Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Khảo sát sự biến đổi mức lọc cầu thận và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh đắk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (574.66 KB, 49 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thế kỉ XXI là thế kỉ của các bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa mà điển
hình là bệnh đái tháo đường (ĐTĐ). Đây là một trong ba bệnh (ung thư, tim
mạch, ĐTĐ) đang phát triển nhanh nhất hiện nay. Theo WHO năm 1994 thế
giới có 110 triệu người mắc ĐTĐ, năm 1995 có 135 triệu người, đến năm
2007 là 246 triệu người. Ước tính năm 2025 con số này sẽ lên đến 330 triệu
người, chiếm 6% dân số thế giới. Tỷ lệ bệnh tăng lên ở các nước phát triển là
42%, nhưng ở các nước đang phát triển sẽ là 170% [20]. Việt Nam là một
trong mười quốc gia có tỷ lệ ĐTĐ cao nhất thế giới. Theo thống kê năm 2008,
tỷ lệ mắc ĐTĐ là trên 5%, tương đương với khoảng 4,5 triệu người; tại các
thành phố lớn khu công nghiệp tỷ lệ này là 7 – 10% [2].
Thêm vào đó, tỷ lệ tử vong do ĐTĐ cao gấp 2 lần so với người không
mắc bệnh này. Bệnh là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 4 ở các nước phát
triển như Mỹ. Theo dự báo của WHO, tỷ lệ tử vong sẽ tăng 50% trong 10 năm
tới không do biến chứng cấp tính và tăng trên 80% ở các nước đã và đang
phát triển trong thời gian từ 2006 – 2015 [39].
Đáng lo ngại hơn là các biến chứng của bệnh, cứ 30 giây lại có một bệnh
nhân bị cắt cụt chi và cứ mỗi ngày có 5000 người mất khả năng nhìn do biến
chứng của bệnh; đặc biệt bệnh là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh thận mạn
giai đoạn cuối.
Chính sự gia tăng nhanh chóng về tỷ lệ mắc của ĐTĐ, đặc biệt là ĐTĐ
type 2, cùng với chất lượng cuộc sống được nâng cao, tuổi thọ kéo dài làm
cho tỷ lệ các biến chứng mạn trong đó có biến chứng thận có điều kiện xuất
hiện và ngày càng gia tăng.
Quan trọng hơn khi bệnh thận giai đoạn cuối là biến chứng trầm trọng
nhất đồng thời là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở bệnh nhân ĐTĐ [2]. Tuy
nhiên đa số bệnh nhân mất trên 95% chức năng thận mới có biểu hiện lâm
sàng rõ rệt. Nếu để suy thận tiến triển sang giai đoạn cuối người bệnh phải

1



điều trị thay thế thận để duy trì sự sống. Điều này gây tổn hại về sức khoẻ
đồng thời là gánh nặng đối với kinh tế gia đình và xã hội.
Để ngăn ngừa suy thận giai đoạn cuối ở bệnh nhân ĐTĐ đầu tiên là phát
hiện sớm bệnh thận mạn và việc đánh giá chức năng thận thông qua mức lọc
cầu thận là thiết yếu. Quan trọng hơn cần xác định các yếu tố liên quan để can
thiệp kịp thời giúp công tác phòng và quản lý ĐTĐ thực sự hiệu quả.
Tại Việt Nam nói chung và Đắk Lắk nói riêng kinh tế còn nhiều khó
khăn, nền y tế chưa hoàn chỉnh, chỉ có thể tập trung vào những yếu tố liên
quan quan trọng và phù hợp với thực tiễn; trong khi các nghiên cứu về vấn đề
này còn hạn chế. Vì vậy chúng tôi tiến hành “Khảo sát sự biến đổi mức lọc
cầu thận và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 điều
trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk” với những mục tiêu cụ thể như sau:
1. Xác định mức lọc cầu thận uớc tính ở bệnh nhân đái tháo đường type 2
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến mức lọc cầu thận ở bệnh nhân đái
tháo đường type 2.
Hi vọng kết quả nghiên cứu sẽ góp phần hiệu quả vào chiến lược dự
phòng và điều trị ĐTĐ cũng như các biến chứng của bệnh.

2


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số vấn đề về bệnh đái tháo đường:
1.1.1. Dịch tễ học:
Những năm gần đây ĐTĐ đang trở thành vấn đề lớn đối với giới y khoa
cũng như cả cộng đồng. Bệnh đang gia tăng với tốc độ đáng ngại 300% mỗi
năm. Theo WHO năm 2010 thế giới có 221 triệu người mắc ĐTĐ và dự báo
đến năm 2030 con số này sẽ lên đến 360 triệu người [20].

Bệnh diễn tiến âm thầm nên được chẩn đoán muộn có khi cả chục năm
từ lúc có dấu hiệu tăng đường máu. Điều đó dẫn đến có tới 50 % bệnh nhân
đã có biến chứng ở các mức độ khác nhau ngay tại thời điểm chẩn đoán.
Nhiều nghiên cứu cho thấy ĐTĐ là nguyên nhân chính gây mù lòa và giảm
thị lực ở người trưởng thành. Nguy cơ tắc mạch ngoại vi dẫn tới đoạn chi do
ĐTĐ gấp 15 - 40 lần so với người bình thường. Đặc biệt bệnh là nguyên nhân
hàng đầu gây bệnh thận mạn giai đoạn cuối cần phải chạy thận nhân tạo [37].
Thêm vào đó, tỷ lệ tử vong do ĐTĐ cao gấp 2 lần so người không mắc
bệnh này và mỗi năm có hơn 3,2 triệu người chết vì các bệnh liên quan đến
ĐTĐ tương đương với số người chết vì HIV/AIDS. Bệnh là nguyên nhân tử
vong đứng hàng thứ 4 ở các nước phát triển như Mỹ. Theo dự báo của WHO
tỷ lệ tử vong sẽ tăng 50% trong 10 năm tới không do biến chứng cấp tính và
tỷ lệ này sẽ tăng trên 80% ở các nước đã và đang phát triển trong thời gian từ
2006 - 2015 [39].
Đặc biệt quan tâm đến ĐTĐ type 2, vì thể bệnh này chiếm 80 - 90%
tổng số bệnh nhân ĐTĐ và ngày càng gia tăng do chế độ ăn uống không phù
hợp và lối sống tĩnh tại.
Các chuyên viên về ĐTĐ báo động với các chính phủ Châu Á về tầm
vóc to lớn của vấn đề và dẫn chứng rằng người bệnh cần có thuốc mỗi ngày
để tiếp tục sống, bệnh gây tàn phế và cần điều trị dài ngày tại bệnh viện,

3


những điều đó làm hao hụt ngân sách nhà nước. Viện ĐTĐ quốc tế cũng nhấn
mạnh rằng: “Tỷ lệ người Châu Á biết mình mắc bệnh rất thấp, nhất là tại các
nước kém phát triển, và khi đã được chẩn đoán bệnh nhân cũng khó nắm bắt
thông tin về cách điều trị như thế nào cho đúng và hạn chế biến chứng”.
Tình hình bệnh ĐTĐ ở Việt Nam không nằm ngoài quy luật chung của
thế giới. Qua điều tra tại một số bệnh viện cho thấy ĐTĐ là bệnh có tỷ lệ mắc

và tử vong cao nhất trong các bệnh nội tiết. Năm 2008, có khoảng 4,5 triệu
người mắc ĐTĐ chiếm khoảng 5% dân số cả nước, tại các thành phố lớn và
khu công nghiệp tỷ lệ này là 7 - 10%. ĐTĐ type 2 phổ biến hơn type 1, chiếm
85 - 90% các trường hợp ĐTĐ [12]. Ở bệnh nhân ĐTĐ type 2, bệnh tim mạch
là nguyên nhân tử vong hàng đầu, khoảng 20% bệnh nhân có biến chứng võng
mạc tại thời điểm chẩn đoán, bệnh còn dẫn đến mù lòa, suy thận giai đoạn
cuối, loét chân và cắt đoạn chi [9].
Cùng với sự phát triển chung của đất nước, Đắk Lắk một tỉnh thuộc
khu vực Tây Nguyên, đời sống nhân dân ngày càng nâng cao, trong khi nhận
thức về bệnh tật nói chung và ĐTĐ nói riêng còn nhiều hạn chế, tạo điều kiện
cho bệnh xuất hiện và ngày càng tăng. Theo Hoàng Đức Linh, năm 2010
thành phố Buôn Ma Thuột có 5,9% dân số mắc căn bệnh này với nhiều biến
chứng nguy hiểm [12].
Mặc dù y học có những phát triển vượt bậc trong chẩn đoán, điều trị và
dự phòng ĐTĐ nhưng căn bệnh này luôn là vấn đề thời sự và là mối quan tâm
lớn của toàn thế giới bởi tỷ lệ mắc vẫn cao, biến chứng nặng nề và chi phí tốn
kém trong điều trị.
1.1.2. Định nghĩa:
Đái tháo đường là một bệnh mạn tính, có yếu tố di truyền, do hậu quả
của tình trạng thiếu insulin tuyệt đối hoặc tương đối; bệnh được đặc trưng bởi
tình trạng tăng đường huyết cùng với các rối loạn chuyển hóa đường, đạm,
mỡ và chất khoáng. Các rối loạn này có thể đưa đến các biến chứng cấp tính
và về lâu dài gây ra các biến chứng mạch máu lớn và nhỏ [10].
4


1.1.3. Phân loại:
Bệnh ĐTĐ được mô tả từ thời cổ Hi Lạp. Bouchardat là người đầu tiên
nhận xét và công bố về tính đa dạng về bệnh cảnh lâm sàng và đưa ra danh từ
“ĐTĐ gầy” và “ĐTĐ mập” để phân biệt hai thể của bệnh. Năm 1936,

Himsworth phân biệt “ĐTĐ kháng insulin” và “ĐTĐ nhạy cảm với insulin”.
Năm 1976 Gudworth đưa ra danh từ “ĐTĐ type 1” và “ĐTĐ type 2”. Năm
1985, bảng phân loại của tổ chức y tế thế giới ghi nhận “ĐTĐ phụ thuộc
insulin” đồng nghĩa với “ĐTĐ type 1” và “ĐTĐ không phụ thuộc insulin”
đồng nghĩa với “ĐTĐ type 2”. Đến năm 1997, ADA đề nghị dùng từ ĐTĐ
type 1 và type 2 để tránh hiểu lầm về lựa chọn thuốc điều trị [10].
Ngoài ra còn phân loại ĐTĐ thai kỳ và một số thể đặc biệt khác: LADA
(Latent Autoimmue Diabetes in Adult) còn gọi là ĐTĐ type 1,5; MODY
(maturity onset diabetes of the youth), ĐTĐ do bệnh lý tụy ngoại tiết ( sỏi tụy,
viêm tụy,…)
1.1.4. Chẩn đoán:
Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ được Hiệp hội ĐTĐ Mỹ kiến nghị năm
1997 và nhóm chuyên gia về bệnh ĐTĐ của WHO công nhận vào năm 1998,
tuyên bố áp dụng năm 1999, gồm các tiêu chí:
* Có triệu chứng lâm sàng của bệnh ĐTĐ (uống nhiều, gầy nhiều, tiểu
nhiều) và mức glucose huyết tương bất kì ≥ 11,1 mmol/l (200 mg/dl)
* Mức glucose huyết tương lúc đói ≥ 7 mmol/l (126 mg/dl)
* Mức glucose huyết tương ≥ 11,1 mmol/l (200 mg/dl) ở thời điểm 2
giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose huyết bằng uống 75 gam đường.
Lưu ý rằng các xét nghiệm phải được khẳng định ít nhất một lần vào
những ngày sau đó.
Nhìn chung các tiêu chuẩn chẩn đoán thay đổi theo sự hiểu biết về
bệnh căn và bệnh sinh và có xu hướng đưa ra các tiêu chí chẩn đoán phục vụ
cho công tác dự phòng [2].

5


Năm 2010, ADA đề nghị dùng HbA1c (theo chương trình chuẩn hóa
glycohemoglobin quốc gia - NGSP) như một tiêu chuẩn để chẩn đoán hoặc

sàng lọc ĐTĐ. Xét nghiệm này có phần thuận tiện hơn tuy nhiên lại không
thích hợp trong một số tình huống như xuất huyết nặng, mang thai hay thiếu
máu.Vì vậy việc áp dụng tiêu chuẩn này vào chẩn đoán ĐTĐ chưa được
thống nhất.
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán type đái tháo đường theo IDF năm 2005 [2]:
Đặc điểm
Khởi phát

ĐTĐ type 1
ĐTĐ type 2
Rầm rộ, đầy đủ các triệu Chậm, thường không có
chứng

triệu chứng

Biểu hiện

Sút cân nhanh chóng

Thể trạng béo

lâm sàng

Đái nhiều

Tiền sử gia đình mắc ĐTĐ

Uống nhiều

type 2


Nhiễm toan ceton

Dương tính

Thường không có

Peptid C

Thấp hặc mất

Bình thường hoặc tăng

Kháng thể kháng Dương tính

Âm tính

tế bào đảo tụy
Điều trị

Bắt buộc dùng insulin

Thay đổi lối sống
Thuốc hạ đường máu
Insulin
Không

Kết hợp với bệnh Có
tự miễn khác


Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ type 2 của ADA có phần đơn giản và dễ áp
dụng trên lâm sàng hơn. Bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ và có những tiêu
chuẩn sau:
+ Thường gặp ở người lớn tuổi, trên 50 tuổi
+ Thể trạng thường mập
+ Khởi phát bệnh từ từ không rầm rộ [2].

6


1.2. Biến chứng thận ở bệnh nhân ĐTĐ:
1.2.1. Dịch tễ học:
Bệnh thận ĐTĐ là nguyên nhân chiếm vị trí số một của suy thận mạn ở
các nước phương Tây 25 - 50% và trên 90% là ĐTĐ type 2. Bệnh là nguyên
nhân độc lập phổ biến nhất chiếm 50% gây suy thận giai đoạn cuối ở các
nước Châu Âu và Châu Mỹ. Thống kê cho thấy 30 - 40% bệnh nhân ĐTĐ có
biến chứng thận và suy thận được coi là biến chứng trầm trọng nhất đồng thời
là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở bệnh nhân ĐTĐ [1].
Tại Việt Nam hiện có khoảng 5 triệu bệnh nhân suy thận mạn chiếm
6,73% dân số cả nước và hàng năm có khoảng 8000 bệnh nhân suy thận mới,
trong đó nguyên nhân do biến chứng của ĐTĐ đứng hàng thứ 2 sau viêm cầu
thận mạn [7].
1.2.2. Ảnh hưởng của ĐTĐ đến thận:
ĐTĐ gây nhiều biến chứng ở thận như tổn thương cầu thận, ống thận,
hoại tử đài thận hoặc bệnh lý thần kinh bàng quang. Trong đó bệnh cầu thận
ĐTĐ là một biến chứng điển hình của ĐTĐ type 1, tuy nhiên vẫn xuất hiện ở
người ĐTĐ type 2.
ĐTĐ gây suy thận thông qua hai cơ chế chính, đó là làm tổn thương
mạch máu thận ảnh hưởng đến chức năng lọc và làm tăng áp lực trong cầu
thận. Vai trò của những bất thường về mặt huyết động được nhận thấy ở giai

đoạn đầu của bệnh nhân ĐTĐ mới được biết gần đây. Sự tăng lọc và tăng áp
lực giải thích cho microalbumin niệu và sự giãn nở của gian mạch gây ra hiện
tượng xơ hóa cầu thận. Thêm vào đó, những rối loạn chuyển hóa thứ phát sau
tăng đường máu cũng tham gia vào quá trình tiến triển của bệnh thận bằng
cách làm thay đổi cấu trúc phân tử trong thành phần cầu thận, đặc biệt là
màng đáy. Theo các cơ chế trên, bệnh thận ĐTĐ diễn ra từ từ qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn đầu tiên là sự xuất hiện microalbumin niệu, khi vượt quá giới
hạn cho phép thì được coi là đái ra albumin. Ở giai đoạn này thường không có
biểu hiện lâm sàng nhưng về cấu trúc và chức năng thận đã có nhiều thay đổi.
7


Nếu không được điều trị tốt, đa số bệnh nhân sẽ tiến triển sang giai đoạn biến
chứng thực sự. Việc điều trị tích cực ngay từ giai đoạn này giúp hồi phục chức
năng thận và xét nghiệm microallbumin có thể âm tính trở lại.
Giai đoạn biến chứng thực sự được đặc trưng bởi albumin niệu trên
0,5g/24h phát hiện được bằng các xét nghiệm thông thường. Về lâm sàng có
thể có THA, biến chứng mắt, thần kinh và tim mạch. Điều trị tích cực giai
đoạn này có thể cải thiện diễn biến của bệnh.
Giai đoạn cuối là suy thận, thường xuất hiện khoảng 7 năm sau khi có
biểu hiện của biến chứng thận thực sự. Nếu không điều trị tốt thì 5 năm sau sẽ
đến suy thận giai đoạn cuối và phải điều trị thay thế thận.
Để ngăn ngừa suy thận giai đoạn cuối ở bệnh nhân ĐTĐ đầu tiên là
phát hiện sớm bệnh thận mạn và việc đánh giá chức năng thận thông qua
MLCT là thiết yếu.
1.2.3. Cách tính mức lọc cầu thận:
MLCT là một thông số quan trọng đánh giá chức năng của thận. Mặc
dù có những biện pháp chính xác để đo MLCT trên súc vật thí nghiệm, song
cho đến nay vẫn chưa có phương pháp nào đo MLCT trực tiếp trên người.
Các phương pháp đo MLCT chủ yếu dựa trên nguyên tắc đo độ thanh thải của

một số chất qua thận hoặc đơn giản chỉ đo nồng độ chất còn lại trong huyết
tương. Creatinin huyết tương đơn giản và tiện dụng hơn độ thanh thải
creatinin trong đánh giá MLCT. Do vậy trên lâm sàng đo MLCT qua độ thanh
thải creatinin là phương pháp thiết thực để đánh giá chức năng thận và phân
loại mức độ suy thận.
Creatinin trong huyết tương là sản phẩm giáng hóa của creatin qua quá
trình hoạt động khối cơ của cơ thể. Creatinin được lọc qua cầu thận và không
bị tái hấp thu và rất ít được bài tiết thêm ở ống thận. Lượng creatinin bài xuất
ít chịu ảnh hưởng của chế độ ăn và nước tiểu. Do đó creatinin huyết thanh ít
thay đổi trong ngày và độ thanh thải creatinin nội sinh phản ánh đúng chức
năng lọc của cầu thận. Creatinin tương quan nghịch với MLCT, creatinin tăng
8


gấp đôi gợi ý chức năng thận giảm đi 50%. Hạn chế chính của việc dựa vào
creatinin là sự bài tiết của chất này ở ống thận tăng khi có suy thận. Mặc dù
vậy creatinin vẫn tỏ ra hữu ích trong đánh giá chức năng thận trên lâm sàng.
Ở người bình thường nồng độ creatinin máu có giá trị từ 0,8 - 1,2 mg/dl
(70 - 106 µmol/l) và MLCT trung bình là 120 ml/phút. Khi thận đã suy do bất
cứ nguyên nhân gì creatinin sẽ tăng và MLCT sẽ giảm [2].
Hiện nay có 2 công thức đang được sử dụng rộng rãi để tính MLCT
uớc tính dựa vào creatinin và một số yếu tố nhân trắc như tuổi, giới, cân nặng,
diện tích bề mặt cơ thể,…
Công thức Cockcroft-Gault được tìm ra năm 1976:
eGFR (ml/phút/1,73 m2) = [(140 - tuổi) x cân nặng (kg) x K x C] / Scr
Trong đó: SCr là nồng độ creatinin huyết thanh, đơn vị µmol/l
C= 1,73 / BSA
BSA là diện tích bề mặt cơ thể, tính theo công thức Dubois [23]:
BSA (m2) = [cân nặng (kg)]0,425 x [chiều cao(cm)]0,725 x 0,007184
K = 1,23 đối với nam và K = 1,04 đối với nữ

Công thức MDRD dùng để tính MLCT điều chỉnh tiết thực trong bệnh
thận, được tìm ra vào năm 1999 qua khảo sát MLCT của 1628 bệnh nhân có
bệnh thận mạn, công thức này được đánh giá là chính xác hơn phương pháp
đo độ thanh thải creatinin nước tiểu trong 24 giờ và ước tính MLCT theo công
thức Cockcroft - Gault [31]:
Đối với nam:
eGFR(ml/phút/1,73 m2) = 186 x [Scr (µmol/l)]-1,154 / 88,4 x (tuổi )-0,203
Đối với nữ:
eGFR(ml/phút/1,73 m2) = 186 x [Scr(µmol/l)]-1,154/ 88,4 x(tuổi )-0,203 x 0,742
Trong đó: SCr là nồng độ creatinin huyết thanh, đơn vị µmol/l.

9


Công thức MDRD đơn giản, nhanh chóng, mức độ chính xác cao. Một
số nước trên thế giới như Mỹ, Anh, Úc, Newzealand,…đang áp dụng công
thức này vào thực tiễn lâm sàng. Một số nghiên cứu đã chứng minh nên áp
dụng công thức này để tính MLCT cho bệnh nhân ĐTĐ type 2, vì công thức
Cockcroft - Gault không nên áp dụng trong trường hợp bệnh nhân quá béo
hoặc phù nhiều và phải điều chỉnh theo diện tích da của cơ thể.
Gần đây người ta tìm ra chất Cystatin C trong huyết thanh, là một
protein sản xuất từ tế bào có nhân trong cơ thể, có giá trị như một chỉ tố sinh
học trong thăm dò chức năng thận, đặc biệt là MLCT mà không phải tính toán
phức tạp như các công thức trước đây. Tiện ích cho lâm sàng của Cystatin C
cho đến nay đã được xác nhận. Hi vọng sẽ có nhiều nghiên cứu thực nghiệm
về vấn đề này tại Việt Nam để sớm áp dụng vào thực tiễn.
1.2.4. Phân độ bệnh thận mạn theo MLCT:
Bảng 1.2. Phân độ bệnh thận mạn theo Hội thận học Hoa Kỳ (NKF 2002):
Giai đoạn bệnh thận mạn
MLCT (ml/phút/1,73m2)


I
≥ 90

II
III
IV
60 - < 90 30 - < 60 15 - ≤ 30

V
< 15

Phân chia giai đoạn có ý nghĩa trong dự phòng và điều trị bệnh thận
mạn. Theo đó bệnh thận mạn được chú ý ngay khi MLCT còn đang trong giới
hạn bình thường nhưng có yếu tố liên quan cao và bệnh nhân có chỉ định điều
trị thay thế thận sớm hơn khi nồng độ creatinin dưới 15 ml/phút (trước đây là
10 ml/phút) [36].
1.2.5. Vấn đề điều trị bệnh thận do ĐTĐ gặp nhiều khó khăn:
Thực tế cho thấy vấn đề điều trị bệnh thận ĐTĐ đặt ra những thách
thức lớn đối với ngành y tế vì nhiều lý do:
Bệnh nhân suy thận do ĐTĐ có chỉ định điều trị thay thế thận sớm hơn,
khi nồng độ creatinin trong máu chưa đến 8 - 10 mg/dl, do sức chịu dựng kém
với các biểu hiện của tăng urê máu. Quan niệm hiện nay nói chung bệnh nhân
ĐTĐ là đối tượng cho việc điều trị suy thận giai đoạn cuối.

10


Thêm vào đó, bệnh nhân ĐTĐ điều trị lọc máu ngoài thận hoặc ghép
thận tiên lượng xấu hơn so với bệnh nhân không bị ĐTĐ vì lý do biến chứng

tim mạch và nhiễm trùng. Thực tế cho thấy 20% bệnh nhân ĐTĐ ghép thận
phải đoạn chi trong 5 năm do tổn thương mạch máu ngoại biên.
Tiên lượng tử vong cao hơn ở bệnh nhân có suy thận mạn giai đoạn
cuối do ĐTĐ vì những biến chứng khác kèm theo: nhiễm trùng, tim mạch,…
Trong số các bệnh nhân chạy thận nhân tạo thì nhóm có ĐTĐ đi kèm chiếm tỷ
lệ tử vong cao hơn 22% sau 1 năm và 15% sau 5 năm [36].
Cuối cùng phải nói đến chi phí điều trị cao, ảnh hưởng đến kinh tế gia
đình và xã hội. Theo dự báo của Xue và cộng sự, năm 2010 tổng số bệnh nhân
được điều trị bằng liệu pháp thay thế thận ở Hoa Kỳ sẽ trên 650 000 người và
tổng chi phí cho việc chạy thận nhân tạo sẽ là 28 triệu USD/năm [43].
Do vậy làm tốt công tác phòng chống ĐTĐ cũng như các biến chứng
của bệnh trong đó có biến chứng thận có ý nghĩa quan trọng cả về phương
diện y học lẫn kinh tế, xã hội.
1.2.6. Dự phòng:
Phát hiện sớm bệnh thận ĐTĐ ở giai đoạn sớm góp phần đáng kể giúp
ngăn chặn tiến triển đến suy thận giai đoạn cuối một cách có hiệu quả. Các
chuyên gia về ĐTĐ đã đưa ra một số khuyến cáo [15]:
+ Kiểm soát đường máu tốt (HbA1c < 6,5%)
+ Giữ mức huyết áp < 130/80 mmHg đối với bệnh nhân ĐTĐ không
có hoặc có protein niệu dưới 1g/24h, và < 125/75 mmHg đối với bệnh nhân
có protein niệu trên 1 g/24h.
+ Khi có microalbumin trong nước tiểu nên dùng thuốc ức chế men
chuyển hoặc ức chế thụ thể angiotensin.
+ Chế độ ăn hạn chế chất đạm (khoảng 0,8 g/ngày) và giảm muối
+ Phòng tránh và điều trị tốt nhiễm khuẩn đường tiết niệu
+ Điều trị rối loạn lipid máu.

11



1.3. Các yếu tố liên quan đến bệnh lý thận ở bệnh nhân ĐTĐ:
1.3.1. Các yếu tố có thể thay đổi:
Tăng huyết áp: Tỷ lệ THA ở bệnh nhân ĐTĐ cao gấp 1,5 - 2 lần so
với người bình thường, riêng ĐTĐ type 2 có đến 35 - 45% bệnh nhân có
THA. Bệnh thận ĐTĐ và THA có mối quan hệ chặt chẽ, góp phần tạo vòng
xoắn bệnh lý giữa THA, bệnh thận và bệnh tim mạch. Ở bệnh nhân ĐTĐ các
động mạch mất dần sức đàn hồi rồi xơ cứng làm HATT gia tăng tương ứng.
Một số nghiên cứu ghi nhận có sự liên quan giữa tăng HATT với biến chứng
vi mạch trong đó có mạch máu thận [25], [32], [41].
Rối loạn lipid máu: Rất thường gặp trong ĐTĐ type 2 và là một trong
những nguyên nhân khởi phát bệnh lý mạch máu qua cơ chế gây xơ vữa động
mạch. Ngược lại tình trạng tăng đường máu cùng với xơ vữa động mạch và
THA làm tăng nguy cơ rối loạn lipid máu. Đây là vòng xoắn bệnh lý ở bệnh
nhân ĐTĐ type 2 nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng
nguy hiểm, trong đó có biến chứng mạch máu nhỏ. Người ta thấy rằng rối
loạn lipid máu có liên hệ với tốc độ tiến triển của bệnh thận ĐTĐ.
Béo phì bụng: Béo phì và đặc biệt là béo phì bụng là một yếu tố liên
quan của ĐTĐ type 2, cùng với microalbumin niệu, tình trạng kháng insulin,
THA và rối loạn lipid máu hợp thành hội chứng chuyển hóa tim; trong đó béo
phì bụng là yếu tố chính trong cơ chế bệnh sinh của hội chứng này. Tế bào mỡ
nội tạng thường hoạt hóa và kháng insulin nhiều hơn tế bào mỡ ngoại vi;
chúng phóng thích ra nhiều cytokin như TNF - alpha và IL - 6, từ đó thúc đẩy
phản ứng viêm, rối loạn lipid máu, THA và microalbumin niệu. Để đánh giá
béo trung tâm đơn giản nhất là dùng số đo vòng eo. Nhiều nghiên cứu đã
chứng minh số đo vòng eo có giá trị trong chẩn đoán béo trung tâm hơn là
BMI [2].
HbA1c và vấn đề kiểm soát đường huyết: Đường máu gây tổn thương
thận trực tiếp thông qua các tiến trình sinh học hoặc gián tiếp thông qua
những thay đổi huyết động vốn thường đi liền với tình trạng kiểm soát đường
12



máu kém. Quan trọng hơn khi có biến chứng thận điều trị ổn định đường
huyết khó khăn hơn nhiều.
HbA1c có tương quan chặt chẽ với giá trị đường huyết trong thời gian
dài, có giá trị theo dõi hiệu quả điều trị. Theo Lê Thanh Hà, tỷ lệ suy thận và
HbA1c có mối liên quan (p = 0,032), nhóm kiểm soát đường máu kém có tỷ lệ
suy thận cao gấp 3 lần so với nhóm kiểm soát tốt [5]. Vì vậy, HbA 1c được
xem là dấu hiệu chỉ điểm mọi nguyên nhân tử vong liên quan đến việc làm
tăng tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân có bệnh thận mạn.
Protein niệu: Microalbumin niệu là chỉ điểm bất thường ở thận, có giá
trị trong chẩn đoán giai đoạn sớm biến chứng thận do ĐTĐ. Tỷ lệ tử vong ở
nhóm bệnh nhân ĐTĐ có protein niệu cao gấp 37 lần so với quần thể chung,
ngược lại nếu không có protein niệu thì thời gian sống gần như bình thường.
Một số công trình nghiên cứu đã ghi nhận protein niệu là yếu tố liên quan độc
lập của MLCT ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 [34].
Hoạt động thể lực: Tập thể dục thường xuyên giúp kiểm soát được
trọng lượng cơ thể, sử dụng lượng glucose dư thừa, tăng tính nhạy cảm với
insulin của tế bào, tăng lưu lượng máu và cải thiện tuần hoàn đến mao mạch.
Ngoài ra, hoạt động thể lực còn làm gia tăng nồng độ HDL, giúp tinh thần
thoải mái, giảm stress. Vì vậy, các khuyến cáo đều nhấn mạnh rằng hoạt động
thể lực cần được coi là một biện pháp điều trị đối với bệnh nhân ĐTĐ và khi
đường huyết được kiểm soát tốt thì cũng góp phần làm chậm diễn tiến của
biến chứng thận [2]. Đây là biện pháp an toàn, tiết kiệm nên được áp dụng
rộng rãi trong công tác dự phòng.
Hút thuốc lá: Bệnh nhân ĐTĐ có hút thuốc lá chết vì bệnh tim mạch
cao gấp 4 lần và tổn thương mạch máu nhiều hơn so với người không hút
thuốc lá. Thuốc lá làm tăng cholesterol máu, giảm lượng oxy đến mô, đặc biệt
làm tăng nguy cơ đái albumin và bệnh thận. Ngừng thuốc lá giảm 30% nguy
cơ xuất hiện microalbumin niệu trong cả hai thể của ĐTĐ. Chính vì vậy ADA

khuyến cáo tất cả bệnh nhân ĐTĐ không nên hút thuốc lá [15].
13


Nghiện rượu: Uống rượu nhiều gây THA, rối loạn mỡ máu, tăng cân
hoặc khó giảm cân ở người béo phì, làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng
của ĐTĐ, nhất là biến chứng tim mạch. Vì vậy, ADA khuyến cáo bệnh nhân
ĐTĐ không nên uống quá 1- 2 cốc nhỏ mỗi ngày, nhưng khi có biến chứng
tim mạch, thận, thần kinh nặng thì tuyệt đối không được uống rượu [2].
1.3.1. Các yếu tố không thể thay đổi:
Tiền sử gia đình mắc ĐTĐ: Bệnh ĐTĐ có liên quan đến yếu tố di
truyền. Các nghiên cứu cho thấy có đến 60 - 100% các cặp sinh đôi cùng
trứng cùng mắc bệnh ĐTĐ. Bố mẹ mắc bệnh ĐTĐ thì con cũng có khả năng
mắc bệnh và ngược lại. Nếu cả bố và mẹ mắc bệnh thì khả năng con mắc
bệnh tới 70% [2]. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào ghi nhận mối tương
quan giữa yếu tố này với MLCT ở bệnh nhân ĐTĐ.
Thời gian mắc bệnh: ĐTĐ gây tổn thương thận thông qua thời gian
mắc bệnh. Ngay tại thời điểm xuất hiện đường máu cao người ta đã thấy sự
thay đổi về cấu trúc và chức năng thận ở hầu hết bệnh nhân.
Tuổi: Nguy cơ của ĐTĐ type 2 gia tăng theo tuổi, đặc biệt là sau 45
tuổi, có thể do khuynh hướng giảm hoạt động thể lực, giảm thể tích khối cơ.
MLCT giảm dần theo thời gian, cùng với tuổi thọ tăng làm cho biến chứng
thận có điều kiện xuất hiện. Tuy nhiên cần lưu ý rằng ĐTĐ đang gia tăng một
cách đáng kể ở những người trẻ tuổi do lối sống tĩnh tại và tình trạng béo phì
ngày càng phổ biến [12].
Giới: Y văn chưa ghi nhận sự khác biệt về tỷ lệ mắc ĐTĐ cũng như
MLCT ở đối tượng này theo giới. Tuy nhiên gần đây có một số nghiên cứu
bước đầu đặt ra giả thuyết về vần đề này.
Dân tộc: Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc ĐTĐ khác nhau giữa các
chủng tộc và các sắc dân khác nhau. Ở Tây Âu, tỷ lệ mắc ĐTĐ type 2 ở người

da vàng cao hơn người da trắng 2 - 4 lần [40]. Tuy nhiên chưa nghiên cứu nào
ghi nhận mối liên quan giữa yếu tố dân tộc với MLCT ở bệnh nhân ĐTĐ nói
chung và ĐTĐ type 2 nói riêng.
14


1.4. Các công trình nghiên cứu có liên quan:
Trên thế giới:
Trước đây các nghiên cứu về bệnh thận ĐTĐ còn hạn chế vì nhiều lý
do, nhưng thời gian gần đây vấn đề thời sự này đang được cả thế giới quan
tâm và hàng loạt các công trình nghiên cứu được tiến hành, góp phần không
nhỏ vào chiến lược chẩn đoán, điều trị và dự phòng ĐTĐ cũng như các biến
chứng của bệnh.
Nhìn chung các nghiên cứu đều ghi nhận sự suy giảm chức năng thận ở
bệnh nhân ĐTĐ type 2 thông qua giảm MLCT và tiến triển của albumin niệu.
Tại Châu Âu, một nghiên cứu về MLCT ở 174 bệnh nhân ĐTĐ type 2
cho thấy bệnh thận mạn chủ yếu ở giai đoạn II và III [41]. Nghiên cứu của
Go As (Anh) ghi nhận MLCT trung bình ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 là
63,02 ml/phút [24]. Nghiên cứu của Christensen ở nhóm bệnh nhân có độ tuổi
trung bình là 52 ± 2 cũng cho kết quả tương tự [22]. Một nghiên cứu khác với
quy mô lớn hơn thực hiện trên 16 814 bệnh nhân ĐTĐ type 2 cho thấy 25%
bệnh nhân có MLCT dưới 60 ml/phút/1,73 m2 [44]. Theo Bouzid khi nghiên
cứu trên 689 bệnh nhân độ tuổi trung bình 60 ± 11 cho thấy 82,5% bệnh nhân
có MLCT dưới 60 ml/phút và tỷ lệ suy thận là 19,8% [21].
Tại Pháp, trong năm 2000 thống kê có 400 000 bệnh nhân ĐTĐ có
MLCT dưới 60 ml/phút, vào chạy thận nhân tạo là 7 000 người trong đó phần
lớn là ĐTĐ type 2 [42].
Không dừng lại ở việc đánh giá sự biến đổi MLCT ở bệnh nhân ĐTĐ
type 2, các nhà khoa học còn ra sức tìm hiểu các yếu tố liên quan liên quan để
có kế hoạch can thiệp nhằm giảm thiểu biến chứng này.

Nghiên cứu của Wolf G Busto (Đức) cho thấy hút thuốc lá, thời gian
mắc bệnh ĐTĐ và HbA1c là những yếu tố liên quan độc lập với sự giảm
MLCT ở bệnh nhân ĐTĐ type 2. Tác giả phát hiện thêm trình độ chuyên
môn, thu nhập cũng có liên quan đến biến chứng này [45].

15


Qua phân tích hồi quy tuyến tính, Yokoyama (Nhật Bản) kết luận yếu tố
liên quan độc lập của MLCT ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 là THA, mức HATT và
albumin niệu [44].
Tác giả Nosadini nghiên cứu trên 108 bệnh nhân ĐTĐ type 2, trong đó
có 74 bệnh nhân có microalbumin niệu và 34 bệnh nhân có protein niệu, thấy
rằng HbA1c có liên quan đến MLCT, đặc biệt khi HbA1c > 9% [38].
Huang H Li (Đài Loan) nghiên cứu trên 135 bệnh nhân ĐTĐ type 2 cho
thấy tỷ lệ THA phối hợp là 37,8 %; HATT là yếu tố liên quan độc lập với suy
thận và kiểm soát huyết áp có thể làm chậm diễn tiến của suy thận [25].
Tại Trung Quốc, nghiên cứu của Lu XH ở 131 bệnh nhân ĐTĐ type 2
đã đưa ra kết luận rằng tuổi, THA, HATT và thời gian mắc bệnh ĐTĐ có
tương quan nghịch với MLCT [32].
Tại Úc, Nguyen HT nghiên cứu trên bệnh nhân ĐTĐ type 2 thấy rằng
tuổi và HATT có mối tương quan với giảm MLCT với hệ số tương quan lần
lượt là r = 0,62 và r = - 0,21 (p < 0,05) [37]. Tuy nhiên Vanden Hurk lại thấy
rằng HATT chỉ liên quan đến MLCT nếu HATTr < 70 mmHg (p < 0,05) [41].
Theo Macissae, ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 albumin đóng vai trò liên kết
các yếu tố liên quan thông thường như tuổi, giới, thời gian mắc bệnh, hút
thuốc lá, tăng Cholesterol toàn phần và HDL với bệnh thận mạn [33].
Cũng với đối tượng trên, nghiên cứu của Moch Luke chỉ ra rằng hội
chứng chuyển hóa là yếu tố liên quan làm giảm MLCT dưới 60 ml/phút gấp
2,28 lần so với quẩn thể chung. Trong đó THA và Triglycerid máu là hai

thành phần có tương quan mạnh nhất với sự giảm MLCT [35].
Tuy nhiên một nghiên cứu tại Đài Loan (2011) đưa ra một luận điểm
được cho là nghịch lý rằng: Ở bệnh nhân ĐTĐ mối liên quan giữa hội chứng
chuyển hóa và tiến triển của suy thận là không đáng kể ở cả giai đoạn đầu và
sau của bệnh thận mạn [30]. Vấn đề đặt ra là kết luận nào có độ tin cậy cao
hơn và điều này cần được làm sáng tỏ bởi các nghiên cứu lớn hơn.

16


Trong nước:
Cùng với xu hướng chung của thế giới, tại Việt Nam chúng tôi cũng ghi
nhận một số nghiên cứu liên quan đến vấn đề mang tính cấp thiết này.
Nguyễn Thị Thu Thảo nghiên cứu trên 54 bệnh nhân ĐTĐ type 2 có lứa
tuổi mắc bệnh trung bình là 53,3 đã ghi nhận biến chứng mạch máu nhỏ
thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 chiếm tỷ lệ 61%, trong đó biến chứng
thận chiếm tỷ lệ cao nhất 44,4% [18].
Một nghiên cứu trên 120 bệnh nhân ĐTĐ điều trị tại bệnh viện Quân y
103 ghi nhận biến chứng thận cao nhất trong các biến chứng mạn tính ở đối
tượng này, chiếm tỷ lệ 29,16% [16].
Hoàng Đức Linh nghiên cứu trên 111 bệnh nhân điều trị tại bệnh viện
đa khoa tỉnh Đắk Lắk ghi nhận tỷ lệ biến chứng thận ở bệnh nhân ĐTĐ là
16,21% [13].
Nghiên cứu của Trần Văn Huy tại bệnh viện tỉnh Đắk Lắk và Khánh
Hòa cho thấy MLCT ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 là 48,8 ± 27,4 ml/phút [8].
Hoàng Văn Ngoạn đánh giá sự biến đổi MLCT và các yếu tố liên quan
ở 143 bệnh nhân ĐTĐ type 2 trong năm 2007 và 2008 thấy rằng MLCT trung
bình chung 39,96 ± 11,5 ml/phút, MLCT ở nhóm 60 - 74 tuổi là 41,67 ± 13,53
ml/phút. Nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ THA ở đối tượng này là 46,85%, tỷ
lệ protein niệu dương tính là 33,56% [14].

Một nghiên cứu tại bệnh viện trung ương Huế của Nguyễn Thị Kim
Hoa ghi nhận MLCT trung bình ở bệnh nhân ĐTĐ là 55,60 ± 21,54 ml/phút,
ở nam giới là 69,08 ± 19,31 ml/phút và nữ giới là 44,12 ± 25,11 ml/phút.
MLCT ở bệnh nhân có THA thấp hơn nhóm không có THA. Tác giả cũng ghi
nhận MLCT có liên quan đến yếu tố tuổi, giới, THA và thời gian mắc bệnh,
nhưng không liên quan đến nồng độ đường máu [6].
Trần Thái Thanh Tâm nghiên cứu trên 70 bệnh nhân ĐTĐ type 2 cho
thấy không có mối tương quan giữa nồng độ đường máu với MLCT nhưng có
mối tương quan nghịch mức độ yếu (r = - 0,35) giữa HbA1c với MLCT [17].
17


Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Là những bệnh nhân điều trị tại khoa Nội - Bệnh viện đa khoa tỉnh
Đắk Lắk thỏa mãn các tiêu chí sau:
Tiêu chí chọn vào:
- Bệnh nhân nhập viện được chẩn đoán xác định là ĐTĐ theo tiêu
chuẩn của WHO:
Xét nghiệm đường máu ít nhất 2 lần vào các thời điểm khác nhau,
bệnh nhân được chẩn đoán xác định là ĐTĐ nếu có 1 trong 3 tiêu chuẩn sau:
* Có triệu chứng lâm sàng của bệnh ĐTĐ (uống nhiều, gầy nhiều, tiểu
nhiều) và mức glucose huyết tương bất kì ≥ 11,1 mmol/l(200 mg/dl)
* Mức glucose huyết tương lúc đói ≥ 7 mmol/l (126 mg/dl)
* Mức glucose huyết tương ≥ 11,1 mmol/l (200 mg/dl) ở thời điểm 2
giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose huyết bằng uống 75 gam đường.
- Chẩn đoán ĐTĐ type 2 theo tiêu chuẩn của ADA (2004):
+ Thường gặp ở người lớn tuổi, trên 50 tuổi
+ Thể trạng thường mập

+ Khởi phát bệnh từ từ không rầm rộ.
Tiêu chí loại ra:
- Bệnh nhân suy thận cấp, viêm cầu thận cấp và mạn tính, nhiễm trùng
đường tiểu, bệnh lý tắc nghẽn đường tiểu.
- Bệnh nhân nhiễm HIV, viêm gan siêu vi B và C, tiền sử gia đình có
bệnh thận, bệnh lupus ban đỏ hoặc cryoglobulinemia.
- Bệnh nhân đang sử dụng các thuốc gây tăng đường máu và nồng độ
creatinin huyết tương.
- Bệnh nhân không làm được các xét nghiệm cần thiết cho nghiên cứu
hoặc không hợp tác trong quá trình nghiên cứu.

18


2.2. Phương pháp nghiên cứu:
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Đây là nghiên cứu tiến cứu, cắt ngang mô tả
2.2.2. Thời gian và địa điểm:
Nghiên cứu được tiến hành tại khoa Nội - Bệnh viện đa khoa tỉnh
Đắk Lắk từ 09/ 2010 đến 04/ 2011.
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu:
Chọn mẫu theo kiểu thuận tiện, chọn tất cả bệnh nhân nhập viện trong
thời gian nghiên cứu thỏa mãn các tiêu chí đã nêu.
2.2.4. Các biến số trong nghiên cứu:
* Các biến số nền:
- Tuổi: Biến số định lượng không liên tục sau đó mã hóa thành biến số
định tính, gồm 2 giá trị: < 60 và ≥ 60
- Giới: Biến số định tính, nhị giá: Nam và nữ
- Dân tộc: Biến số định tính, nhị giá: Kinh và thiểu số
- Nghề nghiệp: Biến số định tính, nhị giá:
+ Lao động chân tay: Công việc chủ yếu sử dụng chân tay (công

nhân, nông dân, thợ thủ công,…)
+ Lao động trí óc: Công việc chủ yếu sử dụng trí óc (giáo viên, công
nhân viên chức, sinh viên,…)
Những đối tượng nghỉ hưu hoặc mất sức lao động được ghi nhận
nghề nghiệp chủ yếu trước đây vì có ảnh hưởng đến bệnh lý về sau. Trong
nghiên cứu này không có đối tượng nào không có nghề nghiệp rõ ràng.
- Địa dư: Biến số định tính, nhị giá:
+ Thành thị: Đối tượng sinh sống tại thành phố, thị xã và thị trấn.
+ Nông thôn: Đối tượng sinh sống ở các khu vực khác.
* Các biến số về lâm sàng:
- Tiền sử gia đình mắc ĐTĐ: Biến số định tính, nhị giá:
+ Có: Khi có ít nhất một người thân trong gia đình mắc bệnh ĐTĐ
+ Không: Không thỏa mãn tiêu chí trên
19


- THA: Biến số định tính, nhị giá:
+ Có: Bệnh nhân có tiền sử THA hoặc nhập viện được chẩn đoán là
THA theo tiêu chuẩn của JNC VII, cụ thể là HATT ≥ 140 mmHg và/ hoặc
HATTr ≥ 90 mmHg.
+ Không: Không thỏa mãn tiêu chí trên
- Điều trị THA: Biến số định tính, nhị giá:
+ Thường xuyên: Áp dụng các biện pháp điều trị liên tục, đều đặn
+ Không thường xuyên: Không thỏa mãn tiêu chí trên
- Nghiện thuốc lá: Biến số định tính, nhị giá:
+ Có: Hút ít nhất 1 điếu/ngày và ít nhất 5 ngày trong tuần
+ Không: Không thỏa mãn tiêu chí trên
- Nghiện rượu: Biến số định tính, nhị giá:
+ Có: Nhu cầu thèm muốn, đòi hỏi thường xuyên thức uống có cồn,
hình thành thói quen, rối loạn nhân cách, giảm khả năng lao động và ảnh

hưởng đến sức khỏe (theo WHO 2003).
+ Không: Không thỏa mãn tiêu chí trên
- Hoạt động thể lực: Biến số định tính, nhị giá:
+ Thường xuyên: Ít nhất 30 phút/ngày và ít nhất 5 ngày trong tuần
+ Không thường xuyên: Không thỏa mãn tiêu chí trên
- Béo phì bụng: Biến số định tính, nhị giá:
+ Có: Vòng eo > 90 đối với nam và > 80 đối với nữ
+ Không: Vòng eo ≤ 90 đối với nam và ≤ 80 đối với nữ
Cách đo vòng eo: Bệnh nhân đứng thẳng, hai bàn chân cách nhau
khoảng 10 cm. Vòng eo được đo ngang qua điểm giữa mào chậu và xương
sườn cuối cùng vào giữa thì thở ra. Đo hai lần, nếu khác biệt giữa hai lần trên
2 cm thì đo lần thứ ba, lấy trị số trung bình.
* Các biến số về cận lâm sàng:
- HbA1c: Biến số định lượng, đơn vị %
- Nồng độ creatinin huyết thanh: Biến số định lượng, đơn vị là µmol/l
20


- Protein niệu: Biến số định tính, nhị giá:
+ Có: Protein niệu > 150 mg/24h
+ Không: Protein niệu ≤ 150 mg/24h.
Cách xác định protein niệu: Việc xác định creatinin nước tiểu để tính tỷ
lệ protein/creatinin niệu hoặc lấy nước tiểu 24h tương đối phức tạp. Vì vậy để
phù hợp với thực hành lâm sàng Jorge và cộng sự (2005) đề xuất 500mg/24h
tương đương với 450 mg/l của một mẫu nước tiểu buổi sáng. Chúng tôi dùng
những trị số này để quy đổi protein niệu cho phù hợp [27].
- Rối loạn lipid máu: Biến số định tính, nhị giá:
+ Có: khi có rối loạn ít nhất 1 trong 4 thành phần sau (theo tiêu
chuẩn của NCEP): Cholesterol toàn phần ≥ 5,2 mmol/l(200 mg/dl);
Triglycerid ≥ 2,3 mmol/l (200 mg/dl);

HDL ≤ 1,2 mmol/l (45 mg/dl);
LDL ≥ 3,4 mmol/l(130mg/dl).
+ Không: không thỏa mãn tiêu chí trên
- Mức lọc cầu thận: Biến số định lượng, đơn vị ml/phút/1,73m2
Tính theo công thức MDRD thông qua chương trình trực tuyến:
Chỉ cần nhập vào tuổi, giới và nồng độ
creatinin sẽ có được MLCT.
2.2.5. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu:
- Bệnh nhân nhập viện tại khoa Nội - Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk
được hỏi bệnh, thăm khám, cho làm các cận lâm sàng để thu thập các thông
tin cần thiết cho nghiên cứu.
- Thông tin được ghi nhận vào bảng thu thập số liệu (phụ lục 1).
- Máy đo huyết áp, ống nghe, thước dây.
2.2.6. Biện pháp hạn chế sai lệch thông tin:
- Áp dụng tiêu chuẩn chọn bệnh và loại trừ chặt chẽ
- Phối hợp lâm sàng và cận lâm sàng để chẩn đoán ĐTĐ type 2
- Sử dụng phương tiện đo đạc cùng loại trong thời gian nghiên cứu.
21


2.2.7. Phương pháp xử lý số liệu:
- Dựa vào bảng thu thập số liệu tiến hành phân tầng và mã hóa để thuận
tiện cho quá trình nhập và xử lý số liệu.
- Nhập số liệu vào phần mềm Epidata phiên bản 3.1
- Xử lý số liệu bằng phần mềm Stata phiên bản 10.0
+ Mô tả chung về biến số nghiên cứu: Các biến số định lượng được
mô tả bằng giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và khoảng tin cậy 95%. Còn các
biến số định tính được mô tả bằng tần số và tỷ lệ phần trăm.
+ Phân tích đơn biến nhằm xác định mối liên quan giữa MLCT với
các yếu tố liên quan: Các biến số định tính sử dụng test - t, ANOVA. Các biến

số định lượng sử dụng hệ số tương quan.
+ Cuối cùng phân tích hồi quy tuyến tính đa biến để tìm yếu tố liên
quan độc lập với MLCT.
- Mức p ý nghĩa cho mọi trường hợp là < 0,05.
2.2.8. Vấn đề y đức trong nghiên cứu:
Nghiên cứu của chúng tôi không vi phạm về vấn đề y đức trong nghiên
cứu khoa học. Bởi lẽ trước khi được chọn vào mẫu nghiên cứu bệnh nhân
được giải thích, đồng ý hợp tác và thông tin của bệnh nhân được giữ bí mật
tuyệt đối. Hơn nữa các xét nghiệm được thực hiện đều cần thiết, hầu như
không gây tốn kém và đau đớn nào thêm cho bệnh nhân. Cụ thể là bệnh nhân
được kiểm tra chức năng thận cũng như các rối loạn đi kèm thông qua thăm
khám lâm sàng và cận lâm sàng. Đồng thời tầm soát một số yếu tố liên quan
liên quan đến chức năng thận của bệnh nhân, từ đó tư vấn cách phòng và điều
trị ĐTĐ cũng như các biến chứng của bệnh.

22


Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu:
3.1.1. Đặc điểm chung của các biến số nền:
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của các biến số nền:

Giới

Các biến số
Nam

Dân tộc

Nghề nghiệp
Địa dư
Nhóm tuổi

Tần số
56

Tỷ lệ (%)
52,34

Nữ
Kinh

51
92

47,66
85,98

Thiểu số
LĐCT

15
82

14,02
76,64

LĐTO
Nông thôn


25
73

23,36
68,22

Thành thị
< 60

34
42

31,78
39,25

≥ 60

65

60,75

Chú thích: LĐCT: Lao động chân tay
LĐTO: Lao động trí óc
Nhận xét:
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nam nữ tương đương nhau
(52,34% so với 47,66%); đối tượng trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao 60,75%; phần
lớn là dân tộc kinh (85,98%); chủ yếu lao động chân tay (76,64%) và có hộ
khẩu thường trú tại nông thôn (68,22%).


3.1.2. Đặc điểm của các biến số định tính trong nghiên cứu:
Bảng 3.2. Đặc điểm của các biến số định tính trong nghiên cứu:

23


Các biến số


THA

Tiền sử điều trị THA
Nghiện rượu
Hút thuốc lá
Rối loạn lipid máu
Tập thể dục
Tiền sử gia đình
mắc bệnh ĐTĐ
Béo phì bụng

Tần số
67

Tỷ lệ (%)
62,62

Không
Thường xuyên

40

10

37,38
14,93

Không thường xuyên


57
17

95,07
15,89

Không


90
22

84,11
20,56

Không


85
72

79,44

67,29

Không
Thường xuyên

35
7

32,71
6,54

Không thường xuyên


100
20

93,46
18,69

Không


87
22

81,31
20,56

Không


85

79,44

Nhận xét:
Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi phần lớn đối tượng có THA phối
hợp, chiếm tỷ lệ 62,62%. Đáng lưu ý là có đến 95,07% bệnh nhân điều trị
THA không thường xuyên.
Chúng tôi cũng ghi nhận đa số bệnh nhân có biểu hiện rối loạn lipid
máu (67,29%), tuy nhiên tỷ lệ béo phì bụng tương đối thấp (20,56%).
Phần lớn bệnh nhân không nghiện thuốc lá (79,44%) và không nghiện
rượu (84,11%). Tuy nhiên tỷ lệ bệnh nhân tập thể dục không thường xuyên rất
cao (93,46%).
3.1.3. Đặc điểm của các biến số định lượng trong nghiên cứu:
Bảng 3.3. Đặc điểm của các biến số định lượng trong nghiên cứu:
Các biến số
MLCT
HATT

Giá trị

Độ lệch

Giá trị

Giá trị

trung bình
60,22

179,40

chuẩn
25,86
27,63

nhỏ nhất
10,40
140

lớn nhất
149,52
300

24


HATTr
HbA1c

99,03
9,28

9,97
2,43

80
5,6

130

18,90

Nhận xét:
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận MLCT trung bình ở bệnh nhân
ĐTĐ type 2 là 60,22 ± 25,86 ml/phút.
HATT trung bình của nhóm bệnh nhân có THA rất cao (179,4 mmHg),
đặc biệt ghi nhận một trường hợp HA ở mức 300 mmHg. Cũng tương tự,
HATTr trung bình là 99,03 mmHg với giá trị cao nhất là 130 mmHg.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, HbA1c trung bình của bệnh nhân
khá cao (9,28%), có trường hợp lên đến 18,9%.

3.2. Các yếu tố liên quan đến MLCT ở bệnh nhân ĐTĐ:
3.2.1. Mối tương quan giữa MLCT với HATT và HATTr:

25


×