Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

Quản lý hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ của hiệu trưởng các trường mầm non thành phố hà giang, tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (657.64 KB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
------------------------------

NGUYỄN THỊ THÁI HẰNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC - GIÁO DỤC TRẺ
CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG MẦM NON
THÀNH PHỐ HÀ GIANG, TỈNH HÀ GIANG
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 60.14.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN THỊ MINH HẰNG

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu
và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Học viên

Nguyễn Thị Thái Hằng


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình làm luận văn, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS.



Trần Thị Minh Hằng là người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy, cô của Học viện Quản lý
Giáo dục đã trang bị kiến thức và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học
tập và thực hiện luận văn.
Tôi trân trọng cảm ơn lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà
Giang, Ban Giám hiệu và giáo viên của 5 trường mầm non thành phố Hà Giang đã
nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành việc thu thập số
liệu phục vụ luận văn này.
Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới những người thân trong gia đình,
bạn bè đã luôn bên cạnh quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2016
Người thực hiện

Nguyễn Thị Thái Hằng


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CS-GD

:

Chăm sóc – giáo duc

GD & ĐT

:


Giáo dục và Đào tạo

GDMN

:

Giáo dục mầm non

ĐTB

:

Điểm trung bình

Nxb

:

Nhà xuất bản

TB

:

Thứ bậc


MỤC LỤC
Trang

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC - GIÁO DỤC TRẺ.......................1
CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG MẦM NON...................................1
THÀNH PHỐ HÀ GIANG, TỈNH HÀ GIANG...........................................1
HÀ NỘI - 2016..................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...................................................................4
2.2.1 Mẫu nghiên cứu......................................................................................34
2.2.2. Quy trình tổ chức khảo sát....................................................................34
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp...........................................................79
3.4. Khảo nghiệm nhận thức về mức độ cần thiết và tính khả thi của các
biện pháp.....................................................................................................81


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC - GIÁO DỤC TRẺ.......................1
CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG MẦM NON...................................1
THÀNH PHỐ HÀ GIANG, TỈNH HÀ GIANG...........................................1
HÀ NỘI - 2016..................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...................................................................4
2.2.1 Mẫu nghiên cứu......................................................................................34
2.2.2. Quy trình tổ chức khảo sát....................................................................34
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp...........................................................79
3.4. Khảo nghiệm nhận thức về mức độ cần thiết và tính khả thi của các
biện pháp.....................................................................................................81


1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc
dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và
thẩm mỹ cho trẻ em. Những kiến thức và kỹ năng mà trẻ tiếp thu được qua
chương trình giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập, thành công
của trẻ sau này. Theo Luật giáo dục sửa đổi 2009, giáo dục mầm nọn thực
hiện nhiệm vụ chăm sóc - giáo dục trẻ em từ ba tháng đến sáu tuổi (điều 21).
Mục tiêu của giáo dục mầm nọn là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí
tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên cuả nhân cách, chuẩn bị cho
trẻ em vào lớp Một (điều 22). [31].
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã có chính sách cụ thể
nhằm phát triển giáo dục mầm non như: Đầu tư xây dựng trường lớp, cơ sở
vật chất; đổi mới phương pháp giảng dạy; cải tiến chế độ tiền lương đối với
giáo viên mầm non; xã hội hóa giáo dục mầm non…
Trẻ ở lứa tuổi mầm non là thời kỳ tăng trưởng về cơ thể và phát triển trí
tuệ, tình cảm, xã hội diễn ra rất nhanh, có thể nói đây là thời kỳ tăng trưởng và
phát triển nhanh nhất so với các giai đoạn sau này của cuộc đời con người.
Những thành tựu khoa học nghiên cứu về trẻ em cho thấy: Có tới 50% sự phát
triển trí tuệ của con người diễn ra trong lứa tuổi từ bào thai đến 4 tuổi. Từ 4
tuổi đến 8 tuổi đạt được 30% nữa và tiếp tục hoàn thiện đến tuổi trưởng thành
nhưng tốc độ chậm dần sau 18 tuổi. Do đặc điểm phát triển cơ thể và tâm lý, trẻ
ở độ tuổi mầm non rất cần được quan tâm chăm sóc - giáo dục đúng định
hướng để có thể phát triển tốt nhất, có khả năng đảm nhận trọng trách xã hội
giao cho sau này.
Để phát triển bậc mầm non theo đúng định hướng về chất lượng hoạt
động, vai trò quản lý của hiệu trưởng các trường mầm non là rất quan trọng.


2


Việc quản lý các trường mầm non hoạt động đạt chất lượng tốt, tạo được sự
tín nhiệm của phụ huynh học sinh, hiệu trưởng luôn tăng cường các biện pháp
quản lý, vừa thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục
cho trẻ, vừa nghiên cứu công tác quản lý, để nhà trường ngày càng phát huy
được vai trò, trọng trách mà phụ huynh học sinh và xã hội giao phó, góp phần
vào thành quả chung của ngành giáo dục. Thực tế cho thấy nếu hiệu trưởng có
phong cách và kế hoạch làm việc khoa học, có những biện pháp và sáng tạo
riêng, thì hiệu quả quản lý sẽ được nâng cao, chất lượng chăm sóc - giáo dục
sẽ đáp ứng được nhu cầu của phụ huynh học sinh, làm tăng uy tín của nhà
tường đối với xã hội. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạt
động chăm sóc - giáo dục trẻ của hiệu trưởng các trường mầm non thành
phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang”
Là hiệu trưởng trường mầm non thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang,
tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài này nhằm giúp cho quản lý của hiệu
trưởng các trường mầm non thực sự trở thành một hoạt động mang tính khoa
học, đạt hiệu quả và chất lượng cao hơn.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và phân tích thực trạng quản lý hoạt động
chăm sóc - giáo dục trẻ của hiệu trưởng các trường mầm non thành phố
Hà Giang, tỉnh Hà Giang, đề xuất một số biện pháp để tăng cường quản lý
hoạt động này.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Hệ thống hóa cơ sở lý về quản lý hoạt động chăm sóc – giáo dục
trẻ của hiệu trưởng các trường mầm non.
3.2. Khảo sát, phân tích thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc - giáo
dục trẻ mầm non của hiệu trưởng các trường mầm non thành phố Hà Giang,
tỉnh Hà Giang.


3


3.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ của
hiệu trưởng các trường mầm non thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình quản lý hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ của hiệu trưởng
các trường mầm non thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ của hiệu
trưởng các trường mầm non thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.
5. Phạm vi nghiên cứu
5.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ
của hiệu trưởng các trường mầm non thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.
Số liệu điều tra tại Phòng giáo dục và 05 trường mầm non thành phố Hà
Giang, tỉnh Hà Giang năm học 2015 – 2016.
5.2. Giới hạn khách thể điều tra
Lãnh đạo, cán bộ chuyên trách giáo dục mầm non của Phòng giáo dục
thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang, Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng 5
trường mầm non (13 người).
Giáo viên mầm non: 150 người của 5 trường mầm non (Hoa Lê, Hoa
Lan, Phương Độ, Phương Thiện, Họa Mi).
6. Giả thuyết khoa học
Quản lý hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ của hiệu trưởng các trường
mầm non thành phố Hà Giang,tỉnh Hà Giang đã đạt được những kết quả nhất
định, tuy nhiên còn bộc lộ nhiều bất cập như xây dựng quy hoạch trường
lớp, kế hoạch, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chăm sóc – giáo dục trẻ, trong
kiểm tra đánh giá. Nếu nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp và



4

khả thi, khắc phục những mâu thuẫn trên nhằm hoàn thiện công tác quản lý
của hiệu trưởng, thì sẽ đảm bảo mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động của các
trường mầm non, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ ở
các trường mầm non.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Bao gồm các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống
hoá, khái quát hoá... các tài liệu lí luận, các công trình nghiên cứu có liên
quan để xây dựng cơ sở lý luận của quản lý hoạt động CS – GD trẻ ở trường
mầm non.
7.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Dùng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi đối với cán bộ quản lý giáo
dục mầm non của Phòng GD&ĐT thành phố Hà Giang, hiệu trưởng, phó hiệu
trưởng, giáo viên các trường mầm non nhằm nghiên cứu thực trạng nghiệp vụ
quản lý chuyên môn của hiệu trưởng các trường mầm non thành phố Hà
Giang, tỉnh Hà Giang.
- Phỏng vấn sâu hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên mầm non liên
quan đến quản lý hoạt động CS – GD trẻ ở trường mầm non.
- Nghiên cứu sản phẩm quản lý chuyên môn của hiệu trưởng.
- Thử nghiệm để đánh giá tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp
quản lý hoạt động CS – GD trẻ ở trường mầm non đã đề xuất.
7.3 Phương pháp thống kê toán học:
- Sử dụng một số công thức toán thống kê để xử lý kết quả nghiên cứu
nhằm rút ra các kết luận khoa học.
7.4. Phương pháp khảo nghiệm
Sử dụng bộ phiếu thăm dò ý kiến về mức độ cần thiết và tính khả thi
của các biện pháp đề xuất.



5

8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ
của hiệu trưởng trường mầm non
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ của
hiệu trưởng các trường mầm non thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ của
hiệu trưởng các trường mầm nonthành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.


6

NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC - GIÁO DỤC
TRẺ CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Trên thế giới đã và đang tồn tại rất nhiều loại hình cơ sở giáo dục mầm
nọn. Hệ thống những cơ sở giáo dục mầm nọn phát triển rất nhanh để cung
ứng những dịch vụ chăm sóc- giáo dục trẻ theo yêu cầu của xã hội, tiêu biểu
là một số quốc gia sau:
* Tại Hoa kỳ
Giáo dục Hoa Kỳ chủ yếu là nền giáo dục công do Chính phủ liên
bang, tiểu bang, và địa phương ở Hoa Kỳ điều hành và cung cấp tài chính.

Việc giáo dục trẻ em ở độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo mang tính chất bắt buộc cơ
bản được thực hiện thông qua nền giáo dục công. Hầu hết trẻ em Hoa Kỳ đi
học trong các cơ sở giáo dục công lập ở tuổi lên 5 hay 6. Năm học thường bắt
đầu vào tháng 8 hay tháng 9, sau kỳ nghỉ mùa hè. Trẻ em được phân thành
từng nhóm xếp theo năm học gọi là lớp (grade), bắt đầu với các lớp mầm non,
sau đó là mẫu giáo, và tích lũy dần lên lớp 12. Tuy vậy, trẻ em chậm phát triển
có thể ở lại lớp hay học sinh tài năng có thể học lên lớp nhanh hơn so với các
bạn học cùng tuổi.
Hoa Kỳ không có các chương trình nhà trẻ và mẫu giáo quốc gia có
tính chất bắt buộc, mà ở mỗi bang xây dựng Chương trình giáo dục mầm nọn
riêng phù hợp với điều kiện cụ thể của mình. Chính phủ liên bang hỗ trợ tài
chính cho chương trình Head Start - chương trình nhà trẻ và mẫu giáo dành
cho các gia đình có thu nhập thấp. Còn hầu hết các gia đình tự tìm trường và
trả chi phí nhà trẻ và mẫu giáo cho con cái mình. Ở những thành phố lớn, đôi


7

khi có những nhà trẻ và trường mẫu giáo phục vụ nhu cầu của các gia đình có
thu nhập cao.
* Tại Canada
Giáo dục mầm nọn Canada không chỉ thuộc Bộ Giáo dục mà còn thuộc
cả Bộ Gia đình và Xã hội. Trong những năm gần đây, giáo dục mầm nọn
Canada ngày càng phát triển. Do nhận thức được tầm quan trọng của bậc học
này nên giáo dục mầjam nọn được coi là một bộ phận quan trọng của hệ
thống giáo dục quốc dân. Ngoài chủ trương thực hiện phổ cập giáo dục cho
trẻ 5 tuổi, Chính phủ Liên bang có chính sách quốc gia về hỗ trợ CS - GD trẻ
thông qua việc cung cấp, hỗ trợ tài chính hàng tháng đến từng gia đình. Từng
gia đình có thể lựa chọn tự chăm sóc trẻ ở nhà hoặc gửi trẻ đến các trung tâm
CS - GD trẻ. Chính phủ các tỉnh bang cũng rất quan tâm đến các trung tâm

chăm sóc trẻ ngoài công lập.
* Tại Singapore
Chương trình GDMN tại Singapore được thực hiện qua hệ thống các
nhà trẻ, mẫu giáo và các trung tâm chăm sóc trẻ em từ 3 đến 6 tuổi. Hệ thống
nhà trẻ ở Singapore do các tổ chức doanh nhân và xã hội điều hành và đăng
ký với Bộ Giáo dục. Các trung tâm nuôi dạy trẻ phải được Bộ Phát triển Cộng
đồng và Thể thao cấp giấy phép hoạt động.
Phần lớn các trường mẫu giáo hoạt động 2 buổi trong ngày và 5 ngày
trong tuần. Chương trình học thông thường bao gồm các chương trình Anh
ngữ và một ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, tuy nhiên cũng có các trường mẫu giáo
dành riêng cho học sinh ngoại quốc. Hệ thống giáo dục bậc mầm non giúp trẻ
em phát triển về ngôn ngữ và các kỹ năng đọc, các khái niệm về khoa học và
số học, các kỹ năng về xã hội và sự thưởng thức âm nhạc, các hoạt động và
cách thức vui chơi.
Qua phân tích tình hình giáo dục mầm nọn ở một số nước cho thấy:


8

Chính phủ các nước đều nhận thức được tầm quan trọng của công tác
giáo dục mầm nọn, nhằm chuẩn bị tốt về mọi mặt cho trẻ vào tiểu học và tạo
cơ hội cho cha mẹ trẻ tham gia lao động và các hoạt động XH, góp phần tạo
công bằng trong GD và phân công lại thu nhập.
Hầu hết ở các nước đều chú trọng đến xã hội hoá giáo dục mầm nọn,
Chính phủ không trực tiếp tổ chức, quản lí các cơ sở giáo dục mầm nọn mà có
sự phân cấp rõ ràng giao trách nhiệm cho các tổ chức Nhà nước, chính quyền
địa phương, tư nhân tổ chức quản lý. Chính phủ có thể đóng vai trò tư vấn
thêm về quản lí, chuyên môn, giáo dục mầm nọn có sự tham gia của liên
ngành: Giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội và gia đình, trong đó giáo dục là cơ
quan chủ quản.

Các nguồn kinh phí cho giáo dục mầm non từ 3 nguồn:
• Nhà nước hỗ trợ một phần, ưu tiên khu vực khó khăn.
• Từ tập thể doanh nghiệp, tư nhân.
• Từ đóng góp của cha mẹ.
Kinh phí cho giáo dục mầm nọn được chia sẻ bởi từng cấp chính quyền
địa phương. Việc đóng góp có sự khác nhau giữa các nước và giữa các vùng
trong một nước.
Nhiều nước đầu tư trên đầu trẻ (sử dụng “Phiếu học đường”) trong các
dịch vụ giáo dục mầm nọn không phân biệt loại hình trường công lập, dân lập
hay tư thục với điều kiện các trường phải đáp ứng được các chuẩn do Bộ
GD&ĐT đưa ra (Thái Lan, Thụy Điển, New Zealand, Oxtraylia).
Việc CS - GD trẻ em mầm non nhận được sự đầu tư của Nhà nước, kết
hợp các nguồn khác (từ các tổ chức phi Chính phủ) tập trung cho vùng nghèo,
vùng khó khăn nhằm rút ngắn khoảng cách giàu- nghèo. Tất cả những điều
này thể hiện rõ chính sách đảm bảo sự công bằng cho mọi trẻ em.


9

1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Nghiên cứu về quản lý hoạt động CS - GD trẻ của hiệu trưởng các
trường mầm non là một hướng nghiên cứu thực tiễn đã được triển khai những
năm gần đây với những công trình nghiên cứu chủ yếu sau:
Những vấn đề quản lý Nhà nước và quản lý giáo dục, tài liệu dành cho
nữ cán bộ quảm lý ngành học mầm non của trường Cán bộ Quản lý giáo dục
trung ương phát hành năm 1997. Tài liệu đã đề cập đến những vấn đề lý luận
và thực tiễn liên quan đến quản lý nhà nước và quản lý giáo dục liên quan đến
nữ cán bộ quảm lý ngành mầm non.
Tác giả Nguyễn Hoài An với đề tài “Biện pháp quản lý cơ sở mầm non
tư thục Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ”, đề tài đã

hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến quản lý cơ sở
mầm non tư thục Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ
từ đó đề xuất được các biện pháp để nâng cao chất lượng chăm sóc – giáo dục
trẻ ở các trường mầm non tư thục Hà Nội. [2]
Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Bích Thuỷ với đề tài “ Các
biện pháp nâng cao năng lực quản lý chuyên môn của hiệu trưởng các trường
mầm non Hà Nội ” năm 2002. Đề tài đã đánh giá được thực trạng năng lực
quản lý chuyên môn của hiệu trưởng các trường mầm non Hà Nội, từ đó đề
xuất được những biện pháp để nâng cao năng lực quản lý chuyên môn của
hiệu trưởng các trường mầm non Hà Nội. [36].
Luận văn thạc sĩ cuả tác giả Cung Hồng Vân với đề tài “Một số biện
pháp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho hiệu trưởng các trường mầm non thị xã
Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh” năm 2004. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực
trạng về quản lý của hiệu trưởng các trường mầm non thị xã Uông Bí, tỉnh
Quảng Ninh, đề tài đã đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý
cho hiệu trưởng các trường mầm non thị xã Uông Bí – tỉnh Quảng Ninh. [41]


10

Tác giả Vũ Thị Năm với đề tài luận văn thạc sỹ “Một số giải pháp
nâng cao năng lực quản lý của hiệu trưởng các trường mầm non tỉnh Hải
Dương” năm 2005. Thông qua việc nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng
năng lực quản lý của hiệu trưởng các trường mầm non tỉnh Hải Dương, các
yếu tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý của hiệu trưởng, đề tài đã đề xuất
được 5 giải pháp nâng cao năng lực quản lý của hiệu trưởng các trường mầm
non tỉnh Hải Dương. [32].
Tác giả Dương Thị Hiền với đề tài luận văn thạc sỹ “Quản lý hoạt động
CS - GD của hiệu trưởng các trường mầm non thành phố Vĩnh Yên - Vĩnh
Phúc”, mục đích nghiên cứu của đề tài là “Trên cơ sở nghiên cứu lý luận,

phân tích thực trạng công tác quản lý hoạt động CS - GD, đề xuất một số biện
pháp tăng cường công tác quản lý hoạt động CS - GD đối với hệ mầm non,
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ tại các trường mầm non Vĩnh Yên Vĩnh Phúc”, thông qua việc điều tra, khảo sát 19 Hiệu trưởng, 28 Hỉệu phó
phụ trách và 353 giáo viên, đề tài đã đánh giá được thực trạng quản lý hoạt
động chăm sóc – giáo dục của hiệu trưởng các trường mầm non thành phố
Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc, từ đó đề xuất được 5 biện pháp để tăng cường công tác
quản lý hoạt động CS - GD đối với hệ mầm non, nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục trẻ tại các trường mầm non Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc.[25].
Tác giả Lê Thị Thu Ba (2012), với đề tài “Một số giải pháp quản lý
nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở các trường mầm non tư thục
quận 11, thành phố Hồ Chí Minh”. Kết quả của đề tài đã nghiên cứu, đánh giá
được thực trạng quản lý hoạt động CS – GD trẻ ở các trường mầm non từ thục
quận 11, thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở đó đề tài đã đề xuất được một số
giải pháp quản lý nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở các trường
mầm non tư thục quận 11, thành phố Hồ Chí Minh. [3].
Năm 2006, tác giả Nguyễn Thị Minh Nguyệt với đề tài “Các biện pháp
tăng cường quản lý hoạt động CS - GD trẻ của hiệu trưởng các trường mầm


11

non Quận 3 - Thành Phố Hồ Chí Minh”, Thông qua việc khảo sát 05 Lãnh
đạo, cán bộ chuyên trách giáo dục mầm nọn của Phòng giáo dục, 21 Hiệu
trưởng các trường mầm non và 45 giáo viên mầm non tác giả đã đánh giá
được thực trạng quản lý hoạt động CS - GD trẻ của hiệu trưởng các trường
mầm non Quận 3 - Thành Phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất được 11 biện pháp
để tăng cường quản lý hoạt động CS - GD trẻ của hiệu trưởng các trường
mầm non Quận 3 - Thành Phố Hồ Chí Minh. [34].
Năm 2015, tác giả Cao Thanh Tuyền với đề tài “Quản lý hoạt động CS
- GD trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập, Quận Tân Bình, Thành phố

Hồ Chí Minh”, thông qua việc khảo sát 03 Trường mầm non là trường Hoa
Mai; Ánh Hồng; Bảo Ngọc, đề tài đã phân tích được thực trạng 1uản lý hoạt
động CS - GD trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập Quận Tân Bình,
Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất được 05 biện pháp để tăng cường
Quản lý hoạt động CS - GD trẻ ở các trường mầm non ngoài công lập Quận
Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. [38].
Tóm lại, điểm qua các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước,
chúng ta thấy rằng, đề tài nghiên cứu về quản lý hoạt động CS – GD trẻ ở
trường mầm non của hiệu trưởng còn ít ỏi và chưa có công trình nào nghiên
cứu quản lý hoạt động CS – GD trẻ của hiệu trưởng ở thành phố Hà Giang,
tỉnh Hà Giang. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn sâu sắc trong giai đoạn hiện nay.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý
Theo từ điển giáo dục học, quản lý là hoạt động hay tác động có định
hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý
(người bị quản lý) trong một tổ chức làm cho tổ chức vận hành và đạt được
mục đích của tổ chức.


12

Theo hai tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Nguyễn Quốc Chí định nghĩa
về quản lý là: “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách
vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo (lãnh
đạo) và kiểm tra”. [30]
Như vậy, Quản lý không chỉ là một khoa học mà còn là nghệ thuật và
hoạt động quản lý vừa có tính khách quan, vừa mang tính chủ quan, vừa có
tính pháp luật của Nhà nước, vừa có tính xã hội rộng rãi; chúng là những mặt
đối lập trong một thể thống nhất.

Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng việc thực hiện
các chức năng quản lý: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra; Quản lý là quá
trình thực hiện các công việc xây dựng kế hoạch hành động (bao gồm cả xác
định mục tiêu cụ thể, chế định kế hoạch, quy định tiêu chuẩn đánh giá và thể
chế hóa), sắp xếp tổ chức (bố trí tổ chức, phối hợp nhân sự, phân công công
việc, điều phối nguồn lực tài chính và kĩ thuật…), chỉ đạo, điều hành, kiểm
soát và đánh giá kết quả, sửa chữa sai sót (nếu có) để bảo đảm hoàn thành
mục tiêu của tổ chức đã đề ra.
Bản chất của quản lý là sự phối hợp các thành tố trong tổ chức nhằm đạt
được các mục tiêu đã đề ra và sự phối hợp này mang dấu ấn chủ quan của chủ thể
quản lý (nói cách khác là nó phụ thuộc vào ý tưởng, năng lực, nhân cách… của
chủ thể quản lý), vì việc đạt được sự hài hoà của những nỗ lực cá nhân hướng tới
hoàn thành các mục tiêu của tổ chức chính là mục đích của quản lý. [21, tr.78].
Từ những quan niệm trên ta có thể hiểu: Quản lý là tác động có tổ
chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý một cách gián
tiếp và trực tiếp nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
Từ đó có thể rút ra một số dấu hiệu bản chất của quản lý như sau:
+ Quản lý là hoạt động bao trùm mọi mặt của đời sống xã hội loài
người, nó có vai trò điều khiển quá trình lao động và là phạm trù tồn tại khách
quan, là tất yếu của lịch sử.


13

+ Quản lý là phương thức tốt nhất để đạt được mục tiêu chung của một
nhóm người, một tổ chức, một cơ quan hay nói rộng hơn là một nhà nước.
Lao động quản lý là điều kiện quan trọng để làm cho xã hội loài người tồn tại,
vận hành và phát triển.
+ Quản lý bao giờ cũng tồn tại với tư cách là một hệ thống gồm các
thành phần:

Chủ thể quản lý (người quản lý, tổ chức quản lý) đề ra mục tiêu, dẫn
dắt, điều khiển các đối tượng quản lý để đạt mục tiêu.
Khách thể quản lý (đối tượng quản lý) là : Con người được tổ chức
thành một tập thể, một xã hội.
Mục tiêu quản lý : Chung cho cả đối tượng quản lý và chủ thể quản lý,
là căn cứ để chủ thể quản lý tạo ra các tác động quản lý.
Mục tiêu của quản lý là tạo dựng một môi trường mà trong đó mỗi thành
viên có thể hoàn thành được mục đích, nhiệm vụ của mình, của nhóm với các
giới hạn về thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn của cá nhân ít nhất.
1.2.2. Quản lý giáo dục
Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý giáo dục:
Trần Kiểm cho rằng: “Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế
hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau
nhằm mục đích đảm bảo sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở
nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như các quy
luật của giáo dục, của sự phát triển tâm lý và thể lực của trẻ em”. [29]
Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục thường xuyên, công tác giáo
dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi người, tuy nhiên trọng tâm
vẫn là giáo dục thế hệ trẻ, cho nên quản lý giáo dục được hiểu là sự điều hành
hệ thống giáo dục quốc dân.
Ở cấp độ quản lý hệ thống giáo dục có thể hiểu: Quản lý giáo dục là


14

những tác động có hệ thống, có ý thức, hợp quy luật của chủ thể quản lý ở các
cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống giáo dục nhằm đảm bảo
cho hệ thống giáo dục vận hành bình thường và liên tục phát triển, mở rộng cả
về số lượng cũng như chất lượng.
Trong luận văn nghiên cứu chúng tôi sử dụng khái niệm:

Quản lý giáo dục là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của
chủ thể quản lý lên hệ thống giáo dục nhằm huy động, tổ chức, điều phối,
giám sát...một cách hiệu quả các nguồn lực cho giáo dục và các hoạt động
phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. [28]
1.2.3. Khái niệm quản lý trường mầm non
Quản lý trường mầm non là quá trình tác động có mục đích có kế
hoạch của chủ thể quản lý (Hiệu trưởng) đến tập thể cán bộ, giáo viên để
chính họ tác động trực tiếp đến quá trình CS - GD trẻ nhằm thực hiện mục
tiêu giáo dục đối với từng độ tuổi và mục tiêu chung của bậc học. [19]
Giáo dục mầm nọn là một bộ phận và là nền tảng của hệ thống giáo dục
quốc dân, giáo dục mầm nọn có vững chắc thì mới bảo đảm được nhiệm vụ
xây dựng nền móng ban đầu cho giáo dục phổ thông và sự hình thành phát
triển nhân cách con người.
Trường mầm non là đơn vị cơ sở của GDMN, thuộc hệ thống giáo dục
quốc dân Việt Nam. Quản lý trường mầm non là quá trình tác động có mục
đích, có kế hoạch của hiệu trưởng đến tập thể cán bộ, giáo viên mầm non để
chính họ tác động trực tiếp đến quá trình chăm sóc – giáo dục trẻ nhằm thực
hiện mục tiêu giáo dục đối với từng độ tuổi và mục tiêu chung của bậc học.
Thực chất công tác quản lý nhà trường mầm non là quản lý quá trình
chăm sóc – giáo dục trẻ, đảm bảo cho quá trình đó vận hành thuận lợi và có
hiệu quả. Quá trình CS - GD trẻ gồm các nhân tố sau :


15

- Mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc – giáo dục trẻ
- Nội dung chăm sóc – giáo dục trẻ
- Phương pháp, phương tiện chăm sóc – giáo dục trẻ
- Giáo viên
- Trẻ em từ 0 đến 6 tuổi ( đối tượng giáo dục)

- Kết quả chăm sóc – giáo dục trẻ.
Các nhân tố của quá trình CS - GD trẻ có quan hệ gắn bó với nhau,
trong đó mục tiêu, nhiệm vụ CS - GD trẻ giữ vai trò định hướng cho sự vận
động và phát triển của toàn bộ quá trình và cho từng nhân tố.
1.2.4. Khái niệm hoạt động
Tác giả Nguyễn Quang Uẩn đã đưa ra định nghĩa về hoạt động như
sau: “Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới
(khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới, cả về phía con người (chủ
thể)”. [40]
Hoạt động có các đặc điểm sau :
- Hoạt động bao giờ cũng là hoạt động có đối tượng : đối tượng của
hoạt động là cái con người làm ra, cần chiếm lĩnh
- Hoạt động bao giờ cũng mang tính mục đích : hoạt động của con
người khác xa với hành vi động vật ở chỗ nó có mục đích. Một người thợ, dù
mới bắt tay vào công việc, chưa có kinh nghiệm nhưng anh ta vẫn luôn ý thức
một điều, đó là tự hỏi “mình làm điều này để làm gì ?”
- Hoạt động bao giờ cũng có tính chủ thể ; chủ thể của hoạt động chính
là người thực hiện hoạt động. Tính chất của chủ thể biểu hiện trong tính tích
cực của chủ thể. Trong quá trình vươn tới đối tượng của hoạt động, con người
buộc phải huy động toàn bộ sức mạnh cơ bắp và sức mạnh tinh thần, trí tuệ
của mình, buộc phải nổ lực cao độ để chiếm lĩnh nó.


16

1.2.5. Khái niệm chăm sóc – giáo dục
1.2.5.1. Chăm sóc
Là hoạt động lao động nhằm giúp đối tưọng được chăm sóc phát triển
một cách tốt nhất, đạt được mục tiêu phát triển đã đề ra.[25]
1.2.5.2. Giáo dục

Giáo dục là hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt
và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ loài người”. Định
nghĩa này nhấn mạnh về sự truyền đạt và lĩnh hội giữa các thế hệ, nhấn mạnh
đến yếu tố dạy học, nhưng không đề cập đến mục đích sâu xa hơn, mục đích
cuối cùng của việc đó. [dẫn theo 34].
1.2.5.3. Khái niệm chăm sóc – giáo dục
CS - GD là hoạt động lao động và hoạt động sư phạm của người giáo
viên nhằm giúp người học thực hiện mục tiêu phát triển về thể chất và trí tuệ
theo tiêu chuẩn đề ra. [25].
1.2.6. Khái niệm hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ ở trường mầm non
Hoạt động CS - GD trẻ ở trường mầm non là quá trình cán bộ quản lý,
giáo viên các trường mầm non thực hiện công việc CS – GD trẻ theo tiêu
chuẩn quy định nhằm giúp trẻ mầm non phát triển về thể chất và trí tuệ theo
mục tiêu đề ra.
1.2.7. Khái niệm quản lý hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ ở trường mầm
non của hiệu trưởng
Quản lý hoạt động chăm sóc- giáo dục trẻ mầm non của hiệu trưởng là
hệ thống các tác động hướng đích của hiệu trưởng đến đối tượng quản lý bên
trong và bên ngoài nhà trường nhằm đạt được kết quả chăm sóc - giáo dục trẻ
theo mục tiêu đã đề ra.
Quản lý hoạt động chăm sóc- giáo dục trẻ mầm non trong cơ sở GDMN
của hiệu trưởng gồm 2 hoạt động: quản lý hoạt động chăm sóc trẻ cho trẻ
mầm non và quản lý hoạt động giáo dục trẻ mầm non.


17

1.3. Hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ ở trường mầm non
1.3.1. Hoạt động chăm sóc trẻ ở trường mầm non
* Đối với lứa tuổi nhà trẻ

Đây là hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu sinh lí của trẻ, đồng thời tập
cho trẻ một số nền nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt hằng ngày và tạo cho trẻ
trạng thái sảng khoái, vui vẻ.
a) Tổ chức ăn
- Xây dựng chế độ ăn, khẩu phần ăn phù hợp với độ tuổi
Nhu cầu
khuyến nghị
Nhóm tuổi

Chế độ ăn

về năng
lượng/

3 - 6 tháng
Bú mẹ
6 - 12 tháng
Bú mẹ + ăn bột
12 - 18 tháng Ăn cháo + bú mẹ
18 - 24 tháng Cơm nát + bú mẹ
24 - 36 tháng Cơm thường

ngày/trẻ
555 Kcal
710 Kcal
1180 Kcal

Nhu cầu khuyến nghị về
năng lượng tại cơ sở
GDMN/ngày/trẻ (chiếm

60-70% nhu cầu cả ngày)
333 -388,5 Kcal
426 - 497 Kcal
708-826 Kcal

- Số bữa ăn tại cơ sở GDMN: Tối thiểu hai bữa chính và một bữa phụ.
+ Năng lượng phân phối cho các bữa ăn: Bữa ăn buổi trưa cung cấp từ
30% đến 35% năng lượng cả ngày. Bữa ăn buổi chiều cung cấp từ 25 % đến
30% năng lượng cả ngày. Bữa phụ cung cấp khoảng 5% đến 10% năng lượng
cả ngày.
+ Tỷ lệ các chất cung cấp năng lượng được khuyến nghị theo cơ cấu:
Chất đạm (Protit) cung cấp khoảng 12 - 15 % năng lượng khẩu phần.
Chất béo (Lipit) cung cấp khoảng 35 - 40 % năng lượng khẩu phần.
Chất bột (Gluxit) cung cấp khoảng 45 – 53 % năng lượng khẩu phần.
- Nước uống: khoảng 0,8 - 1,6 lít / trẻ / ngày (kể cả nước trong thức ăn).


18

- Xây dựng thực đơn hàng ngày, theo tuần, theo mùa.
b)Tổ chức ngủ
Tổ chức cho trẻ ngủ theo nhu cầu độ tuổi:
- Trẻ từ 3 đến 12 tháng ngủ 3 giấc, mỗi giấc khoảng 90 - 120 phút.
- Trẻ từ 12 đến 18 tháng ngủ 2 giấc, mỗi giấc khoảng 90 -120 phút.
- Trẻ từ 18 đến 36 tháng ngủ 1 giấc trưa khoảng 150 phút.
c) Vệ sinh
- Vệ sinh cá nhân.
- Vệ sinh môi trường: Vệ sinh phòng nhóm, đồ dùng, đồ chơi. Giữ sạch
nguồn nước và xử lí rác, nước thải.
d) Chăm sóc sức khỏe và an toàn

- Khám sức khoẻ định kỳ. Theo dõi, đánh giá sự phát triển của cân nặng và
chiều cao theo lứa tuổi. Phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì.
- Phòng tránh các bệnh thường gặp. Theo dõi tiêm chủng.
- Bảo vệ an toàn và phòng tránh một số tai nạn thường gặp.
* Đối với lứa tuổi Mẫu giáo
Đây là các hoạt động nhằm hình thành một số nền nếp, thói quen trong sinh
hoạt, đáp ứng nhu cầu sinh lý của trẻ, tạo cho trẻ trạng thái thoải mái, vui vẻ.
a) Tổ chức ăn
-Xây dựng chế độ ăn, khẩu phần ăn phù hợp với độ tuổi:
+ Nhu cầu khuyến nghị về năng lượng của 1 trẻ trong một ngày là:
1470 Kcal.
+ Nhu cầu khuyến nghị về năng lượng tại trường của 1 trẻ trong một
ngày (chiếm 50 - 60% nhu cầu cả ngày): 735 - 882 Kcal.
-Số bữa ăn tại cơ sở GDMN: Tối thiểu một bữa chính và một bữa phụ.


19

+ Năng lượng phân phối cho các bữa ăn: bữa chính buổi trưa cung cấp
từ 35% đến 40% năng lượng cả ngày. Bữa phụ cung cấp từ 10% đến 15 %
năng lượng cả ngày.
+ Tỷ lệ các chất cung cấp năng lượng theo cơ cấu:
- Chất đạm (Protit) cung cấp khoảng 12 - 15 % năng lượng khẩu phần
- Chất béo (Lipit) cung cấp khoảng

20 - 30 % năng lượng khẩu phần.

- Chất bột (Gluxit) cung cấp khoảng 55 - 68 % năng lượng khẩu phần.
- Nước uống: khoảng 1,6 – 2,0 lít / trẻ/ngày (kể cả nước trong thức ăn).
- Xây dựng thực đơn hàng ngày, theo tuần, theo mùa.

b)Tổ chức ngủ
Tổ chức cho trẻ ngủ một giấc buổi trưa (khoảng 150 phút).
c) Vệ sinh
- Vệ sinh cá nhân.
- Vệ sinh môi trường: Vệ sinh phòng nhóm, đồ dùng, đồ chơi. Giữ
sạch nguồn nước và xử lí rác, nước thải.
d) Chăm sóc sức khỏe và an toàn
- Khám sức khoẻ định kỳ. Theo dõi, đánh giá sự phát triển của cân nặng
và chiều cao theo lứa tuổi. Phòng chống suy dinh dưỡng, béo phì.
- Phòng tránh các bệnh thường gặp. Theo dõi tiêm chủng.
- Bảo vệ an toàn và phòng tránh một số tai nạn thường gặp.
1.3.2. Hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầm non
* Đối với lứa tuổi nhà trẻ
a) Hoạt động giao lưu cảm xúc
Hoạt động này đáp ứng nhu cầu gắn bó của trẻ với người thân, tạo
cảm xúc hớn hở, luyện tập và phát triển các giác quan, hình thành mối quan
hệ ban đầu với những người gần gũi. Đây là hoạt động chủ đạo của trẻ dưới
12 tháng tuổi.


×