Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở trường trung học phổ thông Quốc Oai thành phố Hà Nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.44 KB, 20 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dạy học là một bộ phận trong quá trình sư phạm tổng thể, là một
trong những con đường để thực hiện mục đích giáo dục. Dạy học có
chất lượng luôn là mục tiêu của quá trình Giáo dục - Đào tạo ở các
nhà trường trong hệ thống giáo dục, giáo dục phải được đổi mới trên
tất cả các mặt như: mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình, phương
pháp giảng dạy, đánh giá, trong đó đổi mới công tác quản lý giáo dục
có ý nghĩa rất quan trọng. Đánh giá về tình hình đổi mới giáo dục
những năm qua, văn kiện Đại hội XI của Đảng xác định "Phát triển
giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo
dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân
chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo
dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt.
Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục
đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập
nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục. Thực hiện kiểm định chất
lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học. Xây dựng môi trường
giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và
xã hội".
Đặc biệt, đối với học sinh ở vùng nông thôn, các vùng có điều
kiện khó khăn cách tiếp cận các lĩnh vực của các bộ môn khoa học còn
gặp nhiều khó khăn, chưa đồng bộ như môn khoa học. Điều kiện học
tập của học sinh nông thôn chưa tiến kịp so với các Thị xã, Thành
phố. Vì lẽ đó, kết quả học môn toán học của các em học sinh còn gặp
nhiều hạn chế, chưa đáp ứng kịp với sự phát triển chung của xã hội,
đặc biệt là sự phát triển của khoa học công nghệ trong thời kì hiện
nay. Tuy nhiên, thực ti n quản lý hoạt động dạy học nói chung và hiệu
quả quản lý hoạt động dạy học môn Toán nói riêng ở trường THPT


Quốc Oai những năm gần đây không đồng đều, có dấu hiệu giảm s t
thậm chí năm
kết quả thi kì thi THPT Quốc gia điểm môn toán
chưa đạt yêu cầu đề ra của nhà trường, những đợt thanh tra hoạt động
dạy học môn Toán với kết quả khảo sát chất lượng dạy học môn Toán


2

của Sở chỉ đạt mức trung bình, năng lực tự học môn Toán của đại đa
số học sinh chưa cao ...
Trong quá trình thực hiện đổi mới chương trình giáo dục nói
chung, giáo dục THPT nói riêng, môn Toán là một môn học chiếm vị
trí đặc biệt quan trọng và không thể thiếu trong chương trình giáo dục
phổ thông. Đặc trưng của Toán học là tính tr u tượng cao độ và tính
thực ti n phổ dụng, có tính lôgic chặt chẽ và tính thực nghiệm; là môn
học nhằm khơi dậy, hình thành và phát triển tư duy logic, tích cực,
độc lập, sáng tạo cho học sinh nâng cao năng lực phát hiện và giải
quyết các vấn đề trên cơ sở những kiến thức Toán học được tích lũy
một cách có hệ thống.
Là giáo viên, sau nhiều năm trực tiếp giảng dạy, đồng thời t
thực ti n công tác của đơn vị, tôi nhận thức rõ: Quản lý hoạt động dạy
học nói chung và quản lý hoạt động dạy học môn Toán nói riêng phải
phù hợp với đặc trưng và các chức năng của môn học mới có hiệu quả.
Trường THPT Quốc Oai - TP Hà Nội có 44 lớp, xấp sỉ trên dưới
học sinh, cơ sở vật chất cơ bản đủ về số lượng, đội ngũ giáo viên
giảng dạy còn thiếu ở một số bộ môn như Tin học, thể dục, ngoại ngữ.
Ban giám hiệu đã có sự quản lý tương đối sát sao, linh hoạt, phù hợp
nhưng trường THPT Quốc Oai vẫn chưa tìm ra được những biện pháp
thiết thực đột phá trong đổi mới quản lý, để nâng cao chất lượng dạy

học cho bộ môn Toán.
Với những lý do trên tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạt động dạy
học môn Toán ở trường THPT Quốc Oai , TP Hà Nội”, nhằm
nghiên cứu thực trạng trong công tác quản lý hoạt động dạy học môn
Toán tại trường THPT Quốc Oai với mong muốn sẽ tìm ra được
những điểm mạnh, những mặt còn hạn chế trong công tác quản lý hoạt
động dạy học môn Toán để tìm ra những biện pháp thích hợp, hiệu
quả đáp ứng nhu cầu của người học, người dạy và xu thế phát triển xã
hội.
2.Mục đích nghiên cứu
Đề xuất thực hiện một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học
môn Toán để nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT Quốc Oai


3

nói riêng, và góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán của TP
Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục THPT hiện
nay.
3. Khách thể và Đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học môn Toán ở trường THPT Quốc Oai TP Hà Nội
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở trường
THPT Quốc Oai TP Hà Nội .
4. Giả thuyết khoa học
Nếu như nghiên cứu và thực hiện các biện pháp quản lý hoạt
động dạy học môn toán một cách đồng bộ, có hệ thống và áp dụng
phương pháp quản lý khoa học thì có thể nâng cao chất lượng hoạt
động dạy học môn toán, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của

nhà trường.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài được thực hiện với những nhiệm vụ sau:
5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận của công tác quản lý hoạt động dạy
học ở trường THPT
5.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động dạy học
và quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở trường THPT Quốc Oai
5.3. Đề xuất những biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng dạy
học môn Toán ở trường THPT Quốc Oai TP Hà Nội.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Để đảm bảo tính khả thi, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu việc
quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở trường THPT Quốc Oai TP Hà
Nội .
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Các nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập, đọc, phân tích, xử lý tài liệu, hệ thống hóa lý thuyết
các tài liệu có liên quan đến vấn đề mà đề tài nghiên cứu.


4

7.2.Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Quan sát, điều tra, thu thập thông tin, phân tích số liệu, dữ liệu,
dự giờ khảo sát thực tế ở trường THPT Quốc Oai.
7.3. Phương pháp bổ trợ
Phỏng vấn, lấy ý kiến chuyên gia và các cán bộ quản lý.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu
tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong
3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận của công tác quản lý hoạt động dạy
học môn Toán ở trường THPT
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở
trường THPT Quốc Oai TP Hà Nội.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở
trường THPT Quốc Oai TP Hà Nội.


5

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư
cho sự phát triển của đất nước. Giáo dục là một chức năng của xã hội
loài người được thực hiện một cách tự giác, mà ở bất cứ thời đại nào,
quốc gia nào cũng dành được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của các
nhà khoa học.
Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường là những vấn đề được
nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước hết sức quan tâm. Việc ch
trọng tới các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy
học trong nhà trường luôn giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Xác định
được tầm quan trọng của việc QL hoạt động DH trong nhà trường là
vô cùng quan trọng để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà
trường và vận dụng các kiến thức đã tiếp thu được trong quá trình học
chuyên ngành QLGD ở Học Viện QLGD. Tác giả sẽ dựa vào cơ sở lý
luận của công tác quản lý hoạt động dạy học, để tìm hiểu thực trạng
của QL hoạt động DH môn Toán và chỉ ra một số biện pháp QL hoạt

động dạy học môn Toán trong trường THPT Quốc Oai, TP Hà Nội
1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
1.2.1. Những khái niệm liên quan đến lĩnh vực quản lý
1.2.1.1. Khái niệm quản lý
Quản lý là một chức năng lao động - xã hội bắt nguồn t tính
chất xã hội của lao động. Quản lý là hoạt động chỉ đạo hoạt động để
nhằm thực hiện mục đích của chủ thể quản lý.
1.2.1.2. Các chức năng cơ bản của quản lý
Bàn về hoạt động quản lý và người quản lý, ch ng ta cần tìm
hiểu người quản lý phải làm gì - cũng chính là phải tìm hiểu các chức
năng quản lý. Qua nghiên cứu lý luận và thực tế công tác quản lý, có


6

thể tóm lược rằng: quản lý bao gồm bốn chức năng cơ bản: kế hoạch
hóa, tổ chức, điều khiển (lãnh đạo, chỉ huy) và kiểm tra đánh giá.
1.2.1.3. Quản lý giáo dục
QLGD là một chuyên ngành khoa học và QLGD là một bộ môn
chiết trung - liên nghành và phát triển của QLGD như một bộ môn
độc lập đã di n ra cùng cùng với sự đánh giá cẩn trọng những giá trị
của các tư liệu được chọn lọc t những nghiên cứu quản lý bên ngoài
lĩnh vực GD.ch ng ta có thể hiểu: QLGD là hệ thống những tác động
có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể QL đến tập thể
GV và HS, đến những lực lượng GD trong ngoài nhà trường làm cho
quá trình này hoạt động để đạt những mục tiêu dự định, nhằm điều
hành phối hợp các lực lượng xã hội th c đẩy mạnh mẽ công tác GD
thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội.
1.2.1.4. Quản lý nhà trường
QLNT thực chất là QLGD trên tất cả các mặt, các khía cạnh liên

quan đến hoạt động giáo dục trong phạm vi nhà trường. Đó là một hệ
thống những hoạt động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của
chủ thể QLGD để đạt tới mục tiêu giáo dục đặt ra đối với ngành giáo
dục trong t ng giai đoạn phát triển của đất nước. QLNT là QL:
chương trình dạy học và giáo dục của nhà trường, QL các hoạt động
của HS, QL giáo viên, phát triển nghề nghiệp của người thầy, QL cơ
sở vật chất, thiết bị dạy học, thư viện nhà trường, đảm bảo cho nhà
trường thực hiện được sứ mạng cao cả của mình.
1.2.1.5. Quản lý trường THPT
Quản lí nhà trường thực chất là tác động có định hướng, có kế
hoạch của chủ thế quản lí lên tất cả các nguồn lực nhằm đẩy mạnh
hoạt động của nhà trường theo nguyên lí GD nhằm đạt mục tiêu GD.
Do vậy, công tác quản lí GD nói chung, quản lí nhà trường nói riêng,
gồm có quản lí hoạt động trong nhà trường và quản lí các quan hệ
giữa nhà trường và xã hội.
1.2.2. Những khái niệm liên quan đến hoạt động dạy học và quản lý
hoạt động dạy học
1.2.2.1. Hoạt động


7

1.2.2.2. Hoạt động dạy học
* Hoạt động dạy học:
* Hoạt động dạy:
* Hoạt đông học:
1.2.2.3. Quản lý hoạt động dạy học
* Quản lý hoạt động giảng dạy của GV
* Quản lý hoạt động học tập của HS
1.2.2.4. Quản lý hoạt động dạy học ở nhà trường THPT

Hiện nay quản lý hoạt động dạy học có hiệu quả trong nhà
trường THPT đều ch ý đến các vấn đề sau:
- Lập kế hoạch
- Xây dựng nề nếp dạy học
- Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học
- Chỉ đạo quản lý và sử dụng CSVC – TBDH
- Tổ chức
kiểm tra, đánh giá trong nhà trường
- Khen thưởng kịp thời đối với giáo viên và học sinh
1.3. Quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở trường THPT
1.3.1. Những đặc trưng cơ bản của bộ môn Toán
Môn Toán là một môn học chiếm vị trí đặc biệt quan trọng và
không thể thiếu trong chương trình giáo dục. Điều này xuất phát t
đặc trưng của Toán học là tính tr u tượng và tính thực ti n phổ dụng,
có tính lôgic chặt chẽ và tính thực nghiệm.
1.3.2. Đặc thù của hoạt động dạy học môn Toán học ở trường
THPT
Toán học là một bộ môn khoa học có những đặc thù rất riêng, nó
được chia thành các phân môn như: Đại số, hình học, giải tích, lượng
giác. Vì vậy, dạy học môn Toán học ở nhà trường THPT phải bám sát
vào đặc thù của t ng phân môn, có phương pháp dạy khác nhau để
phù hợp với đặc thù của t ng phân môn. Tuy nhiên, ở những phân
môn đó vẫn có sự thống nhất chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau, tạo
thành một chỉnh thể thống nhất - Hợp thành bộ môn Toán học.
1.3.3. Quản lý hoạt động dạy học môn Toán học ở trường THPT
1.3.3.1. Những nội dung cơ bản của quản lý


8


* Quản lý hoạt động dạy:
- Quản lý khâu chuẩn bị của GV
- Quản lý khâu thực thi của GV - Quản lý khâu đánh giá cải tiến
* Quản lý hoạt động học:
- Quản lý khâu chuẩn bị
- Quản lý khâu thực thi
- Quản lý khâu cải tiến
- Quản lý hoạt động tự đánh giá của học
Kết luận chương 1
Chương tổng kết một số cơ sở lý luận về vấn đề hoạt động dạy
học nói chung và hoạt động dạy học môn Toán nói riêng. Nội dung
của chương đã đề cập đến các khái niệm cơ bản liên quan đến quản lý
hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học môn Toán. Với
những cơ sở lý luận trên, việc quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở
trường THPT phải có những biện pháp thích hợp. Những biện pháp
đó sẽ được đề xuất trong chương 3, dựa trên cơ sở lý luận chương
và thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở chương .


9

Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
QUỐC OAI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Khái quát tình hình tự nhiên, kinh tế- xã hội và giáo dục của
huyện Quốc Oai TP Hà Nội
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội
Quốc Oai thuộc đồng bằng Bắc Bộ, v a có nét chung của một
địa phương thuộc khu vực địa lý phía Tây của tam giác châu thổ sông

Hồng, v a có sắc thái riêng, có đồng bằng (các xã ven sông Đáy và
sông Tích), có vùng bán sơn địa, đồi n i (các xã Đông Yên, Hòa
Thạch, Ph Cát, Ph Mãn, Đông Xuân). Chiều Đông - Tây cách nhau
, km, chiều Bắc - Nam cách nhau 15,7 km.
Phía Bắc giáp huyện Ph c Thọ, đường ranh giới phía chính Bắc
dài 2,2km, một phần giáp với huyện Thạch Thất.
Phía Nam giáp huyện Chương Mỹ, điểm cực Nam là Trại Vàng
(xã Đông Yên), giáp với Thị trấn Xuân Mai (Chương Mỹ). Đường
ranh giới phía Nam: Trại Vàng (xã Đông Yên), giáp Thị trấn Xuân
Mai (huyện Chương Mỹ) dài ,3km. Một phần giáp với huyện Lương
Sơn (tỉnh Hòa Bình).
Phía Đông giáp huyện Hoài Đức. Đường ranh giới phía Đông
giáp các xã của huyện Hoài Đức là: Cát Quế, Yên Sở, Đắc Sở, Tiền
Yên, Song Phương, Vân Côn, An Thượng, Đông La với tổng chiều dài
khoảng 15,9km.
Một phần giáp với quận Hà Đông. Điểm cực Đông là thôn Độ
Tràng (xã Đại Thành), giáp phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông. Phần
tiếp giáp với phường Yên Nghĩa của quận Hà Đông dài ,4 km.
Phía Tây giáp huyện Lương Sơn và huyện Kì Sơn của tỉnh Hòa
Bình. Điểm cực Tây là thôn Đá Thâm (xã Đông Xuân).
Diện tích: 47, 6 km2.
Dân số: 8 .
người (số liệu tính đến ngày
).
Tổng số: Xã, Thị trấn:
xã,
thị trấn( thị trấn Quốc Oai)


10


Thôn, khu dân cư: 93 thôn,
khu dân cư.
2.1.2. Khái quát về giáo dục huyện Quốc Oai TP Hà Nội
Trong nhiều năm qua quy mô giáo dục của huyện tiếp tục ổn
định và phát triển, chất lượng được giữ vựng và t ng bước phát triển.
Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đến trường của các lớp đầu cấp tăng
cao, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình và tôt nghiệp các lớp cuối
cấp tăng( 9 ,7% năm
lên 99,4% năm
4), bên cạnh đó có học
đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp Thành phố và Quốc gia.
Tiếp tục thực hiện công tác quản lý với phương châm “Kỷ cương
nghiêm, chát lượng thực, hiệu quả cao”. T ng cấp học đã có nhiều
giải pháp trong chỉ đạo, điều hành nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện.
Năm học

6, là năm đầu tiên thực hiệnNghị quyết Đại
hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ , triển khai chiến lược phát
triển giáo dục
, thực Nghị Quyết số 9-NQ/TW ngày
4/ / 3của Ban chấp hành Trung ương (khóa XI) về “Đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế...”
2.2. Thực trạng phát triển của trường THPT Quốc Oai TP Hà Nội
2.2.1. Quy mô phát triển trường lớp
Tháng / 96 theo đề nghị của UBHC huyện Quốc Oai và Ty
Giáo dục tỉnh, UBHC tỉnh Sơn Tây đã ra quyết định thành lập trường

cấp 3 Quốc Oai (tiền thân của Trường THPT Quốc Oai ngày nay). Địa
điểm đầu tiên của trường được đặt tại khu hành chính của huyện ngày
nay. Năm học đầu tiên trường có 6 học sinh lớp 8 (tương đương bậc
học lớp
của hệ thống giáo dục hiện nay) với 3 lớp học đơn sơ và
thầy cô giáo.
Năm học 963 - 964 trường chuyển về địa điểm mới (là cơ sở
trường THPT Quốc Oai ngày nay) cũng là thời điểm đế quốc Mỹ ném
bom bắn phá miền Bắc. Để phòng không, trường phải sơ tán đến
nhiều nơi như Đồng Quang, Nghĩa Hương, Hoa Vôi, Du Nghệ, Đình
Tổ.... và khắc phục khó khăn đón những học sinh sơ tán của nội thành


11

và trở thành cơ sở đào tạo tin cậy của nhiều trường bạn trong thành
phố Hà Nội.
Năm 993, được sự quan tâm của chính quyền và nhân dân huyện
Quốc Oai, ngôi trường mới với khu nhà học ba tầng
phòng, khu
nhà làm việc hai tầng, nhà tập thể thao đa chức năng, phòng thí
nghiệm, phòng vi tính, sân chơi, bãi tập và cảnh quan sư phạm sạch
đẹp đã được xây dựng, đáp ứng cơ bản nguyện vọng học tập của con
em nhân dân địa phương. Năm 997 trường vinh dự được nhà nước
tặng thưởng huân chương lao động hạng III. Năm
đón huân
chương lao động hạng II. Thành quả trên là sự nỗ lực phi thường của
thầy và trò nhà trường, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp các ngành
trong địa phương, tỉnh và thành phố. T đây đã tạo nên bề dày thành
tích để thế hệ đi sau noi gương, tiếp bước phát huy truyền thống cha

anh.
Trường liên tục đạt danh hiệu Trường tiên tiến xuất sắc, chi bộ
Đảng, Công đoàn luôn được công nhận là tổ chức cơ sở vững mạnh,
đơn vị tiên tiến về thể dục thể thao. Các tổ Toán, Lý, Hóa tin, Ngữ văn
nhiều năm liền được công nhận là tập thể lao động xuất sắc cấp tỉnh thành phố.
Năm
8, em Nguy n Xuân Kỳ đạt giải II thi học sinh giỏi quốc
gia môn Toán.Năm
, em Nguy n Thị Nhung đạt giải Khuyến
khích môn Lịch sử cấp Quốc gia, em Lê Quang Huy đạt giải NhấtTP
môn Toán với số điểm tuyệt đối / .Trong bốn năm qua, tỷ lệ đỗ tốt
nghiệp của trường luôn đạt trên 9 %, hơn 9 lượt cán bộ giáo viên đạt
danh hiệu chiến sĩ thi đua, giáo viên giỏi cấp cơ sở. Trong hội thi giáo
viên giỏi hằng năm trường đều đạt giải cao: Năm học
9 - 2010, cô
giáo Dương Thị Mai Hương đạt giải I môn Hóa học, năm
- 2013
thầy giáo Nguy n Văn Mạnh đạt giải Nhì môn GDQP, năm
3 4 cô giáo Vũ Thị Thu Phương đạt giải Nhì thi GV Chủ nhiệm giỏi
cấp TP.
Tại các kỳ thi đại học, nhiều em đạt kết quả xuất sắc, là thủ khoa
các trường hàng đầu như Học viện Quân Y, Đại học Mỹ thuật Công
nghiệp, được tuyên dương ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Năm học


12

2010 –
trường THPT Quốc Oai là một trong số
trường

THPT có tỷ lệ đỗ đại học cao nhất cả nước năm học
– 2012,
trường hơn 3 học sinh đỗ đại học, xếp thứ 3 trong số các trường
THPT công lập của thành phố Hà Nội.
Thành tích trên là kết quả phấn đấu không mệt mỏi của các thầy
cô giáo, của các em học sinh là sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, nhạy
bén của Sở GD & ĐT Hà Nội, của Huyện uỷ, UBND huyện Quốc
Oai sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với Hội cha mẹ học sinh và
các địa phương trong huyện.
Trong nửa thế kỷ phấn đấu và trưởng thành, trường THPT Quốc Oai
đã đạt được những thành tích lớn lao, là địa chỉ tin cậy để nhân dân
địa phương tiếp tục gửi gắm con em mình. Có được thành tích ấy là
nhờ sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ của Sở GD & ĐT Hà Tây (trước
đây) và Sở GD & ĐT Hà Nội hiện nay của Huyện uỷ, UBND huyện.
Trường đã thực hiện thành công đường lối giáo dục của Đảng và Nhà
nước. Bên cạnh đó trường luôn là một khối đoàn kết thống nhất t
BGH, Chi bộ, các đoàn thể, các tổ nhóm chuyên môn.
2.2.2. Chất lượng giáo dục của nhà trường
Trường THPT Quốc Oai là một trong ba trường cấp 3 của
huyện, dù được đóng trên địa bàn thị trấn xong đời sống nhân dân đa
phần còn gặp nhiều khó khăn chưa ch trọng đến học tập của con cái.
Trước thực trạng đó, thầy và trò nhà trường đã đồng cam cộng khổ
phấn đấu dạy tốt, học tốt để ngôi trường thực sự trở thành địa chỉ tin
cậy của nhân dân địa phương. Đến nay, chất lượng giáo dục toàn diện
đã được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ HS khá giỏi, đỗ tốt nghiệp, chuyên
nghiệp trong các kỳ thi ngày một cải thiện hơn. Đặc biệt HS giỏi môn
Toán các cấp vẫn được giữ vững và là mũi nhọn của nhà trường. Về
mặt hạnh kiểm, đa số HS đều ngoan ngoãn, có nề nếp tốt nên chất
lượng đạo đức tương đối ổn định, tỷ lệ hạnh kiểm khá, tốt có phần
được nâng lên

2.2.3. Đội ngũ cán bộ quản lý
2.2.4. Đội ngũ giáo viên
* Về số lượng đội ngũ


13

* Về chất lượng:
2.2.5. Cơ sở vật chất
2.3. Thực trạng hoạt động dạy học môn Toán ở trường THPT
Quốc Oai , TP Hà Nội
2.3.1. Thực trạng hoạt động dạy của giáo viên bộ môn Toán
2.3.1.1. Tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp
2.3.1.2. Hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của giáo viên
2.3.1.3.Thực trạng sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy
học
2.3.2. Thực trạng hoạt động học môn Toán của học sinh
2.3.2.1. Mục đích, động cơ học tập
2.3.2.2. Ý thức, thái độ học tập
2.3.2.3. Phương pháp học tập của học sinh
2.3.2.4. Kết quả học tập của học sinh
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở trường
THPT Quốc Oai TP Hà Nội
2.4.1. Quản lý hoạt động dạy của giáo viên bộ môn Toán
Công tác quản lý hoạt động dạy của giáo viên được bắt đầu t việc
phân tích nhu cầu môn học, quan tâm đến vấn đề thực hiện nề nếp
chuyên môn, chỉ đạo hoạt động dạy học đ ng chương trình, kế hoạch.
Quản lý sát sao việc thực thi của GV trước và khi lên lớp: soạn bài,
xác định mục tiêu, nội dung bài học, hình thức tổ chức dạy học,
phương pháp dạy học, kiểm tra- đánh giá, môi trường dạy học, kế

hoạch dạy học cho phù hợp với đối tượng, phát huy năng lực của
người học.
2.4.1.1. Quản lý việc lập kế hoạch công tác của GV
2.4.1.2.Quản lý khâu soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp
2.4.1.3. Quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy
2.4.1.4. Quản lý đổi mới phương pháp,ứng dụng CNTT, hình thức tổ
chức dạy học và đánh giá giờ dạy
2.4.1.5. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của
HS
2.4.1.6. Quản lý việc thực hiện hồ sơ chuyên môn


14

2.4.2. Quản lý hoạt động học của học sinh
2.4.2.1. Giáo dục động cơ và thái độ học tập của học sinh
2.4.2.2. Bồi dưỡng các phương pháp học tập tích cực cho học sinh
2.4.2.3. Xây dựng những phong trào tự học, nề nếp học tập của học
sinh
2.4.2.4.Kiểm tra việc tự học thông qua tài liệu tham khảo của HS tại
thư viện của nhà trường.
2.4.2.5. Khen thưởng và xử lý kịp thời đối với học sinh về việc thực
hiện nề nếp học tập
2.5. Đánh giá chung công tác quản lý hoạt động dạy học môn
Toán ở trường THPT Quốc Oai TP Hà Nội
2.5.1. Ưu điểm
2.5.3. Nguyên nhân
Qua tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội thực trạng
giáo dục ở huyện Quốc Oai, TP Hà Nội thực trạng phát triển của nhà
trường thực trạng hoạt động dạy học môn Toán, thực trạng quản lý

hoạt động dạy học môn Toán ở trường THPT Quốc Oai, có thể r t ra
những kết luận như sau:
Nhà trường và đội ngũ cán bộ quản lý trong nhà trường đã có
nhiều sáng kiến nhằm cải tiến đổi mới quản lý để nâng cao chất lượng
dạy học môn Toán nói riêng và hoạt động dạy học nói chung trong
nhà trường. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý đôi khi còn l ng t ng
về điều hành công việc, xây dựng kế hoạch, chỉ đạo hoạt động chuyên
môn, thiếu tính cương quyết, còn nặng về tình nhiều hơn lý khi xử lý
công việc. Công tác đổi mới phương pháp quản lý, tổ chức, điều hành
các hoạt động trong nhà trường chưa thật sự đi vào chiều sâu chất
lượng.
T cơ sở lý luận và thực trạng trên, tác giả đưa ra “Biện pháp
quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở trường THPT Quốc Oai
TP Hà Nội”. Những biện pháp đề xuất trong chương 3 sẽ phần nào
khắc phục những mặt còn hạn chế và góp phần hoàn thiện vào công
tác quản lý hoạt động dạy học môn Toán nói riêng và quản lý hoạt
động dạy học trong nhà trường THPT giai đoạn hiện nay.


15

Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
QUỐC OAI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
Để những biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở
trường THPT Quốc Oai TP Hà Nội đi vào thực ti n một cách có hiệu
quả, phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
3.1.1. Đảm bảo tính đồng bộ

3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn
3.1.3. Đảm bảo tính khả thi
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở trường
THPT Quốc Oai TP Hà Nội
3.2.1.Các biện pháp quản lý hoạt động dạy Toán của đội ngũ giáo
viên
3.2.1.1. Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức,
lối sống cho đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ
3.2.1.2. Quản lý kế hoạch dạy học, thực hiện chương trình giảng dạy
của giáo viên
3.2.1.3. Quản lý nhiệm vụ soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của giáo
viên
3.2.1.4. Quản lý việc cải tiến nội dung, phương pháp, hình thức tổ
chức dạy học và đánh giá giờ dạy
3.2.1.5. Đổi mới phương thức hoạt động của tổ chuyên môn
3.2.1.6. Cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học
sinh
3.2.1.7. Quản lý thực hiện quy định về hồ sơ chuyên môn
3.2.1.8. Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng năng
lực chuyên môn và năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên


16

3.2.2. Các biện pháp quản lý hoạt động học môn Toán của học sinh
3.2.2.1. Tăng cường giáo dục ý thức nghề nghiệp, động cơ và thái độ
học tập môn Toán cho học sinh
3.2.2.2. Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực, sáng tạo môn Toán
cho học sinh
3.2.2.3. Xây dựng những quy định cụ thể về nề nếp học tập môn Toán

ở nhà và trên lớp
3.2.2.4. Kiểm tra việc đọc sách và tài liệu tham khảo môn Toán của
học sinh
3.2.2.5. Phối hợp GVCN, GVBM, cán bộ lớp, Đoàn TNCS HCM theo
dõi nề nếp học tập môn Toán của học sinh
3.2.2.6. Giúp học sinh phát triển kỹ năng tư duy logic, kỹ năng phân
tích tổng hợp, kỹ năng làm vịêc nhóm, kỹ năng thuyết trình.
3.2.2.7. Tổ chức ngoại khóa, câu lạc bộ yêu thích toán học làm nơi
trao đổí ý kiến, kinh nghiệm giúp học sinh có những định hướng tích
cực trong việc tự tìm phương pháp học tập thích hợp
3.2.2.8. Khen thưởng và kỷ luật kịp thời học sinh về việc thực hiện nề
nếp học tập môn Toán
3.2.3. Các biện pháp về tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị
phục vụ hoạt động dạy học môn Toán
3.2.3.1. Chỉ đạo việc khai thác, sử dụng có hiệu quả và bảo quản
trang thiết bị dạy học Toán
3.2.3.2. Củng cố và nâng cấp phòng học bộ môn, phòng thư viện
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
3.4. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
Nhận xét:
Qua điều tra, thu thập ý kiến t CBQL, GV và một số học sinh
về mức độ cần thiết và tính khả thi của 3 nhóm biện pháp lớn và 8
biện pháp cụ thể, tác giả nhận thấy: Đa số các ý kiến tương đối thống
nhất, các biện pháp cụ thể mà luận văn nêu ra đều mang tính cấp thiết
và tính khả thi cao, tuy nhiên vẫn còn một số biện pháp giữa các tỷ lệ
chưa được đồng bộ như: biện pháp .6 trong nhóm biện pháp “Tăng
cường quản lý hoạt động học môn Toán của học sinh” có đánh giá


17


thấp nhất nhưng vẫn ở mức cao. Không có nhóm biện pháp nào được
đánh giá là không cần thiết và không khả thi.
Tóm lại, cả 3 nhóm biện pháp lớn, 8 biện pháp cụ thể đều được
đa số các nhà quản lý, cán bộ giáo viên trong nhà trường nhất trí tán
thành. Điều này cho thấy: những biện pháp trên đều được xác định là
thiết thực, quan trọng trong hoạt động dạy học môn Toán trong nhà
trường. Tác giả hy vọng rằng các biện pháp đã được đề xuất trong
luận văn sẽ được áp dụng, phổ biến nhân rộng trong toàn trường để
góp phần tích cực vào việc quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt
động dạy học môn Toán tại trường THPT Quốc Oai TP Hà Nội trong
giai đoạn hiện nay.
Kết luận chương 3
Trong chương 3, tác giả đã đề cập tới 3 nhóm biện pháp lớn,
với 8 biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng trong hoạt động
dạy học môn Toán ở trường THPT Quốc Oai TP Hà Nội. Các biện
pháp đều được cán bộ quản lý và giáo viên trong nhà trường đánh
giá cao về mức độ cần thiết và tính khả thi thực hiện các biện pháp,
tuy mức độ cần thiết ở các biện pháp có sự chêch lệch, nhưng không
chênh lệch cao. Do vậy, những biện pháp đã được đề xuất trên có
tính khả thi trong thực ti n hoạt động dạy học môn Toán của nhà
trường.


18

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trong một nhà trường, việc nâng cao chất lượng giáo dục đào
tạo là việc làm thường xuyên và cần thiết của Ngành giáo dục ở tất cả

các cấp học. Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát
huy năng lực của người học là nhiệm vụ cấp bách của người dạy, của
cán bộ quản lý trong nhà trường. Quản lý hoạt động dạy học là một
yêu cầu thiết thực và có ý nghĩa chủ đạo nhằm đáp ứng mục tiêu trên.
Việc nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động dạy học Toán ở
trường THPT Quốc Oai TP Hà Nội có ý nghĩa thiết thực đối với công
tác giáo dục toàn diện trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy
học và đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục và nhu cầu xã hội hiện
nay của đất nước.
* Về lý luận
Luận văn nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực ti n một cách có hệ
thống liên quan đến lý luận quản lý, quản lý nhà trường, quản lý dạy học,
quản lý giáo dục và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động dạy học môn
Toán ở trường THPT Quốc Oai TP Hà Nội. Công tác quản lý hoạt động
dạy học cần đạt được những mục tiêu của đổi mới toàn diện giáo dục của
nhà trường theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, đồng thời phải có sự
đổi mới phù hợp với sự đổi mới chung của ngành giáo dục.
Việc nghiên cứu có hệ thống về những vấn đề lý luận đã gi p tác
giả có cơ sở khoa học để nghiên cứu thực trạng hoạt động dạy học môn
Toán và quản lý hoạt động dạy học môn Toán trong nhà trường, t đó đề
xuất những biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán có tính khả
thi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học và chất lượng đào
tạo của trường THPT Quốc oai TP Hà Nội ngày một thành công hơn.
* Về thực trạng
Trường THPT Quốc Oai TP Hà Nội thành lập được 4 năm, cơ
sở vật chất, đội ngũ giáo viên tương đối ổn định, chất lượng dạy học
đã t ng bước được nâng lên rõ rệt. Đặc biệt môn Toán được đánh giá
là môn học mũi nhọn trong nhà trường, môn học có học sinh giỏi cấp
tỉnh, cấp quốc gia, luôn giữ vững được những thành tích đã đạt được.



19

Đội ngũ cán bộ quản lý trong nhà trường luôn chủ động, năng động,
sáng tạo trong đường lối chỉ đạo các hoạt động chuyên môn, thiết thực
trong việc áp dụng các biện pháp quản lý có tính hiệu quả cao. Tuy
nhiên, trong công tác quản lý còn có những mặt hạn chế như: thiếu
kinh nghiệm quản lý, thiếu tinh dự báo trong quản lý, quản lý chưa
thực sự ch ý đến chiều sâu trong công việc, chưa có kế hoạch dài hạn
có hiệu quả.
* Đề xuất các biện pháp quản lý
Căn cứ vào những cơ sở lý luận và thực ti n cũng như thực trạng
hoạt động dạy học môn Toán của nhà trường, luận văn mạnh dạn đề
xuất các nhóm biện pháp quản lý đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng
dạy học môn Toán nói riêng và chất lượng giáo dục đào tạo nói chung
của trường THPT Quốc Oai TP Hà Nội như sau:
- Biện pháp quản lý hoạt động dạy Toán của đội ngũ giáo viên
- Biện pháp quản lý hoạt động học môn Toán của học sinh
- Biện pháp về đổi mới cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ
hoạt động dạy học môn Toán .
Đây là một hệ thống các biện pháp có mối quan hệ mật thiết, góp
phần giải quyết những vấn đề liên quan đến đổi mới phương pháp dạy
học. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở trường
THPT Quốc Oai TP Hà Nội đã đề xuất, qua kết quả khảo sát bước đầu
đã chứng tỏ mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nghiên cứu, xây dựng nội dung chương trình phù hợp với mục
tiêu của cấp THPT, có tính phân luồng, đảm bảo tính khoa học và sư
phạm, đảm bảo tính thống nhất, thể hiện tinh thần đổi mới phương

pháp dạy học, đáp ứng yêu cầu phát triển của t ng đối tượng học sinh,
đảm bảo tính khả thi.
Cải tiến quy trình đánh giá trong thi cử phù hợp với nội dung
chương trình, phương pháp dạy học, có tính mở cho học sinh phát huy
năng lực của bản thân.


20

Tham mưu với Chính phủ tăng cường tỷ lệ ngân sách đầu tư cho
giáo dục (đầu tư về cơ sở vật chất, tiền lương…)
2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
Tham mưu với UBND thành phố tăng cường ngân sách đầu tư
cho giáo dục (cơ sở vật chất - thiết bị dạy học).
Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý thường xuyên được tham gia
các khóa học bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác
quản lý.
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra các hoạt động sư phạm
của các nhà trường.
2.3. Đối với nhà trường
Thường xuyên tham mưu, đề xuất với các cấp ủy Đảng, chính
quyền, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban đại diên cha mẹ học sinh phối kết
hợp chặt chẽ để đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện nhà trường. Đó
là điều kiện tiên quyết để nhà trường ngày một phát triển mạnh mẽ
hơn, luôn là địa chỉ tin cậy của phụ huynh học sinh và học sinh.
Xây dựng quy chế làm việc, quy chế phối hợp, quy chế dân chủ,
quy chế chi tiêu nội bộ…phù hợp, khả thi được áp dụng trong nhà
trường để hoạt động chuyên môn nhà trường có đủ các điều kiện thực
hiện nhiệm vụ một cách có hiệu quả nhất. Tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường được tham gia hoạt

động, cống hiến, nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao chất
lượng giáo dục trong nhà trường.



×