Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Tiểu luận: QUẢN LÝ PHONG TRÀO XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HÒA MINH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.83 KB, 26 trang )

1

QUẢN LÝ PHONG TRÀO XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN
HÓA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HÒA MINH - THỰC TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP
_____________

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Văn hóa ngày càng trở thành vấn đề toàn cầu, ngày càng thu hút sự quan
tâm của các quốc gia trên thế giới. Văn hóa có tác động sâu rộng đến mọi mặt
của đời sống xã hội, chi phối đến mọi hành vi hoạt động của con người. Trong
giai đoạn hiện nay một bộ phận không nhỏ có dấu hiệu xuống cấp về đạo đức,
lối sống, làm ảnh hưởng đến đời sống tinh thần, môi trường văn hóa lành mạnh,
hiện tượng càn quấy, coi thường luật pháp, làm mất an toàn xã hội, bạo hành
trong gia đình, cách ứng xử thiếu văn hóa nơi công cộng, sử dụng ngôn từ thiếu
chuẩn mực trong giao tiếp làm phương hại đến sự trong sáng của tiếng Việt. Bên
cạnh các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng khá sôi động và phức tạp; nạn mê tín dị
đoan, lợi dụng tín ngưỡng tâm linh, ngoại cảm để trục lợi, các hủ tục cũ, mới
tràn lan, nhất là trong việc cưới, việc tang và lễ hội có chiều hướng gia tăng. Các
sản phẩm văn hóa, văn học, nghệ thuật chất lượng kém được phát hành, truyền
bá; không ít sản phẩm không phù hợp với truyền thống đạo đức, văn hóa của
dân tộc, thậm chí độc hại, phản động của nước ngoài xâm nhập vào nước ta, làm
xói mòn đạo đức, lối sống, ảnh hưởng xấu đến truyền thống văn hóa, thuần
phong mỹ tục của dân tộc. Việc phục hồi và phát huy văn hóa truyền thống, nhất
là việc tổ chức lễ hội, còn mang tính tự phát, mang tính phong trào, thiếu chọn
lọc, chưa khai thác được đầy đủ nét độc đáo, bản sắc riêng và giá trị tốt đẹp của
văn hóa truyền thống, đồng thời cũng chưa có ý phát huy tính chủ động của


2


quần chúng. Bệnh hình thức, chạy theo thành tích còn khá phổ biến trong các
hoạt động và báo cáo kết quả xây dựng đời sống văn hóa. Phong trào xây dựng
gia đình văn hóa, ấp văn hóa chưa được nhận thức sâu sắc và đồng đều ở các địa
phương, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội tham
gia, chất lượng phong trào chưa được chú trọng duy trì, việc tổ chức đăng ký,
bình xét khen thưởng chưa thường xuyên và kịp thời.
Trước tình hình trên cũng như những nhìn nhận thực tế về phong trào xây
dựng đời sống văn hóa trên địa bàn xã Hòa Minh vẫn còn những hạn chế nhất
định; sự nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, trách nhiệm của một số cấp ủy Đảng,
chính quyền, các ngành hữu quan và bà con nhân dân trong việc thực hiện
phong trào xây dựng đời sống văn hóa. Do đó chưa phát huy hết được sức mạnh
tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội để chăm lo và thúc đẩy phát
triển phong trào xây dựng đời sống văn hóa gớp phần tích cực thúc đẩy sự phát
triển của địa phương. Với những lý do trên chúng tôi chọn đề tài “Quản lý
phong trào xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn xã Hòa Minh” để nghiên cứu
làm tiền đề góp phần cho sự nghiệp phát triển kinh tế trên địa bàn xã.
2. Lịch sử vấn đề
Xây dựng đời sống văn hóa cấp cơ sở là một nội dung quan trọng của
công cuộc phát triển đất nước. Đó là lí do mà đến nay trên đất nước ta nói đã có
rất nhiều công trình nghiên cứu về việc xây dựng đời sống văn hóa cấp cơ sở.
Theo Viết Dư với bài viết “Xuân Tân xây đựng dời sống văn hóa cấp cơ sở”,
Anh Thơ với bài “Tam Nông xây dựng đời sống văn hóa cấp cơ sở”, đã nêu lên
thực trạng văn hóa của các xã nói trên và đưa ra những giải pháp để nâng cao
văn hóa tại địa phương. Theo Đồng Chín với bài viết “Xây dựng môi trường văn
hóa ở cơ sở theo nghị quyết Trung ương V khóa 8” đã tổng kết việc thục hiện
xây dựng đời sống văn hóa trên cả nước và nêu lên nền tảng cơ sở lí luận chung
về việc xây đựng đời sống văn hóa cấp cơ sở. Riêng đối với xã Hòa Minh,
huyện Châu thành tỉnh Trà Vinh, trước nay vẫn chưa có công trình hay đề án nào



3
nghiên cứu về việc xây đựng đời sống văn hóa cấp cơ sở vì thế đề tài của chúng
tôi là mới.
3. Mục đích của phong trào xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn
xã Hòa Minh
Đề tài nghiên cứu nhằm góp phần tích cực vào việc nâng cao dân trí, xóa
đói giảm nghèo, thúc đẩy kinh tế phát triển, ổn định an ninh chính trị và trật tự
an toàn xã hội, góp phần vào việc nâng cao đời sống của nhân dân, không còn
hộ đói, giảm hộ nghèo, hộ khá giàu tăng lên, cơ sở vật chất và các thiết chế văn
hóa được đầu tư xây dựng khang trang hơn, cảnh quang môi trường thông
thoáng, sạch đẹp, tình làng nghĩa xóm được thắt chặt hơn; quy ước ấp, chủ
trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước được người dân chấp hành,
tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, phát huy được
tiềm năng cũng như vai trò của nhân dân trong hoạt động văn hóa, nhân dân tự
nguyện đóng góp công sức, tiền của, công sức cải tạo, nâng cấp, xây dựng
đường giao thông nông thôn, các công trình phúc lợi về y tế, giáo dục, văn hóa,
TDTT, mức hưởng thụ văn hóa ngày càng cao gớp phần tích cực vào việc xây
dựng nhân cách con người về tư tưởng, tình cảm, đạo đức, lối sống,… làm thay
đổi các tập tục lạc hậu, lỗi thời, ích kỷ, thực dụng, bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hóa truyền thống tốt đẹp, tạo dựng môi trường văn hóa lành mạnh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các mảng hoạt động văn hóa trên đại bàn xã,
hoạt động văn hóa của nhân dân trong toàn xã Hòa Minh , huyện Châu Thành,
tỉnh Trà Vinh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Tập trung vào nghiên cứu công tác xây dựng đời sống văn hóa trên địa
bàn xã Hòa Minh, huyện Châu Thành, Tỉnh Trà Vinh trong giai đoạn từ năm
2013 đến năm 2015.



4
5. Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước
ta về văn hóa và các vấn đề xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam. Tham
khảo, nghiên cứu tài liệu, sách, báo, đúc kết kinh nghiệm trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ được giao về công tác xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn xã
Hòa Minh.
6. Ý nghĩa của đề tài
Những nghiên cứu của đề tài khi được áp dụng vào thực tế sẽ giúp nhân
dân của xã có đời sống ổn định và phát triển, xóa đói, giảm nghèo, chuyển đổi
cơ cấu cây trồng vật nuôi gắn liền với việc bảo vệ môi trường, tình làng nghĩa
xóm được thắt chặt, phát triển các thiết chế văn hóa ở cơ sở, tạo được nhiều sân
chơi, câu lạc bộ lành mạnh, các hoạt động y tế, giáo dục được thực hiện tốt, các
hoạt động lễ hội và sinh hoạt cộng đồng gắn liền với tiết kiệm và văn minh, phù
hợp với hoàn cảnh gia đình và phong tục, tập quán ở địa phương. Xây dựng hệ
thống chính trị ngày càng vững mạnh, quy chế dân chủ ở cơ sở được thực hiện
một cách công bằng và có hiệu quả, từ đó nhân dân tích cực thực hiện tốt các
chủ trương của Đảng chính sách pháp luật của Nhà nước.
7. Bố cục đề tài
Đề tài của chúng tôi gồm 3 chương. Chương 1là cơ sở lí luận về công tác
xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Phần thực trạng tình hình công tác quản lí
phong trào xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn xã Hòa Minh được trình bày
ở chương 2. Chương 3 là phần nói về giải pháp quản lí phong trào xây dựng đời
sống văn hóa trên địa bàn xã Hòa Minh trong thời gian tới.


5
B/ PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG

ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở CƠ SỞ
1.1. Khái niệm về văn hóa và phong trào xây dựng đời sống văn hóa
1.1.1. Khái niệm về văn hóa
Hiện nay có rất nhiều khái niệm về văn hóa. Có khái niệm rộng cũng có
khái niệm hẹp. Theo UNESCO thì“Văn hóa nên được đề cập đến như là một
tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một
xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn
học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá
trị, truyền thống và đức tin”.Và theo chúng tôi: Văn hóa là toàn bộ những giá
trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo nên trong quá trình lịch sử.
1.1.2. Khái niệm về xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở
Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là làm cho đơn vị cơ sở phát triển
toàn diện, có đời sống kinh tế vật chất đầy đủ, phong phú; có đời sống văn hóa –
tinh thần lành mạnh, văn minh.
1.2. Quan điểm của C.Mác và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
văn hóa và vai trò nền tảng tinh thần của văn hóa
1.2.1. Quan điểm của C.Mác về văn hóa và vai trò nền tảng tinh thần
của văn hóa
C.Mác coi văn hóa là toàn bộ những thành quả được tạo ra nhờ hoạt động
lao động sáng tạo của con người, hoạt động sản xuất vật chất và tái sản xuất ra
đời sống hiện thực của con người. Theo quan niệm của C.Mác, thế giới văn hóa
là thế giới con người, do con người tạo ra cho chính mình – thế giới mà trong
đó, “con người nhân đôi mình không chỉ về mặt trí tuệ như xảy ra trong ý thức
nữa, mà còn nhân đôi mình một cách hiện thực, một cách tích cực”, để rồi
“ngắm nhìn bản thân mình trong thế giới do mình sáng tạo ra”. C.Mác còn quan
niệm văn hóa là lĩnh vực hoạt động mà nhờ đó, con người sản xuất và tái sản


6
xuất ra bản thân mình với tư cách là một thực thể xã hội. Đó là hoạt động của

con người nhằm tạo ra một hệ thống giá trị mang tính định hướng cho sự phát
triển ý thức con người và cho lối ứng xử của con người trong cộng đồng xã hội.
C.Mác cho rằng văn hóa không chỉ đóng vai trò là cơ sở, nền tảng tinh thần của
xã hội, của lịch sử nhân loại, mà còn là lĩnh vực luôn có ảnh hưởng, tác động
đến tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, đến sự phát triển xã hội. Trong sự
tác động và ảnh hưởng của văn hóa không chỉ tác động, ảnh hưởng đến nguyên
nhân sinh ra nó, đến tồn tại xã hội, đến quá trình sản xuất vật chất của con
người, mà còn góp phần quyết định phương thức vận động và phát triển của lịch
sử nhân loại, của xã hội loài người. Văn hóa còn đem lại cho con người sự điều
chỉnh và định hướng hoạt động của mình. Qua đó, văn hóa điều tiết quá trình sản
xuất vật chất điều tiết sự phát triển xã hội, trở thành nguồn lực nội sinh cho sự
phát triển xã hội bền vững – phát triển vì mục tiêu nhân văn, vì giá trị nhân đạo.
1.2.2. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa và xây dựng
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Tháng 8 – 1943, Hồ Chí Minh đưa ra quan niệm của mình về ý nghĩa của
văn hóa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng
tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo,
văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và
các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn
hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện
của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và
đòi hỏi của sự sinh tồn”
Hồ Chí Minh cho rằng văn hóa vừa là động lực, vừa là mục tiêu của cách
mạng, văn hóa soi đường cho quốc dân đi, lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc
lập, tự cường, tự chủ. Nhân tố con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh phản ánh
tập trung nhất vai trò động lực, mục tiêu của văn hóa. Bởi vì, như chính người
Mỹ cũng phải thừa nhận: “Ai cũng biết rằng trong thế kỷ XX, chính vật chất là


7

sức mạnh của thời đại chúng ta, thời đại có nhiều tên gọi: thời đại năng lượng
nguyên
tử, thời đại phản lực, thời đại điều khiển học, thời đại chinh phục vũ trụ, thời đại
tin học…Dù là kể đến thiết bị nào thì Mỹ cũng đều có và người Việt Nam đều
không có. Sức mạnh duy nhất của họ là sức mạnh của con người”.
Người chỉ ra rằng: Các chiến sĩ văn hóa có nhiệm vụ “phụng sự kháng
chiến, phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân”. Muốn làm điều đó, chiến sĩ văn
hóa phải gắn bó với đời sống, với thực tiễn, với nhân dân; phải “ từ trong quần
chúng ra, trở lại nơi quần chúng”.
Tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X ( tháng 4 – 2006 ) xác định: “
Phát triển văn hóa – nền tảng tinh thần của xã hội”. Nhiệm vụ phát triển văn hóa
được đặt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm ( 2001- 2010) với
tinh thần chung là “ tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” .
Ngày nay trong sự nghiệp đổi mới đất nước, đổi mới và chỉnh đốn Đảng,
tư tưởng Hồ Chí Minh càng thêm sáng ngời khi được nghiên cứu, vận dụng hệ
thống trong xây dựng văn hóa lãnh đạo và văn hóa quản lý của Đảng và Nhà
nước ta. Đổi mới không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm
mới. Hồ Chí Minh cho rằng: “ cách mạng là đổi cái cũ ra cái mới, đổi cái xấu ra
cái tốt”. Song đời sống văn hóa mới không cắt đứt với quá khứ mà nó luôn luôn
phát triển, nảy nở từ mảnh đất của quá khứ và trên nền tảng ấy nó kế thừa những
giá trị tốt đẹp của truyền thống , lấy các giá trị tốt đẹp làm cơ sở cho sự ra đời và
phát triển cái mới. Theo nội dung phương pháp luận của Hồ Chí Minh thì cái cũ
là xấu ta cần phải xóa bỏ trong xây dựng đời sống văn hóa tinh thần.
Theo Hồ Chí Minh, cái mới mà hay ta cần phải làm, đó là cái mới đích
thực ( hướng tới chân, thiện, mỹ) phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc
và tinh hoa văn hóa của nhân loại, trong việc xây dựng đời sống văn hóa tinh


8

thần cái mới mà hay thì cần phải làm. Nhưng cần phải nhớ rằng, các yếu tố mới
tuy hay nhưng khi vận dụng lại phải phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng.
1.3. Quan điểm của Đảng về xây dựng đời sống văn hoá mới hiện nay
Trong cương lĩnh hoạt động của Đảng, ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta
đã khẳng định tiến hành một cuộc cách mạng về tư tưởng và văn hoá ở Việt
Nam. Trong đề cương, Đảng đã vạch rõ: “Mặt trận văn hoá là một trong ba mặt
trận kinh tế, chính trị, văn hoá”. Ở đó người cộng sản phải hoạt động, không
phải chỉ làm cách mạng chính trị mà còn phải làm cách mạng văn hoá nữa. Có
lãnh đạo được phong trào văn hoá Đảng ta mới ảnh hưởng được dư luận, việc
tuyên truyền của Đảng mới có hiệu quả. Đề cương còn chỉ rõ: “Phải hoàn thành
cách mạng văn hoá mới hoàn thành được cuộc cải tạo xã hội”. Đúng như nhận
xét của đồng chí Trường Chinh: “Một nền văn hoá dân tộc mà không có tính
khoa học và nhân dân thì rất có thể vì quyền lợi ích kỉ và hẹp hòi của dân tộc
mình mà đi ngược lại bước đường tiến hoá của lịch sử… Văn hoá có tính nhân
dân mà không có tính dân tộc và khoa học thì sẽ trở nên hẹp hòi, chỉ nhìn thấy
lợi ích công nông mà không chú ý đến lợi ích chung của cả dân tộc hoặc theo
đuôi quần chúng”.
Như vậy, nền văn hoá mới gắn bó chặt chẽ với chế độ mới.Chế độ mới đòi
hỏi một nền văn hoá mới, và sự ra đời, phát triển của nền văn hoá mới càng củng
cố và thúc đẩy xã hội mới phát triển. Đúng như Hồ Chí Minh đã nói: “Muốn xây
dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có những con người xã hội chủ nghĩa ”.
Để thực hiện mục tiêu đó, nền văn hoá xã hội chủ nghĩa của nước ta lúc này vừa
giương cao ngọn cờ của chủ nghĩa Mac – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vừa
quan tâm phát huy các giá trị truyền thống của văn hoá dân tộc và tinh hoa văn
hoá nhân loại.
Từ những tư tưởng của đại hội VI đã mở đầu, đại hội VII đã tiếp tục và
hoàn thiện đường lối đổi mới của Đảng. Đảng coi văn hoá là nền tảng tinh thần
của xã hội, động lực và mục tiêu của sự phát triển kinh tế xã hội. Từ nhận thức



9
đó, Hội nghị lần thứ hai, thứ năm Ban chấp hanh trung ương khoá VII đã tập
trung giải quyết các vấn đề văn hoá bao gồm: Văn học nghệ thuật, giáo dục,
khoa học, tư tưởng, lối sống, đạo đức…Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
của Đảng mở đầu thời kì lịch sử đổi mới và trong một thời kì lịch sử cực kỳ
quan trọng. Đại hội có các chỉ đạo cơ bản:
+ Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực thúc đẩy sự phát
triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
+ Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, văn
hoá là mục tiêu của xây dựng và phát triển kinh tế “Vì xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh, con người phát triển toàn diện”.
+ Xây dựng và phát triển văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học và công
nghệ là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo.
+ Đầu tư cho văn hoá, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo…là
đầu tư cho phát triển. Tăng đầu tư ngân sách cho văn hoá tương ứng với tăng
trưởng nền kinh tế.
Từ các quan điểm chỉ đạo đó đòi hỏi một loại chính sách và biện pháp
nhằm thúc đẩy các hoạt động văn hoá phát triển, đó là chính sách cho lĩnh vực
văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, là chính sách tôn trọng,
đãi ngộ giới trí thức khoa học văn nghệ sĩ, bảo tồn và phát triển các di sản văn
hoá vật thể, mở rộng giao lưu văn hoá giữa các vùng, các miền trong và ngoài
nước.
Tiểu kết
Nói tóm lại, đối với việc phát triển chung của xã hội thì việc phát triển
văn hóa là vấn đề quan trọng cần được quan tâm. Nếu C.Mác cho rằng văn hóa
không chỉ đóng vai trò là cơ sở, nền tảng tinh thần của xã hội, của lịch sử nhân
loại, mà còn là lĩnh vực luôn có ảnh hưởng, tác động đến tiến trình phát triển của
lịch sử nhân loại, đến sự phát triển xã hội, thì Hồ Chí Minh cũng khẳng định văn
hóa vừa là động lực, vừa là mục tiêu của cách mạng, văn hóa soi đường cho



10
quốc dân đi, lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ. Nhận
thức rõ được điều đó Đảng ta cũng có những quan điểm đúng đắn để chỉ đạo cho
việc phát triển văn hóa ở các cấp. Muốn tiến hành công tác xây dựng văn hóa ở
bất cứ nơi đâu thì trước hết ta cần phải tìm hiểu về thực trạng công tác xây dựng
đời sống văn hóa tại địa bàn đó. Vì vậy, muốn xây dựng dời sống văn hóa xã
Hòa Minh, chúng tôi cũng đi tìm hiểu thực trạng tình hình công tác xây dựng
đời sống văn hóa trên địa bàn xã Hòa Minh.Và điều này được chúng tôi trình
bày rất cụ thể ở chương 2.


11

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CÔNG TÁC
QUẢN LÝ PHONG TRÀO XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HÒA MINH
2.1. Vài nét chung
2.1.1 Vị trí địa lý, con người
Hòa Minh là 01 xã cù lao của Huyện Châu Thành, được bao bọc bởi sông
Cổ Chiên, cách trung tâm huyện Châu Thành 13 km và trung tâm tỉnh Trà Vinh
16 km. Phía nam giáp với tỉnh Bến Tre, thuận lợi cho việc giao lưu văn hóa với
nhau; với tổng diện tích tự nhiên là 3.611,91 ha. Toàn xã có 09 ấp, có 3171 hộ,
với 13.470 nhân khẩu; đa phần là dân tộc kinh, có 39 hộ dân tộc khmer với 117
nhân khẩu, 8 hộ là người Hoa, có 32 nhân khẩu. Xã có 08 ấp văn hóa, 02 khu
dân cư tiên tiến, 02 cơ quan, 05 trường học và 01 cơ sở tôn giáo tín ngưỡng văn
minh.
2.1.2. Văn hóa vât chất
Tổ chức sản xuất: Tận dụng vị trí địa lý đặc thù của xã là vùng cù lao
quanh song nước và điều kiện tự nhiên trong năm có hai mùa nước ngọt và nước

mặn nên sản xuất của người dân noi đây chủ yếu là sản xuất nông nghiệp là
trồng lúa thu đông và nuôi trồng thủy sản (tôm, cua, tép, cá..), một bộ phận sản
xuất tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ, một bộ phận nhỏ phi nông
nghiệp không có ngành nghề phải đi làm thuê và đi làm ăn xa để sinh sống.
Tổ chức đời sống: Ăn, bữa ăn chính trong gia đình của người dân nơi đây
mang đặt điểm của người dân vùng đồng bằng sông cửu long: cơm + cá + thịt +
rau. Ngoài ra cũng có một số món ăn đặc sản như như: cá lóc nước rơm, tép
nước sâu, bánh canh cua, bánh canh cá lóc; bánh xèo tép; mắm tép, mắm cá sặc,
mắm ba khía…..Mặc, do người dân nơi đây chủ yếu làm nông nghiệp và chăn
nuôi, thường làm công việc đồng, án; lao động bằng chân tay nên họ chọn mặc
các loại vãi hơi dày để giữ ấm, với những chiếc áo sơ mi tay dài, quần tây hay
quần thung. Ở, nhà ở ngày nay đa số theo kiến trúc loại nhà chử “đinh”, chữ


12
“L”…đi lại, do vùng cù lao sông nước, có nhiều kênh rạch, người dân nơi đây
trước kia đi lại và vận chuyển bằng ghe, xuồng; ngày nay có sự tiến bộ rỏ rệch,
là do sự đầu tư hỗ trợ của trên, đã xây dựng nhiều tuyến đường đal liên xóm, xây
dựng họp tác xã phà Phước Vinh giúp cho nhu cầu đi lại của người dân được
thuận lợi hơn (phương tiện đi lại và vận chuyển bằng xe gắn máy, phà, đò..)
2.1.3. Văn hóa tinh thần
Về giáo dục xã có 2 cơ quan nhà nước 06 điểm trường (01 THPT, 01
THCS, 03 tiểu học và 01 trường mẫu giáo); về y tế xã có 01 phòng khám đa
khoa khu vực và 01 trạm y tế; nhìn chung các cơ quan điều điều được trang bị
phòng đọc sách với các loại sách đúng chuyên ngành của từng cơ quan và nhiều
loại về kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, an ninh quốc phòng…...Hiện xã có
09 câu lạc bộ đờn ca tài tử, với 8 người tham gia/CLB, các câu lạc bộ điều hoạt
động tốt thường xuyên tổ chức hát với nhau vào các ngày chủ nhật và thứ bảy,
hay vào ngày lễ, tết, …ngoài ra còn có 02 tụ điểm ca nhạc phục vụ văn nghệ cho
quần chúng nhân dân, vào các buổi tối thứ 3, 7 và chủ nhật, thu hút khoản 400 500 người xem. Về tôn giáo có khoảng 30% theo đạo phật, 25% theo đạo Thiên

chúa giáo, 15% theo đạo cao đài và còn lại là ngoài đạo. Tín ngưỡng xã có 13
miếu bà, 01 đình thần, 02 thánh thất cao đài, 01 nhà thờ và 01 nhà dạy đạo công
giáo với 4.250 tín đồ. Về lễ hội bao gồm các lễ hội: lễ hội Nhơn Sanh, lễ hội Nô
– el, lễ hội cúng rằm, lễ hội cúng mẫu.
2.2 Thực trạng về những kết quả đạt được trong việc quản lý thực
hiện phong trào xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn xã Hòa Minh (Giai
đoạn 2011 – 2013)
2.2.1 Kết quả đạt được trong công tác tuyên truyền
Công tác tổ chức triển khai và tuyên truyền phát động: Nhận thức được sự
đúng đắn về tầm quan trọng và quy mô của phong trào, xác định đây là cuộc
cách mạng rộng lớn toàn diện và triệt để nhằm làm cho văn hóa thắm sâu vào
toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội. Từ nhận thức trên, Ban chỉ đạo xã đã tổ


13
chức triển khai phát động rộng rãi trong quần chúng nhân dân, tuyên truyền các
Chỉ Thị, Nghị Quyết của Đảng và Nhà Nước các cấp củng như về nội dung tiêu
chuẩn ấp văn hóa, khu dân cư tiên tiến, gia đình văn hóa, cơ quan, trường học,
cơ sỡ tôn giáo tín ngưỡng văn minh, bến phà văn minh. Thông qua sự kết hợp
chặt chẽ của các ban nghành đoàn thể xã nhất là thường trực Ủy ban mặt trận tổ
quốc xã, ban chủ nhiệm, ban vận động các ấp, lãnh đạo cơ quan, trường học, cơ
sở tôn giáo và hệ thống thông tin, truyền thanh xã và ấp và đã tổ chức được 584
cuộc họp vận động, có 28.950 người tham dự, trong đó có 18.430 lượt đảng
viên, đoàn viên, hội viên tham dự, phát động ra dân 786 cuộc có 8.980 lượt
người dự. Cấp phát 2.460 tờ bướm, tờ rơi, băng rol cổ động…Bên cạnh đó trạm
truyền thanh xã và tổ thông tin các ấp đã tuyên truyền được 976 cuộc, có 55.320
lượt người nghe.
Gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”
đã góp phần thúc đẩy, động viên các tầng lớp nhân dân thực hiện thắng lợi các
nhiệm vụ kinh tế - văn hoá - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng của địa

phương, phát huy tinh thần dân chủ ở cơ sở, động viên nhân dân đoàn kết tham
gia thực hiện giải quyết các vấn đề trong cộng đồng dân cư, góp phần cải thiện,
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
2.2.2. Kết quả đạt được trong các phong trào đời sống kinh tế văn hóa
– xã hội
Từ khi cuộc vận động được triển khai đến nay các ấp đã phát huy được
tinh thần đoàn kết hợp tác giúp đỡ nhau về tiền vốn, giống, kinh nghiệm sản
xuất để phát triển kinh tế như thành lập được 32 tổ tiết kiệm, 29 tổ hùn vốn 15
câu lạc bộ thu hút 1961 thành viên là hộ nghèo tham gia với số vốn 413.490.000
đồng, cho mượn xoay vòng để giúp đỡ nhau phát triển kinh tế gia đình. Với
những kết quả nêu trên đã khơi dậy tính tương thân, tương trợ trong nhân dân,
nhất là động viên giúp đỡ những hộ đói nghèo, với tinh thần tự lực tự cường
cùng sự quan tâm tạo điều kiện của Đảng, chính quyền, các ngành đoàn thể ở địa
phương, khắc phục khó khăn vươn lên làm giàu chính đáng. Từ đó tinh thần


14
đoàn kết, tương thân, tương ái, và thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa ngày
càng được phát huy và quan tâm nhiều hơn. Thực hiện chủ trương của Đảng và
Nhà nước về chính sách đối với gia đình chính sách, người có công với cách
mạng đã tổ chức thực hiện bằng những việc làm thiết thực như: phụng dưỡng
mẹ Việt Nam Anh Hùng, vận động đóng góp quỹ đền ơn đáp nghĩa hàng năm
luôn đạt chi tiêu trên giao, cất và trao tặng 68 căn nhà tình ngĩa cho gia đình
chính sách gặp khó khăn về nhà ở và đã xây dựng, bàn giao 278 căn nhà tình
thương, 13 căn nhà đại đoàn kết tổng trị giá 2.116.000.000 đồng, giúp hộ nghèo
có chổ ở ổn định cuộc sống. Ngoài ra thông qua địa chỉ nhân đạo đăng ký đài
phát thanh và truyền hình tỉnh Trà Vinh đã vận động các nhà hảo tâm, các mạnh
thường quân trong và ngoài tỉnh đóng góp giúp đỡ gia đình 04 bệnh nhân nghèo
đặc biệt khó khăn với tổng số tiền 41.300.000 đồng.
2.2.3. Xây dựng đời sống văn hoá, giữ gìn và phát huy bản sắc văn

hoá dân tộc, thuần phong mỹ tục của nhân dân
Nhằm phát huy và giữ gìn bản sắc dân tộc, văn hoá tốt đẹp trong nhân
dân, Ban chỉ đạo, Ban vận động các ấp trong xã đã phối hợp tuyên truyền đẩy
mạnh các phong trào “Người lớn gương mẫu, trẻ em chăm ngoan”, “Ông bà cha
mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”. Vận động các hộ thực hiện quy ước, hương
ước trong việc cưới, việc tang và lễ hội theo tinh thần chỉ thị 27 của Bộ chính trị.
Vì vậy đã hình thành được nếp sống văn minh văn hoá trong cộng đồng, nội bộ
nhân dân thường xuyên tham gia góp ý với nhau trong các quan hệ ứng xử, tổ
chức việc tang, việc cưới tiết kiệm, ý nghĩa. Các điểm vui chơi, giải trí tiếp tục
được quan tâm đầu tư xây dựng phát triển. Tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè,
trộm cắp, mại dâm ở khu dân cư đã giảm hẳn, các văn hoá phẩm đồi trụy đã
được ngăn chặn ngay từ trong gia đình, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân phần
lớn đã được hoà giải tại chỗ. Các tổ hoà giải ở khu dân cư đã hoà giải thành 105
vụ, làm giảm nhiều mâu thuẫn bất hoà trong nội bộ gia đình và trong nhân dân.
Đồng thời thực hiện nghiêm túc Nghị định 87-88/CP của Chính phủ và chỉ thị
814/TTg của Thủ tướng Chính phủ.


15
Từ những kết quả trên cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng xã
văn hóa, ấp văn hóa, gia đình văn hóa, khu dân cư tiên tiến, cơ quan, trường học,
cơ sở tôn giáo tín ngưỡng văn minh: Qua quá trình thực hiện cuộc vận động
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” xã đã xét công
nhận và tái công nhận 2.960 gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa đạt 97,6%
số hộ trong toàn xã. Toàn xã có 09 ấp trong đó đến nay đã được công nhận và tái
công nhận 8 ấp văn hóa, 02 khu dân cư tiên tiến, 02 cơ quan, 05 trường học và
01 cơ sở tôn giáo tín ngưỡng văn minh. Việc xây dựng gia đình văn hóa sẽ phát
huy được vai trò tích cực của mỗi cá nhân trong xã hội, giữ gìn được truyền
thống nhân ái, đạo đức, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.
Phát huy các giá trị đạo đức như: gia đình hạnh phúc; “ Ông bà, cha mẹ mẫu

mực, con cháu hiếu thảo”, “người lớn gương mẫu, trẻ em chăm ngoan” đã góp
phần cải thiện các quan hệ ứng xử trong gia đình và trong cộng đồng.
2.3. Đánh giá việc quản lý phong trào xây dựng đời sống văn hóa trên
địa bàn
2.3.1. Nguyên nhân đạt được
Từ những kết quả đã đạt được đã thể hiện rõ vai trò tham mưu, phối hợp
tổ chức thực hiện của Ban chỉ đạo xã và Ban vận động ấp, đặc biệt là tinh thần
năng động sáng tạo, khắc phục khó khăn của từng Ban vận động ở khu dân cư
để nâng cao chất lượng các phong trào, thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hoá - xã
hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, gớp phần quan trọng vào cải thiện và nâng
cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, đảm bảo an ninh trật tự ở khu dân
cư. Tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền trong quản lý xã hội và làm môi
trường tốt cho xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở ngày càng vững mạnh.
2.3.2 Những tồn tại yếu kém
Tuy vậy, cuộc vận động trong những năm qua vẫn còn những khó khăn
hạn chế: Công tác tuyên truyền vận động và nhận thức của nhân dân ở một số
nơi, nhất là ở vùng xa trung tâm nên các phong trào chuyển biến chậm, panô, áp


16
phích, khẩu hiệu trực quan ở các khu dân cư còn ít, nhiều điển hình tập thể cá
nhân tiêu biểu trong cuộc vận động chưa được tuyên truyền phổ biến để nhận ra
diện rộng.
Công tác phối hợp của một số thành viên trong Ban chỉ đạo xã và Ban vận
động ấp chưa thật sự quan tâm, có lúc xem đây là phong trào của Mặt Trận Tổ
quốc và văn hóa nên chưa tích cực tham gia thực hiện. Một bộ phận nhỏ cán bộ,
đảng viên, công nhân viên chức ở một số cơ quan đơn vị chưa nhận thức đầy đủ
về cuộc vận động nên chưa tham gia đăng ký thực hiện các phong trào ở khu
dân cư.
Cuộc vận động trong xã tuy có mở rộng và phát triển nhưng chất lượng

hoạt động chưa đi vào chiều sâu. Kinh phí hoạt động dành cho Ban chỉ đạo xã
còn thấp, còn chậm nên đã làm ảnh hưởng đến hoạt động của cuộc vận động.
2.3.3 Kinh nghiệm trong phong trào
Trong quá trình triển khai thực hiện ban chỉ đạo rút ra được những kinh
nghiệm sau:
Ấp nào có sự quan tâm chỉ đạo của cấp Ủy phụ trách chỉ đạo ấp, Mặt trận
tổ quốc, các ban ngành đoàn thể xã có nhận thức đầy đủ mục đích ý nghĩa và
tầm quan trọng của phong trào và sự quan tâm chỉ đạo, coi đó là mục tiêu động
lực chính để phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội – an ninh quốc phòng thì phong
trào ấp đó phát triển tốt, đạt kết quả cao.
Ban chỉ đạo các cấp thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, bám sát cơ sở để
đánh giá đúng thực trạng của phong trào, có sơ tổng kết rút kinh nghiệm chỉ đạo,
tổ chức thực hiện phong trào.
Có nêu gương khen thưởng kịp thời, những tổ chức, cá nhân có thành tích
xuất sắc trong phong trào, khích lệ mọi người hăng hái tham gia thì phong trào
nơi ấy có chuyển biến tốt.
Tiểu kết


17
Qua quản lý việc xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn xã Hòa Minh
trong những năm qua luôn được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền,
mặt trận Tổ quốc và các ngành đoàn thể trong lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp tổ
chức thực hiện và đã đạt được nhiều kết quả thiết thực. Công tác tuyên truyền
vận động đã làm cho các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân ở địa phương
ngày càng hiểu sâu sắc về vai trò, ý nghĩa của xây dựng đời sống văn hóa.
Thông qua tổ chức các phong trào của cuộc vận động đã mang lại quyền lợi thiết
thực cho các hộ gia đình và các khu dân cư. Vì vậy đã được nhân dân đồng tình
tích cực tham gia hưởng ứng và tự giác đăng ký thực hiện.


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHONG TRÀO XÂY
DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HÒA MINH
TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. Những giải pháp cho công tác tuyên truyền phát động


18
3.1.1. Những giải pháp cụ thể nhằm tăng cường sự quản lý và sự lãnh
đạo của Đảng đối với phong trào
Do đặc điểm tình hình xã Hòa Minh là một xã cù lao điều kiện đi lại cũng
như nhu cầu được vui chơi giải trí còn hạn chế cho nên các hoạt động văn hoá
phải hết sức chú trọng đến chất lượng sinh hoạt, phải đặc biệt quan tâm đến các
thiết chế văn hoá, thể dục thể thao… thích hợp. Có như vậy mới duy trì được
các phong trào ở cơ sở, phát huy những nhân tố tích cực, hạn chế tiêu cực phát
sinh.
Xây dựng nâng cấp thiết chế văn hoá, duy trì các tụ điểm hoạt động văn
hoá, xây dựng hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng cơ sở.
Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động văn hoá, phát triển những mô hình
văn hoá thích hợp, từng bước đi vào chiều sâu, hoạt động có tính chất hiệu quả.
Khắc phục tình trạng hành chính văn hoá và xu hướng thương mại hoá.
Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, đường lối, bằng biện pháp giáo dục,
thuyết phục, bằng sự mẫu mực nêu gương của cán bộ Đảng viên. Ở đâu Đảng
trong sạch, vững mạnh thì ở đó phong trào mạnh, Đảng không ngừng mở rộng
dân chủ, Đảng với dân như cá với nước, có như vậy thì chủ trương, chính sách
của Đảng sẽ được nhân dân ủng hộ, thực hiện nghiêm túc, nhằm phát huy và
khai thác tiềm năng văn hoá dân tộc.
Để làm được điều đó, trước hết là cán bộ, đảng viên, cần nâng cao nhận
thức và trình độ lãnh đạo trên lĩnh vực văn hoá, song song với các lĩnh vực
chính trị, kinh tế, xã hội ...; nêu cao tinh thần gương mẫu về tư tưởng, đạo đức,
lối sống; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng theo phương châm

''nói đi đôi với làm”, đã nói là làm để cho các quyết định lần này được quán triệt
trong từng cán bộ, đảng viên, nhất và cán bộ chủ chốt, và mọi tầng lớp nhân dân.
Các cấp, các ngành cần có ngay các chương trình, kế hoạch và biện pháp cụ thể
để đưa những nội dung đó thấm sâu vào từng địa phương, từng ngành, từng đơn
vị, từng cộng đồng, từng gia đình, từng con người, tạo thành phong trào thi đua


19
sôi nổi, xây dựng con người mới và môi trường văn hoá mới phong phú, lành
mạnh, phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc ta. Nếu như mỗi
ngày, mỗi người chúng ta đều làm được một việc tốt hay vài ba việc tốt, và toàn
xã hội đều làm như vậy thì chắc chắn chúng ta sẽ đẩy lùi được các hiện tượng
tiêu cực, làm cho xã hội ta ngày càng tốt đẹp hơn, nền văn hoá của chúng ta
ngày càng được nâng cao hơn.
3.1.2. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục các văn bản
có liên quan đến phong trào xây dựng đời sống văn hóa
Tiếp tục triển khai sâu rộng về mục đích, ý nghĩa, nội dung của phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, trong đó phải đặt biệt chú
trọng tuyên truyền, phổ biến về chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách
pháp luật của Nhà nước; giáo dục về tư tưởng, đạo đức, lối sống, gắn với việc
thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”. Thường xuyên tuyên truyền về nội dung của cuộc vận động như: tuyên
truyền 03 tiêu chuẩn gia đình văn hóa, 05 tiêu chuẩn ấp văn hóa, khu dân cư tiên
tiến, 08 tiêu chuẩn cơ quan, trường học văn minh, các tiêu chuẩn xây dựng cơ sở
tôn giáo tín ngưỡng văn minh, tuyên truyền quy ước của ấp và hằng năm phải
mang quy ước ra dân để bàn bạc, đóng góp cho phù hợp với nhu cầu thực tế cho
phù hợp với phong trào. Trong quy ước chúng ta cần đưa ra những việc cần làm
và toàn bộ người dân trong ấp phải thực hiện theo như việc chấp hành tốt các
chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước các cấp, xây dựng gia
đình ấm no, hạnh phúc, không sinh con thứ ba, treo cờ tổ quốc đúng quy định

đối với những ngày lễ trọng đại của đất nước, tổ chức lễ cưới, lễ hội, đám tiệt
không phô trương, lãng phí…Nếu trong quá trình triển khai quy ước được thực
hiện thường xuyên, liên tục thì ý thức của người dân sẽ có chuyễn biến, họ sẽ tự
nhận thấy được sự tích cực mà quy ước đã đề ra để xây dựng đời sống văn hóa.
3.1.3. Đẩy mạnh cuộc vận động quần chúng


20
Đảng ta khẳng định “Sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”
cần phát huy tiếp tục truyền thống dân tộc, tăng cường mở rộng khối đại đoàn
kết toàn dân, nhằm phát huy truyền thống cách mạng của xã nhà, nâng cao chất
lượng cuộc sống của con người, tạo cơ sở vật chất cho sự phát triển lành mạnh
về đời sống tinh thần, thực hiện công bằng xã hội. Nêu cao ý thức tự lực tự
cường, đoàn kết tập hợp các tầng lớp nhân dân, thực hiện thắng lợi các mục tiêu
kinh tế - xã hội. Vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, thực
hiện có hiệu quả quy chế dân chủ cơ sở, tích cực tham gia các phong trào cách
mạng, tạo khí thế sôi nổi, thi đua thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã
hội dân chủ, công bằng, văn minh”.
3.2. Những giải pháp cụ thể cho việc quản lý phong trào xây dựng đời
sống văn hóa ở xã
3.2.1. Ưu tiên đầu tư cấp cơ sở, xã, ấp
Cấp xã, ấp vùng sâu, vùng xa, vùng kháng chiến cũ cơ sở hạ tầng còn thấp
kém, trình độ dân trí và kinh tế còn thấp, sự giàu nghèo giữa thành thị và nông
thôn vẫn còn chênh lệch, cuộc sống văn hoá tinh thần còn nghèo nàn. Vì vậy cần
tập trung nguồn lực đầu tư cho phát triển văn hoá và xây dựng các thiết chế văn
hoá.
3.2.2. Tăng cường quản lý của Nhà nước ở lĩnh vực văn hoá
Đổi mới về tổ chức, nội dung, tiếp tục cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, mở rộng phong trào “xã hội hóa”
hoạt động văn hoá, nghệ thuật cách mạng, mở rộng phong trào thể dục thể thao

theo hướng “xã hội hoá”, xây dựng công sở văn hoá, thực hiện tốt các hoạt động
văn hoá, văn nghệ nhằm phục vụ các ngày lễ, hội, kỷ niệm, tết… đáp ứng nhu
cầu văn hoá của nhân dân.
3.2.3. Đẩy mạnh việc học tập theo các chuyên đề, Nghị quyết của
Trung ương


21
Nghị quyết Trung ương khoá VIII nêu rõ: “Chăm lo văn hoá là chăm lo
xây dựng cũng cố nền tảng tinh thần của xã hội. Thiếu nền tảng tinh thần tiến bộ
và lành mạnh, không quan tâm giải quyết tốt các quan hệ giữa phát triển kinh tế
với tiến bộ và công bằng xã hội thì không có sự phát triển kinh tế - xã hội bền
vững. Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hoá vì xã hội công
bằng văn minh, con người phát triển toàn diện”.
Đại hội IX của Đảng nhấn mạnh: “Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển toàn
diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức
cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hoá,
quan hệ hài hoà trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Văn hóa trở thành nhân tố
thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách, kế thừa truyền thống cách mạng
của dân tộc, phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc”. Văn kiện Đại hội IX có đoạn: “Mở rộng và nâng cao hiệu quả cuộc
vận động toàn dân xây dựng đời sống văn minh, gia đình văn hoá, phong trào
người tốt - việc tốt, làm cho văn hoá thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia
đình, từng người hoàn thiện giá trị mới của con người Việt Nam”.
3.3. Nâng cao chất lượng phong trào xây dựng xã văn hóa
3.3.1. Nâng cao vai trò chủ thể văn hóa
Nâng cao vị thế, vai trò, trách nhiệm của người quản lý xây dựng đời sống
văn hóa ở xã; phải biết Khai thác và phát huy tinh thần tự giác, sáng kiến của
người tham gia thực hiện phong trào. Nâng cao trình độ, nhận thức chính trị xã

hội cho cán bộ Đảng viên và nhân dân, nâng cao năng lực trách nhiệm của mỗi
cá nhân trong qua trình xây dựng và phát huy phong trào.
Tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia vào việc quản lý xây dựng
pmoo hình đời sống văn hóa. Thực hiện dân chủ hoá trong đời sống xã hội, nâng
cao vai trò kiểm tra, giám sát của nhân dân về các hoạt động văn hóa.


22
Khắc phục, loại bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu. Giải quyết vấn đề
về việc làm, phân công lại lao động, xoá đói giảm nghèo. Quan tâm tới những
gia đình chính sách, khó khăn.
Tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, các tổ chức, các
đoàn thể dưới sự lãnh đạo của đảng, sự quản lý của nhà nước trong việc thực
hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo, đặc biệt là thế hệ trẻ các kiến thức cơ bản và
tầm quan trọng của việc xây dựng đời sống văn hóa.
3.3.2. Nâng cao chất lượng ấp văn hóa, khu dân cư tiên tiến
Công tác xây dựng ấp văn hóa, khu dân cư tiên tiến với mục đích là nhằm
phát huy tính chủ động sáng tạo của người dân trong việc sản xuất, sinh hoạt và
hưỡng thụ văn hóa, văn nghệ đáp ứng yêu cầu thiết thực của nhân dân. Mặt khác
xây dựng ấp văn hóa, khu dân cư tiên tiến, là thực hiện các Nghị Quyết, chính
sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới, nhằm tạo dựng môi
trường văn hóa lành mạnh để mọi người dân có điều kiện phát triển kinh tế, giữ
gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Do đó chúng ta cần quan tâm nâng
chất lượng xây dựng ấp văn hóa, khu dân cư tiên tiến, làm tốt công việc trên
chính là đã cụ thể hóa các chủ trương của đảng, chính sách pháp luật của nhà
nước ra tận quần chúng nhân dân. Để làm được điều đó chúng ta phải đặt biệt
quan tâm đến công tác tuyên truyền, vận động đến người dân, tuyên truyền các
nội dung về tiêu chuẩn gia đình văn hóa, tiêu chuẩn ấp văn hóa, khu dân cư tiên
tiến, quy ước của ấp. Đồng thời khơi dậy và phát huy ý thức tự nguyện của các
tầng lớp nhân dân trong quá trình xây dựng gia đình văn hóa, ấp văn hóa và

thường xuyên đánh giá sơ kết trong quá trình thực hiện, bình chọn những hộ có
thành tích xuất sắc kịp thời biểu dương, khen thưởng để khích lệ người dân tham
gia thực hiện phong trào.
3.3.3. Nâng cao chất lượng gia đình văn hóa
Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình có vai trò to lớn đối với mọi cá
nhân và toàn xã hội, gia đình tốt thì xã hội tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt


23
hơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con
người xã hội chủ nghĩa; xây dựng môi trường văn hóa là mỗi gia đình văn hóa,
mỗi tập thể văn hóa”. Nếu chúng ta thật sự quan tâm và nâng cao chất lượng
công tác xây dựng gia đình văn hóa thì các tệ nạn xã hội, hành vi thiếu văn hóa,
lối sống buông thả, thực dụng … của một số cá nhân trong cộng đồng sẽ dần dần
thay đổi, chúng ta sẽ làm thay đổi các tập tục lạc hậu, lỗi thời, ích kỷ, thực dụng,
bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, tạo dựng môi
trường văn hóa lành mạnh. Và phong trào xây dựng gia đình văn hóa nó sẽ phát
huy được tính tích cực của mỗi cá nhân trong cộng đồng, giữ gìn truyền thống
nhân ái, đạo đức, lối sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người
là pháo đài chống lại các hiện tượng tiêu cực trong xã hội.
Tiểu kết
Thời gian qua chúng ta tổ chức xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở xã Hòa
Minh đã gặt hái được nhiều kết quả đáng kể. Tuy nhiên đây là công việc thường
xuyên và lâu dài, cần phải tiếp tục đi vào chiều sâu và ngày càng nâng cao giá trị
chuẩn mực, nhất là trong tình hình hiện nay, việc nghiên cứu lý luận và thực thi
các giải pháp hữu hiệu là cần thiết. Như vậy, việc xây dựng con người xã hội
chủ nghĩa là mục tiêu chiến lược của Đảng ta, mọi hoạt động văn hoá nói
chung, trong đó việc xây dựng đời sống văn hoá cơ sở là quan trọng, vì nó là
môi trường văn hoá gần gũi con người, muốn cho hoạt động văn hoá có hiệu quả
đối với việc xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở cần chú ý các biện pháp trên.


C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Xây dựng và phát triển đời sống văn hoá mới trong văn hoá hiện nay là
phải hướng mọi hoạt động văn hoá để xây dựng con người Việt Nam phát triển
toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý
thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng tình nghĩa, lối sống có văn
hoá, quan hệ hoà nhã trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Bên cạnh đó, Đảng và


24
Nhà nước phải tăng mức đầu tư cho phát triển văn hoá, tạo điều kiện cho nhân
dân ngày càng nâng cao thẩm mỹ và thưởng thức nghệ thuật, trở thành những
chủ thể sáng tạo văn hoá. Đồng thời, hưởng thụ ngày càng nhiều các thành quả
văn hoá, nâng cao chất lượng hệ thống bảo tồn lịch sử - cách mạng, xây dựng
thư viện, nhà văn hoá, nhà thông tin, bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá dân
tộc, các giá trị văn hoá nghệ thuật.
Xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở là xây dựng, bảo tồn và kế thừa
những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, vận dụng và phát triển sáng tạo
tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất nước, xây
dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tiếp
thu tinh hoa văn hoá nhân loại, làm cho văn hoá thấm sâu vào toàn bộ đời sống
và hoạt động xã hội và lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo cho nhân
dân một đời sống tinh thần tốt đẹp, đời sống văn hoá ngày càng cao hơn.
Tổ chức xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở là góp phần thực hiện công
nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, nhằm thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước
mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.
Vấn đề xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở hiện nay cũng có ý nghĩa quan
trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao dân trí và xây
dựng nông thôn mới, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân vùng sâu,

vùng xa, là yếu tố quyết định thúc đẩy quá trình rút ngắn sự chênh lệch về đời
sống văn hoá giữa các vùng, nâng cao mức hưởng thụ về đời sống văn hoá cho
toàn thể nhân dân trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Đối với xã Hòa Minh, thông qua cuộc vận động với mục tiêu để xây dựng
con người mới, xây dựng lối sống mới, xây dựng gia đình văn hoá, đời sống văn
hoá trong nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh, theo Nghị quyết Trung ương 5
khoá VIII của Đảng nhằm đảm bảo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần nhân
dân ngày càng đầy đủ và tốt hơn.
2. Kiến nghị


25
Đề nghị Nhà nước có chính sách đầu tư kinh phí nhất định cho công tác
xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở. Thực trạng hiện nay ở cấp cơ sở gặp rất
nhiều khó khăn về kinh phí cho hoạt động văn hoá nói chung và việc xây dựng
đời sống văn hoá ở cơ sở nói riêng.
Cần có sự quan tâm đặc biệt cho hoạt động tổ chức xây dựng đời sống văn
hoá ở cơ sở đối với vùng sâu, vùng xa, vùng kháng chiến còn nghèo khó.
Thực hiện tốt giải pháp, nhiệm vụ về phát triển văn hoá, giáo dục trên địa
bàn nông thôn, nâng cao dân trí, nâng cao trình độ khoa học, kỹ thuật, tư tưởng,
đạo đức, lối sống, sức khoẻ của dân cư để đẩy mạnh công nghiệp hoá Tăng
cường quản lý Nhà nước trên lĩnh vực văn hoá bằng pháp quy, pháp luật nhằm
giám sát quản lý về lĩnh vực văn hoá. Đồng thời, hoàn thành hệ thống thanh tra
chuyên ngành, thanh tra nhân dân, thanh tra văn hoá. Tránh tình trạng lơị dụng
văn hoá làm lu mờ nền văn hoá dân tộc, ngăn ngừa sự gia tăng của văn hóa
phản động, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, chống “diễn biến hoà bình”.
Có chính sách khen thưởng xứng đáng với những người thực hiện tốt
công cuộc vận động xây dựng đời sống văn hoá cơ sở và nhân rộng điển hình
tiên tiến.
Đầu tư nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thiết chế, cảnh

quan văn hoá cơ sở.
Tăng cường, nâng cao chất lượng các phương tiện thông tin đại chúng của
cơ sở để chuyển tải các thông tin cần thiết đến với mọi người dân./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
_____________


×