Header Page 1 of 85.
MỞ ĐẦU
1. Cơ sở khoa học, ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kể từ khi thực hiện công cuộc cải cách, mở cửa từ năm 1986 đến khi gia nhập
WTO năm 2006, kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển và hội nhập sâu rộng
trên thế giới. Mở cửa kinh tế và hội nhập với nền kinh tế thế giới đã mang lại nhiều
cơ hội đầu tư, phát triển cho các doanh nghiệp Việt Nam. Giống như các thị trường
phát triển mới nổi như Ấn Độ, Brazin, tại Việt Nam, ngày càng nhiều doanh
nghiệp được thành lập hứa hẹn mức độ thành công và thu được lợi nhuận cao. Tuy
nhiên, bên ca ̣nh cơ hội thành công , doanh nghiê ̣p này gă ̣p rấ t nhiề u khó khăn khi
khởi nghiê ̣p mà trở ngại đầu tiên và lớn nhất họ phải đối mặt là sự thiếu hụt vốn
đầu tư và khả năng quản lý. Đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiê ̣p trong lĩnh
vực khoa học công nghệ - lĩnh vực cầ n nguồn vốn lớn và ẩn chứa rủi ro cao. Với
hệ thống tài chính ở nước ta hiện nay thì khó có thể thực hiện được những dự án có
tiềm lực lớn. Đây là khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp trẻ, họ có khả
năng sáng ta ̣o , ý tưởng, tiềm năng phát triển nhưng thiếu vốn để đầu tư, khả năng
tài chính không cho phép họ thực hiện dự án mạo hiểm, họ cần những tổ chức tài
chính tài trợ vốn . Mă ̣t khác , do hội nhập quốc tế nên các doanh nghiệp trẻ Việt
Nam phải tạo được sự khác biệt đối với
sản phẩm, thương hiệu của mình trên
thương trường. Để làm đươ ̣c viê ̣c này cần phải có những dự án mạo hiểm nhưng
mang lại sự phát triển nhảy vọt, và điều kiện đầ u tiên quyế t đinh
̣ là khả năng tài
chính được đảm bảo. Việc vay vốn ngân hàng đố i với các doanh nghiê ̣p không có
nhiề u tài sản thế chấ p là điều rất khó khăn. Sự xuất hiện các quỹ đầu tư mạo hiểm
đã góp phầ n giải quyế t đươ ̣c phầ n nào vấ n đề này.
Hiện nay, trên thế giới các quỹ đầu tư mạo hiểm hoạt động và phát triển mạnh
mẽ, giữ một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế cũng như phát
triển khoa học công nghệ ở các nước phát triển. Ở Việt Nam, tuy quỹ đầu tư mạo
hiểm đã bắt đầu xuất hiện từ những năm 1990, nhưng đến nay khái niệm này vẫn
còn mới mẻ. Với dân số hơn 90 triệu dân và nền kinh tế trẻ đang có những bước
1
Footer Page -Footer Page -Footer Page 1 of 85.
Header Page 2 of 85.
phát triển mạnh mẽ thì chắc chắn quỹ đầu tư mạo hiểm sẽ là một hướng đi và lựa
chọn mới cho các nhà đầu tư tại Việt Nam.
Xuất phát từ cơ sở thực tiễn trên, tác giả đã chọn đề tài: Biện pháp tạo môi
trƣờng phát triển các quỹ đầu tƣ mạo hiểm tại Việt Nam làm đề tài luận văn
cho mình.
2. Mục đích của đề tài
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ một số vấn đề sau:
Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về hoạt động đầu tư mạo hiểm và quỹ đầu
tư mạo hiểm, kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về quỹ đầu tư mạo
hiểm.
Phân tích thực trạng hoạt động của các quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam. Từ đó
đánh giá những thành tựu và hạn chế mà hoạt động của những quỹ đầu tư mạo
hiểm này mang lại cho thị trường vốn Việt Nam.
Các biện pháp tạo môi trường nhằm mở rộng và tăng cường phát triển các quỹ
đầu tư mạo hiểm trên thị trường vốn Việt Nam.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích
tổng hợp và phương pháp thống kê kinh tế từ các nguồn dữ liệu trong và ngoài
nước để tổng hợp số liệu và rút ra bản chất vấn đề. Ngoài ra, luận văn này cũng áp
dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp so sánh, đối
chiếu….Các số liệu trong luận văn hoàn toàn dựa trên kết quả các điều tra, nghiên
cứu trước đó mà không tiến hành qua khảo sát và điều tra riêng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của luận văn: biện pháp tạo môi trường phát triển các
quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam, cụ thể là IDG Ventures Vietnam,
CyberAgents Venture Việt Nam và một số quỹ ĐTMH khác trong suốt thời gian
từ khi hình thành đến nay.
2
Footer Page -Footer Page -Footer Page 2 of 85.
Header Page 3 of 85.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn: một số quỹ đầu tư mạo hiểm điển hình tại
Việt Nam, cụ thể là IDG Ventures Vietnam, CyberAgent Ventures Việt Nam và
một số nước trên thế giới (Mỹ, Đài Loan).
5. Nội dung của đề tài (các vấn đề cần giải quyết)
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục chữ viết tắt và ký hiệu, danh
mục các bảng, danh mục các hình và phần tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương
chính:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về đầu tư mạo hiểm và quỹ đầu tư
mạo hiểm.
- Chương 2: Thực trạng phát triển của các quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam.
- Chương 3: Một số biện pháp tạo môi trường phát triển các quỹ đầu tư mạo
hiểm tại Việt Nam.
3
Footer Page -Footer Page -Footer Page 3 of 85.
Header Page 4 of 85.
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƢ MẠO
HIỂM VÀ QUỸ ĐẦU TƢ MẠO HIỂM
1.1. Đầu tƣ mạo hiểm
1.1.1. Khái niệm về đầu tư mạo hiểm
Đầu tư mạo hiểm được sử dụng với thuật ngữ Venture Capital trong tiếng
Anh. Venture có nghĩa là hành vi dám chấp nhận rủi ro, được gọi là mạo hiểm.
Như vậy, Venture Captial được hiểu là một phương thức đầu tư mang tính rủi ro
cao hơn phương thức đầu tư thông thường khác. Tuy ra đời từ lâu nhưng đầu tư
mạo hiểm (ĐTMH) vẫn chưa có một định nghĩa thật chính xác. Và ở các khu vực
khác nhau thì ĐTMH lại có một nét khác biệt nào đấy.
Hiể u theo nghĩa rộng, ĐTMH là đầu tư vào các công ty tư nhân dưới hình
thức vốn cổ phần hoặc gần giống như là vốn cổ phần với thời hạn trên trung bình
(từ 3-5 năm). Đầu tư với mục tiêu tìm được khoản thu nhập vốn cao hơn trung
bình. Hoạt động đầu tư có thể được tiến hành không chỉ vào giai đoạn khởi nghiệp
hay đang phát triển của doanh nghiệp mà còn gồm các khoản đầu tư mua quyền
quản lý công ty. Ngoài ra, ĐTMH không chỉ là đầ u tư vào liñ h vực công nghê ̣ cao
mà có thể đầu tư vào tất cả các lĩnh vực.
Hiể u theo nghĩa hẹp, ĐTMH là đầu tư vốn vào các doanh nghiệp mới khởi
nghiệp, chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK), có tiềm năng tăng
trưởng cao từ lúc khởi đầu đến lúc trưởng thành, có tính sáng tạo và dựa vào công
nghệ. Nói cách khác, công ty được đầu tư đang trong giai đoạn đầu của quá trình
phát triển sản phẩm, phát triển năng lực sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ. Do vậy,
các công ty đang trong giai đoạn này có lịch sử phát triển ngắn hơn và quy mô nhỏ
hơn so với đa số các khoản đầu tư nêu trong định nghĩa rộng. Cụ thể, ĐTMH
không bao gồm việc đầu tư vào các doanh nghiệp đã tăng trưởng và lĩnh vực đầu
tư chủ yếu chỉ là các hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao (công nghệ thông tin,
công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng mới…)
Sự khác biệt giữa hai định nghĩa này được thế hiện ở mức độ trưởng thành
của công ty nhận vốn đầu tư. Không có quy tắc rõ ràng nào để phân biệt hai loại
4
Footer Page -Footer Page -Footer Page 4 of 85.
Header Page 5 of 85.
công ty này. Thay vào đó, định nghĩa hẹp được xem là đúng ở một đầu dải thời
gian đáo hạn của một khoản đầu tư cổ phần tư nhân. Mặt khác, các thị trường cổ
phần tư nhân phát triển thì người cung cấp vốn có xu hướng tập trung vào đầu hoặc
cuối dải thời gian đáo hạn.
Ở Việt Nam, hiện chưa có một định nghĩa chính thức về ĐTMH. Tuy nhiên,
có thể hiểu quỹ đầu tư mạo hiểm là tổ chức tài chính được thành lập theo quy định
của pháp luật để đầu tư vào hoạt động ươm tạo công nghệ cao và doanh nghiệp
công nghệ cao. Quỹ đầu tư mạo hiểm hoạt động dựa trên cơ sở điều lệ tổ chức và
hoạt động của quỹ. Ngoài ra, ĐTMH còn được hiểu là một thiết chế tài chính đặc
trưng cho hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D). Như vậy, khái niệm ĐTMH
theo quan niệm của Việt Nam nghiêng về sử dụng nghĩa hẹp của định nghĩa
ĐTMH, tức là đầu tư cho những doanh nghiệp mới khởi nghiệp và gắn liền với
công nghệ cao.
1.1.2. Đặc điểm của đầu tư mạo hiểm
Đầu tư mạo hiểm bao gồm một số đặc điểm sau:
1.1.2.1. ĐTMH thực chất là một dạng kinh doanh vốn
Các nhà đầu tư cung cấp vốn cho các doanh nghiệp mới khởi sự, có ý tưởng
kinh doanh tốt, thường trong lĩnh vực công nghệ cao, có khả năng tăng trưởng cao.
Tỷ lệ thất bại khi đầu tư vào các doanh nghiệp trong giai đoạn mới khởi sự này có
thể rất cao, tới 80-90%, tức là tỷ lệ thành công hoàn toàn của nó thấp hơn 30%.
Mức độ mạo hiểm càng cao thì khi thành công sẽ cho thu nhập cũng càng cao, vì
công nghệ cao làm ra sản phẩm trước đây chưa có. Do đó, ĐTMH có thể thu được
lợi nhuận rất lớn khi thành công và khác với tài chính truyền thống, vốn mạo hiểm
là loại vốn có thể đảm nhiệm mạo hiểm cao, đặc tính này phù hợp với việc phát
triển dự án công nghệ cao.
Bên cạnh đó các nhà cung cấp vốn ĐTMH không thu hồi lãi của công ty tiếp
nhận vốn đầu tư mạo hiểm mà thu hồi vốn thông qua 4 kênh chính: Chứng khoán
bán cho công chúng lần đầu, bán cổ phần cho nhà đầu tư khác, bán lại cổ phần cho
DN, và bán DN cho DN khác.
5
Footer Page -Footer Page -Footer Page 5 of 85.
Header Page 6 of 85.
1.1.2.2. ĐTMH đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn, tiềm năng tăng trưởng cao nhưng rủi
ro lớn
Đầu tư là hoạt động hy sinh những giá trị hiện tại để đạt những giá trị không
chắc chắn trong tương lai. Khác với đầu tư thông thường, mục tiêu của ĐTMH là
kiếm được các khoản thu nhập vốn vượt trội hơn mức trung bình. ĐTMH thường
tập trung đầu tư vào các công ty trong giai đoạn khởi nghiệp, trước khi đạt được
khả năng thu lợi nhuận, trước khi bán được sản phẩm, thậm chí là trước khi phát
triển được sản phẩm, nhưng phải sẵn sàng theo đuổi một con đường tăng trưởng
nhanh. Các nhà ĐTMH nắm giữ các công cụ như: vốn chủ sở hữu, tham gia trực
tiếp vào rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp (DN) mà họ đầu tư. ĐTMH tập trung
chủ yếu tài trợ cho các DN thuộc lĩnh vực công nghệ cao (CNC). Do vậy, hình
thức đầu tư này thường đòi hỏi lượng vốn đầu tư rất lớn, độ rủi ro cao vì các sáng
chế, phát minh trong lĩnh vực này thường có tính đột phá cao, song lại chỉ mới
dừng ở mức ý tưởng, chưa được tính toán và kiểm nghiệm thực tế. Điều này khiến
ĐTMH mang độ rủi ro cao hơn so với các hình thức đầu tư thông thường khác.
Tuy nhiên, đi kèm với yếu tố rủi ro là lợi nhuận vượt trội cho nhà đầu tư nếu hoạt
động đầu tư thành công.
1.1.2.3. Đầu tư mạo hiểm là khoản đầu tư lâu dài (vintage cycles)
ĐTMH là loại hình đầu tư thường mang tính chất lâu dài, các khoản đầu tư sẽ
kết thúc sau một thời gian nhất định (khoảng 7-10 năm). Đối tượng nhận vốn
ĐTMH thường là các công ty cổ phần tư nhân, tức là những công ty chưa được sở
hữu đại chúng, thậm chí mới ở giai đoạn hình thành ý tưởng ban đầu song lại có
tiềm năng phát triển lớn. Để đi được đến đích cuối cùng của quỹ là một chiến lược
thoát vốn hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao nhất cho nhà đầu tư, các công ty phải đạt
sự phát triển ở mức độ nhất định sao cho cổ phiếu của chúng hấp dẫn cao với thị
trường, thỏa mãn tiêu chí niêm yết trên TTCK tập trung. Điều này đòi hỏi phải có
khoảng thời gian cần thiết cho sự tích lũy và mở rộng, thường kéo dài từ 7- 10
năm.
6
Footer Page -Footer Page -Footer Page 6 of 85.
Header Page 7 of 85.
1.1.2.4. Tính thanh khoản của ĐTMH phụ thuộc vào việc mua lại quyền kiểm soát
(IPO) của nhà đầu tư
ĐTMH khó có thể rút được tiền ra trong ngắn hạn. Việc thanh lí, thoái vốn
khỏi dự án trong danh mục đầu tư phụ thuộc vào việc nhà quản lý quỹ có thành
công trong việc mua lại quyền kiểm soát hay không. Rủi ro phổ biến là việc nhà
quản lý quỹ thiếu kinh nghiệm sẽ phô trương, thổi phồng và mang công ty được
đầu tư ra thị trường quá sớm, đặc biệt là khi thị trường IPO đang thuận lợi. Ngược
lại, khi thị trường IPO tồi tệ, có nghĩa là công ty dù thành công cũng có thể không
có được sự thanh khoản ngay lập tức.
1.1.2.5. ĐTMH hỗ trợ tài chính và hỗ trợ phi tài chính cho DN
Khác biệt nhất của ĐTMH so với các hình thức đầu tư khác là nhà ĐTMH
không chỉ đơn thuần cung cấp vốn mà còn hỗ trợ cho DN những vấn đề như: tư
vấn ở cấp chiến lược, lập kế hoạch tài chính và chiến lược kinh doanh, tiếp cận thị
trường mới và công nghệ mới, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh…Sự hỗ
trợ này đóng vai trò quan trọng đối với sự thành bại của DN nhận đầu tư bởi lẽ, đối
tượng được nhận vốn ĐTMH thường là những DN trẻ, mới khởi nghiệp, nên thiếu
khả năng và kinh nghiệm điều hành quản lý DN. Đặc điểm này của hoạt động
ĐTMH cũng được coi là nhân tố quan trọng để áp dụng thành công kỹ thuật quản
lý doanh nghiệp theo kiểu Mỹ - đó là phương pháp tăng thêm giá trị của dự án đầu
tư bằng những đóng góp tích cực vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Nói cách
khác, nhà ĐTMH sẽ sát cánh với đối tượng được đầu tư để đạt tới thành quả cuối
cùng.
1.1.3. Chủ thể tham gia ĐTMH
Tham gia trực tiếp vào quá trình ĐTMH có ba đối tượng chính:
Nhà đầu tư mạo hiểm: Cá nhân hay tổ chức bất kỳ nào cũng có thể trở
thành nhà đầu tư mạo hiểm. Họ có nhiểu tiền nhàn rỗi, sẵn sàng đầu tư và chấp
nhận rủi ro cao để đạt được lợi nhuận cao trong tương lai. Nhà ĐTMH có thể thực
hiện ĐTMH theo hai hình thức khác nhau đó là: cá nhân tự đầu tư hoặc đầu tư có
tổ chức.
7
Footer Page -Footer Page -Footer Page 7 of 85.
Header Page 8 of 85.
Nhà quản lý quỹ: Là những người hành nghề ĐTMH chuyên nghiệp, có tri
thức, công nghệ và khả năng quản trị. Họ huy động vốn từ các nhà ĐTMH, tìm
kiếm và đánh giá cơ hội đầu tư, thực hiện công cuộc thoát vốn và mang lại lợi
nhuận cho quỹ.
Doanh nghiệp: chủ yếu là doanh nghiệp bắt đầu khởi nghiệp. Họ là những
tổ chức, cá nhân mong muốn biến những ý tưởng sáng tạo, độc đáo của mình thành
hiện thực nhưng do tiềm lực tài chính có hạn nên cần có sự góp vốn của nhà
ĐTMH.
Mối quan hệ giữa ba chủ thể này phải được duy trì liên tục và đảm bảo lợi ích
của tất cả các bên nhằm mục tiêu: khuyến khích nguồn ý tưởng sáng tạo, tinh thần
kinh doanh, tạo động lực cho người có vốn thực hiện ĐTMH và phát huy năng lực
quản lý quỹ của các nhà ĐTMH.
1.2. Khái niệm, đặc điểm của quỹ ĐTMH
Quỹ đầu tư là một định chế tài chính trung gian phi ngân hàng thu hút tiền
nhàn rỗi từ các nguồn khác nhau để đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ hay các
loại tài sản khác. Tất cả các khoản đầu tư của quỹ đều được giám sát và quản lý
chặt chẽ bởi các công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và các cơ quan có thẩm
quyền khác. Quỹ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của nhà đầu tư bởi 5 yếu
tố:
- Giảm thiểu rủi ro nhờ đa dạng hóa danh mục đầu tư;
- Tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đạt yêu cầu cao về lợi nhuận;
- Được quản lý một cách chuyên nghiệp;
- Được giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan có thẩm quyền;
- Tính năng động của quỹ.
Quỹ ĐTMH trước hết là một quỹ đầu tư, nghĩa là nó có đầy đủ đặc điểm của
1 quỹ đầu tư thông thường. Tuy nhiên, đúng như tên gọi, quỹ ĐTMH chỉ chuyên
thực hiện các hoạt động ĐTMH. Nguồn cung ứng vốn cho các quỹ ĐTMH là các
quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm, ngân hàng đầu tư, các nhà đầu tư tổ chức và các nhà
ĐTMH cá nhân, chính phủ hoặc các tổ chức khác.
8
Footer Page -Footer Page -Footer Page 8 of 85.
Header Page 9 of 85.
Quỹ ĐTMH là một tập hợp vốn nằm dưới sự quản lý chuyên nghiệp, được
huy động vì mục đích duy nhất là thực hiện những khoản đầu tư vốn cổ phần trực
tiếp, có quản lý vốn một cách chủ động của các nhà đầu tư vào các công ty tư nhân
tăng trưởng nhanh và với một chiến lược thoát vốn được xác định cụ thể của nhà
quản lý quỹ ĐTMH.
1.3. Các mô hình tổ chức hoạt động của quỹ ĐTMH
Quỹ ĐTMH có nhiều hình thức tổ chức khác nhau, tùy thuộc vào từng điều
kiện và trường hợp cụ thể mà quỹ có thể được tổ chức theo hình thức này hoặc
hình thức khác cho phù hợp. Tuy nhiên, xét về tính phổ biến ở nhiều nước trên thế
giới, quỹ ĐTMH được chia thành: quỹ dạng hợp đồng (quỹ tín thác), quỹ dạng
công ty, quỹ dạng hợp danh.
1.3.1. Quỹ dạng công ty
Quỹ ĐTMH sẽ được thừa nhận như một pháp nhân độc lập, có điều lệ hoạt
động riêng khi được thành lập dưới dạng công ty. Quỹ mang tính chất như 1 công
ty cổ phần, và người góp vốn có tư cách như các cổ đông. Bên cạnh đó, quỹ chịu
sự điều chỉnh của luật công ty và các quy định dưới luật khác dành cho quỹ đầu tư
nói chung và quỹ ĐTMH nói riêng. Quỹ ĐTMH không phải là những công ty sản
xuất kinh doanh thông thường tạo lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ mà
đem đến giá trị gia tăng cho cổ đông từ việc lựa chọn, quản lý các khoản ĐTMH.
Các cổ
đông
Bầu HĐQT
HĐQT
(Các giám đốc-ủy viên)
Công ty quản lý
quỹ
Các tài sản đầu tư trong
các doanh nghiệp
Hình 1.1. Cơ chế quản lý giám sát quỹ ĐTMH dạng công ty
Nguồn: National Venture Capital Association
9
Footer Page -Footer Page -Footer Page 9 of 85.
Header Page 10 of 85.
1.3.2. Quỹ tín thác
Quỹ tín thác, hay còn gọi là quỹ dạng hợp đồng không có tư cách pháp nhân.
Về bản chất, quỹ mới chỉ là một lượng tiền do các nhà đầu tư đóng góp trên cơ sở
một bản thỏa thuận chung, còn gọi là điều lệ quỹ. Cơ cấu tổ chức của quỹ ĐTMH
dạng tín thác không có gì đặc biệt so với quỹ đầu tư tín thác khác, tức là cũng có sự
tham gia của 3 bên là: Công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và các nhà đầu tư.
Điểm cần lưu ý khi xem xét quỹ tín thác là quỹ cũng hoạt động theo cơ chế
quỹ đóng, tức là sẽ cho phép phát hành chứng khoán 1 lần mà không phát hành
thêm (trừ trường hợp đặc biệt khi có sự đồng ý của những người chủ sở hữu chứng
từ). Quỹ cũng không có nghĩa vụ thu hồi lại hay định được giá trị công ty đó, do đó
không xuất hiện nhu cầu phải bán lại tài sản đang nắm giữ để tạo nguồn tiền. Điều
này có ba ý nghĩa. Thứ nhất, chi phí hoạt động của quỹ sẽ thấp hơn (so với quỹ
mở) do sự ổn định của danh mục đầu tư không làm phát sinh nhiều chi phí giao
dịch. Thứ hai, ngoài những tài sản có tính thanh khoản cao, quỹ vẫn có thể đầu tư
vào những tài sản có tính thanh khoản thấp để đạt mức độ đa dạng hóa cao hơn.
Cuối cùng, số vốn của quỹ có tính chất ổn định hơn và điều này đem lại cho quỹ
khả năng đi vay hoặc dùng đòn bẩy lớn hơn để sử dụng vào mục đích nâng cao
hiệu quả hoạt động thông qua việc mua nhiều tài sản hơn.
1.3.3. Quỹ dạng hợp danh hữu hạn
Mô hình này cho đến nay được xem như là ưu việt hơn cả trong việc tạo ra
một cơ chế phân chia trách nhiệm và quyền lợi hợp lý, hiệu quả. Theo đó, nguồn
vốn được cung cấp chủ yếu bởi các nhà đầu tư, với tư cách là thành viên góp vốn
trách nhiệm hữu hạn của quỹ. Mô hình này hoạt động trên cơ sở hợp đồng ký kết
giữa 2 bên: thành viên quản lý (general partners) và thành viên hữu hạn (limited
partners).
Thành viên quản lý là những người quản lý quỹ, chịu trách nhiệm về hoạt
động của quỹ, kêu gọi vốn đầu tư từ các nhà ĐTMH, tìm kiếm và lựa chọn cơ hội
đầu tư tốt nhất. Không giống như trong mô hình quỹ đầu tư dạng hợp đồng, những
người quản lý quỹ ĐTMH ở đây cũng đồng thời là người đầu tư vào quỹ, vì vậy
10
Footer Page -Footer Page -Footer Page 10 of 85.
Header Page 11 of 85.
mà họ cũng là thành viên của quỹ. Phần thù lao mà thành viên quản lý nhận được
là khoản phí quản lý hàng năm theo thỏa thuận được tính theo tỷ lệ % trên lợi
nhuận hàng năm. Tuy nhiên, trách nhiệm của thành viên quản lý là vô hạn, không
chỉ hạn chế trong số vốn họ góp vào quỹ.
Thành viên góp vốn là những nhà đầu tư chính của quỹ. Họ góp vốn vào quỹ
và được chia lợi nhuận, không có vai trò trong các quyết định đầu tư của quỹ. Tức
là, thành viên góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi phần vốn
góp, do đó còn được gọi là thành viên hữu hạn. Thành viên góp vốn của quỹ
ĐTMH có thể đến từ quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm, nguồn vốn tài trợ, doanh
nghiệp, cá nhân hoặc nguồn vốn nước ngoài.
Mô hình quỹ đầu tư dạng hợp danh có những điểm giống so với quỹ đầu tư
dạng hợp đồng vì trong cả 2 trường hợp quản lý quỹ đều là những người đứng ra
thành lập quỹ và quan hệ giữa bên quản lý và bên đầu tư đều là quan hệ tín thác và
được điều chính bằng hợp đồng ký kết giữa các bên.
Thành viên góp
vốn
Thành viên góp
vốn
Thành viên góp vốn
Đầu tư vốn
Thành viên Quản lý
điều hành
Đầu tư
Quỹ ĐTMH
hợp danh hữu
hạn
Quản
lý
Công ty
quản lý
quỹ
Đầu tư
Công ty khởi
nghiệp
Hình 1.2. Cấu trúc một quỹ ĐTMH dạng hợp danh hữu hạn
Nguồn: National Venture Capital Association
11
Footer Page -Footer Page -Footer Page 11 of 85.
Header Page 12 of 85.
1.4. Quy trình hoạt động của quỹ ĐTMH
1.4.1. Giai đoạn lựa chọn dự án đầu tư
Hiệu quả của hoạt động ĐTMH phụ thuộc vào thành quả của dự án đầu tư. Do
tính chất mạo hiểm trong hoạt động đầu tư, các chuyên gia quản lý quỹ ĐTMH
thường tiến hành rất kỹ việc sàng lọc hay thẩm định đầu tư nhằm tìm ra các công
ty tiềm năng đầu tư. Việc thẩm định đầu tư này được tiến hành trên tất cả các mảng
của hoạt động kinh doanh, từ việc xem xét đội ngũ lãnh đạo, công nghệ cho đến
mô hình kinh doanh và được tiến hành bởi một nhóm chuyên gia hàng đầu có bề
dày trong nhiều lĩnh vực kinh doanh
Bảng 1.1. Một số tiêu chí khi lựa chọn dự án đầu tư
STT
Yêu cầu
Tiêu chí
Là người nắm tỷ lệ sở hữu lớn, có tâm huyết với sự phát triển công
1
Đội ngũ lãnh ty.Họ là những người có năng lực, kinh nghiệm, được chứng minh
đạo
thông qua những thành tích trong việc điều hành công việc kinh
doanh công ty.
Độc đáo, mang lại lợi ích cho khách hàng, có sự khác biệt so với sản
2
Sản phẩm
phẩm cùng loại, có triển vọng phát triển lâu dài trong tương lai.. Đặc
dịch vụ
biệt sản phẩm dịch vụ phải được công nhận bản quyền, bằng phát
minh sáng chế..
3
Mô hình
kinh doanh
Mô hình hiệu quả, tính toán rõ ràng được mức lợi nhuận và hoạch
định các chiến lược cho dịch vụ, sản phẩm của mình trong các giai
đoạn.
Có kế hoạch thăm dò thị trường, xác định nhu cầu mức độ tiêu thụ,
4
Thị trƣờng
khách hàng tiềm năng và đối thủ cạnh tranh..Từ đó xác định thị
trường mục tiêu, đề ra chiến lược vượt trội đối thủ, có phương
hướng mở rộng thị trường trong tương lai
5
Quản lý tài
Báo cáo tài chính minh bạch, các tính toán về lợi nhuận, kế hoạch
chính
quản lý, sử dụng nguồn tài chính hiệu quả
Chuẩn bị chu đáo các điều khoản đầu tư giữa 2 bên, tránh những
6
Pháp lý
tranh chấp xảy ra như sự tham gia của các chuyên gia quản lý quỹ
đầu tư trong hội đồng quản trị, tỷ lệ lợi nhuận…
Nguồn: bookjob.vn/.../6411-tim-hieu-ve-dau-tu-mao-hiem-o-viet-nam.html
12
Footer Page -Footer Page -Footer Page 12 of 85.
Header Page 13 of 85.
1.4.2. Giai đoạn cấp vốn
Nhà ĐTMH sẽ chia thành các giai đoạn để đầu tư cho dự án. Nếu nhà đầu tư
nhận thấy khoản đầu tư mang lại kết quả như nhận định hoặc cam kết thì họ sẽ tiếp
tục đầu tư vào giai đoạn tiếp theo. Còn nếu khoản đầu tư có triển vọng lợi nhuận
thấp hơn dự kiến thì nhà ĐTMH sẽ chấm dứt hoạt động đầu tư. Có thể chia một
quá trình ĐTMH thành 5 giai đoạn, trong đó 3 giai đoạn đầu có mức độ rủi ro cao
hơn 2 giai đoạn sau. Đó là: Giai đoạn hạt giống (seed stage), giai đoạn tài trợ khởi
động sản xuất (start-up financing), giai đoạn thứ nhất (first stage), giai đoạn tài trợ
sản xuất (expansion financing) và giai đoạn tài trợ cầu nối (bridge financing).
- Giai đoạn hạt giống (seed stage): Nhà ĐTMH cung cấp vốn đề phát triển
kinh doanh. Vốn này thường được dùng để trang trải việc phát triển sản phẩm và
nghiên cứu thị trường. Đây là giai đoạn có độ rủi ro và mạo hiểm cao nhất.
- Giai đoạn tài trợ khởi động sản xuất (start-up financing): Cấp vốn để triển
khai dự án trên thực tế: sản xuất, phát triển sản phẩm, tiếp thị khởi đầu. Vốn này
cấp cho các công ty mới thành lập, chưa lần nào giới thiệu sản phẩm ra thị trường.
Những DN này thường đã có bộ máy quản lý, có kế hoạch kinh doanh và đã tiến
hành nghiên cứu thị trường. Đáng lưu ý nhất trong giai đoạn này là thường DN sẽ
không thu được lợi nhuận. Số vốn mà nhà quản lý quỹ ĐTMH tài trợ thường chỉ
dùng ở mức đủ để DN vượt qua điểm bù lỗ.
- Giai đoạn thứ nhất ( First stage): Vốn được cấp để bắt đầu việc sản xuất ra
sản phẩm thương mại và bán hàng đầu tiên. Giai đoạn này thường tài trợ cho các
công ty thiếu vốn để sản xuất hàng hóa và tung ra thị trường.
- Giai đoạn tài trợ mở rộng sản xuất ( expansion financing): Nhà đầu tư cấp
vốn cho doanh nghiệp để mở rộng sản xuất như: mở rộng quy mô nhà máy, các
chiến dịch marketing trọng yếu hoặc phát triển và nâng cấp 1 sản phẩm và tài trợ
công ty chuẩn bị niêm yết trên TTCK trong vòng 6 tháng đến 1 năm tới. Đồng thời
quỹ cũng giúp các DN xây dựng cơ cấu sở hữu hợp lý của DN. Giai đoạn này đã
bắt đầu mang lại lợi nhuận tài chính cho các bên tham gia ĐTMH.
13
Footer Page -Footer Page -Footer Page 13 of 85.
Header Page 14 of 85.
- Giai đoạn tài trợ cầu nối (brigde financing): Nhà ĐTMH cấp vốn cho DN
để chuẩn bị bước trở thành đại chúng và thể hiện sự tiếp nối giữa một công ty đang
mở rộng và việc phát hành ra công chúng lần đầu tiên. Ở giai đoạn này, TTCK
đóng vai trò rất quan trọng, là cầu nối giữa DN và thị trường.
1.4.3. Giai đoạn thoát vốn
Sau khoảng thời gian từ 3-7 năm, các nhà ĐTMH sẽ thực hiện việc thoát vốn.
Chiến thuật thoát vốn mang tính quyết định trong việc ĐTMH, đồng thời nó phản
ánh kết quả đầu tư của quỹ, cho thấy hiệu quả kinh doanh của quỹ. Những hình
thức chính của thoát vốn đó là:
- IPO (Chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng): Là việc chào bán cổ
phiếu đã đăng ký ra công chúng. Đây là cách thông thường và được các nhà
ĐTMH ưa thích nhất. Cổ phần sẽ được chia cho những nhà đầu tư vốn, những
người này sau đó có thể bán chúng trên thị trường sau thời kỳ khoá tài khoản giao
dịch. Theo phương thức thoát vốn này, hợp đồng thỏa thuận giữa nhà ĐTMH và
DN nhận vốn sẽ quy định một số quyền kiểm soát DN của nhà ĐTMH sẽ mất sau
khi IPO, bất kể quỹ có bán cổ phần hay không, còn người khởi nghiệp sẽ giữ lại
quyền kiểm soát với một khối lượng cổ phần đủ lớn.
Ưu điểm lớn nhất của phương thức IPO là đáp ứng được nhu cầu vốn của
doanh nghiệp. Nhiều công ty công nghệ cao như nhà sản xuất chất bán dẫn hoặc
công nghệ sinh học thường cần tới hàng triệu USD để có thể giới thiệu sản phẩm
mới. Loại này thường khó huy động nguồn vốn từ ngân hàng hay các nhà tài trợ
khác vì độ rủi ro đầu tư khá cao. Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng không thể tiếp tục
cung cấp vốn cho DN khi DN chưa thu hồi vốn từ sản phẩm mới. Vì vậy, nhu cầu
huy động vốn là động lực quan trọng khiến các DN muốn phát hành ra đại chúng.
- Bán thương mại (Trade sales): là việc bán hay gộp công ty tư để lấy tiền
mặt hoặc cổ phần của công ty mua lại. So với IPO, kênh thoát vốn này nhanh hơn
và rẻ hơn. Như vậy, sau khi quỹ ĐTMH rút vốn, DN khởi nghiệp sẽ tiếp tục được
tài trợ. Mặt khác, các DN thường thích việc mua lại công ty hơn là thành lập các
công ty mới. Bởi lẽ, nếu thành lập DN mới 100% thì nhà ĐTMH sẽ chịu rất nhiều
14
Footer Page -Footer Page -Footer Page 14 of 85.
Header Page 15 of 85.
rủi ro tại thị trường đầu tư và phải làm lại từ đầu.Việc thu mua công ty sẽ giúp nhà
đầu tư giảm bớt được chi phí và nguy cơ cạnh tranh từ phía các DN khác.
- Bán lại cổ phần cho chính doanh nghiệp: Trong trường hợp này, người mua
sẽ là ban quản lý doanh nghiệp hoặc chủ đồng đầu tư. DN sẽ mua lại phần sở hữu
của quỹ mạo hiểm trong DN với giá trị cao hơn mức định giá vốn cổ phần mà họ
đang giữ bằng cách vay vốn từ chính quỹ ĐTMH. Sau đó sẽ trả nợ dần về sau bằng
các khoản thu nhập từ doanh nghiệp và việc thanh toán sẽ phải hoàn tất trước khi
kết thúc dự án ĐTMH.
1.5. Những nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của quỹ ĐTMH và hoạt động
của một số quỹ ĐTMH điển hình trên thế giới
1.5.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của quỹ ĐTMH
1.5.1.1. Môi trường pháp lý
Đây là một yếu tố quan trọng tác động đến hoạt động của quỹ ĐTMH. Quỹ
ĐTMH hoạt động đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực công nghệ cao, vì vậy một khung
pháp lý hoàn chỉnh, toàn diện điều chỉnh hoạt động này có ý nghĩa rất quan trọng.
Nếu quy định của pháp luật về hoạt động ĐTMH không rõ ràng rất dễ nảy sinh
tranh chấp, ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên (đặc biệt nếu ĐTMH theo dạng
hợp đồng hợp danh), tác động trực tiếp đến tâm lý của nhà đầu tư khi không có
được sự bảo vệ đầy đủ từ phía pháp luật, và sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động
ĐTMH của các nhà đầu tư sau này. Mặt khác, vì lĩnh vực chủ yếu là đầu tư vào các
DN hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, do đó, luật sở hữu trí tuệ cũng là một
vấn đề cần được quan tâm, vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến trình độ phát triển
khoa học công nghệ và sự phát triển thị trường vốn mạo hiểm tại nước đó. Vì khi
quỹ ĐTMH đầu tư vào các DN công nghệ cao, mới khởi sự thì tài sản của các DN
này chủ yếu là các phát minh, ý tưởng mới, nếu luật quy định không chặt chẽ thì có
nguy cơ những tài sản này sẽ không còn, mà sẽ trở thành nguy cơ để những người
trục lợi tận dụng cơ hội kiếm lời. Do đó, để đảm bảo cho hoạt động của các quỹ
ĐTMH lành mạnh, việc hoàn thiện khung pháp lý về bảo hộ sở hữu trí tuệ nhằm
15
Footer Page -Footer Page -Footer Page 15 of 85.
Header Page 16 of 85.
bảo vệ quyền lợi và lợi ích của nhà đầu tư trong quá trình đổi mới khoa học công
nghệ là rất cần thiết.
1.5.1.2. Sự phát triển của thị trường vốn
Nếu thị trường vốn, đặc biệt là thị trường chứng khoán phát triển sẽ tạo điều
kiện nâng cao việc cấp vốn cho các DN công nghệ cao, tạo điều kiện tốt cho các
quỹ ĐTMH tiến hành hoạt động đầu tư. TTCK là kênh thoát vốn quan trọng của
các quỹ ĐTMH, thiếu nó thì hoạt động của các quỹ ĐTMH khó có thể thành công.
Chính vì vậy, một thị trường vốn phát triển lành mạnh, minh bạch sẽ là cơ sở quan
trọng quyết định sự thành công hay thất bại của một quỹ ĐTMH khi tham gia đầu
tư vốn vào bất kỳ thị trường nào.
Ngoài ra, còn một số nhân tố khác có tác động đến hoạt động của các quỹ
ĐTMH như: các chính sách ưu đãi về tài chính dành cho các nhà ĐTMH ( chính
sách thuế, chính sách ngoại hối…), bản thân các quỹ ĐTMH hay một yếu tố cực
kỳ quan trọng đó chính là bản thân các DN được nhận vốn ĐTMH. Mặc dù rất
nhiều DN có nhu cầu huy động vốn mà các quỹ ĐTMH sẵn sàng đầu tư nhưng rất
ít các DN có khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn quy định theo yêu cầu của quỹ.
Chính bản thân các DN chính là nguyên nhân trực tiếp cuối cùng và quan trọng
nhất cho một quyết định ĐTMH của các quỹ ĐTMH và các nhà ĐTMH. Nếu các
DN không có được nhận thức toàn diện về ĐTMH cũng như không có sự chuẩn bị
tốt, nhiệt huyết, ý tưởng sáng tạo thì chắc chắn sự phát triển của các quỹ ĐTMH
cũng không thể có được những thành tựu đáng kể.
1.5.2. Hoạt động của một số quỹ ĐTMH trên thế giới
Quỹ ĐTMH được coi là một kênh đầu tư đặc biệt phù hợp với những DN mới
thành lập và đang cần huy động vốn. Quỹ ĐTMH đã có một quá trình hình thành
và phát triển lâu đời trên thế giới. Hoạt động ĐTMH hiện nay trên thế giới đang
ngày càng phát triển mạnh mẽ, đạt tổng nguồn vốn ĐTMH là 20,3 tỷ USD vào
năm 2014. Để đạt được tổng lượng ĐTMH như vậy, không thể không kể đến hoạt
động của một số quỹ ĐTMH trên thế giới, như Intel Capital, Benchmark, Accel
Partners….
16
Footer Page -Footer Page -Footer Page 16 of 85.
Header Page 17 of 85.
Theo thống kê, 10 quỹ ĐTMH năng động nhất năm 2013 đã có tổng số lượng
ĐTMH chiếm tới 2/3 tổng lượng vốn ĐTMH trong năm 2013 [16].
Bảng 1.2. Top 10 tổ chức đầu tư vốn mạo hiểm 2013
Số tiền đầu tƣ
Quỹ
Số dự án đầu tƣ
(triệu USD)
Andressen Horowitz
667
82
New Enterprise Associates
596
45
Google Venture
563
34
Kleiner Perkins Caufield & Byers
533
33
Lightspeed Venture Partners
491
31
Accel Partners
488
33
First Round Capital
440
57
General Catalyst Partners
427
40
Battery Ventures
325
28
Khosla Venture
319
36
Nguồn: /> Quỹ ĐTMH Intel Capital
Intel Capital, quỹ đầu tư chiến lược của tập đoàn Intel, một trong những quỹ
đầu tư vào DN quốc tế có quy mô lớn nhất tập trung trong lĩnh vực công nghệ.
Nhiệm vụ của quỹ là thực hiện và quản lý các khoản đầu tư hấp dẫn hỗ trợ cho
chiến lược phát triển của tập đoàn Intel.
Với chiến lược toàn diện là thúc đẩy sự phát triển trong lĩnh vực công nghệ
thông tin và viễn thông, Intel Capital tìm kiếm và đầu tư vào những công ty có
nhiều triển vọng trên toàn cầu, cùng làm việc với họ để sáng tạo ra những công
nghệ mới, phát triển các giải pháp công nghệ chuẩn, định hướng phát triển Internet
toàn cầu, phát triển mặt bằng tin học viễn thông cũng như tạo lập các mô hình sử
dụng mới.
Trong giai đoạn từ năm 1991-2014, quỹ Intel Capital đã đầu tư hơn 9,5 tỷ
USD cho 1050 công ty tại 47 quốc gia trên thế giới. Đặc biệt là trong năm 2013,
Intel Capital đã chi ra 327 triệu USD để đầu tư vào 107 công ty, trong số đó, có
đến 50% số vốn của quỹ là đầu tư ở bên ngoài Mỹ và Canada [22].
17
Footer Page -Footer Page -Footer Page 17 of 85.
Header Page 18 of 85.
Bảng 1.3. Chiến lược đầu tư của Intel Capital
Chiến lƣợc đầu tƣ
Giá trị ( tỷ USD)
Đầu tư chiến lược định hướng thị trường
1,070
Các chiến lược đầu tư khác
1,198
Tổng
2,268
Nguồn: Intel.com
Bảng 1.4. Cơ cấu đầu tư theo ngành của Intel Capital
Lĩnh vực
Số dự án
Điện tử
49
Công nghệ sạch
25
Internet tiêu dùng
20
Tập đoàn viễn thông
38
Sản xuất
25
Công nghệ phần mềm
27
Viến thông tư nhân
27
Lĩnh vực khác
22
Nguồn: Intel.com
Intel Capital chủ yếu tập trung ĐTMH vào lĩnh vực điện tử và viễn thông. Số
dự án đầu tư từ 2 lĩnh vực này chiếm tới gần 50% nguồn vốn đầu tư của Intel
Capital. Ngoài ra, các lĩnh vực khác như công nghệ sạch, Internet tiêu dùng, sản
xuất, công nghệ phần mềm đều được Intel Capital phân bổ nguồn vốn đầu tư một
cách hợp lý, thể hiện rõ chiến lược đầu tư của Intel Capital khi muốn cân bằng
nguồn vốn đầu tư vào cả 7 lĩnh vực mà họ đầu tư. Điều này khá trái ngược với các
quỹ ĐTMH tại Việt Nam khi thường chỉ tập trung nguồn vốn đầu tư vào một số
lĩnh vực nào đó mà quỹ có thế mạnh.
Intel Capital quản lý 7 quỹ ĐTMH với các giá trị đầu tư khác nhau. Trong đó,
quỹ đầu tư công nghệ Intel Capital Trung Đông và Thổ Nhĩ Kỳ và quỹ đầu tư công
nghệ Intel Capital Braxin ít nhất với giá trị 50 triệu USD
18
Footer Page -Footer Page -Footer Page 18 of 85.
Header Page 19 of 85.
Bảng 1.5. Các quỹ ĐTMH mà Intel Capital quản lý
Giá trị
Quỹ
(triệu USD)
Quỹ đầu tư công nghệ Intel Capital Hoa Kỳ
200
Quỹ đầu tư công nghệ Intel Capital Trung Quốc
500
Quỹ đầu tư công nghệ Intel Capital Braxin
50
Quỹ đầu tư công nghệ Intel Capital Ấn Độ
250
Quỹ đầu tư công nghệ Intel Capital Trung Đông và Thổ Nhĩ Kỳ
50
Quỹ đầu tư viễn thông tư nhân Intel Capital
200
Quỹ truyền thông Intel Capital
500
Nguồn: Intel.com
Quỹ Benchmark Capital
Benchmark Capital là quỹ ĐTMH của Mỹ được thành lập vào năm 1995 có
quy mô vốn là 113 triệu USD với mục tiêu thực hiện hoạt động ĐTMH trong giai
đoạn đầu (early stage). Cơ cấu lĩnh vực đầu tư của quỹ rất đa dạng, nhưng tập
trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghệ phần mềm, truyền thông, phần mềm điện
thoại, dịch vụ khách hàng và dịch vụ tài chính. Nguồn vốn đầu tư của Benchmark
Capital sẽ được phân bổ như sau: 3-5 triệu USD cho nguồn vốn ĐTMH ban đầu và
từ 5-15 triệu USD cho toàn bộ giai đoạn đầu tư.
Benchmark Capital đầu tư nguồn vốn của mình chủ yếu ở Mỹ và Châu Âu.
Các quỹ nổi bật mà Benchmark Capital quản lý có thể kể tới như: Quỹ Europe
Fund được thành lập vào năm 2000 với quy mô vốn là 500 triệu USD, quỹ Isarel
Fund thành lập vào năm 2002 với quy mô vốn 260 triệu USD. Sau sự thành công
của quỹ Europe Fund, Benchmark Capital quyết định tách quỹ Europe Capital độc
lập và đổi tên thành quỹ Balderton Capital. Quỹ Benchmark Isarel cũng tiếp tục
cho ra đời quỹ ĐTMH thứ 2 với quy mô 250 triệu USD vào cuối năm 2007. Quỹ
Benchmark V được Benchmark cho ra đời vào năm 2004 với quy mô 400 triệu
USD và quỹ ĐTMH mới nhất do Benchmark Capital quản lý là quỹ Benchmark VI
được thành lập năm 2008 cùng nguồn vốn gây quỹ là 500 triệu USD. Ngay sau khi
được thành lập, Benchmark VI đã đầu tư thành công vào Opentable - DN đã IPO
19
Footer Page -Footer Page -Footer Page 19 of 85.
Header Page 20 of 85.
vào năm 2009 và đạt hiệu suất giao dịch thương mại tăng 72% ngay trong ngày
đầu tiên IPO [18].
Bảng 1.6. Cơ cấu đầu tư theo ngành của Benchmark Capital
Lĩnh vực
Số dự án đầu tƣ
Internet tiêu dùng
51
Công nghệ phần mềm
18
Bán lẻ và dịch vụ
19
Phần cứng
34
Phần mềm điện thoại
15
Tổng số
166
Nguồn: Benchmark.com
Quỹ Benchmark Capital tập trung đầu tư phần lớn nguồn vốn của mình vào
lĩnh vực Internet tiêu dùng (chiếm 30,7% cơ cấu danh mục đầu tư của Benchmark
Capital). Nhiều dự án Benchmark Capital đã đầu tư thành công có thể kể đến như
website mua bán trực tuyến ebay, mạng xã hội twitter…Tuy nhiên, cũng giống như
Intel Capital và các quỹ ĐTMH khác trên thế giới, cơ cấu danh mục đầu tư của các
ngành khác cũng được Benchmark Capital chú trọng đầu tư. Điều này cũng thể
hiện rõ chiến lược đa dạng danh mục đầu tư để cân bằng nguồn vốn và giảm thiểu
rủi ro của Benchmark Capital.
Ngoài quỹ Intel Capital và Benchmark Capital, các quỹ ĐTMH thành công
trên thế giới còn có thể kể đến như:
Quỹ Accel Partners: Accel Parners được coi là quỹ ĐTMH thành công nhất
hiện nay trên thế giới. Quỹ hiện đang quản lý 10 quỹ ĐTMH, đặc biệt có quỹ đóng
Accel X với số vốn hiện tại lên tới 520 triệu USD. Accel cũng là quỹ ĐTMH đầu
tiên quan tâm tới việc hình thành các quỹ ĐTMH trong lĩnh vực Internet tiêu dùng.
Năm 1996, Accel đã cho ra đời quỹ Aceel Internet Fund I với số vốn là 20 triệu
USD và sau đó tiếp tục thành lập thêm 3 quỹ Internet Fund trong 4 năm tiếp theo.
Accel cũng là quỹ ĐTMH tiên phong trong việc mở rộng thị trường ĐTMH trên
thế giới (quỹ Accel Europe Fund I với quy mô vốn 500 triệu USD năm 2001, quỹ
Accel Europe Fund II với quy mô vốn 450 triệu USD năm 2005 và quỹ Accel India
Venture Fund với quy mô vốn là 60 triệu USD năm 2008). Ngoài ra, Accel còn
20
Footer Page -Footer Page -Footer Page 20 of 85.
Header Page 21 of 85.
hợp tác với Kohlberg Kravis Robert &Co- DN thành công trong lĩnh vực đầu tư
LBO để cho ra đời quỹ Accel-KKR với quy mô vốn là 500 triệu USD vào năm
2000, và 2 quỹ tiếp theo trong năm 2006 và 2008 với quy mô vốn lần lượt là 400
triệu USD và 600 triệu USD.
Doll Capital Management (DCM): Đây là quỹ ĐTMH trẻ được thành lập vào
cuối năm 1996. DCM hiện được coi là một trong những quỹ ĐTMH năng động
nhất trên thế giới. Điều này được giải thích do quỹ DCM tập trung chủ yếu vào
hoạt động ĐTMH ở các thị trường ngoài Mỹ, đặc biệt ở thị trường các nước châu
Á-khu vực đang chứng kiến sự phát triển kinh tế nhanh chóng của nhiều quốc gia.
Trong khi nhiều quỹ ĐTMH tại Mỹ vừa mới bắt đầu rót vốn đầu tư vào các DN
trên thị trường Trung Quốc thì ngược lại, quỹ DCM đã thực hiện các hoạt động
ĐTMH tại thị trường tiềm năng này từ đầu năm 2000 và đạt được một số thành
công nhất định. Các thương vụ ĐTMH thành công của quỹ DCM trên thị trường
châu Á có thể kể đến như: 51job (NASDAQ IPO năm 2004), VanceInfo (NYSE
IPO năm 2007), Fortinet (NASDAQ IPO năm 2009). Ngoài ra, các dự án ĐTMH
của DCM trên thị trường vốn của Mỹ cũng rất thành công như: Foundry Networks
(1999 IPO), About.com (1999 IPO), Neutral Tandem (NASDAQ IPO năm 2007).
Năm 2010, Wall Street Journal đã bình chọn quỹ DCM là một trong những quỹ
ĐTMH thành công nhất trên thế giới [17].
1.6. Kinh nghiệm phát triển quỹ ĐTMH tại một số nƣớc trên thế giới
1.6.1. Kinh nghiệm của Mỹ
Tổng quan chung
Mỹ là quốc gia tiên phong về đầu tư vốn mạo hiểm, với ý tưởng hỗ trợ vốn để
hình thành các DN vừa và nhỏ có ý tưởng sáng tạo và có tiềm năng trên thị trường.
Hiện ở Mỹ đã hình thành một thị trường vốn mạo hiểm khổng lồ, với hàng chục
nghìn các nhà ĐTMH thường góp vốn vào các quỹ ĐTMH, có khả năng tài trợ cho
nhiều dự án, đặc biệt là những ý tưởng sáng tạo mới, có hàm lượng khoa học công
nghệ cao, đóng góp một phần đáng kể vào GDP chung của toàn nước Mỹ.
21
Footer Page -Footer Page -Footer Page 21 of 85.
Header Page 22 of 85.
Vốn ĐTMH (Tỷ USD)
120
101.8
100
80
60
39.3
40
21.3 19.3 22.1
20
22.9 26.3
30.6
28.1
20.7 21.3
14.3 11.6
7.6
2.6 vốn ĐTMH tại Mỹ giai đoạn 1970 - 2014
Hình 1.3. Quy
2.6 mô
0.1 0.5
Nguồn: NVCA venture impact-7th
0
Như hình 1.3 thể hiện, tổng khối lượng vốn ĐTMH cho tới trước năm 1995
chưa bao giờ vượt quá 6 tỷ USD, nhưng sau đó tổng chi tiêu đã đạt đến một con số
gây kinh ngạc là 101,8 tỷ USD, rót vào 5606 công ty trong năm 2001. Lượng đầu
tư trung bình là 11,69 triệu USD cho mỗi công ty, lớn gấp 3 lần so với lượng đầu
tư trung bình 4,42 triệu USD cho mỗi công ty trong năm 1995. Lượng đầu tư trung
bình cho mỗi công ty tăng ổn định trong suốt giai đoạn 1995-2001, sang 3 quý đầu
năm 2002 đã giảm xuống chỉ còn 11,69 triệu USD cho 1 công ty. Tổng mức đầu tư
đạt mức đỉnh 28,5 tỷ USD vào quý 3 năm 2001, sau đó giảm dần theo từng quý,
sụt xuống mức 7,7 tỷ USD (trung bình 8,84 triệu USD/1 công ty) trong 3 quý đầu
năm 2002. Tổng khối lượng đầu tư năm 2002 là 39,3 tỷ USD. Đây được coi là một
sự sụt giảm mạnh.
Trong giai đoạn từ năm 2002 - 2014, có thể thấy rằng, năm 2007 là năm có
lượng vốn ĐTMH ở Mỹ đạt ngưỡng cao nhất (39,52 tỷ USD). Đến năm 2008,
lượng vốn ĐTMH ở Mỹ đã giảm mạnh (chỉ đạt mức 28,29 tỷ USD). Điều này
được lý giải do nhiều nguyên nhân. Năm 2008 là năm mà cả thế giới phải đối mặt
với cuộc khủng hoảng kinh tế, và nặng nề nhất là nước Mỹ với sự phá sản của
22
Footer Page -Footer Page -Footer Page 22 of 85.
25
Header Page 23 of 85.
nhiều tập đoàn lớn. Theo nghiên cứu của Hiệp hội các Quỹ ĐTMH quốc gia và
công ty kiểm toán Pricewaterhouse Coopers, tổng lượng vốn thành lập mới của các
DN Mỹ đã giảm xuống còn 5,4% - mức thấp nhất kể từ đầu năm 2005. Cũng trong
năm 2008, lượng vốn đầu tư chảy vào ngành phần mềm giảm còn 1 tỷ USD, mức
thấp nhất trong 10 năm qua. Tổng số công ty được nhận tài trợ lần đầu tiên là
1,171 tỷ USD, tức là thấp hơn 10% so với năm 2007. Bên cạnh đó, TTCK lao dốc
thảm hại trong năm 2008 là cả một thách thức đối với những công ty có ý định
IPO. Tuy nhiên, Mỹ vẫn là nước dẫn đầu trên thế giới về lượng vốn ĐTMH trong
năm 2008 với số vốn đầu tư lên tới 27,3 tỷ USD. Và ảnh hưởng tác động của cuộc
khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn tiếp tục kéo dài đến năm 2009 và 2010 khi lượng
vốn ĐTMH giảm mạnh.Trong năm 2011 lượng vốn ĐTMH ở Mỹ đã giảm mạnh,
xuống mức thấp nhất kể từ năm 1993 trở lại đây (năm 2009: 14,3 tỷ USD; năm
2010: 11,6 tỷ USD). Trong những năm gần đây, lượng vốn ĐTMH tại Mỹ đã có sự
phục hồi với số vốn ĐTMH tăng dần và đạt mức 25,7 tỷ USD vào năm 2014.
Các mô hình ĐTMH ở Mỹ
Ở Mỹ hiện nay tồn tại 4 mô hình ĐTMH: SBICs, quỹ ĐTMH tài chính, quỹ
ĐTMH dạng công ty, các hợp danh hữu hạn vốn mạo hiểm. Mặc dù cả 4 dạng quỹ
trên đều hoạt động nhưng mô hình công ty hợp danh hữu hạn được coi là thống trị
ngành ĐTMH tại Mỹ, một phần vì đây là dạng quỹ duy nhất không đưa ra một
mục tiêu nào khác ngoài lợi nhuận đối với các cuộc ĐTMH. SBICs bị kìm giữ bởi
phụ thuộc mang tính lịch sử của nó vào các nguồn tài trợ không phù hợp cho việc
ĐTMH và các quy định liên quan tới công ty Chính phủ tài trợ. Trong khi các quỹ
dạng tài chính và dạng công ty có khả năng bị ảnh hưởng bởi sự gắn kết với lợi ích
của công ty mẹ hơn là lợi ích các công ty nằm trong danh mục đầu tư, dễ dẫn đến
xung đột lợi ích giữa các nhà tài chính và doanh nhân và giữa quỹ mạo hiểm công
ty và các nhà ĐTMH khác. Vì tất cả các lý do này, các hợp danh hữu hạn mạo
hiểm nắm tới trên 75% tổng nguồn vốn của ngành và hiện nay vẫn tiếp tục tăng
trưởng với tốc độ cao.
23
Footer Page -Footer Page -Footer Page 23 of 85.
Header Page 24 of 85.
1.6.2. Kinh nghiệm của Đài Loan
Hỗ trợ của Chính phủ Đài Loan với quỹ ĐTMH
Chính phủ Đài Loan bắt đầu thúc đẩy quỹ ĐTMH từ năm 1993. Mục tiêu
chính là để tăng cường sự phát triển công nghệ mạnh, chuyên sâu và nâng cấp cấu
trúc công nghệ sau này. Để hoàn thành mục tiêu đó, Chính phủ đã ban hành
“Những quy định quản lý vốn với các công ty đầu tư mạo hiểm” vào năm 1993
trong đó bao gồm các quy định hướng dẫn điều tiết tổ chức, quản lý và giám sát
doanh nghiệp đầu tư vốn mạo hiểm. Đặc biệt, để khuyến khích sự phát triển của
lĩnh vực ĐTMH, Chính phủ đã giảm 20% thuế thu nhập đối với cá nhân nắm giữ
cổ phiếu sáng lập của DN ĐTMH.
Một quỹ ĐTMH hoạt động qua 5 giai đoạn đầu tư. Trong đó, giai đoạn đầu tư
vốn ban đầu được coi là giai đoạn cần nhiều vốn nhất và có rủi ro tài chính lớn
nhất. Cho dù giai đoạn này nhận được sự hỗ trợ tài chính từ ngành vốn mạo hiểm,
số công ty có thể nhận được tài trợ kiểu như vậy là rất hữu hạn. Điều này đặc biệt
đúng khi các tiêu chí niêm yết không thể đưa ra sự đánh giá chuẩn xác về tiềm
năng các công ty công nghệ cao, vì thế, làm cho nó khó khăn hơn khi xin phát hành
ra công chúng. Những yếu tố này không chỉ ngăn cản những nỗ lực của công ty
công nghệ cao tiếp nhận vốn từ thị trường cổ phiếu mà còn cản trở khả năng của
ngành vốn mạo hiểm trang trải cho đầu tư của công ty công nghệ cao.
Để giải quyết vấn đề này, chính phủ Đài Loan đã tạo ra bảng thứ 2 ở thị
trường giao dịch phi tập trung OTC cho các DN đổi mới, tăng trưởng cao của Đài
Loan (TIGER) với các điều kiện niêm yết ít chặt chẽ hơn. Mặc dù ảnh hưởng của
TIGER vẫn được xem là giai đoạn đầu, song xét về lâu dài nó có tác động khuyến
khích sự phát triển của ngành ĐTMH.
Những kết quả đạt được của ngành ĐTMH tại Đài Loan
Thị trường vốn đầu tư mạo hiểm ở Đài Loan đã trải qua sự tăng trưởng không
dự đoán trước được, trong thời kỳ từ 1997-1999, ngành vốn ĐTMH ở Đài Loan
thành công chưa bao giờ có được từ trước đến nay. Chỉ có 72 quỹ mạo hiểm với
tổng số vốn 42,63 tỷ $NT(1,4 tỷ USD) vào cuối năm 1997. Từ năm 1997, quỹ vốn
24
Footer Page -Footer Page -Footer Page 24 of 85.
Header Page 25 of 85.
ĐTMH tăng nhanh gấp 2 lần và tổng số vốn tăng gấp 2,5 lần. Đến cuối năm 1999,
quỹ vốn ĐTMH của Đài Loan đã đạt 94,71 tỷ $NT. Từ năm 2000-2007, ngành
ĐTMH Đài Loan cũng đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Đến năm 2007,
lượng vốn ĐTMH tại Đài Loan đã đạt con số là 224,439 tỷ $NT với sự tham gia
của 272 quỹ ĐTMH. Trong đó, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư hơn 2/3 tổng
lượng vốn ĐTMH tại Đài Loan và đã đầu tư hiệu quả hơn các quỹ đầu tư nội địa.
Vốn ĐTMH (NT$100M)
3000
2623
2465.1 24872563
2298.8
2244.36
2038.2
2012
1880.7
1772.1
1619.4
1454
1336.6
1255.1
2500
2000
1500
2
947.1
1000
651.1
500
Hình 1.4. Tổng số vốn ĐTMH vào Đài Loan 1998 - 2014
0
Taiwan
capital
association
(wwww.tvca.com)
1998 1999Nguồn:
2000 2001
2002 venture
2003 2004
2005 2006
2007 2008
2009 2010 2011 2012 2013 2
Năm 2008, hoạt động ĐTMH ở Đài Loan cũng chịu ảnh hưởng một cách bất
lợi từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Mặc dù thị trường vốn ĐTMH ở Đài
Loan vẫn giữ tốc độ tăng trưởng về lượng vốn và số vụ ĐTMH nhưng tốc độ chậm
lại so với năm 2007.Trong đó, nhiều quỹ ĐTMH đã rút khỏi thị trường Đài Loan
do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính.
Trong giai đoạn 2009 - 2014, lượng vốn ĐTMH tại Đài Loan vẫn đang trên
đà tiếp tục tăng trưởng. Đặc biệt, năm 2010, lượng vốn ĐTMH tại Đài Loan đạt
248,7 tỷ $NT, đây là một con số khá ấn tượng nếu xét đến tình hình khủng hoảng
kinh tế toàn cầu hiện nay. Đây là một tín hiệu khá lạc quan dành cho ngành ĐTMH
25
Footer Page -Footer Page -Footer Page 25 of 85.