Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại thị trấn Cao Thượng huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 76 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ THỦY
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI

THIỆN MÔI TRƯỜNG TẠI THỊ TRẤN CAO THƯỢNG – HUYỆN
TÂN YÊN – TỈNH BẮC GIANG”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trường

Khoa

: Môi trường

Khóa học

: 2010 – 2014

Người hướng dẫn : TS.Nguyễn Thanh Hải

Thái Nguyên, năm 2014




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này, em xin chân thành cảm ơn Ban giám
hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Môi
Trường, các thầy cô giáo trong trường đã truyền đạt lại cho em những kiến
thức quý báu trong suốt khoá học vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS.Nguyễn Thanh Hải đã giúp
đỡ và hướng dẫn em hoàn thành luận văn này.
Em xin cảm ơn các chú, anh chị trên Phòng Tài Nguyên và Môi
Trường huyện Tân Yên đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian thực tập
tại đây.
Trong thời gian thực tập em đã cố gắng hết sức mình, nhưng do kinh
nghiệm và kiến thức có hạn nên bài luận văn của em không tránh khỏi những
thiếu sót và khiếm khuyết. Em rất mong được các thầy giáo, cô giáo và
các bạn sinh viên đóng góp ý kiến bổ sung để khoá luận của em được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Tân Yên,ngày 02 tháng 8 năm 2014
Sinh viên

Nguyễn Thị Thủy


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm ( 2011-2013) ................ 19
Bảng 4.2: Tình hình chăn nuôi của thị trấn Cao Thượng qua các năm .......... 24
Bảng 4.3: Tình hình biến động dân số qua các năm ...................................... 28
Bảng 4.4: Thực trạng sử dụng nguồn nước và công trình hợp vệ sinh trên địa

bàn thị trấn Cao Thượng ............................................................... 37
Bảng 4.5: Kết quả phân tích vi sinh vật trong nước sinh hoạt trên địa bàn thị
trấn Cao Thượng ........................................................................... 38
Bảng 4.6. Chất lượng nước dưới đất của thị trấn Cao Thượng ..................... 39
Bảng 4.7. Chất lượng nước thải sinh hoạt tại công ty TNHH Daeyang Hà Nội .. 41
Bảng 4.8. Chất lượng nước thải cửa hàng xăng dầu Tân Yên, thị trấn Cao
Thượng, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang ...................................... 42
Bảng 4.9. Chất lượng nước thải sinh hoạt tại chợ Mộc, thị trấn Cao Thượng,
huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang .................................................... 43
Bảng 4.10. Kết quả phân tích không khí tại khu công nghiệp Đồng Đình, thị
trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang........................ 44
Bảng 4.11. Kết quả chất lượng không khí tại cửa hàng xăng dầu Tân Yên, thị
trấn Cao Thượng ........................................................................... 45
Bảng 4.12. Kết quả phân tích môi trường đất .............................................. 47
Bảng 4.13. Phân loại rác thải ........................................................................ 49
Bảng 4.14: Chất thải chăn nuôi..................................................................... 51
Bảng 4.15. Cơ sở vật chất trong thu gom và xử lý rác thải của Ban quản lý
chợ ................................................................................................ 52


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang
Hình 4.1: Biểu độ thể hiện diện tích sử dụng tài nguyên đất của thị trấn Cao
Thượng, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang ....................................... 20
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện sự tăng dân số qua các năm ................................ 28
Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ rác thải trên địa bàn thị trấn Cao Thượng ... 50


DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT


ANTQ

: An ninh tổ quốc

BTNMT

: Bộ Tài Nguyên và Môi Trường

BVMT

: Bảo vệ môi trường

BVTV

: Bảo vệ thực vật

CTR

: Chất thải rắn



: Nghị định

KT-XH

: Kinh tế - xã hội

QCVN


: Quy chuẩn việt nam



: Quyết định

QH

: Quốc hội

TCCP

: Tiêu chuẩn cho phép

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TN&MT

: Tài nguyên và môi trường

TT

: Thông tư

UBND

: Uỷ ban nhân dân


WHO

: Tổ chức y tế thế giới


MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 2
1.4. Yêu cầu của đề tài ................................................................................... 3
1.5. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 3
1.5.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ..................................... 3
1.5.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất ........................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 5
2.1. Các cơ sở nghiên cứu của đề tài............................................................... 5
2.1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................ 5
2.1.1.1. Một số khái niệm cơ bản.................................................................... 5
2.1.1.2. Những vấn đề trong quản lý môi trường ............................................ 7
2.1.2. Cơ sở khoa học ..................................................................................... 8
2.1.3. Cơ sở thực tiễn ................................................................................... 10
2.1.3.1. Một số đặc điểm về thực trạng môi trường trên thế giới................... 10
2.1.3.2 Các vấn đề môi trường địa phương ở Việt Nam ................................ 10
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 13
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 13
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................... 13
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 13
3.3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại thị trấn Cao Thượng,
huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang tới môi trường ............................................ 13

3.3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên tại thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên,
tỉnh Bắc Giang tới môi trường. ..................................................................... 13


3.3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................. 13
3.3.1.3. Nhận xét chung về địa bàn nghiên cứu ............................................ 14
3.3.1.4. Thực trạng môi trường tại thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên,tỉnh
Bắc Giang .................................................................................................... 14
3.3.1.5. Đề xuất một số giải pháp cải thiện môi trường tại địa phương ......... 14
3.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 15
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin ............................................. 15
3.4.2. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu .................................................. 15
3.4.3. Hỏi ý kiến chuyên gia ......................................................................... 16
PHẦN 4: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ............................................................. 17
4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại thị trấn Cao Thượng,
huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang ................................................................... 17
4.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên tại thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên,
tỉnh Bắc Giang ............................................................................................. 17
4.1.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................... 17
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo. ........................................................................... 17
4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết ............................................................... 18
4.1.1.4. Điều kiện thủy văn........................................................................... 19
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên ...................................................................... 20
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội tại thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên, tỉnh
Bắc Giang .................................................................................................... 22
4.1.2.1. Điều kiện kinh tế ............................................................................. 22
4.1.2.2. Điều kiện xã hội .............................................................................. 27
4.2. Nhận xét chung về địa bàn nghiên cứu .................................................. 33
4.2.1. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên ..................................................... 34
4.2.2. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và môi trường......... 35



4.3. Thực trạng môi trường tại thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc
Giang ........................................................................................................... 36
4.3.1. Thực trạng môi trường nước ............................................................... 36
4.3.1.1. Tình hình khai thác nước dưới đất của thị trấn Cao Thượng ............ 36
4.3.1.2. Hiện trạng chất lượng nước ngầm của thị trấn ................................. 39
4.3.1.3. Hiện trạng môi trường nước thải tại một số khu vực trọng tâm trên địa
bàn thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. .......................... 40
4.3.2. Thực trạng môi trường không khí tại thị trấn Cao Thượng, huyện Tân
Yên, tỉnh Bắc Giang ..................................................................................... 43
4.3.3. Thực trạng môi trường đất tại thị trấn Cao thượng, huyện Tân Yên, tỉnh
Bắc Giang .................................................................................................... 46
4.3.4. Thực trạng rác thải trên địa bàn thị trấn Cao Thượng.......................... 48
4.4. Đề xuất một số giải pháp cải thiện môi trường trên địa bàn thị trấn Cao
Thượng, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang ..................................................... 53
4.4.1. Dựa vào kết quả điều tra đề xuất giải pháp ......................................... 53
4.4.2. Những kế hoạch về giải pháp cải thiện môi trường của thị trấn Cao
Thượng, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang..................................................... 57
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 61
5.1. Kết luận ................................................................................................. 61
5.2. Kiến nghị ............................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề

Hiện nay, thế giới đang báo động về hiện trạng môi trường toàn cầu.
Môi trường đã trở thành vấn đề chung của toàn nhân loại và được thế giới
quan tâm, cùng với sự nóng lên của trái đất gây hiệu ứng nhà kính và sự suy
giảm tầng ôzôn. Nằm trong khung cảnh chung của thế giới, môi trường Việt
Nam cũng ngày càng xuống cấp cục bộ .
Đất nước ta đang trên con đường hội nhập và phát triển tốc độ đô thị
hóa, công nghiệp ngày càng gia tăng mạnh mẽ, làm cho nhu cầu khai thác và
tiêu dùng tài nguyên thiên nhiên của con người cũng không ngừng tăng lên,
làm nảy sinh hàng loạt các vấn đề môi trường, chúng ta sẽ phải đối mặt với
nhiều thách thức từ nước thải, khí thải, chất thải rắn. Hiện nay do ý thức của
con người về môi trường còn hạn chế, hầu như tất cả chất thải đổ trực tiếp ra
sông mà không qua công đoạn xử lý với việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực
vật quá nhiều, phần khác do sự khai thác tài nguyên khoáng sản ngày càng
cạn kiệt đã làm cho môi trường bị ô nhiễm một cách nặng nề. Vì vậy bảo vệ
môi trường là đang là bài toán khó giải với mục tiêu cơ bản của môi trường
hiện nay là : ngăn ngừa ô nhiễm, phục hồi và cải thiện môi trường, từng bước
nâng cao chất lượng môi trường ở những nơi, những vùng bị suy thoái góp
phần phát triển kinh tế xã hội bền vững và nâng cao chất lượng của
người dân.
Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển đô thị cũng như công
nghiệp hóa trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói chung và huyện Tân Yên nói
riêng, phát triển rất nhanh chóng. Trong khi đó các công trình xử lý chất thải
từ các khu công nghiệp, khu dân cư lại không đáp ứng tiêu chuẩn. Một mặt,
do nguồn ngân sách nhà nước có hạn nên việc đầu tư cho môi trường còn
khiêm tốn, mặt khác do sự thiếu ý thức bảo vệ môi trường của một bộ phận
nhân dân đã làm cho môi trường sống cũng như mỹ quan trên địa bàn tỉnh
ngày càng xuống cấp,đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường đất diễn ra ở rất
nhiều huyện trên địa bàn tỉnh đã ảnh hưởng xấu đến cuộc sống và sức khỏe



2

của nhân dân trong tỉnh. Thị trấn Cao Thượng cũng là một trong những thị
trấn cũng có những bước phát triển trông thấy trong những năm vừa qua của
huyện Tân Yên. Tuy nhiên đằng sau những bước phát triển tích cực vẫn còn
tồn tại những dấu hiệu thiếu bền vững của quá trình phát triển như: môi
trường bị ô nhiễm, nguồn tài nguyên của thị trấn chưa được khai thác hiệu
quả, bền vững, nhu cầu sử dụng đất đai trong quá trình phát triển kinh tế xã
hội ngày càng tăng mạnh. Phải làm thế nào để đảm bảo hài hòa giữa lợi ích
kinh tế xã hội và bền vững về môi trường.
Xuất phát từ vấn đề đó, được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường
và Ban chủ nhiệm khoa Môi Trường, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS.
Nguyễn Thanh Hải tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thực
trạng và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại thị trấn Cao Thượng huyện Tân Yên - tỉnh Bắc Giang”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu được hiện trạng môi trường tại địa bàn thị trấn Cao
Thượng, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang và những tác động từ các hoạt động
của khu công nghiệp, quá trình sinh hoạt của người dân, các hoạt động kinh
doanh buôn bán tới môi trường khu vực và gây ô nhiễm môi trường. Từ đó
đánh giá được sự ảnh hưởng tới môi trường cũng như đời sống của con
người và đưa ra được các giải pháp cải thiện hiệu quả các vấn đề ô nhiễm
môi trường.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Điều tra thông tin về điều kiện tự nhiên của thị trấn Cao Thượng cũng
như sức ép của phát triển kinh tế và xã hội đối với môi trường .
- Nghiên cứu thực trạng chất lượng môi trường của thị trấn Cao
Thượng giai đoạn 2009-2013 về môi trường nước, không khí, đất, và công tác
quản lý môi trường.
- Xác định được những tác động hay nguồn gây ô nhiễm chính tới môi
trường khu vực



3

- Điều tra về những vấn đề môi trường cấp bách, các điểm nóng về môi
trường trên địa bàn thị trấn Cao Thượng. Các hậu quả của ô nhiễm môi trường
đối với vấn đề phát triển kinh tế - xã hội, đến sức khỏe cộng đồng và hệ sinh
thái.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện môi trường tại thị trấn Cao
thượng,huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang
1.4. Yêu cầu của đề tài
- Thu thập các thông tin, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại
thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang
- Số liệu thu thập phải chính xác, khách quan, trung thực.
- Đề xuất các giải pháp cải thiện hiện trạng môi trường.
- Chỉ ra hiện trạng môi trường, nguyên nhân và các tác động của môi
trường đến sức khỏe, kinh tế - xã hội và hệ sinh thái khu vực xung quanh, trên
địa bàn thị trấn Cao Thượng
- Các kiến nghị được đưa ra phải phù hợp với tình hình địa phương và
có tính khả thi cao.
1.5. Ý nghĩa của đề tài
1.5.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
+ Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút kinh nghiệm thực tế phục vụ cho
công tác sau này.
+ Giúp bản thân có cơ hội tiếp cận với cách thức thực hiện một đề tài
nghiên cứu khoa học, bổ sung tư liệu cho học tập của mình
+ Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu.
1.5.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
+ Kết quả của chuyên đề sẽ góp phần nâng cao được sự quan tâm của
người dân về việc bảo vệ môi trường.



4

+ Làm căn cứ để cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền
giáo dục nhận thức của người dân về môi trường.
+ Nghiên cứu xác định hiện trạng môi trường tại thị trấn Cao Thượng,
huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang
+ Đưa ra các giải pháp cải thiện môi trường cho khu vực thị trấn Cao
Thượng nói chung và huyện Tân yên nói riêng.


5

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Các cơ sở nghiên cứu của đề tài
2.1.1. Cơ sở lý luận
2.1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
- Khái niệm về môi trường: (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của
Việt Nam) "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân
tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời
sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên."
- Chức năng của môi trường: Môi trường có các chức năng cơ bản sau:
+) Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
+) Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và
hoạt động sản xuất của con người.
+) Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra
trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình.
+) Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới

con người và sinh vật trên trái đất.
+) Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất
lương thực và tái tạo môi trường. Con người có thể gia tăng không gian sống
cần thiết cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của
các loại không gian khác như khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và
nước mới. Việc khai thác quá mức không gian và các dạng tài nguyên
thiên nhiên có thể làm cho chất lượng không gian sống mất đi khả năng tự
phục hồi.
- Khái niệm về ô nhiễm môi trường: Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế
thế giới (WHO) thì “Ô nhiễm môi trường là sự đưa vào môi trường các chất


6

thải nguy hại hoặc năng lượng đến mức ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh
vật, sức khỏe con người hoặc làm suy thoái chất lượng môi trường”.
+) Ô nhiễm môi trường nước: Theo Hiến chương châu Âu về nước đã
định nghĩa: "Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất
lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công
nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài
hoang dã".
+) Ô nhiễm tiếng ồn: Ô nhiễm tiếng ồn là tiếng ồn trong môi trường
vượt quá ngưỡng nhất định gây khó chịu cho người hoặc động vật.
+) Ô nhiễm môi trường nước:
+) Ô nhiễm môi trường không khí:
- Khái niệm về suy thoái môi trường: "Suy thoái môi trường là sự làm
thay đổi chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng
xấu cho đời sống của con người và thiên nhiên". Trong đó, thành phần môi
trường được hiểu là các yếu tố tạo thành môi trường: không khí, nước, đất,

âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ biển, sinh vật, các hệ sinh
thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên
nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác.
- Khái niệm về tiêu chuẩn môi trường: Theo Luật Bảo vệ Môi trường
của Việt Nam: "Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mức, giới hạn cho
phép, được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường". Vì vậy, tiêu
chuẩn môi trường có quan hệ mật thiết với sự phát triển bền vững của mỗi
quốc gia. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường là một công trình khoa học liên
ngành, nó phản ánh trình độ khoa học, công nghệ, tổ chức quản lý và tiềm lực
kinh tế - xã hội có tính đến dự báo phát triển. Cơ cấu của hệ thống tiêu chuẩn
môi trường bao gồm các nhóm chính sau:
+) Những quy định chung.
+) Tiêu chuẩn nước, bao gồm nước mặt nội địa, nước ngầm, nước biển
và ven biển, nước thải v.v...


7

+) Tiêu chuẩn không khí, bao gồm khói bụi, khí thải (các chất thải)
v.v...
+) Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ đất canh tác, sử dụng phân bón
trong sản xuất nông nghiệp.
+) Tiêu chuẩn về bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ.
+) Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ các nguồn gen, động thực vật, đa
dạng sinh học.
+) Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, các di tích
lịch sử, văn hoá.
+) Tiêu chuẩn liên quan đến môi trường do các hoạt động khai thác
khoáng sản trong lòng đất, ngoài biển v.v...
2.1.1.2. Những vấn đề trong quản lý môi trường

Quản lý môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội, có
tác động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ
thống và các kỹ năng điều phối thông tin, đối với các vấn đề môi trường có
liên quan đến con người, xuất phát từ quan điểm định lượng, hướng tới sự
phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên (Nguyễn Ngọc Nông và cs,
2006)[4].
Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường là một nội dung cụ thể của
quản lý Nhà nước. Đó là việc sử dụng các công cụ quản lý trên cơ sở khoa
học, kinh tế, luật pháp để tổ chức các hoạt động nhằm bảo đảm giữ cân bằng
giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Tổng hợp biện pháp luật
pháp, chính sách, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi
trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội của quốc gia (Khoa học môi
trường đại cương, Lê Văn Khoa, 2001)[1]
Mục tiêu trong công tác quản lý môi trường hiện nay:
- Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh
trong các hoạt động sống của con người.


8

- Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật bảo vệ môi trường, ban hành
các chính sách về phát triển kinh tế xã hội phải gắn với bảo vệ môi trường,
nghiêm chỉnh thi hành luật BVMT.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường từ trung ương
đến điạ phương, công tác nghiên cứu đào tạo cán bộ về môi trường.
- Phát triển đất nước theo các nguyên tắc phát triển bền vững được hội
nghị Rio – 92 thông qua.
- Xây dựng các công cụ hữu hiệu về quản lý môi trường quốc gia, các
vùng lãnh thổ riêng biệt.
Các nguyên tắc chủ yếu trong công tác quản lý môi trường:

- Hướng tới phát triển bền vững.
- Kết hợp các mục tiêu quốc tế, quốc gia, vùng lãnh thổ và cộng đồng
dân cư trong việc quản lý môi trường.
- Quản lý môi trường xuất phát từ quan điểm tiếp cận hệ thống và cần
được thực hiện nhiều biện pháp và công cụ tổng hợp đa dạng và thích hợp.
- Phòng ngừa tai biến, suy thoái môi trường cần được ưu tiên hơn việc
xử lý phục hồi môi trường nếu để xảy ra ô nhiễm.
- Người gây ô nhiễm phải trả tiền.
2.1.2. Cơ sở khoa học
- Căn cứ luật bảo vệ môi trường 2005 được quốc hội nước cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Viêt Nam khoá 11 kì họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và
có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006
- Luật số 08/1998/ QH 10 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam về Tài nguyên nước.
- Nghị định 59/2007/ NĐ – CP ngày 09/04/2007 về quản lí chất thải rắn.
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường sửa
đổi 2005.
- Căn cứ nghị định 80/2006/NĐ – CP ngày 09/08/2006 hướng dẫn thực
hiện luật BVMT.
- Căn cứ nghị định 81/2006/NĐ – CP ngày 09/08/2006 xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT.


9

- Nghị định 149/ 2004/NĐ- CP về việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử
dụng tài nguyên nước xả nước thải vào nguồn nước.
- Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc

gia đến năm 2010 định hướng đến năm 2020.
- Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2005 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành chương trình hành động của Chính phủ
thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của bộ Chính
trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đầu đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại
hóa đất nước.
- Quyết định số 135/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 08 năm 2004 của
Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định hướng chiến lược phát triển bền
vững ở Việt Nam( chương trình nghị sự 21 của Việt Nam).
- Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25 tháng 08 năm 2000 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quốc gia về việc cấp nước
sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020.
- Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2007của thủ tướng
chính phủ về việc theo dõi, giám sát và đánh giá tình hình thực hiện các chỉ
tiêu kế hoạch về tài nguyên-môi trường phát triển bề vững.
- Nghị quyết số 41/NQTW của Bộ Chính trị “Về tăng cường công tác
BVMT trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
- Quyết định số 277/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ “Về
việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn giai đoạn 2006 - 2010”.
- Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt
chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020.
- Nghị định số 117/2007/NĐ-CP của Chính phủ “Về sản xuất, cung
cấp và tiêu thụ nước sạch”.


10

2.1.3. Cơ sở thực tiễn
2.1.3.1. Một số đặc điểm về thực trạng môi trường trên thế giới

Sau hơn 30 năm kể từ hội nghị đầu tiên về môi trường của thế giới
(Stockholm 1972) đến nay, cộng đồng thế giới đã có nhiều nỗ lực để đưa vấn
đề môi trường vào các chương, trình nghị sự ở cấp quốc tế và quốc gia. Tuy
vậy hiện trạng môi trường thế giới được cải thiện không đáng kể. Môi trường
chưa được nồng ghép với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội. Dân số toàn cầu
tăng nhanh, sự nghèo đói, sự khai thác, tiêu thụ quá mức các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, sự phát thải quá mức “ khí nhà kính”…vv… là những vấn
đề bức xúc có tính phổ biến toàn cầu.
Trong “tuyên bố Johannesburg về phát triển bền vững” năm 2002 của
Liên hợp quốc khẳng định về những thách thức mà nhân loại đang và sẽ phải
đối mặt có nguy cơ toàn cầu là: “môi trường toàn cầu tiếp tục trở lên tồi tệ.
Suy giảm đa dạng sinh học tiếp tục tiếp diễn, trữ lượng cá tiếp tục giảm sút, sa
mạc hóa tiếp tục cướp đi ngày càng nhiều đất đai màu mỡ, tác động tiêu cực
của biến đổi khí hậu đã thể hiện rõ ràng. Thiên tai ngày càng nhiều và ngày
càng khốc liệt. Các nước đang phát triển trở lên dễ bị tổn hại hơn. Ô
nhiễm không khí, nước và biển tiếp tục lấy đi cuộc sống thanh bình của
hàng triệu người”.
2.1.3.2 Các vấn đề môi trường địa phương ở Việt Nam
Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện
nay là tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và
sinh hoạt của con người gây ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực
tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế
hệ hiện tại và tương lai. Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong thời kỳ
đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp
quản lí, các doanh nghiệp mà đó còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị
và của toàn xã hội.
Trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, vì tập trung ưu tiên
phát triển kinh tế và cũng một phần do nhận thức hạn chế nên việc gắn phát
triển kinh tế với bảo vệ môi trường chưa chú trọng đúng mức. Tình trạng tách



11

rời công tác bảo vệ môi trường với sự phát triển kinh tế - xã hội diễn ra phổ
biến ở nhiều ngành, nhiều cấp, dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm môi trường
diễn ra phổ biến và ngày càng nghiêm trọng. Đối tượng gây ô nhiễm môi
trường chủ yếu là hoạt động sản xuất của nhà máy trong các khu công nghiệp,
hoạt động làng nghề và sinh hoạt tại các đô thị lớn. Ô nhiễm môi trường bao
gồm 3 loại chính là: ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí. Trong
ba loại ô nhiễm đó thì ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn, khu công nghiệp
và làng nghề là nghiêm trọng nhất, mức độ ô nhiễm vượt nhiều lần tiêu chuẩn
cho phép.
Thực trạng ô nhiễm môi trường nông thôn miền núi hiện nay
Do điều kiện cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn, thiếu thốn và chịu ảnh
hưởng rất lớn của tập quán, thói quen lạc hậu đã tác động xấu tới môi trường
sống vùng nông thôn niền núi. Điều dễ nhận thấy là người dân chưa có ý thức
về bảo vệ môi trường, nên họ có hành động tuỳ tiện theo thói quen; đó là chăn
nuôi gia súc thả rông, phân gia súc vương vãi xung quanh nhà và đường đi,
khi gặp nắng bốc mùi, gặp mưa bị rửa trôi làm ô nhiễm nguồn nước. Hay tập
quán nuôi nhốt gia súc dưới gầm sàn làm ô nhiễm nặng môi trường sống của
các thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó những hố xí tạm bợ của người dân
được làm gần nhà bốc mùi hôi thối hoặc không có hố xí đi đại tiện tự do trên
đồi rừng khi gặp mưa bị rửa trôi làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt hoặc phát
sinh ruồi muỗi gây bệnh tật.
Ngoài ra ô nhiễm môi trường nông thôn nói chung và nông thôn miền
núi nói riêng còn do người dân sử dụng các loại hoá chất bảo vệ thực vật
trong nông nghiệp (thuốc trừ sâu, trừ bệnh, thuốc trừ cỏ dại...) không đảm bảo
an toàn; có tình trạng sau khi phun thuốc trừ sâu bệnh hoặc cỏ dại, người
nông dân rửa bình bơm và đổ thuốc thừa ở bất cứ nơi nào mà không chú ý
đảm bảo an toàn tới nguồn nước; bao bì, chai lọ chứa hoá chất độc hại được

người dân vứt bỏ quanh nhà, quanh mương máng hoặc trên nương rẫy.....Điều
đó đã làm ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn nước sinh hoạt hàng ngày và là
tiền đề phát sinh các loại bệnh tật mà người nông dân không thể nhận thấy
ngay được.


12

Ngoài ra, tại các vùng nông thôn miền núi trên địa bàn tỉnh ta, các loại
rác thải chưa được thu gom và người dân tự do vứt các loại rác thải (túi ni
nông, xác động vật nuôi bị chết, các đồ dùng phế thải của gia đình…) ra môi
trường xung quanh, cộng với phân gia súc, gia cầm vương vãi càng làm cho
môi trường sống thêm ô nhiễm nặng. Mặt khác, làm nông nghiệp không chỉ
dựa vào mấy loại cây trồng như lúa, ngô, đậu tương...mà phải chăn nuôi để
tăng nguồn thu nhập và lấy phân bón cho cây trồng. Điều đó dĩ nhiên người
dân phải tiếp xúc trực tiếp với phân gia súc, gia cầm. Nếu không có biện pháp
nuôi nhốt, thu gom và sử lý các nguồn phân gia súc hợp lý và khoa học thì
vấn đề ô nhiễm môi tường ở các vùng nông thôn miền núi hiện nay ngày càng
chở nên nghiêm trọng hơn.


13

PHẦN 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề môi trường trên địa bàn thị trấn
Cao Thượng, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang và đề xuất một số giải pháp cải
thiện môi trường
- Phạm vi nghiên cứu: tại thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên, tỉnh

Bắc Giang
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Phòng tài nguyên và môi trường huyện Tân
Yên, tỉnh Bắc Giang
- Thời gian: từ ngày 15 tháng 05 năm 2014 đến ngày 05 tháng 08 năm 2014
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại thị trấn Cao
Thượng, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang tới môi trường
3.3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên tại thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên,
tỉnh Bắc Giang tới môi trường.
- Vị trí địa lý
- Địa hình, địa mạo
- Đặc điểm khí hậu thời tiết
- Điều kiện thủy văn
- Các nguồn tài nguyên
3.3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
* Điều kiện kinh tế
- Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
+) Ngành kinh tế nông nghiệp


14

+) Ngành kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch
vụ và xây dựng cơ bản
- Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
+) Giao thông
+) Thủy lợi
+) Năng lượng, bưu chính viễn thông
+) Xây dựng nông thôn mới

* Điều kiện xã hội
- Dân số, lao động và việc làm
- Văn hóa xã hội
- Quốc phòng, an ninh
- Y tế, giáo dục
3.3.1.3. Nhận xét chung về địa bàn nghiên cứu
- Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên
- Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và môi trường
3.3.1.4. Thực trạng môi trường tại thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên,tỉnh
Bắc Giang
- Thực trạng môi trường nước
- Thực trạng môi trường đất
- Thực trạng môi trường không khí
- Rác thải
3.3.1.5. Đề xuất một số giải pháp cải thiện môi trường tại địa phương
* Dựa vào kết quả điều tra đề xuất giải pháp
- Giải pháp về thể chế chính sách pháp luật


15

- Giải pháp về nhân sự
- Giải pháp về công nghệ kỹ thuật
- Giải pháp về quy hoạch phát triển
- Giải pháp về truyền thông
* Những kế hoạch về giải pháp cải thiện môi trường của thị trấn
Cao Thượng, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
- Về lĩnh vực truyền thông
-Về công tác xã hội
- Về công tác nâng cao nhận thức của người dân

- Về tài chính
- Về kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin
- Điều tra theo phương pháp quan sát thực trạng và phỏng vấn nhóm
người dân.
- Nghiên cứu các văn bản pháp luật, các văn bản dưới luật và các quy
định có liên quan.
- Phương pháp kế thừa thông tin và số liệu thứ cấp của phòng TN&MT
huyện Tân Yên và UBND thị trấn Cao Thượng.
- Thu thập các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu qua sách báo,
internet, khóa luận các đề tài nghiên cứu tương tự.
- Kế thừa số liệu kết quả quan trắc và một số thông tin liên quan tới khu
vực nghiên cứu đề tài.
3.4.2. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
- Sau khi thu thập được những thông tin thứ cấp từ công việc quan sát
thực trạng trên địa bàn nghiên cứu và phỏng vấn một số nhóm người dân. Ta


16

tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của
thông tin. Đối với các thông tin là số liệu thì tiến hành lập nên các bảng biểu,
- Đối với các thông tin sơ cấp điều tra sau khi hoàn thành sẽ được kiểm
tra và nhập vào máy tính bằng phần mềm Excel để tiến hành tổng hợp, xử lý.
3.4.3. Hỏi ý kiến chuyên gia
Trong quá trình làm báo cáo khóa luận thường xuyên tham khảo các ý
kiến thầy cô và các anh, chị trong phòng tài nguyên và môi trường chuyên về
các lĩnh vực thuộc đề tài mình nghiên cứu.



17

PHẦN 4
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại thị trấn Cao
Thượng, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang
4.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên tại thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên,
tỉnh Bắc Giang
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Thị trấn Cao Thượng là trung tâm hành chính, kinh tế, chính trị của
huyện Tân Yên, với tổng diện tích tự nhiên là 876,38 ha. Trên địa bàn thị trấn
có 3 tỉnh lộ (398, 295, 298) chạy qua, rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế –
xã hội. Vị trí tiếp giáp của thị trấn như sau:
- Phía Đông giáp xã Cao Thượng;
- Phía Tây giáp xã Cao Xá;
- Phía Nam giáp xã Việt Lập;
- Phía Bắc giáp xã Liên Sơn.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo.
- Địa hình: Thị trấn Cao Thượng tương đối bằng phẳng, thấp dần từ
Đông sang Tây và từ Bắc xuống Nam. Diện tích đất nông nghiệp tập trung
phía Tây và phía Nam là vùng thấp trũng của thị trấn.
- Thổ nhưỡng: Là loại đất phù sa cổ lâu ngày không được bồi đắp, thổ
nhưỡng phần lớn thuộc nhóm 14TB thích hợp với trồng lúa, rau màu, cây
công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả. Đất có độ chua cao (PH 4,5 – 6), thành
phần cơ giới nhẹ, tỷ lệ mùn thấp (dưới 1%) nghèo dinh dưỡng. Do vậy trong
quá trình sử dụng cần bố trí cây trồng với công thức luân canh hợp lý, trên cơ
sở áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong cơ giới hoá đồng ruộng, hạn
chế sử dụng phân hoá học có gốc a xít, tăng cường dùng phân hữu cơ, kết hợp
bón lân, vôi để cải tạo đất.



×