Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Cơ chế hợp tác ngoại khối ASEAN + 3 và phân tích vai trò của ASEAN trong cơ chế hợp tác này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.42 KB, 6 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hợp tác ngoại khối của ASEAN được hiểu là việc thiết lập và phát triển quan hệ

hữu nghị giữa ASEAN với các đối tác ngoài ASEAN, hướng tới mục tiêu xây dựng khu
vực hòa bình, an ninh và ổn định lâu dài, kinh tế tăng trưởng bền vững, thịnh vượng
chung và tiến bộ xã hội. Hợp tác ngoại khối của ASEAN được triển khai đồng thời ở
nhiều cấp độ khác nhau bao gồm hợp tác song phương và hợp tác đa phương. Cho đến
nay, hợp tác ngoại khối của ASEAN bao gồm các khuôn khổ hợp tác ASEAN + 1,
ASEAN +3,… Trong đó ASEAN + 3 là một khuôn khổ hợp tác rất quan trọng trong
ASEAN. Bài viết sau xin làm rõ về: “Cơ chế hợp tác ngoại khối ASEAN + 3 và phân tích
vai trò của ASEAN trong cơ chế hợp tác này.”
B. NỘI DUNG
I.
Quá trình hình thành và phát triển quan hệ hợp tác
ASEAN + 3 (ASEAN Plus Three – APT) là khuôn khổ hợp tác của ASEAN với 3
quốc gia Đông Bắc Á là Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Hợp tác này được hình
thành năm 1997 với cuộc họp Cấp cao không chính thức lần đầu tiên giữa ASEAN và
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Khuôn khổ hợp tác này được chính thức hóa vào
tháng 11/1999 khi các bên thông qua Tuyên bố chung về hợp tác Đông Á. Sau đó tháng
1/2007, lãnh đạo các quốc gia liên quan đã cho ra đời Tuyên bố chung về hợp tác Đông Á
lần 2 và Kế hoạch hành động kèm theo nhằm đề ra phương hướng và biện pháp tăng
cường hợp tác, hướng tới mục tiêu lâu dài là xây dựng Cộng đồng Đông Á. Hợp tác
ASEAN + 3 hình thành thể hiện bước phát triển trong quan hệ giữa ASEAN với 3 quốc
gia Đông Bắc Á. Khuôn khổ ASEAN + 3 tạo ra cơ chế hợp tác đa phương và là bước tiến
đầu tiên trên con đường đi đến liên kết kinh tế khu vực Đông Á. Trước hết là mở rộng hợp
tác trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ; sau đó tiến tới xây dựng Khu vực thương mại tự do
Đông Á.
II.

Thiết chế điều phối quan hệ hợp tác


Theo Tuyên bố chung về hợp tác Đông Á năm 1999, ASEAN sẽ duy trì các cuộc
gặp chính thức ở cấp quan chức, cấp tổng vụ trưởng, cấp bộ trưởng và cấp cao các quốc
gia Đông Bắc Á. Gồm: Hội nghị Cấp cao ASEAN + 3, là hội nghị gồm tất cả các nguyên
thủ quốc gia của 10 quốc gia ASEAN và Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Đây là thiết
chế điều phối cao nhất trong khuôn khổ ASEAN + 3 với chức năng là hoạch định, xây
1


dựng các đường lối, chính sách; Hội nghị ngoại trưởng ASEAN + 3, là hội nghị hàng năm
của bộ trưởng ngoại giao các quốc gia thành viên ASEAN + 3, được tổ chức 1 năm 1 lần,
có trách nhiệm phối hợp các hoạt động của các thành viên trong khuôn khổ ASEAN + 3;
Hội nghị bộ trưởng chuyên ngành, triển khai các hoạt động hợp tác trong các lĩnh vực hợp
tác chuyên ngành như kinh tế, tài chính, năng lượng, môi trường,… kết quả của các hội
nghị này đều phải được báo cáo lên Hội nghị Cấp cao ASEAN + 3; Hội nghị các quan
chức cao cấp, là hội nghị gồm các quan chức cao cấp có nhiệm vụ chuẩn bị và tư vấn về
các lĩnh vực hợp tác an ninh, chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư,… cho Hội nghị cấp bộ
trưởng và Hội nghị Cấp cao ASEAN + 3;
Hội nghị cấp tổng vụ trưởng, họp 2 lần trong 1 năm và đây được coi là cơ chế phối hợp
để đảm bảo sự gắn kết, hiệu quả và tiến bộ của tiến trình ASEAN + 3.
Ngoài các thiết chế điều phối thuộc kênh chính thức nêu trên, ASEAN + 3 còn
hình thành các thiết chế điều phối thuộc kênh không chính thức.
III.

Nội dung hợp tác

Các nội dung hợp tác chính trong ASEAN + 3 là:
1. Hợp tác tài chính – tiền tệ

Trong khuôn khổ ASEAN + 3, hợp tác tài chính – tiền tệ là lĩnh vực đạt kết quả
tích cực. Các bên đã đạt được các thỏa thuận:

-Sáng kiến Chiềng Mai (CMI): sáng kiến này bao gồm 2 nội dung chính là: thỏa
thuận hoán đổi tiền lệ ASEAN (ASA) và thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương (BSA)
và thỏa thuận mua lại (Repo). Mục đích của các thỏa thuận trên là cung cấp vốn ngắn hạn
dưới hình thức hoán đổi tiền tệ cho các quốc gia tham gia khi gặp phải khó khăn về khả
năng thanh toán trong thời gian ngắn hạn.
-Thỏa thuận đa phương hóa sáng kiến Chiềng Mai: là thỏa thuận hoán đổi tiền tệ
đa phương giữa các thành viên ASEAN + 3 nhằm tạo thuận lợi cho việc thực hiện các
giao dịch hoán đổi tiền tệ đồng thời và nhanh chóng.
-Sáng kiến thị trường trái phiếu châu Á: mục tiêu phát triển các thị trường trái
phiếu có hiệu quả, thông qua đó giúp chính phủ và khu vực tư nhân huy động nguồn vốn
dài hạn, giảm rủi ro về tỉ giá hối đoái và thời hạn đầu tư.
2. Hợp tác kinh tế - thương mại
2


Hợp tác kinh tế - thương mại ASEAN + 3 tập trung vào 3 lĩnh vực: đẩy mạnh buôn
bán, đầu tư và chuyển giao công nghệ; khuyến khích hợp tác kỹ thuật trên các phương
tiện kỹ thuật tin học và thương mại điện tử; tăng cường doanh nghiệp vừa và nhỏ và công
nghiệp đồng bộ.
Hiện nay, các quốc gia ASEAN + 3 đang hướng tới thiết lập quan hệ đối tác kinh tế
toàn diện (CEPEA) và hình thành khu vực thương mại tự do Đông Á (EAFTA) nhằm
nhanh chóng thúc đẩy tự do hóa thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và đầu tư giữa
các quốc gia ASEAN và 3 quốc gia Đông Bắc Á.
3. Các lĩnh vực hợp tác khác

Hợp tác chính trị - an ninh, giúp các nhà lãnh đạo 13 quốc gia có cơ hội tiếp xúc
thường xuyên và trao đổi quan điểm về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm vì
mục tiêu hòa bình và ổn định ở khu vực.
Ngoài ra, hợp tác ASEAN + 3 còn tập trung vào các nội dung sau: thúc đẩy một
cộng đồng chăm sóc xã hội ở Đông Á; hợp tác chống biến đổi khí hậu, dịch bệnh …

IV.

Vai trò của ASEAN trong cơ chế hợp tác

Ngay từ đầu, ASEAN đã được thừa nhận là lực lượng cầm lái của tiến trình hợp tác
ASEAN + 3. Trong vai trò này, ASEAN là người tổ chức, lập chương trình nghị sự của
các hội nghị ASEAN + 3 ở các cấp độ khác nhau. Tuy nhiên, vài trò của ASEAN không
chỉ như vậy. Trong suốt những năm qua, ASEAN đã tiến hành 3 hoạt động quan trọng
đóng góp vào sự phát triển của hợp tác ASEAN + 3. Đó là thể chế hóa tiến trình này, tổ
chức Hội nghị thượng đỉnh Đông Á đầu tiên và xây dựng cộng đồng ASEAN, coi đó như
là một gợi ý về mô hình liên kết Đông Á.
Thể chế hóa hợp tác ASEAN + 3, khi mới thành lập tiến trình này, các nước thành
viên ASEAN + 3 đã nhất trí rằng đây là một tiến trình phi chính thức, không cần thể chế
hóa. Tuy nhiên, sau một số năm phát triển, các nước ASEAN + 3 đã nhận thấy sự cần thiết
phải thể chế hóa ở một mức độ nào đó. Bở vì, hợp tác khu vực trên cơ sở ASEAN + 3 đã
được mở rộng ra các lĩnh vực như mạng lưới liên lạc khẩn cấp giữa bộ trưởng năng
lượng, lập ra hệ thống dự trữ gạo Đông Á, hệ thống dự trữ dầu để chuẩn bị cho sự thiết
hụt có thể về dầu lửa nảy sinh từ sự bất ổn định ở Trung Đông… Để quản lý các hoạt
động của ASEAN + 3, rất cần có một bộ phận chuyên trách. Ý tưởng thành lập một Ban
thư ký của ASEAN + 3 như một thực thể độc lập với Ban thư ký ASEAN. Ý tưởng này
3


được Hàn Quốc nhiệt tình ủng hộ nhưng các nước thành viên khác lại có ý kiến khác nhau
về vấn đề này. Sau đó Ủy thường trực ASEAN quyết định thành lập Bộ phận ASEAN + 3
trong Ban thư ký ASEAN. Tuy nhiên dù đã thành lập được bộ phận chuyên trách này thì
Nhật Bản lại không hài lòng. Sau đó Nhật Bản cũng đã thay đổi quan điểm. Như vậy, với
quyết định thành lập bộ phận ASEAN+ 3 trong Ban thư ký ASEAN, Hiệp hội các quốc
gia Đông Nam Á vừa bảo vệ được lợi ích của mình, vừa cân bằng được quan điểm của
Trung Quốc với quan điểm của Nhật Bản và Hàn Quốc, đồng thời tạo điều kiện phát triển

cho hợp tác ASEAN +3.
Tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á đầu tiên (EAS), ASEAN đóng vai trò với tư
cách là lực lượng chèo lái chính trong hợp tác Đông Á. ASEAN đã đề ra bộ tiêu chuẩn về
thành viên EAS.
Xây dựng cộng đồng ASEAN, một gợi ý về mô hình liên kết khu vực Đông Á, các
nước thành viên ASEAN tuyên bố thành lập Cộng đồng ASEAN dựa trên 3 trụ cột: hợp
tác chính trị an ninh, hợp tác kinh tế và hợp tác văn hóa xã hội. Việc đưa ra mô hình về
Cộng đồng ASEAN không chỉ nhằm mục đích đưa liên kết khu vực của ASEAN lên một
bình diện mới, cao hơn nhằm giúp Hiệp hội này duy trì được vai trò chủ đạo của mình
trong các tiến trình hợp tác khu vực do mình sáng lập mà còn nhằm đưa ra gợi ý về mô
hình Cộng đồng Đông Á tương lai.
C. KẾT LUẬN

Hợp tác ASEAN + 3 hình thành thể hiện bước phát triển trong quan hệ giữa
ASEAN và 3 quốc gia Đông Bắc Á. Những phân tích trên cho thấy vay trò và những đóng
góp của ASEAN trong quá trình phát triển của hợp tác ASEAN + 3, cho thấy Hiệp hội các
quốc gia không chỉ là người khởi xướng mà còn đóng vai trò rất quan trọng trong việc
thúc đẩy sự phát triển của tiến trình này.

4


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình: “Pháp luật cộng đồng ASEAN”, Trường đại học Luật Hà Nội, năm

2012, Nxb Công an nhân dân.
2. />3. />
5



MỤC LỤC

6



×