Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Đề cương ôn thi cuối kì môn kinh tế vĩ mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 42 trang )

ĐỀ CƢƠNG KINH TẾ VĨ MÔ
CHƢƠNG 10: ĐO LƢỜNG THU NHẬP QUỐC GIA
I. Thu nhập và chi tiêu của nền kinh tế
* Mục tiêu: - Hiệu quả
- Ổn định
- Công bằng
- Tăng trưởng
* Các công cụ điều tiết vĩ mô
a. Chính sách tài khóa: thuế và ngân sách
b. Chính sách tiền tệ: thay đổi lượng cung tiền và lãi suất
c. Chính sách ngoại thương: thuế xuất nhập khẩu, quota, trợ cấp xuất nhập khẩu và tỉ giá hối đoái
d. Chính sách thu nhập: chính sách giá và lương
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP):
- Đo lường thu nhập của mọi người trong nền kinh tế.
- Đo lường chi tiêu vào toàn bộ sản lượng hàng hóa và dịch vụ của một nền kinh tế
Đối với nền kinh tế tổng thể: Thu nhập = Chi tiêu
* Sơ đồ chu chuyển:

Có 2 cách tính GDP:
+ Cộng toàn bộ chi tiêu của các hộ gia đình


+ Cộng toàn bộ thu nhập được trả bởi các doanh nghiệp
II. Đo lƣờng tổng sản phẩm quốc nội
* Khái niệm:
- Giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng.
- Được sản xuất trong phạm vi một nước.
- Trong một giai đoạn thời gian, thường là một năm.
* Đặc điểm:
1. GDP là giá thị trƣờng: GDP được tính theo giá thị trường.
2. GDP ... của tất cả: GDP bao gồm tất cả các mặt hàng được sản xuất trong nền kinh tế và được bán


hợp pháp trên các thị trường.
Ngoại trừ:
- Các mặt hàng được sản xuất và bán một cách trái phép như thuốc phiện...
- Được sản xuất và sử dụng tại nhà không bao giờ được đưa ra thị trường.
3. ... hàng hóa dịch vụ: GDP bao gồn những hàng hóa hữu hình như: thực phẩm, áo quần... và dịch
vụ vô hình: khám sức khỏe, các tóc...
4. GDP ... cuối cùng...: GDP chỉ bao gồm giá trị của các hàng hóa cuối cùng.
5. ... đƣợc sản xuất: GDP bao gồm những hàng hóa và dịch vụ được sản xuất. Không bao gồm các
giao dịch liên quan đến những hàng hóa được sản xuất trước đây.
6. ... trong phạm vi một quốc gia: Hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước bất kể quốc tịch
của nhà sản xuất.
7. ... trong một khoảng thời gian nhất định: đo lường giá trị sản xuất trong một khoảng thời gian cụ
thể thông thường là một năm hay một quý.
III. Các thành phần của GDP:
Y = C + I + G + NX
Trong đó:
Y = GDP
C = tiêu dùng
I = đầu tư


G = mua hàng hóa và dịch vụ của chính phủ
NX = xuất khẩu ròng

2. Đầu tƣ

3. Mua sắm của
chính phủ

• Là việc mua hàng

hóa nhằm sử dụng
trong tương lai để
sản xuất thêm hàng
hóa và dịch vụ.
• Gồm:
+ Chi tiêu vào
MMTB, xây dựng
nhà xưởng,...
+ Mua sắm nhà ở
mới hộ gia đình
+ Tích lũy hàng tồn
kho

• Bao gồm chi tiêu
cho các hàng hóa
dịch vụ bởi chính
quyền địa phương
và Trung ương.
+ Tiền lương cho
CNVC nhà nước.
+ Chi đầu tư khu
vực công cộng.
+ Chi cho quốc
phòng.
• Không bao gồm:
chi chuyển nhượng.

1. Tiêu dùng
• Gồm các chi tiêu
về hàng hóa và

dịch vụ của các hộ
gia đình.
• Không bao gồm:
việc mua nhà ở.

4. Xuất khẩu ròng
• NX = Xkhẩu Nkhẩu

IV. GDP thực và GDP danh nghĩa:


Để đo lường giá trị hàng hóa và dịch vụ mà nền kinh tế đang sản xuất ra nhưng không bị ảnh
hưởng bởi giá cả các nhà kinh tế sử dụng: chỉ tiêu GDP thực.

1. GDP thực và GDP danh nghĩa
-

-

Giá hiện hành là sử dụng giá cả hàng

-

Giá cố định là sử dụng giá cả hàng hóa

hóa và dịch vụ ở tại thời điểm nào đó

tại một thời điểm làm gốc để tính giá trị

để tính giá trị sản lượng cho năm đó


sản lượng cho các năm khác.

Chỉ tiêu danh nghĩa: chỉ tiêu giá trị sản
lượng tính theo giá hiện hành.

-

Chỉ tiêu thực: chỉ tiêu tính theo giá cố
định.

Ở năm cơ sở: GDP danh nghĩa = GDP thực
2. Chỉ số giảm phát GDP

V. GDP có phải là thƣớc đo tốt về phúc lợi kinh tế
GDP không phải là thước đo hoàn hảo về phúc lợi cuộc sống.
Vì, nó không bao gồm:
+ Thời gian nghỉ ngơi, giải trí.


+ Giá trị của hầu hết của tất cả các hoạt động mà thực hiện bên ngoài của thị trường.
+ Chất lượng của môi trường
+Không nói về phần phối của thu nhập.


CHƢƠNG 11: ĐO LƢỜNG CHI PHÍ SINH HOẠT.
I.

CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG (CPI):


1. Khái niệm:
Là thước đo chi phí tổng quát của các hàng hóa và dịch vụ được mua bởi một người tiêu dùng điển
hình.
2. Cách tính toán CPI:


Cố định giỏ hàng:
- Xác định giá cả của hàng hóa nào là quan trọng nhất đối với
người tiêu dùng điển hình

Xác định giá cả:
- Xác định giá cả của từng hàng hóa và dịch vụ trong giỏ hàng tại từng
thời điểm

Tính toán chi phí của giỏ hàng:
- Sử dụng số liệu về giá cả để tính toán chi phí của giỏ hàng hóa và dịch
vụ tại các thời điểm khác nhau.

Chọn năm gốc và tính toán chỉ số:
- Chỉ định một năm làm năm gốc hay năm cơ sở
Giá của giỏ hàng hóa và dịch vụ trong năm hiện tại
CPI =
X 100
Giá của giỏ hàng hóa và dịch vụ trong năm gốc

Tính toán tỷ lệ lạm phát:
- Tỷ lệ lạm phát: phần trăm thay đổi của chỉ số giá so với kỳ trước.
- Công thức tính tỷ lệ lạm phát giữa 2 năm liên tiếp
CPI năm 2 - CPI năm 1
Tỷ lệ lạm phát trong năm 2 =

X 100
CPI năm 1
Cục thống kê Lao động (BLS) sử dụng số liệu và giá cả của hàng ngàn hàng hóa và dịch vụ:
3. Các vấn đề trong đo lƣờng chi phí sinh hoạt:


CPI không phải là một thước đo hoàn hảo về chi phí sinh hoạt.

VẤN ĐỀ
khó giải quyết

Thiên vị thay thế
Giá của một hàng hóa thay đổi
người tiêu dùng thay thế bằng các
loại hàng hóa ít tốn kém hơn

Sự giới thiệu hàng hóa mới
Khi giới thiệu hàng hóa mới, người
có thêm lựa chọn

Chỉ số giá được tính dựa trên 1
giỏ hàng hóa cố định , thì bỏ qua
khả năng thay thế do đó phóng đại
sự gia tăng chi phí qua các năm

Chỉ số giá được tính dựa trên 1 giỏ
hàng hóa cố định nên nó không phản
ánh sự gia tăng trong giá trị mỗi đô
la phát sinh từ giới thiệu hàng hóa
mới


Sự thay đổi về mặt chất lượng mà
không đo lường được

4. GDP so với CPI

Phản ánh giá tất cả hàng
hóa và dịch vụ

GDP

CPI

Được sản xuất trong nước

Được người tiêu dùng mua

Các hàng hóa và dịch vụ hiện
So sáng giá

đang được sản xuất với giá
của cũng hàng hóa và dịch vụ
đó trong năm góc

II.

Một giỏ hàng hóa và dịch vụ
cố định với giá của giỏ hàng
hóa đó trong năm gốc


ĐIỀU CHỈNH CÁC BIẾN SỐ KINH TẾ DO ẢNH HƢỞNG CỦA LẠM PHÁT

1. Chuyển đổi số đô la từ những thời điểm khác nhau:
Công thức chuyển đổi số đô la trong năm T thành số đô la trong ngày hôm nay:
Mức giá ngày hôm nay
Số đô la ngày hôm nay = Số đô la trong năm T x
Mức giá trong năm T


2. Chỉ số hóa:
-

Là sự điều chỉnh tự động theo luật pháp hay hợp đồng cho một số tiền trước tác động của lạm
phát.

-

Chỉ số hóa cũng là một đặc điểm của nhiều luật

3. Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực:
-

Lãi suất danh nghĩa: lãi suất thường được công bố mà không có sự điều chỉnh tác động của lạm
phát. Cho biết số tiền trong tài khoản của bạn tăng như thế nào qua thời gian.

-

Lãi suất thực: lãi suất đã điều chỉnh tác động của lạm phát. Cho biết sức mua từ tài khoản ngân
hàng của bạn tăng như thế nào qua thời gian.


Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa - Lạm phát


CHƢƠNG 12: SẢN XUẤT VÀ TĂNG TRƢỞNG

Năng suất

Số lượng hàng hóa &
dịch vụ được sản xuất
ra từ mỗi đơn vị nhập
lượng lao động
Khái niệm
Yếu tố quyết định
năng suất

Vốn nhân lực

Kiến thức và kỹ
năng người công
nhân có được
thông qua giáo
dục,đào tạo

Vốn vật chất

Trữ lượng máy
móc thiết bị,cấu
trúc cơ sở hạ
tầng sử dụng sản
xuất HH & DV


Tài nguyên thiên
nhiên

Mặc dù quan trọng
nhưng không phải là
yếu tố cần thiết để
nền kinh tế đạt năng
suất cao

Kiến thức công
nghệ

Sự hiểu biết của
xã hội với sự vận
động của thế
giới


Sức khỏe và
dinh dưỡng;
Nghiên cứu và
phát triển

• Tăng trƣởng kinh tế và
chính sách công

• Đối với xã hội,để đầu tư nhiều vốn hơn,phải
tiêu dùng ít đi và tiết kiệm nhiều hơn


Tiết kiệm và
đầu tư

Sinh lợi giảm
dần và hiệu
ứng đuổi kịp

Đầu tư từ nước
ngoài & Gíao
dục;Tăng
trưởng dân số

Quyền sở hữu
và ổn định
chính trị;
Thương mại tự
do

• Khi trữ lượng vốn tăng lên,sản lượng tăng thêm sẽ
giảm dần
• Hiệu ứng đuổi kịp: Đặc tính ở các quốc gia khởi đầu
nghèo khó có xu hướng tăng trưởng nhanh hơn quốc
gia giàu có hơn
• Đầu tư trực tiếp nước ngoài:Vốn đầu tư được sở hữu
và điều hành hoạt động bởi tổ chức nước ngoài
Đầu tư gián tiếp : Tài trợ bởi tiền nước ngoài nhưng
được điều hành trong nước
• Thương mại quốc tế có thể cải thiện phúc lợi kinh
tế của người dân quốc gia đó


 Tăng trưởng dân số :
Dàn trải tài nguyên thiên nhiên
Dàn mỏng trữ lượng vốn
Thúc đẩy tiến bộ công nghệ


CHƢƠNG 13: TIẾT KIỆN, ĐẦU TƢ VÀ HỆ THỐNG TÀI
CHÍNH
Các định chế tài chính
• Hệ thống tài chính: nhóm các định chế trong nền kinh tế.
• Giúp kết nối tiết kiệm của người này với đầu tư của người khác: di chuyển các nguồn lực khan hiếm
của nền kinh tế từ những người tiết kiệm đến những người đi vay.
• Các định chế tài chính gồm: các thị trường tài chính và các trung gian tài chính.
Các thị trƣờng tài chính (Những người tiết kiệm có thể cung cấp trực tiếp các nguồn quỹ đến những
người đi vay). Bao gồm:
• Thị trường trái phiếu (trái phiếu - giấy chứng nhận nợ).
• Thị trường cổ phiếu (cổ phiếu - quyền để sở hữu một phần của một công ty).
Các trung gian tài chính (Những người tiết kiệm có thể cung cấp trực tiếp các nguồn quỹ đến những
người đi vay). Bao gồm:
• Các ngân hàng
• Các quỹ tương hỗ (định chế mà nó bán cổ phần ra công chúng)
Quy tắc của hạch toán thu nhập quốc gia
–Tổng thu nhập: tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
–Tổng chi tiêu
• Y = C + I + G + NX
• Y= tổng sản phẩm quốc nội GDP
• C = tiêu dùng
• G = chi mua của chính phủ
• NX = xuất khẩu ròng
–Nền kinh tế đóng: không tương tác với các nền kinh tế khác (NX = 0)

–Nền kinh tế mở: tương tác với các nền kinh tế khác (NX ≠ 0)
Giả định: nền kinh tế đóng: NX = 0


•Y=C+I+G
• Tiết kiệm quốc gia (tiết kiệm), S: tổng thu nhập trong một nền kinh tế mà được giữ lại sau khi dùng
cho tiêu dùng và chi mua của chính phủ.
•Y–C–G=I
•S=Y–C-G
•S=I
• T = thuế trừ thanh toán chuyển nhượng
•S=Y–C–G
• S = (Y – T – C) + (T – G)
• Tiết kiệm tư nhân, Y – T – C: thu nhập mà các hộ gia đình để lại sau khi trả thuế và tiêu dùng.
• Tiết kiệm chính phủ, T – G: doanh thu thuế mà chính phủ để lại sau
khi chi tiêu
• Thặng dư ngân sách: T – G > 0: doanh thu thuế lớn hơn chi tiêu chính phủ
• Thâm hụt ngân sách: T – G < 0: doanh thu thuế nhỏ hơn chi tiêu chính phủ
Thị trƣờng vốn vay
–Cung vốn: những người muốn tiết kiệm
–Cầu vốn: những người mà họ muốn vay để đầu tư
–Đầu tư: giá của một khoản cho vay = lãi suất thực
–Khi lãi suất tăng: lượng cầu giảm, lượng cung tăng, đường cầu dốc xuống, đường cung dốc lên
Chính sách chính phủ có thể tác động đến tiết kiệm và đầu tƣ của nền kinh tế
Chính sách 1: Các khuyến khích tiết kiệm
–Tác động bên cung vốn vay
–Tăng cung -> đường cung dịch phải
–Cân bằng mới: lãi suất thấp hơn và lượng vốn vay cao hơn –> đầu tư cao hơn
Chính sách 2: Các khuyến khích đầu tƣ
–Tác động bên cầu vốn vay



–Tăng cầu -> đường cầu dịch phải
– Cân bằng mới: lãi suất cao hơn và lượng vốn vay cao hơn –> tiết kiệm nhiều hơn
Chính sách 3: Thâm hụt/thặng dƣ ngân sách
• Chính phủ: khởi đầu với ngân sách cân bằng –> rồi bắt đầu thâm hụt ngân sách
• Thay đổi cung vốn vay: giảm cung –> đường cung dịch trái
• Cân bằng mới: lãi suất cao hơn; lượng vốn vay nhỏ hơn
• Chính phủ thâm hụt ngân sách: lãi suất tăng; đầu tư giảm
• Chính phủ thặng dư ngân sách: tăng cung vốn vay, giảm lãi suất –> kích thích đầu tư


CHƢƠNG 14: CÁC CÔNG CỤ CƠ BẢN CỦA TÀI
CHÍNH
I.

GIÁ TRỊ HIỆN TẠI: ĐO LƢỜNG GIÁ TRỊ CỦA TIỀN TỆ THEO THỜI GIAN

- Một đồng ở hiện tại có giá trị hơn một đồng ở tương lai.
- Nếu r là lãi xuất, To là số tiền hiện tại, Tn là số tiền có được sau n năm
Tn=To.(1+r)n

- Ứng dụng:
+ Định giá các dự án đầu tư.
Một công ty đang cân nhắc xây dựng một nhà máy mới có giá 100 triệu tại thời điểm hiện nay
và sẽ có giá trị 200 triệu trong 10 năm. Bạn có đầu tư không nếu lãi xuất trong thời gian này là
6%, 8% ?
- Lãi xuất 6%: số tiền nhận được sau 10 năm 100.(1+0,06)10=179,08 => không đầu tư
- Lãi xuất 7%: số tiền nhận được sau 10 năm 100.(1+0,08)10=215,9 => đầu tư
+ Quy tắc 70: nếu một biến tăng trưởng với tốc độ x%/năm thì biến đó sẽ tăng gấp đôi trong

70/x năm.

II. QUẢN LÍ RỦI RO
-

Tính không thích rủi ro: Nhiều người không chấp nhận rủi ro xảy ra, nỗi đau từ việc

mất mát lớn hơn nhiều so với việc nhận được niềm vui khác.

-

Độ thỏa dụng biên giảm dần: của cải càng nhiều độ thỏa dụng từ việc nhận thêm 1đ sẽ

ít đi.
=>Giảm rủi ro bằng cách mua bảo hiểm

- Thị trường bảo hiểm:
+ Đối phó với rủi ro: mua bảo hiểm. Người mua đóng tiền cho công ty bảo hiểm, đổi
lại công ty sẽ chịu một phần hoặc tất cả rủi ro.
+ Trong hầu hết các năm, bạn sẽ phải trả phí bảo hiểm mà không nhận được gì ngoài
sự an tâm.
+ Bảo hiểm không loại bỏ rủi ro mà giúp chúng phân tán một cách hiệu quả
hơn.

+ Hai vấn đề cản trở thị trường bảo hiểm phân tán rủi ro: Lựa chọn ngược và rủi ro đạo
đức


- Đa dạng hóa rủi ro doanh nghiệp có tính đặc thù
+Đa dạng hóa rủi ro: giảm rủi ro đạt được bằng cách thay thế một rủi ro đơn lẻ bằng một số

lượng lớn các rủi ro nhỏ hơn không liên quan với nhau.
+Đa dạng hóa rủi ro có thể loại bỏ rủi ro doanh nghiệp có tính đặc thù nhưng không thể loại
bỏ rủi ro thị trường.
-Đánh đổi giữa rủi ro và sinh lợi
+Một người chọn càng nhiều cổ phiếu thì mức độ sinh lợi cao, đồng nghĩa với việc người đó
cũng đối mặt với rủi ro cao.

III.

ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN

-

Phân tích cơ bản
+Khi xác định giá trị của cổ phiếu, nhà phân tích dựa trên yếu tố: giá trị cổ phiếu, khả năng

sinh lợi của cổ phiếu đó
+Các cách để chọn một doanh mục chứng khoán đầu tư: thực hiện tât cả các nghiên cứu cần
thiết cho minh, dựa vào lời khuyên của các nhà phân tích, mua một quỹ ủy thác đầu tư.

-

Giải quyết thị trường hiệu quả
+Giá trị của một tài sản tương đương với giá trị hiện tại của dòng tiền mà chủ sở hữu sẽ

nhận được
+Theo giả thuyết thị trường hiệu quả, thị trường tài chính luôn xử lí thông tin có sẵn một
cách hợp lí do giá cổ phiếu luôn luôn bằng với ước tính tốt nhất về giá trị cơ bản của các doanh
nghiệp.


-

Tính phi lí của thị trường
+Thị trường chứng khoán thường di chuyển theo những cách khó giải thích rằng tin tức có

thể làm thay đổi việc định giá hợp lí.
+Các yếu tố tâm lí không hợp lí cũng tác động đến giá của tài sản


CHƢƠNG 15: THẤT NGHIỆP


Người trưởng thành có thể nằm trong ba nhóm: Có việc làm, thất nghiệp và không nằm
trong lực lượng lao động



Tỉ lệ thất nghiệp là tỉ lệ phần trăm những người muốn làm việc mà không có việc làm.





Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động là phần trăm lực lượng lao động trong dân số trưởng thành





Thất nghiệp và tham gia lực lượng lao động thay đổi khác nhau theo nhóm nhân khẩu học.




Tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên là tỉ lệ thất nghiệp thông thường mà tỉ lệ thất nghiệp dao động
quanh nó. Thất nghiệp chu kỳ là chênh lệch của tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên,
và liên quan đến dao động kinh tế ngắn hạn.



Tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên bao gồm thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp cơ cấu.



Thất nghiệp tạm thời xảy ra khi lao động tốn thời gian để tìm kiếm công việc thích hợp.
Thất nghiệp này tăng do bảo hiểm thất nghiệp, là chính sách chính phủ thiết kế để bảo vệ
thu nhập cho người lao động.



Thất nghiệp cơ cấu xảy ra khi lương cao hơn mức cân bằng, gây ra thặng dư lao động.
Lượng thặng dư lao động là lượng thất nghiệp.



Ba lý do lương cao hơn mức cân bằng gồm luật lương tối thiểu, công đoàn và lương hiệu
quả.


CHƢƠNG 16: HỆ THỐNG TIỀN TỆ
I.


Ý nghĩa của tiền



Trong nền kinh tế, tiền có 3 chức năng chính:

-

Trung gian trao đổi: Là thứ mà người mua đưa cho người bán khi họ mua hàng hóa và dịch vụ.
Ví dụ: Bạn dùng tiền của mình để mua hàng hóa, tiền của bạn sẽ đóng vai trò là trung gian trao đổi ở
các giao dịch đó.

-

Đơn vị tính toán: Là một thước đo con ngời sử dụng để niêm yết giá và ghi nhận nợ.
Ví dụ: Khi chúng ta muốn đo lường hoặc ghi nhận giá trị kinh tế của 1 mặt hàng, chúng ta sử dụng
tiền như một đơn vị tính toán.

-

Phương tiện lưu giữ giá trị: Là thứ mà con người có thể dùng để chuyển sức mua từ hiện tại sang
tương lai.
Ví dụ: Khi ngưới bán nhận được tiền từ người mua, họ có thể để dành và trở thành người mua ở một
thời điểm khác trong tương lai.



Tính thanh khoản: Mô tả sự dễ dàng chuyển đổi thành trung gian trao đổi của nền kinh tế mà một tài
sản có thể thực hiện được.




Các loại tiền tệ:

-

Khi tiền ở dưới dạng hàng hóa có giá trị thực chất, nó được gọi là tiền hàng hóa

-

Tiền mà không có giá trị thực chất được gọi là tiền pháp định



Hai chỉ tiêu đo lường lượng tiền của nền kinh tế Hoa Kì:

-

M1: Tiền gửi không kì hạn, séc du lịch, tiền gửi có thể viết séc, tiền mặt.

-

M2: Tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kì hạn, quỹ tương hỗ, M1.

II.

Hệ thống dự trữ liên bang




FED có 2 nhiệm vụ gắn bó với nhau:

-

Điều hành các ngân hàng và đảm bảo sự lành mạnh cho hệ thống ngân hàng.

-

Kiểm soát lượng tiền trong nền kinh tế ( cung tiền ).

III.


Hệ thống ngân hàng và cung tiền
Ngân hàng dự trữ 100%: Ngân hàng nhận được các khoản tiền gửi nhưng giữ lại, không cho vay ra
bên ngoài. Nếu ngân hàng giữ toàn bộ các khoản tiền gửi dưới dạng dự trữ thì họ sẽ không tác động
tới cung tiền.




Ngân hàng dự trữ một phần: một hệ thống ngân hàng mà ở đó các ngân hàng chỉ nắm giữ một tỷ
phần nhỏ tiền gửi dưới dạng dự trữ.



Số nhân tiền: Số tiền mà hệ thống ngân hàng tạo ra được từ mỗi đô la dự trữ




Vốn tự có của ngân hàng: Các nguồn lực mà những người chủ sở hữu của một ngân hàng cùng góp
vào định chế này.



Đòn bẩy: Sử dụng tiền vay để bổ sung cho các dòng tiền hiện hữu nhằm mục đích đầu tư. Tỷ số đòn
bẩy: là tỷ số tổng tài sản trên vốn tự có của ngân hàng.



Kiểm soát tiền tệ, cách mà FED tác động đến lượng dự trữ:

-

Nghiệp vụ thị trường mở: Hoạt động mua và bán trái phiếu chính phủ Hoa Kì do FED thực hiện.

-

FED cho các ngân hàng thương mại vay: FED cho cho các ngân hàng vay khoản dự trữ với lãi suất
chiết khấu mà FED đặt ra cho các ngân hàng.



Kiểm soát tiền tệ, cách mà FED tác động đến tỷ lệ dự trữ:

-

Yêu cầu dự trữ bắt buộc: FED đặt ra các quy định về mức dự trữ tối thiểu mà các ngân hàng thương
mại phải giữ lại từ các khoản tiền gửi.


-

Trả lãi cho dự trữ: Khi một ngân hàng có dự trữ tại FED, FED sẽ trả lãi cho các ngân hàng trên
khoản tiền gửi này.


CHƢƠNG 17: TĂNG TRƢỞNG TIỀN VÀ LẠM PHÁT
1. Cân bằng tiền tệ
- Cung tiền: do Fed kiểm soát. Đường cung tiền thẳng đứng
- Cầu tiền: phụ thuộc vào giá cả hàng hóa và dịch vụ. P tăng, lượng cầu tiền tăng đường cầu tiền dộc xuống.
- Trong dài hạn, mức giá điều chỉnh để đưa cung và cầu tiền về mức cân bằng.
2. Lạm phát.
Fed tăng cung tiền làm tăng cầu hàng hóa và dịch vụ, tuy nhiên khả năng cung ứng của nền kinh tế không
thay đổi nên sẽ thúc đầy giá hàng hóa và dịch vụ tăng lên. Sự gia tăng mức giá này sẽ làm tăng lượng cầu
tiên. Cuôi cùng nền kinh tế đạt được điểm cân bằng mới với mức giá cao hơn mức giá tại điểm cân bằng cũ.
Lạm phát đa xảy ra.
3. Phân đổi cổ điển và sự trung lập của tiền
-

Thay đổi cung tiền, theo phân tich cổ điển, chỉ ảnh hưởng đến các biến danhh nghĩa không ảnh
hưởng đến biến thực.

-

Việc thay đổi cung tiền không làm ảnh hưởng đến biến thực được gọi là tính trung lập của tiền.

-

Tính trung lập của tiền đúng trong nền kinh tế dài hạn. Trong thời kì ngắn hạn

(1 đến 2 năm) thay đổi tiền tệ ảnh hưởng đến các biến thực.

4. Phƣơng trình số lƣợng tiền
M*V=P*Y
M: lượng tiền
V: vòng quay của tiền
P: mức giá
Y: sản lượng
5. Thuế lạm phát : là nguồn thu có được do chính phủ in tiền để phục vụ chi tiêu.
Việc in tiền để phục vụ chi tiêu này sẽ dẫn đến lạm phát và lạm phát này sẽ chỉ chấm dứt khi chính
phủ cắt giảm chi tiêu.
6. Hiệu ứng Fisher
Lãi suất thực= lãi suất danh nghĩa - tỷ lệ lạm phát
Tiền có tính trung lập trong dài hạn nên lãi suất thực không bị ảnh hưởng. Do vậy, khi Fed tăng tỷ lệ
tăng trưởng tiền thì cả tỷ lệ lạm phát và lãi suất danh nghĩa cùng tăng trong dài hạn. Điều chỉnh này
của lãi suất danh nghĩa theo tỷ lệ lạm phát được gọi là Hiệu ứng Fisher.


7. Chi phí của lạm phát.


Lạm phát thì bản thân nó không làm giảm sức mua của con người.



Chi phí mòn giày: nguồn lực bị lãng phí khi lạm phát khuyến khích người ta giảm việc nắm giữ tiền của
họ.




Chi phí thực đơn: chi phí do thay đổi giá cả



Sự gia tăng biến động của mức giá tương đối



Những thay đổi không dự tính trước đối với nghĩa vụ thuế



Sự nhầm lẫn và bất tiện



Chi phí đặc biệt của lạm phát ngoài dự kiến: tái phân phối lại của cải.
Lạm phát làm giảm giá trị thực của khoản nợ vay.→người đi vay có lợi , người cho vay bất lợi. Giảm
phát làm tăng giá trị của thực của khoản nợ vay→người cho vay có lợi, người đi vay bất lợi.



Lạm phát là xấu nhưng giam phát còn xấu hơn. ( chi phí thực đơn, tái phân phối lại của cải theo hướng
có lợi cho chủ nợ, bất lợi cho con nợ.


CHƢƠNG 18: KINH TẾ HỌC VĨ MÔ CỦA NỀN KINH TẾ MỞ:
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN.
-


Nền kinh tế đóng: Nền kinh tế không tương tác với các nền kinh tế trên thế giới.

-

Nền kinh tế mở: Nền kinh tế tương tác tự do với các nền kinh tế trên thế giới.
Các dòng hàng hóa và dòng vốn quốc tế.

I.

1. Dòng hàng hóa: Xuất khẩu, nhập khẩu, xuất khẩu ròng.
-

Xuất khẩu: là những hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước và được bán ra nước ngoài.
XK = X(T, P*, P, NER, Y*)
Y : Thu nhập.
NER: Tỷ giá hối đoái.

-

Nhập khẩu: là những hàng hóa và dịch vụ sản xuất ở nước ngoài và được bán trong nước.
NK( M)= (T, P*, P, NER, Y)

-

Xuất khẩu ròng (Cán cân thương mại – NX ): là chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và giá trị nhập
khẩu của một quốc gia.
Xuất khẩu ròng = Giá trị xuất khẩu – Giá trị nhập khẩu

-




Xuất khẩu ròng > 0: Thặng dư thương mại.



Xuất khẩu ròng < 0: Thâm hụt thương mại.



Xuất khẩu ròng = 0: Cân bằng thương mại.

Các nhân tố liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu và xuất khẩu ròng:


Sở thích của người tiêu dùng.



Giá cả của hàng hóa trong nước và nước ngoài.



Tỷ giá hối đoái.



Thu nhập của người tiêu dùng trong nước và nước ngoài.




Chi phí vận chuyển hàng hóa từ nước này sang nước khác.



Các chính sách của chính phủ đối với thương mại quốc tế.

 Tổng giá trị thương mại quốc tế thay đổi.
2. Lƣu chuyển các nguồn lực tài chính: Dòng vốn ra ròng.
-

Dòng vốn ra ròng ( NCO): Mua sắm tài sản nước ngoài của cư dân trong nước – mua sắm tài sản
trong nước bởi người nước ngoài.


NCO > 0: Cư dân nội địa mua nhiều tài sản nước ngoài hơn người nước ngoài mua tài sản nội
địa -> dòng vốn ra.




NCO < 0: Cư dân nội địa mua ít tài sản nước ngoài hơn người nước ngoài mua tài sản nội địa > dòng vốn vào.

-

Đầu tư trực tiếp nước ngoài: nắm quyền quản lý việc đầu tư.

-

Đầu tư gián tiếp nước ngoài: Không nắm quyền quản lý.


-

Các biến số ảnh hưởng đến dòng vốn ra ròng:


Lãi suất thực được trả cho tài sản nước ngoài.



Lãi suất thực được trả cho tài sản trong nước.



Rủi ro về kinh tế và chính trị nhận biết được khi năm giữ tài sản nước ngoài.



Rủi ro về kinh tế và chính trị nhận biết được khi năm giữ tài sản trong nước.



Các chính sách của chính phủ về việc nắm giữ tài sản nước ngoài.

3. Sự ngang bằng giữa xuất khẩu ròng và dòng vốn ra ròng.
Xuất khẩu ròng = Dòng vốn ra ròng
NX = NCO


NX > 0, NCO > 0: Có thặng dư thương mại àDòng vốn đang ra.




NX < 0, NCO < 0: Thâm hụt thương mại à Dòng vốn đang vào.

4. Tiết kiệm, đầu tƣ và mối quan hệ với các dòng vốn quốc tế.
-

Trong nền kinh tế mở:
Y = C + I + G + NX
Y: Tổng sản phẩm quốc nội, GDP.
C: Tiêu dùng.
I: Đầu tư.
G: Mua sắm của chính phủ.
NX: xuất khẩu ròng.

-

Tiết kiệm quốc gia:
S=Y–G–C
Y – G – C = I + NX

 S = I + NX
-

Xuất khẩu ròng = Dòng vốn ra ròng:
NX = NCO à S = I + NCO

II.




S > I à NX > 0, NCO > 0



S < I à NX < 0, NCO < 0



S = I à NX = 0, NCO = 0

Giá của các giao dịch quốc tế: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực.


1. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa ( NER).
( Theo sách của Mankiw, tỷ giá hối đoái danh nghĩa được thể hiện dưới dạng 1 nội tệ = X ngoại
tệ. )
-

Là giá cả tương đối của đồng tiền hai quốc gia, mức ngoại tệ để mua 1 đơn vị nội tệ.

-

Sự lên giá của nội tệ: Cần nhiều ngoại tệ hơn để mua được 1 đơn vị nội tệ. à Đồng nội tệ mạnh lên.

-

Sự giảm giá của nội tệ: Cần ít ngoại tệ hơn để mua được 1 đơn vị nội tệ. à Đồng nội tệ yếu đi.
2. Tỷ giá hối đoái thực ( RER).

- Là giá tương đối của hàng hóa và dịch vụ giữa hai quốc gia.
RER =

NER: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa.
RER: Tỷ giá hối đoái thực.
P: Giá cả trong nước.
P*: Giá cả nước ngoài.
Khi nghiên cứu một nền kinh tế ở mức tổng thể, các nhà khoa học vĩ mô căn cứ vào các mức giá tổng
quát hơn là giá của các món hàng cụ thể. Bằng cách đo lường giá của một rổ hàng hóa và dịch vụ sẵn
có trong nước với nước ngoài.

RER =
P: Chỉ số giá trong nước.
P*: Chỉ số giá nước ngoài.
e: tỷ giá hối đoái danh nghĩa.
 Tỷ giá hối đoái thực là nhân tố quan trọng xác định xuất khẩu ròng của một quốc gia.
III.

Lý thuyết đầu tiên về xác định tỷ giá hối đoái: Ngang bằng sức mua.


-

Ngang bằng sức mua: Lý thuyết về tỷ giá hối đói theo đó một đơn vị của bất kỳ loại tiền tệ cho trước
nào sẽ mua được cùng một lượng hàng hóa ở tất cả các quốc gia.
1. Logic cơ bản của ngang bằng sức mua.

-

Quy luật một giá: Một hàng hóa phải được bán cùng một giá ở tất cả các địa điểm.


 Ngang bằng sức mua: Một đơn vị tiền tệ phải có cùng giá trị thực ( cùng sức mua) ở mọi quốc gia.
2. Hàm ý của ngang bằng sức mua.

Nếu ngang bằng sức mua tồn tại:
-

Tỷ giá hối đoái thực – giá tương đối của hàng hóa nội địa và nước ngoài không thay đổi.

-

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa các đồng tiền của hai quốc gia phải thể hiện các mức giá ở hai quốc
gia này.

-

Khi ngân hàng trung ương in ra một lượng lớn tiền tệ, số tiền đó bị mất giá đúng bằng số lượng hàng
hóa và dịch vụ mà số tiền này có thể thu được và lượng ngoại tệ nó có thể trao đổi.
3. Những hạn chế của ngang bằng sức mua.

-

Có nhiều hàng hóa không thể trao đổi ngoại thương một cách dễ dàng.

-

Các hàng hóa không thể thay thế hoàn toàn cho nhau do thị hiếu.


CHƢƠNG 19: LÝ THUYẾT KINH TẾ VĨ MÔ CỦA NỀN KINH

TẾ MỞ
CUNG VÀ CẦU VỐN VAY
Thị trƣờng vốn vay
Tất cả những người tiết kiệm đến thị trường này để ký gửi số tiền tiết kiệm của họ, và tất cả những người đi
vay đến thị trường này để vay nợ. Trên thị trường này có một mức lãi suất mà nó đồng thời là sinh lợi của
tiết kiệm và chi phí của việc đi vay.
S = I + NCO
Tiết kiệm = Đầu tư nội địa + Dòng vốn ra ròng
Cung vốn vay đến từ tiết kiệm quốc gia (S), và cầu vốn vay đến từ đầu tư nội địa (I) và dòng vốn ra ròng
(NCO).
Vốn vay nên được diễn giải như là lưu lượng nguồn lực sẵn có được hình thành trong nước dùng cho việc
tích lũy vốn. Việc mua tài sản vốn cộng thêm vào cầu vốn vay, bất kể tài sản này đặt tại nước nhà (I) hay
nước ngoài (NCO). NCO>0 quốc gia đang có dòng vốn ra ròng; mua vốn nước ngoài ròng cộng thêm vào
cầu vốn vay hình thành trong nước. NCO<0, quốc gia đang trải qua dòng vốn vào ròng nguồn lực vốn đến từ
nước ngoài làm giảm cầu vốn vay tạo ra trong nước.
Lượng cung và lượng cầu vốn vay phụ thuộc vào lãi suất thực

Tại mức lãi suất cân bằng, tổng cung vốn mà những người muốn tiết kiệm cân bằng một cách chính xác với
lượng cầu vốn cho đầu tư nội địa và dòng vốn ra ròng mong muốn.


×