Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Skkn-Một số suy nghĩ giáo dục học sinh cá biệt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.87 KB, 8 trang )

Một số suy nghó về việc giáo dục học sinh cá biệt ở trường THPT bán công hiện nay .
1
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TỈNH DAKLAK
TRƯỜNG THPT BC CHU VĂN AN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Một Số Suy Nghó Về Việc Giáo Dục Học Sinh Cá Biệt
Trường Thpt Bán Công Hiện Nay
Giáo viên: VÕ TẤN HÒA
Tổ: Văn
Năm học: 2005 – 2006
Một số suy nghó về việc giáo dục học sinh cá biệt ở trường THPT bán công hiện nay .
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1/ Cơ sở lý luận
Trong những năm gần đây,đặc biệt là trong “Bản kiểm điểm 5
năm thực hiện nghò quyết Đại hội IX của Đảng “ đã có nhận xét
đúng đắn về giáo dục: “ Giáo dục và đào tạo chất lượng còn thấp,
cơ cấu chưa hợp lý “ . Đó thực sự là một điều đáng buồn để chúng ta
cùng suy ngẫm và tìm hướng giải quyết.
Trong dự thảo báo cáo chính trò tại đại hội X của Đảng, vấn đề
giáo dục và đào tạo đã được Đảng và nhà nước ta quan tâm nhiều hơn
và đã xem: “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu “ hay “ Đầu tư cho
giáo dục là đầu tư cho phát triển “ trong đó phát triển nguồn
nhân lực là quan trọng .
Cùng với sự phát triển của xã hội theo hướng “ Công nghiệp hoá
hiện đại hoá đất nước “ thì giáo dục cũng có sự phải có sự đổi mới
toàn diện, mục đích cuối cùng là giáo dục cho các em trở thành những
con ngưòi vừa có kiến thức cơ bản vừa có phẩm chất đạo đức tốt .
Chính vì vậy, việc đưa ra một số suy nghó của bản thân về giáo dục
học sinh cá biệt trong trường THPT B/C hiện nay không ngoài mục


đích đó
2/ Cơ sở thực tế
Song, một thực tế đáng buồn là hiện nay ở môi trường “Trung
học phổ thông bán công” thì số lượng học sinh đầu vào rất yếu cả
về hai mặt học tập và đạo đức. Trong một lớp học lại thường xuất
hiện một số học sinh cá biệt hay chây lười về mặt học tập và thường
xuyên vi phạm những quy đònh của lớp, trường. Chính vì vậy, vấn đề
rèn luyện học sinh cá biệt và làm thế nào để học sinh cá biệt trở
thành một học sinh chăm ngoan... đã, đang và sẽ làm một vấn đề
quan trọng và đau đầu cho nhiều giáo viên chủ nhiệm lớp.
Trong giới hạn những kinh nghiệm của bản thân qua nhiều năm
làm công tác chủ nhiệm, tôi xin phép được trình bày ra đây để đồng
nghiệp cùng tham khảo và đóng góp ý kiến để chúng ta cùng nhau
giáo dục học sinh cá biệt tốt hơn.
II. PHẦN NỘI DUNG
Là một giáo viên đứng trên bục giảng thì vấn đề quan trọng
nhất phải là người có năng lực chuyên môn vững vàng, có tay nghề
2
Một số suy nghó về việc giáo dục học sinh cá biệt ở trường THPT bán công hiện nay .
cao, có tinh thần trách nhiệm và tình thương đối với học sinh. Nhưng
về công tác chủ nhiệm lớp và đặc biệt là việc giáo dục học sinh cá
biệt thì cần phải đầu tư nhiều thời gian và công sức mới mong gặt
hái được những kết quả mỹ mãn.
Dưới đây là một số kinh nghiệm của bản thân về việc giáo dục
học sinh cá biệt:
1 . Cần tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của học sin h
Như chúng ta đã biết, “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”
chính vì vậy, mỗi học sinh trong lớp đều có một hoàn cảnh gia đình
khác nhau. Và đặc biệt những học sinh cá biệt thường có những hoàn
cảnh cũng khá “đặc biệt” (thường là bố mẹ ly dò, mất cha hoặc mẹ,

học sinh mồ côi, học sinh ở xa gia đình không có ai quản lý, bố mẹ
bất lực không dạy nổi con cái...).
Ví dụ 1:
Trường hợp em Nguyễn Văn A học sinh lớp 10... bố mẹ ly dò
song vẫn sống gần nhà nhau, con gái sống với bố, con trai sống với
mẹ. Hàng ngày thì cả bố lẫn mẹ đều tìm cách gây sự, to tiếng và chì
chiết lẫn nhau. Thử hỏi sống trong cảnh bố mẹ bất đồng như thế liệu
học sinh A có được sự thanh thản về mặt tinh thần và đủ điều kiện
vật chất theo học hay không ?
Ví dụ 2:
Em Lê Văn B học sinh lớp 11... bố mẹ cũng ly dò, sau đó bố lấy
vợ và em sống cùng với bố. Ban đầu em cũng tỏ ra chán nản, thường
xuyên cúp học đi đánh bi da, đánh bài, hút thuốc... và vẫn mang trong
đầu suy nghó “dì ghẻ con chồng”. Nhưng qua một thời gian được sự
quan tâm giúp đỡ tận tình của giáo viên chủ nhiệm, em B đã thực sự
xóa được ranh giới “con và dì” và đã sống hòa đồng với gia đình, học
tập tiến bộ.
Chính vì vậy, theo tôi trong công tác giá dục học sinh cá biệt,
GVCN phải đặt tiêu chuẩn này lên hàng đầu . Vì có hiểu rõ hoàn cảnh
gia đình của các em thì người giáo viên mới thật sự có cách giải quyết
đúng đắn và phù hợp. Để làm được điều đó, giáo viên cần phải bỏ ra
thời gian và công sức để đi tìm hiểu hoàn cảnh gia đình từng em .
Như trường hợp em Nguyễn Văn A nêu trên, sau một thời gian thăm
hỏi, động viên và điều cốt lõi là : GVCN phải như là một hoà giải
viên, để làm cho cả bố và mẹ tuy đã sống ly thân, nhưng trước mặt
3
Một số suy nghó về việc giáo dục học sinh cá biệt ở trường THPT bán công hiện nay .
con cái thì cần phải giữ thể diện cho nhau, và phải tôn trọng sử sự với
nhau có văn hoá . Trường hợp em Nguyễn Văn A, hiện nay đã là một
người lính trong quân đội, đôi khi về thăm lại GVCN, tôi thấy em đã

thực sự trưởng thành hơn trong cuộc sống và điều quan trọng, em đã
có sự cảm thông về sự rạn nứt tình cảm của bố mẹ mình
2 . Giáo viên chủ nhiệm phải là người gần gũi, hiểu biết
tường tận học sinh:
- Cũng có nhiều em học sinh vì lý do kinh tế gia đình không
đảm bảo cho việc học tập, bản thân lại có tính đua đòi ham chơi, nên
đã sinh ra nhiều thói hư tật xấu như: ăn mặc model, nhuộm tóc...
- Có trường hợp học sinh thiếu thốn tình cảm gia đình, tuy có
đủ cha mẹ nhưng cha mẹ lại là những người sống vì vật chất, vì đồng
tiền. Họ quan niệm rằng: “Cần phải làm ra nhiều tiền để lo cho
con cái được đầy đủ, bằng bạn bằng bè đó là hạnh phúc”.
Chính vì vậy, cũng có học sinh dùng ngay chính đồng tiền của cha mẹ
mình để mà ăn chơi... thậm chí còn vướng vào những tệ nạn xã hội...
và cuối cùng phải chuốc lấy một kết cục bi thảm.
- Cũng có trường hợp bố mẹ do học vấn thấp, không có đủ trình
độ và kinh nghiệm để theo dõi việc học tập của con em mình. Vì thế
con cái đã nhẫn tâm lừa dối cả bố mẹ và dùng ngay cả những đồng
tiền mồ hôi nước mắt của bố mẹ để phục vụ cho những thói ích kỷ của
bản thân.
Những trường hợp như trên, ở em này hoặc em kia khi vi phạm
thật sự là các em không cố ý . Phần lớn là do bò bạn bè lôi kéo, và
không có sự quan tâm, uốn nắn kòp thời của gia đình nên các em mới
vi phạm . Lúc này, GVCN cần phải thực sự nhẹ nhàng, giảng giải cho
học sinh hiểu về mục đích của cuộc sống, lý tưởng của mỗi con người
là điều quan trọng nhất để giúp học sinh nhanh chóng nhận ra những
lỗi lầm của mình và có hướng đi đúng đắn cho tương lai.
3 . Nếu cần thiết, giáo viên chủ nhiệm phải là người “bạn
lớn” của học sinh, để chia sẻ những vui buồn với các em trong
cuộc sống đời thường.
Ở lứa tuổi trung học phổ thông, đây là giai đoạn phát triển về

“tâm sinh lý”, vì thế các em thường hay có những biểu hiện khác
thường. Song về nhận thức thì chưa có sự hiểu biết đúng đắn, hay đua
đòi bắt chước người lớn, hay phim ảnh, sách báo...Vì vậy, giáo viên
chủ nhiệm phải là người đứng ra giải đáp những thắc mắc về vấn đề
4
Một số suy nghó về việc giáo dục học sinh cá biệt ở trường THPT bán công hiện nay .
giáo dục “giới tính” về những biểu hiện của tình cảm lệch lạc của học
sinh và cho các em phân biệt được thế nào là tình bạn ? Tình yêu ?
Ví dụ 3:
Học sinh Trần Văn C, lớp 12... nổi tiếng về đánh nhau, uống
rượu, hút thuốc... thậm chí là trốn nhà và đã bán một số vận dụng để
đi nơi khác tính lập nghiệp.
Lý do: Cha mẹ cấm đoán chuyện tình cảm, một số thầy cô
không hiểu và hay dò nghò.
Theo tôi, trong trường hợp này giáo viên chủ nhiệm phải là
người cần bình tónh, sáng suốt để khuyên bảo cho học sinh nhận ra
vấn đề. Vì lứa tuổi các em điều quan trọng là phải dành nhiều thời
gian cho vấn đề học tập, còn những việc khác (nhất là về tình cảm)
nên dành cho thời gian sau này (có thể học đại học). Thực tế với sự
chỉ bảo ân cần của giáo viên chủ nhiệm thì em C đã nghe ra và đã
giúp người bạn của mình trong vấn đề học tập. Thực sự lúc này thì
giáo viên chủ nhiệm còn phải là người đóng vai trò cố vấn, trọng tài
và là người chia sẻ những rắc rối của học sinh trong cuộc sống.
4. Hàng tháng, tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể, cũng
có thể tổ chức một buổi dã ngoại vào những ngày nghỉ .
Thông thường, những học sinh cá biệt thường chây lười trong
học tập, lại hay vi phạm những nội quy trong nhà trường và cũng
thường xuyên xa lánh bạn bè, xa rời phong trào tập thể.
Một thực tế đáng buồn là hiện nay tình trạng học sinh cá biệt
(nhất là học sinh nam) thường hay cúp học, nghỉ học không lý do,

hoặc giả đò ốm... để đi đánh bi da, hút thuốc, uống cà phê... Chính vì
vậy, để gây dựng được phong trào tập thể và kéo các em vào sinh
hoạt, hòa đồng với tập thể là một điều rất khó.
Qua kinh nghiệm của bản thân, tôi thường cho các em kết hợp
giữa lớp và chi đoàn để tổ chức “Sinh nhật tháng” cho tất cả đoàn
viên thanh niên. Ngoài những buổi sinh hoạt chủ điểm như vậy ở lớp,
tôi còn đi khảo sát thực tế và đưa mô hình dã ngoại để giáo dục học
sinh cá biệt. Như chúng ta đã thấy, việc tổ chức cho học sinh đi dã
ngoại là một điều rất khó vì buộc GVCN phải có một lòch trình cụ thể
và phải sáng tạo khi tổ chức các trò chơi . Làm thế nào đó, để các em
học sinh cá biệt cùng hoà đồng với tập thể.
5

×