Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Quản lý đào tạo trình độ Thạc sỹ chuyên ngành Tài chính Ngân hàng tại Học viện Ngân hàng (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 134 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
-----------------------------

NGUYỄN TẤT THẮNG

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
TẠI HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Đức Sơn

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn, tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành
đến các thầy cô giáo và các cán bộ quản lý của Học viện Quản lý giáo dục đã
giúp đỡ, tạo điều kiện cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại
Học viện Quản lý giáo dục.
Xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới Phó Giáo sư –
Tiến sĩ Nguyễn Đức Sơn, người thầy, người hướng dẫn khoa học đã tận tình
chỉ bảo, hướng dẫn và tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám đốc cùng toàn thể cán bộ
giảng viên, học viên và đồng nghiệp khoa Sau đại học tại Học viện Ngân hàng
đã giúp đỡ, động viên tác giả trong quá trình thực hiện luận văn.


Do điều kiện thời gian và năng lực nghiên cứu còn hạn chế, luận văn
không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp
của các nhà khoa học và bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Tất Thắng


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

TT

Chữ viết đầy đủ

1

CBQL

Cán bộ quản lý

2

CL

Chất lượng

3


ĐT

Đào tạo

4

GD

Giáo dục

5

GDĐH

Giáo dục đại học

6

GDĐT

Giáo dục đào tạo

7

GV

Giảng viên

8


KT – XH

Kinh tế - xã hội

9

QL

Quản lý

10

QLĐT

Quản lý đào tạo

11

QLGD

Quản lý giáo dục

12

SĐH

Sau đại học



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 1
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................... 3
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC
SĨ ....................................................................................................................... 8
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................8

1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới ................................................................... 8
1.1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam ................................................................ 12
1.2. Một số khái niệm .............................................................................................. 15

1.2.1. Quản lý và các chức năng của quản lý .................................................. 15
1.2.2. Đào tạo .................................................................................................. 18
1.2.3. Đào tạo trình độ thạc sĩ ......................................................................... 20
1.2.4. Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ............................................................ 20
1.3. Nội dung quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ........................................................ 21

1.3.1. Quản lý công tác tuyển sinh .................................................................. 21
1.3.2. Quản lý tổ chức đào tạo ........................................................................ 22
1.3.3. Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập ......................................... 25
1.3.4. Quản lý đội ngũ giảng viên ................................................................... 27
1.3.5. Quản lý cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ quá trình đào tạo ...... 29
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ............................ 30

1.4.1. Các yếu tố chủ quan .............................................................................. 30
1.4.2. Các yếu tố khách quan .......................................................................... 32
Kết luận chương 1 ........................................................................................... 33



Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ
THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG TẠI HỌC
VIỆN NGÂN HÀNG ...................................................................................... 34
2.1. Một vài nét chung về Học viện Ngân hàng ..................................................... 34

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Học viện Ngân hàng ................ 34
2.1.2. Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Học viện Ngân hàng ............. 37
2.1.3. Đội ngũ cán bộ giảng viên, cơ sở vật chất và phương tiện kỹ thuật phục
vụ hoạt động đào tạo ....................................................................................... 40
2.2. Thực trạng đào tạo trình độ thạc sĩ tại Học viện Ngân hàng .......................... 42
2.3. Thực trạng công tác quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Tài chính –
Ngân hàng tại Học viện Ngân hàng ........................................................................ 43

2.3.1. Nhận thức về sự cần thiết của quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên
ngành Tài chính – Ngân hàng tại Học viện Ngân hàng .................................. 44
2.3.2. Quản lý công tác tuyển sinh .................................................................. 46
2.3.3. Quản lý tổ chức đào tạo ........................................................................ 52
2.3.4. Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập ......................................... 61
2.3.5. Quản lý đội ngũ giảng viên ................................................................... 67
2.3.6. Quản lý các điều kiện phục vụ quá trình đào tạo .................................. 71
2.4. Đánh giá về thực trạng công tác quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành
Tài chính – Ngân hàng tại Học viện Ngân hàng .................................................... 73

2.4.1. Những thành công đã đạt được ............................................................. 73
2.4.2. Những hạn chế, tồn tại .......................................................................... 74
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại .............................................. 76
Kết luận chương 2 ........................................................................................... 78
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI HỌC VIỆN NGÂN HÀNG ....................... 80



3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp .......................................................................... 80

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu........................................................ 80
3.1.2. Nguyên tác đảm bảo tính hệ thống........................................................ 81
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa.......................................................... 81
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ....................................................... 82
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi .......................................................... 82
3.2. Một số biện pháp quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Tài chính –
Ngân hàng tại Học viện Ngân hàng ........................................................................ 83

3.2.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của quản lý đào tạo trình độ thạc
sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tại Học viện Ngân hàng .................. 83
3.2.2. Quản lý nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh ................................ 85
3.2.3. Quản lý việc xây dựng nội dung, chương trình đào tạo theo hướng
chuẩn hóa quốc tế ............................................................................................ 87
3.2.4. Quản lý việc thực hiện hoạt động đánh giá kết quả học tập của học viên
cao học chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng ............................................... 90
3.2.5. Đổi mới công tác quản lý, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giảng viên theo
quy trình chuẩn hóa quốc tế ............................................................................ 94
3.2.6. Tăng cường quản lý đầu tư cơ sở vật chất và phương tiện, thiết bị giảng
dạy đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng đào tạo .......................................... 96
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ...................................................................... 99
3.4. Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.... 100

3.4.1. Các vấn đề chung ................................................................................ 100
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý đào
tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tại Học viện Ngân
hàng ............................................................................................................... 101

3.4.3. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp quản lý đào tạo trình
độ thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tại Học viện Ngân hàng ........... 104


3.4.4. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản
lý đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tại Học viện
Ngân hàng ..................................................................................................... 106
Kết luận chương 3 ......................................................................................... 109
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Số lượng cán bộ viên chức tại Học viện Ngân hàng ...................... 40
Bảng 2.2. Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động đào tạo tại Học viện Ngân hàng ... 41

Bảng 2.3. Diện tích sàn xây dựng của các hạng mục phục vụ dạy và học tại
Học viện Ngân hàng ........................................................................................ 41
Bảng 2.4. Số lượng thạc sĩ đã tốt nghiệp tại Học viện Ngân hàng ................. 42
Bảng 2.5. Sự cần thiết của quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Tài
chính – Ngân hàng .......................................................................................... 44
Bảng 2.6. Số thí sinh đăng ký dự thi tuyển sinh cao học từ năm 2012 đến năm
2016 ................................................................................................................. 47
Bảng 2.7. Số liệu tuyển sinh cao học từ năm 2012 đến năm 2016 ................. 48
Bảng 2.8. Đánh giá thực trạng công tác tuyển sinh cao học tại Học viện Ngân
hàng ................................................................................................................. 49
Bảng 2.9. Thực trạng quản lý nội dung, chương trình đào tạo và kế hoạch đào
tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng .............................. 52
Bảng 2.10. Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên .............. 56

Bảng 2.11. Thực trạng quản lý hoạt động học tập của học viên cao học ....... 59
Bảng 2.12. Thực trạng quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập đối với học
viên cao học chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng ....................................... 62
Bảng 2.13. Thực trạng về quản lý hoạt động đánh giá chất lượng luận văn
thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng ................................................. 65
Bảng 2.14. Thực trạng quản lý đội ngũ giảng viên ......................................... 68
Bảng 2.15. Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ quá trình đào tạo........ 71
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp .......... 101
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp .............. 104
Bảng 3.3. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp .. 106


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý ...................................... 18
Biểu đồ 3.1. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng ........ 108


1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục và đào tạo có vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát
triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Nhiều quốc gia trên thế giới đã đạt được
những thành tựu to lớn trong quá trình phát triển nhờ coi trọng vai trò của
giáo dục và đào tạo như Nhật Bản với quan điểm coi “Giáo dục đào tạo là
quốc sách hàng đầu; cần kết hợp hài hoà giữa bản sắc văn hóa lâu đời phương
Đông với những tri thức phương Tây hiện đại” hay Singapore với phương
châm: “Thắng trong cuộc đua về giáo dục sẽ thắng trong cuộc đua về phát

triển kinh tế”. Hiểu được vấn đề này, Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục
và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm thực
hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; tạo ra
nguồn lực có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc - đó là nguồn lực con người. “Vì lợi ích mười năm
thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” – Tư tưởng của
Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại luôn là kim chỉ nam cho mọi hành động của
Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng nền giáo dục nước nhà. Nghị quyết
Trung Ương 2 khoá VIII đã khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nền
tảng, động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay”. Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ X cũng nhấn mạnh: “Giáo dục và đào tạo là một trong những động lực
thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy
nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế
nhanh và bền vững”. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn


2

2011 - 2020 được thông qua tại Đại hội XI, vai trò của giáo dục và đào tạo lại
được làm rõ: “Giáo dục và đào tạo cần tập trung vào việc phát triển nhanh
nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI
(Nghị quyết số 29-NQ/TW) ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế đã đề ra những mục tiêu cũng như giải pháp cụ thể để từng bước hoàn
thành nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời chỉ rõ những hạn
chế, yếu kém của hệ thống giáo dục: Chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào
tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.

Hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các
phương thức giáo dục, đào tạo; còn n ng lý thuyết, nh thực hành. Đào tạo
thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của
thị trường lao động; chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống
và kỹ năng làm việc. Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết
quả còn lạc hậu, thiếu thực chất. Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu
kém. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số
lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển
giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Đầu tư cho
giáo dục và đào tạo chưa hiệu quả. Chính sách, cơ chế tài chính cho giáo dục
và đào tạo chưa phù hợp. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu và lạc hậu, nhất là
ở vùng sâu, vùng xa, vùng đ c biệt khó khăn. Trong bối cảnh cuộc cách mạng
khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão đã mang lại những thành tựu vĩ
đại trên tất cả các lĩnh vực, tạo điều kiện để từng bước hình thành một nền
kinh tế mới đó là nền kinh tế tri thức, trong đó yếu tố thông tin và tri thức
được đ t lên hàng đầu thì con người được trang bị những tri thức hiện đại sẽ


3

là động lực cơ bản của sự phát triển. Chính vì vậy, giáo dục đã trở thành nhân
tố quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Đứng trước yêu cầu phải tạo ra nguồn lực phục vụ cho quá trình phát
triển của đất nước và nhu cầu học tập ngày càng cao của xã hội, đòi hỏi phải
có sự chuyển mình mạnh mẽ của nền giáo dục nước nhà. Trong đó, vấn đề
then chốt đ t ra là phải nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở tất cả các
cấp học, bậc học, đ c biệt là đối với đào tạo sau đại học. Đây là khu vực tạo
ra nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội,
khoa học - công nghệ của đất nước. Cùng với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập
quốc tế, nguồn nhân lực chất lượng cao là một bộ phận không tách rời nguồn

nhân lực quốc gia, khi quốc gia đó chuyển dần sang nền kinh tế dựa trên tri
thức là chủ yếu. Trong những năm qua, đào tạo sau đại học nói chung và đào
tạo trình độ thạc sĩ nói riêng đã đạt được những thành tựu nhất định, quy mô,
tốc độ đào tạo không ngừng tăng lên, cung ứng nguồn nhân lực chất lương
cao cho đất nước. Các cơ sở đào tạo thạc sĩ không ngừng đổi mới, hoàn thiện
nội dung chương trình và phương pháp đào tạo theo hướng đa dạng hóa, gắn
kết đào tạo với nghiên cứu khoa học và bám sát thực tế, phát huy vai trò, vị trí
trung tâm của học viên; xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục
đạt tiêu chuẩn; từng bước mở rộng liên kết với các cơ sở đào tạo quốc tế.
Không chỉ khắc phục được tình trạng lực lượng cán bộ giảng dạy mỏng và
dàn trải mà còn hình thành đội ngũ các nhà giáo, nhà khoa học tận tình, tâm
huyết với giảng dạy và nghiên cứu khoa học với chuyên môn sâu. Nhiều
người đã trưởng thành, trở thành những nhà khoa học và chuyên gia đầu
ngành trong những lĩnh vực cụ thể. Chất lượng đào tạo nói chung, chất lượng
luận văn tốt nghiệp nói riêng những năm qua có bước tiến rõ rệt. Nhiều luận
văn thực sự là những công trình khoa học có tính mới; đáp ứng yêu cầu đòi
hỏi, tính cấp thiết của địa phương, đơn vị và đóng góp tích cực vào việc xây


4

dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đào tạo trình độ thạc sĩ đã tạo nên đội ngũ cán bộ
khoa học đông đảo và rộng khắp trên mọi lĩnh vực, tham gia vào việc xác
định đường lối đổi mới đất nước, xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa - xã
hội, củng cố quốc phòng - an ninh.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác đào tạo trình
độ thạc sĩ vẫn còn những tồn tại. Quy mô và cơ cấu của đào tạo còn nhiều bất
cập, chưa đáp ứng yêu cầu cân đối và đồng bộ với sự phát triển kinh tế - xã
hội. Cơ cấu ngành đào tạo chưa hợp lý, tạo ra sự mất cân đối trong đào tạo và
không đáp ứng được yêu cầu phát triển đồng bộ giữa khoa học xã hội và nhân

văn, khoa học tự nhiên và các hướng công nghệ ưu tiên và với nền kinh tế đất
nước. Chất lượng, hiệu quả đào tạo còn nhiều hạn chế, phát triển quy mô chưa
gắn với chất lượng đào tạo. Để khắc phục được những yếu kém trên trước tiên
cần quan tâm đến vai trò của công tác quản lý giáo dục, cụ thể ở đây là vấn đề
quản lý quá trình đào tạo. Chất lượng quản lý được cải thiện sẽ góp phần quan
trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới phương pháp và hiệu
quả đào tạo.
Học viện Ngân hàng có nhiệm vụ đào tạo cán bộ ở bậc giáo dục
chuyên nghiệp, bậc đại học và trên đại học về lĩnh vực tiền tệ - tín dụng ngân hàng và một số ngành, chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Giáo
dục và Đào tạo; tổ chức các khoá bồi dưỡng nghiệp vụ và công nghệ ngân
hàng; tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ về ngân hàng; thực hiện hợp
tác về đào tạo và nghiên cứu khoa học ngân hàng với các tổ chức trong và
ngoài nước theo quy định chung của Nhà nước. Học viện Ngân hàng được tổ
chức và hoạt động theo Quyết định số 48/QĐ-NHNN ngày 12/01/2004 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chịu sự lãnh đạo và quản lý trực
tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và chịu sự quản lý nhà nước về giáo
dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo.


5

Học viện Ngân hàng bắt đầu tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ khóa
đầu tiên vào năm 1999 theo quyết định số 179/QĐ-BGD&ĐT ngày 19 tháng
1 năm 1999. Đến nay, sau quá trình gần 20 năm đào tạo cao học, Học viện
Ngân hàng đã góp phần tạo ra đội ngũ nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực
tài chính - ngân hàng, từng bước trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học
hàng đầu với hệ thống viện nghiên cứu chuyên ngành gắn với ngành đào tạo,
có khả năng giải quyết các vấn đề lý thuyết và thực tiễn của nền kinh tế. Tuy
nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Học viện Ngân hàng cũng g p
không ít khó khăn trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào

tạo. Đứng trước những thách thức của thời kỳ mới, Học viện Ngân hàng luôn
nỗ lực hết mình để trở thành trường đại học hàng đầu trong lĩnh vực tài chính
- ngân hàng, hướng tới mục tiêu đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, góp phần
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Từ những lí do trên, với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng
đào tạo, tác giả lựa chọn thực hiện đề tài: “Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ
chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng tại Học viện Ngân hàng”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành
Tài chính - Ngân hàng nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại Học
viện Ngân hàng.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
tại Học viện Ngân hàng.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Tài chính Ngân hàng tại Học viện Ngân hàng.


Luận văn đủ ở file: Luận văn full













×