Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

tieu luan tac pham kinh dien tư tưởng hồ chi minh về cán bộ trong tác phẩm “sửa đổi lối làm việc” và sự vận dụng của đảng cộng sản việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.52 KB, 41 trang )

MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Nhắc tới dân tộc Việt Nam người ta nghĩ tới một dân tộc anh dũng. Dân tộc
đó đã vùng dậy lật đổ ách thống trị Bắc thuộc suốt mấy nghìn năm đằng đẵng,
đã kiên cường chống lại sự đô hộ của bọn đế quốc, thực dân. Một dân tộc tuy
nhỏ bé, đất không rộng, người không đông nhưng không bao giờ chịu khuất
phục trước bất kì một kẻ thù nào, dù có hung tàn và lớn mạnh đến đâu. Sức
mạnh đó chính là ở lòng yêu nước, tinh thần dân tộc và tình đoàn kết... quan
trọng không kém đó còn là từ những lãnh tụ, những người đứng đầu, yếu tố phát
huy những nhân tố trên. Họ là những người con mưu trí và dũng cảm, hội tụ cả
đức và tài, những người đã dìu dắt cách mạng Việt Nam vượt qua bao chông gai
để cập bến vinh quang, đưa dân tộc ta vững bước tiến lên con đường xã hội chủ
nghĩa và vẫn giữ vững vị trí của mình trong sự nghiệp cách mạng ngày hôm nay.
Đó chính là vai trò to lớn của những người cán bộ, người lãnh đạo. Chủ tịch Hồ
Chí Minh cũng đã nói rằng: “cán bộ là cái gốc của công việc”, “Công việc thành
công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Vì vậy Đảng phải nuôi dạy cán bộ
như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu. Phải trọng nhân tài, trọng
cán bộ, trọng mỗi một người có ích cho công việc chung của chúng ta”. Mặt
khác, cán bộ là người gần dân nhất, hiểu dân nhất, có thể đi sâu, đi sát vào quần
chúng nhân dân, biết được dân đang nghĩ gì, đang muốn gì, cũng là người đem
chính sách của Đảng, của chính phủ giải thích cho dân hiểu rõ và thi hành. Đồng
thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho chính phủ rõ, để đặt
chính sách cho đúng”. Đội ngũ cán bộ chính là những người xác lập vị trí chính
trị của chính đảng, xây dựng và triển khai những chủ trương chính sách, pháp
luật của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống. Do đó, công tác cán bộ nói chung và
chính sách cán bộ nói riêng - yếu tố tác động và ảnh hưởng trực tiếp tới sự quyết
tâm, tính năng động và tích cực của chính đội ngũ cán bộ - có vị trí quyết định
trực tiếp tới sự ổn định và phát triển của cách mạng, của Đảng, Nhà nước và dân


tộc.
1


Đất nước ta đã bước vào công cuộc đổi mới được 30 năm, chúng ta đã thu
được những thành quả vô cùng quan trọng trên mọi mặt, đời sống của nhân dân
không ngừng được nâng cao, quyền làm chủ của nhân dân được bảo đảm, vị thế
của đất nước ta ngày càng được khẳng định vững chắc. Một trong những nguyên
nhân sâu xa tạo nên những thành quả đó chính là việc Đảng và Nhà nước ta, tùy
theo những điều kiện thực tế của sự phát triển đất nước đã chú trọng nghiên cứu,
đổi mới mạnh mẽ chính sách đối với đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ trong
hệ thống chính trị cơ sở nói riêng. Đội ngũ cán bộ của Đảng ta hiện nay đa số đã
được rèn giũa qua thử thách, quá trình đấu tranh cách mạng đầy gian khổ, hi
sinh. Cán bộ chủ chốt các cấp từ trung ương đến cơ sở có bản lĩnh chính trị vững
vàng, kiên định mục tiêu con đường xã hội chủ nghĩa, năng động, sáng tạo, hăng
hái thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà
nước, có phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn không ít cán bộ, đảng viên đặc biệt là
những người lãnh đạo, quản lí còn dao động, giảm sút niềm tin, mơ hồ về chủ
nghĩa Mác - Lênin, về chủ nghĩa xã hội, về đường lối, chính sách của Đảng, tha
hóa biến chất về đạo đức, lối sống, làm phai nhạt lòng tin trong nhân dân.
Xuất phát từ tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề cán bộ, em quyết
định chọn “Tư tưởng Hồ Chi Minh về cán bộ trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm
việc” và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay” làm bài tiểu
luận hết môn.
1.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1.Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh về về cán bộ thông qua tác
phẩm “Sửa đổi lối làm việc”. Từ đó, đề tài đi sâu vào phân tích những tư tưởng

Hồ Chí Minh về cán bộ thông qua tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ ở Việt Nam
trong những năm vừa qua.
2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu:

2


Đề tài Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về về cán bộ thông qua tác phẩm
“Sửa đổi lối làm việc”.Từ đó chỉ ra nghiên cứu tác phẩm có ý nghĩa gì với nền
kinh tế của Việt Nam.
Đây là một tác phẩm rất quan trọng, đề cập nhiều vấn đề lớn, vừa có tính lý
luận, tính nguyên tắc, vừa có tính chỉ đạo thực tiến sâu sắc về xây dựng Đảng
trong điều kiến Đảng cầm quyền, chăm làm cho Đảng thực sự trong sạch, vững
mạnh, gắn bó mặt thiết với nhân dân, và ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, một
tài liệu học tập của cán bộ để tu dưỡng tư tưởng, đạo đức và tác phong làm việc.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.Đối tượng nghiên cứu:
Lý luận của Hồ Chí Minh về công tác cán bộ thông qua tác phẩm “Sửa đổi
lối làm việc”
3.2.Phạm vi nghiên cứu:
Quan điểm của của Hồ Chí Minh về công tác cán bộ thông qua tác phẩm
“Sửa đổi lối làm việc” .
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1.Cơ sở lý luận:
Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm đường
lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam.
4.2.Phương pháp nghiên cứu:
Tiểu luận sử dụng chủ yếu các phương pháp: phương pháp kết hợp lý luận
và thực tiễn, phương pháp nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp.
5. Ý nghĩa của đề tài

Tác phẩm nhằm vạch ra những sai lầm khuyết điểm, lệch lạc; chấn chỉnh
lại nhận thức tư tưởng, nâng cao trình độ chính trị, lý luận, phẩm chất đạo đức,
năng lực công tác của cán bộ, đảng viên, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của
cách mạng. Việc sửa đổi lối làm việc theo gương Bác không chỉ tạo sự thay đổi
rõ nét trong lề lối, tác phong làm việc, ý thức trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân
dân, đẩy mạnh cải cách hành chính, phát huy dân chủ, tăng cường kỷ luật, kỷ
cương của các cơ quan, đơn vị, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức mà

3


còn góp phần đẩy lùi sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống, từ
đó xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh.
6. Kết cấu tiểu luận
Đề tài được chia làm 3 phần: Phần mở đầu, Phần nội dung và phần kết luận

4


NỘI DUNG
1.

Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” được Bác Hồ viết và hoàn thành vào
tháng 10/1947 trong tình hình đất nước và công tác xây dựng Đảng lúc này có
nhiều điểm mới.
Về tình hình đất nước: Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được ra đời - một nhà nước pháp quyền hoàn
toàn mới. Đó là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Để Đảng được vững mạnh,

hoạt động có hiệu lực và hiệu quả, ngày 17/10/1945, trong thư gửi ủy ban nhân
dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng, Người nhắc nhở: “Chúng ta phải hiểu rằng, các
cơ quan của chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng đều là công bộc của dân,
nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như
trong thời kì dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật. Việc gì có lợi cho dân thì
phải hết sức làm. Việc gì có hại đến dân ta phải hết sức tránh”.
Năm 1947 là năm toàn quốc kháng chiến chống Pháp. Các cơ quan của
Đảng, chính phủ, đoàn thể chuyển lên chiến khu Việt Bắc, hoạt động trong hoàn
cảnh có chiến tranh, phân tán. Ta tiến hành kháng chiến chống pháp trong điều
kiện tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính. Đây cũng là thời điểm các biểu
hiện như: quan liêu, xa rời quần chúng, độc đoán, chuyên quyền, cá nhân chủ
nghĩa, cục bộ, bè phái bắt đầu xuất hiện trong đội ngũ cán bộ, đảng viên; không
chỉ làm giảm sút hiệu quả công tác của cán bộ, đảng viên mà còn làm giảm niềm
tin của nhân dân đối với Đảng. Vì vậy, mọi cán bộ, đảng viên phải phát huy vai
trò tiên phong, gương mẫu, nêu cao đạo đức cách mạng, dám chấp nhận hi sinh,
gian khổ, đặt lợi ích của tổ quốc, của nhân dân lên trên hết. Dù bộn bề công việc
trong những ngày ở Việt Bắc lãnh đạo đồng bào, chiến sĩ cả nước tập trung đánh
bại cuộc tiến công quy mô lớn của thực dân Pháp, với mưu đồ bao vây, tiêu diệt
cơ quan đầu não kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn dành thời gian, tâm
huyết hoàn thành tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” bằng trách nhiệm cao nhất
trước toàn Đảng, toàn dân. Điều đó cho thấy sự cần kíp và quan tâm đặc biệt của
5


Người đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cách mạng. Quý một
năm 1947, Người lại gửi hai bức thư: Gửi các đồng chí Bắc bộ và gửi các đồng
chí Nam bộ. Nội dung hai bức thư đó phê bình một cách nghiêm khắc một số cơ
quan Đảng, Nhà nước mắc bệnh: làm trái phép nước, cậy thế hủ hóa, tư túng
chia rẽ, kiêu ngạo... đồng thời nhắc nhở phải sớm khắc phục, sửa chữa những
khuyết điểm đó.

Đối với Đảng ta: Sau cách mạng tháng 8/1945, Đảng ta trở thành Đảng
cầm quyền, thực hiện nhiệm vụ “kháng chiến kiến quốc”. Sau 2 năm cầm quyền,
Đảng ta đã lãnh đạo chính quyền đưa cách mạng Việt Nam vượt ra khỏi tình
trạng ngàn cân treo sợi tóc: củng cố xây dựng chính quyền non trẻ, phát triển lực
lượng cách mạng, đẩy lùi được giặc đói, giặt dốt; loại bỏ được một số kẻ thù,
phát động toàn quốc kháng chiến, chuyển trung ương, Chính phủ và bộ đội chủ
lực về chiến khu Việt Bắc an toàn… Nhưng một số căn bệnh của đảng cầm
quyền đã nảy sinh và phát triển.
Nhân dân cả nước đang tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ ở giai đoạn
khó khăn, gian khổ nhất mà trước mắt phải đánh bại kế hoạch chiến lược tấn
công Việt Bắc của thực dân Pháp với trên 12.000 tên của cả 4 quân binh chủng
hiện đại bộ binh, pháo binh, không quân, thuỷ quân… với âm mưu: tiêu diệt đầu
não và phá tan căn cứ địa của cuộc kháng chiến.
Vào thời điểm lịch sử này, để hoàn thành trọng trách lãnh đạo của mình,
Đảng phải được xây dựng và chỉnh đốn để thực sự nâng cao năng lực lãnh đạo,
nâng cao uy tín đạo đức và sự gắn bó máu thịt của Đảng, chính quyền với nhân
dân. Đảng chủ trương xây dựng các chi bộ “tự động công tác” phát huy tính chủ
động, sáng tạo trong lãnh đạo của các cấp bộ Đảng.
Chính trong bối cảnh đó, để có tài liệu cho cán bộ, đảng viên học tập, rèn
luyện, tu dưỡng trên các mặt lí tưởng, đạo đức và phương pháp làm việc, Hồ Chí
Minh với bút danh XYZ đã viết tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”. Nơi mà Chủ
tịch Hồ Chí Minh hoàn thiện cuốn sách “Sửa đổi lối làm việc” không phải một
văn phòng sang trọng với đầy đủ tiện nghi mà trên một ngọn đồi trong cánh rừng
6


già thưa vắng, có tên là đồi Khau Tý thuộc xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh
Thái Nguyên - đó là thời điểm đặc biệt của cách mạng.
Cả cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh - kể từ lúc bước chân ra đi tìm
đường cứu nước tới khi viết những dòng Di chúc cuối cùng - tất cả đều toát lên

một tư tưởng vĩ đại là vì Nhân dân, Nhân dân trong tâm hồn Bác như một nỗi
thương cảm, nỗi day dứt, như mục tiêu sống của mình. Nhân dân Việt Nam có
lịch sử lâu dài nghìn năm, trong đó có thời gian dài với thân phận đau khổ và
“lép vế”. Bác đã thấu hiểu sâu sắc nỗi khổ đau, sự bất hạnh và thân phận “lép
vế” của một dân tộc bị “giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm” hoành hành. Cuộc
cách mạng mà Bác và Đảng lãnh đạo chính là vì độc lập tự do cho Tổ quốc, vì
dân chủ và hạnh phúc cho nhân dân. Toàn bộ quá trình hoạt động cách mạng của
Bác là để giải phóng nhân dân, như Bác đã nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn,
ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được
hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.
Toàn bộ tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” thể hiện nỗi khắc khoải chính trị,
những ưu tư, băn khoăn của Người và mong muốn cán bộ cách mạng thay đổi
phong cách làm việc để tất cả vì nhân dân phục vụ. Xuất phát từ tình cảm đó nên
trong “Sửa đổi lối làm việc” Bác đặt vấn đề cho những người phục vụ nhân dân,
“người lãnh đạo là người đầy tớ của nhân dân” phải có phẩm chất và đạo đức
cách mạng. Bác yêu cầu những cán bộ cách mạng phải trung thành tuyệt đối với
lý tưởng và mục tiêu của Đảng là suốt đời rèn luyện đạo đức cách mạng để phục
vụ nhân dân.
Trải qua suốt chiều dài lịch sử chiến đấu bảo vệ và xây dựng Tổ quốc của
toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta từ đó đến nay, với nhiều lần tái bản, cuốn
sách của Người đã trở thành một tác phẩm quan trọng trong sự phát triển các
quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng và trong kho tàng tư tưởng, lý luận
của Đảng ta nói chung. Điều kiện hiện nay có nhiều điểm khác so với cuối
những năm 40 của thế kỷ XX lúc Hồ Chí Minh viết “Sửa đổi lối làm việc”
nhưng có thể khẳng định chắc chắn là những luận điểm Bác Hồ nêu lên trong tác
phẩm cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị, vẫn còn có tính thời sự nóng hổi đối
7


với sự nghiệp cách mạng nước ta hiện nay, đặc biệt với quá trình đổi mới, xây

dựng và chỉnh đốn Đảng, đổi mới đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng trong thời
kỳ mới. Đó là “một cuốn sách giáo khoa có nội dung sâu sắc, toàn diện về giáo
dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ cách mạng của Đảng, của Nhà nước ta”
Với mong muốn nâng cao trình độ lý luận, nâng cao tư tưởng và tình cảm
cách mạng, nâng cao phẩm chất đạo đức, tác phong công tác của người cán bộ
cách mạng, nâng cao năng lực lãnh đạo, “Sửa đổi lối làm việc” đã ra đời nhằm
đáp ứng các yêu cầu mới của cách mạng.
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm
việc”
a. Tìm hiểu khái niệm cán bộ
Theo các nhà nghiên cứu, thuật ngữ “cán bộ” bắt nguồn từ tiếng Trung
Quốc, được du nhập vào nước ta khá sớm, được sử dụng phổ biến vào thời kỳ
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Thoạt đầu, thuật ngữ cán bộ được
dùng nhiều trong quân đội, để phân biệt giữa người chiến sỹ với người lãnh đạo
các cấp trong quân đội; sau đó, thuật ngữ cán bộ được dùng để chỉ tất cả những
người thoát ly khỏi nông nghiệp để hoạt động kháng chiến. Trong thực tiễn cách
mạng ở nước ta trước đây, từ “cán bộ” thường được nhân dân gọi với ý nghĩa
trân trọng, tự hào và kính phục; nhất là đối với những chiến sỹ cách mạng, lớp
người gắn bó với nhân dân, phục vụ sự nghiệp cao cả - đấu tranh giành độc lập
dân tộc, tự do cho Tổ quốc.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ chính là những người “Đem chính
sách của Đảng của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành.
Đồng thời, đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu
rõ, để đặt chính sách cho đúng” 1. Như vậy, theo Bác Hồ cán bộ là những người
có trách nhiệm phục vụ nhân dân, phục vụ Đảng, Nhà nước chứ không phải là
người đứng trên hoặc đứng ngoài nhân dân. Họ có trách nhiệm truyền tải đường
lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân
1Hồ

Chí Minh: Sđd, tập 5, tr.309


8


để nhân dân hiểu rõ và tổ chức, vận động nhân dân thi hành. Đồng thời, cán bộ
cũng là người có trọng trách phải gần gũi nhân dân, nắm được tâm tư, nguyện
vọng, những bức xúc của quần chúng nhân dân phản ánh với Đảng, Nhà nước để
Đảng, Nhà nước đề ra chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật cho đúng,
phù hợp với quy luật vận động, phát triển của xã hội và đáp ứng được yêu cầu,
nguyện vọng chính đáng của quần chúng nhân dân.
Trong giai đoạn hiện nay, quan niệm về cán bộ được mở rộng hơn, bao
gồm: Tất cả những người được bầu cử vào các cơ quan Nhà nước, Đảng, đoàn
thể; những người được bổ nhiệm đảm nhiệm một công tác quản lý hoặc được
giao một công tác chuyên môn nào đó (cán bộ giảng dạy, cán bộ khoa học kỹ
thuật ...); cán bộ khung từ tiểu đội trưởng trở lên trong lực lượng vũ trang. Như
vậy, quan niệm về cán bộ cho đến nay có rất nhiều ý kiến khác nhau. Các ý kiến
đó, thông thường, được hình thành từ cách nhìn trực tiếp đối với từng loại cán
bộ, theo phương pháp liệt kê các tiêu chí hoặc theo cảm tính, nên chưa phản ánh
được một cách đầy đủ về khái niệm cán bộ.
Theo Từ điển tiếng Việt : cán bộ là người làm công tác có nghiệp vụ chuyên
môn trong cơ quan Nhà nước, người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan,
một tổ chức”2. Một công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam đã đưa
ra định nghĩa: “Cán bộ là một khái niệm dùng để chỉ những người có chức vụ, vai
trò và cương vị nòng cốt trong một tổ chức, có tác động, ảnh hưởng đến hoạt động
của tổ chức và các quan hệ trong lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, điều hành, góp phần
định hướng cho sự phát triển của tổ chức”3
Theo Khoản 1 và Khoản 3, Điều 4 của Luật Cán bộ, công chức năm 2008, có
hiệu lực từ ngày 01/01/2010: “1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê
chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng
Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh,

thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện,

2Viện ngôn ngữ: Từ điển tiến việt, NXB Đà Nẵng, 1998, tr.5.
3Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thời kì CNH, HĐH đất nước,

NXB CTQG, HN 2001, tr. 20.

9


quận, thị xă, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên
chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước”.
b. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ trong tác phẩm
Vấn đề cán bộ và công tác cán bộ là một trong sáu nội dung lớn trong tác
phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập một cách toàn
diện.
Từ các khái niệm nêu trên, chúng ta đi vào nghiên cứu vấn đề cán bộ được
Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” đó là: Biết
cán bộ, dùng cán bộ, cất nhắc cán bộ, thương yêu cán bộ và phê bình cán bộ. Có
thể nói, các nội dung trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” đều toát lên tư tưởng
của Người về lòng nhân ái, vì sự tiến bộ của mỗi cán bộ, đảng viên. “Đảng viên
và cán bộ cũng là người. Ai cũng có tính tốt và tính xấu. Song đã hiểu biết, đã
tình nguyện vào một Đảng vì dân, vì nước, đã là một người cách mạng thì phải
cố gắng phát triển những tính tốt, sửa bỏ những tính xấu”.
Biết cán bộ: Nếu nói cán bộ là một trong những khâu quan trọng cuyết
định thành công hay thất bại thì biết cán bộ là khâu rất quan trọng trong việc sử
dụng cán bộ. Trước tiên muốn lựa chọn cán bộ thật sự tốt, đủ năng lực và trí tuệ
để gánh vác sự nghiệp của Đảng thì cần phải “biết cán bộ”- tức là đánh giá đúng
phẩm chất và năng lực của cán bộ. Đánh giá cán bộ lại chính là khoa học tâm lí
về xem xét, nhìn nhận con người. Vì vậy nó rất hệ trọng đối với cuộc đời người

cán bộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, việc đánh giá cán bộ phải dựa trên các
tiêu chí cơ bản là đức và tài. “Đức” là đạo đức cách mạng, “Tài” là người có khả
năng hành động, làm việc mang lại hiệu quả cao. Đức và tài phải thống nhất với
nhau và trong đó đức là gốc, “cũng như sông phải có nguồn mới có nước, không
có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách
mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì giỏi mấy cũng không làm lãnh đạo
được nhân dân”. Đánh giá cán bộ chung quy lại được thể hiện trên hai mặt:
Đạo đức của người cán bộ: Đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã
hội, một chế định xã hội thực hiện chức năng điều chỉnh hành vi của con người
trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, không loại trừ một lĩnh vực nào. Uy tín
10


đạo đức của cá nhân người cán bộ góp phần làm cho Đảng thêm trong sạch,
vững mạnh.
“Sửa đổi lối làm việc” đã chỉ rõ nội dung về tư cách và đạo đức cách mạng
như các tiêu chuẩn cho cán bộ, đảng viên, đồng thời là cơ sở để đánh giá cán bộ,
đảng viên. Đánh giá về đạo đức của người cán bộ thể hiện ở việc tán thành hay
lên án những hiện tượng khác nhau của đời sống và những hành vi của con
người. Sự đánh giá chung về đạo đức của người cán bộ thể hiện ở lòng nhân và
cái bất nhân, thiện và ác. Cơ sở của sự đánh giá về đạo đức của người cán bộ là
việc nhận thức được ý nghĩa xã hội khách quan của các hành vi của người cán
bộ, trên cơ sở đó có thể điều chỉnh hành vi cư xử của người cán bộ; đồng thời
cũng phải tính đến những hành vi cũng như những hậu quả của các hành vi đó.
Đạo đức của người cán bộ còn là sự hội tụ của năm phẩm chất: Nhân, nghĩa, trí,
dũng, liêm.
Tài năng của người cán bộ: Đánh giá tài năng người cán bộ phải xem các
mặt lí luận gắn với thực tiễn, nói và làm, năng lực và quản lí, năng lực chuyên
môn, biết nhìn xa trông rộng, dám quyết và quyết đúng, biết cách thu phục nhân
tâm, có mối quan hệ lành mạnh và không vụ lợi trong quan hệ. Những người có

tài phải là người không cơ hội, sống trung thực, có năng lực thực sự, có tâm, có
đức; sống bằng chính năng lực,bản lĩnh của mình, chứ không phải dựa vào cái
bóng của người khác, tự phấn đấu vươn lên và tự khẳng định được mình.
Kết quả cao nhất để đánh giá người có tài được thể hiện ở những công trình
nghiên cứu khoa học, công trình văn hóa, những cuốn sách có giá trị cao, những
bài hát đi vào lòng người, những bộ phim mà khiến người ta còn nhớ mãi...và
đối với người lãnh đạo cũng vậy, đó phải là những người có năng lực thật sự,
phải xem người đó có để lại dấu ấn gì trong nhiệm kì công tác của mình, có
đáng được ghi nhận hay không. Đã có người lãnh đạo khi đương chức thì uy
quyền, uy thế, ban phát bổng lộc, nhưng khi “hạ cánh” thì chẳng để lại một dấu
ấn gì đáng nhớ, bị lịch sử vượt qua và người đời nhanh chóng lãng quên. Những
người như thế rõ ràng không phải người tài mà là những người gặp may.

11


Như vậy, người cán bộ tốt phải là người có đủ hai yếu tố đó, là người hội tụ
đủ cả đức và tài, cả hồng và chuyên. Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn:
Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó/ Người có tài mà không
có đức thì là vô dụng. Đạo đức và tài năng hợp thành phẩm chất của người cán
bộ.
Một vấn đề đặt ra là con người Việt Nam vốn trọng tình, trọng nghĩa “yêu
nhau củ ấu cũng tròn”, nên hay bị tình cảm cá nhân chi phối cái nhìn khách
quan, một số cá thể vì bệnh hẹp hòi ích kỉ, cá nhân mà dẫn đến sai lầm trong
đánh giá và lựa chọn cán bộ. Vì vậy, việc giữ cho mình một con mắt thật sáng
suốt trong đánh giá cán bộ là một điều vô cùng quan trọng.
Phương pháp đánh giá cán bộ: “Không gì khó bằng biết người”. Đây là
câu danh ngôn của Lục Cửu Uyên (1139-1192), nhà thơ đời Tống. “Tri nhân tri
diện bất tri tâm”. Lòng người thực khó lường vì lòng người là tư tưởng, là thứ
vô hình, khó thấy, đụng không tới, ẩn chứa trong bộ não, luôn thay đổi theo thế

giới khách quan. Khó vì lòng người khác nhau như mỗi người có khuôn mặt
khác nhau, phong phú vô cùng. Khó vì ở con người không hoàn toàn có sự
tương thích giữa nội dung (tinh thần, tư tưởng) với hình thức (hình dạng, vẻ bề
ngoài). Khó vì nhận biết con người phải thông qua hoạt động thực tiễn mà thực
tiễn thì luôn vận động, vô cùng phong phú, phức tạp, hiệu quả của một công việc
chỉ có tính nhất thời, giai đoạn. Khó còn vì sự nhận biết, đánh giá phải thông qua
yếu tố chủ quan, nhu cầu, lợi ích của người đánh giá. Tuy nhiên không phải là
không có cách để “hiểu” cán bộ. Phương pháp để đánh giá cán bộ là phải xem
xét trong mối liên hệ biện chứng giữa quá khứ và hiện tại, từ đó mà xét đoán
tương lai của người cán bộ đó. “Dụng nhân như dụng mộc”. Khổng Minh Gia
Cát Lượng đưa ra 7 điều trong cách thử lòng người: 1.Đem điều phải, lẽ trái hỏi
họ để tìm hiểu chí hướng của họ/ 2. Đem lý luận dồn họ vào thế bí để biết phản
ứng đúng sai/ 3. Lấy mưu trí thử họ để dò biết kiến thức/ 4. Cho họ biết những
khó khăn để dò biết đức dũng/ 5. Đưa họ vào lợi lộc để dò biết liêm chính /6.
Hẹn công việc với họ để đo lường chữ tín/ 7. Cho họ uống rượu say để dò tâm
tính.
12


V.I.Lênin nêu một vấn đề có tính nguyên tắc: đánh giá và sử dụng cán bộ,
đảng viên chủ yếu phải dựa trên việc làm chứ không chỉ căn cứ trên lời nói của
họ, gắn với nhiệm vụ, cấp bậc và chức quyền họ đảm nhiệm. Người nghiêm
khắc phê phán việc vì quan hệ chức vụ của mình mà thường được nghe nhiều ý
kiến phê bình không trung thực, theo Người, đó là những lời “dối trá cộng sản,
chủ nghĩa đường mật”. Trên thực tế, V.I.Lênin đã thẳng thắn và dũng cảm thừa
nhận sai lầm về chính sách cộng sản thời chiến, không ít lần tự nhận một cách
công khai, minh bạch về sai lầm của mình trong công tác cán bộ và đã sửa sai
một cách khẩn trương để người tốt được minh oan, kẻ xấu bị thải hồi4
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Trong thế giới, cái gì cũng biến hóa.
Tư tưởng của người cũng biến hóa. Vì vậy cách xem xét cán bộ quyết không nên

chấp nhất, vì nó cũng phải biến hóa. Thí dụ: có người khi trước theo cách mạng
mà nay lại phản cách mạng. Có người khi trước không cách mạng mà nay lại
tham gia cách mạng. Thậm chí có người nay đang theo cách mạng nhưng sau
này lại phản cách mạng. Một người cán bộ khi trước có sai lầm, không phải vì
thế mà sai lầm mãi. Cũng có cán bộ đến nay chưa phạm sai lầm nhưng chắc gì
sau này không phạm sai lầm? Quá khứ, hiện tại và tương lai của mọi người
không phải luôn giống nhau.
Xem xét cán bộ không phải chỉ xem ngoài mặt mà còn xem tính chất của
họ. Không chỉ xem một việc, một lúc mà phải xem toàn cả lịch sử, toàn cả công
việc của họ. Có người lúc trong phong trào cách mạng cao họ vào Đảng, họ làm
việc rất hăng. Nhưng lúc phong trào khó khăn thì đâm ra hoang mang. Lúc gặp
sự nguy hiểm thậm chí hóa phản cách mạng, làm mật thám. Muốn làm mật thám
được việc, thì nó lại công tác hăng hơn ai hết. Nếu ta không xem xét rõ ràng, thì
lầm nó là cán bộ tốt. Vì vậy, nhận xét cán bộ không nên chỉ xét ngoài mặt, chỉ
xét một lúc, một việc mà phải xét kĩ cả toàn bộ công việc của cán bộ”5
Công tác đánh giá cán bộ có một vai trò rất quan trọng, nó là chiếc chìa
khóa để sàng lọc cán bộ. Chỉ có đánh giá đúng cán bộ thì mới dùng đúng người,
4 Xem V.I Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1978, tập 54, tr.235.
5Hồ

Chí Minh: Toàn tập, tập 5, tr.317-318

13


đúng việc, thì công việc mới được hoàn thành, mới đạt hiệu quả. Đồng thời nó
còn là căn cứ cho công tác đào tạo, huấn luyện cán bộ. Đánh giá đúng cán bộ để
giúp họ phát huy những ưu điểm, phát hiện và sữa chữa những khuyết điểm.
Vốn dĩ xưa nay, người ta chỉ có thể dễ dàng nhìn thấy những khuyết điểm của
người khác chứ ít ai có thể thấy hết được những khuyết tật đang tồn tại bên

trong con người mình. Con người ta có thể cố gắng để vượt lên mọi hoàn cảnh,
đánh bại mọi kẻ địch nhưng lại rất khó có thể chiến thắng được bản thân mình kẻ thù lớn nhất của mỗi người. Vì vậy bên cạnh việc “phê bình” thì “tự phê
bình” là rất quan trọng.
Dùng cán bộ: Sau khi đánh giá đúng cán bộ, phát hiện cán bộ thì việc quan
trọng tiếp theo là phải biết “dùng cán bộ”. “Dùng cán bộ” tức là sử dụng cán bộ.
Để lựa chọn và trọng dụng cán bộ có hiệu quả, Bác chỉ rõ Đảng phải đặt đúng
người vào đúng công việc thích hợp, cần phải có chính sách lựa chọn, “cất
nhắc”, sử dụng cán bộ sao cho không để “lãng phí” nhân tài, “chảy máu chất
xám”, phải biết tùy tài mà dùng người bởi vì “Nếu người có tài mà dùng không
đúng tài của họ, cũng không được việc”. Theo Người, cách dùng cán bộ đúng
trước hết mình phải có độ lượng vĩ đại, có như vậy mới có thể đối xử với cán bộ
một cách chí công vô tư, không có thành kiến, khiến cho cán bộ khỏi bị bỏ rơi.
Phải chịu khó dạy bảo cán bộ để giúp đỡ cán bộ không ngừng tiến bộ. Phải sáng
suốt để khỏi bị bọn vu vơ, cơ hội bao vây mà cách xa cán bộ tốt. Phải có thái độ
vui vẻ, thân mật để cán bộ dám gần gũi với mình.Phải biết tùy tài mà dùng
người, không thể dùng người một cách tùy tiên theo cảm tính, giống như Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Phải khéo dùng cán bộ - Không có ai cái gì cũng
tốt, cái gì cũng hay. Vì vậy, chúng ta phải khéo dùng người, sửa chữa những
khuyết điểm cho họ, giúp đỡ ưu điểm của họ. Thường chúng ta không biết tùy
tài mà dùng người. Thí dụ: thợ rèn thì bảo đi đóng tủ, thợ mộc thì bảo đi rèn dao.
Thành thử hai người đều lúng túng. Nếu biết tuỳ tài mà dùng người, thì hai
người đều thành công”6. Việc trọng dụng nhân tài theo quan điểm của Chủ tịch
Hồ Chí Minh là phải làm thường xuyên, liên tục như “người làm vườn vun trồng
6Sđd,

tập 5, tr.274

14



những cây cối quý báu. Phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi một người
có ích cho công việc chung của chúng ta”. Xin kể một câu chuyện về việc Bác
dùng người: Sau 1945, khi chính quyền mới được thành lập, để tập hợp nhân tài,
Hồ Chí Minh đề nghị cử ra một Ban cố vấn cho Chủ tịch gồm 10 người, trong
đó có những nhân vật rất đặc biệt.Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mời ông vua cuối
cùng của nhà Nguyễn, Bảo Đại làm cố vấn tối cao cho chính phủ.Rất xúc động
về việc này, Bảo Đại đã viết thư về cho mẹ là bà Từ Cung: “Cụ Hồ tốt lắm! Con
ra đây được Cụ Hồ thương lắm! Cụ thương con như con! Ả (tức mẹ) cứ yên tâm.
Không phải lo chi cho con cả”.
Việc mời một người hoàng tộc làm cố vấn cho chính quyền đã ảnh hưởng
đến nhiều người trong hoàng tộc hăng hái tham gia việc nước. Ban cố vấn có cụ
Bùi Bằng Đoàn vốn là một thượng thư trong triều đình Huế. Cụ Bùi Bằng Đoàn
được Chủ tịch Hồ Chí Minh coi là một bậc đại thần “triều ẩn lập thân hành
thiện”, làm quan lớn trong chế độ cũ nhưng một lòng thanh liêm, yêu nước
thương dân. Khi đọc được bức thư “Tìm người tài đức” của Chủ tịch Hồ Chí
Minh đăng trên báo Cứu quốc (1946), với niềm hạnh phúc của một người “làm
quan từ thuở ngoài hai mươi tuổi của cái thời nước mất, ngoại bang đô hộ; hơn
ba mươi năm ở ghế quan trường dưới ba đời vua “An Nam” giờ đã được nhìn
thấy đất nước độc lập, tự do, cụ đã đồng ý ra "giúp thêm ý kiến trong công việc
hưng lợi, trừ hại cho nước nhà dân tộc”.Cụ tham gia Quốc hội với tư cách đại
biểu Hà Đông và được bầu làm Trưởng ban thường vụ Quốc hội tại kỳ họp thứ
hai Quốc hội khóa I ngày 9/11/1946.Bác Hồ không những động viên cụ Bùi
tham mưu việc nước mà còn là một người bạn thơ rất thân thiết của cụ Bùi.Hay
như bác sĩ Nguyễn Văn Luyện đã được Hồ Chí Minh cảm hóa tham gia mặt trận
Việt Minh và trở thành một trong những nhân tố tích cực của Cách mạng Tháng
Tám. Với tài năng và nhiệt huyết cách mạng, tại cuộc Tổng tuyển cử năm 1946,
Nguyễn Văn Luyện được chọn là 1 trong 6 vị đại biểu Quốc hội đầu tiên.
Như vậy, dùng cán bộ là phải biết khai thác triệt để mọi sở trường, sở đoản
của cán bộ mình, thế mạnh nào nổi trội thì bổ nhiệm vào cương vị mà họ phát
huy cao nhất sở trường, hạn chế tối đa sở đoản. Không có sự vô dụng, chỉ có

15


biết khéo léo sử dụng hay không. Khéo léo dùng người chính là ta đã biết đặt
đúng người vào với việc, chỉ có như vậy mới phát huy sức mạnh của từng con
người, từng đơn vị, nhân lên thành sức mạnh tổng hợp của đơn vị, của đất nước.
Giả sử như dùng không đúng người đúng việc thì chẳng những công việc không
hoàn thành, mà còn uổng phí tài năng, đáng lẽ ra nó sẽ được phát huy trong
những lĩnh vực khác. Phát hiện đúng người, dùng đúng việc mới mong hoàn
thành tốt sự nghiệp mà lịch sử và nhân dân giao phó. Khi xưa, thời tam quốc bên
Trung Quốc, Lưu Bị muốn tìm cho mình một quân sư giỏi để gây dựng cơ đồ đã
đích thân ba lần lên lều cỏ để thu phục lòng người. Chính nhờ sự kiên trì và tấm
chân tình của mình mà sau này Gia Cát Lượng đã trở thành một quân sư tài giỏi
bên cạnh, giúp Lưu Bị chinh phục thiên hạ. Điều đó đã nói lên tầm quan trọng
của việc dùng đúng người.
Hồ Chí Minh đã viết: năng lực của người không phải hoàn toàn do tự nhiên
mà có, mà một phần lớn do công tác, do tập luyện mà có. Lãnh đạo khéo, tài nhỏ
có thể hóa ra tài to. Lãnh đạo không khéo, tài to cũng hóa ra tài nhỏ. Theo Bác,
mục đích khéo dùng cán bộ cốt để thực hiện đầy đủ chính sách của Đảng và Nhà
nước, đồng thời chống được những căn bệnh như: ham dùng người bà con, anh
em quen biết, bầu bạn, cho là họ chắc chắn hơn người ngoài; ham dùng những
kẻ khéo nịnh hót mình mà tránh những người chính trực, tận tâm. Vì vậy, trong
công tác cán bộ cần phải dùng đúng người, đúng chỗ, đúng việc thì mới đạt hiệu
quả cao. Người suốt đời mong muốn Đảng và Nhà nước ta phải hết lòng, hết sức
chăm lo đào tạo một đội ngũ cán bộ phụ trách có ý chí, tài năng, có đạo đức, có
tinh thần làm việc và kinh nghiệm công tác. Muốn vậy, người phụ trách đào tạo
đội ngũ cán bộ phải là những chuyên gia đánh giá, chuyên gia phán đoán,
chuyên gia tâm lí giỏi, những người “thợ giỏi” trong việc dùng người theo tiêu
chí “quý hồ tinh, bất quý hồ đa”.
Về cất nhắc cán bộ: Hồ chí Minh cho rằng, việc “cất nhắc cán bộ phải vì

công tác, tài năng, vì cổ động cho đồng chí khác thêm hăng hái. Như thế công
việc nhất định chạy”7. Như vậy, việc cất nhắc cán bộ phải xuất phát từ hiệu quả
7Sđd

, tr.321.

16


công tác thực tế của cán bộ, và phải có tác dụng khuyến khích các cán bộ khác
phấn đấu vươn lên. Theo Hồ Chí Minh, trong việc sử dụng cán bộ, cần chú ý
đến việc cất nhắc, đề bạt cán bộ một cách đúng đắn, sử dụng cán bộ phải đúng,
đảm bảo cả khoa học lẫn nghệ thuật. Người cho rằng “dụng nhân như dụng
mộc”. Người căn dặn rằng, ai có năng lực làm việc gì thì nên đặt đúng vào việc
ấy. Người khuyên người lãnh đạo phải tin tưởng, mạnh dạn giao việc lớn, cất
nhắc cán bộ, nhân tài đúng lúc, đúng chỗ. Khi cất nhắc rồi phải tiếp tục giúp đỡ,
ủng hộ để họ làm việc tốt hơn “ cất nhắc cán bộ không nên làm như giã gạo.
Nghĩa là trước khi cất nhắc không xem xét kĩ. Khi cất nhắc rồi không giúp đỡ
họ. Khi họ phạm sai lầm thì đẩy xuống, chờ lúc họ làm khá lại cất nhắc lên. Một
cán bộ bị nhắc lên thả xuống ba lần như thế là hỏng cả đời. Đối với cán bộ,
chẳng những phải xem xét rõ ràng trước khi cất nhắc. Mà sau khi đã cất nhắc
phải giúp đỡ họ, khuyên gắng họ, vun trồng lòng tự tin, tự trọng của họ” 8. Đối
với mỗi người lòng tự tin, tự trọng có một vai trò rất quan trọng. Nó không chỉ là
nguồn sức mạnh bên trong thôi thúc con người ta hành động mà còn góp phần
làm cho hành động đó đạt hiệu quả.Vì vậy, người lãnh đạo cần phải tôn trọng và
vun trồng cho lòng tự tin, tự trọng của các đồng chí mình, “nếu để sai lầm và
khuyết điểm trở nên to tát rồi mới đem ra “chỉnh” một lần, thế là “đập” cán bộ.
Cán bộ bị “đập” mất cả lòng tự tin, người hăng hái cũng hóa thành nản chí, từ
nản chí đi đến vô dụng”9.
Thời gian qua, có một thực tế là hầu hết những vụ tham ô, lãng phí xảy ra ở

các cơ quan, đơn vị thường không do tổ chức đảng hoặc cán bộ, đảng viên ở các
đơn vị đó phát hiện, tố cáo. Thậm chí, một số cán bộ mắc phải khuyết điểm, sai
lầm vẫn được tiếp tục giao giữ trọng trách. Xin đơn cử một vài “chuyện cũ”:
Chuyện thứ nhất, tháng 6/2009, Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế ra quyết định kỷ
luật bốn lãnh đạo Cục Thuế Đồng Nai vì để xảy ra sai phạm trong vụ Công ty
Grobest & I-Mei Industrial VN được miễn giảm thuế sai hơn 36 tỷ đồng. Riêng
ông Phạm Văn Dưỡng - Cục trưởng, bị cảnh cáo, nhưng ngay sau đó, ngày 1/7,
8Sđd
9Sđd

, tr.322.
, tr.322.

17


ông Dưỡng lại được giao nhiệm vụ Phó ban thanh tra Tổng cục Thuế phụ trách
phía Nam.Chuyện thứ hai, khi còn là Phó giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bình
Thuận, ông Trần Văn Xê đã có nhiều sai phạm trong sử dụng ngân sách, nhưng
rồi ông vẫn được tin cậy, bổ nhiệm làm giám đốc Sở. Ở cương vị mới, ông lại
tiếp tục vi phạm các quy định về đất đai, làm giả hồ sơ để được cấp 5 sổ đỏ với
27,6 ha đất... nhưng ông cũng chỉ bị cảnh cáo về mặt Đảng, sau đó hạ cánh an
toàn! Chuyện thứ ba là trường hợp ông Đoàn Văn Kiển. Năm 2001, khi còn là
Tổng giám đốc Tổng công ty Than VN, ông Kiển đã bị kỷ luật cảnh cáo về Đảng
do những vi phạm nghiêm trọng. Ấy vậy mà khi TCT Than VN trở thành Tập
đoàn Than - Khoáng sản VN (TKV), ông vẫn nghiễm nhiên ngồi ở ghế Chủ tịch
HĐQT kiêm Tổng giám đốc, nắm trong tay những nguồn tài nguyên quan trọng
của quốc gia như than, bauxite... rồi lại tiếp tục sai phạm. Nghiêm trọng nhất là
việc buông lỏng quản lý để những kẻ khai thác và xuất lậu than tác oai tác quái
trong một thời gian dài. Chỉ riêng việc này đã gây thiệt hại cho Nhà nước mỗi

năm khoảng 4.500 tỷ đồng, theo ước tính của lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh
(Vietnamnet, ngày 3/9). Gần đây nhất là vụ Trịnh Xuân Thanh, tham nhũng, vi
phạm, rồi bỏ trốn ra nước ngoài, gây bất bình trong dư luận.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định:”Công việc thành công hay thất bại
đều do cán bộ tốt hay kém”. Như vậy, việc cất nhắc cán bộ không đúng hoặc xử
lý nương tay với những sai lầm của cán bộ, đảng viên, dù vì bất cứ lý do gì, đều
làm xói mòn lòng tin của nhân dân, để lại những hậu quả khôn lường.
Phải yêu thương cán bộ: Theo Hồ Chí Minh, trong sử dụng thì phải yêu
thương cán bộ, nhưng “yêu thương cán bộ không phải là vỗ về, nuông chiều, thả
mặc”, thương yêu cán bộ “là giúp họ học tập thêm, tiến bộ thêm. Là giúp họ giải
quyết những vấn đề khó khăn sinh hoạt, ngày thường thì điều kiện dễ chịu, khi
đau ốm được chăm sóc, gia đình họ khỏi khốn quẫn”. Thương yêu cán bộ còn là
luôn chú ý đến công tác của họ, hễ thấy có khuyết điểm thì giúp họ sửa chữa
ngay. Yêu thương cán bộ là một tư tưởng thể hiện tính nhân văn của Hồ Chí
Minh. CON NGƯỜI ấy luôn mang trong mình một trái tim dạt dào tình thương,
một tấm lòng bao la rộng lớn, không phải với một ai đó mà với toàn thể đồng
18


bào, với hết thảy quần chúng cần lao. Người thắt lòng khi nhìn thấy đồng bào ta
ăn không có mà ăn, mặc không có cái mặc, phải chịu đói, chịu rét. Thấy từng
chiến sĩ ra đi Người đau như cắt từng khúc ruột của mình. Bởi: Người là cha, là
bác, là anh/ Quả tim lớn lọc trăn dòng máu đỏ”. Nhà thơ Tố Hữu đã từng thốt
lên:
“Bác ơi tim Bác mênh mông thế/ Ôm trọn non sông mọi kiếp người”.
Riêng đối với cán bộ của Đảng, Người dạy chúng ta rằng: phải yêu thương cán
bộ. Đọc lại bản Di chúc của Bác năm ấy, chúng ta dễ dàng nhận thấy sau
đoạn: “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh
tự phê bình và phê bình, là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và
thống nhất của Đảng”, Bác viết thêm: “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn

nhau”. Đồng chí Vũ Kỳ - Thư ký riêng của Người cho biết: “Cán bộ, đảng viên
chúng ta từ Trung ương đến các chi bộ chắc sẽ xúc động biết chừng nào khi biết
rằng, sau một năm trời, Bác Hồ chỉ dặn thêm chúng ta một câu như thế”. Đó là
bởi tình thương của Bác đã đành, nhưng còn lí do nào nữa? - Còn bởi cán bộ,
đảng viên là tài sản của Đảng, của đất nước, là lực lượng nòng cốt của cách
mạng, là những người sẽ giúp Đảng hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình là
đem lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Cán bộ thì có thể rất
nhiều,cán bộ tốt cũng không ít nhưng để giữ một người cán bộ vừa “hồng” vừa
“chuyên” mãi thật không đơn giản chút nào, nên hãy trân trọng họ, rèn giũa họ,
đừng để mất đi những viên ngọc quý đó. Người nói rằng: “Không phải vài ba
tháng, hoặc vài ba năm mà đào tạo được một người cán bộ tốt. Nhưng cần phải
công tác, tranh đấu, huấn luyện lâu năm mới được. Trái lại, trong lúc tranh đấu,
rất dễ mất một người cán bộ. Vì vậy, Đảng phải thương yêu cán bộ” 10. Tuy
nhiên, thương yêu cán bộ không phải là bao che, vỗ về, luôn cho cán bộ mình là
tốt, là hoàn hảo, không có khuyết điểm gì, như thế chỉ khiến cho cán bộ mình
ngày càng xấu đi. Yêu thương cán bộ phải cho đúng nghĩa của nó. Khi xưa ông
bà ta có câu: “ Yêu thì cho roi, cho vọt/ Ghét thì cho ngọt cho bùi”, nói như vậy
không có nghĩa yêu cán bộ thì phải “cho roi”, dùng bạo lực để huấn luyện, mà
10

Sđd , tr.322.

19


theo tư tưởng của Người: “Thương yêu là giúp họ học tập thêm, tiến bộ thêm.
Là giúp họ giải quyết những vấn đề khó khăn sinh hoạt, ngày thường thì điều
kiện dễ chịu, khi đau ốm được chăm nom, gia đình họ khỏi khốn quẫn,v.v...” và
“thương yêu là luôn luôn chú ý đến công tác của họ, kiểm thảo họ. Hễ thấy
khuyết điểm thì giúp họ sữa chữa ngay, để vun trồng cái thói có gan phụ trách,

cả gan làm việc của họ. Đồng thời phải nêu rõ những ưu điểm, những thành
công của họ”11
Phê bình cán bộ: Đảng ta không phải từ trên trời rơi xuống, Đảng ở trong
xã hội mà ra cho nên đảng viên và cán bộ cũng là người, ai cũng có tính tốt và
tính xấu. Đảng phải làm công việc giải phóng dân tộc to lớn, phức tạp, vì vậy
phải cố sức sữa chữa cho tiệt nọc các chứng bệnh để cho Đảng càng mạnh khỏe,
bình an. Phê bình để giúp cho các đảng viên của mình nhận rõ sai lầm, khuyết
điểm để kịp thời sữa chữa khắc phục. Mỗi cán bộ, đảng viên không chỉ tự kiểm
điểm, tự phê bình mình mà còn phải phát hiện ra cái sai trái của cán bộ mình,
đồng chí mình và thẳng thắn chỉ ra và giúp họ sữa chữa. Tuy nhiên cần tuyệt đối
nghiêm cấm việc lợi dụng phê bình để bới móc “vạch lá tìm sâu”, để bôi xấu, vu
khống cán bộ, lợi dụng nó để thực hiện mục đích cá nhân. Phê bình chính là thật
thà nhận, công khai nhận, trước mặt mọi người những khuyết điểm của mình để
tìm cách sửa chữa. Điều đó nói thì dễ, nhưng làm thì khó. Khó vì người ta hay
có lòng tự ái. Bằng kinh nghiệm từ cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi và
phong phú của mình, Bác căn dặn rất chân tình rằng: “Đối với cán bộ bị sai lầm,
ta quyết không nên nhận rằng họ muốn như thế, mà công kích họ. Trái lại, ta
phải dùng thái độ thân thiết, giúp họ tìm ra cái cớ vì sao mà sai lầm? Sai lầm
như thế, sẽ tác hại đến công việc thế nào? Làm thế nào mà sửa chữa? Tóm lại,
phải phê bình cho đúng. Phê bình cho đúng, chẳng những không làm giảm thể
diện và uy tín của cán bộ, của Đảng; trái lại, còn làm cho sự lãnh đạo mạnh mẽ
hơn, thiết thực hơn, do đó mà uy tín và thể diện càng tăng lên”. Đối với cán bộ
có sai lầm, khuyết điểm, Hồ Chí Minh so sánh họ với những người có bệnh
11 Sđd , tr.322-323.

20


trong mình. Muốn khỏi bệnh thì phải có gan nói ra bệnh của mình với bác sỹ và
cố gắng chữa bệnh cho kỳ hết. Một người cán bộ chân chính cách mạng không

phải là người không bao giờ có sai lầm, khuyết điểm, mà là những người có khả
năng nhận thức được sai lầm, khuyết điểm của mình, tìm ra nguyên nhân và
cách khắc phục những sai lầm, khuyết điểm ấy.
Khi bàn về thái độ, cách thức phê bình Bác Hồ đã nói: Phê bình việc làm
chứ không phải phê bình người. Bản tính tự nhiên của con người, không muốn
người khác nói đến yếu kém khuyết điểm của mình. Làm việc ấy cần có thái độ
chân thành, trung thực không lợi dụng tự phê bình và phê bình để chỉ trích hạ uy
tín người khác. Đó là nguyên tắc sinh hoạt. Trong “Sửa đổi lối làm việc”, Bác
viết: Phê bình mình cũng như phê bình người phải ráo riết, triệt để, thật thà
không nể nang, không thêm bớt. Phải vạch rõ cả ưu điểm và khuyết điểm. Đồng
thời chớ dùng những lời mỉa mai, chua cay”. Tính triệt để trong tự phê bình và
phê bình của Bác Hồ là ở đó; thể hiện tính đấu tranh nhưng giàu lòng nhân ái, vì
con người, trân trọng con người, đồng chí mình. Trong thực hành phê bình, thái
độ phê bình rất quan trọng. Nếu thái độ không đúng thì người bị phê bình khó
mà tiếp thu, tự phê bình cũng không thấu đáo khách quan, do đó hiệu quả không
cao.
Trong nhiều bài nói, bài viết Bác Hồ thường đề cập cách thức phê bình
thế nào cho tốt, đó là thực hành dân chủ. Theo Bác, cán bộ, đảng viên mỗi người
mỗi ngày phải thiết thực tự kiểm điểm và kiểm điểm đồng chí mình. Mục đích
phê bình là để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ, cốt để sửa chữa cách làm
việc cho tốt hơn, đúng hơn, cốt để nội bộ thống nhất và đoàn kết hơn.Việc phê
bình phải được tiến hành dân chủ rộng rãi trong Đảng. Phê bình từ trên xuống và
từ dưới lên, cán bộ cấp cao phải gương mẫu làm trước, cấp trên phê bình chưa
đủ, đồng chí, đồng sự phê bình chưa đủ mà cần hoan nghênh quần chúng phê
bình, tự phê bình và phê bình phải gắn liền với dân chủ chỉ có dân chủ mới có tự
phê bình và phê bình thật sự. Theo Bác Hồ, không phê bình tức là bỏ mất quyền
dân chủ của mình. “Người đời ai cũng có khuyết điểm. Có làm việc thì có sai
lầm. Chúng ta không sợ có sai lầm, khuyết điểm, chỉ sợ không chịu cố gắng sửa
21



chữa những sai lầm và khuyết điểm”, nói như vậy không phải để tự bào chữa
cho những lồi lầm của bản thân mà nói ra để chúng ta cùng nhau nhìn lại những
gì mình đã làm và xem những cái được cũng như chưa được để mà cố gắng và
sữa chữa tốt hơn, Bác đã từng nói thang thuốc hay nhất để sửa chữa sai lầm và
khuyết điểm một cách tốt nhất, chính là thường xuyên nghiêm chỉnh thực hành
phê bình và tự phê bình. Có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất nhiều lần nhắc
nhở chúng ta về phê bình và tự phê bình. Người thường xuyên dặn dò chúng ta
thực hiện phê bình và tự phê bình để tiến bộ: “Dao có mài, mới sắc.Vàng có
thui, mới trong. Nước có lọc, mới sạch. Người có tự phê bình, mới tiến bộ.” Bác
còn viết thêm: Khổng Tử nói “Có lỗi thì chớ sợ sửa đổi”, Tăng Tử học trò của
Khổng Tử thì nói “Mỗi ngày tôi tự kiểm điểm ba lần”. Còn Mác - Ăngghen Lênin thì dạy chúng ta “Tự phê bình là một thứ vũ khí sắc bén nhất của cách
mạng”. Tuy nhiên, phê bình phải đường hoàng, chính đáng “mục đích phê bình
cốt để giúp nhau sữa chữa, giúp nhau tiến bộ. Cốt để sửa đổi cách làm việc cho
tốt hơn, đúng hơn. Cốt để đoàn kết và thống nhất nội bộ. Vì vậy, phê bình mình
cũng như phê bình người, phải ráo riết, triệt để, thật thà, không nể nang, không
thêm bớt. Phải rạch rõ cả ưu điểm và khuyết điểm. Đồng thời, chớ dùng những
lời mỉa mai, chua cay, thâm độc. Phê bình việc làm chứ không phải phê bình
người”12. Bác còn chỉ rõ: “Ngày nào cũng phải ăn cho khỏi đói, rửa mặt cho
khỏi bẩn, thì ngày nào cũng phải tự phê bình cho khỏi sai lầm. Nghĩa là tự phê
bình phải thường xuyên. Tự phê bình phải thật thà, không giấu giếm. Phải tìm
cho ra vì sao mà sai lầm. Sai lầm ấy sẽ thế nào? Dùng cách gì mà sửa chữa và
phải kiên quyết sửa chữa. Đó là một cuộc đấu tranh. Tự mình không đánh thắng
được khuyết điểm của mình mà muốn đánh thắng kẻ địch, tự mình không cải tạo
được mình, mà muốn cải tạo xã hội, thì thật là vô lý. Vì vậy, người cách mạng
phải thật thà tự phê bình và kiên quyết sửa chữa khuyết điểm.
Quan điểm của Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ là sự thống
nhất giữa tính khoa học, tính nghệ thuật và vượt lên trên đó là tính nhân văn sâu
sắc. Công tác cán bộ là việc làm hệ trọng và tinh tế, vì thế phải được suy tư và
12Sđd


, tr.272.

22


thực hiện trên cơ sở tôn trọng nhân cách con người và theo hướng khơi dậy, phát
huy mặt tích cực, mặt thiện để đẩy lùi mặt tiêu cực, mặt ác trong mỗi con người.
Công tác cán bộ trong chế độ xã hội của chúng ta dựa trên và thể hiện lòng yêu
thương và quí trọng cán bộ sâu sắc. Chính quan điểm đó làm nên giá trị và sức
sống tư tưởng của Người về cán bộ và công tác cán bộ.
Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ trong “Sửa
đổi lối làm việc” là sự kết tinh giá trị truyền thống của cha ông ta trong việc
dùng người để trị quốc, là đỉnh cao của “thuật dùng người”. Thực tiễn trong lịch
sử từ khi có Đảng, do làm tốt công tác cán bộ, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã quy tụ được đội ngũ đông đảo những cán bộ, đảng viên, nhân tài
ngoài đảng có đủ đức, đủ tài, “vừa hồng, vừa chuyên”, lãnh đạo toàn dân tộc
vượt qua mọi khó khăn từng bước giành thắng lợi to lớn trong các cuộc kháng
chiến chống ngoại xâm, giành và bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền.
Những tư tưởng trên của Hồ Chí Minh về cán bộ, về công tác cán bộ của
Đảng là tư tưởng hết sức tân tiến vào giai đoạn lịch sử đó. Chính nhờ những tư
tưởng tân tiến, mang tính thời đại, mà Chủ tịch Hồ Chí Minh soi đường, chỉ lối,
nên trong điều kiện cách mạng vừa giành được chính quyền, đang trong vòng
vây của đế quốc, nhưng Đảng ta vẫn tuyển chọn được đội ngũ cán bộ các cấp,
gồm nhiều người ưu tú, có đầy đủ đức tài trong quần chúng để thiết lập thành
công bộ máy chính quyền từ Trung ương đến địa phương; để Đảng ta đấu tranh
gạt bỏ những tiêu cực trong việc tạo nguồn, quy hoạch, tuyển chọn, đào tạo, bố
trí, sử dụng đội ngũ cán bộ của Đảng.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ

hiện nay
Học tập và làm theo những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cán bộ và
công tác cán bộ trong “Sửa đổi lối làm việc” là rất quan trọng và cần thiết. Trong
toàn bộ tác phẩm đã thể hiện tư tưởng, đạo đức và phong cách của Chủ tịch Hồ
Chí Minh về phương pháp và văn hóa lãnh đạo, quản lý; thể hiện rõ quan điểm
23


đổi mới toàn diện của Người về xây dựng Đảng trong điều kiện Đảng cầm
quyền. Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật để cán bộ,
đảng viên có tư tưởng, đạo đức và cách thức làm việc đúng hơn, khéo hơn, hiệu
quả hơn. Với nội dung sâu sắc, toàn diện về giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ,
đảng viên của Đảng và Nhà nước ta; đặt ra yêu cầu cần phải sửa đổi lối làm việc
của Đảng, mà khâu trước hết là đổi mới về mặt nhận thức về tư duy đổi mới của
mỗi cán bộ, đảng viên trong Đảng cho đến toàn thể nhân dân, từ nhận thức, đến
tổ chức thực tiễn của cách mạng. Hiện nay, tư tưởng về tư duy đổi mới về Đảng,
về công tác xây dựng đảng trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” vẫn còn giá
trị. Làm theo những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh trong tác phẩm sẽ góp phần đẩy
lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, khắc phục các biểu hiện
tiêu cực như quan liêu, tham nhũng, độc đoán, chuyên quyền, kém kỷ luật, thiếu
ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Học tập và làm theo
những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh, sẽ góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức
chiến đấu của Đảng, tăng cường sự gắn bó chặt chẽ giữa Đảng với nhân dân; đổi
mới phương thức và phong cách lãnh đạo của Đảng, làm cho Đảng thật sự trở
thành một Đảng cầm quyền “là đạo đức, là văn minh” như mong muốn của
Người.
Trong quá trình xây dựng Đảng, công tác cán bộ là một trong những công
tác chiếm vị trí quan trọng hàng đầu, có vai trò quyết định thành công tới toàn
bộ công tác xây dựng lực lượng của cách mạng. Khi nào, nơi nào làm tốt công
tác cán bộ thì khi đó, nơi đó cách mạng sẽ có nhiều thuận lợi và giành được

thắng lợi, và ngược lại. Từ ngày thành lập Đảng, nhất là khi thực hiện đường lối
đổi mới (12-1986) đến nay, Đảng ta luôn coi “cán bộ lãnh đạo các cấp là mắt
xích quan trọng nhất mà Đảng ta phải nắm chắc để thúc đẩy những cuộc cải
cách có ý nghĩa cách mạng”
V.I.Lênin khẳng định: “Trong lịch sử chưa hề có một giai cấp nào giành
được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình
những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ chức và

24


lãnh đạo phong trào”13. Những con người sử dụng sức mạnh thực tiễn, những
lãnh tụ, đó là đội ngũ cán bộ của Đảng. Nói cách khác, cán bộ là rường cột của
Đảng, của Nhà nước và các đoàn thể nhân dân. Bất cứ một chế độ nào, mọi việc
thành hay bại đều là ở khâu cán bộ. Thực tế cho thấy, muốn tiến nhanh, tiến
mạnh trên con đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, vấn đề có ý
nghĩa cấp bách là phải hình thành và thực thi một chiến lược về đào tạo nguồn
nhân lực, trong đó có việc đào tạo nhân tài cho đất nước, những người vừa nắm
vững và có khả năng tiếp cận trình độ khoa học, kỹ thuật hiện đại và ứng dụng
kiến thức đó vào thực tế đời sống.
Thành tựu: Suốt 70 năm qua, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong
tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” vẫn luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong công tác
cán bộ của Đảng. Nhờ vậy, trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, mọi thời kỳ cách
mạng, Đảng ta vẫn xây dựng được đội ngũ cán bộ đủ đức, đủ tài để đảm đương
sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Đến nay, tư tưởng đó của Chủ tịch
Hồ Chí Minh vẫn mang tính thời sự và là những chỉ dẫn hết sức quan trọng để
Đảng ta đấu tranh gạt bỏ những tiêu cực trong việc tạo nguồn, quy hoạch, tuyển
chọn, đào tạo, bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ của Đảng.
Từ khi thực hiện đường lối đổi mới, Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng,
Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư các khóa đã ban hành

nhiều chủ trương, nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Trên cơ sở đó, công
tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã đạt được nhiều kết quả tích cực; năng lực lãnh
đạo và sức chiến đấu của Đảng không ngừng được nâng cao; phương thức lãnh
đạo của Đảng từng bước được đổi mới; vai trò lãnh đạo của Đảng được giữ
vững, niềm tin của nhân dân với Đảng được củng cố; đội ngũ cán bộ, lãnh đạo,
quản lý các cấp đã có bước trưởng thành và tiến bộ về nhiều mặt. Đa số cán bộ,
đảng viên có ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống,
có ý thức phục vụ nhân dân, được nhân dân tin tưởng. Tổng số biên chế cán bộ,
công chức của cả nước là 1.971.172 người, trong đó cán bộ, công chức từ cấp
huyện trở lên là 1.778.734 người (trong số này đội ngũ viên chức sự nghiệp
13 V.I.Lênin: toàn

tập, NxbTB, M, 1974, t4, tr 473.

25


×