩa
CD…; Micrô, tai nghe, máy khuếch đại âm thanh, radio cassette… Thiết bị
thu nhận, xử lý và chuyển tải thông tin: Máy điện thoại, máy Fax… máy tính
(bao gồm cả mạng Internet), máy thu hình, máy phát hình…
Khi nghiên cứu về các nội dung quản lý nhà trường, trong cuốn sách
“Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI” (2010) tác giả Trần
Khánh Đức cho rằng “Hiện nay các nhà quản lý trường học quan tâm nhiều
đến các thành tố mục tiêu, nội dung, pháp pháp, tổ chức quản lý và kết quả;
đó là các thành tố trung tâm của quá trình sư phạm, nếu quản lý và tác động
hợp quy luật sẽ đảm bảo cho một chất lượng tốt trong nhà trường”. Tuy nhiên,
theo tác giả, quản lý trường học theo mục tiêu giáo dục là sự hội tụ của quản
lý các yếu tố: “người dạy, người học, chương trình, phương pháp, tổ chức
hành chính, cơ sở vật chất” [29, tr.374].
Trong cuốn sách “Quản lý nhà trường” (2011) các tác giả Đặng Quốc
Bảo và Nguyễn Thành Vinh đã làm rõ 7 nội dung quản lý nhà trường. Trong
phần nội dung quản lý cơ sở vật chất - kỹ thuật của nhà trường các tác giả đã

đi sâu luận giải quản lý thiết bị dạy học. Từ sự khái quát có hệ thống về quan
niệm, ý nghĩa, phân loại thiết bị dạy học; các tác giả đã khái quát 04 nguyên
tắc; nêu lên quy trình và chỉ ra 05 giải pháp quản lý thiết bị dạy học (về nhận
thức, về công tác tổ chức, về công tác cung ứng, về công tác đào tạo nhân
viên chuyên môn, về xây dựng môi trường sư phạm thuận lợi cho sử việc sử
dụng thiết bị dạy học). Theo các tác giả, thực hiện các giải pháp trên đây


24
nhằm hướng tới mục tiêu “Thiết bị dạy học đủ theo kế hoạch dạy học. Thiết bị
dạy học ngày càng tiên tiến so với sứ mệnh mục tiêu của nhà trường. Thiết bị
dạy học ngày càng đồng bộ về cơ cấu chủng loại. Cấp quản lý nhà nước quan
tâm tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng thiết bị dạy học. Giáo viên hăng
hái, có ý thức tự giác sử dụng thiết bị dạy học. Học sinh chịu khó kết hợp học
và thực hành thông qua việc sử dụng thiết bị dạy học”[4, tr.80].
Các tác giả Nguyễn Vũ Bích Hiền và Nguyễn Vân Anh trong cuốn sách
“Quản lý tài chính và CSVC trong giáo dục” (2015) đã chỉ rõ “Thiết bị giáo
dục bao gồm: Thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập tại lớp; thiết bị phòng thí
nghiệm… Tất cả các thiết bị này nhằm hướng tới mục tiêu đảm bảo nâng cao
chất lượng dạy học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện”[42].
Trong cuốn sách“Quản lý giáo dục” (2017) của các tác giả Bùi Minh
Hiền - Vũ Ngọc Hải - Đặng Quốc Bảo đã viết về quản lý thiết bị dạy học
trong nhà trường. Theo tác giả, thiết bị dạy học là một bộ phận của cơ sở vật
chất trường học và là một trong sáu nhân tố cốt lõi của của quá trình đào tạo,
“là một trong ba nhân tố tạo thành lực lượng vật chất (cùng với lực lượng đào
tạo, đối tường đào tạo) để hiện thực hóa mục tiêu đào tạo, tái tạo, sang tạo nội
dung đào tạo và phương pháp đào tạo. Thiết bị dạy học là cầu nối để giáo
viên, học sinh cùng hành động tương hợp với nhau chiếm lĩnh được nội dung
đào tạo, thực hiện mục tiêu đào tạo và sử dụng phương pháp đào tạo” [40,
tr.286-287]. Ngoài việc làm rõ vị trí, vai trò, mối quan hệ của thiết bị dạy học

với các thành tố khác của quá trình đào tạo, tác giả còn đưa ra các cách phân
loại khác nhau. Đặc biệt đã xác định 5 giải pháp chủ yếu quản lý thiết bị dạy
học, từ nâng cao nhận thức đến tổ chức sử dụng; cung ứng kịp thời; đào tạo,
bồi dưỡng nhân viên chuyên môn, giáo viên và xây dựng môi trường sư phạm
đảm bảo sự thuận lợi sử dụng thiết bị dạy học.
Tác giả Trần Kiểm, trong cuốn sách “Quản lý và lãnh đạo nhà trường
hiệu quả” (2017) đã nêu lên quan niệm về nhà trường hiệu quả, đó là nhà trường


×