Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Đổi mới hình thức tổ chức dạy học các tiết ôn tập môn toán mô phỏng trò chơi đường lên đỉnh olypia để tạo hững thú và tính tích cực học tập cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUAN SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỔI MỚI HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC CÁC TIẾT ÔN
TẬP MÔN TOÁN MÔ PHỎNG TRÒ CHƠI
“ĐƯỜNG LÊN ĐỈNH OLYMPIA” ĐỂ TẠO HỨNG THÚ
VÀ TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CHO HỌC SINH

Người thực hiện: Hà Văn Phương
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường PTDTBT THCS Na Mèo
SKKN thuộc lĩnh vực: Toán học

THANH HÓA, NĂM 2018
0


MỤC LỤC
MỤC

1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.2


2.3
2.3.1
2.3.2
2.3.3
2.3.4
2. 4
3
3.1
3.2

NỘI DUNG
MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG

Cơ sở lý luận
Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Các giải pháp giải quyết vấn đề
Thiết kế chương trình mô phỏng game show “Đường lên
đỉnh Olympia” trên phần mềm PowerPoint
Thiết kế nội dung ôn tập ghép vào các phần thi
Tổ chức dạy học thông qua trò chơi trên lớp
Dạy thử nghiệm và rút kinh nghiệm
Hiệu quả quản lý chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Kết luận
Kiến nghị

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài

Trang

1
1
1
1
1
3
3
3
4
4
8
9
10
12
13
13
13


Môn toán là một môn học khó, được xem là môn học “khô khan”, “cứng
nhắc”, đặc biệt là các tiết luyện tập, ôn tập. Đa số các học sinh thường ngại hoặc
“sợ” học toán. Vậy làm thế nào để thay đổi tâm lí này của học sinh? Làm thế

nào để tạo được hứng thú, lôi cuốn học sinh vào các tiết học toán, nhất là các tiết
luyện tập, ôn tập. Đây là một câu hỏi khó khiến nhiều giáo viên dạy toán rất trăn
trở. Theo tôi, người giáo viên dạy toán ngoài việc tâm huyết với nghề, với học
sinh, có kỹ năng sư phạm tốt, có cách truyền đạt hay còn cần phải liên tục thay
đổi hình thức tổ chức dạy học sao cho mới mẻ, hấp dẫn, tạo được không khí lớp
học thoải mái, vui vẻ, lôi cuốn được tất cả các học sinh trong lớp tham gia vào
các hoạt động dạy học của giáo viên để chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kỹ năng,
thái độ học tập, làm việc. Để làm được điều này, người giáo viên phải không
ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm, đồng thời phải
tìm hiểu và nắm bắt tâm lí của học sinh. Từ đó đưa ra những phương pháp, hình
thức tổ chức dạy học phù hợp với đặc điểm tâm lí của học sinh, tạo được hứng
thú học tập cho các em đồng thời đạt được mục tiêu của bài dạy.
Một trong những hình thức tổ chức dạy học có khả năng lôi cuốn học sinh
tham gia tích cực và sôi nổi đó là tổ chức các hoạt động học thông qua các trò
chơi. Đặc biệt là các trò chơi mô phỏng các game Show trên truyền hình phù
hợp với tâm lí và mong muốn chinh phục thử thách về kiến thức, tri thức của các
em như: các Game show “Rung chuông vàng”, “Đường lên đỉnh Olympia”. Với
mong muốn đem lại bầu không khí học toán mới cho học sinh ở trường
PTDTBT THCS Na Mèo, tạo động cơ, hứng thú và niềm đam mê học toán của
các em, trong năm học này tôi đã nghiên cứu đề tài: “Đổi mới hình thức tổ
chức dạy học các tiết ôn tập môn Toán mô phỏng trò chơi “Đường lên đỉnh
Olympia” để tạo hứng thú và tính tích cực học tập cho học sinh” .
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Tạo không khí học tập vui tươi, thoải mái, thi đua sôi nổi cho học sinh khi học
các bài ôn tập môn Toán thông qua trò chơi mô phỏng Game show “Đường lên
đỉnh Olympia” trên truyền hình.
- Góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường ứng dụng CNTT
vào dạy học để nâng cao hiệu quả dạy học các tiết ôn tập chương đối với môn
toán.
1.3. Đối tượng nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu:
- Hình thức tổ chức dạy học các tiết ôn tập môn Toán thông qua trò chơi mô
phỏng Game show “Đường lên đỉnh Olympia” trên truyền hình.
- Chương trình mô phỏng được thiết kế trên phần mềm PowerPoint.
* Đối tượng thực nghiệm:
- Học sinh các lớp 7B trường PTDTBT THCS Na Mèo.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Tham khảo các tài liệu về thiết kế trò chơi trên phần mềm PowerPoint
- Tham khảo các tài liệu về dạy học thông qua trò chơi.
- Khảo sát nhu cầu và hứng thú của học sinh về việc học tập thông qua trò chơi.
1


- Đúc rút kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy.

2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2


Trong những năm gần đây, đổi mới PPDH luôn được quan tâm và đẩy mạnh,
đó là vấn đề luôn được đề cập trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của các nhà
trường.
Nghị quyết hội nghị lần II BCH TW đảng khóa VIII nêu rõ: “Đổi mới PP
giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư
duy sáng tạo của người học” ; Phương pháp giáo dục phải phát huy được tính
tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, bồi dưỡng lòng say mê học
tập và ý chí vươn lên”.
Để làm được điều này, người giáo viên cần không ngừng bồi dưỡng về
chuyên môn nghiệp vụ, tích cực đổi mới phương pháp, ứng dụng CNTT, sử

dụng các kỹ thuật dạy học tích cực nhằm đem lại hiệu quả dạy học cao nhất. Và
để có một tiết dạy hiệu quả nhất thì việc đầu tiên là giáo viên phải tạo được hứng
thú học tập cho học sinh. Nhất là đối với môn học được xem là “khô khan” như
môn Toán thì việc tạo được hứng thú học tập cho các em là điều hết sức cần
thiết.
Và một trong những cách tạo hứng thú học tập hiệu quả nhất đó là sử dụng
trò chơi trong dạy học. Trò chơi có thể sử dụng trước khi học, lồng ghép trong
tiết học hoặc tổ chức dạy học thông qua trò chơi. Với những tiết học có sử dụng
trò chơi, học sinh thường rất hào hứng tham gia, tạo được không khí thoải mái
và thi đua sôi nổi trong lớp học, giảm căng thẳng học tập cho các em.
Lứa tuổi của các em là lứa tuổi có nhu cầu vui chơi cao hơn học tập, vì vậy
việc tổ chức học tập thông qua trò chơi chính là phương pháp học tập rất hiệu
quả theo phương châm “Học mà chơi - Chơi mà học”.
Game show “Đường lên đỉnh Olympia” là một trong những trò chơi dành cho
lứa tuổi học sinh và rất được các em học sinh yêu thích trên truyền hình. Vì vậy
thiết kế được trò chơi mô phỏng được game show này vào các tiết ôn tập toán sẽ
tạo được sức hút đối với các em. Chắc chắn các em sẽ rất hào hứng và sẵn sàng
bỏ công sức ôn tập kiến thức để tham gia nhằm giành kết quả tốt nhất.
Với sự hỗ trợ của phần mềm PowerPoint và máy chiếu, giáo viên có thể thiết
kế được chương trình mô phỏng game show “Đường lên đỉnh Olympia” và tổ
chức dạy học các tiết ôn tập toán thông qua trò chơi này.
Trò chơi này củng rất phù hợp để tổ chức dạy các tiết ôn tập bởi lẽ các tiết ôn
tập là tiết học củng cố toàn bộ kiến thức của cả một chương học, một học kì, rèn
luyện các kỹ năng thông qua các bài tập. Rèn luyện thái độ học tập, làm việc
thông qua các hoạt động học tập trên lớp cũng như ôn tập trước kiến thức ở nhà
để chuẩn bị tốt cho giờ học trên lớp.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Môn toán là một môn học khó đòi hỏi tư duy logic cao, và được xem là một
môn học “khô khan” nên rất nhiều học sinh ngại, thậm chí là “sợ” học toán, đặc
biệt là đối với các em học sinh học yếu toán.

- Các bài ôn tập thường được phân bố 1 đến 2 tiết, có nội dung rộng, nhiều bài
tập nên bắt buộc học sinh phải có sự ôn tập trước ở nhà, làm trước các bài tập có
3


thể làm. Nhưng thực tế đa số các em ngại ôn tập trước kiến thức ở nhà, tâm lí
học trên lớp rất căng thẳng do nhiều kiến thức và bài tập.
- Việc tổ chức dạy học các tiết ôn tập từ trước tới nay vẫn chưa có nhiều đổi
mới, giáo viên có sử dụng bài giảng điện tử, hoặc lồng ghép các hoạt động
nhóm, thi đua giữa các nhóm với nhau, phần nào cũng làm tăng hứng thú và
giảm sự căng thẳng cho học sinh. Nhưng vẫn chưa có sự đột phá mang lại hiệu
quả rõ rệt, đa số học sinh vẫn chưa chủ động ôn tập kiến thức ở nhà tiết học vẫn
còn rất nhiều căng thẳng.
- Việc sử dụng trò chơi trong dạy học cũng đã được một số giáo viên sử dụng,
nhưng chủ yếu là lồng ghép trong các hoạt động dạy học với thời lượng rất ít
chưa thỏa mãn được nhu cầu của học sinh. Còn việc dạy học thông qua trò chơi
thì chưa có giáo viên nào thực hiện.
- Thực hiện điều tra về nhu cầu của học sinh khi được học tập thông qua trò chơi
như game show “Đường lên đỉnh Olympia” thì 100% học sinh các lớp đều rất
muốn tham gia. Vì vậy, càng thôi thúc tôi thực hiện thành công đề tài này.
2.3. Các giải pháp giải quyết vấn đề
2.3.1. Thiết kế chương trình mô phỏng game show “Đường lên đỉnh
Olympia” trên phần mềm PowerPoint
Vì là chương trình mô phỏng nên không cần phải giống 100% như chương
trình gốc. Ta chỉ cần giữ lại các cấu trúc chính của chương trình, còn lại tùy biến
cho phù hợp với không gian lớp học, số học sinh của lớp, thời lượng của tiết ôn
tập,…
Ví dụ: Chương trình gốc là phần thi của 4 cá nhân, nhưng ở đây ta có thể tùy
biến thành phần thi của các đội. Tùy vào số học sinh của từng lớp mà ta có thể
chia ra làm 2 đội, 3 đội hoặc tối đa là 4 đội. Chính vì vậy mà luật chơi cũng phải

tùy biến cho phù hợp với cách chơi theo đội, sao cho kích thích được tất cả các
thành viên trong đội đều tích cực tham gia.
Để tạo được sự hấp dẫn đối với học sinh thì việc tạo được các hiệu ứng kỹ
thuật giống như trò chơi gốc là điều hết sức cần thiết. Học sinh sẽ có cảm giác
“thật hơn” khi tham gia trò chơi. Vì vậy trong file chương trình PowerPoint tôi
có sử dụng một số tính năng nâng cao để tạo ra khả năng tương tác với chương
trình trong khi đang trình chiếu như: Trigger (chọn hiệu ứng theo điều kiện),
Texbox control (Nhập số hoặc chữ trực khi đang trong chế độ trình chiếu).
Chèn video, nhạc và bài hát của chương trình gốc, để tăng hiệu ứng cho các
phần thi.
Game show “Đường lên đỉnh Olympia” trên truyền hình gồm 4 phần thi:
Khởi động, Vượt chướng ngại vật, Tăng tốc và Về đích. Đây là cấu trúc chính
của trò chơi, ta dựa vào cấu trúc này để thiết kế chương trình mô phỏng cho phù
hợp, giữ được nét đặc trưng của trò chơi. Tôi đã thiết kế như sau:
1) Phần giới thiệu: Sử dụng hình ảnh và video và âm thanh gốc của chương
trình.

4


- Giới thiệu các đội chơi:

2) Phần thi: Khởi động
* Mục đích: Củng cố các kiến thức cần ôn tập.
* Tùy biến chương trình: Trong khoảng thời gian 3 đến 5phút (tùy vào số đội
chơi và thời lượng ôn tập, kiến thức cần ôn tập), mỗi đội lựa chọn và trả lời 1
gói câu hỏi thuộc nội dung ôn tập của chương học. Mỗi câu trả lời đúng được 10
điểm. Trả lời sai không bị trừ điểm.
- Phần này tôi thiết kế để các đội có thể tùy chọn gói câu hỏi bất kỳ, chọn gói
nào thì bấm chọn để đến với gói câu hỏi đó. Tại mỗi gói câu hỏi có tùy chọn để

quay trở lại trang chọn gói câu hỏi.

- Với mỗi câu trả lời đúng giáo viên bấm vào dấu “+” trên màn hình để cộng
điểm cho Đội đó. Kết thúc phần thi của mỗi đội giáo viên bấm vào biểu tượng
mũi tên  để quay lại trang chọn câu hỏi cho đội khác chọn.

5


- Kết thúc phần thi Khởi động, là trang công bố kết quả thi của các Đội, giáo
viên bấm vào tên mỗi đội để tính số điểm đạt được sau phần thi Khởi động, mỗi
lần bấm tăng 10 điểm.

2) Phần thi: Vượt chướng ngại vật
* Mục đích: Chuyển sang việc học sinh vận dụng lý thuyết để giải bài tập thông
qua hoạt động nhóm.
* Tùy biến chương trình: Là phần thi giải bài tập của các Đội, học sinh sẽ hoạt
động nhóm để giải một bài tập (là “Chướng ngại vật” cần vượt qua). Giáo viên
chiếu đề bài lên bảng, quy định thời gian tối đa để các đội giải xong bài tập.
Trong khoảng thời gian quy định các Đội giải đúng nhất đều được 40 điểm, các
đội còn lại tùy vào mức độ hoàn thành bài tập mà giáo viên sẽ cho điểm lần lượt
là 30, 20 và 10 điểm. Đội giải sai hoặc không giải được sẽ không được điểm
phần thi này.
- Sau khoảng thời gian 1-2 phút giáo viên có thể hướng dẫn chung cho cả lớp
cách giải bài tập này (vì mục đích chính vẫn là dạy học).
- Khi hết thời gian, giáo viên chiếu lời giải lên bảng, cho các Đội so sánh đánh
giá chéo bài làm của nhau. Từ đó cộng điểm cho các Đội chơi và công bố kết
quả sau phần thi này như phần Khởi động.

3) Phần thi: Tăng tốc

* Mục đích: Tiếp tục giải quyết các bài tập trong phần Ôn tập dưới hình thức thi
giữa các Đội với nhau.
6


* Tùy biến:
- Phần thi này giáo viên tổ chức cho các đội hoạt động nhóm giải một số bài tập
nhất định (tùy vào độ khó của bài tập và số lượng bài tập trong tiết ôn tập mà
giáo viên lựa chọn cho phù hợp). Nếu bài khó giáo viên có thể hướng dẫn chung
cho cả lớp trước khi làm. Quy định thời gian tối đa cho các đội hoàn thành bài
tập. Sau đó gắn bài làm của các đội lên bảng và chiếu kết quả để so sánh, nhận
xét. Phần này sẽ thi xem đội nào làm xong nhanh hơn.
- Đội nào làm đúng và nhanh nhất được 40 điểm, các đội làm đúng và sau lần
lượt được 30, 20 và 10 điểm. Đội làm sai hoặc không làm được không được
điểm.
- Sau phần thi là phần công bố điểm của các đội chơi, phần này cũng rất quan
trọng bởi nó sẽ tăng hứng thú cho học sinh. Trong Slide này có chức năng bấm
vào tên Đội để hiển thị điểm của Đội đó, mỗi lần bấm tăng 10 điểm. Phía trên
tên mỗi Đội có hình bông hoa trắng, Đội nào cao điểm nhất ta bấm vào đó, tên
đội đó sẽ di chuyển lên phía trên thể hiện đội nhất vòng thi Tăng tốc
Đội nhất vòng thi
sẽ được di chuyển
lên phía trên

4) Phần thi: Về đích
* Mục đích: Tiếp tục rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải bài tập, rèn
luyện kỹ năng làm việc nhóm.
* Tùy biến:
- Giáo viên chuẩn bị 2 bài tập có độ khó tương ứng với 2 mức điểm: 40 điểm, 60
điểm.

- Các đội được lựa chọn 1 trong các bài tập đó để làm, trong thời gian khoảng từ
5-7 phút.
- Hoặc có thể chọn 1 bài tập trong đó có nhiều ý nhỏ, mỗi ý tương ứng với một
số điểm nhất định.
- Các đội có thể đặt ngôi sao hy vọng. Trả lời đúng được gấp đôi số điểm, trả lời
sai bị trừ đi số điểm bằng số điểm của câu hỏi đặt ngôi sao hy vọng.
- Kết quả phần thi về đích:
7


Kết quả chung cuộc: Phần này cho phép nhập điểm chung cuộc của các Đội thi
trong chế độ trình chiếu, và chọn Đội giải nhất di chuyển lên phía trên, kèm theo
các hiệu ứng pháo hoa, nhạc bài “Đường đến đỉnh vinh quang” rất hấp dẫn

2.3.2. Thiết kế nội dung ôn tập ghép vào các phần thi
1) Phần thi: Khởi động:
- Giáo viên nên dành cho nội dung ôn tập lý thuyết. Giáo viên biên tập khoảng
4-5 gói câu hỏi lý thuyết cho từ 2 đến 4 đội chơi. Nội dung tổng thể của các gói
câu hỏi bao quát được nội dung của cả chương học, hoặc cả học kì. Thời gian
cho mỗi đội hoàn thành phần thi này là khoảng 3 - 5 phút tùy vào đối tượng học
sinh và số lượng câu hỏi trong mỗi gói. Học sinh cả lớp sẽ được ôn tập thông
qua câu trả lời của đội bạn, giáo viên kết hợp cho các đội nhận xét câu trả lời
của các đội bạn khi cần thiết.
- Phần thi này chỉ yêu cầu đối với học sinh đạt được ở mức độ nhận biết, đa số
học sinh chỉ cần ôn tập kiến thức ở nhà đều có thể trả lời được.
2) Phần thi: Vượt chướng ngại vật:
8


- Giáo viên biên soạn câu hỏi hoặc bài tập đơn giản ở mức độ thông hiểu làm

“Chướng ngại vật” để các Đội vượt qua. Phần này đòi hỏi học sinh phải có sự
thông hiểu về kiến thức thì mới trả lời hoặc hoàn thành bài tập được. Vì thi theo
đội nên học sinh có thể hỗ trợ lẫn nhau để trả lời các câu hỏi đó.
3) Phần thi: Tăng tốc:
- Học sinh giải quyết các bài tập ở mức độ vận dụng kiến thức. Các bài tập có
thể lấy trong sách giáo khoa với mức độ phù hợp với đối tượng học sinh và thời
gian làm bài. Các đội làm bài thi vào phiếu của nhóm. Phần này sẽ thi xem đội
nào làm nhanh hơn, Đội làm nhanh và chính xác được điểm cao hơn.
4) Phần thi: Về đích.
- Giáo viên lựa chọn hoặc thiết kế 2 bài tập có mức độ vận dụng kiến thức
tương ứng với các mức độ: vận dụng thấp và vận dụng cao (độ khó tương ứng
với 3 mức điểm: 40 điểm và 60 điểm).
Phần thi Khởi động và Vượt chướng ngại vật có chức năng ôn tập củng cố
kiến thức cho học sinh. Bao quát các nội dung của chương thông qua các định
nghĩa, định lí, công thức.
Phần thi Tăng tốc và Về đích giúp rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức
vào giải bài tập, kỹ năng làm việc nhóm, trình bày.
2.3.3. Tổ chức dạy học thông qua trò chơi trên lớp
Vì đây là trò chơi mô phỏng nên thay vì chơi cá nhân như trò chơi gốc, giáo
viên tổ chức thi theo đội. Tùy vào số lượng học sinh của từng lớp mà giáo viên
chia số đội sao cho phù hợp. Nhưng nên chia tối đa là từ 2 đến 4 đội.
a) Công tác chuẩn bị:
- Để đạt được mục tiêu dạy học, giáo viên cần yêu cầu học sinh có sự chuẩn bị
trước một tuần để ôn tập. Nghĩa là nếu tuần sau đến tiết ôn tập thì ngay từ đầu
tuần này giáo viên cần phổ biến trước hình thức học thông qua trò chơi cho học
sinh. Phân chia nhóm sao cho phù hợp, đều về số lượng và lực học. Đưa ra các
yêu cầu về kiến thức và kỹ năng để học sinh ôn tập trước ở nhà. Việc chia nhóm
có thể để học sinh tự chia, nhằm rèn luyện năng lực tổ chức cho các em, sau đó
giáo viên kiểm tra lại xem đã hợp lí chưa rồi thống nhất với cả lớp.
Giáo viên cần chuẩn bị kỹ giáo án: Xác định rõ mục tiêu, chuẩn kiến thức - kỹ

năng - thái độ mà học sinh cần đạt được sau bài học. Chuẩn bị kỹ về phương tiên
dạy học, các thiết bị dạy học cần thiết: Máy tính, máy chiếu, loa, đồng hồ bấm
giờ, phiếu học tập.
Khi tổ chức dạy học, giáo viên đóng vai trò như là MC dẫn chương trình.
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh giải quyết các vấn đề học tập khi cần thiết vì
mục đích chính ở đây là học tập chứ không phải một cuộc thi thực sự.
b) Tiến trình tổ chức trên lớp:
Hoạt động 1: Giới thiệu cuộc thi và các đội chơi
- Các đội chơi có thể tự đặt tên cho đội chơi của mình (yêu cầu đặt tên ngắn
gọn, ý nghĩa, khoảng từ 2 đến 4 từ)

9


- Giáo viên chiếu video giới thiệu chương trình, mở bài nhạc “Đường đến
đỉnh vinh quang” tạo không khí hứng khởi thu hút học sinh giống cảm giác đang
tham gia cuộc thi thật.
- Phổ biến các phần thi và luật chơi.
- Thời gian cho phần này khoảng 3 phút.
Hoạt động 2: Tổ chức các phần thi
- Phần thi: Khởi động và Vượt chướng ngại vật là phần ôn tập và củng cố
kiến thức chiếm khoảng 15 phút.
- Phần thi: Tăng tốc và về đích là phần đòi hỏi học sinh vận dụng kiến thức
để làm các bài tập, chiếm thời gian khoảng 20 phút.
Hoạt động 3: Tổng kết
- Công bố kết quả chung cuộc, nhận xét đánh giá việc học tập của học sinh
thông qua trò chơi.
Hoạt động 4: Củng cố, hướng dẫn về nhà.
- Là hoạt động cần thiết sau mỗi tiết học, giáo viên cần củng cố kiến thức
và hướng dẫn các em học và làm bài tập ở nhà.

2.3.4. Dạy thử nghiệm và rút kinh nghiệm
* Bước 1: Chọn bài dạy và lớp dạy:
+ Bài dạy: Ôn tập chương I (Hình học 7)
+ Lớp dạy: lớp 7B gồm 20 học sinh, chia làm 4 nhóm (mỗi nhóm 5 học
sinh), thời lượng ôn tập là 2 tiết.
* Bước 2: Soạn giáo án và Thiết kế nội dung:
- Đặt ra mục tiêu bài học:
- Kiến thức: Hệ thống hoá kiến thức về góc đối đỉnh, đường thẳng
vuông góc, đường thẳng song song.
- Kĩ năng: Sử dụng thành thạo các dụng cụ để vẽ hai đường thẳng
vuông góc, hai đường thẳng song song. Biết cách kiểm tra xem hai đường
thẳng cho trước có vuông góc hay song song không?
+ Vận dụng tính chất của các đường thẳng vuông góc, song song để
tính toán hoặc chứng minh.
-Thái độ : Tích cực học tập, hợp tác hoàn thành các nhiệm vụ học
tập.
- Thiết kế nội dung ghép vào chương trình mô phỏng Game show
“Đường lên đỉnh Olympia” trên PowerPoint:
1) Vòng Khởi động: gồm 4 gói câu hỏi ôn tập lý thuyết:
- Gói 1: Có 4 câu hỏi:
+ Câu 1: Thế nào là 2 góc đối đỉnh? Nêu tc 2 góc đối đỉnh
+ Câu 2: Định lí về 2 đt phân biệt cùng song song với đt thứ 3?
+ Câu 3: Phát biểu tiên đề Ơ clit về đường thẳng song song?
+ Câu 4: Nêu dấu hiệu nhận biết 2 đường thẳng song song?
- Gói 2: Có 4 câu hỏi:
+ Câu 1: Phát biểu tiên đề Ơ clit về đường thẳng song song?
+ Câu 2: Phát biểu định nghĩa đường trung trực của đoạn thẳng?
10



+ Câu 3: Tính chất của 2 góc đối đỉnh?
+ Câu 4: Nêu tính chất 2 đt song song?
- Gói 3: Có 4 câu hỏi:
+ Câu 1: Phát biểu định nghĩa 2 đường thẳng vuông góc?
+ Câu 2: Định lí về 2 đt phân biệt cùng vuông góc với đt thứ 3?
+ Câu 3: Phát biểu tiên đề Ơ clit về đường thẳng song song?
+ Câu 4: Nêu dấu hiệu nhận biết 2 đường thẳng song song?
- Gói 3: Có 4 câu hỏi:
+ Câu 1: Định nghĩa đường trung trực của 1 đoạn thẳng?
+ Câu 2: Định lí về 1 đt vuông góc với 1 trong 2 đt song song
+ Câu 3: Phát biểu tiên đề Ơ clit về đường thẳng song song?
+ Câu 4: Nêu tính chất của 2 đường thẳng song song?
2) Vòng thi: Vượt chướng ngại vật: là một bài tập vận dụng kiến thức về
tính chất hai đường thẳng song song.
+ Bài tập 57 (trang 104 SGK)
3) Vòng thi: Tăng tốc: là một bài tập vận dụng kiến thức về “Quan hệ
giữa tính vuông góc với tính song song và tính chất hai đường thẳng
song song”
+ Bài tập 58 (trang 104 SGK)
4) Vòng thi: Về đích: là một bài tập vận dụng kiến thức về “Ba đường
thẳng song song và tính chất của các đường thẳng song song” để tính số
đo các góc.
+ bài tập 60 (trang 104 SGK)
- Dựa vào mục tiêu bài học, nội dung thiết kế ghép vào chương trình
PowerPoint, giáo viên soạn giáo án chi tiết để tổ chức tiến trình dạy học
thông qua trò chơi “Đường lên đỉnh Olympia”
- Quá trình soạn giáo án và thiết kế nội dung chương trình được thực hiện
đồng thời để điều chỉnh cho phù hợp.
* Bước 3: Giao nhiệm vụ cho học sinh
- Thực hiện trước 1 tuần, phổ biến nội dung trò chơi, yêu cầu học sinh

các nhóm về ôn tập kiến thức để đạt kết quả tốt nhất khi chơi.
* Bước 4: Chuẩn bị phương tiện và thiết bị
- Máy tính, máy chiếu, loa, đồng hồ bấm giờ, cờ hiệu cho các đội (thay
thế chuông bấm để phát biểu, trả lời)
* Bước 5: Tiến hành dạy thực nghiệm.
- Tiết dạy thực sự đã tạo được hứng thú học tập cho học sinh, các nhóm đã
chuẩn bị bài rất cẩn thận và rất háo hức tham gia tiết học.
- Lần đầu tiên các em được trải nghiệm tiết học thông qua một “Game
show” mô phỏng trên truyền hình, mà đó là một game show mà đa số các em
đều rất yêu thích.
- Tiết học cũng gặp một số trục trặc nhỏ nhưng không đáng kể. Các nhóm
tham gia tiết học rất hào hứng. Sau tiết học tôi đã tiến hành khảo sát nhanh
mong muốn của các em đối với những tiết học như thế này thì 100% các em đều
11


có mong muốn được học những tiết ôn tập như thế này nữa. Đó là thành công
bước đầu và cũng là nguồn động viên to lớn đối với bản thân tôi.
- Qua tiết dạy tôi rút ra một số kinh nghiệm khi thực hiện tiết dạy theo hình
thức tổ chức trò chơi này là:
+ Chương trình mô phỏng trò chơi phải tạo được hiệu ứng công nghệ hấp dẫn
về cả hình ảnh lẫn âm thanh, mô phỏng sát thực với Game show thực tế để
cuốn hút học sinh tham gia và nhập vai vào trò chơi.
+ Giáo viên phải có sự đầu tư công sức và thời gian để soạn giáo án, thiết kế
bố cục, nội dung sao cho khái quát được kiến thức, kỹ năng cần đạt được sau
tiết học.
+ Giáo viên cần có kỹ năng tương đối tốt về phần mềm PowerPoint à kỹ
năng sử dụng các phương tiện công nghệ, kỹ thuật.
+ Học sinh cần có sự chuẩn bị kiến thức tốt, tích cực trong giờ học.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với

bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Sau thành công của tiết dạy thử nghiệm, tôi thấy rằng việc tổ chức tiết dạy
ôn tập cho học sinh thông qua hình thức mô phỏng Game show “Đường lên đỉnh
Olympia” đã thực sự tạo được hứng thú học tập cho học sinh. Các em đã chủ
động ôn tập kiến thức để tham gia trò chơi, trong tiết học đã tạo ra không khí
học tập thi đua sôi nổi giữa các nhóm với nhau. Học sinh trong các nhóm tích
cực trao đổi thảo luận để giải bài tập với mục tiêu giành điểm cao nhất trong mỗi
phần thi. Việc này đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và phát
huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh.
Đối với bản thân tôi, việc thiết kế được một chương trình trên PowerPoint
mô phỏng Game show “Đường lên đỉnh Olympia” là một sự tiến bộ trong việc
ứng dụng CNTT vào giảng dạy, nâng cao hiệu quả dạy học. Góp phần vào việc
đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng “lấy học sinh làm
trung tâm”. Học sinh thích học môn toán hơn và không còn sợ học những tiết ôn
tập nếu được học như vậy.
Đối với đồng nghiệp trong nhà trường, đây là một tiết học hoàn toàn mới mẻ
và đem lại hiệu quả cao. Điều này cũng thúc đẩy các giáo viên trong trường bắt
đầu học hỏi, tìm tòi nghiên cứu, xin file chương trình về tìm hiểu với mong
muốn sẽ thiết kế được một tiết học như vậy. Việc thay đổi nội dung trong file
chương trình rất dễ dàng, vì vậy đối với các môn học khác giáo viên chỉ cần
thiết kế nội dung câu hỏi, bài tập ôn tập cho phù hợp rồi thay thế vào file chương
trình là được.
Mặc dù trong năm học này những tiết học như vậy mới ở bước thử nghiệm
nhưng cũng là một bước đột phá trong việc đổi mới Phương pháp dạy học theo
hướng “lấy học sinh làm trung tâm”, phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác
của học sinh. Được Ban giám hiệu, các giáo viên trong nhà trường quan tâm
động viên tôi tổ chức được nhiều tiết dạy như thế nữa. Đồng thời khuyến khích
các giáo viên trong nhà trường học tập, nhân rộng trong những năm tiếp theo.
12



3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Việc dạy học thông qua tổ chức trò chơi là một hình thức dạy học hoàn toàn
mới ở trường PTDTBT THCS Na Mèo, nhưng bước đầu đã đem lại thành công
nhất định cho tiết dạy. Tiết học đã tạo được không khí thi đua học tập sôi nổi, tạo
được hứng thú học tập cho học sinh, đồng thời giáo viên cũng đạt được mục tiêu
dạy học đề ra.
Song, vì để thiết kế được một tiết học như thế này thì đòi hỏi giáo viên phải
đầu tư rất nhiều thời gian và công sức nên trong năm học vừa qua tôi mới chỉ
thiết kế được 2 tiết học như vậy. Nhưng với tâm huyết của mình tôi đã viết ra
những kinh nghiệm nhỏ bé này mong rằng có thể chia sẻ với nhiều bạn bè đồng
nghiệp khác vì tôi biết rằng vẫn còn nhiều bạn đồng nghiệp đang bắt đầu hoặc
còn gặp nhiều khó khăn bỡ ngỡ khi soạn giáo án điện tử, thiết kế trò chơi trên
phần mềm PowerPoint lồng ghép tiết dạy mà không biết hỏi ai.
File chương trình PowerPoint mô phỏng Game show “Đường lên đỉnh
Olympia” có tính “mở”, giáo viên có thể thay đổi nội dung câu hỏi, bài tập, số
đội chơi. Vì vậy có thể sử dụng cho các môn học khác nhau, giáo viên chỉ cần
biên soạn lại hệ thống câu hỏi, bài tập sao cho phù hợp với nội dung ôn tập lad
được. Chính vì vậy mà sáng kiến này có thể nhân rộng và sử dụng cho nhiều
môn học khác nhau chứ không chỉ dành riêng cho môn Toán.
Từ cách thiết kế trò chơi này, nếu chịu khó tìm tòi và sáng tạo chúng ta có thể
thiết kế ra nhiều trò chơi khác để tổ chức hoạt động học tập cho học sinh nữa.
Tóm lại, việc ứng dụng Công nghệ thông tin đã đem lại hiệu quả rất lớn
trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Nhưng cũng không thể nói nó có thể
thay thế hoàn toàn cho phương pháp truyền thống. Vì bên cạnh những mặt tích
cực nó vẫn có những hạn chế nhất định mà giáo viên cũng cần chú ý. Đó là:
- Nó chỉ là một phần mềm trình diễn, hỗ trợ bài giảng, không phải là một
phần mềm chuyên dùng cho dạy học. Vì vậy cần có sự phối hợp linh hoạt với
phấn trắng bảng đen để tạo kết quả tốt nhất cho bài học. Cần nhìn nhận nó là

phương tiện hỗ trợ cho quá trình dạy học để tránh lạm dụng.
- Khi thiết kế cần lưu ý đến hình nền và màu sắc của chữ : Chữ và nền phải
có độ tương phản cao mới dễ nhìn. Chỉ sử dụng các hiệu ứng hình ảnh và âm
thanh cần thiết để tránh việc học sinh bị mất tập trung chú ý đến nội dung chính
cần truyền đạt.
- Việc dạy học thông qua trò chơi tạo được hứng thú cho học sinh nhưng
cần có sự chuẩn bị chu đáo từ nội dung, kịch bản, phương tiện (đặc biệt là các
thiết bị Đa phương tiện). Nhưng quan trọng nhất vẫn là đạt được mục tiêu dạy
học thông qua tổ chức trò chơi đó.
3.2. Kiến nghị
Để việc áp dụng công nghệ thông tin vào nhà trường hiện nay có hiệu quả
tôi xin kiến nghị:
+ Trong năm học tới, chuyên môn nhà trường tổ chức những buổi tập huấn kỹ
năng sử dụng phần mềm PowerPoint cho giáo viên. Vì kỹ năng sử dụng phần
13


mềm PowerPoint của đa số các giáo viên trong nhà trường vẫn đang còn hạn
chế. Chưa khai thác được hết các tính năng hay của phần mềm để tạo ra các hiệu
ứng, cũng như chưa biết tính năng tương tác trên phần mềm khi đang trình
chiếu. Vì vậy chưa tạo ra sự đột phá trong việc thay đổi hình thức tổ chức dạy
học để đem lại hứng thú học tập cho học sinh.
+ Từ đầu năm học nhà trường nên tổ chức lựa chọn, triển khai áp dụng những
sáng kiến kinh nghiệm hay, hiệu quả được đánh giá cao trong năm nay để giáo
viên áp dụng.
Do thời gian và năng lực có hạn nên những vấn đề đưa ra chắc chắn sẽ có
nhiều thiếu sót. Và cùng với kinh nghiệm nhỏ bé của mình tôi mong các đồng
nghiệp có nhiều kinh nghiệm hơn đưa ra những ý kiến đóng góp chân thành giúp
tôi tiếp tục xây dựng hiệu quả hơn và áp dụng vào bài giảng của mình để giảng
dạy ngày càng cao hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
Quan Sơn, ngày 20 tháng 04 năm 2018
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)

Hà Văn Phương

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nghị quyết hội nghị lần II BCH TW đảng khóa VIII về giáo dục.
2. SKKN: “Thiết kế các Game thông dụng để dạy tiếng anh có hiệu
quả” của tác giả: Vũ Mạnh Toàn.
3. Chương trình Game Show “Đường lên đỉnh Olympia” của tác giả:
Josbuiduy (giống đến 90% chương trình trên VTV)

4. Một số bài giảng có sử dụng trò chơi trên trang web: http:// Violet.vn

15


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC

CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Hà Văn Phương
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên, trường PTDTBT THCS Na Mèo
Kết quả
Cấp đánh
đánh
giá xếp loại giá xếp Năm học đánh
TT
Tên đề tài SKKN
(Phòng, Sở, loại (A,
giá xếp loại
Tỉnh...)
B, hoặc
C)
Khai thác có hiệu quả các
Phòng
tiện ích miễn phí trên mạng
B
2009 - 2010
1
GD&ĐT
Internet trong nhà trường
2
3
4

5

Một số kinh nghiệm khi soạn
giảng bằng giáo án điện tử


Phòng
GD&ĐT

Tiện ích Phổ cập giáo dục
Sở GD&ĐT
Trung học cơ sở
Một số kinh nghiệm xử lí các
tình huống khi soạn giáo án
Phòng
bằng phần mềm Microsoft GD&ĐT
Word 2003
Thiết kế hình học động trên
phần mềm Sketchpad để
Phòng
hướng dẫn học sinh giải các
GD&ĐT
bài tập quỹ tích bài “Cung
chứa góc” môn Hình học 9

B

2010 - 2011

C

2011 - 2012

C


2013 - 2014

B

2015 - 2016

16



×