Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

skkn sử dụng kiến thức liên môn giúp học sinh lớp 9 trường PTDTBT THCS na mèo nắm vững chiến dịch điện biên phủ 1954

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.16 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU …………………………………………….…………
1. Lí do chọn đề tài ……………………………………………….
2. Mục đích nghiên cứu……………………………………………
3. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………..
4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………….
II. NỘI DUNG…………………………………………………….
1. Cơ sở lí luận…………………………………………………….
2. Thực trạng vấn đề dạy và học liên môn ở trường PTDTBT
THCS Na Mèo ……………………………………………………
3. Tích hợp kiến thức liên môn giảng dạy phần chiến dịch Điện
Biên Phủ 1954…………………………………………………….
4. Hiệu quả của sáng kiến…………………………………………
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ……………………………………
1. Kết luận………………………………………………………...
2. Kiến nghị……………………………………………………….

Trang 1
Trang 1
Trang 2
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 4
Trang 4
Trang 6
Trang 13
Trang 14
Trang 14
Trang 14


1


I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Mặc dù hiện nay, trong các nhà trường phổ thông, bộ môn lịch sử cũng đã
được coi trọng nhiều hơn trước. Người ta cũng đã đề cập nhiều đến bộ môn lịch
sử và vai trò của nó không chỉ ở trong các nhà trường mà trên các phương tiện
thông tin đại chúng. Dư luận xã hội cũng đã quan tâm nhiều hơn. Như vậy có
thể thấy các lực lượng bên ngoài đã có những tiếng nói quan trọng góp phần
nâng cao dần vụ thế của bộ môn lịch sử trong nhà trường phổ thông. Tuy nhiên,
thực tế thì hầu hết ở các nhà trường, đối với mỗi học sinh, bộ môn lịch sử dường
như chưa được các em coi trọng. Học sinh chỉ tập trung học những môn học sở
bản, phục vụ cho việc thi cử, lập nghiệp sau này. Đó là một trong những nguyên
nhân khiến cho môn lịch sử bị học sinh và nhiều phụ huynh xem nhẹ. Cũng có
một lí do khách quan từ chính môn lịch sử đem lại, do lịch sử là những sự kiện
đã diễn ra trong quá khứ, nó diễn ra cách hiện tại hàng chục, hàng trăm, hàng
nghìn năm. Nó không phải là những gì đang diễn ra ngay trước mắt chúng ta, mà
chỉ được tái hiện lại thông qua kênh hình, kênh chữ, lời giảng của giáo viên. Cho
nên, việc học sinh tiếp thu bài, ghi nhớ được còn đang ở mức hạn chế.
Mỗi một sự kiện lịch sử đều gắn liền với hoàn cảnh nhất định. Nó cũng có
mối quan hệ mật thiết với các yếu tố và các lĩnh vực khác, đồng thời để lại
những kết quả, ý nghĩa tác động sau này. Do đó, khi tìm hiểu lịch sử cần khai
thác hết các yếu tố liên quan mới đem lại sự sinh động của lịch sử. Tuy nhiên,
hiện nay do nhiều yếu tố mà nhiều giáo viên vẫn chưa biết lồng ghép, kết hợp
kiến thức các bộ môn hoặc chưa tích cực đầu tư tìm hiểu vấn đề này.. Lịch sử
vốn nó là một chuỗi những sự kiện khô khan, không biết nói, nếu giáo viên
không có sự vận dụng khéo léo, tổng hợp các lĩnh vực liên quan thì rõ ràng sẽ
dẫn đến một tiết học buồn tẻ, không có sức hút.
Chúng ta cũng biết hiện nay, trong ngành giáo dục phổ thông đang tăng

cường công tác đổi mới phương pháp dạy học với việc tăng cường vai trò chủ
động, sáng tạo và phát huy tính tích cực của học sinh. Với xu thế đó thì việc sử
dụng các kiến thức có liên quan đến bài dạy ở các bộ môn khác (kiến thức liên
môn) là một yêu cầu không thể bỏ qua đối với mỗi giáo viên. Đồng thời, hiện
nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đang chủ trương đổi mới đồng bộ hình thức dạy
học, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục; tăng cường
việc gắn liền dạy học trong nhà trường với thực tiễn cuộc sống và góp phần hình
thành năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Mỗi năm, các cấp, các ngành
giáo dục và các nhà trường đều tổ chức cuộc thi tích hợp kiến thức liên môn
trong giảng dạy dành cho giáo viên và vận dụng kiến thức liên môn để giải
quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh. Đó là một chủ trương đúng
đắn, phù hợp với xu hướng đổi mới trong giáo dục hiện nay, dần dần thoát khỏi
cách dạy và học truyền thống mang tính thụ động cho học sinh.
Trong những năm gần đây, bắt kịp xu hướng đổi mới giáo dục, bản thân tôi
đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học trong công tác giảng dạy, tăng cường
1


sử dụng công nghệ thông tin, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Trong đó, đối với các
tiết dạy có thể sử dụng kiến thức liên môn, bản thân tôi đều triệt để khai thác
phục vụ cho công tác giảng dạy. Việc sử dụng các kiến thức liên môn trong các
tiết dạy đã cho thấy hiệu quả rõ rệt. Tiết học sinh động, học sinh học tập hứng
thú và khả năng tiếp thu bài tăng lên.
Trong quá trình dạy chương trình lịch sử lớp 9, chúng tôi thấy sự kiện chiến
thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 ở bài 27: “Cuộc kháng chiến toàn quốc
chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 - 1954)” được bố trí ở một mục 3.
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954. Đây là một sự kiện vĩ đại của lịch sử
dân tộc, một sự kiện mang tầm vóc quốc tế to lớn, nhưng lại chỉ được dạy trong
một mục, như vậy không thể giới thiệu hết cho học sinh thấy được toàn cảnh quá

trình chuẩn bị, diễn biến, ý nghĩa của sự kiện này. Học sinh chỉ nắm được sự
kiện này một cách mơ hồ, nhanh quên, không thấy được mối liên hệ giữa nhiều
mặt. Đồng thời các em sẽ không thể có đầy đủ những kiến thức liên môn liên
quan nếu như không có sự chuẩn bị. Xuất phát từ đó, trong năm học 2017 - 2018
chúng tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu và vận dụng phương pháp dạy học tích hợp
liên môn áp dụng để giảng dạy cho học sinh về chiến thắng lịch sử Điện Biên
Phủ và xây dựng thành sáng kiến kinh nghiệm: “Tích hợp kiến thức liên môn
giúp học sinh lớp 9 trường PTDTBT THCS Na Mèo nắm vững chiến dịch
Điện Biên Phủ 1954”. Để đảm bảo cung cấp cho học sinh đầy đủ nhất những
kiến thức các bộ môn có liên quan đến chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng tôi đã
xây dựng nội dung này thành chuyên đề. Chuyên đề này được thực hiện với thời
lượng từ 45 phút trở lên tùy thuộc vào các điều kiện cụ thể. Qua đây, chúng tôi
muốn học sinh nắm bắt được những kiến thức khác liên quan đến Điện Biên Phủ
ngoài bộ môn lịch sử, giúp học sinh có cái nhìn rộng hơn, đa dạng hơn, hiểu biết
hơn về một chiến thắng vĩ đại của cha ông ta, qua đó, tăng thêm lòng tự hào dân
tộc, yêu thích và hứng thú với bộ môn lịch sử hơn.
2. Mục đích nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài này, tôi tìm hiểu và giải quyết một số vấn đề sau:
- Khái quát về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc sử dụng kiến thức liên
môn trong dạy học lịch sử.
- Thực trạng việc sử dụng kiến thức liên môn trong việc giảng dạy các bộ
môn nói chung và môn lịch sử nói riêng ở đơn vị công tác.
- Vận dụng kiến thức liên môn thực hiện giảng dạy trong một tiết học. Qua
đó giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản của môn lịch sử và các môn
Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân, giáo dục kĩ năng sống. Đồng thời để khẳng
định tác dụng và kết quả tích cực của việc sử dụng phương pháp liên môn.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc sử dụng kiến thức liên môn để
giúp học sinh nắm vững chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 và có thêm những kiến
thức về các bộ môn xã hội và giáo dục kĩ năng sống ở lớp 9 trường PTDTBT

THCS Na Mèo - Quan Sơn.
2


4. Phương pháp nghiên cứu
Trong phạm vi của đề tài này, tôi đã áp dụng các phương pháp sau:
- Nghiên cứu lý thuyết: phân tích, tổng hợp các tài liệu lí luận, các sách
báo, thông tin internet về vị trí vai trò của việc vận dụng kiến thức liên môn,
sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế bài giảng môn lịch sử lớp 9, áp dụng vào
một bài dạy cụ thể.
- Nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát thực tế về việc dạy và học lịch sử nói
chung và việc sử dụng kiến thức liên môn giảng dạy trong dạy học lịch sử nói
riêng. Điều tra tình hình học tập, tâm lý của học sinh.
- Thực nghiệm sư phạm: Thực hiện áp dụng kiến thức liên môn vào giảng
dạy trong một tiết học cụ thể, qua đó kiểm chứng về tính hiệu quả của việc sử
dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy lịch sử.
- Phương pháp toán học thống kê: So sánh kết quả học tập của học sinh
thông qua các bài kiểm tra giữa trước và sau khi áp dụng đề tài để đánh giá hiệu
quả của việc vận dụng kiến thức liên môn trong bài dạy.

3


II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
Bộ môn lịch sử ở trường phổ thông cung cấp cho học sinh những kiến thức
cơ bản, thiết yếu về lịch sử dân tộc và thế giới từ khi xuất hiện loài người. Qua
việc học lịch sử, học sinh được hình thành một thế giới quan khoa học, được bồi
dưỡng , giáo dục lòng yêu nước, truyền thống dân tộc, bồi dưỡng năng lực tư
duy, hành động đúng đắn và có thái độ đúng đắn trong cuộc sống. Học sinh học

lịch sử là học về những sự kiện, hiện tượng đã diễn ra từ xa xưa. Đồng thời, kiến
thức lịch sử lại không thể tách rời với các lĩnh vực khác trong quá trình nó xảy
ra. Khi học lịch sử, học sinh từ những kiến thức trong sách vở, từ lời giảng của
giáo viên để hình thành nên những biểu tượng, khái niệm lịch sử. Tuy nhiên,
không phải là học sinh nắm được kiến thức mà các em đã hiểu vì nó. Nếu vậy
chỉ giống như học thuộc lòng. Ở mức độ cao hơn, các em còn phải nắm vững
bản chất của sự kiện, suy nghĩ, đánh giá, nhận xét đến những mối quan hệ giữa
sự kiện trước với sự kiện sau, giữa sự kiện lịch sử đã xảy ra với các lĩnh vực
khác.
Thực tiễn đời sống và lịch sử loài người đã cho thấy, các sự kiện lịch sử có
mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ với các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội. Bởi
vì nó diễn ra trong các bối cảnh lịch sử nhất định, đồng thời khi nó diễn ra cũng
có thể là nguồn gốc cho các tác phẩm văn học, âm nhạc, mĩ thuật... Lịch sử còn
có ý nghĩa cực kì quan trọng trong việc giáo dục tư tưởng, thái độ tình cảm cho
học sinh. Thông qua đó, các em biết thể hiện thái độ căm ghét những thế lực, cá
nhân xấu, bày tỏ sự ủng hộ đối với những sự việc chính nghĩa, củng cố lòng yêu
nước, tự hào dân tộc, biết trân trọng những gì đang có và phấn đấu học tập …Từ
đây có thể thấy lịch sử có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhiều bộ môn
khác trong nhà trường phổ thông.
Hiện nay, việc sử dụng kiến thức liên môn để phục vụ cho một giờ dạy lịch
sử đang được nhiều cấp, ngành và các nhà trường quan tâm. Dưới góc độ tác
động và ý nghĩa của nó, việc dạy học tích hợp là một hướng đi đúng, phù hợp
trong quá trình đổi mới giáo dục toàn diện hiện nay. Trong các nhà trường phổ
thông hiện nay, đó là một yêu cầu bắt buộc giáo viên phải tuân thủ khi thực hiện
việc giảng dạy cho học sinh. Tăng cường khai thác, sử dụng hợp lí kiến thức liên
môn phục vụ giảng dạy chính là đã góp phần đổi mới phương pháp dạy học bộ
môn. Nếu giáo viên biết khai thác và sử dụng hợp lí thì sẽ đem lại kết quả tích
cực cho bộ môn mình giảng dạy, tác động mạnh mẽ đến ý thức và kết quả học
tập của học sinh.
2. Thực trạng vấn đề dạy và học liên môn ở trường PTDTBT THCS Na

Mèo.
2.1. Về phía giáo viên
Trong thời gian gần đây, theo xu thế chung của ngành giáo dục cũng như
theo chỉ đạo của chuyên môn của Nhà trường, nhiều giáo viên đã tích cực đổi
mới phương pháp dạy học, trong đó có việc sử dụng kiến thức liên môn trong
4


bài giảng. Đa số giáo viên đều quan tâm và tìm hiểu về vấn đề này. Đặc biệt là
đối với các giáo viên thuộc tổ chuyên môn xã hội, là tổ chuyên môn sử dụng
kiến thức liên môn trong bài giảng nhiều. Qua thực tế đi dự giờ thăm lớp các
giáo viên trong tổ, chúng tôi thấy nhiều giáo viên đã kết hợp các phương pháp
vào giảng dạy như giải thích, phân tích, trao đổi, đàm thoại, tích cực sử dụng
máy chiếu để giảng dạy.
Hàng năm, các giáo viên đều tham gia vào cuộc thi dạy học tích hợp do
ngành tổ chức nên nhiều giáo viên đã có kinh nghiệm khi giảng dạy phần tích
hợp. Hơn nữa, đối với các bộ môn thuộc tổ xã hội, nhiều giáo viên có kiến thức
thuộc các lĩnh vực khác hoặc đã và đang dạy một số bộ môn kiêm nhiệm.
Mặc dù đã được đề cập nhiều, mức độ quan tâm đến đổi mới phương pháp
dạy học, đến việc vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy cũng chỉ ở một
mức độ nhất định, chưa mang tính chủ động hoàn toàn của giáo viên. Giáo viên
quan tâm đến thì nhiều, nhưng mức độ sử dụng kiến thức liên môn để dạy học
bộ môn và môn lịch sử nói riêng thì lại chưa có kết quả cao. Nhiều giáo viên
cũng chưa nhận thức đúng đắn được việc sử dụng kiến thức liên môn làm sao
cho hiệu quả. Họ chỉ mới dừng lại ở việc nhắc qua kiến thức bộ môn khác cho
học sinh, hoặc yêu cầu học sinh về tìm hiểu. Có giáo viên cũng đã tích cực sử
dụng kiến thức liên môn nhưng đang còn lộn xộn, thiếu khoa học dẫn đến tiết
học kéo dài, nhàm chán. Chỉ mới cung cấp và hướng dẫn học sinh ở một số lĩnh
vực nhất định chứ chưa phối hợp nhuần nhuyễn và đầy đủ các kiến thức đó,
đồng thời cũng chưa phát huy và huy động được học sinh khai thức các kiến

thức đó một cách có hiệu quả.
2.2. Về phía học sinh
Khi học lên lớp 9, nhiều học sinh cũng đã thoát dần theo lối học cũ. Các em
cũng đã tích cực trong việc phát biểu ý kiến, xây dựng bài, hỏi giáo viên các
thắc mắc của mình. Các em cũng bước đầu tìm hiểu về các kiến thức liên môn
liên quan đến bài học theo yêu cầu của giáo viên. Nhiều học sinh cũng đã tỏ ra
hiểu biết các vấn đề liên quan khi học bài.
Tuy nhiên, cơ bản là các em vẫn chủ yếu học những kiến thức lịch sử mà
giáo viên cung cấp. Đa phần các em chưa có sự tích cực tìm hiểu, mở rộng các
kiến thức về văn học, địa lí có liên quan. Điều này xuất phát từ ý thức học tập
của học sinh. Học sinh chưa biết thoát ly khỏi sách giáo khoa hay bài ghi ở lớp.
Khả năng đánh giá, nhận định, bày tỏ ý kiến của các em về một nhân vật, sự
kiện lịch sử còn hạn chế. Trong nhiều tiết dạy, khi giáo viên hỏi học sinh những
kiến thức liên quan thì hầu hết các em không trả lời được. Đó là do các em chưa
tích cực tìm hiểu các sách và tài liệu ngoài sách giáo khoa. Một khó khăn nữa là
so với nhiều địa phương thì học sinh lớp 9 nói riêng và học sinh ở trường
PTDTBT THCS Na Mèo nói chung năng lực và ý thức học của các em thấp hơn.
Năng lực tiếp thu, tư duy, vận dụng ... của các em vẫn còn hạn chế. Các em ít
được tiếp xúc với các phương tiện truyền thông, khả năng nắm bắt, cập nhật
thông tin còn bị gò bó bởi điều kiện kinh tế khó khăn. Nhiều em không có điều
kiện được mở rộng kiến thức, giao lưu học hỏi nên tầm nhìn còn hạn hẹp.
5


Một vấn đề nữa là trước đây, việc vận dụng kiến thức liên môn trong giảng
dạy môn Lịch sử nói riêng và các bộ môn khác nói chung ở trường PTDTBT
THCS Na Mèo ít được quan tâm đúng mức, cho nên khi áp dụng việc dạy học
liên môn cho các em gặp không ít khó khăn, các em không tránh khỏi bỡ ngỡ,
không ghi nhớ được các kiến thức liên môn hoặc không thấy được mối quan hệ
giữa chúng.

2.3. Về phần kiến thức Điện Biên Phủ trong chương trình lịch sử lớp 9.
Như chúng tôi đã đề cập ở trong phần lí do chọn đề tài, phần nội dung kiến
thức về chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 được xây dựng trong chương trình sách
chỉ có một mục. Đó là phần 2. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954), thuộc
phần II. Cuộc tiến công chiến lược đông - xuân 1953 - 1954 và chiến dịch lịch
sử Điện Biên Phủ 1954 thuộc bài 27 “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực
dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 - 1954)”. Hơn nữa, bài 27 là một bài học dài,
nhiều dung lượng kiến thức, do đó, khi giảng dạy, giáo viên sẽ không cung cấp
cho học sinh được cái nhìn đầy đủ về sự kiện này. Do đó, chúng tôi mạnh dạn
xây dựng nội dung này thành một chuyên đề giảng dạy riêng trong 45 phút hoặc
có thể lâu hơn.
3. Tích hợp kiến thức liên môn giảng dạy phần chiến dịch Điện Biên Phủ
1954.
Để giúp học sinh có thể học tập tích cực, chủ động và không bị bỡ ngỡ,
trước khi học nội dung này, giáo viên yêu cầu các học sinh về tìm hiểu, chuẩn bị
thật kĩ các nội dung kiến thức liên quan đến chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
Chuyên đề: “Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954”
3.1. Mục tiêu cụ thể:
* Về kiến thức:
- Môn Lịch sử: Giúp các em nắm được:
+ Điên Biên Phủ có vị trí chiến lược quan trọng ở vùng Tây Bắc, có thể
khống chế các vùng xung quanh của Việt Nam, Lào (tích hợp kiến thức địa lí
xác định vị trí Điện Biên Phủ).
+ Sự chuẩn bị gian khổ của ta cho chiến dịch (tích hợp kiến thức Âm nhạc
bài hát: Hành quân xa của Đỗ Nhuận, Qua miền Tây Bắc của nhạc sĩ Nguyễn
Thành, Hò kéo pháo của nhạc sĩ Hoàng Vân.
+ Hoàn cảnh, diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 (tích hợp Âm
nhạc bài hát: Trên đồi Him Lam của nhạc sĩ Đỗ Nhuận, tích hợp Ngữ văn: bài
thơ Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ - Chủ tịch Hồ Chí Minh, bài thơ
Hoan hô chiến sĩ Điện Biên - Tố Hữu.

+ Kết quả, ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 (tích hợp
Ngữ văn: bài thơ Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ - Chủ tịch Hồ Chí Minh,
bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên - Tố Hữu)
- Môn Ngữ văn: Giúp các em:
+ Thông qua một số bài thơ như: Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ,
Hoan hô chiến sĩ Điện Biên giúp học sinh nắm được hoàn cảnh, nội dung, ý
nghĩa của chiến dịch.
6


- Môn Địa lí: Giúp các em:
+ Xác định được vị trí địa lí của Điện Biên Phủ nằm ở tiểu vùng Tây Bắc
thuộc trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ Xác định được Điện Biên Phủ trước đây thuộc tỉnh Lai Châu nằm cách
Hà Nọi khoảng 300 km theo đường chim bay. Học sinh hình dung được đây là
thung lũng rộng lớn có lòng chảo Mường Thanh.
- Môn GDCD: Giúp học sinh:
+ Có lòng tự hào dân tộc, nâng cao lòng yêu nước, biết kế thừa và phát huy
truyền thống yêu nước, kiên cường bất khuất của cha ông, biết ơn sự lãnh đạo
của Đảng, Hồ Chí Minh và sự hi sinh to lớn để đem lại hòa bình, độc lập tự do
cho dân tộc.
* Về kỹ năng:
- Giúp các em rèn luyện kĩ năng trình bày diễn biến, phân tích kênh hình
trên lược đồ.
- Rèn luyện kĩ năng tường thuật, trình bày một sự kiện, hiện tượng, liên hệ
thực tế.
- Trên cơ sở kế thừa và phát huy các truyền thông và có lòng biết ơn, học
sinh rèn luyện và bồi dưỡng các kĩ năng sống, giá trị sống cho bản.
* Về thái độ:
- Củng cố thêm lòng tự hào về truyền thống yêu nước, kiên cường bất

khuất của cha ông.
- Biết ơn, ghi nhớ công lao của các thế hệ cha ông, sự lãnh đạo của Đảng và
chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Phấn đấu vươn lên trong học tập, kế thừa và phát huy các truyền thống
của cha ông trong cuộc sống.
* Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực sử dụng:
Hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, trao đổi - chia sẻ, động não,
khai thác, tóm tắt tài liệu.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
1. Giáo viên :
- SGK, SGV Lịch sử 9, chuẩn kiến thức kĩ năng sử 9, tư liệu về chiến dịch
Điện Biên Phủ, sách giáo khoa Địa lí 9, Giáo dục công dân 6, 9.
Bài thơ Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh
và bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên của Tố Hữu.
Các bài hát Hành quân xa của Đỗ Nhuận, Qua miền Tây Bắc của nhạc sĩ
Nguyễn Thành, Hò kéo pháo của nhạc sĩ Hoàng Vân, Trên đồi Him Lam của
nhạc sĩ Đỗ Nhuận, Chiến thắng Điện Biên của nhạc sĩ Đỗ Nhuận.
- Bản đồ vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, lược đồ chiến dịch Điện Biên
Phủ.
- Phiếu học tập, máy chiếu.
2. Học sinh :
- Tìm hiểu sách giáo khoa, sưu tầm tư liệu liên quan chiến thắng Điện Biên
Phủ 1954.
7


III. Tổ chức hoạt động dạy và học :
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kế hoạch Na - va của Pháp Mĩ được thực hiện gồm
mấy bước? Nêu nội dung của từng bước.

3.Bài mới :
- Mở bài: GV mở một đoạn nhạc của bài hát: Hò kéo pháo của nhạc sĩ
Hoàng Vân cho học sinh nghe. Sau đó dẫn dắt vào bài mới.
Hoạt động
của thầy và trò
Hoạt động 1:
GV giới thiệu

Kiến thức cơ bản

Nội dung tích hợp

1. Hoàn cảnh của
chiến dịch Điện
Biên Phủ.

? Em hãy cho biết vị - Điện Biên Phủ là Tích hợp môn Địa lí: Vị trí
trí địa lí của Điện Biên thung lũng lớn của Điện Biên Phủ
Phủ?
thuộc Lai Châu
(nay thuộc Điện
Biên)

? Vì sao thực dân
Pháp lại xây dựng tập
đoàn cứ điểm ở đây?
Điện Biên Phủ có thể
khống
chế
sang

Thượng Lào, Tây Bắc
Việt Nam, địa hình
thuận lợi cho quân
Pháp chiếm đóng, khó
khăn cho ta khi hành
quân và chuẩn bị tấn
công.
? Điện Biên Phủ được
xây dựng như thế nào?

- Điện Biên Phủ có
vị trí chiến lược
quan trọng.
Sa bàn Điện Biên Phủ

- Điện Biên Phủ
được xây dựng
thành tập đoàn cứ
điểm mạnh, 49 cứ
điểm, 3 phân khu,
số quân 16.200 tên.
8


? Em đánh giá thế nào
về tập đoàn cứ điểm
Điện Biên Phủ?
- Là tập đoàn cứ điểm
mạnh, khó khăn cho
chúng ta khi tấn công

vì Điện Biên Phủ nằm
ở vùng cao Tây Bắc.
- Tuy nhiên Điện Biên
Phủ cũng có hạn chế là
chỉ tiếp tế được bằng
duy nhất đường hàng
không.
? Trước hành động
của Pháp ta đã có chủ
trương gì?
- Đầu tháng 12 – 1953,
Trung ương Đảng
quyết định mở chiến
dịch Điện Biên Phủ
với mục tiêu tiêu diệt
sinh lực địch, giải
phóng Tây Bắc, Bắc
Lào.
? Nêu những hiểu biết
của em về chuẩn bị
của ta cho chiến dịch
Điện Biên Phủ
- Hơn nửa triệu bộ đội
từ các mặt trận hành
quân về Điện Biên
Phủ.
- Gần 3 vạn người từ
hậu phương tham gia
vận chuyển hàng hóa
cho mặt trận.

- Hàng vạn tấn vũ khí,
lương thực, thực phẩm,
quần áo, thuốc men…

- Ta mở chiến dịch
Điện Biên Phủ
nhằm tiêu diệt sinh
lực
địch,
giải
phóng Tây Bắc,
Bắc Lào.
Tích hợp môn Âm nhạc:
Giáo viên giới thiệu một số
đoạn trong một số bài hát ra
đời trong thời kì chiến dịch
Điện Biên Phủ:
Bài hát Hành quân xa
Hành quân xa dẫu qua nhiều
gian khổ.
Vai vác nặng ta đã đổ mồ hôi
Bài hát Qua miền Tây Bắc:
Qua Miền Tây Bắc núi vút
ngàn trùng xa, suối sâu đèo
cao bao khó khăn vượt qua.

Xe thồ phục vụ chiến dịch
9



Bài hát Hò kéo pháo
Hò dô ta nào! Kéo pháo ta vượt
qua đèo
Hò dô ta nào! Kéo pháo ta vượt
qua núi
Dốc núi cao cao nhưng lòng
quyết tâm còn cao hơn núi
Vực sâu thăm thẳm vực nào
sâu bằng chí căm thù
Kéo pháo ta lên trận địa đây
vùi xác quân thù

Ảnh: Kéo pháo vào trận địa
Giáo viên nhận xét, 2. Diễn biến của
giới thiệu và chuyển ý chiến dịch:
Giáo viên dùng lược
đồ chiến dịch Điện
Biên Phủ giới thiệu
trên màn hình máy
chiếu
? Dựa vào lược đồ, em
hãy trình bày diễn
biến của chiến dịch
Điện Biên Phủ.

Chiến dịch chia
làm ba đợt:
- Đợt 1 từ 13/3 đến
17/3: Ta tiêu diệt
Him Lam và phân

khu Bắc
- Đợt 2 từ 30/3 đến
30/4: ta tấn công
các căn cứ đông
trung tâm.
- Đợt 3 từ 1/5 đến
7/5: Ta tiêu diệt
các căn cứ còn lại.
17 giờ 30 ngày
7/5, Đờ Ca-xtơ-ri
cùng ban tham
mưu ra hàng.
Lược đồ chiến dịch Điện Biên
Phủ 1954

10


Chiến thắng Điện Biên Phủ
? Qua tìm hiểu, em
cho biết chiến dịch
diễn ra như thế nào?
Chiến dịch diễn ra ác
liệt, khó khăn, gian
khổ. Nhưng với tinh
thần hi sinh, kiên
cường bất khuất của
quân dân ta, chiến dịch
Điện Biên Phủ kết thúc
thắng lợi

? Em hãy nêu kết quả - Ta loại khỏi vòng
của chiến thắng Điện chiến 16.200 địch,
Biên Phủ.
phá hủy, thu toàn
bộ phương tiện
chiến tranh, bắn
rơi, cháy 62 máy
bay.

Thảo luận nhóm: (4 3. Ý nghĩa lịch sử
phút)
của chiến thắng
GV phát phiếu học Điện Biên Phủ
tập:
? Chiến thắng Điện
Biên Phủ có ý nghĩa

Tích hợp môn Ngữ văn:
Bài thơ Hoan hô chiến sĩ
Điện Biên - Tố Hữu:
Năm mươi sáu ngày đêm khoét
núi,
Ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng
Chí không mòn!
Bài thơ Quân ta toàn thắng ở
Điện Biên Phủ - Chủ tịch Hồ
Chí Minh:
Quân ta anh dũng ít ai bằng

Na-va, Cô-nhi đều méo mặt
Quân giặc tan hoang, ta vây
chặt
Giặc kéo từng loạt ra hàng ta

Quân Pháp ra hàng

11


như thế nào?

? Qua tìm hiểu về
chiến dịch Điện Biên
Phủ, em có suy nghĩ gì
về trách nhiệm của
bản thân

- Là chiến thắng
lớn nhất trong
chống thực dân
Pháp ...
- Làm phá sản kế
hoạch Na-va, xoay
chuyển cục diện
chiến tranh.
- Quyết định tới
cuộc đấu tranh
ngoại giao.
- Cổ vũ các dân

tộc thuộc địa đấu
tranh
Tích hợp kiến thức giáo dục
công dân giáo dục học sinh về
truyền thống yêu nước, kiên
cường bất khuất của cha ông
ta.

Tượng đài chiến thắng Điện
Biên Phủ (Điện Biên)
Tích hợp kiến thức giáo dục
công dân giáo dục học sinh
lòng biết ơn đối với thế hệ cha
anh đã hi sinh, đặc biệt đối với
những anh hùng dân tộc như
Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp

Tích hợp kiến thức Âm nhạc:
GV mở bài hát: Chiến thắng
Điện Biên của nhạc sĩ Đỗ
Nhuận cho học sinh nghe nhằm
khơi dậy lòng tự hào, yêu
nước, không khí hào hùng của
cuộc khởi nghĩa.
12


4. Củng cố và hướng dẫn về nhà:
* Củng cố:
GV khái quát lại bài dạy.

* Hướng dẫn về nhà:
- Sưu tầm các tư liệu về chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Vẽ lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ (tích hợp bộ môn Mĩ thuật rèn luyện
cho học sinh năng lực vẽ lược đồ), trình bày diễn biến trên lược đồ.
4. Hiệu quả của sáng kiến:
Để kiểm tra kết quả của việc áp dụng sáng kiến, sau khi tiết học kết thúc,
chúng tôi tiến hành kiểm tra khả năng tiếp thu bài của học sinh bằng một bài
kiểm tra với hai câu hỏi. Các câu hỏi này được đưa ra cho học sinh hai lớp làm:
lớp 9B (lớp thực nghiệm) và lớp 9A (không áp dụng sáng kiến).
Câu 1: Tóm tắt diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ
Câu 2: Kết quả của chiến dịch Điện Biên Phủ
Kết quả:
Ở mức độ tương đương về chất lượng của học sinh hai lớp, kết quả bài
kiểm tra của học sinh như sau:
Giỏi
Khá
TB
Yếu

Lớp
số
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A

32
01
3,1 05
15,6 23
71,9 03
9,4
9B
18
03
16,7 09
50,0 06
33,3 00
00
Qua kết quả trên có thể thấy ở lớp tiến hành áp dụng sáng kiến (lớp 9B) số
học sinh khá, giỏi đã tăng lên, đồng thời số học sinh trung bình, yếu đã giảm
xuống. Khi tiến hành giảng dạy phần chiến thắng Điện Biên Phủ theo cách
truyền thống, nhiều học sinh trước đây không nắm vững bây giờ đã trả lời đầy
đủ và khá chính xác, đồng thời rất nhiều em đã biết trình bày diễn biến chiến
dịch một cách chính xác trên lược đồ. Về thái độ học tập, trong quá trình giao
nhiệm vụ cho học sinh khai thác tư liệu phục vụ bài học, các em đã làm việc
nghiêm túc, thực hiện tích cực nhiệm vụ mà giáo viên giao. Khi học trên lớp,
học sinh hào hứng, tích cực xây dựng bài và hoạt động sôi nổi, không còn thờ ơ,
làm việc riêng như trước. Khi được hỏi nếu trong quá trình giáo viên giảng dạy
trên lớp và học bài ở nhà, việc lồng ghép các kiến thức bộ môn học sinh cảm
thấy như thế nào; nhiều học sinh cho rằng như vậy sẽ dễ hiểu và thích thú hơn.
Đối với lớp 9A (lớp không áp dụng sáng kiến) thì ngược lại, học sinh học tập
thờ ơ, không hứng thú, trả lời câu hỏi không đúng hoặc lung tung, ít khi chính
xác, trình bày diễn biến còn mơ hồ, lộn xộn. Từ kết quả trên khẳng định: việc sử
dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy lịch sử đã đem lại những kết quả thay
đổi tích cực. Nó đã làm cho bài học lịch sử trên lớp trở nên sống động, cụ thể và

chân thực hơn, làm tăng hứng thú học tập môn lịch sử của học sinh. Còn đối với
riêng phần kiến thức về Điện Biên Phủ, nếu học theo một bài học, một chuyên
đề riêng mà giáo viên tích hợp kiến thức các bộ môn thì hiệu quả sẽ cao hơn
nhiều
13


III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Không thể phủ nhận hiệu quả của việc tích hợp kiến thức liên môn trong
giáo dục. Nó đã trở thành một nhiệm vụ tất yếu, cần thiết, thường xuyên và quan
trọng trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng. Nó góp phần quan
trọng trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm và phát triển toàn diện cho học
sinh. Sử dụng kiến thức liên môn có hiệu quả sẽ giúp học sinh nắm kiến thức
vững vàng và phát triển kĩ năng học tập. Để thực hiện được điều đó, đòi hỏi
người giáo viên giảng dạy bộ môn phải nắm chắc kiến thức liên môn, chịu khó
nghiên cứu, tìm tòi, bổ sung kiến thức của nhiều bộ môn liên quan để tổng hợp,
truyền thụ đến cho học sinh. Đồng thời cũng phải nghiên cứu vận dụng những
biện pháp, cách thức truyền thụ làm sao để cho học sinh hứng thú học tập, biết
cách vận dụng vào học tập.
Về phần học sinh, việc được học tập theo phương pháp tích hợp kiến thức
các môn học làm thay đổi về nhận thức, thái độ và kết quả môn lịch sử của các
em. Các sự kiện, hiện tượng lịch sử được các em ghi nhớ và hiểu không còn khô
khan, cứng nhắc mà các em đã hiểu vấn đề rộng hơn, sâu hơn, phong phú hơn.
Vốn kiến thức bộ môn khác của học sinh cũng được củng cố, bổ sung. Đồng
thời, các em cũng sẽ phát triển năng lực suy nghĩ, tư duy, sáng tạo, tổng hợp,
vận dụng kiến thức trong học tập, ứng dụng vào thực tiễn.
Đối với phần kiến thức chiến dịch Điện Biên Phủ trong chương trình lịch sử
lớp 9, nếu chỉ dạy trong một bài chung trong giai đoạn 1953 - 1954 học sinh sẽ
không thể hiểu rõ và nắm vững một sự kiện lịch sử quan trọng của lịch sử dân

tộc được. Riêng phần này trong chương trình lịch sử 9 chỉ được bố trí một mục
nhỏ, như vậy học sinh sẽ không thể hiểu hết được. Do đó, nếu chúng ta xây
dựng phần kiến thức chiến dịch Điện Biện Phủ thành một bài giảng riêng, một
chuyên đề và dạy học theo hướng tích hợp thì mới phù hợp với dung lượng kiến
thức, mới có thể truyền tải hết những kiến thức cơ bản liên quan đến Điện Biên
Phủ cho học sinh. Bởi vì mặc dù sự kiện Điện Biên Phủ chỉ diễn ra trong vòng
vài tháng, nhưng nó lại có tầm ảnh hưởng rất lớn trong lịch sử dân tộc. Khi
chúng ta xây dựng phần kiến thức này theo một bài giảng hoặc chuyên đề riêng
kết hợp dạy học tích hợp, có thể cung cấp đầy đủ kiến thức của học sinh, giúp
cho học sinh có một cái nhìn rộng hơn, nhiều mặt hơn về Điện Biên Phủ; đồng
thời phát huy được tính chủ động, tích cực và huy động các em tham gia khai
thác kiến thức liên quan.
2. Một số kiến nghị
- Đối với phần kiến thức về chiến thắng Điện Biên Phủ trong chương trình
lịch sử lớp 9, cần xây dựng thành một bài giảng hoặc chuyên đề riêng.
- Các cấp quản lí, xuất bản và cung cấp thiết bị dạy học: Cần hỗ trợ các nhà
trường được trang bị thêm các phương tiên dạy học cần thiết, có phòng học bộ
môn, tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh trong quá trình học tập. Cung cấp
thêm các tài liệu hướng dẫn cho giáo viên biết vận dụng kiến thức liên môn
trong giảng dạy lịch sử nói riêng và các bộ môn nói chung.
14


- Tổ chức thường xuyên, có hiệu quả các đợt tập huấn, sinh hoạt chuyên
môn liên trường, cấp huyện để giáo viên được học tập, nâng cao nghiệp vụ sư
phạm về việc sử dụng kiến thức liên môn.
- Duy trì và nâng cao ý nghĩa quan trọng của cuộc thi dạy học tích hợp
dành cho giáo viên và vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các tình huống
thực tiễn dành cho học sinh được tổ chức hàng năm.
- Đối với giáo viên: Các giáo viên cần phải nghiên cứu và nắm vững kiến

thức bộ môn nói riêng và kiến thức các bộ môn. Đồng thời phải biết sử dụng
kiến thức liên môn phù hợp với bài học và đối tượng học sinh, có lòng nhiệt tình
với nghề nghiệp và học sinh. Ngoài ra cần phải hướng dẫn học sinh biết khai
thác các kiến thức liên quan phục vụ cho bài học.
Trên đây là kinh nghiệm nhỏ của chúng tôi trong việc vận dụng kiến thức
liên môn trong giảng dạy lịch sử ở một sự kiện lịch sử cụ thể. Nó là một ví dụ
nhỏ để minh chứng cho tính thiết thực, cấp thiết của việc sử dụng kiến thức liên
môn ở trường phổ thông; đồng thời khai thác, xây dựng một vấn đề, một sự kiện
theo một chuyên đề riêng mang tính tích hợp liên môn. Rất mong được sự xem
xét, đánh giá, góp ý chân thành của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Quan Sơn, ngày 15 tháng 04 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.

Nguyễn Thị Thiêm

15


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Thiêm
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên - Trường PTDTBT THCS Na Mèo Quan Sơn - Thanh Hóa
TT

1
2

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá
xếp loại

Vận dụng phương pháp
Phòng Giáo
nhóm nhỏ vào dạy học lịch
dục và Đào tạo
sử 6
Sử dụng đồ dùng trực quan
Phòng Giáo
trong dạy học lịch sử ở
dục và Đào tạo
trường THCS

Kết quả
đánh giá
xếp loại

Năm học
đánh giá
xếp loại

C

2007-2008


A

2010-2011

16



×