Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện thống nhất, tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 148 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

HUỲNH NGỌC HOA

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN
THỐNG NHẤT, TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Đồng Nai, 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

HUỲNH NGỌC HOA

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN
THỐNG NHẤT, TỈNH ĐỒNG NAI

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 60.62.01.15



LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
PGS.TS. LÊ TRỌNG HÙNG

Đồng Nai, 2016


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác trước đây.
Đồng Nai, ngày 31 tháng 7 năm 2016
Tác giả luận văn

Huỳnh Ngọc Hoa


ii

LỜI CÁM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành luận văn này, ngoài sự nổ lực cố gắng bản
thân, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình, sự đóng góp quý báu của
nhiều cá nhân và tập thể.
Trước tiên, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, Ban
giám đốc, Ban khoa học công nghệ và đào tạo sau đại học Cơ sở 2 trường Đại
học Lâm Nghiệp, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và

hoàn thành luận văn.
Đặc biệt tôi bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Lê Trọng Hùng đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn UBND huyện, Phòng Lao động thương binh
và xã hội, Trung tâm dạy nghề huyện Thống Nhất, các ban, ngành, đoàn thể
huyện, cùng bà con nông dân, các thành phần lao động trên địa bàn huyện đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi cung cấp số liệu, tài liệu, ý kiến đóng góp,... giúp
đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè, đồng
nghiệp, đã quan tâm động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên
cứu đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
Đồng Nai, ngày 31 tháng 5 năm 2016
Tác giả

Huỳnh Ngọc Hoa


iii

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................. 3
2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................................. 3
2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 4
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................. 4
3.2. Phạm vi nghiên cứu :.............................................................................................. 4
4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................. 4

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............ 6
1.1. Cơ sở lý luận : ........................................................................................................ 6
1.1.1. Khái niệm đào tạo nghề, đào tạo nghề lao động nông thôn .................................. 6
1.1.2. Đặc điểm, phân loại đào tạo nghề ...................................................................... 10
1.1.2.1. Đặc điểm đào tạo nghề ................................................................................... 10
1.1.2.2. Phân loại và hình thức đào tạo nghề .............................................................. 11
1.1.3. Vị trí và vai trò của đào tạo nghề trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong
đời sống xã hội ............................................................................................................ 12
1.1.4. Chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn .............................................. 16
1.1.4.1. Quan niệm chất lượng ...................................................................................... 16
1.1.4.2. Chất lượng đào tạo nghề .................................................................................. 17
1.1.4.3. Đánh giá chất lượng đào tạo nghề .................................................................... 18
1.1.4.4. Phương pháp đánh giá chất lượng đào tạo nghề ............................................... 18
1.2. Kinh nghiệm về đào tạo nghề và khả năng áp dụng .............................................. 24
1.2.1. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở một số nước điển hình trên thế giới .... 24
1.2.1.1. Kinh nghiệm của Cộng hòa Liên bang Đức ................................................... 24
1.2.1.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc ........................................................................... 26
1.2.1.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc ........................................................................ 26


iv

1.2.2. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Việt Nam ........................................... 27
1.2.2.1. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Việt Nam qua các thời kỳ .............. 27
1.2.2.2. Kinh nghiệm đào tạo nghề cho LĐNT của một số địa phương ..................... 28
1.2.3. Khả năng vận dụng vào huyện .......................................................................... 30
Chƣơng 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ........................................................................................................... 33
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................... 33
2.1.1. Về điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 33

2.1.1.1. Vị trí địa lý ..................................................................................................... 33
2.1.1.2. Địa hình .......................................................................................................... 34
2.1.1.3. Khí hậu. .......................................................................................................... 35
2.1.2. Phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội huyện Thống Nhất ...................................... 36
2.1.2.1. Lĩnh vực kinh tế ............................................................................................... 36
2.1.2.2. Về phát triển văn hóa - xã hội ........................................................................ 40
2.1.3.1. Dân số............................................................................................................. 45
2.1.3.2. Cơ cấu lao động và chất lượng lao động ........................................................ 46
2.1.3.3. Việc làm và thất nghiệp.................................................................................. 48
2.1.3.4. Thu nhập và mức sống ................................................................................... 49
2.1.3.5. Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ........................................................ 49
2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 50
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................................. 50
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu ............................................................... 51
2.2.3. Phương pháp phân tích chủ yếu ........................................................................ 54
2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài: .......................................... 55
2.2.4.1. Chỉ tiêu về số lượng: ...................................................................................... 55
2.2.4.2. Chỉ tiêu về chất lượng. ................................................................................... 55
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 56
3.1. Thực trạng hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện
Thống Nhất.................................................................................................................. 56


v

3.1.1. Hệ thống dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Thống Nhất .. 56
3.1.1.1. Cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện ......................... 56
3.1.1.2. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, cơ sở vật chất tại các cơ sở dạy nghề và
nguồn kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện ................. 58
3.1.1.3. Cơ sở vật chất Trung tâm dạy nghề huyện Thống Nhất ................................ 62

3.1.1.4. Kinh phí đầu tư hỗ trợ đào tạo nghề cho nông dân ........................................ 66
3.1.1.5. Chương trình và giáo trình giảng dạy ............................................................ 68
3.1.1.6. Danh mục đào tạo nghề huyện Thống Nhất ................................................... 69
3.1.2. Các chính sách khuyến khích đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa
bàn huyện Thống Nhất ................................................................................................ 70
3.1.3. Các ngành nghề đào tạo đã thực hiện trên địa bàn huyện Thống Nhất ............ 74
3.1.4. Thực trạng chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn
huyện Thống Nhất ....................................................................................................... 83
3.1.4.1. Đánh giá chung .............................................................................................. 83
3.1.4.2. Thực trạng chất lượng đào tạo nghề của lao động nông thôn qua đào tạo .. 88
3.1.4.3. Đánh giá của giáo viên dạy nghề về hoạt động đào tạo nghề cho lao động
nông thôn ..................................................................................................................... 90
3.1.4.4. Đánh giá của cán bộ địa phương về chất lượng đào tạo nghề cho lao động
nông thôn. .................................................................................................................... 92
3.1.4.5. Chất lượng đào tạo nghề qua đánh giá của cơ sở sử dụng lao động nông
thôn đã qua đào tạo ..................................................................................................... 94
3.1.4.6. Đánh giá của người lao động đã qua đào tạo nghề về chất lượng đào tạo ....... 97
3.2. Các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông
thôn .............................................................................................................................. 98
3.2.1. Định hướng của Huyện Thống Nhất giai đoạn 2015 – 2020 .............................. 103
3.2.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện đến năm 2020 .......................... 104
3.2.1.2 Định hướng phát triển nguồn nhân lực huyện Thống Nhất đến năm 2020 ....... 105
3.2.1.3. Định hướng phát triển đào tạo nghề huyện Thống Nhất đến năm 2020 .......... 106
3.2.2. Nguyên tắt đề xuất giải pháp ............................................................................. 106


vi

3.2.3. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn
huyện Thống Nhất. ..................................................................................................... 108

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 118
1. Kết luận ................................................................................................................. 118
2. Kiến nghị ............................................................................................................... 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 122


vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNH-HĐH

: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

ĐH, CĐ

: Đại học, cao đẳng

ĐTN

: Đào tạo nghề

GD&ĐT

: Giáo dục và đào tạo

HN-DN

: Hướng nghiệp, dạy nghề


KT- XH

: kinh tế, xã hội

LĐNT

: Lao động nông thôn

LĐTBXH

: Lao động thương binh xã hội

NN&PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

SP

: Sản phẩm

SX

: Sản xuất

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

TTDN


: Trung tâm dạy nghể

UBND

: Ủy ban nhân dân


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình

hình

Trang

Hình 1

Bản đồ hành chính huyện Thống Nhất

29

Hình 2

Trung tâm dạy nghề huyện Thống Nhất

51


Hình 3

Đào tạo nghề hàn

55

Hình 4

Trao bò cho người nghèo

70

Hình 5

Khai giảng lớp may công nghiệp

72

Hình 6

Cấp giấy chứng nhận cho lao động nông thôn

74

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Số hiệu

Tên biểu đồ

Trang


Biểu đồ giá trị sản xuất xây dựng 2011- 2015 (Giá so

31

biểu đồ
2.1

sánh 2010)
2.2

Biểu đồ giá trị nông, lâm nghiệp, thủy sản 2011-2015

32

2.3

Biểu đồ giá trị sản xuất công nghiệp 2011-2015 (Giá so

33

sánh 2010)
2.4

Biểu đồ tổng vốn đầu tư phát triển 2011-2015

34

2.5


Tỷ lệ hộ gia đình văn hóa 2011-2015

36

2.6

Biểu đồ giường bệnh, bác sỹ/ vạn dân 2011- 2015

37

2.7

Biểu đồ tỷ lệ hộ nghèo 2011-2015

39

2.8

Biểu đồ dân số trung bình, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên

40

2011-2015
2.9

Tỷ lệ lao động trong các ngành kinh tế 2011-2015

42

2.10


Số người được giải quyết việc làm giai đoạn 2011-2015

43


ix

2.11

Biểu đồ thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2011-

44

2015
2.12

Biểu đồ số người được đào tạo nghề 2011-2015

45

3.1

Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo

58

3.2

Cơ sở vật chất phục vụ sinh hoạt


59

3.3

Lao động nông thôn được đào tạo nghề tại huyện Thống

79

Nhất
3.4

Đánh giá kết quả học tập của học viên tham gia các lớp

82

đào tạo nghề tại huyện Thống Nhất
3.5

Khả năng áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế của

83

học viên

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

Trang


Thống kê số lao động trong độ tuổi lao động huyện

41

Số hiệu
bảng
2.1

Thống Nhất
3.1

Trình độ giáo viên tham gia đào tạo nghề huyện Thống

52

Nhất
3.2

Tình hình trang thiết bị tại trung tâm dạy nghề huyện

56

Thống Nhất
3.3

Tình hình cơ sở vật chất TTDN huyện Thống Nhất

57

3.4


Đánh giá cơ sở vật chất của người lao động đã qua đào

58

tạo nghề
3.5

Kinh phí phân bổ cho huyện Thống Nhất đào tạo nghề
ngắn hạn cho lao động nông thôn (theo Đề án 1956)

61


x

3.6

Danh mục đào tạo nghề LĐNT huyện Thống Nhất

63

3.7

Tình hình việc làm và thu nhập của LĐNT sau khi được

76

đào tạo nghề
3.8


Sự tham gia, phối hợp của các đơn vị trong hoạt động đào

81

tạo nghề cho nông dân trên địa bàn huyện
3.9

Đánh giá của giáo viên về kiến thức, kỹ năng của người

85

học
3.10

Đánh giá của cán bộ địa phương về chất lượng đào tạo

87

nghề
3.11

Đánh giá của các cơ sở SXKD sử dụng LĐNT đã qua đào

90

tạo nghề trên địa bàn huyện năm 2015
3.12

Đánh giá của người lao động về chất lượng đào tạo nghề


91

cho lao động nông thôn

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số hiệu
sơ đồ
3.1

Tên sơ đồ
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Trung tâm dạy nghề huyện

Trang
50


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đào tạo nghề (ĐTN) hiện nay là nhiệm vụ quan trọng quyết định chất
lượng nguồn nhân lực ở mọi địa phương, nhất là trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ, đòi hỏi người dân phải có trình độ chuyên
môn cao. Trong những năm qua, công tác ĐTN được Đảng và Nhà nước ta
đặc biệt quan tâm và xem đó là một nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển
kinh tế, xã hội. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008, của Ban
chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về Nông nghiệp, Nông dân và Nông
thôn, trong phần nhiệm vụ và giải pháp cụ thể đã nêu: “Giải quyết việc làm
cho nông dân là nhiệm vụ ưu tiên xuyên suốt trong mọi chương trình phát

triển kinh tế, xã hội của cả nước; bảo đảm hài hoà giữa các vùng, thu hẹp
khoảng cách phát triển giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị. Có kế
hoạch cụ thể về ĐTN và chính sách đảm bảo việc làm cho nông dân, nhất là ở
các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất...”.
Chính phủ đã ra Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm
2009 phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho Lao động nông thôn (LĐNT) đến
năm 2020” và Hướng dẫn số: 664/LĐTBXH-TCDN ngày 09 tháng 3 năm
2010 của Bộ Lao động –Thương binh xã hội về việc xây dựng kế hoạch triển
khai thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho Lao động nông thôn đến năm 2020”;
Quyết định số 2577/QĐ-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2010 phê duyệt đề án
“đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 của UBND Tỉnh Đồng
Nai”; Kế hoạch số 17/KH-UBND ngày 19 tháng 04 năm 2011 triển khai đề án
đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Quyết định của Chính
phủ, Tỉnh Đồng Nai và Kế hoạch của UBND huyện Thống Nhất đã thể hiện
rõ quan điểm của Đảng, Nhà nước ta “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm


2

nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát
triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn, có chính sách bảo đảm thực hiện
công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động nông thôn, khuyến
khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề”. Mục
tiêu của Đề án của Chính phủ và UBND Tỉnh Đồng Nai “Nâng cao chất
lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao
động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế,
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn…”
[18].

Huyện Thống Nhất, Tỉnh Đồng Nai với xuất phát điểm là một huyện
thuần nông, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp- dịch vụ. Cơ
cấu lao động địa phương chuyển dịch theo hướng giảm lao động nông nghiệp,
tăng lao động dịch vụ - thương mại và lao động công nghiệp. Chú trong công
tác ĐTN cho thanh niên nông thôn và nông dân ở những nơi chuyển đất nông
nghiệp sang sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Thực hiện tốt công tác khuyến
công, tạo điều kiện chuyển đổi nghề nghiệp cho lao động nông thôn chuyển
đổi sang lao động ở các ngành nghề khác. Khuyến khích các thành phần kinh
tế đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh và khai thác nhu cầu lao động từ các
đơn vị này để giải quyết lao động chưa có việc làm. Tiếp tục thực hiện cơ chế
đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm cho người dân thuộc diện
Nhà nước thu hồi đất để triển khai dự án; đề xuất triển khai các ngành nghề
lao động phù hợp với tuổi đời, tập quán sinh sống của người dân ở địa
phương [25].
Trong những năm qua công tác ĐTN trên địa bàn huyện Thống Nhất
được các cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo thực hiện, đã tạo điều kiện
cho người lao động tiếp cận với những kỹ năng, ngành nghề mới có thể tự tạo


3

việc làm chuyển đổi nghề nghiệp hoặc làm việc tại các khu, cụm công nghiệp
trong và ngoài địa phương. Kết quả bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập và ổn định cuộc sống
cho người dân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được công tác ĐTN
vẫn còn những hạn chế, bất cập như: đào tạo nghề chưa gắn với nhu cầu tuyển
dụng của doanh nghiệp, ngành nghề đào tạo tràn lang, cơ sở trường lớp và
trang thiết bị giảng dạy chưa đầy đủ, nhu cầu học nghề của người dân chưa
cao, công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề có lúc, có thời điểm chưa sâu
sát… đã ảnh hưởng đến thu nhập của người dân và ảnh hưởng đến tiến trình

xây dựng nông thôn mới của huyện.
Trước yêu cầu về đào tạo nguồn lực lao động có tay nghề cho huyện
đang phát triển theo hướng công nghiệp là vấn đề đặt ra hiện nay cho Đảng
bộ, Chính quyền huyện Thống Nhất trong giai đoạn 2015 - 2020. Do đó việc
nghiên cứu về “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho
lao động nông thôn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai” là việc làm có ý nghĩa
lý luận và thực tiễn cấp thiết, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội
của huyện trong thời gian tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, đề xuất giải pháp nâng cao chất
lượng đào tạo nghề lao động nông thôn trên địa bàn huyện Thống Nhất, tỉnh
Đồng Nai.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về ĐTN và chất lượng
đào tạo nghề lao động nông thôn.
- Đánh giá được thực trạng về đào tạo và chất lượng đào tạo nghề cho


4

lao động nông thôn trên địa bàn.
- Làm rõ được các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề cho
lao động nông thôn trên địa bàn huyện
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng ĐTN ở huyện Thống
Nhất, tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là công tác ĐTN và các yếu tố liên quan đến
chất lượng ĐTN trên địa bàn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.

3.2. Phạm vi nghiên cứu :
- Phạm vị về nội dung:
Đề tài nguyên cứu về những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến
chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó tập trung vào các
vấn đề về chất lượng cơ sở đào tạo; các phương thức, loại hình, cơ chế tổ
chức đào tạo nghề; chất lượng tay nghề của lao động; chương trình, giáo
trình.
- Phạm vi về không gian: Đề tài nguyên cứu công tác đào tạo nghề cho
lao động nông thôn trên địa bàn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.
- Phạm vi về thời gian: Đánh giá công tác đào tạo nghề cho lao động
nông thôn giai đoạn 2011-2015; đưa ra giải pháp góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo nghề lao động nông thôn trong thời gian tới.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về ĐTN và chất lượng đào tạo nghề.
- Thực trạng ĐTN và chất lượng ĐTN ở huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng
Nai.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề.


5

- Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề lao động nông thôn tại
huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới


6

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1. Cơ sở lý luận :
1.1.1. Khái niệm đào tạo nghề, đào tạo nghề lao động nông thôn
* Khái niệm lao động
Lao động là hoạt động đặc thù của con người, phân biệt con người với
con vật và xã hội loài người và xã hội loài vật. Bởi vì, khác với con vật, lao
động của con người là hoạt động có mục đích, có ý thức tác động vào thế giới
tự nhiên nhằm cải biến những vật tự nhiên thành sản phẩm phục vụ cho nhu
cầu đời sống của con người. Theo C.Mác “Lao động trước hết là một quá
trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, một quá trình trong đó bằng hoạt
động của chính mình, con người làm trung gian, điều tiết và kiểm tra sự trao
đổi chất giữa họ và tự nhiên”. Ph.Ăng ghen viết: “Khẳng định rằng lao động
là nguồn gốc của mọi của cải. Lao động đúng là như vậy, khi đi đôi với giới
tự nhiên là cung cấp những vật liệu cho lao động đem biến thành của cải.
Nhưng lao động còn là một cái gì vô cùng lớn lao hơn thế nữa, lao động là
điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người và như thế đến một
mức mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: Lao động đã sáng tạo ra
bản thân loài người”. Nói cách khác, trong bất kỳ nền sản xuất xã hội nào, lao
động bao giờ cũng là điều kiện để tồn tại và phát triển của xã hội [7].
* Khái niệm lao động nông thôn (nông dân)
- Theo từ điển tiếng Việt, nông dân là “Những người sống bằng nghề
làm ruộng”.
- Theo GS. TS. Đỗ Kim Chung, (2010) nông dân là những người dân


7

sống ở nông thôn làm các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ
khác nhau tùy theo khả năng và lợi thế so sánh của họ.
Như vậy, Lao động nông thôn là những người sống ở khu vực nông
thôn, tham gia vào sản xuất nông nghiệp đồng thời cũng tham gia vào các hoạt

động khác như sản xuất tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn và dịch
vụ. Nông dân sống chủ yếu bằng ruộng vườn, sau đó đến các ngành nghề, tư
liệu sản xuất chính là đất đai.
Người nông dân là chủ thể của quá trình phát triển nông nghiệp, nông
thôn. Để có được nền nông nghiệp hiện đại, phải có lực lượng lao động tại
nông thôn có kiến thức, kỹ năng phù hợp với yêu cầu phát triển nông thôn
mới. Với đặc điểm của nông dân như hiện nay đòi hỏi người nông dân phải
thay đổi hoạt động sản xuất của mình theo 3 hướng: Tiếp tục làm việc trong
lĩnh vưc nông nghiệp với việc áp dụng công nghệ kỹ thuât mới để nâng cao
năng suất lao động; Chuyển dịch sang làm việc trong lĩnh vực phi nông
nghiệp tại chỗ ở (ly nông bất ly hương); Chuyển dịch sang làm việc trong lĩnh
vực công nghiệp, dịch vụ tại địa phương khác.
Với đặc điểm của người nông dân nêu ở trên làm cho vai trò của đào
tạo nghề càng trở nên quan trọng, quyết định sự thành công của việc hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn nói chung và thành công của xây dựng nông thôn
mới nói riêng.
* Khái niệm nghề
Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào
tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản
phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội
[7].


8

* Khái niệm đào tạo nghề
Đào tạo: Đào tạo là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm
truyền đạt các kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo trong lý thuyết và thực tiễn, tạo ra
năng lực để thực hiện thành công một hoạt động nghề nghiệp hoặc xã hội cần
thiết. Như vậy, đào tạo là sự phát triển có hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo

cho mỗi cá nhân để họ thực hiện một nghề hoặc một nhiệm vụ cụ thể một
cách tốt nhất. Đào tạo được thực hiện bởi các loại hình tổ chức chuyên ngành
nhằm thay đổi hành vi và thái độ làm việc của con người, tạo cho họ khả năng
đáp ứng được tiêu chuẩn và hiệu quả của công việc chuyên môn [7].
Theo Luật dạy nghề định nghĩa: “Dạy nghề (đào tạo nghề) là hoạt động
dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết
cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi
hoàn thành khoá học” [13].
Mục tiêu dạy nghề là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất,
dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo
đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức
khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng
tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu
của sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Như vậy, nội dung của đào tạo nghề bao gồm: trang bị các kiến thức lý
thuyết cho học viên một cách có hệ thống và rèn luyện các kỹ năng thực hành,
tác phong làm việc cho học viên trong phạm vi ngành nghề họ theo học nhằm
giúp họ có thể làm một nghề nhất định.
Do đặc thù của hoạt động đào tạo nghề, việc tổ chức quá trình đào tạo
cũng có những điểm riêng biệt để phù hợp hơn với đối tượng, và mục tiêu đề
ra cho đào tạo nghề.


9

Trong Luật dạy nghề cũng quy định cụ thể về các trình độ đào tạo trong
dạy nghề và các hình thức dạy nghề:
- Các trình độ đào tạo trong dạy nghề có ba trình độ đào tạo là: sơ cấp
nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề. Trong đó, quy định rõ về mục tiêu, thời
gian học nghề; nội dung, phương pháp dạy nghề; chương trình dạy nghề, giáo

trình dạy nghề, cơ sở dạy nghề và chứng chỉ nghề cấp cho người học theo
từng trình độ.
- Các hình thức dạy nghề gồm: Chính quy và dạy nghề thường xuyên.
+ Dạy nghề chính quy được thực hiện với các chương trình sơ cấp
nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề tại các cơ sở dạy nghề theo các khoá
học tập trung và liên tục.
+ Dạy nghề thường xuyên được thực hiện với các chương trình dạy
nghề: Chương trình bồi dưỡng, nâng cao, cập nhật kiến thức và kỹ năng nghề.
* Khái niệm đào tạo nghề cho LĐNT
Đào tạo nghề đối với LĐNT trước hết là một hoạt động đào tạo, trong
đó cụ thể hóa đối tượng. Tuy nhiên, cùng với sự cụ thể hóa về đối tượng cũng
dẫn đến những sự khác biệt nhất định về nội dung, chương trình, hình thức, ...
đào tạo.
Có thể hiểu, đào tạo nghề đối với LĐNT là hoạt động dạy và học nhằm
trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho LĐNT để
người học nghề có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn
thành khoá học.


10

1.1.2. Đặc điểm, phân loại đào tạo nghề
1.1.2.1. Đặc điểm đào tạo nghề
- Thời gian đào tạo: thường dao động từ 3 tháng đến 36 tháng tùy thuộc
vào đặc điểm của nghề nghiệp được đào tạo, nói chung là khoảng 3 năm. Thời
gian đào tạo nghề tại các doanh nghiệp và các hộ gia đình thì tùy thuộc vào
đặc điểm của công việc mới, tuy nhiên thời gian đào tạo ở loại hình này
thường là ngắn hạn. Đối với các chương trình đào tạo nghề, tạo nghề phục vụ
cho việc chuyển đổi cơ cấu lao động, chuyển đổi việc làm thì thời gian đào
tạo thường ngắn hạn (dưới 6 tháng) và rất đa dạng về đối tượng học viên.

- Điều kiện được đào tạo: ở hệ thống các trường và trung tâm dạy nghề,
các học viên phải trải qua thời gian đào tạo cơ bản từ 9 đến 12 năm có nghĩa
là sau tốt nghiệp Trung học sơ sở thì có thể bắt đầu đào tạo nghề. Đối với đào
tạo nghề ở các hộ gia đình, ở các doanh nghiệp và đào tạo theo các chương
trình hỗ trợ tạo việc làm thường không đòi hỏi cao về trình độ học vấn cơ bản.
Cùng với sự phát triển kinh tế và xã hội thì loại hình đào tạo nghề (không
chính thức) ngành càng phát triển và đa dạng cùng tồn tại song song với hệ
thống các trường đào tạo nghề và trung tâm dạy nghề. Và việc đào tạo lại cho
đội ngũ nhân viên để thích ứng với nhu cầu kinh doanh sản xuất của doanh
nghiệp ngày càng được chú trọng thực hiện thường xuyên hơn.
- Hình thức đào tạo chủ yếu là thực hành, học viên được trực tiếp thực
hành trên các phương tiện, dụng cụ có sẳn tại các trung tâm, hoặc tự trang bị
cho mình các dụng cụ học tập, nhưng thông thường tại các xưởng thực hành
đều được trang bị dụng cụ, trừ các ngành nghề: chế biến thực phẩm, cắm hoa,
cắt tỉa rau củ…
- Đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở dạy nghề thường rất lớn như
phòng học, xưởng thực hành, phòng thí nghiệm, các dụng cụ, phương tiện học
tập…, ngoài ra còn có ký túc xá cho học viên ở xa, nhà ở cho giáo viên.


11

- Đối tượng học nghề: Tùy theo hình thức đào tạo nghề mà có thể phân
thành 3 loại đối tượng đào tạo nghề sau:
+ Các học viên ở các trường đào tạo nghề, trung tâm dạy nghề: Đa số
đối tượng này đều được trải qua quá trình đào tạo cơ bản với thời gian 9 đến
12 năm. Và phần lớn các đối tượng này thuộc lứa tuổi thanh niên vừa tốt
nghiệp Trung học cơ sở hoặc Trung học phổ thông. Đối với phần lớn đối
tượng này có thể đào tạo nghề chuyên sâu và phát triển kỹ năng nghề về sau.
+ Người lao động ở các doanh nghiệp và người học việc ở các hộ gia

đình: Phần lớn đối tượng này đều đã có việc làm, việc đào tạo nghề chủ yếu là
để cập nhật những kỹ năng làm việc mới hoặc hướng dẫn các thao tác mới.
Phần lớn nhóm đối tượng này khi được đào tạo nghề, chủ yếu là đào tạo lại và
thường được hướng dẫn về thực hành là chủ yếu. Tuy nhiên nhóm đối tượng
này có lợi thế là có điều kiện tiếp cận với thực tiễn, thời gian thực hành nhiều,
kỹ năng được đào tạo gắn trực tiếp với công việc của họ.
+ Các học viên của các chương trình đào tạo nghề, tạo việc làm: Nhóm
đối tượng này thường rất đa dạng về trình độ, độ tuổi và đa số là “lao động tự
do” chưa có nghề nghiệp ổn định hoặc là “nghề nghiệp cũ” không còn phù
hợp với quá trình phát triển của địa phương. Thời gian đào tạo nghề cho họ
phải rất linh hoạt vì nhóm đối tượng này khó do ảnh hưởng bởi đặc điểm về
công việc mà họ đang làm, tuổi tác, trình độ học vấn và tác phong sinh hoạt
của họ.
1.1.2.2. Phân loại và hình thức đào tạo nghề
Căn cứ vào thời gian, đào tạo nghề gồm có: Đào tạo nghề ngắn hạn và
đào tạo nghề dài hạn.
- Đào tạo nghề dài hạn (những khóa đào tạo có thời gian từ 1 đến 3 năm
thì gọi là đào tạo nghề dài hạn): đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật làng nghề
cả về lý thuyết và thực hành, đủ khả năng tiếp cận và sử dụng thành thạo các


12

phương tiện kỹ thuật, công nghệ hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân
lực cho sản xuất.
- Đào tạo nghề ngắn hạn (các khóa học có thời gian đào tạo dưới 1
năm): chủ yếu rèn luyện kỹ năng thực hành, truyền lại cho người học nghề
những kiến thức mới phục vụ công việc, công nghệ, kỹ thuật được sử dụng
dạy nghề ngắn hạn thường ở mức độ đơn giản, dễ hiểu, dễ học.
- Liên quan đến đào tạo nghề có (bậc nghề). Bậc nghề là thước đo trình

độ thực hành của công nhân; tùy theo mức độ phức tạp mà từng nghề có số
bậc khác nhau. Ví dụ: các nghề về cơ khí chia thành 7 bậc, nghề lái xe chỉ có
3 bậc. .. Mỗi nghề đề chia thành 3 cấp trình độ: thấp, trung bình và cao. Mỗi
cấp trình độ có từ 1 đến 3 bậc.
1.1.3. Vị trí và vai trò của đào tạo nghề trong hệ thống giáo dục quốc dân
và trong đời sống xã hội
Đào tạo nghề (dạy nghề) là một bộ phận cấu thành hệ thống giáo dục
của quốc gia. Theo Luật giáo dục, hệ thống giáo dục của quốc dân bao gồm
giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên. Theo tính chất và đặc điểm của
đào tạo nghề thì hình thức đào tạo cũng được tiến hành dưới hai hình thức
chính quy và thường xuyên. Cũng theo Luật này, các cấp học và trình độ đào
tạo của hệ thống giáo dục quốc dân gồm: 4 cấp độ (Giáo dục mầm non có nhà
trẻ và mẫu giáo; giáo dục phổ thông có tiểu học, trung học cơ sở, trung học
phổ thông; giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề;
giáo dục đại học và sau đại học (sau đây gọi chung là giáo dục đại học) đào
tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.
Như vậy tầm quan trọng của giáo dục nghề được xác định rõ trong các
văn bản pháp lý. Chất lượng và hiệu quả của công tác dạy nghề phản ánh
được thực trạng và phần nào hiệu quả của hệ thống giáo dục quốc dân. ĐTN
là được xếp song hành với giáo dục đại học vì sau thời gian đào tạo cơ bản,


13

học sinh có thể lựa chọn đào tạo nghề hoặc giáo dục đại học để tiếp tục học
lên. Ngoài ra, đối tượng của đào tạo nghề và giáo dục đại học cũng tương
đồng, rất đa dạng và hình thức đào cũng rất đa dạng phù hợp với từng nhóm
đối tượng.
ĐTN cùng với giáo dục sau đại học là hướng đến đào tạo kỹ năng và
nghề nghiệp cho học viên và đây là bước quan trọng tạo nên chất lượng

chuyên môn của nguồn nhân lực. Đào tạo cơ bản cung cấp kiến thức chung
còn đào tạo nghề và đại học cung cấp cho học việc cách thức tiếp cận công
việc, khả năng thực hành và kỹ năng làm việc tạo nên sự khác biệt về chất của
từng ngành nghề. Ngoài ra, đào tạo nghề cũng cung cấp những đặc điểm cơ
bản về môi trường làm việc, kỷ luật trong lao động cho người lao động tạo
nền tảng cơ bản cho người lao động hòa nhập vào môi trường lao động kỹ
thuật sau này.
Xét về cơ cấu trình độ của lực lượng lao động: Việt Nam có quy mô
dân số trên 90 triệu người, đứng thứ 13 thế giới, thứ 7 châu Á và thứ 3 trong
khu vực Đông Nam Á. Dân số phân bố không đều và có sự khác biệt lớn theo
vùng. Dân cư Việt Nam phần đông vẫn còn là cư dân nông thôn (khoảng 68
% - năm 2013).
Lực lượng lao động nước ta theo số liệu thống kê năm 2013 khoảng
52.207.000 người; hàng năm trung bình có khoảng 1,5-1,6 triệu thanh niên
bước vào tuổi lao động. Thể lực và tầm vóc của nguồn nhân lực đã được cải
thiện và từng bước được nâng cao, tuy nhiên so với các nước trong khu vực
(Nhật Bản, Thái Lan, Xinh-ga-po, Trung Quốc,..) nói chung thấp hơn cả về
chiều cao trung bình, sức bền, sức dẻo dai.
Số lượng nhân lực được tuyển để đào tạo ở các cấp tăng nhanh. Điều
này có thể được xem như là một thành tựu quan trọng trong lĩnh vực đào tạo
nhân lực. Theo số liệu thống kê sơ bộ năm 2013, số sinh viên đại học và cao


×