MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, trên thế giới, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu .
Ở các quốc gia tiên tiến, vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường rất được chú trọng
nên việc xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa. Người dân được
giáo dục rất kỹ về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh - sạch - đẹp. Hiện nay,
ở nước ta, hiện tượng vứt rác ra đường hoặc ở những nơi công cộng, không
giữ gìn vệ sinh đường phố còn rất phổ biến. Việc làm này đã gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến môi trường mà cụ thể ở đây là gây ô nhiễm môi trường.
Giáo dục bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững là một
trong các nhiệm vụ giáo dục quan trọng được Đảng và Nhà nước ta dành cho
mối quan tâm đặc biệt. Ngày 15 tháng 11 năm 2004, Bộ Chính trị đã ban hành
Nghị quyết số 41/NQ-TW về Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong
thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; ngày 17 tháng 10
năm 2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1363/QD-TTg phê
duyệt “Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng
đến năm 2020” tạo cơ sở vững chắc cho những nỗ lực và quyết tâm bảo vệ
môi trường.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ, ngày 31 tháng 1 năm
2005 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị số 02/2005/CTBGD&ĐT về “Tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường” xác định
nhiệm vụ trọng tâm cho Giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến
thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng các hình thức phù hợp
qua các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, xây dựng nhà
trường xanh, sạch, đẹp.
Mặc dù được sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội thế nhưng hiện nay
tình trạng môi trường vẫn chưa được cải thiện. Vấn đề không thể giải quyết
2
một cách nhanh chóng tuy nhiên cần phải có những biện pháp để góp phần
hướng mọi người đến với một xã hội văn minh, giàu đẹp hơn. Đi đầu trong
lĩnh vực đó chính là ngành giáo dục, nơi đào tạo những chủ nhân tương lai
của đất nước. Thế nhưng trong chương trình đào tạo ở phổ thông không có
một môn học nào thật sự chuyên về giáo dục bảo vệ môi trường mà chúng ta
chỉ có thể tích hợp vào các môn học vì thế thời lượng để truyền đạt thông tin
đến các em vẫn còn phần nào đó hạn chế. Vì thế, ngoài giờ học trên lớp có thể
tổ chức cho các em các giờ học ngoại khóa, các hoạt động bổ ích nhằm giúp
các em có nhận thức đúng về môi trường từ đó có thái độ và hành vi tích cực
hơn.
Mọi sự vật hiện tượng đều có nơi bắt đầu nên việc giáo dục ở đây cũng
bắt đầu từ cấp học nhỏ nhất đó là cấp Tiểu học. Trẻ em là đối tượng dễ bị ảnh
hưởng bởi tác động xấu của môi trường. Các em thường là những người dễ bị
nhiễm bệnh đầu tiên khi các vụ dịch liên quan đến nước, đến vệ sinh môi
trường, vệ sinh thực phẩm, bùng phát dẫn đến hậu quả đối với sức khỏe, tình
trạng dinh dưỡng, sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ trong tương lai.
Điều 24 của Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em chỉ ra rằng “Trẻ em
đều có quyền được hưởng tình trạng sức khỏe cao nhất có thể có và được
chăm sóc y tế. Nhà nước phải đặc biệt chú trọng đến việc chăm sóc sức khỏe
ban đầu và phòng bệnh, đến giáo dục sức khỏe và hạ thấp tỷ lệ tử vong ở trẻ
em…”. Không gì quý hơn khi mình biết tự bảo vệ mình cho nên chúng ta cần
giáo dục cho các em biết chúng ta cần hành động như thế nào để bảo vệ môi
trường, bảo vệ môi trường sống chúng ta hay bảo vệ chính bản thân của mình.
Vì các lí do trên chúng tôi xác định đề tài nghiên cứu là: “Một số biện
pháp giáo dục bảo vệ môi trường qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
cho học sinh tiểu học”.
2. Mục đích nghiên cứu
3
Đề xuất một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu
học qua hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tiểu
học.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1.
Khách thể nghiên cứu: Vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường cho học
sinh tiểu học thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
3.2.
Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho
học sinh tiểu học thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
4. Giả thuyết khoa học:
Nếu đề xuất và thực hiện được các biện pháp giáo dục bảo vệ môi
trường thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có cơ sở khoa
học và có tính khả thi thì sẽ nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi
trường cho học sinh tiểu học.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn có nhiệm vụ góp phần làm rõ
những vấn đề sau:
5.1.
Nghiên cứu cơ sở lí luận về việc giáo dục bảo vệ môi trường cho
học sinh tiểu học qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
5.2.
Nghiên cứu thực trạng giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu
học qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
5.3.
Đề xuất các biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu
học qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
6. Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng khảo sát:: Học sinh khối 4,5 (20 lớp) các Trường Tiểu
học trong địa bàn huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre.
7. Phương pháp nghiên cứu:
7.1.
Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
4
Sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp các tài liệu lý luận có liên quan
đến đề tài nghiên cứu.
7.2.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Sử dụng các phương pháp quan sát, điều tra, nghiên cứu sản phẩm hoạt
động và tổng kết kinh nghiệm để thực hiện đề tài.
7.3.
Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng toán thống kê để xử lí số liệu thu được.
8. Đóng góp mới của đề tài
- Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận về giáo dục bảo vệ
môi trường ở tiểu học
- Làm rõ thực trạng giáo dục bảo vệ môi trường qua hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh tiểu học
- Xây dựng được các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ
môi trường qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh tiểu học.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn gồm có 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận của đề tài
Chương 2. Thực trạng giáo dục bảo vệ môi trường qua hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp cho học sinh tiểu học
Chương 3. Các phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường qua hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh tiểu học
5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.
Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trên thế giới vấn đề môi trường đang được các nhà khoa học quan
tâm và đã có những nghiên cứu khoa học về môi trường được đăng trên
các tạp chí mang lại những lời khuyên bổ ích cho công tác giáo dục học
sinh, đặc biệt là công tác giáo dục bảo vệ môi trường như: Robert
B.Stevenson với đề tài “Xem xét lại Giáo dục học và môi trường: mâu
thuẫn trong mục đích và thực hành” đăng trên tạp chí “Nghiên cứu Giáo
dục môi trường (Environmental education research)”; của Harold
Hungerford với đề tài “Mục tiêu phát triển chương trình giảng dạy trong
giáo dục môi trường” đăng trên “Tạp chí giáo dục môi trường (The
Journal of Environmental Education)”.
Ở nước ta khi nói đến vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường qua hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã có một số nghiên cứu liên quan đến
vấn đề này như:
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Trung học cơ sở của
Võ Đức Ninh (sáng kiến cấp huyện),Trường THCS Vĩnh Lộc, huyện An Phú,
tỉnh An Giang, năm học 2011- 2012.
- Biện pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Giáo dục
công dân ở cấp Trung học cơ sở của Ngô Thị Diễm Hồng, Trường Trung học
cơ sở Thị Trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng, 2011.
- Một số kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả giờ hoạt động ngoài giờ lên
lớp của Hồ Xuân Thành, Trường Trung học cơ sở Cao Thịnh, huyện Ngọc
Lặc, tỉnh Thanh Hóa, 2008.
- Bảo vệ môi trường xanh của Kim Phụng, NXB Văn hóa- Thông tin,
2013.
6
-Trên tạp chí khoa học Giáo dục vấn đề về giáo dục bảo vệ môi
trường cũng đã được đề cập đến như: “Thực trạng năng lực giáo dục bảo
vệ môi trường của sinh viên Đại học sư phạm ngành Giáo dục Tiểu học”
của Tiến sĩ Nguyễn Như An, Trường Đại học Vinh đăng trên Tạp chí
Giáo dục số 263 kì 1(6/2011).
Hiện nay việc giáo dục bảo vệ môi trường đang được lồng ghép trong
chương trình giáo dục ở các trường phổ thông, các trường cao đẳng, đại học
và bước đầu mang lại hiệu quả trong việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
của học sinh, sinh viên với mong muốn góp thêm một hình thức giáo dục môi
trường thông qua cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh”. Như vậy, việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường và vận động cộng đồng cùng làm theo có
ý nghĩa rất lớn trong công tác xây dựng và phát triển đất nước theo hướng bền
vững.
- Nghị quyết số 41/ NQ-TƯ ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ
chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
- Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2001 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án: “Đưa các nội dung bảo
vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”
- Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi
trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã tạo cơ
sở pháp lí vững chắc cho những nỗ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường
theo định hướng phát triển một tương lai bền vững của đất nước .
- Cụ thể hoá và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà
nước, ngày 31 tháng 01 năm 2005, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
7
đã ra chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường,
xác định nhiệm vụ trọng tâm cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học
sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình
thức phù hợp trong các môn học và thông qua các hoạt động ngoại
khoá, xây dựng mô hình nhà trường xanh-sạch-đẹp.
Nhưng nhìn chung, các tài liệu, đề tài nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở
mức giáo dục bảo vệ môi trường cho sinh viên; HS trung học cơ sở, trung học
phổ thông chưa đi sâu vào giáo dục cho HS các lớp ở tiểu học trong khi cấp
tiểu học là cấp học đóng vai trò quan trọng nhất, là cấp học nền tảng. Cho nên
vấn đề này vẫn cần phải được đầu tư nghiên cứu nhiều hơn ở bậc học tiểu
học.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Học sinh tiểu học
Điều 22 Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi 2009 qui định: “Giáo dục
tiểu học được thực hiện trong 5 năm học, từ lớp 1 đến lớp 5. Học sinh vào lớp
1 có độ tuổi là 6 tuổi”. Độ tuổi học sinh tiểu học được tính từ 6-11,12 tuổi.
Đây là một giai đoạn quan trọng, đặt nền móng cho sự phát triển của các giai
đoạn lứa tuổi tiếp theo của đứa trẻ. Ở độ tuổi học sinh tiểu học hoạt động chủ
đạo là học tập. Nhờ việc thực hiện hoạt động học tập cũng như hoạt động
khác, ở học sinh tiểu học hình thành được những cấu tạo tâm lý mới đặc trưng
của độ tuổi. Giai đoạn phát triển này của học sinh trong nhà trường tiểu học
được chia thành giai đoạn đầu bậc tiểu học (lớp 1, 2, 3) và giai đoạn cuối bậc
tiểu học (lớp 4, 5).
Trong giai đoạn đầu bậc tiểu học, đặc biệt ở lớp 1 thực hiện bước
chuyển vai trò chủ đạo từ hoạt động vui chơi sang học tập. Lớp 2, 3 hoạt
động học đã được hình thành một cách tương đối rõ nét, lúc này đã xuất hiện
một số phẩm chất tâm lí mới ở các em và tích lũy điều kiện cần thiết thực
8
hiện từng bước chuyển sang giai đoạn phát triển cao hơn về mặt tâm lí. Ở giai
đoạn cuối bậc tiểu học hoạt động học tiếp tục phát triển, lúc này phương pháp
học tập vừa là đối tượng lĩnh hội vừa là phương tiện để giúp học sinh lĩnh hội
tri thức khoa học. Trên cơ sở đó giúp các em hình thành và phát triển tâm lí,
các kĩ năng cũng như trong quá trình học tập sau này.
Đối với trẻ em trong độ tuổi tiểu học, sự phát triển về thể chất và nhân
cách mới đang trong quá trình định hình và hoàn thiện. Về mặt sinh học, các
cơ quan các bộ phận trong cơ thể trẻ phát triển chưa đồng đều để tạo ra sự hài
hòa, cân đối. Về mặt tâm lý, thuộc tính tâm lý cũng đã hình thành nhưng chưa
ổn định.. Nếu sống trong môi trường giáo dục phù hợp thì nhân cách trẻ sẽ
được phát triển tốt, trẻ sẽ có ước mơ, hoài bão vươn tới những điều cao đẹp.
1.2.2. Môi trường
Có nhiều quan niệm về môi trường.
Môi trường là một tập hợp các yếu tố xung quanh hay là các điều kiện
bên ngoài có tác động qua lại (trực tiếp, gián tiếp) tới sự tồn tại và phát triển
của sinh vật.
Theo điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường (2005) “Môi trường bao gồm các
yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến
đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người.
Nói chung môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất
nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng
tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
9
Chứa đựng các
nguồn tài nguyên
thiên nhiên
Không gian sống
của con người
MÔI
TRƯỜNG
Lưu trữ và cung
cấp các nguồn
thông tin
Chứa đựng các
phế thải do
con người tạo ra
1.2.3. Bảo vệ môi trường
Tại sao chúng ta phải bảo vệ môi trường? Trước khi trả lời câu hỏi này,
mỗi chúng ta cần biết môi trường là gì. Bảo vệ môi trường tức là chúng ta bảo
vệ môi trường mà loài người chúng ta và các loài sinh vật khác đang sinh
sống ở đó, bảo vệ để môi trường không bị ô nhiễm và bị phá hoại. Nội dung
bảo vệ môi trường gồm ba mặt lớn: Thứ nhất, bảo vệ môi trường tự nhiên, tức
là bảo vệ mặt đất, nguồn nước, bầu trời làm cho trái đất ngày càng thích nghi
với sự sinh tồn, cuộc sống của loài người. Thứ hai, bảo vệ cuộc sống, môi
trường cư trú của loài người, đòi hỏi cách ăn, mặc, ở, đi lại, vui chơi… của
mọi người phù hợp với yêu cầu khoa học, vệ sinh, sức khỏe…. Thứ ba, bảo vệ
động vật và thực vật. Động thực vật hoang dã trong thế giới tự nhiên không
chỉ trực tiếp hay gián tiếp cung cấp số lượng lớn sản phẩm cho loài người,
thỏa mãn nhu cầu vật chất, văn hóa trong quá trình loài người sinh tồn và xã
hội phát triển mà còn là bộ phận cấu thành không thể thiếu trong môi trường
tự nhiên mà loài người dựa vào đó sinh tồn. Bởi vậy, bảo vệ động thực vật là
điều tất yếu. Chúng ta bảo vệ môi trường cư trú, sinh sống của chúng ta chính
là gián tiếp hoặc trực tiếp bảo vệ môi trường tự nhiên. Ngược lại, chúng ta
phá hoại môi trường cư trú, sinh sống sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp phá hoại môi
trường tự nhiên.
10
Nhiệm vụ bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ cấp bách. Các nhà khoa
học cho rằng trong khi khí hậu trái đất ấm lên, chúng ta phải lập tức thực hiện
những biện pháp hữu hiệu để góp phần phòng chống hiện tượng này. Nếu
chậm chạp, loài người sẽ chịu những hậu quả khôn lường. Cụ thể, bảo vệ môi
trường là những hoạt động giữ gìn và cải thiện môi trường nhằm phục vụ đời
sống con người. Môi trường Việt Nam và trên thế giới đang bị ô nhiễm và bị
suy thoái nghiêm trọng đã gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của một
bộ phận lớn cư dân trên trái đất. Ở nước ta đã có những sự kiện về hoạt động
bảo vệ môi trường như:
Năm 1982: Hội thảo khoa học về môi trường lần thứ nhất với chủ đề
"Các vấn đề môi trường của Việt Nam". Hội thảo đề cập đến các vấn đề môi
trường và tài nguyên đất, khoáng sản, tài nguyên rừng, nước, không khí, dân
số.
Năm 1983: Hội thảo quốc tế về bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý
tài nguyên thiên nhiên do Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ
Khoa học, Công nghệ và Môi trường) tổ chức.
Năm 1984: Tổng kết công tác điều tra cơ bản về tài nguyên và môi
trường trên quy mô toàn quốc do Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước chủ
trì.
Năm 1985: Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định
246/HĐBT về việc "Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường".
Năm 1987: Hội thảo khoa học "Bảo vệ môi trường bằng pháp luật" do
Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức.
11
Năm 1988: Thành lập Hội Địa lý Việt Nam, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và
Môi trường Việt Nam.
Năm 1990: Hội nghị quốc tế về "Môi trường và phát triển bền vững" do
Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước phối hợp với Chương trình Môi
trường của Liên Hợp Quốc (UNEP) tổ chức tại Hà Nội.
Năm 1991: Chính phủ thông qua "Kế hoạch quốc gia về môi trường và
phát triển bền vững 1991-2000".
Năm 1992: "Hội thảo quốc tế về nghèo khó và bảo vệ môi trường" do
Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường phối hợp cùng UNEP tổ chức tại Thành
phố Hồ Chí Minh.
Năm 1993: "Hội thảo Hoá học và Bảo vệ môi trường" do Hội Bảo vệ
thiên nhiên và môi trường Việt Nam và Hội Hoá học Việt Nam phối hợp tổ
chức.
Năm 1994: Luật Bảo vệ Môi trường có hiệu lực.
Năm 1995: Chính phủ thông qua Kế hoạch quốc gia về bảo tồn đa dạng
sinh học.
Năm 1996: Chính phủ ban hành Nghị định 26/CP ngày 26/4/1996 Quy
định Xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường.
Năm 1997: Quốc hội thông qua Nghị quyết về tiêu chuẩn các chương
trình trọng điểm quốc gia.
•
Hội thảo 3 năm thực hiện Luật Bảo vệ môi trường.
•
Cuộc Thanh tra diện rộng chuyên đề về môi trường.
12
•
Triển lãm Môi trường Việt Nam.
Năm 1998: Bộ Chính trị Ban chấp hành TW Đảng ban hành Chỉ thị 36
CT/TW, ngày 25/6/1998 về "Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong
thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước".
Năm 1999: Việt Nam có các sự kiện quan trọng
•
Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá X
thông qua Bộ Luật hình sự trong đó có chương XVII - Các tội phạm về môi
trường.
•
Diễn đàn Môi trường ASEAN lần thứ nhất.
•
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường xây dựng Chiến lược
bảo vệ môi trường quốc gia 2001-2010 và Kế hoạch hành động 2001-2005.
•
Hoàn thiện xây dựng 4 đề án thực hiện Chỉ thị 36-CT/TW của
Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng về "Tăng cường công tác bảo
vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước".
•
Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược Quản lý chất thải rắn
đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam và Quy chế Quản lý chất thải nguy hại.
•
Việt Nam ký Tuyên ngôn quốc tế về Sản xuất sạch hơn.
•
Hội nghị không chính thức cấp Bộ trưởng Môi trường ASEAN
lần thứ 5 và Phát động Năm Môi trường ASEAN.
Sau hàng loạt những sự kiện liên quan đến bảo vệ môi trường cấp quốc
gia đó là những hành động vì môi trường xung quanh chúng ta diễn ra trên
khắp các vùng miền cho thấy rằng bảo vệ môi trường luôn là vấn đề được
quan tâm và cần được quan tâm nhiều hơn nữa.
1.2.4. Giáo dục bảo vệ môi trường
13
Giáo dục bảo vệ môi trường là một quá trình (thông qua các hoạt động
giáo dục chính quy và không chính quy) hình thành và phát triển ở người học
sự hiểu biết, kĩ năng, giá trị và quan tâm tới những vấn đề về môi trường, tạo
điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái.
Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm giúp cho mỗi cá nhân và cộng đồng
có sự hiểu biết về môi trường cùng các vấn đề của nó (nhận thức); những khái
niệm cơ bản về môi trường vàbảo vệ môi trường (kiến thức) ; những tình cảm,
mối quan tâm trong việc cải thiện và bảo vệ môi trường (thái độ, hành vi) ;
những kĩ năng giải quyết cũng như cách thuyết phục các thành viên khác cùng
tham gia (kĩ năng) ; tinh thần trách nhiệm trước những vấn đề về môi trường
và có những hành động thích hợp giải quyết vấn đề (tham gia tích cực).
Hội nghị quốc tế về Giáo dục môi trường của Liên hợp quốc tổ chức tại
Tbilisi vào năm 1977 đã đưa ra khái niệm: “Giáo dục môi trường có mục
đích làm cho cá nhân và các cộng đồng hiểu được bản chất phức tạp của môi
trường tự nhiên và môi trường nhân tạo là kết quả tương tác của nhiều
nhân tố sinh học, lý học, xã hội, kinh tế và văn hóa; đem lại cho họ kiến
thức, nhận thức về giá trị, thái độ và kỹ năng thực hành để họ tham gia một
cách có trách nhiệm và hiệu quả trong phòng ngừa và giải quyết các vấn đề
môi trường và quản lý chất lượng môi trường”.
Năm 1987, tại Hội nghị về môi trường ở Moscow do UNEP và
UNESCO đồng tổ chức, đã đưa ra kết luận về tầm quan trọng của giáo dục
môi trường: “Nếu không nâng cao được sự hiểu biết của công chúng về
những mối quan hệ mật thiết giữa chất lượng môi trường với quá trình cung
ứng liên tục các nhu cầu ngày càng tăng của họ, thì sau này sẽ khó làm giảm
bớt được những mối nguy cơ về môi trường ở các địa phương cũng như trên
toàn thế giới. Bởi vì, hành động của con người tùy thuộc vào động cơ của họ
và động cơ này lại tùy thuộc vào chính nhận thức và trình độ hiểu biết của họ.
14
Do đó, giáo dục môi trường là một phương tiện không thể thiếu để giúp
mọi người hiểu biết về môi trường”.
Sự thiếu hiểu biết về môi trường và GDBVMT là một trong những
nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm và suy thoái môi trường. Do đó
GDBVMT phải là một nội dung giáo dục quan trọng nhằm đào tạo con người
có kiến thức, có đạo đức về môi trường, có năng lực phát hiện và xử lí các
vấn môi trường trong thực tiễn để nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo
chiến lược cho cuộc sống bền vững.
Tiểu học là bậc học cơ bản, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng cho
việc đào tạo trẻ em trở thành công dân tốt cho đất nước. Mục đích quan trọng
của giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ làm cho các em hiểu rõ tầm quan
trọng của bảo vệ môi trường mà quan trọng là phải hình thành thói quen, hành
vi ứng xử văn minh, thân thiện với môi trường. Nếu ở cấp học này các em
chưa hình thành được tình yêu thiên nhiên, sống hòa đồng với thiên nhiên,
quan tâm tới thế giới xung quanh, có thói quen sống ngăn nắp, vệ sinh thì ở
các cấp sau khó có thể bù đắp được. Vì vậy, nội dung và cách thức bảo vệ môi
trường trong trường tiểu học mang tính quyết định đối với việc hình thành
những phẩm chất đó.
Các hình thức giáo dục bảo vệ môi trường:
Kiến thức
GIÁO DỤC VỀ MÔI TRƯỜNG
Kĩ năng
Tiềm năng
GIÁO DỤC VÌ MÔI TRƯỜNG
Tham gia
Kinh nghiệm
15
- Hình thành ở học sinh những kiến thức, hiểu biết và kĩ năng cơ bản
khi các em tiếp xúc với các vấn đề môi trường.
- Hình thành khả năng suy nghĩ, nghe, đọc, nói, viết có phán xét.
- Giúp HS gặt hái kinh nghiệm, quan tâm chung về môi trường, khuyến
khích HS tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
1.2.5. Biện pháp giáo dục
Biện pháp giáo dục là cách làm, cách thức tiến hành để giải quyết vấn
đề, tác động có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của con người,
để họ dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra.
Hay nói rõ hơn, biện pháp giáo dục là tổng hợp những cách thức hoạt
động gắn bó giữa nhà giáo dục và đối tượng giáo dục nhằm thực hiện mục
đích và nhiệm vụ giáo dục đã qui định.
Biện pháp giáo dục là một thành tố trong cấu trúc của quá trình giáo
dục. Biện pháp giáo dục có liên quan mật thiết với các thành tố khác của quá
trình giáo dục và chịu sự chi phối trực tiếp của nội dung giáo dục đồng thời
quyết định sự thành bại của quá trình giáo dục.
Biện pháp giáo dục thể hiện sự thống nhất biện chứng giữa cách thức
hoạt động của nhà giáo dục và đối tượng giáo dục. Trong đó, hoạt động của
nhà giáo dục đóng vai trò chủ đạo, hướng dẫn; hoạt động của đối tượng giáo
dục đóng vai trò chủ động, tích cực sáng tạo. Sự tác động qua lại đó nhằm
hình thành cho đối tượng giáo dục ý thức, tình cảm tích cực đối với các chuẩn
mực xã hội và trên cơ sở đó hình thành cho đối tượng giáo dục hành vi và thói
quen phù hợp với các chuẩn mực xã hội.
1.2.6. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
16
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động giáo dục được
thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm góp phần thực
hiện qúa trình đào tạo học sinh, đáp ứng nhu cầu đa dạng của đời sống xã hội.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là việc tổ chức giáo dục thông
qua hoạt động thực tiễn của học sinh về khoa học- kĩ thuật, lao động công ích,
hoạt động xã hội,hoạt động nhân đạo, văn hóa văn nghệ, thẩm mĩ, thể dục thể
thao, vui chơi giải trí,v..v. để giúp các em hình thành và phát triển nhân cách
(đạo đức, năng lực, sở trường...).
Hoạt động này do nhà trường quản lý, tiến hành ngoài giờ dạy trên lớp
(theo chương trình kế hoạch dạy học). Nó được tiến hành xen kẽ hoặc nối tiếp
chương trình dạy học trong phạm vi nhà trường hoặc trong đời sống xã hội,
được diễn ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình
giáo dục, làm cho quá trình đó có thể được thực hiện mọi lúc, mọi nơi.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động ngoại
khoá về văn học, thể dục, thể thao nhằm phát triển năng lực toàn diện của học
sinh và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan,
du lịch, giáo dục văn hoá, các hoạt động giáo dục môi trường; các hoạt động
lao động công ích; các hoạt động xã hội, các hoạt động từ thiện phù hợp với
đặc điểm sinh lý lứa tuổi học sinh. Như vậy hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp là hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn học trên lớp, là sự tiếp
nối bổ sung hoạt động trên lớp, là con đường gắn lý luận với thực tiễn nhằm
tạo ra sản phẩm đáp ứng mục tiêu xã hội. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp là một chương trình bắt buộc, là một bộ phận trong quy trình giáo dục
toàn diện học sinh theo chương trình chính khoá chứ không phải là ngoại
khoá.
1.3. Giáo dục bảo vệ môi trường qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
cho học sinh tiểu học
17
1.3.1. Mục tiêu và tầm quan trọng của giáo dục bảo vệ môi trường ở cấp
tiểu học
1.3.1.1. Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường ở cấp tiểu học
Làm cho học sinh bước đầu hiểu và biết
+ Các thành phần môi trường đất, nước, không khí, ánh sáng, động
thực vật và quan hệ giữa chúng.
+ Mối quan hệ giữa con người và các thành phần của môi trường.
+ Ô nhiễm môi trường.
+ Biện pháp bảo vệ môi trường xung quanh: (nhà ở, lớp, trường học,
thôn xóm, bản làng, phố phường…)
Học sinh bước đầu có khả năng
+ Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi
(trồng, chăm sóc cây ; làm cho môi trờng xanh – sạch - đẹp).
+ Sống hòa hợp, gần gũi thân thiện với tự nhiên.
+ Sống tiết kiệm ngăn nắp, vệ sinh, chia sẻ, hợp tác.
+ Yêu quý thiên nhiên, gia đình, trường lớp, quê hương, đất nước.
+ Thân thiện với môi trường.
+ Quan tâm đến môi trường xung quanh.
1.3.1.2. Tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường trong trường
tiểu học.
- Tiểu học là cấp học nền tảng là cơ sở ban đầu rất quan trọng trong
việc đào tạo các em trở thành các công dân tốt cho đất nước “cái gì (về nhân
cách) không làm được ở cấp Tiểu học thì khó làm được ở các cấp học sau”
- Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm làm cho các em hiểu và hình thành,
phát triển ở các em thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự và thân thiện
với môi trường. Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, những xúc cảm, xây dựng cái
thiện và hình thành thói quen, kĩ năng sống bảo vệ môi trường cho các em.
18
- Số lượng học sinh tiểu học rất đông chiếm khoảng gần 10% dân số.
Con số này sẽ nhân lên nhiều lần nếu các em biết và thực hiện được tuyên
truyền về bảo vệ môi trường trong cộng đồng, tiến tới tương lai có cả một thế
hệ biết bảo vệ môi trường.
1.3.2. Đặc điểm, vị trí, vai trò và tính chất của hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp
1.3.2.1. Đặc điểm của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một bộ phận cấu thành trong
hoạt động giáo dục.
Người ta phân chia hoạt động giáo dục trong nhà trường ra làm 2 bộ
phận:
+ Hoạt động dạy học trên lớp.
+ Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Cả 2 bộ phận ấy đều nhằm mục đích giáo dục nhân cách học sinh. Mỗi
hoạt động có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng chúng đều góp phần tích cực
vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Nó thực sự là một bộ phận quan trọng
trong hoạt động giáo dục ở trường phổ thông.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là cầu nối tạo ra mối liên hệ 2
chiều giữa nhà trường và xã hội.
+ Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhà trường có điều
kiện phát huy vai trò tích cực của mình với đời sống xã hội, gắn nhà trường
với địa phương.
+ Mặt khác HĐGDNGLL là điều kiện để huy động sức mạnh cộng
đồng cả về vật chất lẫn tinh thần nhằm thúc đẩy sự phát triển của nhà trường
và sự nghiệp giáo dục nói chung.
19
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có vai trò quan trọng trong quá
trình giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức cho học sinh, đồng thời góp phần
tích cực trong việc củng cố kết quả dạy học trên lớp.
HĐGDNGLL thực chất là sự tiếp nối hoạt động dạy học do đó nó là
nhân tố tạo nên sự cân đối, hài hoà của quá trình sư phạm toàn diện, thống
nhất nhằm thực hiện tốt mục tiêu đào tạo của cấp học, là việc tổ chức giáo dục
thông qua những hoạt động thực tiễn của học sinh về mọi mặt qua đó giúp các
em hình thành và phát triển nhân cách theo những định hướng giáo dục đã
được xác định.
HĐGDNGLL vừa củng cố, vừa phát triển quan hệ giao tiếp của học
sinh trong nhà trường và trong cộng đồng xã hội, đồng thời đây cũng là một
sân chơi đặc biệt đối với mỗi học sinh trong nhà trường. Thông qua mỗi hoạt
động, HĐGDNGLL nếu được tổ chức và chuẩn bị tốt sẽ thu hút và phát huy
được tiềm năng của các lực lượng giáo dục xã hội và gia đình một cách mạnh
mẽ để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh.
1.3.2.2. Vị trí và vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
- Củng cố, bổ sung kiến thức các môn học văn hoá, khoa học, mở rộng
những kiến thức đã học trên lớp.
- Trực tiếp rèn luyện phẩm chất, nhân cách, tài năng và thiên hướng
nghề nghiệp cá nhân, hình thành các mối quan hệ giữa con người với đời sống
xã hội, với thiên nhiên và môi trường sống.
- Thông qua các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, tạo điều kiện cho
học sinh hoà nhập vào đời sống xã hội.
- Phát huy tác dụng của nhà trường đối với đời sống, tạo điều kiện để
huy động cộng đồng tham gia xây dựng trường học và phát huy tác dụng
trong công tác giáo dục.
20
- Giúp học sinh trong trường tăng thêm sự hiểu biết, có điều kiện mở rộng
và phát triển tầm nhìn đối với thế giới khách quan. Bồi dưỡng cho học sinh tình
cảm, đạo đức trong sáng, giúp các em biết phân biệt cái tốt - xấu, cái thiện - ác,
cái đúng - sai; Hình thành ở học sinh thái độ kính yêu, trân trọng, yêu ghét rõ
ràng. Từ đó xác định hoặc điều chỉnh những hành vi đạo đức, lối sống cho phù
hợp, định hướng phát triển nhân cách một cách toàn diện.
- Cung cấp cho học sinh kỹ năng cơ bản về mặt kỹ thuật trong các sinh
hoạt văn hoá, văn nghệ , thể dục thể thao; Khả năng tập làm người điều hành,
hướng dẫn tập thể; Qua đó hình thành ở các em học sinh tố chất thông minh,
nhanh nhẹn, có tính quyết đoán cao, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách
nhiệm.
- HĐGDNGLL cũng rèn cho học sinh kĩ năng cơ bản phù hợp với lứa
tuổi học sinh như: kĩ năng giao tiếp ứng xử có văn hóa; kĩ năng tổ chức quản
lí và tham gia các hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể hoạt động; kĩ năng
tự liểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, củng cố, phát triển các hành
vi, thói quen tốt trong học tập, lao động và công tác xã hội.
- Bồi dưỡng thái độ tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động
xã hội; Hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống,
với quê hương đất nước; có thái độ đúng đắn đối với các hoạt động tự nhiên
và xã hội.
Từ vị trí, vai trò quan trọng của HĐGDNGLL chúng ta càng hiểu rõ
hơn việc tổ chức HĐGDNGLL thực sự là cần thiết, và là một bộ phận không
thể thiếu của quá trình sư phạm tổng thể ở trường tiểu học nói riêng và ở
trường phổ thông nói chung. Trường nào thực hiện HĐGDNGLL có nội dung,
kế hoạch, biện pháp và có các phương pháp đa dạng phong phú, trường đó sẽ
đạt hiệu quả giáo dục cao. Những chủ nhân tương lai sẽ có tinh thần dám
nghĩ, dám làm, năng động, sáng tạo đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hoá,
21
hiện đại hoá đất nước, hội nhập được với sự phát triển kinhtế trong khu vực
và quốc tế.
1.3.2.3. Tính chất của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
a. Bình diện hoạt động rộng
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động phong phú, đa
dạng. Nó diễn ra trong nhà trường với những hoạt động: hoạt động vệ sinh
hàng ngày, hàng tuần trong nhà trường, hoạt động của đội ngũ cờ đỏ theo dõi
các hoạt động của mỗi lớp, hoạt động thể dục giữa giờ giúp các em học sinh
thư giãn cơ bắp, thay đổi hoạt động, hoạt động ca hát, báo trí, nhóm cán sự…
Tất cả hoạt động trên nhằm phục vụ cho việc nắm tri thức khoa học trên lớp
và giáo dục kỷ luật, nề nếp cho học sinh.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng có thể diễn ra ngoài nhà
trường như sinh hoạt câu lạc bộ, nhà văn hóa, hoạt động lễ hội, tham quan,
thưởng thức các loại hình nghệ thuật, vệ sinh đường phố, lao động công ích…
nhằm giúp học sinh củng cố, khắc sâu, mở rộng tri thức, có điều kiện giao
lưu, hòa nhập với đời sống xã hội, gắn “học với hành”.
Mặt khác, thời gian cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp khá
phong phú, cho nên phải sử dụng thời gian sao cho hợp lý. Các cán bộ quản lý
nên nắm đặc điểm này để hướng dẫn các em có nhiều hoạt động bổ ích.
b. Mang tính quy luật đặc thù của quá trình giáo dục học sinh
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động xã hội đặc biệt
của con người. Nó là một quá trình biến đổi phức tạp bên trong tâm lý và tính
cách học sinh. Trong nhà trường, hoạt động giáo dục phải được tiến hành ở
mọi nơi, mọi lúc: thông qua các giờ dạy trên lớp, qua các hoạt động vui chơi,
thông qua việc hướng nghiệp. Nghĩa là phải thống nhất giữa Trí-Đức; giữa
tình cảm - lý trí; giữa nhận thức và hành động.
22
Muốn hình thành, phát triển nhân cách học sinh không thể chỉ đơn
thuần trong những giờ lên lớp mà còn phải thông qua các loại hình hoạt động
đa dạng như công tác xã hội, lao động sản xuất, hoạt động văn nghệ, thể dục
thể thao, văn hóa thẩm mỹ, vui chơi, tham quan, du lịch…
Có thể nói, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có khả năng giáo dục
to lớn: làm nảy sinh các năng lực, phẩm chất, tình cảm mới. Qua luyện tập
học sinh không chỉ hiểu mà còn biết làm, biết tự điều chỉnh hành vi của mình
phù hợp với yêu cầu chung của xã hội.
c. Tính đa dạng về mục tiêu
- Mục tiêu trí dục: nhằm mở rộng, khắc sâu kiến thức cơ bản cho học
sinh
- Mục tiêu đức dục: giáo dục tư tưởng đạo đức, tác phong, tình cảm, ý
chí nghị lực cho học sinh.
- Mục tiêu sức khỏe: rèn luyện sức khỏe.
- Mục tiêu thẩm mỹ: bồi dưỡng khả năng tri giác thẩm mỹ (thị hiếu
thẩm mỹ) nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mĩ và sáng tạo ra các nét đẹp, đưa
các nét đẹp vào cuộc sống.
- Mục tiêu lao động: rèn thói quen lao động, ý thức lao động, tình yêu
lao động.
d. Tính năng động của chương trình kế hoạch
Chương trình kế hoạch của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phải
xuất phát từ:
- Mục tiêu cấp học.
- Tình hình cụ thể của địa phương.
- Nhiệm vụ chính trị của từng giai đoạn.
- Tâm lý, đặc điểm học sinh địa phương trường đóng…
23
Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phải được xây dựng dựa trên
kế hoạch của trường, có sự liên kết chặt chẽ giữa các đoàn thể trong nhà
trường. Đồng thời tranh thủ sự ủng hộ, đóng góp ý kiến của các đoàn thể và
Ban đại diện cha mẹ học sinh trong quá trình hoạt động.
e. Tính đa dạng phong phú của nội dung và hình thức hoạt động, tính phức
tạp, khó khăn của việc kiểm tra, đánh giá
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động mang tính tự giác, tự
quản cao, không áp đặt. Vì thế, người cán bộ quản lý cần chú ý tới những
nguyện vọng, sở trường, hứng thú của các em, hướng các em vào những hoạt
động sáng tạo, hướng dẫn để các em nâng cao hiệu quả của giáo dục ngoài
giờ lên lớp. Muốn đạt được mục đích yêu cầu đề ra, nội dung và hình thức
hoạt động ngoài giờ lên lớp phải phong phú, đa dạng, thực hiện các hoạt động
phù hợp với thực tế địa phương và các phong trào truyền thống. Dựa trên cơ
sở đó, học hỏi thêm một số kinh nghiệm trường bạn, có sáng tác các loại hình
hoạt động mới, tránh rập khuôn máy móc. Từ đó, giáo dục phẩm chất người
học sinh.
Việc đánh giá phẩm chất con người đòi hỏi sự chính xác và tế nhị. Đó
là một việc phức tạp. Tuy vậy, mỗi hoạt động trong trường đều phải tiến hành
kiểm tra, đánh giá. Có như vậy khuyến khích được những hoạt động tốt, hoạt
động có hiệu quả. Đồng thời có hướng điều chỉnh, khắc phục kịp thời những
hoạt động chưa tốt hoặc hiệu quả chưa cao.
Trong quá trình đánh giá, có thể bàn định tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá
cũng có thể đánh giá ở từng khâu, từng hoạt động ở mỗi thời điểm nhất định
rồi định ra cách đánh giá chung cho một học kì và cả năm học.
1.3.3. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường qua hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp cho học sinh tiểu học
24
1.3.3.1. Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường trong hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp
- Củng cố, khắc sâu, mở rộng những hiểu biết về các thành phần của
môi trường và mối quan hệ giữa chúng ; mối quan hệ giữa con người và các
yếu tố môi trường ; sự ô nhiễm môi trường và các biện pháp bảo vệ môi
trường
- Xác định trách nhiệm cá nhân trong việc góp phần bảo vệ môi trường
ở nhà trường và địa phương.
- Hình thành và phát triển tình cảm yêu quý, gần gũi, thân thiện với
thiên nhiên và môi trường xung quanh, quan tâm tới việc bảo vệ môi trường.
- Biết thực hiện nếp sống ngăn nắp, vệ sinh.
- Có khả năng tham gia một số hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp
với lứa tuổi.
1.3.3.2. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp ở cấp Tiểu học
Nội dung GDBVMT trong HĐGDNGLL cấp Tiểu học có thể bao gồm
các vấn đề:
+ Thành phần của môi trường xung quanh như: đất, nước, không khí,
ánh sáng mặt trời, sinh vật, nhà ở, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các
công trình công cộng, các khu di sản văn hoá và di sản thiên nhiên.
+ Vai trò của môi trường đối với sức khoẻ, cuộc sống của con người và
các sinh vật ; tác động của con người đối với sự phát triển bền vững của môi
trường.
+ Một số biểu hiện của ô nhiễm môi trư ờng, các nguồn gây ô nhiễm
môi trường như: nước thải, phân bón, xe cộ,...
25
+ Những biện pháp bảo vệ môi trường, hạn chế ô nhiễm môi trường ;
Hoạt động bảo vệ môi trường và vai trò của học sinh Tiểu học ; những quy
định của nhà trường và địa phương về bảo vệ môi trường.
Các nội dung trên có thể được thực hiện qua các chủ đề:
- Ngôi nhà của em
- Mái trường thân yêu của em.
- Em yêu quê hương
- Môi trường sống của em
- Em yêu thiên nhiên
- Vì sao môi trường bị ô nhiễm
- Tiết kiệm trong tiêu dùng và sinh hoạt
1.3.3.3. Phương thức lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các
môn học và HĐGDNGLL ở tiểu học
Theo như hướng dẫn lồng ghép GDBVMT vào trong HĐGDNGLL
cũng như các môn học khác của Bộ GD&ĐT đề ra thì có các nội dung,
phương thức cũng như hình thức và phương pháp tích hợp.
a. Phương thức tích hợp, lồng ghép
- Mức độ 1: Nội dung của bài học phù hợp với mục tiêu và nội dung
giáo dục bảo vệ môi trường.
- Mức độ 2: Một số phần của bài học phù hợp với nội dung giáo dục
bảo vệ môi trường.
- Mức độ 3: Nội dung của bài học có điều kiện liên hệ lôgic với nội
dung giáo dục bảo vệ môi trường.
b. Hướng dẫn lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường theo từng mức độ
Mức độ 1 (lồng ghép toàn phần)
- Đối với bài học lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường mức độ này,
giáo viên giúp học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc nội dung bài học